Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐẶC ĐIỂM BỆNH THƯƠNG HÀN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.65 KB, 10 trang )

ĐẶC ĐIỂM BỆNH THƯƠNG HÀN Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Chan Sokloy*, Đoàn Thị Ngọc Diệp*, Trương Hữu Khanh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm bệnh thương hàn ở trẻ em tại Bệnh Viện Nhi
Đồng I từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2008.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 01/2006 đến 12/2008, có 23 bệnh nhi (BN) được chẩn đoán và điều
trị thương hàn tại Bệnh Viện Nhi Đồng I. Trong số đó, có 4 trường hợp cấy máu dương tính,
7 trường hợp cấy máu và Widal dương tính, 11 trường hợp có Widal dương tính và 1 trường
hợp cấy tủy dương tính. Bệnh không phân bố theo mùa rõ rệt. 82,6% BN lớn hơn 5 tuổi.
19/23 BN sống ở đồng bằng sông Cửu Long. Triệu chứng lâm sàng gồm có: sốt (100%), đau
bụng (47,8%), tiêu lỏng (47,8%), nôn ói (39,1%) và biếng ăn (21,7%). Khám lâm sàng phát
hiện 14 BN có gan to, 4 BN có bụng chướng, 1 BN vàng da. Công thức máu cho thấy 8 BN
có hồng cầu < 3,5 triệu/mm³ và 21 BN có dung tích hồng cầu < 37%. CRP trung bình là
78,77 ± 60,12 mg/L. Siêu âm bụng cho thấy 40,9% BN có dày hồi manh tràng, 36,4% BN có
hạch hồi manh tràng, 31,8% BN có dịch ổ bụng, 27,3% BN có gan to, 27,3% có túi mật
căng dày. Kháng sinh đồ cho thấy Salmonella nhạy với cefotaxime 100%, ciprofloxacine
75%. Về đáp ứng lâm sàng, 7/13 trường hợp đáp ứng với nhóm cephalosporine thế hệ III,
12/12 trường hợp đáp ứng với cephalosporine và quinolone TTM. 5 BN đáp ứng với điều trị
bằng quinolone đơn thuần. Tất cả BN đều đáp ứng điều trị và xuất viện trong tình trạng ổn
định.
Kết luận: Bệnh thương hàn có thể chẩn đoán sớm trước khi có triệu chứng sốt kéo dài.
Sốt và rối loạn tiêu hóa là hai triệu chứng nổi bật. Thiếu máu và CRP tăng thường gặp. In
vitro, vi khuẩn còn nhạy cảm tốt với cephalosporine thế hệ III và nhưng bắt đầu đề kháng
với quinolone. In vivo, BN đáp ứng tốt với cephalosporine thế hệ III kết hợp quinolone nhất
là khi không đáp ứng với cephalosporine thế hệ III đơn thuần.
Từ khóa: thương hàn, Salmonella, Widal


ABSTRACT


CHARACTERISTICS OF TYPHOID IN CHILDREN
AT CHILDREN’S HOSPITAL 1
Chan Sokloy, Doan Thi Ngoc Diep, Truong Huu Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 – 2010: 44 – 49
Objectives: To describe the characteristics of typhoid in hospitalized children at
Children’s Hospital 1 from Jan 2006 to Dec 2008
Methods: A descriptive retrospective study as case series.
Results: From Jan 2006 to Dec 2008, there were 23 patients who were diagnosed and
treated for typhoid at Children’s Hospital 1. Among 23 patients, 4 cases were positive in
blood culture, 7 cases were positive in both blood culture and widal, 11 cases were positive
in widal and 1 case was positive in marrow culture. There was no seasonal distribution.
Most of them were over 5 years old (82.6%). 19/23 patients resided inMekong Delta. The
clinical symptoms included fever (100%), abdominal pain (47.8%), diarrhea (47.8%),
vomiting (39.1%), and anorexia (21.7%). Clinical examination detected 14 cases of
hepatomegaly, 4 cases of abdominal distention, 1 case of jaundice. Laboratory results
showed that 8 patients had red blood cell below 3.5 million/mm³ and 21 cases had Hct below
37%. The average of CRP was 78.77 ± 60.12 mg/L. The abdominal ultrasound’s images
were ileocecal thickness (40.9%), ileocecal lymph node (36.4%), ascites (31.8%),
hepatomegaly (27.3%), thick and distend gallbladder (27.3%). The antibiogram showed the
sensitivity of Salmonella to cefotaxime and ciprofloxaxine was 100% and 75%, respectively.
Clinically, 7/13 cases had the response to the 3rd generation of Cephalosporins and 12/12
cases to the combination of cephalosporin and quinolone IV. All of patients were discharged
from hospital in good condition.
Conclusion: Typhoid can be diagnosed previous to the appearance of prolonged fever. Fever
and digestive disorders were the 2 predominant signs. Anaemia and elevated CRP were also
common. S.typhi was sensitive to the 3rd generation cephalosporins but became resistant to
quinolone. In vivo, the response was good with the combination of cephalosporine III and
quinolone especially when there was not the clinical response to the cephalosporine III.
Key words: typhoid fever, Salmonella, Widal



ĐẶT VẤN ĐỀ
Thương hàn là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do Salmonella typhi hoặc Salmonella
paratyphi A,B,C gây ra. Bệnh cảnh lâm sàng cổ điển là sốt kéo dài kèm vẻ mặt nhiễm khuẩn
nhiễm độc. Ngày nay, với các phương tiện cận lâm sàng giúp chẩn đóan sớm hơn. Tính nhạy
cảm với kháng sinh của Salmonella theo thời gian có thể thay đổi.
Ở Việt Nam, thương hàn là bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em từ 2-4 tuổi là 358/100.000, trẻ <15 tuổi là 413/100.000. Khảo
sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính nhạy cảm kháng sinh bệnh thương hàn ở trẻ em
ở các giai đọan khác nhau có thể giúp ích cho các nhà lâm sàng chẩn đoán sớm và điều trị
thích hợp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở trẻ em bị bệnh thương hàn nhập
bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2008.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.
Tiêu chí chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán thương hàn và được điều trị tại Khoa Nhiễm – Thần
kinh Bệnh viện Nhi Đồng I Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2008
có:
- Lâm sàng: Sốt kèm theo ít nhất một trong các xét nghiệm sau:
Cấy máu dương tính với S.typhi, S. paratyphi,
Widal dương tính,
Cấy tủy dương tính với S. typhi, S. paratyphi.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01/2006 đến 12/2008, có 23 BN được chẩn đoán và điều trị thương hàn tại
Bệnh Viện Nhi Đồng I. Trong số đó, có 4 trường hợp cấy máu dương tính, 7 trường hợp cấy
máu và Widal dương tính, 11 trường hợp có Widal dương tính và 1 trường hợp cấy tủy
dương tính.
Đặc điểm dịch tễ học

Tuổi trung bình là 8,07 ± 3,36 tuổi, trong đó 82,6% BN trên 5 tuổi. Tỉ lệ nam:nữ tương
đương nhau. Bệnh không phân bố theo mùa rõ rệt. Đa số BN cư ngụ ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, trong đó 8/23 BN sống ở An Giang, 5 BN sống ở Tiền Giang.
Đặc điểm lâm sàng
Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập viện


Thời gian trung vị từ lúc khởi bệnh phát bệnh đến lúc nhập viện là 8 ngày. BN nhập viện
sớm nhất vào ngày đầu tiên của bệnh, trễ nhất là 60 ngày. Đa số BN nhập viện sau tuần thứ
nhất của bệnh (73,9% ).
Triệu chứng cơ năng (Biểu đồ 3.1)
Sốt là triệu chứng hằng định trên tất cả các bệnh nhân. Gần ½ số bệnh nhân có các triệu
chứng rối loạn tiêu hóa gồm nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng. Ngoài ra, hai triệu chứng thần kinh
cần được lưu ý là co giật và nhức đầu cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (8,7% và 17,4%).
Triệu chứng thực thể (Biểu đồ 3.2)
Gan to là triệu chứng thường gặp nhất (61%), kế đến là ấn đau hạ sườn phải (21,7%). Các
triệu chứng thực thể khác chiếm tỷ lệ thấp gồm bụng chướng (17,4%), niêm nhạt (17,4%),
lách to (8,7%), vàng da (4,3%).

Đặc điểm cận lâm sàng
Huyết đồ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 8 BN (34,8%) có số lượng hồng cầu < 3,5 triệu/mm³,
21 BN (91,3%) có Hct < 37% và 15 BN có nồng độ Hb < 11g/dL.
Khảo sát số lượng tiểu cầu, 3 trường hợp (13%) có số lượng tiểu cầu > 400.000/mm³,
3 trường hợp (13%) có tiểu cầu từ 100.000-150.000/mm³ và 3 BN (13%) có tiểu cầu <
100.000/mm³.
Chỉ 4 BN (17,4%) có số lượng bạch cầu > 10.000/mm³, 8 BN (34,8%) có số lượng
bạch cầu < 6.000/mm³.
Xét nghiệm sinh hóa
Men transaminase: 6/23 BN được khảo sát men gan. Trong đó 2 BN có transaminase

bình thường, 4 BN có men gan tăng.


Bilirubin/máu: 6/23 BN làm xét nghiệm bilirubin/máu. Trong đó có 2 BN có bilirubin
tăng: 11,83mg% (TT: 6,71mg%) và 4,1mg% (TT: 2,6mg%).
CRP: Trị số trung bình của CRP là 78,77 ± 60,12mg/L. Cao nhất là 216 mg/L, thấp
nhất là 1,31mg/L.
Xét nghiệm Widal: Trong số 21 BN được làm Widal thì 18 BN có hiệu giá kháng thể
dương tính. Trong số đó có 7 BN cấy máu dương tính và 11 BN chỉ có Widal dương tính.
Phân lập vi khuẩn
Cấy máu: có 11/18 BN cấy máu dương tính với S. typhi.
Cấy tủy: có 1 BN được cấy tủy, và cho kết quả dương tính với S. typhi.
Siêu âm bụng
Siêu âm bụng cho thấy 40,9% BN có dày hồi manh tràng, 36,4% BN có hạch hồi
manh tràng, 31,8% BN có dịch ổ bụng. 27,3% BN có gan to, 27,3% có túi mật căng dày.
Kháng sinh đồ
Theo ghi nhận từ kết quả kháng sinh đồ của 12 BN, 100% các trường hợp nhạy với
Cefotaxime và Polymycin B, 100% trường hợp kháng với cotrimoxazole. Tỷ lệ đề kháng
cao cũng gặp thấy đối với Ampicillin (83,3%), Chloramphenicol (81,8%) và Nalidixic
acid (81,8%). Ciprofloxacine nhạy cảm in vitro cho có 75%.
Bảng 1: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Salmonella tại BV Nhi Đồng 1 2006-2008 (n=12)
Tỉ lệ đề kháng kháng sinh

Nhạy cảm

Đề kháng

Số ca

%


Số ca

%

Ampicillin

2

16,7

9

83,3

Cefotaxime

11

100

Cefuroxime

7

66,7

1

8,3


Ciprofloxacine

8

75

Chloramphenicol

2

12,2

9

81,8

Gentamycine

9

83,3

2

16,7

Nalidixic acid

2


12,2

9

81,8

Polymycin B

6

100
3

100

Cotrimoxazole

Trung gian
Số ca

%

3

25

3

25



Đặc điểm điều trị
Các loại kháng sinh được sử dụng gồm ceftriaxone (20/23), quinolone dạng uống (2/23),
quinolone TTM (14/23), vancomycine (2/23). Trong 16/23 trường hợp được dùng 1 loại
kháng sinh, chỉ có 9/16 trường hợp có đáp ứng với loại kháng sinh được chỉ định, 7 trường
hợp phải kết hợp thêm kháng sinh.
Đơn thuần
Ceftriaxone
13/23 BN được điều trị bằng ceftriaxone ngay từ đầu. Bảy BN đáp ứng lâm sàng sau 2
ngày điều trị, 6 BN không đáp ứng sau 2 ngày điều trị.
Trong 6 trường hợp không đáp ứng, có 4 BN được kết hợp thêm nhóm Quinolone
(TTM), ¾ BN đó có đáp ứng lâm sàng sau 2 ngày điều trị kết hợp, ¼ BN đáp ứng sau 5
ngày điều trị kết hợp.
Hai BN không đáp ứng với ceftriaxone còn lại, được tiếp tục dùng ceftriaxone. Đến sau
ngày thứ 5 không đáp ứng, 2 BN này được kết hợp thêm nhóm quinolone (TTM), có 1 BN
đáp ứng sau 2 ngày và 1 BN đáp ứng sau 5 ngày điều trị kết hợp.
Quinolone dạng uống
Trong 2 BN được dùng quinolone dạng uống ngay từ đầu, có 1 BN đáp ứng lâm sàng sau
2 ngày điều trị, và 1 BN không đáp ứng sau 8 ngày điều trị. Bệnh nhi này được đổi sang
quinolone dạng TTM và có đáp ứng sau 2 ngày.
Quinolone TTM
Duy nhất một BN được dùng quinolone (TTM) lúc nhập viện. BN đáp ứng lâm sàng sau
2 ngày điều trị.
Kết hợp
Quinolone TTM và ceftriaxone
Có 5 BN được điều trị ngay lúc nhập viện bằng quinolone (TTM) và ceftriaxone. Sau 5
ngày điều trị, 4/5 BN đáp ứng. Bệnh nhi còn lại cấy máu dương tính S. coagulase negative
nên được kết hợp thêm vancomycine và có đáp ứng lâm sàng sau 5 ngày điều trị tiếp theo.
Có 1 bệnh nhi được điều trị kết hợp sau 3 ngày nằm viện, có đáp ứng sau 2 ngày điều trị

kết hợp.
Một trường hợp nặng do bệnh viện tuyến trước chuyển được điều trị kết hợp sau khi
không đáp ứng với quinolone TTM và vancomycine. Trường hợp này có đáp ứng sau 5 ngày.
Kết quả điều trị
Tất cả BN xuất viện trong tình trạng ổn định.


BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi mắc bệnh nhiều nhất là nhóm tuổi đi học > 5 tuổi. Có thể do nhóm tuổi này được tự
do ăn uống ngòai gia đình nên không bảo đảm về vấn đề an tòan thực phẩm. Kết quả tương
tự với nghiên cứu của Lâm Quốc Bảo, Chu Văn Thiện và Ahmet Yaramis(5,3,9).
Các BN thương hàn điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng I, đa số cư ngụ ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long có thói quen sử dụng nước sông để
nấu ăn, thậm chí một số nơi còn sử dụng nhà vệ sinh trên sông. Vì vậy, nguồn nước sinh hoạt
dễ bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho bệnh lây lan.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, do cỡ mẫu khá nhỏ nên không phân tích được đặc điểm
phân bố của bệnh theo mùa. Ghi nhận trong y văn cho thấy bệnh xảy ra quanh năm và chủ
yếu vào mùa nắng(7).
Đặc điểm lâm sàng
Thời gian bệnh đến lúc nhập viện
73,9% BN nhập viện sau khi khởi phát bệnh từ 7-14 ngày. Triệu chứng khởi phát bệnh
không đặc hiệu, chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể nhầm lẫn với các bệnh khác như nhiễm
siêu vi, nhiễm trùng tiêu hóa… đã làm chậm trễ chẩn đoán. Ngoài ra, kết quả dịch tễ học cho
thấy đa số BN ở tỉnh và/hoặc điều trị tuyến trước không giảm mới nhập hoặc chuyển Bệnh
viện Nhi Đồng I. Kết quả nghiên cứu của Islam ghi nhận số ngày bệnh trước nhập viện là 810 ngày(4).
Triệu chứng cơ năng
Tất cả BN thương hàn đều có sốt. Thương hàn là một bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa. Vi
khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết nguyên phát và sau đó là thứ phát. Sốt là triệu chứng
của nhiễm khuẩn tòan thân. Triệu chứng sốt trong bệnh thương hàn ở trẻ em thường không

đặc hiệu. Trẻ có thể sốt ở nhiều mức độ khác nhau, có thể kèm lạnh run hoặc không. Trong
nghiên cứu này, không có trường hợp nào mạch nhiệt phân ly.
60,9% BN có gan to. Vi khuẩn thương hàn là vi khuẩn hướng gan mật. Các vị trí phổ
biến của nhiễm khuẩn máu lần hai là gan, lách, tủy xương, túi mật, mảng Peyer. Vi khuẩn có
thể sống và nhân lên trong các tế bào nhân của gan, nang lympho và lách. Trước một BN có
sốt dưới 7 ngày kèm theo gan to, bệnh lý đầu tiên cần chẩn đóan phân biệt là sốt xuất huyết.
Nếu BN có kèm theo tiêu lỏng, đau bụng, đặc biệt là khi khám có lạo xạo hố chậu phải, vẻ
mặt nhiễm khuẩn, phải nghĩ đến thương hàn.
Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm huyết học
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 15 BN có Hb < 11g/dL, trong đó Hb thấp nhất là
7,3g/dL. Thiếu máu của BN thương hàn trong nghiên cứu của chúng tôi là mức độ trung
bình. Thiếu máu có thể do nhiễm khuẩn kéo dài, tổn thương ở đoạn cuối ruột non do các
niêm mạc ruột bị bong tróc, loét làm ăn mòn các mạch máu, phần lớn tự giới hạn(7,4).


Có 8 BN có bạch cầu máu < 6.000/mm³. Bạch cầu giảm là một trong những dấu hiệu
nặng.
Có 3 BN có tiểu cầu > 400.000/mm³ và 3 BN có tiểu cầu < 100.000/mm³. Tiểu cầu tăng
là một đáp ứng miễn dịch trong bệnh lý nhiễm khuẩn. Tiểu cầu giảm là do nhiễm khuẩn nặng
gây ức chế tủy xương
Có 2 BN có hội chứng thực bào máu với tình trạng giảm 3 dòng tế bào máu ngọai biên và
có hiện tượng thực bào máu trên tủy đồ. Cả 2 BN này đều đáp ứng với điều trị nhiễm khuẩn
do bệnh thương hàn.
Xét nghiệm sinh hóa
CRP: CRP trung bình là 78,77 ± 60,12 mg/L. Trong đó 87% BN có CRP > 20 mg/L.
CRP tăng là xét nghiệm có giá trị giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn. CRP tăng sau 4 – 6 giờ
nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi sốt trong vòng những ngày đầu, CRP giúp phân biệt nhiễm siêu
vi và vi khuẩn. CRP giảm khi có đáp ứng điều trị. Nghiên cứu của ZA Bhutta ghi nhận
CRP trung bình là 87,15 ± 73,4mg/L(9).

Kháng sinh đồ: Vi khuẩn thương hàn kháng rất cao với các loại kháng sinh thế hệ cũ như
ampicillin (83,3%), chloramphenicol (81,1%), nalidixic acid (81,1%) và còn nhạy với
cefotaxime (100%). Chỉ có 75% còn nhạy với ciprofloxacine. Đây là một điều cần báo động.
Hiện nay, ciprofloxacin được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh thương hàn và một số bệnh
lý nhiễm khuẩn khác ở người lớn làm cho vi khuẩn thương hàn của BN và ngay cả của người
lành mang khuẩn đề kháng với lọai kháng sinh này. Ở trẻ em, quinolone thường là thuốc
chọn lựa hàng thứ hai, sau khi không đáp ứng với cephalosporine III vì độc tính có thể xảy ra
trên sụn khớp. Vì vậy, nếu việc sử dụng quinolone không được kiểm sóat chắt chẽ thì nguy
cơ đề kháng ngày càng tăng cao.
Đáp ứng điều trị
Trong nghiên cứu này, in vivo, vi khuẩn thương hàn còn nhạy cảm với nhóm
cephalosporine thế hệ III là 7/13 trường hợp (53,8%). Còn in vitro thì nhạy 100%. Nhóm
Quinolone rất ít dùng cho trẻ em (2 trường hợp dùng quinolone dạng uống và 1 trường hợp
dùng quinolone dạng TTM). Vì vậy, chúng tôi chưa đủ dữ liệu để đánh giá đáp ứng lâm sàng
của nhóm quinolone trong nghiên cứu này. Đối với việc sử dụng 2 kháng sinh kết hợp giữa
nhóm cephalosporine thế hệ III và quinolone, tất cả các trường hợp đều có đáp ứng lâm sàng.
Trong đó 5/12 BN có đáp ứng lâm sàng sau 2 ngày điều trị; 7/12 BN còn lại có đáp ứng lâm
sàng sau 5 ngày điều trị. Điều này cho thấy, tỉ lệ đáp ứng lâm sàng của cả 2 kháng sinh còn
cao. Thời gian đáp ứng của 2 kháng sinh kết hợp này tương đối lâu, sau 5 ngày điều trị mới
có đáp ứng. Do đó, không nhất thiết chỉ định đổi kháng sinh sớm.
Kết quả điều trị
Tất cả BN đều ổn định khi xuất viện, có thể do BN nhập viện tương đối sớm, phần lớn
bệnh chưa có biến chứng nặng và được sử dụng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian.


KẾT LUẬN
Thương hàn là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Việc chẩn đoán sớm thương hàn ở
trẻ em không phải quá khó nếu bác sĩ có lưu ý đến các triệu chứng tiêu hóa và tòan thân của
những BN sốt cao, nhất là ở những vùng mà vệ sinh an tòan thực phẩm kém. CRP và công
thức máu giúp phân biệt các bệnh lý nhiễm siêu vi trong giai đọan sớm của bệnh. Cấy máu

càng sớm, nhất là chưa dùng kháng sinh, tỉ lệ dương tính càng cao.Salmonella đề kháng
nhiều loại kháng sinh thế hệ cũ. Trong điều trị thương hàn ở trẻ em, việc sử dụng kháng sinh
nhóm cephalosporine thế hệ III và/hoặc Quinolone còn cho kết quả tốt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bhutta ZA, Khan IA, Shadmani M. Failure of short-coure ceftriaxone
chemotherapy for multidrug-resistant typhoid fever in children: a randomized controllerd
trial in Pakistan”. Antimicrob-Agents-Chemother. 2000 Feb; 44(2): 450-2.

2.

Butler T, Islam A, Kabir I and Jones PK (1990), “Patterns of Morbidity and
Mortality in Typhoid Fever Dependent onAge and Gender : Review of 552 Hospitalized
Patients with Diarhea”, Review of Infectious Disease,13, P.85-90.

3.

Chu Văn Thiện (2003), “Tình hình kháng thuốc trong điều trị thương hàn tại Bệnh
viện Nhi Đồng I”, Luận văn thạc sĩ y học 2002-2003.

4.

Kabra SK, Madhulika, Talati A, Soni N, Patel S, Modi RR. “Multidrugresistance typhoid fever”. Trop-Doct. 2000 oct; 30(4): 195-7.

5.

Lâm Quốc Bảo (2005), “Giá trị của phản ứng Widal trong chẩn đoán bệnh thương

hàn tại Bệnh viện Nhi Đồng I”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ 2002-2005.

6.

Lê Quốc Thịnh và cộng sự, ‘Mức độ kháng kháng sinh của vi trùng phân lập tại
Bệnh viện Nhi Đồng I Tp. HCM năm 2000”. Thông tin: Sự kháng thuốc của vi khuẩn
gây bệnh 7/2000; số 6: 9-12.

7.

Nguyễn Thế Hùng (2006), “Bệnh thương hàn”, Bệnh truyền nhiễm, Trang 128-140.

8.

Trần Tịnh Hiền, “Chọn lựa kháng sinh để điều trị thương hàn do Samonella typhi
đa kháng ”, Hội thảo khoa học về kháng thuốc ở các tỉnh phía Nam.

9.

Yaramis A (2001), “Clinical and Laboratory Presentation
Fever”, International Pediatrics, Vol. 16. 4/2001, p.227-231.

of

Typoid



×