Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

bài thuyết trình đặc điểm tâm lý của người già

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 26 trang )

Chủ đề 1:

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI GIÀ


Nhóm 1
• Trần Thị Thảo
• Phạm Thụy Thùy Trâm
• Trần Xuân Tuyền
• Đỗ Ngọc Tiên
• Lê Thị Ngọc Huyền
• Nguyễn Võ Hoài Ngọc
• Phạm Thị Hương


Nội dung
cần tìm
hiểu

Đặc điểm
tâm lí người
hưu trí

Đặc điểm tâm lí
người già cô đơn

Đặc
Hội
Định
điểm chứng
nghĩa


tâm lí về hưu

Biện
pháp
can
thiệp,
trợ giúp

Quan
niệm

Đặc Biện
điểm pháp
can
tâm
thiệp,

trợ giúp


I. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ
NGƯỜI HƯU TRÍ
1) Định nghĩa:
Người về hưu là người làm tròn nhiệm vụ
lao động, sản xuất, chiến đấu, công tác đã
có cống hiến cho xã hội (thể hiện số thời
gian công tác và có đóng bảo hiểm) nay
đủ điều kiện nghỉ việc về hưởng chế độ
trợ cấp hàng tháng.




2. Đặc điểm tâm lí người hưu trí
• Ở đầu tuổi già họ vẫn còn sức làm việc, năng lực sáng tạo
cao nhờ vào việc tích luỹ kinh nghiệm sống và vốn sống.
• Họ có ý thức trách nhiệm rất cao đối với gia đình , tập thể
, xã hội vì họ muốn được thực hiện vai trò người thầy ,
người hướng dẫn, giáo dục lớp trẻ.
• Tính ham hiểu biết vẫn còn, thể hiện ở việc họ vẫn có
hứng thú về các tin tức thời sự xã hội, khoa học kĩ thuật
….Hoạt động ngôn ngữ vẫn rất tích cực: hay nói, hay
bình luận và nhận xét.
• Trí nhớ thay đổi rõ rệt, trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ
dài hạn ở mức cao => sống nặng về nội tâm.



2. Đặc điểm tâm lí người hưu trí
• Tư duy kém năng động, kém linh hoạt, khó chấp nhận cái mới, khó
thay đổi ý kiến
• Phản ứng cảm xúc nhạy bén và rất nhạy cảm, dễ mủi lòng , hơn dỗi
“ Một già một trẻ bằng nhau”
• Mặc cảm tuổi già, sức yếu, lực bất tòng tâm, có tâm lí bi quan chán
nản hay giận dỗi tự ái, có cảm giác là người thừa không có ích,
sống bám con cái nên dẫn đến thường xung đột với con cháu.
• Họ cũng xuất hiện sự xao xuyến, tâm trạng lo âu (lo sợ đau ốm liên
luỵ đến con cái, sợ cô đơn trống trải và vô dụng …)


3. Hội chứng về hưu

• Hội chứng về hưu
- Ở giai đoạn từ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối
với nam. Đây là giai đoạn con người kết thúc thời
kỳ lao động của mình để nghỉ ngơi và thư giãn.
- Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích cực, khẩn
trương hàng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lí
con người có biến động rất lớn. Nhiều người khó
thích nghi với cuộc sống mới nên dễ gây ra “hội
chứng về hưu” ở người cao tuổi.


3. Hội chứng về hưu
• Biểu hiện:
+ Buồn chán, trống trải,thiếu tập trung,dễ cáu gắt
nổi giận...
+ Cảm thấy không được tôn trọng như trước, thiếu
tự tin nghi ngời mọi người.
+ Cá biệt có người sa sút rõ rệt sinh ra bệnh tật.
+ Thường xảy ra năm nhất nghỉ hưu và mức độ
khác nhau. Tùy vào điều kiện từng người có thể kéo
dài một hoặc vài năm.


3. Hội chứng về hưu
• Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân có tính tâm lý - xã hội là đáng
quan tâm hơn cả.
+ Những người về hưu cảm thấy mình đã đến cái
tuổi không còn làm được gì, thu nhập bị hạn chế,
cống hiến cho xã hội giảm sút.

• Hậu quả: rối loạn tâm lý, thể chất, gây ra
những stress không thể vượt qua.


4. Biện pháp can thiệp, trợ giúp
• Cần nhận thức được về hưu là một quy luật tất yếu đối với
tất cả mọi người khi tuổi cao "tre già măng mọc"
• Sống và làm việc tốt trong thời gian còn làm việc.
• Chuẩn bị cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép
• Nuôi dạy con cái tốt và góp phần chuẩn bị nghề nghiệp
việc làm cho con khi còn đương chức
• Tham gia hoạt động xã hội phù hợp như: Hội đồng hương,
Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức,
Hội làm vườn, CLB thể thao




4. Biện pháp can
thiệp, trợ giúp
• Tiếp tục duy trì chế độ sinh hoạt: ăn ngủ làm
việc tập thể dục thư gĩan hợp lí
• Giữ được các mối quan hệ giao lưu với bạn bè,
đồng nghiệp và những người thân trong gia
đình để đảm bảo cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.




II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ NGƯỜI GIÀ CÔ ĐƠN


1) Quan niệm:

Người già cô đơn không nơi nương tựa
là những người có từ 60 tuổi trở lên,
sống độc thân hoặc còn vợ, còn chồng
nhưng không có con, cháu, người thân
thích trông nom, không có nguồn thu
nhập nào để sống.


2) Đặc điểm tâm lí
- Họ luôn có cảm giác cô đơn luôn dày vò nhưng vẫn phải tìm
kế sinh nhai hàng ngày nên họ có ý thức tự lực cao, tinh thần
chịu đựng lớn.
- Họ sống nặng xúc cảm, tình cảm hàm ơn người khác nếu được
giúp đỡ dù là việc nhỏ
- Ít kêu ca phàn nàn trước khó khăn trong cuộc sống.
- Tâm lí lo lắng bi quan, cảm thấy bất hạnh
- Cảm nhận sâu sắc hoàn cảnh khó khăn so với lúc còn trẻ nên
có tâm trạng lo lắng về tương lai. Họ có ý thức chủ động lo
liệu cho lúc ốm đau và từ giã cõi đời của mình.


3. Biện pháp can thiệp, trợ giúp
• Giúp họ tiếp cận chính sách cứu trợ xã hội của Nhà
nước bằng cách đề xuất việc thu hút người già cô đơn
vào các trung tâm nuôi dưỡng như trung tâm bảo trợ xã
hội, trung tâm nuôi dữơng người già...dựa vào các
nguồn tài chính của Nhà nước hoặc cộng đồng, của

các tổ chức và cá nhân từ thiện với phương châm “Lá
lành đùm lá rách”.
• Kết nối với các dịch vụ như chăm sóc sức khoẻ, các mô
hình câu lạc bộ người cao tuổi tại địa bàn nơi có người
già cô đơn để họ có điều kiện được khám sức khoẻ
định kì miễn phí, được chăm sóc, chữa bệnh .



3. Biện pháp can thiệp, trợ giúp
• Đối với các cụ còn khả năng lao động thì kết nối với các công ty,
các doanh nghiệp...tạo điều kiện để họ có việc làm thêm, vừa có
thu nhập vừa giải tỏa tâm lý “buồn tuổi già”, vừa có điều kiện
giao lưu xã hội.
• Hỗ trợ cấp tâm lý cho người già cô độc để giúp họ
khoẻ, có ích”.

sống “vui,

• Giúp họ thay đổi, cải thiện hoàn cảnh bằng cách đưa ra các tài
nguyên như giúp đỡ tài chính hoặc thay đổi môi trường xã hội
gần gũi.
• Giúp mỗi cá nhân có thể thay đổi thái độ hành vi trong
hoàn cảnh
trước mắt như có thể dùng phương pháp tham vấn hay những việc có
thể tác động đượcc tới sự suy nghĩ của họ .







Các ơn cô và
các bạn đã
theo dõi!


×