Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

nghiên cứu về bệnh PRSV trên bầu bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 59 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ rất thuận lợi để phát
triển nông nghiệp. Các vùng trồng rau màu đã và đang phát triển theo hướng
chuyên canh với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu ngày càng tăng. Tuy vậy, năng suất nông sản của chúng ta
vẫn bấp bênh theo từng vụ, từng năm do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch
hại mà đặc biệt là do các bệnh hại, trong đó bệnh virus gây thiệt hại đáng kể.
Bệnh virus gây thiệt hại lớn nhất không phải là làm cho cây trồng bị chết
nhanh chóng mà chính là chúng làm cho cây bị thoái hóa, giảm sức sống, dần
dần tàn lụi. Ở cây lâu năm một số virus gây nên hiện tượng mất triệu chứng làm
cho người sản xuất nhầm lẫn, không phát hiện được bệnh, đến lúc cây tàn lụi,
khi đó người sản xuất mới biết thì đã quá muộn. Ngoài ảnh hưởng đến sức sống
của cây, bệnh virus còn ảnh hưởng lớn tới sản phẩm cuối cùng như làm
biến dạng quả, giảm năng suất và chất lượng quả.
Trong số cây trồng nông nghiệp Việt Nam cũng như trên thế giới, cây rau
ăn quả thuộc họ bầu bí được xem là cây trồng quan trọng và phổ biến vì dễ trồng
và có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp lương thực thực phẩm cho người và làm
thức ăn chăn nuôi…
Trên cây họ bầu bí đang phải đối mặt với nhóm bệnh quan trọng là bệnh
virus. Bệnh khảm lá rất phổ biến, đặc biệt trên các cây bí ngô, bí xanh dưa
chuột, bí ngồi và các loại dưa. Gọi là bệnh khảm nhưng triệu chứng khác kèm
theo thường là cây sinh trưởng còi cọc, lá và quả bị biến dạng dữ dội. Hậu quả là
năng suất, chất lượng cũng như giá trị thẩm mỹ của quả bị giảm mạnh.
Một số các biện pháp phòng chống virus đã từng được thử nghiệm trên
các đối tượng virus bao gồm phòng chống vector dùng bẫy xua đuổi hoặc tạo
tính kháng tập nhiễm hệ thống (Systemic Acquired Resystance, SAR) bằng cách
xử lý cây với một số hóa chất như Salicylic Acid (SA) và Acybenzolar-SMethyl (BION). Tính kháng tập nhiễm hệ thống là tính kháng phổ rộng, chống
1



được nhiều tác nhân gây bệnh kể cả virus. Tuy nhiên các biện pháp này chưa
từng được thử nghiệm đối với Papaya ringspot virus.
Bệnh khảm lá Papaya ringspot virus (PRSV) trên bầu bí được phát hiện
bởi Webb và Scott (1965) . PRSV là một virus có bộ gen RNA, thuộc chi
Potyvirus, họ Potyviridae. Virus PRSV có phổ ký chủ hẹp. Ngoài tự nhiên,
PRSV không truyền qua hạt giống nhưng lan truyền ngoài tự nhiên bằng
nhiều loài rệp muội họ Aphididae theo kiểu không bền vững.
Bệnh do PRSV trên các cây họ bầu bí rất phổ biến, hiện không có biện
pháp phòng chống do bệnh lan truyền theo kiểu không bền vững nên không thể
phòng chống vector. Có thể phòng chống hiệu quả bằng giống kháng nhưng hiện
chưa có giống kháng nào được xác định tại Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, được sự phân công của Bộ môn
Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn
của TS. Hà Viết Cường, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu bệnh khảm lá Papaya ringspot virus (PRSV) trên cây bầu bí tại
Gia Lâm”
1.2 Mục đích
- Tìm hiểu tình bệnh khảm lá do virus Papaya ringspot trên cây họ bầu bí
tại huyện Gia Lâm.
- Xác định tính kháng bệnh virus trên tập đoàn dòng giống bầu bí thu thập
được.
1.3 Yêu cầu
- Điều tra thành phần bệnh hại trên cây bầu bí tại Gia Lâm.
- Đánh giá tính kháng của bệnh khảm lá trên tập đoàn giống dưa chuột và
bí ngô tại Khoa Nông học.
- Xác định virus thu thập ngoài đồng ruộng bằng ELISA (PRSV, ZYMV,
CMV) và begomovirus bằng PCR.
- Lây nhiễm nhân tạo bằng tiếp xúc cơ học virus PRSV trên một số giống
tiềm năng kháng trông điều kiện nhà lưới.
2



PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm chung chi Potyvirus
2.1.1 Phân loại
Họ Potyviridae (tên có nguồn gốc từ Potato vius Y) là họ virus thực vật
lớn nhất với trên 200 loài (bảng 2.1). Tất cả thành viên trong họ đều có bộ gen
RNA sợi đơn, cực dương, có phân tử dạng sợi mềm đường kính 11-15 nm và dài
650-950 nm đối với các virus có bộ gen đơn ( Hình 2.1) và 200-300 x 500-600
nm và dài 650-950 nm đối với các virus có bộ gen kép.
Hiện nay, các potyvirus được phân loại thành 6 chi trên cơ sở tổ chức bộ
gen, vector lan truyền, so sánh trình tự. Đặc điểm bộ gen, mối quan hệ vector và
số loài của các chi được trình bày ở bảng 2.1. Trong số 6 chi, chi Potyvirus là
quan trọng nhất, cả về số lượng loài cũng như các bệnh có ý nghĩa kinh tế mà
chúng gây ra.
Các virus của 5 chi Potyvirus, Macluravirus, Ipomovirus, Rymovirus và
Tritimovirus có bộ gen không phân đoạn tức bộ gen chỉ gồm 1 phân tử RNA
duy nhất nên gọi là virus có bộ gen đơn. Các virus của chi còn lại, chi
Bymovirus, có bộ gen kép gồm 2 phân tử RNA-1, và RNA-2. Đối với các
bymovirus, phân tử RNA-1 tương đương với 2/3 kính thước tính từ đầu 3’ còn
phân tử RNA-2 tương đương phần còn lại của bộ gen của các virus có bộ gen
đơn.

3


Bảng 2.1. Phân loại họ Potyviridae

Chi


Loài chuẩn

Bộ gen

1.Potyvirus

Potato virus Y (PVY)

Bộ gen đơn

Sweet Potato mild mottle

2.Ipomovirus

virus (SPMMV)

3.Macluravirus

(MacMV)
Ryegrass mosaic virus

4.Rymovirus

(RGMV)

5.Tritimovirus

6.Bymovirus

Maclura mosaic virus


Wheat streak mosaic virus
(WSMV)

Bộ gen đơn

Vectơ
Rệp( không
bền vững)
Bọ phấn

Số
loài
197

( Không bền

4

vững)
Rệp
Bộ gen đơn

( không bền

4

vững)
Nhện
Bộ gen đơn


(bền vững

3

hoàn toàn)
Nhện
Bộ gen đơn

(bền vững

4

hoàn toàn)

Barley yellow mosaic
virus (BaYMV)

Bộ gen kép

Tổng

Nấm

6
218

2.1.2 Đặc điểm phân tử virus (virion)
Phân tử potyvirus có hình sợi mềm, kích thước 11-15 x 650-950 nm .
Mỗi phân tử virion được cấu tạo từ 1700-2000 tiểu phần protein sắp xếp theo

kiểu xoắn đối xứng xung quanh phân tử RNA genome .

/>Hình 2.1. Hình thái virion của potyvirus

4


Acid nucleic: Tất cả các potyvirus có chứa 1 phân tử RNA genome sợi . Tổ
chức bộ gen của các potyvirus giống nhau, tính từ trái sang phải là:
• Đầu 5’ chứa 1 vùng không dịch mã (5’UTR).
• Một ORF đơn, lớn gọi là ORF chính (major ORF).
• Đầu 3’ chứa 1 vùng không dịch mã (3’UTR) và 1 chuỗi polyA ..

/>Hình 2.2. Tổ chức bộ gen của các potyvirus
2.1.3 Lan truyền
Lan truyền ngoài tự nhiên bằng rệp muội theo kiểu không bền vững.
Nhiều virus truyền qua vật liệu giống như củ giống (PVY - khoai tây;
OYDV, LYSV, SYSV - hành tỏi), hạt (BCMV - đậu đỗ), qua phấn hoa (BCMV đậu đỗ).
Có thể truyền qua tiếp xúc cơ học.
2.1.4 Cách chẩn đoán và xác định Potyvirus
Chẩn đoán bằng PTA-ELISA (Plate trapped antigen- Enzyme linked
immunosorbent assay).
Chẩn đoán bằng RT-PCR.
2.2 Giới thiệu về Papaya ringspot virus
2.2.1 Phân loại
Họ: Potyviridae
Giống: Potyvirus
Loài: Papaya ringspot virus
Tên viết tắt: PRSV
Đặc điểm của virus PRSV

5


PRSV được chia làm hai dạng PRSV-w và PRSV-p. Trong đó, PRSV-p
xâm nhiễm và gây hại trên hầu hết các loài đu đủ và cây thuộc họ bầu bí trên thế
giới, còn PRSV-w chỉ xâm nhiễm trên những cây thuộc họ bầu bí, không xâm
nhiễm trên cây đu đủ . Cây con mới trồng dễ bị nhiễm bệnh.
2.2.2 Môi giới truyền bệnh
PRSV là một loài vi sinh vật sống kí sinh. Chúng lây truyền từ cây chủ này
sang cây chủ khác thông qua một vector. Đó là hai loài aphids (rầy mềm hay rệp
muội), Aphis gossypii (rệp bông) và Myzus persicae (rệp đào), chúng mang theo
virus trên cơ thể và truyền sang cây khi chúng chích hút cây, và truyền theo
phương thức không bền vững (non-persistant). Ngoài ra, bệnh còn có thể bị lây
truyền từ cây bệnh sang cây lành nếu con người chạm vào cây bệnh rồi sau đó
chạm vào cây lành hoặc lây truyền trực tiếp qua các vết thương cơ học. Virus
không truyền qua hạt của quả bị bệnh. Đồng thời virus không có khả năng tồn
tại trong môi trường đất và trong các mô cây đã bị chết (Purcifull et al., 1984).
2.2.3 Triệu chứng
Bệnh gây hiện tượng khảm ở lá cây, lá có nhiều màu vàng xanh lẫn lộn,
khảm càng nặng lá biến sang màu vàng. Lá bị bệnh có kích thước nhỏ lại biến
dạng, nhăn. Quả nhỏ, biến dạng, chai sượng.
2.2.4 Biện pháp phòng chống
Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu bệnh này. Trước mắt có thể
áp dụng một số biện pháp phòng trị sau:
- Tạo nguồn cây sạch bệnh trong vườn ươm cách ly chống rệp.
- Không trồng cây họ bầu bí ở những vùng đã nhiễm bệnh.
- Phun thuốc hoá học kết hợp biện pháp hoá học để diệt côn trùng truyền
bệnh, nhất là rệp bông và rệp đào. Một số thuốc hữu hiệu trừ rệp: Bassa, Trebon,
Pegasus, Applaud, Sumicidin, Supracid, Zolone.
- Thực hiện chọn lọc, vệ sinh vườn bầu bí thường xuyên để loại bỏ cây

bệnh, tránh lây lan.

6


2.3 Nguồn gốc xuất xứ và tình hình sản xuất cây họ bầu bí
Dưa chuột (Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí
Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu
đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu
về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà
Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới
qua các năm 2006, 2007

Quốc gia
Thế giới
Trung Quốc
Nhật Bản
Indonesia
Mexico
Thái Lan
Canada
Cuba

Diện tích
(nghìn ha)
2006
2007
2524,11 2583,3
1603,6

1653,8
13,1
13
58,65
59
17,73
18
28
28
2,55
2,48
17,55
18

Năng suất (tấn/ha)
2006
17,46
17,06
47,96
10,21
27,98
7,93
85,06
8,87

7

2007
17,27
16,97

48,77
10,17
27,78
7,93
88,82
8,78

Sản lượng
(nghìn tấn)
2006
2007
44065,87 44610,94
27357
28062
628,3
634
598,89
600
496,03
500
222
222
216,56
220
155,67
158
Nguồn: FAO.org


Bí ngô (Curcurbita pepo L. var pepo) trồng ở hầu hết các hạt của

California, sản xuất có xu hướng tập trung gần khu dân cư bởi vì hầu hết các quả
bí ngô được bán tại thị trường địa phương hoặc trực tiếp cho người tiêu dùng. Bí
ngô có giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng khá cao: Trong 100g thịt bí ngô có
0,9g protein, 5 - 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6
đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic,
28mg beta - caroten. Bí ngô còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin
như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin... Hạt bí ngô chứa nhiều dầu béo và có
tác dụng trừ giun sán rất tốt. Trong 100g màng đỏ bao quanh hạt có tới 250 mg
beta - caroten và ngay cả trong 100g lá tươi của bí ngô cũng chứa 1 mg beta caroten.
Dưa hấu (Citrullus lanatus) là cây trồng chính ở miền Nam nước Mỹ. Trên
thế giới, trên 10 virus được biết gây hại cho sản xuất dưa hấu (Provvidenti,
1986b). Hầu hết những virus gây bệnh cho dưa hấu ở Mỹ do Papaya ringspot
virus – type W (PRSV-W), watermelon mosaic virus (WMV) và zucchini
yellow mosaic virus (ZYMV) .
2.3.1 Thành phần bệnh virus trên cây họ bầu bí
Bệnh khảm lá Papaya ringspot virus (PRSV) trên bầu bí được phát hiện
bởi Webb và Scott (1965). Papaya ringspot virus type W (PRSV-W) làm cho
cây trồng còi cọc, phiến lá nhỏ và không đều, lá khảm chỗ tối chỗ xanh chỗ
phồng lên. Quả biến dạng, nổi u và mất màu.
PRSV-W trước đây có tên là Watermelon mosaic virus (WMV-1). Nó là
một potyvirus, với sợi dài 760-800 x 12 nm và có lõi là RNA. Phổ ký chủ của
PRSV-W là họ bầu bí. PRSV-W có vector truyền bệnh là các loài rệp muội.
Cucumber mosaic virus (CMV) được tìm thấy khắp nơi trên thế giới và gây
bệnh trên hơn 800 loài cây (cây trồng và cây dại), bao gồm họ bầu bí.
CMV làm cây phát triển còi cọc, lá bị biến dạng, giảm kích thước, quăn và
cuộn lại, có vết khảm vàng hoặc vết chấm lốm đốm với các khoảng vàng. Lá

8



non trên đỉnh sinh trưởng có thể biến dạng hình nơ. Hoa có thể bị méo mó và có
cánh hoa xanh. Quả nhỏ, mất mã và mất màu.
CMV là một cucumovirus có dạng hình cầu đường kính 29 nm và bao gồm
3 sợi đơn RNAs. Virus được truyền bởi các loài rệp muội.
Squash leaf curl virus (SLCV) được tìm thấy đầu tiên từ những năm
1970s ở vùng Tây Nam của nước Mỹ. Ngay sau đó virus này được tìm thấy trên
một các loài bầu bí trồng ở vùng nước Mỹ, Mexico và châu Mỹ.
SLCV gây triệu chứng trên lá vết khảm vàng sang xen lẫn hoặc các vết
chấm lốm đốm. Lá bị quăn, nhỏ. Cây còi cọc, kém phát triển. Hoa nở muộn hoặc
rụng. Quả không phát triển, biến dạng, mất màu.
SLCV là một geminivirus, có sợi dài 20 x 30 nm và axit nucleic dạng sợi đơn
DNA. Vector truyền bệnh là bọ phấn và được phát hiện đầu tiên trên họ bầu bí.
Squash mosaic virus (SqMV) được biết từ rất sớm của những năm 1990s.
Ở nhiều nước trên thế giới giảm sút bởi sử dụng hạt bị virus.
Squash mosaic virus (SqMV) có triệu chứng thay đổi cực độ. Lá

khảm

đậm nhạt, gân lá xanh thẫm, đốm hình nhẫn và giống với một số virus khác. Lá
mầm cũng có triệu chứng. Cây còi cọc và quả xấu xí, mất màu. SqMV thuộc
nhóm comovirus, kích thước sợi virus 28-30nm. Axit nucleic có 2 sợi đơn
RNAs. Các chủng khác nhau gây ra các triệu chứng khác nhau trên các loài bầu
bí khác nhau. Vector của virus này là bọ cánh cứng có sọc và có đốm
(Acalymma trivittatum), (Diabrotica undecimpunctata). Virus này bền vững và
có thể lây truyền trong suốt quá trình sản xuất và thu hoạch. Ký chủ của virus
này là các loài thuộc họ bầu bí và họ rau muối.
WMV thuộc nhóm potyvirus với sợi dài 730–765 nm và axit nucleic dạng
RNA. WMV gây hại trên cây họ bầu bí, họ đậu và các cây trồng khác; ký chủ
của virus khoảng trên 150 loài. Vector truyền bệnh là rệp muội.
Zucchini yellow mosaic virus (ZYMV) là một virus hại bầu bí quan trọng

trên thế giới gây mất mùa màng. Bệnh phát hiện đầu tiên tại miền Bắc Italy và
miền Nam nước Pháp những năm cuối 1970s tới 1980s và tìm thấy ở UK năm
9


1987. Lá bị phồng lên và khảm xanh thẫm, lá biến dạng, có khía, răng cưa, chết
hoại và các triệu chứng khác. Cây phát triển còi cọc, lóng ngắn. Quả biến dạng,
nổi u, phồng và nứt.
ZYMV thuộc nhóm potyvirus với sợi dài 750 x 11 nm và axit nucleic dạng
sợi đơn RNA. Bao gồm một số chủng khác nhau. ZYMV được truyền bởi rệp
muội, hạt có vỏ mỏng và qua vết cắt trong quá trình thu hoạch.
Bảng 2.3. Thành phần bệnh virus gây hại trên bầu bí đã được xác định
trên thế giới
STT

Loài virus

Viết tắt

Họ (Family)

Chi (Genus)

1

Cucumber mosaic virus

CMV

Bromoviridae


Cucumovirus

2

Squash mosaic virus

SqMV

Comoviridae

Comovirus

3

Squash leaf curl virus

SLCV

Geminiviridae

Begomovirus

4

Watermelon mosaic virus 1

WMV1

Potyviridae


Potyvirus

5

Watermelon mosaic virus 2

WMV2

Potyviridae

Potyvirus

6

Papaya ringspot virus type W

PRSV-W

Potyviridae

Potyvirus

Môi giới
truyền bệnh
Rệp muội
(Aphidiae)
Bọ cánh cứng
Bọ phấn
(Bemisia sp.)

Rệp muội
(Aphidiae)
Rệp muội
(Aphidiae)
Rệp muội
(Aphidiae)
Tuyến trùng
(Xiphinema

7

Tobacco ringspot virus

TRSV

Secoviridae

Nepovirus

americanum),
bọ trĩ (Thrips
tabaci), nhện

8

Zucchini yellow mosaic virus

ZYMV

Potyviridae


Potyvirus

(Tetranychus)
Rệp muội
(Aphididae)

2.3.2 Tình hình sản xuất bầu bí ở Việt Nam
Các giống cây rau và bầu bí được trồng phổ biến ở nước ta như: bí ngô, bí
ngồi, dưa chuột (dưa leo), dưa hấu… Riêng đối với dưa chuột được xem là một
trong những loại rau chủ lực, có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản
lượng 33.537 tấn chỉ đứng sau cà chua.
10


Các vùng trồng dưa chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía
Bắc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP.
Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cữu Long như Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu
Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Miền Trung và Tây Nguyên gồm
vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng),
các tỉnh duyên hải miền Trung ( Thừa Thiên Huế...).
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004

Loại rau
Cà chua
Dưa chuột
Dưa hấu
Đậu rau
Cải các loại
Hành tỏi


Diện tích (ha)
20.648
19.874
18.140
7.681
26.184
14.678

Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
17,34
357.210
16,88
33.537
17,82
322.890
6,87
52.760
22,64
592.805
15,84
232.500
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2004

2.3.3 Những nghiên cứu về bệnh virus trên cây họ bầu bí ở Việt Nam
Năm 1991 – 1992 Vũ Triệu Mân và Lecoq (Inra Pháp) và các CTV đã xác
định bằng phương pháp ELISA (tại ĐHNN I) các virus PRSV, WMMV 2,
CMV, SqMN, ZyMV có mặt trên 24 loài cây họ bầu bí, cà chua, họ đậu…ở
miền Bắc Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây bầu bí bị rất nhiều loại virus tấn công với nhiều triệu chứng

khác nhau do vậy khó có thể phân biệt được virus gây bệnh nếu chỉ dựa vào triệu
chứng. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Triệu Mân (1995) có nhiều loài virus
cùng gây hại trên bầu bí, trong đó điển hình là những loài sau (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Mức độ phổ biến của những loài virus trên cây trông họ bầu bí
Cây trồng

Kết quả ELISA test
WMMV2
CMV
SqMV
0,803
1,654
0,774

Bí ngô (bí đỏ)

PRSV
1,516

Bí đao (bí xanh)

0,004

0,507

0,953

0,702

0,522


Cây mướp ta

0,002

0,471

0,978

0,075

0,067

Cây dưa chuột

0,552

0,967

1,757

0,001

0,009

Cây dưa lê

0,004

0,531


0,658

0,483

0,002

11

ZyMV
0,705


Cây dưa hấu

1,888

1,157

0,037

0,001

0,026

Cây dưa gang

0,004

0,003


0,757

0,007

0,024

Các virus TMV, CMV, PRSV, PMV,…đã được nghiên cứu và sản xuất
thử kháng huyết thanh tại trường ĐHNN I. Kỹ thuật ELISA được sử dụng từ
1990, kỹ thuật PCR bắt đầu áp dụng từ năm 1995, để chẩn đoán bệnh.
2.4 Tính kháng bệnh virus PRSV trên cây họ bầu bí
Papaya ringspot virus type W (PRSV-W) trước đây có tên là Watermelon
mosaic virus (WMV-1), gây ảnh hưởng tới các loài cây trồng nông nghiệp quan
trọng của họ bầu bí và lợi ích kinh tế bởi sức phá hoại của chúng (Provvidenti,
1993). PRSV-W được lan truyền theo kiểu bán bền vững bởi 24 loài rệp trong
15 chi. Khả năng chống virus đã được xác định trong dưa chuột, dưa hấu, bí đao,
bí ngô và mướp (Provvidenti, 1993). Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng
dưa hấu có tính kháng rất tốt đối với PRSV-W.
Những nghiên cứu được phát triển chắc chắn và phù hợp để kháng PRSVW. Các chủng của PRSV-W là 1637, 1870, 2030, 2038, 2040, 2052, 2169, 2201,
2207, và W-1A được lây nhiễm vào bí xanh và được sử dụng trong tiêm chủng.
Cây trồng được xếp theo cấp từ 0 – 9 tùy theo mỗi triệu chứng chết hoại lá,
khảm lá, biến dạng lá. Họ đã tìm được phương pháp tốt nhất để kháng PRSV-W
là trồng cây con trong chậu vuông cạnh 100mm (hoặc 55mm nếu nảy mầm đồng
đều) và lây nhiễm chủng 2052 ở giai đoạn lá thật đầu tiên bằng phương pháp cơ
học. Lá bí bệnh được nghiền trong cối sứ với tỷ lệ 1 : 5 (1g lá với 5 ml đệm
phosphate 0.02M, pH 7.0)
PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh virus Papaya ringspot và tính kháng trên cây họ bầu bí.

3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015

12


3.1.3 Địa điểm điều tra xác định thành phần bệnh
- Điều tra thành phần bệnh hại ở một số vùng trồng bầu bí tại Gia Lâm.
- Địa điểm đánh giá các dòng/giống kháng trong điều kiện đồng ruộng:
Khu ruộng thí nghiệm dưa chuột khoa nông học.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệ đánh giá tính kháng trong điều kiện nhà lưới:
Nhà lưới Trung tâm bệnh cây nhiệt đới – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
- Địa điểm thí nghiệm trong phòng: Trung tâm bệnh cây nhiệt đới – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Các dòng/giống bầu bí
- virus PRSV (nguồn cây bầu bí)
- Mẫu cây bệnh có triệu chứng điển hình được thu thập từ các địa điểm điều
tra, sau đó được bảo quản khô bằng hạt Silicagel để kiểm tra virus.
3.2.1 Thiết bị nghiên cứu
Máy đọc bản ELISA, máy PCR, tủ lạnh bảo quản mẫu, tủ định ôn.
3.2.2 Dụng cụ nghiên cứu
-

Pipet tự động 1 đầu côn: 10 - 20 µm, 100 µm, 200 µm, v.v...

-

Ống đong 10 - 1000 ml.


-

Ống falcon 15 – 50 ml.

-

Bình thuỷ tinh loại 50 - 1000 ml.

-

Phễu lọc, vải lọc, giấy thấm.

-

Hộp nhựa có nắp để đựng bản ELISA.

-

Các dụng cụ khác: găng tay cao su, que thuỷ tinh, túi nhựa, v.v....

3.2.3 Hoá chất
-

Các hoá chất thông dụng và hoá chất để pha dung dịch đệm, chất nền, các
kháng huyết thanh của các virus thử nghiệm.

-

Các hoá chất dùng trong PCR.


13


3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra đồng ruộng
• Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại bầu bí ở ruộng sản xuất:
Áp dụng phương pháp nghiên cứu, điều tra và phát hiện bệnh hại
theo “Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật” của Viện Bảo vệ thực vật. Chọn
ngẫu nhiên 1 ruộng đại diện cho giống, đại diện cho giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của cây. Điều tra theo phương pháp 5 điểm trên đường chéo góc (cách
bờ 2 mét) mỗi điểm điều tra từ 50 - 100 cây đối với ruộng có diện tích lớn, điều
tra 100% số cây đối với ruộng có diện tích nhỏ.
Theo dõi định kỳ 1 tháng một lần, thu thập số liệu và tính tỷ lệ
bệnh. Quan sát và mô tả đặc điểm cây nhiễm bệnh.


Phương pháp thu thập mẫu lá bệnh virus:
Mẫu thu đựng riêng trong từng túi có ghi đầy đủ các thông tin sau:

+ Tên mẫu
+ Địa điểm ruộng
+ Thời gian lấy mẫu
+ Đặc điểm triệu chứng bệnh
+ Tỷ lệ nhiễm bệnh chung cả ruộng


Phương pháp bảo quản mẫu bệnh virus:
Có hai phương pháp bảo quản mẫu: bảo quản khô và bảo quản tươi.


+ Bảo quản khô: Mẫu thu về được để trong túi chứa hạt Silicagel. Thay hạt

Silicagel đến khi mẫu khô.
+ Bảo quản tươi: Mẫu thu về được để nguyên trong túi giữ lạnh ở tủ -20 C ở

Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới.
Được tiến hành theo giai đoạn sinh trưởng, chọn những lá có triệu chứng
điển hình đem về bảo quản khô bằng hạt Silicagel.
3.3.2 Đánh giá tính kháng trong kiện đồng ruộng
• Ruộng thí nghiệm gồm 46 giống dưa chuột do Bộ môn Rau hoa quả -

cảnh quan trồng tại Khoa Nông học.
14


• Điều tra:
+ Đánh dấu tất cả các cây trong ruộng thí nghiệm.
+ Điều tra định kỳ 1 tháng 1 lần từ giai đoạn cây con đến thu hoạch.
+ Đánh giá tất cả các cây.

• Chỉ tiêu đánh giá: đánh giá theo thang phân cấp 5 cấp theo Oliveira et all.
2003 như sau:
+ Cấp 0: Lá không có triệu chứng.
+ Cấp 1: Lá cây xuất hiện triệu chứng nhẹ, chủ yếu là gân lá sang hoặc đốm

biến vàng rải rác.
+ Cấp 2: Phần lớn các lá có triệu chứng nhẹ, triệu chứng từ gân lá sang tới

đốm biến vàng rải rác tới 50% diện tích lá.
+ Cấp 3: Hầu hết các lá khảm dữ dội, các đốm biến vàng liên kết với nhau.

+ Cấp 4: Hầu hết các lá khảm dữ dội, mỗi lá ít nhất có 50% diện tích lá biến

dạng dữ dội.
+ Cấp 5: Các lá có triệu chứng khảm dữ dội, các đốm biến vàng liên kết với

nhau và biến dạng dữ dội.
• Các giống điều tra có tỷ lệ nhiễm bệnh virus hoặc tỷ lệ cấp độ bệnh trung
bình thấp được xem là kháng hơn.
• Thu mẫu có triệu chứng điển hình và kiểm tra bằng phương pháp ELISA
gián tiếp, các giống có phản ứng dương (+) là giống nhiễm PRSV giống có phản
ứng (-) là giống kháng với PRSV.

15


3.3.3 Đánh giá tính kháng trong điều kiện nhà lưới
1. Phương pháp lây nhiễm:
a. Giá thể gieo cây thí nghiệm
- Đất gieo trồng cây thí nghiệm được ủ trong formol 5 ngày để tiêu diệt các

nguồn bệnh có trong đất thí nghiệm, có che phủ nilông, sau đó bỏ nilông ra cho
đất thoáng, sau 2 ngày có thể sử dụng. Đất sau khi ủ trong formol được bổ sung
phân bón vi sinh và vỏ trấu hun trước khi gieo cây thí nghiệm.
- Đất được đập vụn trộn với xơ dừa và trấu hun với tỷ lệ 4:1:1 (4 đất: 1 xơ

dừa: 1 trấu hun).
- Hỗn hợp giá thể được phơi 1 – 2 nắng nhằm hạn chế 1 số loại nấm đất hại

cây con.
- Cho giá thể vào các chậu nhựa có đục lỗ.


b. Chuẩn bị hạt giống
- Qua kết quả điều tra và kiểm tra bằng phương pháp ELISA chọn ra 4

giống có tiềm năng kháng với virus PRSV từ tập đoàn giống Đồng bằng Bắc Bộ
và tập đoàn giống Miền núi Bắc Bộ được trồng tại khu ruộng thí nghiệm khoa
Nông học của bộ môn Rau – Hoa quả cảnh quan.
- Chọn 1 giống để làm đối chứng nhiễm (đối chứng dương) và 1 giống làm

đối chứng khả nhiễm (đối chứng âm).
- Mỗi giống lấy 15 hạt để tiến hành trồng và lây nhiễm.

c. Phương pháp gieo hạt
- Các hạt được xử lý bằng cách ngâm trong hỗn hợp thuốc Kocide 53.8 DF

và New Kasuran 16.6 WP 20 phút.
- Ngâm hạt trong nước ấm 35- 400C từ 3- 4 giờ, khi cho hạt vào nước ấm

cần phải đảo đều, sau đó vớt hạt, rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi đem gieo.
- Đặt hạt giống vào trong các chậu đã chuẩn bị sẵn phủ 1 lớp đất dày từ 1-

1.5 cm và tưới ẩm đất.
d. Cây lây

16


- cây bầu bí giai đoạn lá mầm bắt đầu hình thành lá thật (khoảng 1 tuần sau
gieo).
e. Cách lây:

- Thí nghiệm được tiến hành vào buổi chiều, cây bầu bí được để trong bóng
tối một ngày trước khi lây nhiễm.
- Chọn lá bệnh có triệu chứng điển hình (lá non), nghiền mẫu lá bệnh trong
dung dịch đệm phosphate 0.01M, pH 7, với tỷ lệ 1 g lá bệnh/5 ml dung dịch đệm
bằng chày cối sứ đã được khử trùng. Dung dịch đệm, chày cối sứ đều được để
lạnh trong suốt quá trình làm thí nghiệm. Sau đó, thêm vào bột carborandum 600
Mesh vào hỗn hợp dịch nghiền.
- Dùng tăm bông chấm vào dịch hỗn hợp có chứa virus trên rồi sát nhẹ lên
lá cây theo chiều từ cuống lá đến chóp lá. Sau thời gian lây nhiễm 30 phút, dùng
bình xịt có chứa nước cất rửa dịch chiết và bột carborandum 600 Mesh bám trên
bề mặt lá để thuận lợi cho việc quan sát triệu chứng bệnh sau này được rõ ràng.
- Cây thí nghiệm đặt trong nhà lưới chống côn trùng, thực hiện chăm sóc
cây và theo dõi triệu chứng biểu hiện bệnh của cây lây nhiễm. Ghi chép, quan
sát mô tả và đánh giá kết quả các chỉ tiêu theo dõi.
2. Cách đánh giá:
- Qua điều tra thu thập, chọn lọc một số giống có khả năng kháng bệnh
virus mỗi giống trồng 30 cây.
- Thiết kế thí nghiệm theo kiểu RCBD với 3 lần nhắc lại.
- Lây nhiễm nhân tạo, đánh giá mức độ bệnh qua 4 tuần sau lây nhiễm theo
thang phân cấp 5 cấp.
3.3.4 Phương pháp kiểm tra ELISA gián tiếp phát hiện PRSV, ZYMV, CMV
3.3.4.1 Nguồn kháng huyết thanh/kháng thể
3.3.4.1.1 Phương pháp thực hiện
Phương pháp kiểm tra virus bằng ELISA gián tiếp dựa theo tài liệu mô tả
của Green (1991) và Vũ Triệu Mân (2003), có các bước sau:

17


Bước 1: Nghiền mẫu

Tiến hành nghiền mẫu trong dung dịch đệm Carbonate pH 9,6 với tỷ lệ 0,5
g lá/1 ml dung dịch đệm.
Nghiền mẫu đối chứng dương.
Nhỏ vào mỗi giếng ELISA 100 µl 0l/giếng. Sau đó để bản ELISA vào hộp
ẩm và ủ qua một đêm ở tủ lạnh thường.
Bước 2: Rửa bản ELISA
Sau khi ủ qua đêm, sáng hôm sau đem bản ELISA đi rửa (trước khi rửa vảy
mạnh bản ELISA để loại hết nước ở trong bản ELISA) 3 lần bằng đệm PBS– T,
mỗi lần cách nhau 3 – 4 phút. Mỗi lần rửa bản ELISA đều vảy mạnh để loại hết
đệm PBS – T ra khỏi các giếng, sau đó mới tiến hành nhỏ đệm PBS – T mới vào
để rửa tiếp.
Ủ bản ELISA ở 370C trong 45 phút.
Bước 3: Cố định kháng thể thỏ đặc hiệu virus vào bản ELISA
Nghiền lá cây khỏe trong dung dịch đệm PBST – PO với tỷ lệ 1 g lá/30 ml
dung dịch đệm PBST – PO.
Lọc lấy dịch cây khỏe, hòa kháng huyết thanh của virus PRSV với tỷ lệ
1/500.
Nhỏ dịch cây khỏe + kháng huyết thanh của PRSV vào bản ELISA, mỗi
giếng nhỏ 100 µl.
Để bản ELISA trong hộp ẩm rồi đem ủ ở 370C trong 2 giờ.
Bước 4: Hòa kháng thể đơn dòng IgG (thỏ) của hãng Sigma với tỷ
lệ 1/5000 trong đệm PBST – Ovanbumel.
Rửa bản ELISA 3 lần bằng đệm PBS – T, mỗi lần cách nhau 2 phút.
Bước 5: Cố định chất nền
Hòa 2 viên chất nền của hãng Sigma vào 2 ml đện cơ chất (subtrate đã pha,
nhỏ 100 µl/giếng.
Bước 6: Đánh giá kết quả
Để bản ELISA trong hộp ẩm, rồi để trong tối 2 giờ. Sau đó đánh giá kết quả
bằng mắt thường và đo trị số ELISA (OD) ở bước sóng 405 nm. Các giếng có
màu vàng là các giếng có phản ứng (+). Giếng không có màu là cây không

18


bị nhiễm bệnh. Đọc kết quả tiếp bằng cách đưa vào máy đọc ELISA ở bước
sóng 405 nm.
3.3.5 Phương pháp kiểm tra PCR
3.3.5.1 Chiết DNA
DNA tổng số từ mô lá được chiết nhanh bằng kiềm (NaOH) theo phương
pháp của Wang et al. (1993) như sau:
Bước 1: Cho khoảng 50 mg mô lá vào tube 1,5 ml (hoặc cối sứ); tiếp tục
cho 0,5 ml dung dich NaOH 0,5M vào tube (hoặc cối sứ). Dùng chày nhựa
(hoặc chày sứ) nghiền nhuyễn mẫu lá.Chuyển ngay sang bước 2.
Bước 2: Hòa loãng dịch nghiền 50 lần với đệm Tris 0,1M, pH 8 (5 μl dịch
nghiền hòa loãng với 245 μl đệm Tris).
Bước 3: Lưu trữ mẫu trong tủ lạnh -20oC.
3.3.5.2 Mồi PCR
Bảng 3.1. Các mồi được sử dụng trong nghiên cứu

STT
Tên mồi
Trình tự (5’- 3’)
1
BegoAFor1 TGYGARGGiCCiTGYAARGTYCARTC
2
BegoARev1 ATHCCMDCHATCKTBCTiTGCAATCC

Mục đích
Dùng để phát
hiện DNA-A


3.3.5.3 Tiến hành phản ứng PCR
Chu trình phản ứng PCR kiểm tra DNA-A của begomovirus, sử dụng cặp
mồi chung BegoARe và BegoAFor1 (Ha và cs, 2006):
H2O

: 19,2 µl

BF Dream Taq

: 2,5 µl

dNTPs

: 0,5 µl

BegoA For 1

: 1 µl

BegoA Rev 1

: 1 µl

Dream Taq

: 0,3 µl

DNA

: 0,5µl


Tổng thể tích

: 25 µl

Quy trình thực hiện phản ứng PCR:
94oC

4 phút

x1
19


94 oC

30 giây

50 oC

35 giây

o

72 C

1 phút 35 giây

x 35


72 oC 4 phút
x1
o
24 C
30 phút
x1
3.3.5.4 Điện di agarose sản phẩm PCR và xem kết quả phản ứng

Chuẩn bị:
- Pha đệm điện di TAE 1x từ dung dịch gốc (TAE 5x): Lấy 100ml TAE 5x
cho vào cốc đong, bổ sung thêm 400 ml nước cất, lắc đều.
- Chuẩn bị bản gel: Cân 1g agarose cho vào trong lọ, bổ sung 100ml TAE
1x, sau đó lắc nhẹ lọ để hoà tan agarose, sau khi agarose đã tan hoàn toàn đun
trong lò vi sóng 3 – 4 phút, bổ sung Ethidium Bromide theo tỷ lệ cứ
100 ml dung dịch gel cho 4µl, lắc đều, để lọ ở nhiệt độ phòng.
- Khi dung dịch agarose 1% nằm trong khoảng 40 C thì đổ vào khuôn có
đặt lược tạo lỗ khuôn. Để khuôn ở nhiệt độ phòng.
- Lấy các tube 0,5mL đã hấp khử trùng, đánh số thứ tự. Cho vào mỗi tube 4
µl Loading Dye X6, đảo đều và Spin trong 5 giây.
Tiến hành:
- Sau 30 phút để khuôn ở nhiệt độ phòng thì tiến hành rút lược (cầm chính
giữa lược, rút đều tay để không vỡ giếng).
- Đặt cả khay khuôn gel vào bể điện di, đổ dung dịch đệm TAE 1x phủ
ngập gel.
- Nhỏ mẫu vào giếng: Dùng pipet hút 7 – 10 µl dung dịch mẫu cần
chẩn đoán cho vào mỗi giếng theo thứ tự. Ngoài các mẫu chạy PCR còn nhỏ
thêm 1 giếng Marker làm chuẩn.
- Cắm nguồn điện cho máy điện di, đặt ở hiệu điện thế 100V trong 25 – 30
phút, tắt máy điện di, đặt bản gel được kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại, quan sát
các vệt DNA hiện lên và chụp ảnh.

3.3.6 Phương pháp tính và xử lý số liệu
- Tỷ lệ bệnh : TLB (%) =

a
× 100
b
20


- Trong đó:

a: Số cây có triệu chứng nhiễm bệnh virus.
b: Tổng số cây điều tra
n=1

- AUDPC = ∑ (yi + yi+1) ( ti+1 -ti)/2
i=1
- Trong đó:

n= số lần đo bệnh
yi = cường độ bệnh (chỉ số bệnh hoặc tỷ lệ bệnh)
ti = thời gian tồn tại lần đo thứ i

- Số liệu thu thập được xử lý trong Microsoft Office Excel.

21


PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều tra thành phần bệnh hại trên cây bầu bí tại huyện Gia Lâm vụ

xuân hè 2015
Để đáp ứng yêu cầu của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra thành phần hại
chính trên một số cây thuộc họ bầu bí tại địa bàn huyện Gia Lâm vụ Xuân hè
2015. Vụ Xuân hè là vụ có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các cây rau
màu trong đó các cây họ bầu bí được trồng khá phổ biến, đồng thời các bệnh hại
trên bầu bí cũng phát triển và gây thiệt hại về kinh tế, số liệu qua quá trình điều
tra tình hình bệnh hại chính trên bầu bí được trình bày bảng 4.1
Bảng 4.1. Tình hình bệnh hại bầu bí một số xã tại huyện Gia Lâm
vụ xuân hè 2015


RUỘNG

GIỐNG

1

Bí ngô

2

Dưa chuột

3

Dưa chuột

1

Bí ngô


2

Bí ngô

3

Bí ngô

1

Bí ngô

2

Bí ngô

3

Bí ngô

Cổ Bi

TT
Trâu
Quỳ

Đa Tốn

GIAI

ĐOẠN
Ra hoađậu quả
Phát triển
thân lá
Phát triển
thân lá
Ra hoađậu quả
Ra hoađậu quả
Ra hoađậu quả
Ra hoađậu quả
Ra hoađậu quả
Ra hoađậu quả

SỐ
CÂY

TỈ LỆ BỆNH HẠI (%)
Virus
Virus
Phấn
Sương
(khảm,
(khảm,
trắng
mai
nhăn) biến vàng)

76

23.7


0.0

31.6

17.1

91

38.3

0.0

15.9

0.0

79

26.4

9.6

10.2

18.5

84

25.0


14.3

14.3

0.0

65

12.3

13.9

16.9

10.8

77

11.7

9.1

16.9

7.8

93

12.9


6.5

0.0

0.0

81

13.6

0.0

6.2

0.0

75

10.7

0.0

0.0

0.0

Qua số liệu điều tra (bảng 4.1) cho thấy trên các địa điểm điều tra bệnh hại
bầu bí khá đa dạng bao gồm 3 bệnh chính là virus khảm lá, bệnh phấn trắng và
22



bệnh sương mai. Trong các bệnh virus gây hại trên các cây họ bầu bí được điều
tra có 2 triệu chứng điển hình nhất là khảm nhăn và khảm biến vàng.
Trên các địa điểm điều tra, nhìn chung các bệnh do virus gây ra trên cây họ
bầu bí vụ xuân hè 2015 khá phổ biến, trong 9 ruộng ở 3 xã điều tra đều thấy xuất
hiện virus gây bệnh khảm nhăn lá (hình 4.1) với tỷ lệ bệnh cao nhất là 38.3% tại
ruộng dưa chuột thứ 2 của xã Cổ Bi, thấp nhất ở ruộng bí ngô thứ 3 tại xã Đa
Tốn là 10.7%.
Do điều kiện thời tiết không thích hợp nên bệnh phấn trắng hay sương mai
tuy có phát triển trên các ruộng điều tra nhưng tỷ lệ bệnh và mức độ gây hại
cũng không đáng kể.

Virus khảm biến vàng trên bí ngô

Phấn trắng trên dưa chuột

Khảm nhăn trên dưa chuột
Sương mai trên dưa chuột
Hình 4.1 Một số bệnh gây hại trên cây họ bầu bí tại Gia Lâm

23


4.2 Đánh giá tính kháng đồng ruộng đối với virus PRSV của tập đoàn
giống dưa chuột trồng tại khoa Nông học vụ đông năm 2014
4.2.1 Xác định bệnh virus chính trên tập đoàn giống dưa chuột vụ đông 2014
bằng phương pháp ELISA
Tập đoàn giống dưa chuột có 46 giống được bộ môn Rau- hoa quả thu thập
từ các tỉnh miền núi và đồng bằng Bắc Bộ gieo trồng tại khu ruộng thí nghiệm

của khoa Nông học để đánh giá năng suất và một số đặc điểm nông sinh học của
các giống thuộc tập đoàn này. Trong vụ đông năm 2014 các bệnh hại làm ảnh
hưởng đến sức sống và năng suất của các giống, trong đó bệnh virus gây hại khá
nghiêm trọng do các bệnh virus gây ra vẫn chưa có biện pháp nào phòng chống
hiệu quả ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, có ít nhất 4 virus là PRSV (Papaya ringspot virus), ZYMV
(Zucchini yellow mosaic virus), CMV (Cucumber mosaic virus) và SqLCCNV
(Squash leaf curl China virus) đã được biết gây bệnh trên cây bầu bí. Trong số
chúng, PRSV và ZYMV là các potyviruses, gây triệu chứng khảm lá và biến
dạng trên nhiều cây họ bầu bí và lan truyền trên đồng ruộng nhờ rệp muội. Các
nghiên cứu trước đây cho thấy PRSV phổ biến hơn ZYMV. SLCCNV là một
begomovirus, gây bệnh đốm biến vàng, biến vàng và cây còi cọc trên cây bầu bí,
đặc biệt là bí ngô. Sự có mặt của CMV trên cây bầu bí vẫn chưa được báo cáo
bởi các bằng chứng khoa học tin cậy.
Phần lớn các cây trên ruộng thí nghiệm biểu hiện triệu chứng khảm (Hình
4.2). Tuy nhiên triệu chứng khảm do PRSV và ZYMV là giống nhau và tương
tự với CMV nên cần phải kiểm tra ELISA.

24


Hình 4.2. Triệu chứng bệnh virus điển hình trên ruộng dưa chuột thí
nghiệm vụ đông 2014
Kiểm tra 30 mẫu dưa chuột thu thập trên ruộng thí nghiệm với các triệu
chứng khác nhau (Hình 4.2) cho thấy 21/30 (70 %) mẫu phản ứng dương với
PRSV. Tất cả các mẫu đều âm tính với CMV và chỉ 1 mẫu dương tính với
ZYMV (Bảng 4.2).
Kết quả ELISA cho thấy phổ biến nhất trên ruộng thí nghiệm là PRSV.
Bảng 4.2. Kiểm tra ELISA phát hiện PRSV, ZYMV và CMV đối với các mẫu
dưa chuột thu tại ruộng thí nghiệm trông vụ đông 2014

STT

Mẫu
OD

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

CB1b- 9
LS4- 8
HD4- 13
HY1- 12
SL29g- 2
LCH3- 10
BK1- 9
HD3- 1
ĐB15- 12

HB2- 11
ĐB15- 1
CB2- 11
LCA10- 12
LS4- 10
LCA10- 13

ZYMV
Phản

0.093
0.098
0.097
0.306
0.096
0.097
0.155
0.162
0.092
0.095
0.106
0.103
0.099
0.081
0.139

OD

ứng
+

-

PRSV
Phản

0.112
2.871
0.126
0.117
0.138
2.848
3.208
2.596
1.635
0.111
3.709
0.115
0.496
2.079
0.108
25

ứng
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
-

CMV
OD
0.100
0.104
0.157
0.105
0.117
0.100
0.097
0.094
0.100
0.111
0.126
0.111
0.112
0.116
0.096

Phản
ứng
-



×