Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Ảnh hưởng của chính sách xã hội đến giáo viên trường mầm non 5a, phường 5, quận 5, TP hồ chí minh, hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.25 KB, 18 trang )

Đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách xã hội đến giáo viên trường mầm non 5A,
phường 5, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, hiện nay”.
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Việt Nam bước vào thế kỷ 21, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Để phục vụ cho mục đích này đất nước phải cần đến nguồn nhân lực lớn
có trình độ cao. Giáo dục chính là nguồn cung cấp nguồn nhân lực đó. Phát triển giáo dục
đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu mà Đảng và nhà nước đã đề ra trong nhiều
năm gần đây. Trẻ em là một trong những đối tượng chính của giáo dục là chủ nhân và là
nguồn nhân lực chính xây dựng đất nước trong tương lai. Nuôi dạy trẻ là một sự nghiệp
quan trọng và lâu dài là một trong những nấc thang đầu tiên của sự nghiệp giáo dục.
Chính vì vậy muốn phát triển giáo dục bền vững, thì phải bắt đầu từ cấp thấp nhất đó là
giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non, một trong những cấp giáo dục đầu tiên được nhà nước ta chú
trọng phát triển. Giáo dục mầm non tuy là cấp giáo dục thấp nhất trong ngành giáo dục
Việt Nam. Nhưng giáo dục mầm non lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Được Đảng và nhà nước chú trọng phát triển trong những năm qua. Nhưng hiện nay
các trường mầm non công lập chỉ đáp ứng 48.7% nhu cầu trẻ đi học; 11 phường chưa có
trường mầm non công lập. Một điều dễ hiểu, hiện nay nhu cầu cho trẻ em đi học rất lớn
khiến cho các trường mầm non khó có khả năng đáp ứng kịp thời. Tuy không bắt buộc
phải trải qua quá trình giáo dục mầm non thì trẻ em vẫn có thể vào tiểu học, nhưng đa số
gia đình ở thành phố dù điều kiện khá hay còn khó khăn vẫn cố gắng gửi con mình theo
học. Một phần vì muốn con em mình được giáo dục nề nếp từ sớm, một phần do công
việc của họ không cho phép có đủ thời gian chăm sóc cho trẻ. Bên cạnh việc các trường
mầm non không đáp ứng được nhu cầu về giáo mầm non do không đảm bảo về cơ sở vật
chất, thì việc thiếu hụt giáo viên mầm non cũng được coi là nguyên nhân chính. Nguyên
nhân thiếu hụt trầm trọng về giáo viên mầm non là do đặc thù công việc của giáo viên
mầm non. Không giống như công việc của những người giáo viên ở các cấp khác, giáo


viên mầm non có nhiệm vụ như người hướng dẫn các kỹ năng “học ăn, học nói, học gói,


học mở” đầu tiên cho trẻ nên. Có thể nói đây là những công việc vô cùng quan trọng vì
nó sẽ định hướng cho việc phát triển nhân cách sau này của trẻ, nên đòi hỏi ở người giáo
viên phải đáp ứng nhiều điều kiện. Công việc của giáo viên ngành này không chỉ đòi hỏi
những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cao, sự kiên nhẫn, lòng yêu thương được ví
như “người mẹ” thứ hai của trẻ. Bên cạnh đó còn đòi hỏi ở người giáo viên phải có sức
khỏe tốt, do cường độ làm việc kéo dài và số lượng trẻ trong một lớp thường đông hơn so
với quy định. Với đòi hỏi quá cao ở người giáo viên, nhưng hiện nay chính sách dành cho
giáo viên mầm non còn ít, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công việc. Tiêu biểu như
chế độ thai sản, chất lượng bảo hiểm y tế, phụ cấp, lương cơ bản….không đủ đáp ứng các
nhu cầu của cuộc sống. Cùng với đó là dó đặc thù của công việc nơi có nhiều áp lực từ
nhiều phía gia đình của trẻ cũng như vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Khiến cho
nhiều người đang làm trong ngành này không mặn mà và tha thiết với công việc.
Tuy các vấn đề về chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc “giữ chân” và
thu hút nguồn lao động. Nhưng hiện nay đề tài nghiên cứu về vấn đề này, đa số đều
không chú ý hoặc có nghiên cứu, nhưng còn rất hạn rất hạn chế. Do giới hạn về đối tượng
nghiên cứu nên hầu hết đều chỉ dừng lại ở việc mô tả, chưa tập trung đi vào nghiên cứu
sâu, phân tích ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với giáo viên mầm non. Cùng với việc
trong bối cảnh hiện nay nhu cầu về cơ sở mầm non tăng cao. Nhưng thực tế các cơ sở
mầm non hiện nay còn ít và thiếu giáo viên mầm non trầm trọng nên không đủ đáp ứng.
Việc không đủ giáo viên mầm non không được đào tạo chính quy, sẽ làm xảy ra nhiều hệ
lụy trong xã hội. Cụ thể là hiện nay đã xuất hiện nhiều cơ sở giữ trẻ và giáo viên không
đạt chuẩn theo quy định của nhà nước, tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội.
Đề án "Hỗ trợ ngành học mầm non TP Hồ Chí Minh". Khảo sát dự kiến tỷ lệ trẻ học
nhà trẻ tại các trường mầm non công lập tăng từ 31,9% (năm 2014) lên 40% (năm
2020); các trường mầm non ngoài công lập tăng từ 26,2% lên 50% và nhóm trông giữ
trẻ gia đình giảm từ 41,9% còn 10%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rằng “So với
các bậc học khác đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non. Đây là
mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ Trưởng và toàn nghành cần cố gắng khắc



phục trong thời gian ngắn nhất”.
Do sự cấp thiết của đề tài, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách xã hội đến giáo viên trường mầm non 5A,
phường 5, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, hiện nay”. Nhằm tìm hiểu hiểu những tác động
của chính sách xã hội đến cuộc sống giáo viên mầm non hiện nay. Từ đó đưa ra những
khuyến nghị đáp ứng nguyện vọng của giáo viên mầm non, giúp đỡ họ yên tâm, yêu nghề
hơn và tránh tình trạng chảy máu “chất xám” trong ngành giáo dục mầm non hiện nay.
2.Tổng quan tài liệu:
Để cung cấp một cái nhìn tổng quát và làm sáng tỏ những vấn đề còn thiếu của đề tài.
Nhóm chúng tôi đã tập trung sưu tập, đi sâu vào nghiên cứu lịch sử nghiên cứu các tài
liệu của nhiều tác giả có đề tài liên quan đến đối tượng mà nhóm nghiên cứu, nhằm phục
vụ nghiên cứu cho đề tài này một cách tốt nhất. Nhóm chúng tôi nhận thấy hiện nay đề tài
về lĩnh vực giáo dục mầm non không hề thiếu. Tuy nhiên các đề tài đi trước đa số đều tập
trung nghiên cứu khía cạnh nâng cao chất lượng và phát triển năng lực của giáo viên mầm
non. Điển hình như:
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Diệu Thủy “Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo
viên các trường mầm non thành phố Đà Nẵng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quát về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên
mầm non thành phố Đà Nẵng, nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của các
trường và kết quả sơ bộ của công tác tự bồi dưỡng, từ đó đưa ra giải pháp để giúp công
tác bồi dưỡng có hiệu quả và được phổ biến rộng rãi hơn.
Đề tài “Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định”, của tác giả Lê Hoàng Thu Thủy. Nội dung: Đưa ra cái nhìn tổng quát và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng về sự phát triển giáo mầm non trên địa bàn thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đề tài “Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng
nghề đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non” của tác giả Phạm Thị Loan. Nội


dung: Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên mầm non hiện nay. Chủ

yếu là nâng cao năng lực, kỹ năng và trình độ chuyên môn, kiến thức cho giáo viên.
Đề tài “Kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non” của
tác giả Nguyễn Văn Nhân.
Nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non để
đáp ứng công tác giáo dục trẻ trong xã hội hiện đại. Trình bày quá trình bồi dưỡng giáo
viên qua việc phân loại trình độ, sắp xếp các lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy trẻ, kiến thức văn
hóa đến bản lĩnh chính trị, song song với đó là nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho
giáo viên như triển khai tốt công tác đoàn thể, tổ chức các chuyến du lịch, tham quan đến
các đơn vị trường mầm non khác, vừa để giải trí và để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm.
Luận văn thạc sĩ “Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh
Nam Định trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Bích Hạnh.
Luận văn đã khái quát những cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
hiện nay và nêu ra thực trạng ở tỉnh Nam Định với những khó khăn và hạn chế, từ đó đưa
ra những giải pháp để hoàn thiện công tác xã hội hóa giáo dục.
Đề tài “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm
cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên” của tác giả Lưu Thị Kim Phượng.
Đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các
trường mầm non ở thành phố Thái Nguyên. Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu
trưởng đối với việc nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Thái
Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc nâng cao năng lực sư phạm cho giáo
viên mầm non thành phố Thái Nguyên đã góp phần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tại thành
phố. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, bất cập. Giáo viên được đạt
chuẩn chưa nhiều, số giáo viên độ tuổi cao chiếm đa số, thiếu trang thiết bị phục vụ cho
việc giáo dục, giáo viên chưa thật sự sáng tạo và tích cực trong việc tự bồi dưỡng nâng
cao mình.


Đề tài đã cho thấy cái nhìn khách quan và phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
việc nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non ở thành phố Thái Nguyên. Đồng

thời đề tài cũng đã nêu rõ một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng lực
của giáo viên mầm non như: chế độ chăm lo cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên còn
nhiều bất cập, chưa thỏa đáng so với thời gian và cường độ lao động kéo dài của giáo
viên, tỷ lệ học sinh trong mỗi lớp học còn cào so với quy định.
Đề tài “So sánh chất lượng dịch vụ mầm non ở hai khu vực tư và công” của tác
giả Trần Thị Ánh Mai. Nội dung: Đánh giá sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ giữa hai
khu vực mầm non tư thục và công lập. Thông qua khảo sát chất lượng ở hai trường mầm
non công lập Hướng Dương và trường mầm non tư thục Minh Tú.
Các đề tài nghiên cứu chính sách xã hội hiện nay:
Luận văn thạc sĩ “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Nam Phương.
Tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ của giáo dục mầm non ngoài công lập trên
địa bàn TP. Đà Nẵng hiện nay. Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thu thập
số liệu tình hình kinh tế-xã hội, số liệu về giáo dục mầm non của thành phố Đà Nẵng.
Đề tài của tác giả cho thấy do thực trạng giáo viên không đạt chuẩn đang hoạt động,
do một thời gian dài lương thấp lại không ổn định, thiếu chế độ hỗ trợ. Việc bố trí công
tác gặp khó khăn, dẫn đến ngành giáo dục mầm non thấp do đầu vào thấp. Tác giả cũng
cho rằng cần phải công nhận giáo dục mầm non ngoài công lập là bộ phận cấu thành của
hệ thống giáo dục mầm non Việt Nam. Để đảm bảo nhu cầu đáp ứng cho xã hội. Tác giả
cũng nêu ra quan điểm cần phải có chính sách để tránh tình trạng “chảy máu chất xám”
các giáo viên giỏi chuyển từ các trường công lập sang cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập.
Đề tài nghiên cứu “Chính sách xã hội đối với sinh viên sau khi ra trường hiện
nay” của nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Đề tài đã làm rõ tác động các chính sách
của nhà nước đối với tầng lớp lao động tri thức, nêu ra được những mặt hạn chế và tích


cực, nêu rõ rằng kết quả của các chính sách chưa thực sự tương xứng với mục tiêu đề ra.
Trong luận văn tốt nghiệp “Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về
lĩnh vực Công Tác xã hội ở Hà Tây” do sinh viên khoa Công tác Xã hội trường Đại học

lao động xã hội thực hiện đã nêu rõ được các vấn đề chung về tình hình, kết quả các hoạt
động xã hội của địa phương tác động như thế nào đối với tầng lớp tri thức .
Đề tài “Ảnh hưởng của chương trình giáo dục Mầm non hiện hành đến phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên mầm non, Thành phố Phan Thiết”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Hồng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện tại đến phương pháp
và hình thức tổ chức dạy của giáo viên mầm non nhằm khẳng định mối liên hệ giữa việc
thiết kế chương trình đến việc định hướng cho giáo viên mầm non sử dụng phương thức
giảng dạy hiệu quả. Đề tài đã soạn ra những phương pháp, những tiêu chuẩn, hình thức
giảng thế nào là phù hợp đối với giáo viên mần non, cũng như những chính sách những kì
vọng đôi với người giáo viên mầm non
Tuy đưa ra những yêu cầu khắc khe những mong muốn phát triển đội ngũ giáo viên
mần non xây dựng những phương pháp cách thức để nâng cao chất lượng giáo dục mầm
non mà không đề cập đến các chính sách các ưu tiên đối với giáo viên mầm non để họ cải
thiện đời sống và cống hiến với nghề.
Nhận xét chung:
Do bị giới hạn về đối tượng nghiên cứu cũng như khu vực khảo sát của các đề tài.
Các đề tài về lĩnh vực mầm non hiện nay chỉ tập trung nghiên cứu về việc nâng cao chất
lượng việc phát triển giáo dục mầm non và so sánh chất lượng giữa dịch vụ mầm non
công lập và tư thục. Các đề tài trên chưa có sự quan tâm phân tích khía cạnh ảnh hưởng
của chính sách xã hội đến đời sống của giáo viên mầm non. Các đề tài nghiên cứu về
chính sách hiện nay không có nhiều hoặc nghiên cứu không sâu.
Các chính sách của thủ tướng chính phủ
1.Quyết định của thủ tướng chính phủ số 161/2002/QĐ-TTG về một số chính sách
phát triển giáo dục mầm non. Ngày ngày 15 tháng 11 năm 2002.


Nội dụng: đề ra nhiệm vụ, định hướng phát triển các loại hình cơ sở giáo dục, xây
dựng chương trình giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Chính sách đầu tư
và quy hoạch phát triển giáo dục mầm non và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà

nước. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tư nhân nhưng quản lý chất
lượng giáo dục chưa chặt chẽ, dẫn đến việc xuất hiện nhiều nhà trẻ chui, tự phát không
đảm bảo chất lượng.
2. Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011- 2015
của thủ tướng chính phủ.
Đối với giáo viên
a) Giáo viên: (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng
lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân
sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo
viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo
viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non
công lập.
b) Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước
hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
3.Thông tin liên tịch
Hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với
giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ -TTg ngày 26 tháng 10
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm
non giai đoạn 2011-2015 - Số: 09 /2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV.
Nội dung thông tư ngoài việc hổ trợ về bữa ăn cho trẻ em mẩu giáo thì nội dung
chính là các quy định về việc hổ trợ cho cán bộ, giáo viên mầm non. Cụ thể về các
khoảng hổ trợ, các quyền lợi được hưởng và đối tượng, điều kiện cụ thể đối với giáo viên


mầm non.
4. Một số vấn đề về chính sách xã hội trong giai đoạn 2012-2020:
“Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến
năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức

sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội
toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông
tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn,
bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.”
1 - Về chính sách ưu đãi người có công.
2 - Về bảo đảm an sinh xã hội.
2.1 - Về việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
2.2 - Về trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
2.3 - Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.
3 Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá sự tác động và việc thực hiện của các chính sách xã hội đến đời sống giáo
viên mầm non. Tìm hiểu những nguyện vọng và nhu cầu của giáo viên mầm non. Nhằm
đề uất một số khuyến nghị về một số chính sách mới cho giáo viên mầm non.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu những chính sách dành cho giáo viên mầm non hiện nay.
 Tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên hiện nay.
 Phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội (lương,

bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc).
 Đề xuất nhằm cải thiện việc thực hiện chính sách.


4. Câu hỏi nghiên cứu:
 Hiện nay có những chính sách nào dành cho giáo viên mầm non?
 Chính sách nào ảnh hưởng nhiều nhất tới đời sống của giáo viên mầm non?
 Đời sống của giáo viên mầm non hiện nay như thế nào?
 Các yếu tố nào đang tác động đến việc thực hện chính sách?

5. Đối tượng nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách xã hội tới giáo

viên trường mầm non 5A, phường 5, quận 5, Tp.HCM, hiện nay.
 Khách thể: giáo viên mầm non.
 Thời gian: hiện nay.
 Địa điểm: trường mầm non 5A, phường 5, quận 5, Tp.Hồ chí Minh.
 Chủ thể thực hiện: nhóm sinh viên.

6.Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhóm chúng tôi tham khảo các tài liệu có sẵn của tác giả liên quan đến lĩnh vực mầm
non để xây dựng cơ sở lý luận thuận lợi cho việc triển khai nghiên cứu tìm hiểu ảnh
hưởng của các chính sách xã hội đến giáo viên mầm non Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.
Hồ Chí Minh.
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Do đề tài ảnh hưởng của chính sách tới giáo viên mầm non hiện nay còn khá mới mẻ,
chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về khía cạnh chính sách xã hội trong lĩnh vực giáo dục
mầm non. Do đó nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này theo hướng nghiên cứu


định tính. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu làm công cụ điều tra. Nhằm tìm hiểu các
ảnh hưởng của chính sách xã hội tới cuộc sống của giáo viên mầm non cũng như mong
muốn của họ về chính sách xã hội hiên nay. Với dung lượng chọn mẫu gồm 18 giáo viên
mầm non Bình Thọ, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
6.2.1 Tiêu chí phỏng vấn sâu:
Tình trạng hôn nhân: 2 nhóm
 Kết hôn
 Chưa kết hôn

Trình độ học vấn:

 Đại học
 Cao Đẳng
 Trung cấp

7.Khung phân tích


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI

Tiền lương

Bảo Hiểm xã hội
(Bảo hiểm y tế)

Thời gian làm
việc

Đời sống của giáo viên mầm non trường
mầm non 5A, P5, Q5, Tp.Hồ Chí Minh

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1
1.1 Các khái niệm

1.1.1 Chính sách: là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để
thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên

các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường.
1.1.2 Chính sách xã hội: là tác động định hướng theo mục tiêu đến những hiện trạng
cơ cấu xã hội có vấn đề, trong đó trước hết là các cấp xét duyệt nhà nước và các tổ
chức tập đoàn là người thực hiện. Các mục tiêu quan trọng của chính sách xã hội là:
đền bù trong những trường hợp xảy ra tay nạn, trợ giúp và tư vấn trong việc giải
quyết hoàn cảnh cuộc sống vượt quá khả năng của cá nhân, chăm sóc trong trường
hợp không có khả năng tự mình bảo đảm nhu cầu tối thiểu để tồn tại; sự phân bố lại
cả về thu nhập vật chất cũng như vị trí quyền lực xã hội; điều hành các triển vọng
tương lai qua các tổ chức đoàn kết.
1.1.3 Giáo dục mầm non: là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục
mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến
sáu tháng tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn
bị cho trẻ em vào lớp một.
1.1.4 Giáo viên mầm non: là người công tác trong nền giáo dục mầm non, trực tiếp
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường.
1.2 Lý thuyết tiếp cận
1.1.1 Lý thuyết lựa chọn hành vi của George Homans.

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một
cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý
nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Dựa vào đó Homans cho rằng “mô


hình lựa chọn duy lý” của hành vi người tương thích một phần nào đó đối với các
định đề của tâm lý học hành vi. Homans đã đưa ra một số định đề cơ bản về hành vi
người như sau:
Định đề phần thưởng: các hành động của con người có xu hướng lặp lại khi hành
động đó thường xuyên được khen thưởng.
Định đề kich thích: nếu một nhóm kích thích nào trước đây đã từng khiến cho

một hành động nào được khen thưởng thì một nhóm kích thích mới càng giống kích
thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng lặp lại bấy nhiêu thì càng có khả năng làm
cho hành động tương tự trước đây lặp lại bấy nhiêu.
Định đề giá trị: kết quả của hành động càng có giá trị cao đối với chủ thể bao
nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện lại hành động đó bấy nhiêu.
Định đề duy lý: Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành
động đó và khả năng đặt được kết quả đó là lớn nhất.
Định đề giá trị suy giảm: càng thường xuyên nhận được một phần thưởng nào đó
báo nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy
nhiêu đối với chủ thể hành động.
Định đề mong đợi: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì người ta sẽ
hài lòng, còn nếu không được thực hiện thì cá nhận sẽ bực tức, không hài lòng.
Khi áp dụng các định đề của thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans. Nhóm
chúng tôi thấy rằng các định đề của ông góp phần giải thích hiện tượng thiếu hụt giáo
viên mầm non hiện nay. Cụ thể khi phân tích đặc thù của nghề giáo viên mầm non.
Chúng tôi nhận thấy hiện nay giáo viên mầm non phải làm việc với cường độ khá dài,
căng thẳng do phải chăm sóc một số lượng trẻ quá đông so với quy định, bên cạnh đó
các chính xã hội cơ bản (lương, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc) và các chính
sách khác như khen thưởng, đào tạo chưa tương xứng với công sức người giáo viên
mầm non bỏ ra. Ngoài đó giáo viên mầm non khi có gia đình còn phải chịu áp lực từ


phía gia đình, chăm sóc con cái và làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ,
người con dâu. Với sự không tương xứng như vậy nên hiện nay khi lựa chọn nghề
nghiệp ngành giao viên mầm non không được nhiều người lựa chọn. Tuổi nghề của
ngành này cũng không cao cũng chính vì lẽ đó, đa số những giáo viên tâm huyết, yêu
nghề họ sẽ cố gắng trụ vững, những người còn lại sẽ tìm một công việc khác do nghề
giáo viên mầm non không đảm bảo cuộc sống hoặc tìm một trường mầm non có mức
thu nhập cao hơn, tạo ra tình trạng chảy máu “chất xám” trong ngành giáo dục mầm
non. Vì vậy khi áp dụng định đề duy lý của George Homans “các cá nhân sẽ lựa

chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đặt được
kết quả đó là lớn nhất” ta có thể hiểu được sự thiếu hụt giáo viên trong các trường
mầm non hiện nay là điều dễ hiểu.
1.1.2

Lý thuyết cấu trúc-chức năng
Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các bộ

phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau, để đảm bảo sự cân bằng
chung của cả cấu trúc: bất ký một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo
theo sự thay đổi ở các thành phần khác. Sự biến đổi của cấu trúc tuân theo quy
luật tiến hóa, thích nghi khi môi trường sống thay đổi
Tháp nhu cầu của Maslow (1970) được nhà tâm lí học Abraham Maslow đưa ra
vào năm 1973, Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai
nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao.
Nhu cầu cơ bản còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh
lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống,
ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là
những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp,
chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện nếu các nhu
cầu cơ bản không được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy khi con người được đáp ứng những
nhu cầu cơ bản bản thân họ sẽ xuất hiện nhu cầu cao hơn: theo tháp nhu cầu của


Maslow các nhu cầu bậc cao bắt đầu theo thứ tự từ nhu cầu về an toàn, an ninh
(safety, security needs) cao hơn thì có nhu cầu về xã hội (social needs), cao hơn nữa
thì có nhu cầu về được quý trọng (esteem needs), cuối cùng đỉnh của tháp của
Maslow là nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs).
Bên cạnh việc sử dụng định đề lựa chọn duy li trong lý thuyết lựa chọn hợp lí của

George Homans thì thuyết nhu cầu của Adrham Maslow cũng góp phần giải thích các
việc thiếu hụt giáo viên mầm non hiện nay. Nhóm chúng tôi đã áp dụng lý thuyết nhu
cầu của Maslow phân tích ở góc độ chính sách xã hội. Chúng tôi thấy rằng chính sách
xã hội cơ bản (lương, bảo hiểm y tế, thời gian làm việc) là những thứ đáp ứng những
nhu cầu cơ bản của đối tượng. Cụ thể lương dùng để chi trả các chi phí sinh hoạt gia
đình trong đó có chi phí mua thức ăn, đáp ứng nhu cầu vật chất cho con người như
nhà ở, phương tiện đi lại. Bảo hiễm y tế được sử dụng để chi trả cho việc đau ốm,
bệnh tật. Tuy nhiên thực tế hiện nay các chính sách cơ bản trên không đáp ứng đủ cho
cuộc sống của giáo viên mầm non. Tức là không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
của con người. Trong khi đó con người hiện nay không chỉ mong muốn dừng lại ở
việc đáp ứng những nhu cơ bản, mà còn đòi hỏi cần đáp ứng những nhu cầu cao hơn
nhu cầu về an toàn, an ninh; nhu cầu về xã hội; nhu cầu về được quý trọng; nhu cầu
được thể hiện mình. Theo Adrham Maslow, ông cho rằng, những nhu cầu ở mức độ
cao hơn sẽ không xuất hiện nếu các nhu cầu cơ bản không được đáp ứng đầy đủ. Điều
này xuất hiện sự lựa chọn hợp lí là người giáo viên mầm non không được đáp ứng
được những nhu cầu của bản thân. Trong khi đó việc thỏa mãn nhu cầu chính là động
lực thúc đẩy con người hành động. Điều này buộc họ phải tìm một công việc khác cụ
thể là những công việc có lương cao để có thể thỏa mãn các nhu cầu của họ.

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU


Xin chào Anh (Chị), chúng tôi đến từ khoa KHXH&NV trường Đại Học Tôn Đức
Thắng. Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chính sách xã
hội đến giáo viên mầm non hiện nay”. Chân thành cám ơn anh chị đã dành thời gian để
cùng chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Sự giúp đỡ của anh (chị) góp phần quan
trọng vào việc hoàn thành bài nghiên cứu. Chúng tôi xin cam đoan tất cả những điều anh
chị chia sẻ và cung cấp chỉ được sử dụng cho đề tài này và mọi thông tin của anh (chị)
đều được giữ bí mật.
Trân trọng cảm ơn!

Mục 1: Thông tin cá nhân
1.
2.
3.
4.

Tên:
Tuổi:
Tình trạng hôn nhân:
Bằng cấp:

Mục 2: Tiền lương
1. Chị đã làm ở đây được bao lâu rồi? Hiện nay, tiền lương của chị được tính theo cách

nào (hệ số hay theo giờ làm việc), và thu nhập hằng tháng của chị là bao nhiêu?
2. Chị có được nhận thêm phụ cấp hằng tháng không? Nếu có thì chị được nhận là bao

nhiêu?
3. Chị có được trả thêm tiền khi làm tăng ca hay làm thêm ngoài giờ hay không? Nếu có

chị nhận được là bao nhiêu?
4. Với mức thu nhập của giáo viên mầm non như hiện nay, có đảm bảo cuộc sống của chị

hay không? Nếu không thì tại sao?
5. Chị có phải làm thêm ngoài giờ để tăng thêm thu nhập hay không? Nếu có chị đang
làm công việc gì?
Mục 3: Bảo hiểm xã hội
 Khi được nhận vào làm việc tại trường, chị có được kí hợp đồng và được cấp bảo hiểm

xã hội hay không? Nếu không được cấp bảo hiểm xã hội, khi bị bệnh tật hay ốm đau,

chị sử dụng nguồn kinh phí nào để chi trả cho việc chữa bệnh cho bản thân?
Mục 4: Thời gian làm việc
1.Hiện nay được biết thời gian làm việc của người giáo viên mầm non là 8 tiếng/ ngày.
Vậy thời gian chị làm việc một ngày tại trường là bao nhiêu? (câu tiếp theo 2 trường hợp)
TH1:Đối với giáo viên có gia đình
 Với thời gian làm việc như vậy chị có đủ thời gian chăm sóc các thành viên trong gia

đình hay không? Khi chị không có đủ thời gian, ai sẽ là người đảm nhận công việc
đó thay chị?


TH2: Đối với giáo viên độc thân
 Với thời gian làm việc như vậy chị có đủ thời gian chăm sóc cho bản thân hay

không? Tại sao?
Phần chung cho cả hai trường hợp:
2.Với thời gian làm việc như hiện nay, chị có cảm thấy khó khăn trong cuộc sống hay
không? Tại sao?
Mục 5 Nguyện vọng của giáo viên mầm non
1.Theo chị các chính sách của nghành giáo dục hiện nay đã hỗ trợ đủ cho người giáo viên
hay chưa?
2.Trong quá trình công tác chị đã nhận được những chính sách hỗ trợ nào của nhà nước?
3.Với những chính sách xã hội như hiện nay (lương đã gồm phụ cấp, bảo hiểm xã hội…)
chị có nguyện vọng hay nhu cầu về việc cần bổ sung thêm những chính sách xã hội cho
giáo viên mầm non hay không? Nếu có thì chị cần chính sách gì?
HẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận văn thạc sĩ “Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên các trường


mầm non thành phố Đà Nẵng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp” của Lê Thị Diệu
Thủy
2. Đề tài “Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định”, của tác giả Lê Hoàng Thu Thủy


3. Đề tài “Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng

nghề đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non” của tác giả Phạm Thị
Loan
4. Đề tài “Kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non” của
tác giả Nguyễn Văn Nhân.
5. Luận văn thạc sĩ “Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh
Nam Định trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Bích Hạnh.
6. Đề tài “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm
cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên” của tác giả Lưu Thị Kim
Phượng.
7. Đề tài “So sánh chất lượng dịch vụ mầm non ở hai khu vực tư và công” của tác
giả Trần Thị Ánh Mai.
8. Luận văn thạc sĩ “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Nam Phương.
9. Đề tài nghiên cứu “Chính sách xã hội đối với sinh viên sau khi ra trường hiện
nay” của nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng.
10. luận văn tốt nghiệp “Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh
vực Công Tác xã hội ở Hà Tây” do sinh viên khoa Công tác Xã hội trường Đại
học lao động xã hội.
11. Đề tài “Ảnh hưởng của chương trình giáo dục Mầm non hiện hành đến
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên mầm non, Thành phố
Phan Thiết” của tác giả Nguyễn Thị Kim Hồng.
12. Quyết định số 60/2011/QĐ -TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính

phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015
- Số: 09 /2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV.
13. Quyết định của thủ tướng chính phủ số 161/2002/QĐ-TTG về một số chính sách
phát triển giáo dục mầm non. Ngày ngày 15 tháng 11 năm 2002.



×