SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 LỚP 12
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: ĐẠI LÍ
Thời gian làm bài : 150 phút , không kể thời gian giao đề
Câu I. (3.0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam? Qua hệ tọa độ địa lí đó, em có nhận định gì về đặc
điểm tự nhiên nước ta?
2. Phân tích hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta? Vì sao gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt
động ở miền Bắc nước ta.
3. Trình bày đặc điểm địa hình của dải đồng bằng ven biển miền Trung? Phân tích ảnh hưởng
của đồng bằng này đến sản xuất nông nghiệp?
Câu II. (2.0 điểm)
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Xác định các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh thuộc tỉnh,
thành phố nào?
2. Những vấn đề gì cần đặt ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của
nước ta.
3. Giải thích quá trình hình thành đất feralit? Cho biết đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng
như thế nào đến việc sử dụng đất trong trồng trọt?
Câu III. (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta?
2. So sánh đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích
tại sao Tây Bắc lại có đặc điểm địa hình như vậy?
Câu IV. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của nước ta, giai đoạn 1977 - 2005
Năm
%
Năm
%
1977
5,3
1987
3,6
1978
1,1
1988
6,0
1979
- 1,8
1989
4,7
1980
- 3,6
1990
5,1
1981
2,3
1991
5,8
1982
8,8
1992
8,7
1983
7,2
1993
8,1
1984
8,3
1994
8,8
1985
5,7
1995
9,5
1986
2,8
1996
9,3
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
%
8,2
5,7
4,8
6,8
6,9
7,1
7,3
7,8
8,4
1. Tính tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn: 1977 - 1980; 1981 - 1985; 1986 - 1990; 1991 1995; 1996 - 2000; 2001 – 2005
2. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo kết quả đã tính.
3. Nhận xét và giải thích sự phát triển kinh tế nước ta trong các giai đoạn trên.
----------------------HẾT----------------------
Thí sinh được phép sử dụng Átlát địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
ĐÁP ÁN KÌ THI KHẢO SÁT KHỐI 12 LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: ĐỊA LÍ
I. LƯU Ý CHUNG
1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm.
2) Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh. Nếu có câu nào, ý nào mà
thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý
đó theo thang điểm.
3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm thành phần, điểm của từng câu và điểm toàn bài của thí sinh.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT
Câu Ý
Nội dung
Điểm
I
1 Trình bày đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam
0.75
(3.0
- Nằm rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực ĐNÁ
0.25
điểm)
- Ranh giới:
+ Trên đất liền: Phía bắc giáp TQ, phía tây giáp Lào, phía tây nam giáp
Campuchia, phía đông và đông nam giáp Biển Đông
+ Trên biển: Vùng biển nước ta giáp với 8 quốc gia (kể)
- Hệ tọa độ phần đất liền:
0.25
+ Điểm cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)
+ Điểm cực Nam: 8034’B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)
+ Điểm cực Tây: 102009’Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)
+ Điểm cực Đồng: 109024’Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa)
- Hệ tọa độ trên biển: Từ 6050’ bắc, 1010 đông đến 1170 20’ đông
Như vậy:
0.25
+ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và
thông ra Thái Bình Dương rộng lớn
+ Kinh tuyến 1050 đông chạy qua nước ta -> nước ta nằm trong múi giờ thứ 7
-> thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất
2 Qua hệ tọa độ địa lí đó, em có nhận định gì về đặc điểm tự nhiên nước ta? 0.25
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên thiên
nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới
- Chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á với 2 mùa gió chính
là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
- Thiên nhiên nước ta mang tính biển sâu sắc
- Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp theo chiều Đông –
Tây
- Thiên nhiên VN có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam
3
Phân tích hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta
- Nguồn gốc: Từ áp cao Xibia (bán cầu Bắc)
- Thời gian thổi: tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Hướng gió, tên gọi: hướng đông bắc, gọi là gió mùa Đông Bắc
- Đặc tính: lạnh khô và lạnh ẩm
0.75
0.25
4
5
6
II
(2.0
điểm)
1
2
- Phạm vi ảnh hưởng: từ 160B trở ra
- Đặc điểm hoạt động:
+ Nửa đầu mùa đông: gió mùa đông bắc di chuyển qua lục địa Trung Hoa
rộng lớn mang lại thời tiết lạnh, khô.
+ Nửa sau mùa đông: gió mùa đông bắc di chuyển qua biển mang lại thời tiết
lạnh, ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía Nam gió mùa đông bắc suy yếu dần, bớt lạnh và
hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
+ Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc
chiếm ưu thế gặp địa hình núi chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ
trong khi đó Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô.
Vì sao gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động ở miền Bắc nước ta.
- Do lãnh thổ kéo dài nên càng đi xuống phía Nam do tác động của bề mặt
đệm -> gió mùa Đông Bắc bị suy yếu dần.
- Do các dãy núi chạy theo hướng tây – đông (Hoành Sơn, Bạch Mã) đã ngăn
cản và làm biến tính gió mùa Đông Bắc, khi vượt qua dãy Bạch Mã chỉ còn
thời tiết lạnh.
- Ở miền Nam lúc này chịu ảnh hưởng của gió Tín phong cũng theo hướng
đông bắc.
Đặc điểm địa hình của dải đồng bằng ven biển miền Trung
- Tổng diện tích: 15000 km2
- Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng này, nên đất ở đây
thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông
- Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
(dẫn chứng)
- Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở của sông lớn (dẫn chứng)
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: Giáp biển là cồn cát,
đầm phá; giữa là vùng thấp trũng ; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng
bằng.
Ảnh hưởng của đồng bằng này đến sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi:
+ Chủ yếu đất cát pha thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày
(lạc, mía, thuốc lá….)
+ Một số đồng bằng lớn đất đai màu mở thuận lợi phát triển cây lương thực
(lúa thâm canh)
+ Do dải đồng bằng bị chia cắt, có nhiều cửa sông ven biển, vũng, vịnh thuận
lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ
- Khó khăn:
+ Đất đai nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất và cơ cấu cây trồng
+ Đải đồng bằng bị chia cắt nên khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp
trên quy mô lớn
+ Thiên tai: Bão, lũ lụt, cát bay, cát chảy, gió Tây khô nóng….
Các vịnh biển thuộc tỉnh, thành phố: Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Đà Nẵng
(thành phố Đà Nẵng), Xuân Đài (tỉnh Phú Yên), Vân Phong (tỉnh Khánh
Hòa), Cam Ranh (Tỉnh Khánh Hòa)
(Nếu đúng 3/5 vịnh thì mới được 0.25)
Những vấn đề gì cần đặt ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát
triển kinh tế biển của nước ta.
- Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển
- Phòng chống ô nhiễm môi trường biển
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
3
4
III
(2.0
điểm)
1
2
- Phòng chống thiên tai trên biển Đông
- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa
hết sức quan trọng
Giải thích quá trình hình thành đất feralit
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm.
+ Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ
mạnh tạo nên một lớp đất dày.
+ Mưa nhiều rửa trôi các chất ba dơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua,
đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt (Fe2O3) ô xít nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng
-> gọi là đất feralit đỏ vàng.
Cho biết đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến việc sử
dụng đất trong trồng trọt?
- Đất feralit có đặc tính chua, nghèo dinh dưỡng vì thế không thích hợp cho
trồng cây lương thực, chỉ thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn
quả, chăn nuôi, trồng rừng.
- Do phân bố ở địa hình cao nên dễ bị xói mòn cần có biện pháp thích hợp để
bảo vệ và cải tạo dinh dưỡng cho đất
Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dẫn
chứng)
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng (dẫn chứng)
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (dẫn chứng)
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (dẫn chứng)
So sánh đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và
Tây Bắc.
Vùng núi Đông Bắc
Nằm ở tả ngạn sông Hồng
Phạm vi (phía Đông của thung lũng
sông Hồng)
Địa hình núi thấp chiếm phần
Độ cao
lớn diện tích của vùng
Hướng núi của yếu là hướng
vòng cung với 4 cánh cung lớn
Hướng chụm ại ở Tam Đảo mở ra về
núi
phía Bắc, phía Đông (cc Ngân
Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,
sông Gâm)
Địa hình thấp dần từ tây bắc
xuống đông nam chia thành 3
khu vực:
Cấu trúc
- Những đỉnh núi cao trên
địa hình
2000m nằm ở thượng nguồn
sông chảy
- Giáp biên giới Việt – Trung
Tiêu chí
Vùng núi Tây Bắc
Nằm giữa sông Hồng và sông
Cả
Có địa hình cao nhất cả nước
Có 3 dải địa hình chạy cùng
hướng tây bắc – đông nam
Địa hình chia thành 3 khu vực:
- Phía Đông là dãy núi Hoàng
Liện Sơn cao và đồ sộ, vơi
đỉnh Phanxipawng cao 3143m
- Phía Tây là địa hình núi trung
bình dọc biên giới Việt – Lào
(Puđenđinh, Pusamsao)
0.5
0.5
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
0.75
là khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà
Giang, Cao Bằng
- Trung tâm là vùng đồi núi
thấp có độ cao trung bình 500
– 600m
3
IV
(3.0
điểm)
1
- Ở giữa thấp hơn là các dãy
núi, các sơn nguyên, cao
nguyên đá vôi từ Phong Thổ
đến Mộc Châu tiếp nối vùng
đồi núi đá vôi ở Ninh Bình,
Thanh Hóa
Các thung lũng theo hướng
Các thung lũng sông theo
vòng cung là sông Cầu, sông
hướng tây bắc – đông nam là
Thương, sông Lục Nam
sông Đà, sông Mã, sông Chu
Giải thích tại sao Tây Bắc lại có đặc điểm địa hình như vậy
+ Vùng núi Tây Bắc: Trong vận động địa chất của vỏ Trái Đất vùng này là
một bộ phận của địa máng Việt – Lào nên chịu tác động mạnh của vận động
nâng lên, nhất là vận động tạo núi AnPơ – Himalaya. Hướng tây bắc – đông
nam của vùng là do sự quy định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn.
Tính tốc độ tăng trưởng trung bình
Giai đoạn
Tốc độ tăng trưởng trung bình (%)
1977 - 1980
0,25
1981 – 1985
6,5
1986 - 1990
4,4
1991 - 1995
8,2
1996 - 2000
7,0
2001 - 2005
7,5
2. Vẽ biểu đồ
- Yêu cầu:
+ Vẽ biểu đồ đường
+ Lưu ý về khoảng cách
+ Có chú giải và tên biểu đồ
+ Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ
(Nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên trừ 0.25 điểm)
3 Nhận xét và giải thích:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình không đều giữa các giai đoạn (dẫn
chứng)
+ Giai đoạn1977 – 1980: Kinh tế tăng tưởng thấp do nước ta bước vào thời kì
khủng hoảng kinh tế kéo dài.
+ Giai đoạn 1981 – 1985: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao do đã
có sự Đổi mới (manh nha từ 1979), bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp.
+ Giai đoạn 1986 – 1990: Tốc độ tăng trưởng giảm và chưa ổn định do tác
động của cuộc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường….
+ Giai đoạn 1991 – 1995: Nền kinh tế tăng trưởng cao do công cuộc Đổi mới,
nền kinh tế nhiều thành phần và chính sách mở cửa, gia nhập Asean…
+ Giai đoạn 1996 – 2000: Nhịp độ tăng trưởng vấn cao nhưng giảm sút hươn
so với giai đoạn trước do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực ĐNA
+ Giai đoạn 2001 – 2005: Kinh tế VN có xu hướng tăng liên tục, dần vào thế
0.25
0.75
1.0
1.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
ổn định do chính sách kích cầu của Nhà nước với các chính sách mới: luật đầu
tư….