Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nội dung tác phẩm Minh Mệnh chínhyếu từ quyển 8 đến quyển 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.28 KB, 71 trang )

MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Hiện nay, giới Sử học Việt Nam đang có nhiều ý kiến khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau về công lao đóng góp cũng như những mặt hạn
chế của triều Nguyễn (1802-1945) trong tiến trình lịch sử dân tộc. Xét về
công lao đóng góp, triều Nguyễn đã để lại nhiều thành tựu to lớn. Trong đó,
chúng tôi nhận thấy vua Minh Mệnh đã có nhiều chính sách cải cách tiến
bộ về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, ổn định chính trị, đưa
chế độ phong kiến triều Nguyễn lên đỉnh cao.
Theo chúng tôi, đề tài: “Nội dung tác phẩm Minh Mệnh chính yếu
từ quyển 8 đến quyển 17” thực sự có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học: nghiên cứu đề tài này sẽ làm rõ được nội
dung các chính sách của vua Minh Mệnh về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo
dục để củng cố chế độ thống trị. Từ đó rút ra những thành tựu cũng như
những hạn chế của các chính sách đó. Đồng thời giúp chúng ta hiểu được
tài đức của vua Minh Mệnh.
Về ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu đề tài này đem đến một cách nhìn
toàn diện về chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và củng cố chế
độ thống trị của vua Minh Mệnh. Từ đó, làm cơ sở cho những nhà lãnh đạo
đất nước có thể chắt lọc và vận dụng trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước Việt Nam ngày nay.
Hơn nữa, qua đây sẽ làm rõ nhân cách của vị vua tài đức song toàn
này, từ đó hình thành lòng yêu mến, kính trọng và biết ơn của thế hệ trẻ đối
với những người có công với đất nước trong lịch sử như là vua Minh Mệnh.
Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đem đến nhiều ích lợi cho
bản thân. Đây là dịp để chúng tôi tìm hiểu sâu một vấn đề thuộc lĩnh vực
lịch sử. Đặc biệt giúp tôi củng cố thêm vốn từ chữ Hán và làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tác phẩm Minh Mệnh chính yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn, đúc kết toàn bộ tư tưởng, chính sách của vua Minh Mệnh trong


1


suốt thời gian trị vì đất nước (1820-1840) với nhiều giá trị và ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Đây là một tài liệu sử học quý mà các nhà nghiên cứu về
triều Nguyễn nói chung và triều vua Minh Mệnh nói riêng đều lấy làm cơ
sở để tìm hiểu về triều Nguyễn cũng như triều vua Minh Mệnh.
Ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có sử dụng tư liệu
của tác phẩm Minh Mệnh chính yếu như: Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng
hoảng của chế độ phong kiến triều Nguyễn, Nxb Văn hóa, Hà Nội; Nhiều
tác giả (1993), Triều Nguyễn những vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học,
trường Đại học Sư phạm; Mai Khắc Ứng (1996), Chính sách khuyến nông
dưới thời vua Minh Mệnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Trương Hữu
Quýnh – Đỗ Bang (1991), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống
nhân dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế; Đỗ Bang (1998), Khảo
cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn những vấn đề đặt ra
hiện nay, Nxb Thuận Hóa, Huế...Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu
được đăng rải rác trên các sách, báo, tạp chí...
Thực hiện đề tài khóa luận “Nội dung tác phẩm Minh Mệnh chính
yếu từ quyển 8 đến quyển 17”, chúng tôi đã kế thừa thành tựu của các tác
giả đi trước trong các công trình đã xuất bản. Qua đó, chúng tôi cũng đóng
góp một tiếng nói nhỏ của mình nhằm giúp người đọc tiếp cận tác phẩm
được rõ ràng và dễ hiểu hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện đề tài khóa luận này, đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi là tác phẩm Minh Mệnh chính yếu giới hạn
từ quyển 8 đến quyển 17
* Phạm vi nghiên cứu: Theo yêu cầu của đề tài khóa luận, phạm vi
nghiên cứu của chúng tôi là những nội dung chính từ của tác phẩm Minh
Mệnh chính yếu từ quyển 8 đến quyển 17. Phần nguyên bản chữ Hán của

tác phẩm chúng tôi dựa vào cuốn biên dịch có đính kèm nguyên văn tác
phẩm này Ủy ban dịch thuật Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên xuất bản
vào năm 1974 tại Sài Gòn.
4. Phương pháp nghiên cứu
2


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp
sau:
Khảo sát, thống kê, để xác định tư liệu nghiên cứu.
Phân tích, tổng hợp, để có cái nhìn khoa học về đối tượng nghiên
cứu.
Khái quát hóa, để xác định giá trị vấn đề.
Phương pháp so sánh, cụ thể hóa, để có cái nhìn chính xác.
Phương pháp lịch sử, để sử dụng những dẫn chứng cụ thể và xác
thực.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung đề tài khóa luận của
chúng tôi gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thời đại, tác giả và tác phẩm Minh Mệnh
chính yếu.
Chương 2: Nội dung tác phẩm Minh Mệnh chính yếu từ quyển 8
đến quyển 17.
Chương 3: Nhận xét về các chính sách của vua Minh Mệnh trong
tác phẩm Minh Mệnh chính yếu từ quyển 8 đến quyển 17.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian đầu tư nghiên cứu
chưa nhiều, năng lực, trình độ của bản thân có hạn, tư liệu liên quan đến đề
tài chưa tập hợp đầy đủ nên không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn.


3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
MINH MỆNH CHÍNH YẾU
1.1. Triều Nguyễn dưới thời vua Minh Mệnh
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Lịch sử Việt Nam, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - nửa đầu
thế kỷ XX - là một giai đoạn có nhiều biến động phức tạp. Chế độ phong
kiến dần đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc trầm trọng. Di chứng cuộc
nội chiến Lê - Mạt (1527-1592) và Trịnh - Nguyễn (1627-1672) để lại
không gì cứu vãn nổi. Đất nước bị chia cắt tồn tại một lúc một vua hai
chúa. Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh ngày càng tự tôn và lấn áp quyền hành
của vua Lê. Tình trạng “vua Lê chúa Trịnh” đã đè nặng lên đầu nhân dân
bằng một bộ máy quan lại cồng kềnh, sưu cao thuế nặng, lao dịch ngày
đêm, làm cho cuộc sống của nhân dân Đàng Ngoài vô cùng khốn khổ. Ở
Đàng Trong, thực hiện ý đồ cát cứ chống lại họ Trịnh và duy trì lâu dài
quyền thống trị, Nguyễn Hoàng và con cháu ra sức khai thác đất đai, củng
cố thực lực, phát triển kinh tế, chú trọng nông nghiệp và thương mại để làm
giàu. Nhưng cũng như ở Đàng Ngoài, trải qua vài đời chúa Nguyễn cho đến
khi Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) lên ngôi (1738) và xưng vương
(1774), xây dựng đô thành Phú Xuân nguy nga tráng lệ, thì xứ Đàng Trong
cũng bắt đầu bước vào chặng đường suy đốn bởi thuế má nặng nề, sưu dịch
liên miên. Nhân dân bị bóc lột sức người, sức của để phục vụ bọn quý tộc
ăn chơi xa xỉ… Rồi Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777) kế vị (1765) thì
quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền ra tay vơ vét của cải, lại càng
hủ tệ… Bộ máy thống trị của họ Nguyễn lúc này, trở thành bộ máy ăn bám
thối nát. Mâu thuẫn chứa chất trong lòng xã hội Đàng Trong ngày càng gay

gắt.
Nhân hoàn cảnh đó, ba anh

em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,

Nguyễn Lữ ở ấp Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Bình Định) phất cờ khởi nghĩa
năm 1771, được đông đảo nhân dân miền ngược, miền xuôi hưởng ứng.
4


Năm 1773 quân Tây Sơn đã chiếm được phủ thành Quy Nhơn, dần dần mở
rộng địa bàn kiểm soát ra tận Quảng Ngãi, Quảng Nam. Giữa lúc ấy họ
Trịnh ở xứ Đàng Ngoài, thừa cơ đem quân tràn vào như nước lũ. Nghĩa
quân Tây Sơn đứng giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn nên phải tạm hòa hoãn
với Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.
Trước tình hình đó, họ Nguyễn tất phải sụp đổ. Năm Đinh Dậu
(1777) Nguyễn Phước Thuần, Nguyễn Phước Dương bị Nguyễn Huệ giết,
quân Nguyễn tan rã hoàn toàn. Nguyễn Phước Ánh như là hạt giống non
của họ Nguyễn sót lại may mắn chạy thoát được, nhờ sự che chở của tướng
sĩ trung tín và một số nông dân Nam Bộ. Nguyễn Phước Ánh sống sót qua
nhiều bận nguy nan để lớn lên làm điểm hội tụ của thế lực Nguyễn. Đến
năm Mậu Tuất (1778) Nguyễn Phước Ánh tròn 16 tuổi được quân gia dưới
trướng tôn lên giữ chức “đại nguyên soái” tập trung lực lượng phục thù
chống lại anh em Tây Sơn.
Điều may mắn cho Nguyễn Phước Ánh là năm Bính Ngọ (1786),
Nguyễn Huệ đã mở hướng tấn công ra phía Trịnh và nội bộ anh em Tây
Sơn rạn nứt, bất hòa. Cũng trong thời gian Quang Trung - Nguyễn Huệ tập
trung lực lượng giải phóng Thăng Long cứu nước (1788-1789) thì Nguyễn
Phước Ánh tranh thủ cơ hội ra sức xây dựng lực lượng, thi hành một số
biện pháp hành chính, quân sự, kinh tế, xã hội nhằm củng cố lực lượng

chuẩn bị tấn công ra Bắc.
Với sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, chỉ 27 năm sau từ một cậu bé
12 tuổi trầm luân trong nỗi đau tan cửa nát nhà, Nguyễn Ánh đã trở thành
dũng tướng 39 tuổi kéo đại quân về dành lại Phú Xuân, rồi chiếm Thanh
Nghệ, quân Nguyễn tiếp tục ra Bắc đánh lấy Tam Điệp, Ninh Bình, Phủ Lý,
Nam Định rồi tiến thẳng ra Thăng Long tiêu diệt vương triều Tây Sơn.
Như vậy, trải qua những năm khói lửa liên tục, đất nước bị chia cắt,
cơ cấu xã hội bị rạn nứt thì đến đầu thế kỷ XIX bằng sự ổn định tạm thời
của nhà Nguyễn, đất nước có chung một chính quyền. Nguyễn Phước Ánh
đặt niên hiệu là Gia Long (1802) đổi quốc hiệu là Việt Nam (1804) và lên
ngôi Hoàng đế (1806) đồng thời tổ chức một chính quyền vững mạnh bước
5


đầu phát triển kinh tế, thống nhất phong tục… Nhưng ông vua đầu tiên nhà
Nguyễn chỉ có thể đắp một cái nền mới bằng chất liệu cũ, còn tất cả mọi
lực đẩy cần thiết thì phải đợi đến người nối nghiệp là vua Minh Mệnh.
1.1.2. Thân thế và sự nghiệp của vua Minh Mệnh
Vua Minh Mệnh sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại
làng Tân Lộc tỉnh Gia Định, tên lúc nhỏ là Phúc Đảm, khi được làm Thái tử
đổi lại là Phúc Kiểu, con đầu của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị
Đang nhưng xếp hàng thứ tư trong số 13 Hoàng nam của Gia Long Thế Tổ
Cao Hoàng Đế.
Thuở nhỏ, vua Minh Mệnh thông minh hiếu học, lại giỏi về cưỡi
ngựa bắn cung, tính tình nhân từ biết yêu thương anh em cùng mọi người.
Lúc lên 8 tuổi có lần vua Minh Mệnh chơi với người hầu nhỏ tuổi, lúc ngủ
trưa bị người hầu vẽ lên mặt, khi Thế Tổ bắt gặp vua Minh Mệnh nhận
mình tự vẽ để tên hầu khỏi bị tội. Gặp những lúc Thế Tổ trị tội các hoàng
tử, vua Minh Mệnh thường khóc lóc xin tha.
Năm Ất Hợi (1815) vua Minh Mệnh được lập làm Thái tử đến ở

cung Thanh Hòa, dự phần xem đoán chính sự để làm quen với việc nước.
Tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), vua Minh Mệnh lên nối ngôi,
bấy giờ nhà vua đã 30 tuổi rất am hiểu việc triều chính, việc gì cũng muốn
tỏ tường. Vua Minh Mệnh rất siêng năng, thức khuya, dậy sớm xem xét
công việc, có khi thắp đèn đọc sớ chương từ khắp nơi gửi về đến trống
canh ba mới nghỉ. Nhà vua thường bảo các quan “Lòng người thì ai cũng
muốn an phận, không ai muốn sinh chuyện thay đổi. Những lúc trẻ mạnh
mà không chịu sửa sang thì lúc già yếu mệt mỏi không làm gì được.Vì vậy
trẫm không lúc nào dám lười biếng” [5, tr. 356]. Vì thế, trong thời trị vì vua
Minh Mệnh đã đổi thay rất nhiều việc từ nội trị, ngoại giao cho tới những
cải cách xã hội cũng như những việc trong dòng họ.
Về nội trị, guồng máy cai trị trong nước được sửa đổi, cải thiện lề
lối trung ương tập quyền, cho bỏ các dinh và trấn mà lập các tỉnh. Nước
được chia làm 30 tỉnh và một phủ. Các cơ quan điều khiển tại triều cũng
đổi mới, Thị Thư Viện đổi thành Văn Thư Phòng (1820) rồi lại đổi thành
6


Nội Các (1829) là cơ quan trực tiếp chịu sự chỉ đạo của vua. Năm Giáp
Ngọ (1834) vua Minh Mệnh cho đặt Cơ Mật Viện để trông coi việc quốc
quân trọng yếu. Nhà vua định quan chế, đặt mức lương bổng của các quan
tùy theo từng ngành trật.
Để xã hội có quy cũ, nề nếp vua Minh Mệnh cho thống nhất việc
đo lường và thống nhất y phục. Nhà vua còn nghĩ đến việc lưu chuyển tiền
bạc, tránh cho người đi xa khỏi mang nhiều tiền. Như năm Bính Thân
(1836), vua Minh Mệnh đặt ra Giao Tứ Vụ ở Cao Bằng để chuyển đổi tiền
bạc.
Việc khẩn hoang rất được khuyến khích, ngài lại cho mộ dân lập
những ấp mới ở trong Nam cũng như ở ngoài Bắc khiến cho việc phân phối
ruộng được hợp lý. Ngoài ra ngài cho sửa hệ thống giao thông, đắp đê, đào

kinh, sửa cầu để hàng hóa trong nước được lưu thông dễ dàng.
Việc giáo dục thời vua Minh Mệnh trị vì rất được chú trọng. Nhà
vua thường bảo “Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài” nên nhiều người có
tài đều được nâng đỡ, trọng dụng. Năm Tân Tị (1821), vua Minh Mệnh cho
lập Quốc Tử Giám, các giám sinh học tại trường đều được hưởng học bổng
để ăn học. Về thi cử ngoài kỳ thi Hương đã định ở thời Thế Tổ, vua Minh
Mệnh cho mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình, cho định số điểm để phân loại
người thi đỗ. Rồi định rõ những năm thi Hương, thi Hội, thi Đình. Vua
Minh Mệnh cũng khuyến khích việc soạn sách, tìm hiểu sách cổ. Vì thế có
nhiều sách giá trị được biên soạn như: Gia Định thành thông chí, Minh Bột
Di Án văn thảo, Lịch triều hiến chương loại chí…
Lúc vua Minh Mệnh lên nối ngôi, tình hình đất nước đã ổn định, nhưng về
võ bị vẫn cho luyện tập kỹ càng. Những nơi hiểm yếu, đều được lập đồn ải,
biển thì lập pháo đài. Vì binh lực mạnh nên giặc giã trong nước lần hồi đều
được dẹp yên.
Trong thời vua Minh Mệnh trị vì, bờ cõi nước ta được mở rộng,
lãnh thổ nước ta lớn nhất trong lịch sử bấy giờ. Việc ngoại giao với các
nước được xem trọng. Tháng 4 năm Tân Tị (1821) vua Minh Mệnh ra Bắc
đón sứ nhà Thanh. Với quân Xiêm La và Miến Điện, tình giao hảo được
7


thắt chặt. Với phương Tây, sau vụ án Lê Văn Khôi ở thành Phiên An (Gia
Định) năm 1833 bắt được Cố Du (linh mục Matchand) giúp Lê Văn Khôi ở
trong thành thì vua Minh Mệnh càng từ chối sự giao thương với Phương
Tây.
Về việc dòng họ, vua Minh Mệnh đã để tâm nhiều, nhất là khi con
cháu càng ngày càng đông. Năm Canh Thìn (1820), cho lập Tôn Nhân phủ
để trông coi các việc trong dòng tộc. Năm Tân Tị (1821), cho việc khởi đầu
việc biên soạn Ngọc Điệp, năm sau lại cho biên soạn Hoàng Tử phả,

Hoàng Nữ phả. Đến năm Giáp Thân (1824) thì làm xong Ngọc Điệp, lại đặt
6 năm tu sửa Ngọc Điệp một lần, 3 năm tu sửa Tôn Phả. Nhà vua ban Ngự
chế đế hệ kim sách định 20 chữ thuộc bộ nhật để chọn làm tên cho các vua
đời sau, ban Đế hệ thi và Phiên hệ thi dùng để đặt tên mà định thân sơ các
nhánh trong dòng họ. Ngoài ra, vua Minh Mệnh còn cho soạn Liệt thánh
lục ghi công lao của các liệt thánh đời trước. Vua Minh Mệnh cho sửa sang
lại lăng tẩm liệt thánh, sửa sang lại các cung điện như điện Thái Hòa, Đại
Cung Môn, xây cất Ngọ Môn, Hưng Miếu, Thế Miếu..
Vua Minh Mệnh là người siêng năng chịu khó học hỏi tìm tòi,
trọng những người có tài năng nên đời vua Minh Mệnh có nhiều người phò
tá giỏi, giúp thực thi thành công những chính sách cải tổ của nhà vua để
nước ta có kỷ cương. Tuy nhiên vua Minh Mệnh cũng không tránh khỏi
những điều quá nghiêm khắc đối với dân cũng như quan.
Trong 21 năm cầm quyền vua Minh Mệnh chăm lo mọi việc không
hề nghỉ ngơi, không biết mệt mỏi. Những lúc thong dong vua Minh Mệnh
cũng lưu ý đến việc văn chương, ngự chế được 5 tập thơ Minh Mệnh thánh
chế thi tập, 2 tập văn cùng các bài tản văn. Minh Mệnh là nhà vua đóng
góp nhiều công lao trong sự nghiệp trị nước
Ngày 21 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), Vua Minh Mệnh
đau nặng và mất tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, trị vì được 21
năm.
1.2. Tác giả và tác phẩm Minh Mệnh Chính yếu
1.2.1. Quốc sử quán
8


Khi đất nước dần ổn định, các vua Nguyễn bắt đầu có ý thức biên
soạn quốc sử. Năm 1811 vua Gia Long ban chiếu soạn Quốc triều thực lục,
vua Minh Mệnh rất quan tâm đến việc kiến thiết Quốc sử quán, nhà vua dụ
các bề tôi rằng: “Trẫm muốn lập sử quán, sai các nho thần soạn tập bộ quốc

sử thực lục để nêu những công cuộc xây dựng nền tảng thịnh vượng để cho
đời sau bắt chước vậy”.[20, tr]
Chính vì thế, năm 1820 Quốc sử quán bắt đầu được xây dựng và
hoàn tất sau 1 tháng tại phường Phú Văn trong kinh thành Huế (nay thuộc
phường Thuận Thành, thành phố Huế). Sau nửa năm vua Minh Mệnh cho
xây dựng và cải tạo lại hai dãy nhà bên tòa nhà chính thành nơi làm việc
của quan lại, đồng thời ở cổng chính cho xây dựng hai tấm bia “khuynh cái
hạ mã” ở hai bên. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1821 vua Minh Mệnh làm lễ
khai mạc Quốc sử quán tại điện Cần Chánh và chính thức đưa vào hoạt
động.
Đến năm 1841, Quốc sử quán có thêm hai dãy nhà phụ nữa ở hai
bên do vua Thiệu Trị xây. Năm 1851 vua Tự Đức cho xây thêm Tàng bản
đường nằm ở phía sau tòa nhà chính để đáp ứng yêu cầu chứa các tài liệu,
biên soạn và in ấn. Năm1884, một dãy nhà ngói 7 gian 2 chái được xây
thêm để duy trì việc biên soạn. Đến thời vua Thánh Thái, một số tòa nhà
được tu bổ lại. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Quốc sử quán ngừng hoạt
động hoàn toàn.
Về tổ chức:
Ban biên soạn của Quốc sử quán được chia thành các chức vụ và
quyền hạn sau:
Vai trò
Chỉ đạo
biên soạn
Viết, biên

Chức vụ
Giám tu

Quyền hạn và trách nhiệm
Chỉ đạo biên soạn nội dung thay mặt

nhà vua

Tổng tài

Phụ trách việc biên soạn

Toản tu

Soạn, và sửa nội dung

9


Biên tu
Khảo hiệu
tập và lưu
trữ

Biên soạn
Kiểm tra nội dung và sửa chữa (hiệu
đính)

Đằng lục

Chép nội dung để chuyển cho thợ in

Bút thiếp thức

Phiên dịch và chép lại nội dung


Thư chưởng

Bảo quản tài liệu

Nhập lưu

Bảo quản tài liệu

Trong quá trình hoạt động, Quốc sử quán đã để lại rất nhiều công
trình lịch sử, địa lý, văn học, pháp luật quy mô, được biên soạn một cách
chặt chẽ nhất theo phong cách sử Việt Nam kết hợp với Trung Quốc.
Về địa chí, một loạt công trình được biên soạn: bộ Hoàng Việt nhất
thống dư đị chí (1806 chưa được in) của Lê Quang Định, Hoàng Việt địa
dư chí của Phan Huy Chú (viết vào đầu thế kỉ 19), Đại Việt địa dư toàn
biên (hay Phương Đình dư địa chí) do Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quý soạn
thời Tự Đức, Đại Nam nhất thống chí (1841)… Ngoài những bộ quốc chí,
Quốc sử quán còn biên soạn nhiều sách địa phương chí như: Bắc thành địa
dư của Lê Chất va Nguyễn Văn Lý, Gia Định thành thông chí của Trịnh
Hoài Đức, Hải Dương địa dư và Hải Đông chí lược của Ngô Thời Nhậm…
Về lịch sử, văn học, pháp luật, Quốc sử quán đã cho biên soạn và
cho khắc in hàng chục công trình đồ sộ như: Đại nam thực lục, Đại nam
liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Đồng Khánh Khải Định chính yếu, Quốc sử toát yếu, Minh Mệnh ngự
chế văn, Minh Mệnh ngự chế thi tập, Thiệu Trị ngự chế thi, Tự Đức ngự
chế thi…
Dù có những hạn chế về quan điểm, hình thức, nội dung biên soạn
nhưng Quốc sử quán đã để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ có giá trị, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học xã hội và lịch sử Việt Nam. Đến nay

10



nhiều công trình của Quốc sử quán vẫn được tiếp tục nghiên cứu, tái bản,
được dịch và xuất bản ở nhiều nước bằng nhiều thứ tiếng.
1.2.2. Tác phẩm Minh Mệnh chính yếu
Minh Mệnh chính yếu là một trong những bộ sách đầu tiên do Quốc
sử quán biên soạn gồm quyển thủ và 25 quyển, in bằng chữ Hán, chia làm
22 thiên, mỗi thiên chia thành 1 hoặc 2 quyển.
Nội dung tác phẩm đề cập đến những chính sách thiết yếu dưới
trỉều vua Minh Mệnh: sinh hoạt cung đình, hình luật, lễ nhạc, ngoại giao trị
an, khai hoang, giáo hoá …
Mục đích và yêu cầu của bộ sách được thể hiện rõ qua lời tâu của
Hà Tôn Quyền và một số các vị đại thần: “Xin phái những bậc thông hiểu
văn học, đem các bản châu phê cùng những bản ghi chú trong những lúc
khởi, cử, động, tác, chia loại vựng đính thành một bộ, nhan đề là Minh
Mệnh chính yếu toàn thư, chúng tôi lần lượt sửa sang, khi sách đã thành xin
giao cho thợ khắc và ấn hành, để phổ biến trong thiên hạ, là đầu mối bởi ở
đây, đã dâng sớ và phụng chuẩn”.[20, tr ]
Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), được phê chuẩn cho biên tập, đến
năm thứ 21 (1840) thì đã biên thành. Đời vua Thiệu Trị giao cho sử quán tu
soạn. Đến đời vua Tự Đức các sử thần toản tu (vua Tự Đức xem duyệt và
sửa lại một ít) rồi giao cho sử quán ấn hành. Năm vua Thành Thái thứ 9 các
sử thần lại tu sửa tiếp.
Về thể tài bộ sách này được các sử thần sử dụng phương pháp “sử
ký biên niên”, nghĩa là trước tiên người ta dùng can và chi để ghi năm, niên
hiệu, ghi ngày tháng rồi sau người ta mới phân biệt thuật lại các sự kiện
lịch sử với nội dung đầy đủ.
Lời văn của bộ sách ngắn gọn, các sự việc được chép lại đều sát
thực, không chuộng hư văn, theo đúng lời dụ của vua Minh Mệnh: “chính
yếu là đại yếu của chính thể vậy. Phàm những việc lớn thì nên chép rõ, còn

những việc nhỏ chỉ chép lược mà thôi”. Chính vì vậy tài liệu trong bộ sách
này có độ tin cậy và độ chính xác cao.

11


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG TÁC PHẨM MINH MỆNH CHÍNH YẾU TỪ
QUYỂN 8 ĐẾN QUYỂN 17
2.1. Chính sách phát triển kinh tế
2.1.1. Chính sách phát triển nông nghiệp
Đất nước trải qua cơn khói lửa liên miên, với những hậu quả khốc
liệt của nó, đã đẩy người dân lưu tán xiêu dạt khắp nơi, không một tấc đất
cắm dùi. Để ổn định đất nước thì chỉ còn cách đưa người dân trở về với
đồng ruộng. Giải pháp nông nghiệp lúc này là căn bản của nền kinh tế quốc
gia. Đồng thời cũng là chiếc cầu nối để đưa nhân dân gần lại với triều đình.
Chính vì vậy trong suốt thời gian trị vì, vua Minh Mệnh luôn quan tâm đến
đời sống của nhân dân và nghề nông. Trong công trình Chính sách khuyến
nông dưới thời Minh Mạng của tác giả Mai Khăc Ứng đã cho thấy tâm
huyết của vua Minh Mệnh đối với những người nông dân chân lấm tay bùn.

原為憂農事
諒皆識我情
Nguyên vị ưu nông sự
Lượng giai thức ngã tình
(Trích Minh Mệnh ngự chế thi)
Dịch nghĩa:
Toàn chí (của tô) là lo nghĩ về việc làm ruộng
Mong tất cả hãy hiểu cho lòng chân thành của tôi
Sự quan tâm của vua Minh Mệnh đối với nghề nông thể hiện rõ

hơn qua thái độ trọng nông của ông. Nhà vua thường nói với các triều thần
rằng:

農為國家之先務不有身率之則無以教
天下舍末而崇本也

12


Phiên âm: Nông vị quốc gia chi tiên vụ, bất hữu thân suất chi tắc,
vô dĩ giáo thiên hạ xá mạt nhi sùng bản dã [21, Trọng nông, thượng, tr.
12b].
Dịch nghĩa: Việc nông là việc đầu tiên của quốc gia, nếu không tự
đem mình ra đốc suất làm gương, thì làm sao mà dạy thiên hạ bỏ ngọn
chuộng gốc vậy.
Trong một lời dụ khác gửi cho bộ Hộ vua Minh Mệnh cũng nói:

民生之功莫先於稼穡朕於勸農一事向來
丁 寧告 戒 誠 欲 吾 民 專 事 南 畝 共 陶 富 給
Phiên âm: Dân sinh chi công mạc tiên ư giá sắc. Trẫm ư khuyến
nông nhất sự hướng lai, đinh ninh cáo giới, thành dục ngô dân chuyên sự
nam mẫu, cộng đào phú cấp [21, Trọng nông, hạ, tr.9b].
Dịch nghĩa: Việc dân sinh không có gì cần trước hơn việc cấy gặt.
Trẫm đối với việc khuyến nông từ trước đến nay, thường nói đi nhắc lại
nhiều lần, thật muốn dân ta chuyên cần làm ruộng, để mọi người cùng được
cung cấp đầy đủ.
Hay:

農 事 民 千朕 心 深
Phiên âm: Nông sự dân thiên Trẫm tâm thâm.[21, Trọng nông, hạ,

tr.14a]
Dịch nghĩa: Việc làm ruộng là trời của dân, lòng Trẫm rất lo lắng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được tấm chân tình của ông vua trọng
nghề nông. Ông vui mừng khi khắp nơi đều thấm nhuần ơn mưa móc.
“Trẫm rất vui mừng và thành kính nghĩ rằng ơn trên đã ban cho ngành nông
nghiệp chung vui mà nhìn lên trời bốn phương mây mưa che đủ khắp
nơi”[21, tr. 29]. Ông cũng lo lắng khi thấy đồng ruộng lâu ngày bị khô hạn.
“Trẫm lâu ngày lo lắng về việc mưa, cầu cho nghề nông, ngày đêm không
có phút nào xao lãng’’[21, tr. 55]. Vì thế, chỉ trong hai thiên (thượng, hạ)
của phần “Trọng nông” đã có rất nhiều lần nhà vua ra lệnh làm lễ “cầu
đảo”.
13


Quan tâm đến việc làm ruộng của dân, trước hết phải mở rộng diện
tích đất trồng lúa, cung cấp ruộng đất cho dân cày. Thực hiện chủ trương
trên vua Minh Mệnh đã ban hành chính sách khẩn hoang. Chính sách này,
được thực hiện bằng các hình thức chủ yếu như: mộ dân khai hoang, sử
dụng lực lượng tù phạm, đồn điền, dinh điền…
Về hình thức mộ dân khai hoang, đây là một hình thức đã được
thực hiện từ thời vua Gia Long (1806) ở Gia Định. Đến thời vua Minh
Mệnh thì vẫn tiếp tục được thực hiện và có quy mô rộng lớn hơn, tập trung
ở các tỉnh Quảng Ngãi, Châu Đốc, Hà Tiên. Năm (1836) vua Minh Mệnh
dụ nội các rằng:

田界以定而荒閒可耕之地猶多須勤於
勸相俾墾闢日廣兒益裕民天尋令南圻諸省
臣申飭府縣勸課轄民儘將所在荒廢田土報
墾年底準據轄下田土增減之數彙冊以聞
Phiên âm: Điền giới dĩ định, nhi hoang nhàn khả canh chi địa do

đa, tu cần ư khuyến tương tỉ khẩn tịch nhật quảng, nhi ích dụ dân thiên.
Tầm lệnh nam kì chư tỉnh thần thân sức phủ huyện khuyến khóa hạt dân,
tẫn tương sở tại hoang phế điền thổ báo khẩn, niên để chuẩn cứ hạt hạ
điền thổ tăng giảm chi sổ, vựng sách dĩ văn [21, Trọng nông, hạ, tr. 11a].
Dịch nghĩa: Bờ cõi ruộng đất đã định rồi, nhưng đất hoang có thể
cày cấy còn nhiều, vậy phải chuyên cần khuyên dân khai khẩn càng ngày
càng rộng để nhân dân có đầy đủ lương thực. Truyền lệnh các tỉnh thần ở
Nam Kỳ sức cho các phủ huyện khuyên dân trong hạt, khai khẩn cho kì hết
ruộng đất bỏ hoang. Cuối năm căn cứ vào số ruộng đất cày cấy trong hạt
tăng hay giảm, lập thành danh sách để tâu lên.
Việc mộ dân khai hoang, được nhà vua quan tâm và hỗ trợ rất
nhiều. Chẳng hạn như: “Năm 1838, nhà Nguyễn bỏ tiền thuê nông dân vỡ
hoang ở Kinh kỳ, mỗi người được cấp một tiền và một bát gạo trong ngày.

14


Sau khi thành ruộng, họ được quản nhận cày cấy và tha thuế 6 năm” [28,
86].
Đối với hình thức sử dụng lực lượng tù phạm, thì theo luật nhà
Nguyễn cũng như các triều đại khác, những người bị tội lưu (đi đày) phải
lao động phục dịch, phải khẩn hoang cày cấy nơi giam giữ. Việc sử dụng
lực lính tù phạm đã được áp dụng từ năm Gia Long thứ 16 (1817) đến năm
Minh Mệnh thứ 17 (1836) vẫn được thực hiện với sự chỉ bảo cụ thể và sáng
tạo hơn: tù phạm ở đâu thì phát phối ở đó, hàng tháng mỗi người được cấp
5 tiền và một phương gạo, để khai khẩn làm ăn dưới dạng binh dịch. Nhà
vua giải thích rằng:

此等犯前經有旨開釋分插沿邊社村蓋念
他 久在 拘 禁 故 欲 使 之 竝 生 竝 育 於 天 地 之 閒在

須 為 之 處 置得 以 資 生 於 方 有 遷 善 自 新 之 路 且
所荒 留 田 土 為數 猶多 可 傳 諭 廣 義 平 定 富 安 慶
和 平 順 諸 省 督 撫 布 按等 各 炤 屬 轄 諸 省 閒 曠 可
耕 之 地 而 民 不 能 盡 墾 者 即量 給 為 兵 等 犯 使 出
力 耕 作 其 起 料 年 限 竝 應 徵 稅 額.
Phiên âm: Thử đẳng phạm tiền kinh hữu chỉ khai thích, phân sáp
duyên biên xã thôn. Cái niệm tha cửu tại câu cấm cố, dục sử chi tịnh sinh
tịnh dục, ư thiên địa chi nhàn, tu vi chi xử trí, đắc dĩ tư sinh, phương hữu
thiên thiện tự tân chi lộ. Thả sở tại lưu hoang điền thổ vi sổ do đa, khả
truyền dụ: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận chư
tỉnh, đốc, phủ, bố, án đẳng các chiếu thuộc hạt chư tỉnh nhàn khoáng khả
canh chi địa, nhi dân bất năng tận khẩn giả, tức lượng cấp vi binh đẳng
phạm, sử xuất lực canh tác, kỳ khởi liệu niên hạn tịnh ứng trưng thuế
ngạch [21, Trọng nông, hạ, tr. 6a].
Dịch nghĩa: Trước đã có chỉ cho tha những lính tù phạm, chia thành
từng nhóm để tháp vào xã thôn. Nhưng nghĩ họ đã ở nơi giam cấm lâu
15


ngày, muốn cho cùng sinh cùng dục trong khoảng trời đất, nên tìm cách xử
trí, để họ được nhờ cậy mà sống, mới có thể theo con đường phải và tự đổi
mới. Vả lại, các tỉnh còn nhiều số ruộng đất bỏ hoang, nên truyền dụ: các
Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, phải xét các hạt ở trong tỉnh có đất bỏ
trống đáng canh tác, mà dân không thể khai khẩn hết, tính liệu chia cấp
ngay cho lính đã bị tù, khiến họ đem sức ra cày cấy, và định hạn sau mấy
năm phải thu thuế ruộng đất.
Khai hoang bằng hình thức dinh điền, là một hình thức khai hoang
có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân. Nó vừa giải quyết được vấn đề
nhân lực ở nông thôn, vừa chuyển các vùng đất hoang, đặc biệt là đất ở ven

biển ven sông thành ruộng đồng làng xóm. Để đôn đốc việc khai khẩn đất
hoang bằng hình thức dinh điền, vua Minh Mệnh cho đặt ở mỗi địa phương
một viên quan để phụ trách gọi là Dinh điền sứ. Vào năm Minh Mệnh thứ 9
(1828) Nguyễn Công Trứ đã đảm nhiệm chức vụ này. Ông đã dâng sớ tâu
xin khai khẩn ruộng hoang:

古者分田制產民有常業故相安田里罔有
邪心今南定膠水真定諸縣荒閒之地一望無際
其他又不知幾千百畝如給之公需傳集貧民墾
治則 國家所費無幾而自然之利及於無窮且
錢洲蓁莽匪徒常於此嘯聚若開破之不惟可以
業 貧 民倂 可 以 絕 惡 黨
Phiên âm: Cổ giả phân điền, chế sản dân hữu thường nghiệp cố
tương an điền lý, võng hữu tà tâm. Kim Nam Định, Giao Thủy Chân Định
chư huyện, hoang nhàn chi địa, nhất vọng vô tế kỳ tha hựu,bất tri kỷ thiên
bách mẫu, như cấp chi công nhu, truyền tập bần dân khẩn trị, tắc quốc gia
sở phí vô kỷ, nhi tự nhiên chi lợi cập ư vô cùng. Thả Tiền Châu trăn mãng,

16


phỉ đồ thường ư thử khiếu tụ, nhược khai phá chi bất duy khả dĩ nghiệp
bần dân tính, khả dĩ tuyệt ác đảng [21, Trọng nông, thượng, tr. 13a].
Dịch nghĩa: Người xưa chia cấp ruộng đất, tạo ra của cải cho dân
có nghề nghiệp thường xuyên an phận với ruộng đất trong làng, không còn
có lòng tà nghĩ đến làm bậy. Nay tại Nam Định, hai huyện Giao Thủy và
Chân Định đất hoang nhàn rộng mênh mông, tầm mắt trông xa không thấy
bờ bến, không biết mấy ngàn, mấy trăm mẫu, nay nếu cấp công nho, truyền
cho tập trung dân nghèo đến đó khai khẩn, thì quốc gia chi ra phí tổn không
bao nhiêu, mà nguồn lợi tự nhiên sẽ được vô cùng vậy. Vả lại, tại Tiền

Châu cỏ cây rậm rạp, bọn giặc cướp thường tụ họp ở đó; nay nếu khai phá,
thời chẳng những bần dân có nghề nghiệp làm ăn mà còn có thể tuyệt trừ
đảng ác.
Nguyễn Công Trứ đưa ra những biện pháp cụ thể trong việc khai
khẩn đất hoang như sau:

請令鎮臣募民開墾五十人立為一里三十
人為一邑量地以居牛耕田器官為之給三年成
田炤例起徵則地無餘利民盡歸農澆薄之風反
厚矣
Phiên âm: Thỉnh lệnh trấn thần mộ dân khai khẩn, ngũ thập nhân
lập vi nhất lý, tam thập nhân vi nhất ấp, lượng địa dĩ cư; ngưu canh điền
khí quan vi chi cấ,p tam niên thành điền, chiếu lệ khởi trưng, tắc địa vô dư
lợi, dân tận quy nông, kiêu bạc chi phong phản hậu hĩ [21, Trọng nông, tr.
13b].
Dịch nghĩa: Xin ra lệnh cho các quan trấn mộ dân đến khai khẩn,
cứ 50 người lập thành một làng, 30 người lập thành một ấp, tùy theo đất mà
định cư; các ngưu canh điền khí đều do quan cấp, 3 năm thành ruộng, bắt
đầu cho trưng, thu thuế; như thế thì đất không mất lợi, mà dân đều hướng
hết vào nghiệp nông, nếp sống kiêu bạc trở nên thuần hậu vậy.

17


Hình thức dinh điền, được thực hiện đầu tiên ở vùng Thái Bình.
Quá trình thực hiện được Nguyễn Công Trứ hướng dẫn khá chu đáo.Vì
thế, mà khai hoang bằng hình thức này đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Đồn điền là hình thức khai hoang của nhà nước vốn được thực hiện
từ đời nhà Trần. Cho đến các vua triều Nguyễn thì hình thức này được mở
rộng và phổ biến. “Năm 1804, Gia Long cho mở rộng chế độ binh đồn điền

ra Quảng Ngãi. Các kiên cơ ở đây phải đi vỡ hoang cày cấy. Năm 1814,
tổng số dân đinh ở đồn điền lên tới 9.876 người. Trong số này thì đồn điền
ở Nam Kỳ chiếm phần lớn. Như Gia Long, Minh Mệnh nhận xét: Nam Kỳ
đất rộng người thưa là khu vực chủ yếu để phát triển chế độ đồn điền. Điều
này có 4 điều lợi:
- Mở rộng diện tích ruộng đất, tăng sản lượng lương thực.
- Tăng thêm thu nhập của nhà nước.
- Bảo đảm quyền thống trị của nhà nước trên vùng đất mới đồng
thời đảm bảo việc trị an ở địa phương.
- Giải quyết một phần quân lương vùng biên giới và lương thực cho
tù phạm” [28, tr. 91].
Vì vậy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), vua Minh Mệnh đã cho đặt
đồn điền ở tỉnh Hà Tiên với lời dụ rằng:

河僊地多餘利而適今省轄無事可諭令省
臣 倣古 屯 田 擇 其 可 耕 之 地 按 給 駐 防 弁 兵 以 耕
牛 田 器 使之 且 耕 且 操 所 得 粟 米 花 利 聽 自 食 用
俟 一 二 年 成 田後 即 以 此 充 為 口 糧 在 官 只 給 餉
錢 毋 須 給 米 以 為 久遠 之 計
Phiên âm: Hà Tiên địa đa dư lợi, nhi thích kim tỉnh hạt vô sự. Khả
dụ lệnh tỉnh thần phỏng cổ đồn điền, trạch kỳ khả tịch chi địa, án cấp trú
phòng biền binh dĩ canh ngưu điền khí, sử chi thả canh thả thao, sở đắc túc
mễ hoa lợi, thính tự thực dụng. Sĩ nhất nhị niên thành điền hậu, tức dĩ thử

18


sung vi khẩu lương, tại quan chỉ cấp hướng tiền, vô tu cấp mễ, dĩ vi cửu
viễn chi kế [21, Trọng nông, hạ, tr. 4a].
Dịch nghĩa: Đất tỉnh Hà Tiên có nhiều nguồn lợi, lại gặp khi tỉnh

hạt không có việc gì quan trọng. Truyền dụ các tỉnh thần phải bắt chước
các đồn điền ngày xưa, chọn nơi đất có thể cày được, xét cấp cho binh sĩ trú
phòng, trâu cày và đồ dùng làm ruộng, khiến quân lính vừa cày vừa tập
luyện, hễ thu hoạch bao nhiêu lúa gạo hoa lợi, đều cho họ ăn dùng. Đợi một
hai năm, sau khi khai khẩn thành ruộng, đem hoa lợi sung vào sổ lương,
các quan chỉ cấp tiền lương, không phải cấp gạo, làm kế lâu dài.
Năm Minh Mệnh thứ 19 (1833), nhà vua lại tiếp tục cho đặt đồn
điền ở Tả Hữu Trạch Nguyên (Tả Trạch Nguyên và Hữu Trạch Nguyên).
Vua Minh Mệnh ban dụ rằng:

國家承平日久戶口日蕃所在地方田野為
之日闢矣乃京畿之地閒曠尚多即如左佑兩澤
源距京城不 甚遠一向委之荒豈不可惜昨經
派出監城相度繪圖進覽其可耕居者凡得十餘
處可傳旨京尹量雇開墾要得田地可耕仍聽民
認領耕居自食其力使之樂樂而利利矣
Phiên âm: Quốc gia thừa bình nhật cửu, hộ khẩu nhật phiền, sở tại
địa phương điền dã vi chi nhật hĩ. Nãi Kinh kỳ chi địa, nhàn khoáng
thượng đa, tức như Tả Hữu lưỡng Trạch Nguyên, cự kinh thành bất thậm
viễn, nhất hướng uỷ chi hoang, khởi bất khả tích. Tạc kinh phái xuất giám
thành tương đô hội đồ tiến lãm, kỳ khả canh cư giả phàm đắc thập dư xứ.
Khả truyền chỉ Kinh doãn, lượng cố khai khẩn yếu, đắc điền địa khả canh.
Nhưngthính dân nhận lãnh canh cư, tự thực kỳ lực, sử chi lạc lạc nhi lợi lợi
hĩ [21, Trọng nông, hạ, tr.15a].
Dịch nghĩa: Nước nhà hưởng thái bình lâu ngày, hộ khẩu ngày càng
đông, ruộng đất tại các địa phương ngày càng mở mang. Đất ở miền Kinh
19


Kỳ, còn nhiều nơi bỏ trống, tức như Tả Hữu Trạch Nguyên, cách Kinh

thành không xa lắm, bấy lâu vẫn để hoang rậm, sao lại không tiếc. Ngày
trước đã phái viên giám thành đến đo đạc vẽ bản đồ đâng lên xem, có đến
hơn mười nơi có thể đến cư trú và canh tác. Vậy truyền chỉ cho viên Kinh
doãn, liệu lượng cách thuê người khai khẩn, sao cho ruộng đất có thể cày
cấy. Rồi cho nhận lãnh đất cư trú và canh tác, tự nuôi sống bằng sức mình,
khiến vui điều đáng vui, lợi diều đáng lợi.
Về lực lượng để khai phá đồn điền chủ yếu là binh lính và tù phạm.
Hoàng đế thông dụ cho sáu tỉnh Nam Kỳ rằng:

屬轄荒閒之地何所有屯田兵墾植者即將
在省軍流徒役安置安插為奴與充當若差諸囚
犯交所在屯田兵管束令勤力耕作
Phiên âm: Thuộc hạt hoang nhàn chi địa, hà sở hữu đồn điền binh
khẩn thực giả. Tức tương tại tỉnh quân lưu đồ dịch an trí an sáp vi nô, dữ
sung đương nhược sai chư tù phạm, giao sở tại đồn điền binh quản thúc,
lệnh khuyến lực canh tác [21, Trọng nông, hạ, tr. 25a].
Dịch nghĩa: Trong hạt có đất hoang rậm, lại đã lập đồn điền để lính
khai khẩn trồng trọt. Phải đem những lính bị tội lưu đồ đã lâu tháp vào làm
nô dịch cùng các tù phạm khổ sai, giao cho quân lính trong các đồn điền
quản thúc, phải chuyên cần làm ruộng.
Như vậy, khai hoang là một chính sách nông nghiệp tích cực, nó
không chỉ quan hệ đến việc mở rộng diện tích đất canh tác mà còn tạo ra
nguồn thu nhập cho nhà nước, giải quyết mối mâu thuẫn giữa nông dân và
nhà nước phong kiến. Thông qua hoạt động này, thái độ của nhà nước đối
với vấn đề ruộng đất được thể hiện rõ nét.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vua
Minh Mệnh cũng rất quan tâm đến công tác thủy lợi và trị thủy. Ngay từ
khi mới lên ngôi, vua Minh Mệnh đã cho khơi vét lòng sông An Cựu tại
kinh đô Huế:


20


賜名安舊河曰利農河嘉隆初年濬香江支
河 通于 順 直 港 農 辰 灌 溉 最 為 民…昔 先 帝 開 此
河農民萬世之利也乃以利農名之命於河口上
下立石碣為誌
Phiên âm: Tứ danh An Cựu hà viết Lợi Nông hà (Gia Long sơ niên,
tuấn Hương Giang chi hà thông vu Thuận, trực cảng nông thìn quán cái tối
vi dân …Tích tiên đế khai thử hà, nông dân vạn thế chi lợii dã, nãi dĩ Lợi
Nông danh chi mệnh, ư hà khẩu thượng hạ lập thạch kiệt vi chí [21, Trọng
nông, thượng, Tr. 2b].
Dịch nghĩa: Vua sắc cho sông An Cựu đổi tên là sông Lợi Nông
(Niên hiệu Gia Long sơ niên, đào nhánh sông Hương Giang thông đến cửa
Thuận, đến mùa nông tát nước tưới ruộng rất lợi cho dân)… Xưa tiên đế
cho đào sông ấy, người nông dân được nguồn lợi muôn đời vậy, bèn lấy tên
là Lợi Nông mà ban cho, còn cho lập kệ đá đặt ở phía trên và phía dưới cửa
sông để ghi chú.
Năm thứ 6 (1825), vua Minh Mệnh sai phó đô thống chế Phan Văn
Thúy điều khiển việc đào sông Vĩnh Định thuộc tỉnh Quảng Trị. Nhà vua
ban dụ rằng:

河此之濬可以通承天廣治諸水 路而便
農功
Phiên âm: Thử hà chi tuấn khả dĩ thông Thừa Thiên – Quảng Trị
chư thủy lộ ,nhi tiện nông công [21, Trọng nông, thượng, tr. 7a].
Dịch nghĩa: Đào sông ấy có thể thông thương các đường thủy nối
liền Thừa Thiên – Quảng Trị, mà lại tiện công việc nhà nông.
Cũng năm này, vua Minh Mệnh lại cho đào thêm con sông Vĩnh
Điện tại Quảng Nam và sai quan phó đô thống chế Trương Văn Minh điều

khiển công trường.

21


Năm thứ 15 (1834) vua ra lệnh đào sông Cửu Hà thuộc tỉnh Hưng
Yên để san sẻ bớt sức nước sông Nhị Hà (Sông Hồng). Khi đào sông xong
rồi, tỉnh thần Hưng Yên tâu rằng: “Lúa mùa hè rất được so với năm trước,
được nhiều hơn”.
Năm thứ 16 (1835) vua ra lệnh cho đào sông Phổ Lợi. Đến năm thứ
17 (1836) tiếp tục thuê dân đào con sông này. Khi đào xong dòng sông
được thông suốt, nước chảy cuồn cuộn. Nhà vua sắc rằng:

敕京尹傳示轄民凡河之兩旁隨 勢遵水
入田又增溝渠畎澮至鹹水期壅閉以利農功
Phiên âm: Sắc Kinh doãn, truyền thị hạt dân phàm hà chi lưỡng
bàng, tùy thế tuân thủy nhập điền, hựu tăng câu cừ quyến quái chí hàm
thủy, kỳ ủng bế dĩ lợi nông công [21, Trọng nông, hạ, tr. 7b].
Dịch nghĩa: Sắc cho quan Kinh doãn, truyền dân trong hạt ở hai
bên bờ sông, phải tùy thế mà đẫn nước vào ruộng, lại đào thêm các ngòi,
kênh chảy đến nơi nước mặn, để sông khỏi bế tắc làm lợi cho việc làm
ruộng.
Đồng thời với việc đào vét sông ngòi, vua Minh Mệnh luôn nhắc
nhở các viên quan đứng đầu tỉnh, phải chú ý đến công tác trị thủy. Việc đắp
đê ngăn nước là một hoạt động thường xuyên trong công việc trị thủy của
cha ông ta từ xưa đến nay, để ngăn lụt, chống hạn, bảo vệ mùa màng. Thấu
hiểu được tầm quan trọng của việc đắp đê ngăn lụt, vua Minh Mệnh đã
phán rằng:

堤防之設以防水 衛農民生之利病係焉

Phiên âm: Đê phòng chi thiết dĩ phòng thủy vệ nông dân sinh chi
lợi bệnh hệ yên [21, Trọng nông, thượng, tr. 15a].
Dịch nghĩa: Đặt ra việc phòng đê là để phòng nước dâng, và lại còn
bảo vệ mùa màng, quan hệ đến việc lợi hại cho dân sinh.
Hay “Việc đắp đê giữ lụt Trẫm thường đều nửa đêm lo tinh suy
nghĩ đến đời sống của nhân dân mà chưa được kế gì hay” [24. tr.756]

22


Chính vì vậy, việc để đê hay phá đê, đã thực sự trở thành một vấn
đề ,chiếm không ít thời gian bàn luận trong triều vua Minh Mệnh, và đối
với bản thân vua Minh Mệnh, như ông đã từng thổ lộ vấn đề đó đã làm ông
mất ăn mất ngủ nhiều ngày “Việc đề phòng Trẫm thấu đêm lo nghĩ bởi 2, 3
lần dụ bảo phải dự phòng trước, chớ để lo cho nhân dân” [24, tr. 863].
Nhận thấy tình trạng khó khăn về đê điều, năm 1828 theo đề nghị
của các quan, Minh Mệnh cho đặt Nha Đê Chính trông nom việc đê điều.
“Đặt riêng một Nha Đê Chính lấy quan văn nhị phẩm một người làm quản
lí, quan võ tam phẩm một người làm tham biện, sở thuộc thì đặt thận cần
với Viên ngoại lang một người, chủ sự và Tư vụ đều hai người, Bát, Cửu
phẩm thư lại đều 4 người Vị nhập lưu thư lại 30 người, lại trích 2 đội thành
binh cho lệ vào. Có việc quan trọng thì quan Đê Chính cùng với thành thần
bàn tán, hội hàm làm sớ tâu lên” [24, tr. 771]. Đến năm (1833), vua Minh
Mệnh hạ lệnh bỏ Nha Đê Chính. Từ đây giao cả cho các Tổng đốc, Tuần
phủ đôn đốc giải quyết. Để giúp vua giám sát tình hình đê điều hàng năm
có các đoàn “kinh lí hà đê” hay thanh tra đê điều Trung ương về các tỉnh
khám xét và báo cáo.
Song song với việc đắp giữ đê, vua Minh Mệnh còn chú ý đến việc
đắp đập. Khi đi tuần nhà vua đã sai đắp đập vệ nông ở núi Thúy Ba, Linh
Thái để ngăn nước mặn tràn vào, sai đắp bờ đê đầm La Bích, Tô Đà thuộc

tỉnh Thừa Thiên để ngăn nước sông Lợi Nông.
Ngoài ra, vua Minh Mạng còn cho phục hồi một số nghi lễ liên
quan đến nông nghiệp như, “Lễ tiến xuân ngưu, lễ cày tịch điền” với lí do:
“Đời cổ chính mình vua đi cày để cung mâm xôi cúng về lễ tế giao, tế
miếu.Và nhân đây, xem xét thời tiết làm ruộng, khuyên giúp dân cày. Thực
là chính sự quan trọng của đấy vương giả [16, tr. 252]. Khi vua thân cày
ruộng tịch điền, ông đã thông cảm sâu xa với nỗi lao nhọc của người nông .
Và ông đã nói thực chân tình và cảm động:

朕躬詣先農壇致祭禮成親臨藉田躬耒耜
三 推從 耕 之 公 卿 及 農 夫 多 有 汗 流 被 面 者, 可 見
23


稼 穡 艱 難而 農 家 終 歲 勤 動 未 獲 溫 飽 朕 為 之 惻

Phiên âm: Trẫm cung nghệ tiên nông đàn trí tế lễ thành, thân lâm
tịch điền cung lỗi tỷ tam, thôi tòng canh chi công khanh, cập nông phu, đa
hữu hãn lưu bị diện giả khả kiến giá sắc gian nan, nhi nông gia chung tuế
cần động vị hoạch ôn bão, Trẫm vi chi trắc nhiên

[21, Trọng nông,

thượng, tr. 12b].
Dịch nghĩa: Trẫm cung kính đến đàn tiên nông lam lễ, khi lễ xong
rồi, tự mình đến ruộng tịch điền cày đi bừa lại 3 đường, sau đó đến các
công khanh và nông phu đều cày, Trẫm thấy phần đông trên mặt đều đổ mồ
hôi, như thế đủ thấy công việc cày cấy rất khó khăn nhọc mệt, mà nông dân
quanh năm cần cù vất vả vẫn không đầy đủ no ấm, Trẫm lấy làm thương
xót lắm.

Như vậy, những biện pháp khuyến nông được thi hành dưới triều
vua Minh Mệnh, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam
phát triển khá mạnh, đời sống nhân dân phần nào được cải thiện hơn trước,
để từ đó vua Minh Mệnh có thể tổ chức và thực hiện nhiều chính sách xây
dựng và phát triển đất nước khác.
2.1.2. Chính sách sùng kiệm
Để nền kinh tế đất nước phát triển bền vững, thì cần phải thực hiên
rất nhiều chính sách. Bên cạnh những chính sách trực tiếp làm ra của cải
vật chất, thì cũng cần phải có những chính sách để giữ gìn, bảo vệ của cải
vật chất ấy. Một trong những chính sách đó là chính sách sùng kiệm. Chính
sách này từ trước đã được các bậc vương giả chịu mệnh trời cai trị thiên hạ
đề cao, chú trọng. Đến thời vua Minh Mệnh thì ông vẫn tiếp tục đề cao và
đưa nó trở thành một trong những chính sách góp phần phát triển kinh tế
của đất nước ta lúc đó. Vì vậy, trong mọi mặt của cuộc sống, từ việc nhỏ
đến việc lớn, ông đều đề cao ý chuộng kiệm ước.
Để thực hiên việc tiết kiệm, trước hết phải lập kế hoạch chi tiêu để
tránh sự hoang phí vô ích. Vua Minh Mệnh đã chỉ rõ“Sinh có đường lối lớn
24


lao: làm việc nhiều, ăn ít, làm việc nhanh chóng, tiêu dùng từ từ, tiền của
thường đủ, cho nên thánh hiền, mỗi khi bàn luận về tài sản đều lấy tiết
kiệm làm đầu. Ngày nay, hải vũ hòa bình, nhân dân đa số chuộng xa xỉ, y
phục, khí dụng, xa hoa diễm lệ quá độ, thù tạc qua lại thảy đều hoang phí
phù phiếm”. [19, tr. 120]. Nhà vua luôn lấy việc cần kiệm làm đầu và dạy
bảo mọi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành để tránh việc xa hoa, lãng phí.
Điều này được thể hiện rõ hơn, khi nhà vua ban cho bề tôi là Kiến An
Công hai ngàn quan tiền và dụ về việc tiêu dùng tiền bạc rằng:

爾俸祿民膏民脂當思儉約以承家慎毋侈

泰以妨德
Phiên âm: Nhĩ bổng lộc dân cao dân chi, đáng tư kiệm ước dĩ thừa
gia, thận vô xỉ thái dĩ phương đức [21, Sùng kiệm, tr. 1a].
Dịch nghĩa: Bổng lộc của ngươi là dầu mỡ của dân, phải nghĩ cách
kiệm ước để nối nghiệp nhà, cẩn thận chớ có xa xỉ mà hại đức.
Đối với việc xây dựng hành cung (cung điện xây ở các tỉnh ngoài
kinh thành) để nêu cao ý chuộng tiết kiệm, nhà vua cũng ra lệnh:

行宮之設聊備駐蹕但用茅茨雜木為之
務從省節
Phiên âm: Hành cung chi thiết liêu bị trú, tất đãn dụng mao tỳ tạp
mộc vi chi vụ, tòng tỉnh tiết [21, Sùng kiệm, tr. 1b].
Dịch nghĩa: Đặt hành cung đủ làm nơi tạm nghỉ, chỉ làm bằng cỏ
tranh, gỗ tạp, cốt sao dược tỉnh giảm tiết kiệm.
Việc thực hiện tiết kiệm tiếp theo là phải hạn chế những quy chế về
cúng tế. Vào các ngày lễ lớn như: Vạn thọ, Nguyên đán, Đoan dương, nhà
vua đều tiết giảm các lễ vật để tránh sự dư thừa, lãng phí. Nhiều lần đi quan
sát xung quanh, nhìn thấy dân chúng hao tiền tốn của trong việc bày đặt,
trang trí trong các ngáy lễ, vua Minh Mệnh đã tỏ thái độ xót xa của mình
rằng:

25


×