Tải bản đầy đủ (.pptx) (69 trang)

Bài giảng tội phạm học chương 3 lý THUYẾT xã hội học TRONG NGHIÊN cứu tội PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.63 KB, 69 trang )

CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC TRONG
NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM


Sociological Theory
Applies with Crime

Tham khảo tài liệu
tiếng Anh: trang 22 –
37: Understanding
Criminology

QUAN ĐIỂM
TƯƠNG TÁC BIỂU
TRƯNG

QUAN ĐIỂM CẤU
TRÚC CHỨC NĂNG

QUAN ĐIỂM XUNG
ĐỘT


QUAN ĐIỂM TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG
• LÝ THUYẾT NHÓM KHÁC BIỆT (THEORY OF

DIFFERENTIAL ASSOCIATION)
• LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT XÃ HỘI (CONTROL THEORY)
• LÝ THUYẾT DÁN NHÃN (LABELING THEORY)



LÝ THUYẾT NHÓM KHÁC BIỆT (THEORY OF
DIFFERENTIAL ASSOCIATION)
• Edwin H. Sutherland (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1883 ở Gibbon, Nebraska và

qua đời năm 1950)
• Năm 1904, ông nhận được bằng cử nhân từ Grand Island College, và sau đó ông

dạy tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, lịch sử. Năm 1906 vào học đại học tại Đại học
Chicago, nơi ông nhận bằng tiến sĩ.
• Nhiều nghiên cứu của ông đã bị ảnh hưởng bởi cách tiếp cận trường phái

Chicago trong nghiên cứu về tội phạm. Ở đó họ nhấn mạnh hành vi con người
được xác định bởi các yếu tố môi trường xã hội và thể chất, chứ không phải là
đặc tính di truyền hoặc cá nhân.
• Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ ông đã làm việc tại Đại học Minnesota

từ năm 1926 - 1929 và củng cố danh tiếng của mình như là một trong những nhà
tội phạm học hàng đầu của nước Mỹ.


• Trọng tâm nghiên cứu về xã hội học của ông là sự hiểu

biết và kiểm soát các vấn đề xã hội, bao gồm cả tội phạm
(Gaylord, 1988:13). Sau đó, ông chuyển đến Đại học
Indiana và trở thành người sáng lập của trường
Bloomington chuyên về tội phạm học tại Đại học Indiana.
Trong thời gian đó, ông đã xuất bản 3 cuốn sách quan
trọng.
• Trong đó có Hai vạn nam giới vô gia cư (1936), Tên


trộm chuyên nghiệp (1937), và ấn bản thứ ba Về các
nguyên tắc của Tội Phạm học (1939). Năm 1939, ông
được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội Xã hội học Mỹ, và
vào năm 1940 được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Nghiên
cứu xã hội học.


• Lý thuyết nhóm khác biệt là đóng góp của chính Sutherland cho

xã hội học tội phạm, tương tự như lý thuyết căng thẳng và lý
thuyết kiểm soát xã hội. Những lý thuyết này giải thích lệch lạc
xã hội là do các mối quan hệ xã hội của cá nhân.
• Lý thuyết của Sutherland xuất phát từ quan điểm bệnh lý học

và quan điểm sinh học bằng cách quy nguyên nhân của tội
phạm là do bối cảnh xã hội của các cá nhân gây ra. "Ông bác
bỏ thuyết định mệnh sinh học và chủ nghĩa cá nhân cực đoan
của tâm thần học, cũng như những giải trình kinh tế của tội
phạm. Nghiên cứu của ông cho chúng ta một sự hiểu biết khác
về tội phạm, nó đã dẫn đến sự phát triển của lý thuyết nhóm
khác biệt. Trái ngược với lý thuyết cổ điển và sinh học, lý thuyết
nhóm khác biệt đặt ra cho thấy không có mối đe dọa rõ ràng để
đối xử nhân đạo với những người được xác định là tội phạm.
"(Gaylord, 1988:1)


Những vấn đề cơ bản của lý thuyết nhóm khác biệt
• Tư tưởng chính của lý thuyết nhóm khác biệt là người phạm


tội đã học được việc phạm tội thông qua nhóm khác biệt trong
quá trình giao tiếp, tiếp xúc với người khác và những người
này có ảnh hưởng nhất định đối với việc gây ra tội phạm.
• Một cá nhân liên kết với nhiều thành viên của một nhóm ủng

hộ lệch lạc, hơn là với các thành viên của một nhóm ủng hộ
chuẩn mực xã hội, cá nhân đó có khuynh hướng nghiêng
nhiều hơn về hành vi lệch lạc.
• Sutherland nhấn mạnh vai trò của học lại từ xã hội được giải

thích như là nguyên nhân của tội phạm. Ông đưa ra 9 định
đề/nguyên tắc của lý thuyết nhóm khác biệt trong cuốn “Về
các nguyên tắc của tội phạm học” (1939).


• 1. Hành vi tội phạm là được học lại từ người khác.

Điều này có nghĩa là hành vi tội phạm không được
thừa kế hay bẩm sinh, bất kỳ ai cũng có thể học lại từ
xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.
• Lý thuyết nhóm khác biệt, tin rằng những hành vi của một

cá nhân bị ảnh hưởng và định hình bởi các cá nhân khác
mà họ liên kết. Nhóm sơ cấp được ám chỉ là gia đình hạt
nhân, nơi mà cá nhân sinh ra và lớn lên trong đó. Người
ta tin rằng những sự tương tác đã xây dựng cho các cá
nhân sự hiểu biết về chuẩn mực và giá trị xã hội. Người
ta cho rằng nếu cá nhân có khả năng học được những gì
là chấp nhận được trong xã hội (chuẩn mực xã hội), thì
họ sẽ không có khả năng học những gì được coi là không

thể chấp nhận được của xã hội.


• 2- Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp

với người khác.
• Từ thời điểm một cá nhân được sinh ra, để họ là cá nhân như các tiêu chí mong

đợi của xã hội. Họ phải tìm hiểu về vai trò giới thông qua tương tác giữa họ với
cha mẹ và quan sát các đặc điểm giới tính cụ thể của cha mẹ họ. Tương tác và
quan sát là hai phương pháp của quá trình truyền thông xã hội, thông qua đó tội
phạm có thể tìm hiểu hành vi lệch lạc của người khác. Hành vi tội phạm xuất hiện
phổ biến hơn ở những người quan hệ và tương tác với các cá nhân có hành vi
lệch lạc.
• 3- Nội dung cơ bản việc học lại hành vi phạm tội xảy ra trong nhóm người

có quan hệ mật thiết (nhóm sơ cấp) (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết
nhất, cá nhân đồng trang lứa).
• Hành vi của một cá nhân là chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi gia đình của họ, vì đó là

sự tương tác nhóm đầu tiên mà họ nhận được. Ngoài ra hành vi của một cá nhân
bị ảnh hưởng bởi nhóm đồng đẳng của họ (thông qua sự tương tác trực tiếp và
gián tiếp) và thông qua các mối quan hệ thân mật của họ với các cá nhân khác.


• 4- Khi hành vi phạm tội được học từ người khác, việc

học lại bao gồm: kỹ năng thực hiện tội phạm (rất phức
tạp hoặc đơn giản), sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp, sự
hợp lý hóa, thái độ.

• Một cá nhân ở trong nhóm sơ cấp thân thuộc có một tên tội

phạm không có nghĩa là họ sẽ tham gia vào hành vi phạm
tội. Tội phạm không hẳn lệch lạc (trong nhóm lệch lạc), cá
nhân đã học được những điều lệch lạc trong chính nhóm
lệch lạc (so với xã hội). Họ được dạy để hợp lý hóa những
gì họ đã từng biết là hành vi không thể chấp nhận được và
biến chúng thành hành vi chấp nhận được.
• Ví dụ, nhiều kẻ tấn công tình dục bị kết án thừa nhận rằng

lần đầu tiên họ thực hiện tấn công tình dục họ cảm thấy có
lỗi. Cảm giác tội lỗi xuất phát từ phía xã hội, nơi mà chuẩn
mực xã hội cho rằng hiếp dâm là không thể chấp nhận
được.


• 5. Việc học kỹ năng thực hiện tội phạm, sự chỉ dẫn về

động cơ, dàn xếp, sự hợp lý, thái độ được học từ
những khái niệm mà pháp luật quy định để xem xét có
lợi hay không có lợi cho người phạm tội.
• Nguyên tắc này phát huy tác dụng khi xem xét sự thay đổi

văn hóa/hay giải mã nội dung của các quy phạm pháp
luật. Cụ thể, tại Hoa Kỳ, có rất nhiều nền văn hóa khác
nhau và giải thích của mỗi nền văn hóa về những gì có lợi
hay bất lợi trong các hành vi là rất khác nhau. Chuẩn mực
văn hóa nhóm có thể xung đột với các chuẩn mực xã hội.



• 6. Một người bị coi là tội phạm bởi anh ta phạm tội vì

mục đích có lợi chứ không phải phạm tội vì bất lợi.
• Đây là tiền đề lý thuyết chủ đạo lý thuyết nhóm khác biệt.

Tiền đề này cho rằng, bởi vì một cá nhân liên kết với
nhiều thành viên của một nhóm người ủng hộ lệch lạc
hơn là với các thành viên của nhóm người ủng hộ chuẩn
mực xã hội, cá nhân đó nghiêng nhiều hơn về các hành vi
lệch lạc.
• Hành vi lệch lạc của cá nhân có thể được xác định bằng

cách tính toán những thuận lợi và bất lợi và sự tính toán
này là khác biệt nhau giữa các nhóm (Pfohl, 1994).


• 7. Các nhóm khác biệt có thể đa dạng về tần số hoạt

động, sự ưu đãi, khoảng thời gian và cường độ giao
tiếp.
• Đề cập đến tần suất, mức độ liên hệ của cá nhân với

những nhóm người ủng hộ hành vi tội phạm. Càng tiếp
xúc nhiều cá nhân càng dễ lệch lạc.
• 8. Hành vi phạm tội do học lại liên quan đến tất cả các

cơ chế trong bất kỳ hình thức học lại nào khác.
• Điều này có nghĩa là hành vi tội phạm cũng giống như bất

kỳ hành vi học hỏi nào khác, không chỉ là học thông qua

thực hiện, chúng có thể được học bằng nhiều phương
pháp khác nhau.
• Ví dụ, bằng cách ép buộc và dụ dỗ có thể dẫn đến hành

vi lệch lạc.


• 9. Nếu hành vi phạm tội thể hiện những nhu cầu và giá trị phổ biến

thì nó không được giải thích bởi những nhu cầu và giá trị phổ biến
đó kể từ khi hành vi không phải là tội phạm có cùng nhu cầu và
giá trị phổ biến.
• Nguyên tắc cuối cùng này khẳng định rằng ngay cả những tên tội

phạm, những kẻ đã hợp lý hóa hành vi của họ, khi họ coi hành vi
phạm tội là sự cố gắng để đáp ứng nhu cầu cơ bản, họ cho rằng
người khác không nên phê phán họ. Những người không phạm tội có
thể có những nhu cầu chung giống như những tên tội phạm và cách mà
những người bình thường làm là họ không thực hiện hành vi lệch lạc.
• Ví dụ, bị đói  cần phải ăn
• - Người không phạm tội: đi xin, tìm kiếm việc làm…. (hợp pháp)
• - Những tên tội phạm: cướp giật, trộm cắp…. (bất hợp pháp)


LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT XÃ HỘI (CONTROL
THEORY)
• Câu hỏi nghiên cứu chính: tại sao những người khác

không phạm tội mà chỉ có một số người phạm tội.
• Lý thuyết kiểm soát xã hội đã coi vấn đề nhân cách con


người kết hợp với môi trường sống là nguyên nhân phát
sinh tội phạm. Nổi bật là hai hướng nghiên cứu về quy
ước xã hội và thuyết ngăn chặn.
• Quy ước xã hội (Travis Hirschi)
• Thuyết ngăn chặn (Walter C. Reckless)


Thuyết quy ước xã hội (Travis Hirschi)
• Travis Hirschi, (sinh ngày 15 Tháng 4 năm 1935,

Rockville, bang Utah , Mỹ), nhà xã hội học tội phạm
người Mỹ nổi tiếng với quan điểm kiểm soát xã hội ở vị
thành niên phạm pháp và quan điểm tự kiểm soát mình ở
người phạm tội .
• Hirschi nhận được bằng tiến sĩ xã hội học của trường Đại

học California, Berkeley (1968), và giảng dạy tại nhiều
trường đại học trước khi tham gia làm giảng viên của Đại
học Arizona (1981).


Những vấn đề cơ bản của thuyết quy ước xã hội
• Lý thuyết này phát biểu rằng điều tiết xã hội có ảnh hưởng đến hành vi của

mỗi người.
• Hirschi (Nguyên nhân của tội phạm - 1967) cho rằng trong xã hội tồn tại mối

quan hệ giữa các cá nhân và quy ước xã hội. Một khi cá nhân tiếp thu tốt
các quy ước xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hướng khỏi các quy ước đó. Mối

quan hệ đó được giới hạn trong 4 thành phần:
• 1. Sự gắn bó;
• 2. Tín ngưỡng;
• 3. Mục tiêu văn hóa được tán đồng;
• 4. Sự ràng buộc.
• Khi bốn yếu tố này được phát triển trong một cá nhân, họ sẽ dễ dàng

tuân thủ chuẩn mực xã hội, tuy nhiên, nếu các yếu tố này không được
thiết lập đúng cách, các cá nhân sẽ có ít quan tâm đến các quy tắc
thông thường do xã hội đặt ra (Tischler, 2010).


• 1. Sự gắn bó. Sự gắn bó biểu hiện sự ảnh hưởng và sự

đáp lại của cá nhân này với cá nhân khác. Sự gắn bó
càng mật thiết thì việc thu nhận các quy tắc xã hội càng
hiệu quả.
• 2. Tín ngưỡng. Tín ngưỡng được quy vào giá trị tự thân.

Người ta nhận thấy một khi tín ngưỡng lành mạnh thì sự
lệch lạc ít xảy ra.
• 3. Mục tiêu văn hóa được tán đồng. Một cá nhân có sự

cam kết tự nguyện về mục tiêu giáo dục, hoạt động nghề
nghiệp lâu dài thì ít khi đi chệch khỏi mục tiêu đó và do
vậy ít đi chệch khỏi quỹ đạo của xã hội.
• 4. Sự ràng buộc. Khi cá nhân có sự ràng buộc với nhau

trong một thiết chế khu vực hay một tổ chức xã hội thì
chắc chắn là hiện tượng lệch lạc ít xảy ra.



• Hirschi cho rằng hành vi phạm pháp có thể được giải

thích bởi sự thiếu vắng của các liên kết xã hội.
• Theo Hirschi, việc tương tác nhiều với các tác nhân kiểm

soát xã hội gần gũi (ví dụ, cha mẹ, giáo viên, và các đồng
nghiệp), sự tham gia vào các hoạt động thông thường
(bằng cách tham gia vào các hoạt động thông thường, cá
nhân là quá bận rộn để tham gia vào phạm pháp), sự
chấp nhận các chuẩn mực xã hội (chẳng hạn như các tiêu
chuẩn mà hành vi phạm tội nên tránh), và sự công nhận
các giá trị đạo đức của xã hội, các quy phạm của pháp
luật (cá nhân có một hệ thống niềm tin mạnh mẽ sẽ là
chìa khóa để họ tuân thủ các chuẩn mực. Một cá nhân có
ý thức tuân thủ mạnh mẽ đối với đạo đức sẽ tuân theo
luật pháp và tránh xa phạm pháp). Đó là những điều kiện
cơ bản để ngăn ngừa hành vi phạm pháp tốt nhất.


• Một yếu tố quan trọng là tự kiểm soát. Hirschi và

Gottfredson (1993) đã đưa ra lý thuyết tự kiểm soát bản
thân như là phương tiện để hiểu rõ thêm xu hướng của
một cá nhân trong thực hiện hành vi tội phạm. Trong lý
thuyết này, người ta cho rằng "tất cả các hành vi được
thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân và sự theo đuổi các ham
muốn”. Hai ông cho rằng, người phạm tội vẫn có khả
năng tự kiểm soát đối với hành vi phạm tội của mình. Khi

ham muốn cá nhân xung đột với lợi ích xã hội, những
người thiếu tự chủ, thiếu khả năng kiểm soát bản thân đã
để cho ham muốn lấn át trong khoảnh khắc nhất định,
dẫn đến hành vi phạm pháp.


• Trường hợp không tự chủ đến từ đâu?
• Hirschi và Gottfredson cho rằng "tự kiểm soát phát triển

sớm trong cuộc sống của cá nhân, thông qua các áp lực
xã hội áp dụng từ những người chăm sóc [như gia đình
chẳng hạn] và các tổ chức tham gia vào quá trình xã hội
hóa [như trường học chẳng hạn]" (Latimore, Tittle, và
Grasmick, 2006). Nếu một đứa trẻ không đạt đến sự phát
triển này, thì về sau nguy cơ đứa trẻ tham gia vào các
hành vi phạm pháp sẽ tăng lên. Thiếu sự tự kiểm soát
gây ra khó khăn cho các cá nhân trong việc chống lại sự
cám dỗ, và khi cá nhân muốn đạt được các mục tiêu
trong cuộc sống bằng cách thông thường bị thất bại, thì
sau đó cá nhân có khả năng sẽ chuyển sang cách bất
hợp pháp để đạt được mục đích (Ezinga, Weerman,
Westenberg, và Bijleveld, 2008).


Thuyết ngăn chặn (Walter C. Reckless)
• Tên đầy đủ Walter Cade Reckless (sinh ngày 19 tháng 1 năm 1899,

Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ - mất ngày 20 tháng 9 năm 1988, Dublin,
Ohio), nhà xã hội học tội phạm người Mỹ được biết đến với lý thuyết ngăn chặn
trong nghiên cứu tội phạm.

• Ông học xã hội học tại Đại học Chicago (lấy bằng tiến sĩ năm 1925), ông đã

tham gia nghiên cứu với những nhà xã hội học lớn của Mỹ như Robert Park và
Ernest Burgess, trong quá trình học tại Chicago ông đã tiến hành nghiên cứu
tình hình tội phạm ở Chicago. Nghiên cứu dẫn đến luận án của ông, Lịch sử tự
nhiên của khu vực trụy lạc ở Chicago (1925), được xuất bản dưới nhan đề Sự
trụy lạc ở Chicago (1933), một nghiên cứu xã hội học mang tính bước ngoặt về
nạn lừa đảo, mại dâm và tội phạm có tổ chức trong các khu vực “trụy lạc" của
thành phố Chicago.
• Reckless sau đó chuyển sự chú ý của mình vào vấn đề phạm pháp ở những

người phạm tội trẻ tuổi và công bố các tác phẩm Tội phạm vị thành niên (1932,
đồng tác giả với Mapheus Smith).


Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết ngăn chặn
(Containment Theory)
• Lý thuyết ngăn chặn là một trong những lý thuyết khoa học tội

phạm phổ biến nhất trong những năm 1950 và 1960.
• Câu hỏi nghiên cứu mà Walter C. Reckless đặt ra trong lý

thuyết của mình: "Trong một xã hội lệch lạc, tại sao và làm như
thế nào để mọi người tránh lệch lạc?"
• Lý thuyết ngăn chặn cho rằng tất cả mọi người đều có thể có

hành vi tội phạm, nhưng nhiều người trong chúng ta có thể
chống lại hành vi lệch lạc này với 2 bộ đệm chứa bên trong
và bên ngoài, và xác suất của hành vi lệch lạc tăng lên khi
các ràng buộc bên trong và bên ngoài suy yếu (lý thuyết điều

khiển xã hội).


• Bộ đệm bên trong là kết quả của quá trình cá nhân

nhận được sự xã hội hóa từ những người nuôi dưỡng,
bạn bè, đồng nghiệp… và sự tự kiểm soát của bản
thân.
• Bộ đệm bên ngoài, nếu cá nhân không thành công

trong việc tự kiểm soát các bộ đệm thứ hai, gia đình
hoặc đồng nghiệp, sẽ cố gắng thuyết phục họ bằng
cách tư vấn và nói chuyện với họ. Các yếu tố bên
ngoài được cung cấp bởi các nhóm trong xã hội, nhà
nước, láng giềng, gia đình và các nhóm hạt nhân khác.
Đó là hệ thống các chuẩn mực, nó buộc cá nhân phải
tuân thủ.


• Đối với các yếu tố bên trong đòi hỏi người ta phải có ý thức

đạo đức rất mạnh, phải định hướng mục tiêu và có một cái tôi
và siêu ngã phát triển tốt. Những phẩm chất này giúp cá nhân
chống lại áp lực từ thế giới bên ngoài và xử lý sự thất vọng và
nghịch cảnh. Từ đó cá nhân có khả năng quản lý sự thất vọng,
nó cho thấy sự kiểm soát và tập trung cao. Hai yếu tố, bên
trong và bên ngoài, phục vụ như là bộ đệm chống lại các hành
vi tội phạm nơi cá nhân.
•  Lý thuyết ngăn chặn cho rằng có hai thành phần để ngăn


chặn hành vi tội phạm trong xã hội. Một, là những ngăn chặn
bên ngoài, xã hội và cộng đồng áp dụng các chuẩn mực xã hội
và các quy tắc. Hai, là các ngăn chặn bên trong, là sự kiểm
soát của bản thân và khả năng tuân thủ quy tắc.


×