Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN sự hòa NHẬP CỘNG ĐỒNG của các cựu tù NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.55 KB, 13 trang )

ĐH THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
----------

SỰ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA CÁC CỰU TÙ NHÂN
Nhóm sinh viên thực hiện (nhóm 2) :
1. Bùi Xuân Hoàng
2. Nguyễn Đức Anh
3. Lê Thị Huỳnh Như
4. Nguyễn Văn Quý
5. Nguyễn Võ Hoài Ngọc

Bình Dương tháng 11 năm 2015

1


MỤC LỤC
Tóm tắt
Phần 1 :Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Đối tượng nghiên cứu
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
1.4 Mục đích nghiên cứu
1.5 Giả thuyết nghiên cứu
1.6 Các phương pháp nghiên cứu

Phần 2. Cơ sở lý luận chung
2.1 Các khái niện cơ bản
2.1.1 Khái niệm cựu tù nhân
2.1.2 Khái niệm tái hoà nhập cộng đồng :


2.2 Một số đặc điểm tâm lý trong quá trình tái hoà nhập cho những người đã chấp
hành xong hình phạt tù
2.3 Lý thuyết.

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.2. So sánh
3.3.Những nguyên nhân dẫn đến không thể tái hòa nhập của phạm nhân
3.4. Thực trạng

Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận
Phần 6. Tài liệu tham khảo
2


Tóm Tắt :
Trong những năm qua, tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong
hình phạt tù là vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện bản chất nhân đạo
của Nhà nước, truyền thống đạo lý của dân tộc, là hoạt động có ý nghĩa quan trọng,
góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng
ngừa tình trạng tái phạm tội đối với người chấp hành xong án phạt tù nói riêng. Tổ
chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù đã trở thành một
chủ trương, chính sách lớn trong chiến lược phòng ngừa tội phạm của Đảng và Nhà
nước ta..Tuy nhiên, việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp người phạm tội trở về tái
hoà nhập cộng đồng ở một số địa phương còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, thiếu đồng
bộ trong việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp người phạm tội chấp hành xong án
phạt tù trở về.triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giúp đỡ người chấp hành
xong án phạt tù trở về địa phương sớm ổn định cuộc sống, trở thành công dân có ích
cho gia đình và xã hội.Cùng với chú trọng giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi hoàn

lương, công tác tuyên truyền cũng phải được nâng cao tổ chức sâu rộng trong mọi
tầng lớp nhân dân. Tại cơ quan các cấp địa phương Nghị định 80 của Chính phủ, được
ban hành vào năm 2011, quy định về các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng
đối với người chấp hành xong án phạt tù; đồng thời nêu gương điển hình tiên tiến một
cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân để tranh thủ sự sẻ chia, giúp đỡ với người
phạm tội. Vậy nên vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội là rất quan
trọng và cần thiết, vì nó cũng góp phần ngăn ngừa phòng chống tội phạm, tái phạm tội
của người sau khi chấp hành các án phạt tù.
Tài liệu tham khảo:

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài :
Tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù (người tù tha) là vấn
đề từ lâu đã mang tính xã hội và thời sự. Hình phạt tù là hình phạt cách ly người phạm
tội ra khỏi xã hội đưa họ vào môi trường trại giam để quản lý và giáo dục tập trung
theo quy định của pháp luật. Sau khi ra tù trở về với cuộc sống đời thường liệu người
tù tha có thực sự hòa nhập với gia đình, với cộng đồng ổn định cuộc sống, trở thành
công dân có ích cho xã hội? Đây là vấn đề không chỉ của bản thân đối tượng được tha

3


tù trở về, của gia đình họ mà nó là vấn đề nhà nước và xã hội cùng quan tâm. Đây là
giai đoạn sau của thi hành án phạt tù, kết quả của nó sẽ đánh giá hiệu quả thực sự của
quá trình người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam. Bản thân người đã
chấp hành xong hình phạt tù trở về với tư cách là một thành viên của cộng đồng, họ
được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân, họ rất cần sự giúp đỡ của người
thân, gia đình và xã hội cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.

1.2. Đối tượng nghiên cứu:

Tìm hiểu nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt tù về quá
trình tái hoà nhập cộng đồng.

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt tù về quá
trình tái hoà nhập cộng đồng :
- Nhận thức về nhu cầu tái hoà nhập cộng đồng của các đối tượng là tù tha trên cơ sở
các chính sác đãi ngộ của Nhà nước và Pháp luật nước ta hiên nay.
- Nhận thức của các đối tượng tù tha về định kiến xã hội, gia đình, bạn bè khi trở về
cải tạo tại địa phương.
- Nhận thức của các đối tượng tù tha tiến bộ trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng.
- Nhận thức của các đối tượng tù tha tái phạm tội vi phạm pháp luật

1.4 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu nhận thức tái hoà nhập, thích nghi xã hội của những người vừa chấp hành
xong hình phạt tù dưới các biện pháp giáo dục chuẩn bị về mạt tâm lý và các chính
sách khoan hồng của Nhà nước, pháp luật của nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục những đối
tượng tù tha, giúp họ có được nhận thức đúng đắn nhất và trở thành những người có
ích khi trở về hoà nhập với cộng đồng.

1.5 Giả thuyết nghiên cứu:
Thời gian được trở về điạ phương tự cải tạo, rèn luyên bản thân thì nhận thức tái hoà
nhập, thích nghi xã hội của những người vừa chấp hành xong hình phạt tù đã dần dần
được hình thành một cách đúng đắn, rõ nét và thực sự đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho

4


hoạt động tái hoà nhập, thích nghi với xã hội. Các đối tượng là tù tha nhận thức rõ

ràng những khó khăn khi tái hoà nhập với xã hôi( mặc cảm, không có việc làm, định
kiến. . . ) Mặt khác các chính sách, nghị quyết, văn bản, chỉ thị ưu đãi của nhà nước và
pháp luật sẽ giúp cho quá trình hoàn lương của các đối tượng sau khi chấp hành xong
hình phạt tù trở về địa phương cải tạo được nhanh chóng và sớm hoà nhập được với
cộng đồng.

1.6 Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
2.1 Những khái niệm cơ bản:
2.1.1 Khái niệm cựu tù nhân:
Cựu tù nhân là đối tượng chấp hành xong hỡnh phạt tự bao gồm số đối tượng phạm
tội đang chấp hành hình phạt tự cú thời hạn hoặc tự chung thõn ở cỏc trại giam, trại
tạm giam (họ phải là phạm nhân), hết thời hạn hay chưa hết thời hạn nhưng tiến bộ
được hưởng chính sách khoan hồng được tha về địa phương (đặc xá, ân xá).
2.1.2 Khái niệm tái hoà nhập cộng đồng:
Tái hòa nhập cộng đồng hiểu đơn giản là xóa đi những tội lỗi và mặc cảm của người
tạo cơ hội bình thường hóa các mối quan hệ xã hội để họ hòa nhập với cộng đồng nơi
họ cư trú với tư cách là một công dân, một thành viên của xã hội. Đây là những biện
pháp tác động tích cực giúp đỡ những người lầm lỗi, những người có quá khứ phạm
tội xóa bỏ đi những mặc cảm của bản thân đối với cộng đồng và để họ có thể trở về là
người công dân lương thiện với đúng nghĩa của nó. Tóm lại, tái hoà nhập cộng đồng
của người sau khi chấp hành xong hình phạt tù là hành động biểu hiện tính tích cực,
trong đó cá nhân mong muốn được thực hiện những hành dông phù hợp các giá trị,
chuẩn mực, đạo đức và pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển và hoàn thiện nhân
cách, cung như đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội.
2.1.2 Một số đặc điểm tâm lý trong quá trình tái hoà nhập cho những người đã chấp
hành xong hình phạt tù


5


Những cựu tù nhân khi được trở về với cộng đồng thường có những mặc cảm về bản
thân, tự tin vào khả năng của mình, không có tinh thần và tự tin để tiếp xúc và tái hòa
nhập với mọi người và xã hội.
2.3 Lý Thuyết :

Để làm rỏ hơn về đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin được áp dụng thuyết nhu cầu của
MASLOW làm cơ sở lý luận.
Nội dung cơ bản thuyết nhu cầu của MASLOW:
- Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con
người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất
định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc
sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con
người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại
nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh
trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con
người tư thấp đến cao.0
Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận):
- Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người
khác thừa nhận.
- Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc,
bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành
giữa con người với nhau.
- Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm
lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ,
mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung
cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý

lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan
trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
Nhu cầu được tôn trọng:
- Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn
trọng.
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản
lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn
thiện.
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa
nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi

6


trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt
công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với
mỗi con người.
Nhu cầu phát huy bản ngã:
- Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là
sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và
hoàn thành được mục tiêu nào đó.
- Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…)
nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình
bằng khả năng của cá nhân.

Read
(nguồn />
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

7



3.1. Phương pháp nghiên cứu: Kế thừa và phát huy những nghiên cứu có trước ( Đa
số các nghiên cứu đều thực hiện những phương pháp như: Phỏng vấn đối tượng vi
phạm, Kiểm nghiệm thực tế và thống kê số liệu).

3.2. So sánh:
Qua những dữ kiện từ 2 bài nghiên cứu : KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC HIỆN CÔNG
TÁC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN
PHẠT TÙ Tác giả: Bình Nguyên (Phòng CSTHAHS-HTTP) và TÌM HIỂU
NGUYÊN NHÂN NHỮNG ĐỐI TƯỢNG VỊ THÀNH NIÊN ĐÃ QUA TRƯỜNG
GIÁO DƯỠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG (Tại
Thành phố Hồ Chí Minh).Tác giả: Nguyễn Thị Quy (2011). Chúng tôi nhận thấy hầu
như những quá trình nghiên cứu của hai tác giả hầu như là tương đồng với nhau về
đối tượng và phương pháp nghiên cứu (Thống kê thực tế, phỏng vấn sâu đối tượng vi
phạm ) để tìm ra nguyên nhân và giúp đối tượng vi phạm pháp luật tái hòa nhập với
cộng đồng. Đặc biệt là hầu hết bài báo đều có bám sát vào Nghị định số 80/CP về việc
tái hòa nhập cho phạm nhân.
Về điểm khác nhau: KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÁI HÒA NHẬP
CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ tác giả Bình
Nguyên ( nghiên cứu thuộc tỉnh KomTum), TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN NHỮNG
ĐỐI TƯỢNG VỊ THÀNH NIÊN ĐÃ QUA TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT KHI TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG tác giả Nguyễn Thị Quy ( nghiên
cứu thuộc tỉnh TP.HCM).
Những nguyên nhân tái vi phạm: (thuộc phần khác nhau luôn nhé)
+Thuộc địa bàn tỉnh KomTum nguyên nhân chủ yếu và nhiều nhất là thiếu vốn làm
ăn.
+Tại TP.HCM nguyên nhân chủ yếu được đề cập rất nhiều như: Kinh tế khó khan,
không sử dụng được nghề đã học, xin việc làm đều bị từ chối do có tiền án.


3.3.Những nguyên nhân dẫn đến không thể tái hòa nhập của phạm nhân:
Về phía cơ quan chức năng:

8


+ về công tác chỉ đạo và phối hợp, cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của
các cơ quan chức năng như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ
Công an, UBND thành phố Hải Phòng và sự phối hợp chặt chẽ của Công an, Tư pháp,
Toà án, Viện kiểm sát và các ngành, đoàn thể liên quan với cơ quan dân số, gia đình
và trẻ em ở các cấp để đạt được sự thống nhất cao cả về nhận thức và hành động.
+ công tác cán bộ cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, lựa chọn và bồi dưỡng
được những cán bộ và cộng tác viên có trình độ, vững về chuyên môn nghiệp vụ và
tâm huyết với công việc.
+ thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp
phối hợp giáo dục giúp đỡ các em, chuyển hướng giáo dục các em tại cộng đồng
Về phía chủ thể vi phạm
Chủ quan:
+ do thói quen sống buông thả, thích hưởng thụ, có sự suy thoái ở những mức độ
khác nhau về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách.
+ đối tượng lười lao động, không muốn làm những công việc phổ thông, đơn giản,
tiền công ít, nhưng họ lại thích hưởng thụ cuộc sống xa hoa. Từ đó, họ đã tìm cách lợi
dụng sơ hở của người dân và gia đình để hoạt động phạm pháp, cá biệt, có những đối
tượng còn tự tạo ra những hoàn cảnh, tình huống thuận lợi cho việc thực hiện hành vi
phạm pháp
+ khi trở về địa phương, về mặt tâm lí, những vị thành niên thường mang nặng tư
tưởng mặc cảm, tự ti, mất niềm tin vào cuộc sống, mất phương hướng ở tương lai.
+ Mặt khác, trong việc thiết lập lại mối quan hệ với những người xung quanh mà
trước hết là những người thân trong gia đình, những vị thành niên thường có những
rạn nứt về tình cảm. Từ đó, khi bị những tác động có tính chất tiêu cực như sự ruồng

bỏ của người thân trong gia đình, sự phân biệt đối xử của cộng đồng, sự thiếu quan
tâm giúp đỡ của xã hội, sự rủ rê, lôi kéo của đồng bọn và các tác động tiêu cực khác,
số đối tượng này dễ phản ứng và đi vào con đường tái vi phạm
Khách quan
+ Những thiếu sót trong quá trình quản lí, giáo dục đối tượng ở trường giáo dưỡng,
nhà tù, trại giam,…
+ Sự kích động, lôi kéo vào con đường tái vi phạm pháp luật của các phần tử xấu

9


+ Những tác động tiêu cực từ phía gia đình, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân
dân
+ Những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường sống

Số liệu tìm được:
HÀNH VI VI PHẠM CỦA ĐỐI TƯỢNG VỊ THÀNH NIÊN ĐÃ QUA TRƯỜNG
GIÁO DƯỠNG, TRỞ VỀ TP HỒ CHÍ MINH TÁI VI PHẠM PHÁP LUẬT (Nguồn
tài liệu TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN NHỮNG ĐỐI TƯỢNG VỊ THÀNH NIÊN ĐÃ
QUA TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI TÁI HÒA NHẬP
CỘNG ĐỒNG (Tại Thành phố Hồ Chí Minh).Tác giả: Nguyễn Thị Quy (2011).
/>
Nguồn : />
Tài liệu tham khảo:
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN NHỮNG ĐỐI TƯỢNG VỊ THÀNH NIÊN ĐÃ QUA
TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI TÁI HÒA NHẬP CỘNG
ĐỒNG (Tại Thành phố Hồ Chí Minh).Tác giả: Nguyễn Thị Quy (2011).
Nghiên cứu mô hình thí điểm tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi
phạm pháp luật ở Hải Phòng
3.4. Thực trạng


Thực trang tái hoà nhập cộng đồng

10


Quả trình thích nghi với điều kiện sống bình thường trong môi trường xã hội
bình thường sau một thời gian dài bị tước tự do là hiện tượng phức tạp, đòi hỏi
có ý chí lớn, các phẩm chất đạo đức cao, nhận thức pháp luật tốt.Những người
chấp hành xong hình phạt tù trong thời giạn ngắn cần phải phục hồi hoặc là tiếp
tục hàng loạt các thói quen. Họ cần biết chi tiêu tiền làm ra, đảm bảo về quần
áo, thức ăn, nhà cửa cho bản thân, việc làm. . .
Các công trình nghiên cứu của Khoa Tâm Lý Học, Trường Đại học khoa học xã
hội và Nhân văn về đối tượng hiên đang bị giáo dục, cải tạo tại các trại tam
giam, trại phục hồi nhân phẩm, trại cai nhiện và các đối tượng ở Trwongf giáo
dưỡng_Bộ Công An cũng như nghiên cứu và điều tra người dân ở những vùng
có những đối tượng này đã chấp hành xong hình phạt tù trỏ về địa phưong sinh
sống (thời gian nghiên cứu từ năm 1997-2002) kết quả cho thấy : có 85. 7%
người dân không muốn những đối tượng này sau khi đã chấp hành xong hình
phạt tù là hàng xóm, bạn bè, người thân, đồng nghiệp. . . của mình. Số còn lại
họ thờ ơ, bàng quan, lạnh nhạt. . . Nhìn chung, thái độ của người dân như vậy
đã tạo nên "hàng rào tâm lý" ngăn cản quá trình tái hoà nhập xã hội của phạm
nhân và chính phạm nhân cũng ý thức được điều này ngay trong thời gian họ
đang ở trong trại cải tạo. Họ cho rằng :tất cả mọi người sẽ xa lánh họ (67. 1%);
riêng với những người sau cai nghiện ma tuý thì có 60. 29% cho rằng mọi
người sẽ xa lánh, lạnh nhạt ;thậm chí có 51. 1% số gái mại dâm biết trứoc gia
đình sẽ từ bỏ họ nếu họ về gia đình; 37. 4%tự cho rằng họ không thể làm người
lương thiện được. Riêng đối với đối tượng làm nghề trộm cắp, cướp giật, hành
hung người, gây rối trật tự, sử dụng ma tuý hoạt động mại dâm thì có tới
75. 27% không có khả năng xin việc hoặc cơ sở tuyển lao động từ chối họ. Đối

với người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm có 95% tái phạm sau khi từ trại
giáo dục cải tạo lao động trở về.
Thích nghi còn phụ thuộc vào mức độ xa lánh xã hội của phạm nhân, thời gian
hoạt động phạm tội, môi trường xã hội mà phạm nhân sống trước đây trong thời
gian chưa bị bắt giam. Những phạm nhân từng phạm các tội như cướp giật tài
sản, hiếp dâm khó thích nghi, còn những phạm nhân phạm các tội như lừa
đảo, tham nhũng nhận hối lộ. . . dễ thích nghi hơn. Trong khoảng 60% các
trường hợp có sự thích nghi xã hội thành công, người ta nhận thấy các mối liên
hệ xã hôi ổn định ở họ, tức là có sự hài hoà giữa đòi hỏi của môi trường xã hội
và mong muốn của mọi người (gia đình xã hội, tập thể lao động. . . ) với sự đáp
ứng của họ. Trong quá trình thích nghi xã hội thành công là quá trình hình
thành các phẩm chất tâm lý của nhân cách cho phép họ trở thành chủ thể tích
cức của hoạt động trong xã hội.
Phần 4. Kết quả nghiên cứu

11


Việc nghiên cứu nhận thức, nhân cách phạm nhân tại thời điểm chấp hành xong hình
phạt tù có ý nghĩa to lớn nhằm giải quyết vấn đề phòng chống khả năng tái phạm. Vấn
đề thích nghi (thích ứng) với cuộc sống bình thường trong xã hội của người đã xhấp
hành xong hình phạt tù có liên quan chặt chẽ với vấn đề này.
Quá trình nhận thức, thích nghi xã hội của những người đã chấp hành xong hình phạt
từ các trại lao động cải tạo trở về xã hội là hết sức khó khăn và quá trình đó còn phụ
thuộc vào hàng loạt các nhiệm vụ mà họ cần giải quyết .Trong nhiều quá khứ tội
phạm của mình, những người mãn hạn cần phải "bắt đầu cuộc sống mới" theo đúng
nghĩa của nó. Có nghĩa là thay đổi hoàn toàn lối sống trước đây của mình.
Quá trình hoà nhập được coi là thành công khi những mối quan hệ xã hội cần thiết
của người chấp hành xong hình phạt tù được thiết lập và không có sự sai biệt đáng
kể(mối quan hệ bình thường trong gia đình, có chỗ ở, hộ khẩu công việc ổn

định, tham gia các công tác xã hội, các hoạt động văn hoá hữu ích, nâng cao trình độ
học vấn và trình độ văn hoá ).
- Các biện pháp về mặt chính sách pháp luật và nhà nước : cần xây dựng văn bản pháp
luật riêng điều chỉnh cơ chế chính sách về vấn đề này.Hiện nay văn bản điều chính
riêng và trực tiếp về vấn đề này chưa có. Các văn bản liên quan thì chỉ điều chỉnh
chung chung và cũng rất thiếu (chủ yếu về công tác thi hành án phạt tù còn công tác
sau thi hành án chưa được quan tâm đúng mức).
- Các biện pháp về thủ tục hành chính : tiếp nhận và quản lý các đối tượng sau khi ở
tù trở về. Chính quyền, các cơ quan công an ở địa phương cần tạo điều kiện giúp đỡ
cho các đối tượng làm các thủ tục : tiếp nhận, đăng ký hộ khẩu, làm chứng minh thư
nhân dân, thủ tục về xóa án tích, và các thủ tục hành chính khác đựoc thuận tiện dễ
dàng tạo tâm lý thoải mái và tự tin bước đầu khi họ trở về địa phương.
- Các biện pháp mang tính chất xã hội : trước tiên là vấn đề việc làm cho các đối
tượng này. Ngay từ khi họ ở trong tù, ban quản lý trại giam và các cơ quan nhà nước
cần quan tâm nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu nghề nghiệp để đào tạo cho phạm nhân
trong tù. Chương trình học nghề không những phải phù hợp với khả năng đối tượng
được học mà còn phải phù hợp với nhu cầu về việc làm và đặc điểm công việc ở địa
phương nơi các đối tượng trở về (nông thôn hay thành thị). Các cơ quan có thẩm
quyền và chính quyền địa phương có thể liên hệ ngay với các doanh nghiệp về nhu
cầu lao động để cung cấp cho họ lao động là các đối tượng ở tù ra nhưng có sự bảo
lãnh. Các cơ quan, Đoàn thể, các hội nông dân, phụ nữ, Đoàn thanh niên. . . có thể
giúp đỡ và đứng ra bảo lãnh cho họ. Cũng có thể cho họ vay vốn tự làm ăn nhưng cần
quản lý chặt chẽ số vốn vay.
- Các biện pháp về tuyên truyền giáo dục : cộng đồng và các cơ quan làm công tác
pháp luật và một số đoàn thể cần tích cực tuyên truyền để mọi người xóa bỏ tâm lý

12


nghi kị, ngờ vực và thiếu niềm tin vào các đối tượng tù tha. Đoàn thanh niên hay các

hội nông dân, phụ nữ, . . . cần tổ chức các hoạt động sinh hoạt đa dạng lôi kéo nhưng
đối tượng này tham gia. Để họ bớt tự ti và mặc cảm, được gần gũi với làng xóm, cộng
đồng dân cư hơn. Có thể tổ chức cho các đối tượng có quá trình tái hòa nhập thành
công, đã ổn định được đời sống được nói chuyện với các đối tượng mới ở tù về. Chính
họ mới là những người hiểu rõ nhất những khó khăn, tâm lý của người được tha tù vì
họ cũng là người trong cuộc.
- Các biện pháp từ phía gia đình : chính quyền địa phương cần liên hệ ngay với gia
đình các đối tượng, vận động họ phối hợp với địa phướng quản lý và giáo dục
họ, giúp đỡ họ về tình thần và vật chất để họ có thể trở về với cuộc sống đời
thường. Cần đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố truyền thống, danh dự gia đình dòng
họ, tinh thần tương trợ lẫn nhau của gia đình Việt. Đối với hầu hết những gia đình của
người chấp hành xong hình phạt tù đều khó khăn thì cần quan tâm giúp đỡ để người
tù trở về vẫn có môi trường sống thuận lợi để hoàn lương.

Phần 6. Tài liệu tham khảo

13



×