Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lần 2 THPT Yên Lạc:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.44 KB, 7 trang )

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - LỚP 12
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (2 điểm)
Chứng minh rằng sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng. Nguyên nhân làm
cho nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú.
Câu 2: (1 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Cho biết các vườn quốc gia ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thuộc tỉnh
(thành phố) nào?
b. Kể tên các cao nguyên đá vôi và cao nguyên ba gian ở nước ta.
Câu 3: (2,5 điểm)
a. So sánh điều kiện hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình, đất giữa đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
b. Có ý kiến cho rằng: "Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều
thiệt hại và cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này". Dựa vào kiến thức
và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.
Câu 4: (2 điểm)
Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình, hệ sinh thái ven biển và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiên thai vùng biển nước ta. Vì sao nước ta không có
khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước cùng vĩ độ?
Câu 5: (2,5 điểm)
Cho bảng số liệu:
Độ che phủ theo các vùng ở nước ta năm 1943 và năm 1991
(Đơn vị: %)
Vùng


1943
1991
Trung du và miền núi Bắc Bộ
75
23
Đồng Bằng Sông Hồng
3
3
Bắc Trung Bộ
66
35
Duyên Hải Nam Trung Bộ
62
32
Tây Nguyên
93
60
Đông Nam Bộ
54
24
Đồng Bằng Sông Cửu Long
23
9
Cả Nước
67
29
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện độ che phủ rừng và nhận xét sự thay đổi
độ che phủ rừng các vùng, của cả nước ta năm 1943, 1991.
b. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
______Hết______

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….……….….……………. Số báo danh:……………

1


ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1

* Chứng minh rằng sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng.
(Nếu không ghi giới hạn theo bắc – nam, độ cao, hoặc thiếu trừ tổng là
0,25 đ )

1,5

* Sinh vật có sự phân hóa theo B-N
- Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
+ Tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông cây thường rụng lá và
mùa hạ cây xanh tốt.
+ Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, nhưng cũng có những loài cận nhiệt như
dẻ, re và loài ôn đới như samu, pơmu; động vật có chồn, gấu.

0,25


- Phần lãnh thổ phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
+ Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần thực vật, động
vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam lên.
+ Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô như
các cây họ Dầu; động vật là các loài thú nhiệt đới như hổ, báo, voi, cá
sấu…

0,25

* Sinh vật có sự phân hóa theo độ cao
- Đai nhiệt đới gió mùa (từ độ cao dưới 600-700m ở miền Bắc và 9001000m ở miền Nam)
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng với cấu trúc
nhiều tầng tán, nhiều cây dây leo. Giới động vật nhiệt đới đa dạng và
phong phú.
+ Chiếm ưu thế là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường
xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Hệ sinh thái rừng phát
triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: rừng thường xanh trên đá vôi, rừng
ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn, xa van, cây bụi gai nhiệt
đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.

2

0,25


- Đai cận nhiệt đới gió trên núi (MB từ 600-700 ->2600m; MN từ 9001000m -> 2600m )
+ Độ cao 600-700m đến 1600-1700m: rừng cận nhiệt đới lá rộng với thành
phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ dẻ, re, hồ đào và rừng cận nhiệt lá
kim như thông, pơmu, samu. Động vật: chim, thú cận nhiệt phương Bắc;

thú có lông dày: gấu, sóc, cầy, cáo.
- Ở độ cao từ 1600-1700m đến 2600m: rừng sinh trưởng, phát triển kém,
thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phủ kín thân,
cành cây. Trong rừng có các loài cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ
Himalaya.

0,25

- Ở độ cao trên 2600m: quần hệ thực vật núi cao, các loài thực vật ôn đới
như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

0,25

* Sinh vật phân hóa theo đông – tây

0,25

- Vùng biển và thềm lục địa
+ Hệ sinh thái rừng ven biển: rừng ngập mặn, thực vật có các loài sú, vẹt
đước, động vật có loài thủy sản.
- Vùng đồng bằng: là các cây lương thực, rau đậu..
- Vùng đồi núi chủ yếu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất
feralit là chủ yếu,

2

* Nguyên nhân làm cho nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng,
phong phú.

0,5


- Do vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của SV nên có TNSV
phong phú, đa dạng
- Do thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt, ẩm cao
nên là điều kiện thuận lợi cho SV sinh trưởng và phát triển.

0,25

- Do nước ta có lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời nên sv đa dạng
- Do sự phận hóa của nhiều yếu tố: ĐH, KH, Đất
- Do tác động của con người: Nhập các giống SV mới từ bên ngoài vào

0,25

a. Cho biết các vườn quốc gia ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thuộc
tỉnh (thành phố) nào?
- Vườn Quốc gia: Xuân Thủy (Nam Định); Cát Bà (Hải Phòng); Bái Tử
Long (Quảng Ninh); Ba Bể (Bắc Cạn); Ba Vì (Hà Nội); Tam Đảo(Vĩnh
Phúc); Cúc Phương (Ninh Bình)
(Nêu đúng được tên tỉnh của 4,5 VQG cho 0,25đ; đủ 6,7 VQG cho 0,5đ )

3

0,5


3

- Cao nguyên đá vôi: CN Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu
(đủ 4 cao nguyên cho 0,25đ)


0,25

- Cao nguyên ba gian: Đắc Lắc, Play Ku, Mơ Nông, Dinh Linh, Lâm Viên
(Kể từ 4,5 cao nguyên cho điểm 0,25đ)

0,25

a. So sánh điều kiện hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình, đất giữa
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?

2

* Giống nhau
- Đều là các ĐB châu thổ rộng lớn nhất nước ta. Hình thành và phát triển
do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng. Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp như lúa cao sản, cây công nghiệp, thực phẩm ngắn
ngày, chăn nuôi gia súc.

0,5

* Khác nhau
Đặc điểm

ĐBSH

ĐBSCL

Nguồn gốc


Được bồi tụ phù sa của hệ Được bồi tụ phù sa của hệ
thống sông hồng và hệ thống sông Cửu Long(sông
thống sông Thái Bình
Tiền, sông Hậu?

0,25

Diện tích

15000km2

40000km2

0,25

Địa hình

- Hình tam giác
- ĐH cao ở rìa phía tây và
tây bắc thấp dần ra biển. có
một số thấp trũng hoặc gò
đồi cao hơn với địa hình
- Có hệ thống đê ngăn lũ,
bề mặt đồng bằng bị chia
cắt thành nhiều ô. ĐB có
nhiều ô trũng ngập nước

- Hình thang
- ĐH thấp dần từ TB xuống

ĐN, bằng phẳng và thấp hơn
ĐBSH.

0,5

4

- Có hệ thống kênh rạch
chằng chịt. Có nhiều ô trũng
lớn như Đồng Tháp mười, tứ
giác Long Xuyên…là nơi
chưa được bồi đắp xong


- Đất đai khai thác muộn
hơn. ĐB chủ yếu là phèn và
đất mặn(với 2/3 s bị nhiễm
phèn, mặn);
- Đất phù sa được bồi đắp
thường xuyên.
- Có 3 loại đất chính: đất
phù sa ngọt, đất phèn, đất
mặn.

0,5

b. Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này
đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.

0, 5


Đất đai

- Đất khai thác từ lâu đời
nên biến đổi mạnh. Ven
sông là đất phù sa được bồi
đắp thường xuyên nhưng
diện tích không lớn.
- ĐB chủ yếu là đất phù sa
không được bồi đắp
thường xuyên.
- Vùng trung du có đất phù
sa cổ bạc màu.

- Ý kiến đó đúng hoàn toàn vì

4

+ Thiệt hại của lũ nhiều như: Ngập úng nhà cửa, đồng ruộng, vỡ bè, tràn
ao. Việc đi lại, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh
phát triển

0,25

+ Nguồn lợi do lũ mang lại: Bồi đắp phù sa màu mỡ; cung cấp nguồn nước
ngọt để thau chua rửa mặn; cung cấp nguồn thủy sản theo lũ; Làm nhà bè
nuôi trồng thủy sản sống chung với lũ.

0,25


* Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình, hệ sinh thái ven
biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiên thai vùng biển nước
ta.

1,0

- Địa hình và các hệ sinh thái ven biển
+ Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: Vịnh cửa sông, bờ biển
mài mòn, tam giác châu, cồn cát, vịnh nước sâu...
+ Các HST đa dạng và giàu có: HST rừng ngập mặn có dt 450 nghìn ha
riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn t2 thế giới, có năng suất sinh học cao,
đặc biệt sinh vật nước lợ. HST trên đất phèn và HST trên các đảo rất đa
dạng và phong phú.

0,25

- TNTN vùng biển
+ Khoáng sản: Trữ lượng lớn và có giá trị với 2 bể dầu khí lớn nhất là
NCS và Cửu Long. Các bể Thổ Chu- Mã Lai và Sông Hồng diện tích nhỏ
có trữ lượng đáng kể. Các bãi cát có trữ lượng lớn titan. Ven biển có
nguồn muối vô tận nhất ở Nam Trung Bộ

0,25

5


+ Hải sản: BĐ giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao với> 2000
loài cá,>100 tôm, vài chục loài mực,hàng nghìn sinh vật phù du. Ven đảo
có rạn san hô nhất Hoàng Sa và Trường Sa.


5

- Thiên tai
+ Bão: Mỗi năm nước ta có 3-4 cơn bão đổ bộ vào. Bão kèm sóng lừng,
nước dâng gây lũ lụt, thiệt hại về người và của nhất cư dân ven biển.
+ Sạt lở bờ biển: đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta nhất ven bờ biển
Trung Bộ.
+ Cát bay, cát chảy: lấn chiếm ruộng đồng, làng mạc, làm hoang hóa đất
đai

0,25

- Phương hướng khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển nước ta: Cần sử
dụng hợp lý nguồn lợi biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực
hiện phòng chống thiên tai

0,25

* Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước
cùng vĩ độ?

1

- VN và các nước cùng vĩ độ (Bắc Phi, Tây Á) nằm trong vùng nội chí
tuyến BBC nhận được lượng nhiệt,bức xạ cao. Mặt khác chịu ảnh hưởng
của gió tín phong BBC khô, nóng. Vì vậy làm cho khí hậu mang tính chất
nhiệt đới, khô hạn.

0,25


- Nhưng khí hậu nhiệt đới của nước ta không khô hạn như một số nước ở
cùng vĩ độ vì
+ VTĐL nước ta giáp Biển Đông (rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến
động theo mùa) làm tăng độ ẩm các khối khí qua biển mang lại nước ta
lượng mưa, độ ẩm lớn.

0,25

+ Do VTĐL nằm ở trung tâm Châu Á gió mùa nên ảnh hưởng của các loại
gió thổi theo mùa: gió mùa mùa hạ nóng, ẩm,mưa nhiều; gió mùa mùa
đông lạnh, ít mưa. Gió mùa lấn át gió tín phong làm khí hậu không bị khô
hạn

0,25

+ Nguyên nhân khác: Do địa hình nước ta thấp dần từ TB xuống ĐN nên
ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa; Đường bờ biển khúc khuỷu,
nhiều vũng, vịnh... tạo các hành lang hút gió biển thổi vào; Ven biển
không có dòng biển lạnh chảy qua.....

0,25

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện độ che phủ rừng cả nước và các vùng
nước ta năm 1943 và 1991.

6


- Vẽ biểu đồ thanh ngang: đúng, đủ, đẹp

- Thiếu tên biểu đồ; bảng chú giải; đơn vị trục tung,hoành; số liệu các
thanh ngang. Mỗi yếu tố trừ 0,25đ

1

b. Nhận xét sự thay đổi độ che phủ rừng của cả nước và các vùng. Nêu
các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nước ta.
* Nhận xét

0,75

- Từ năm 1943 đến 1991 độ che phủ rừng các vùng và cả nước đều giảm
(trừ vùng ĐBSH)…dc….

0,25

- Vùng có tỷ lệ mất rừng (có độ che phủ rừng giảm) nhanh nhất là
TDMNBB, tiếp đên DHNTB, TNguyen…dc…

0,25

- Độ che phủ rừng các vùng giảm dẫn đến độ che phủ rừng của cả nước
giảm nhanh: 67% còn 29%,

0,25

* Các biện pháp bảo vệ TN rừng

0,75


- Theo quy hoạch nâng độ che phủ rừng cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc
là 70-80%
- Quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng, phát triển với 3 loại rừng
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có,
trồng rừng trên đất trống đồi trọc.

0,25

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc
gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng,
duy trì phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì, chất lượng rừng

0,25

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

0,25

- Nhiệm vụ trước mắt nâng độ che phủ rừng lên 43% và phục hồi lại sự
cân bằng môi trường sinh thái

7



×