Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghiên cứu bộ luật Manu, để đánh giá điểm tiến bộ và hạn chế của pháp luật Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.38 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của kiến trúc thượng
tầng. Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật ra đời và trở thành công cụ
quản lí xã hội của giai cấp thống trị. Từ khi xuất hiện nhà nước tới nay, pháp
luật luôn đóng vai trò hết sức quan trọng và chi phối tới tất cả các hoạt động của
con người. Vì vậy, việc hiểu về nguồn gốc pháp luật và các nguồn luật cũng rất
cần thiết trong hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và yêu cầu về lí luận,
đặc biệt là trong việc ban hành, sửa đổi pháp luật. Xác định rõ nguồn gốc và
những nguồn luật thì mới có cơ sở tìm hiểu về pháp luật thế giới cũng như pháp
luật Việt Nam.Bài thuyết trình sau vừa đi sâu vào ngiên cứu nguồn gốc pháp
luật và nguồn luật nhà nước Ấn Độ vừa khái quát hóa nhằm tạo cách nhìn vừa
rộng, vừa sâu về vấn đề trên. Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa tổng
hợp,phân tích và chứng minh, cộng với phương pháp lịch sử, tìm hiểu các nguồn
tài liệu khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề trên. Hi vọng đề tài này sẽ giúp ích cho
các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tổng quát nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại
- Nghiên cứu bộ luật Manu, để đánh giá điểm tiến bộ và hạn chế của pháp luật
Ấn Độ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài cáo thực địa này, emđã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp so sánh.


4. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian : Ấn Độ thời cổ đại
- Phạm vi : Nhà nước vá pháp luật


- Nội Dung : Nghiên cứu tổ chức bộ máy nhà nước và pháp pháp luật Ấn Độ
thời cổ đại.
5. Cấu trúc đề tài
Mở đầu.
Nội dung.
Kết luận.

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận nước và pháp pháp luật Ấn Độ
1. Sự ra đời của nhà nước Ấn Độ cổ đại
1.1 Vị trí địa lý
Ấn Độ là một bán đảo ở Nam á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang,
trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy
núi Vinđya làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn
(Indus) và sông Hằng (Gange). Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu
vực sông Ấn được gọi là vùng Pungiáp (vùng Năm sông). Tên nước Ấn Độ là
gọi theo tên con sông này. Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông
thiêng. Từ xưa nhân dân Ấn Độ thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi
(Bênarét) để cử hành lễ tắm mang tính chất tôn giáo. Cả hai dòng sông này đã
bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở
thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.
Cư dân Ấn Độ, về thành phần chủng tộc, gồm hai loại chính: người Đraviđa chủ
yếu cư chú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư chú ở miền Bắc. Ngoài ra
còn có nhiều tộc khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập... Họ dần
dần đồng hóa với các thành phần cư dân khác, do đó vấn đề bộ tộc ở Ấn Độ là


một vấn đề hết sức phức tạp Thời cổ trung đại, phạm vi địa lý của nước Ấn Độ
bao gồm cả các nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay.


1. Vị trí nhà nước Ấn Độ


1.1.1 Qúa trình lịch sử
1.1.1.1.Văn hóa Haráppa
Tài liệu lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về thời kỳ này không phải là tài liệu
thành văn mà là tài liệu khảo cổ học. Vì vậy trước năm 1921, giai đoạn lịch sử
này chưa được biết đến. Năm 1921 và 1922, các nhà khảo cổ học An Độ đã tìm
thấy ở Haráppa và Môhengiô Đarô thuộc lưu vực sông An hai thành phố cùng
rất nhiều hiện vật bị chôn vùi dưới đất. Những hiện vật ấy là di tích của một thời
kỳ lịch sử được gọi là văn hóa Haráppa hoặc nền văn minh lưu vực sông An.
- Các hiện vật đã tìm thấy:
Haráppa và Môhengiô là hai thành phố rất lớn xây bằng gạch. Xung quanh thành
phố có thành và hào bao bọc. Trong thành phố có các đường phố ngang dọc
thẳng tắp. Mỗi thành phố có hàng trăm nhà và cửa hiệu lớn nhỏ, trong đó phần
nhiều là nhà hai tầng. Trong nhà thường có đầy đủ tiện nghi như bếp, phòng
tắm, ống dẫn nước… Ở các di chỉ này, còn tìm thấy nhiều công cụ sản xuất, vũ
khí, đồ dùng trong đời sống hàng ngày, đồ trang sức, đồ tế lễ và hơn 3000 con
dấu có khắc chữ đồ họa. Các dụng cụ đó, có thứ bằng đồng hoặc đồng thau, có
thứ bằng đá.
- Tình hình xã hội.
Những hiện vật phát hiện được cho biết rằng trong xã hội thời kỳ đó đã có sự
phân hóa giàu nghèo rất rõ rệt. Việc phát hiện ra chữ viết, hơn nữa trên một số
con dấu có ghi những chữ như “người cầm quyền” (Sasa), “người cai trị” (Pata),
“vua của những ông vua” (Reja – reja) v.v… đã nói lên rằng xã hội thời văn hóa
Haráppa là xã hội có nhà nước.
Nền văn minh lưu vực sông An tồn tại từ khoảng đầu thiên kỷ III đến nửa đầu
thiên kỷ II TCN thì bị hủy diệt. Nguyên nhân của sự hủy diệt đó là nạn lụt do
nước sông An dâng lên. Cư dân ở đây phải di cư sang phía đông bỏ lại các thành
phố của họ bị vùi dần xuống lòng đất.

1.1.1.2. Thời kỳ Vê Đa.


Từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN, Lịch sử Ấn Độ được phản ánh
trong các tác phẩm văn học gọi là Vêđa, vì vậy thời kỳ này được gọi là thời Vê
đa. Vêđa vốn nghĩa là “hiểu biết”. Vêđa có 4 tập là Rích Vêđa, Xama Vêđa,
Atácva Vêđa và Yagiua Vêđa, trong đó Rích Vêđa là xưa nhất và quan trọng
nhất. Rích Vêđa gồm 1028 bài ca được sáng tác vào khoảng giữa thiên kỷ II đến
cuối thiên kỷ II TCN, còn ba tập Vêđa khác thì được sáng tác vào khoảng đầu
thiên kỷ I đến giữa thiên kỷ I TCN, vì vậy thời kỳ Vêđa có thể chia làm hai thời
kỳ nhỏ là:
- Thời kỳ Rích Vêđa (khoảng năm 1500 – 1000 TCN).
- Thời kỳ Hậu Vêđa (khoảng năm 1000 – 600 TCN).
Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Arya (nghĩa là “người cao qúy” ) mới từ
trung Á di cư vào An Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là
vùng lưu vự sông Hằng.
a. Tình hình kinh tế.
Trong thời Rích Vêđa, người Arya đang sống trong giai đoạn cuối của xã hội
nguyên thủy. Ngành kinh tế quan trọnh nhất là chăn nuôi. Gia súc rất được coi
trọng nhất là bò. Bởi vậy, trong ngôn ngữ lúc bấy giờ “tù trưởng bộ lạc” có
nghĩa là kẻ chiếm hữu bò cái”, “chiến sĩ” có nghĩa là “người chiến đấu vì bò
cái”. Dần dần, do học tập được những kinh nghiệm sản xuất của dân bản địa,
người Arya đã chuyển sang đời sống định cư lấy nông nghiệp làm nghề chính.2.
Sự ra đời của nhà nước. Do kinh tế phát triển, sự phân hóa giai cấp cũng diễn ra
rõ rệt, đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, thủ lĩnh quân sự dần dần biến thành
người có nhiều quyền uy và chức vụ ấy trở thành cha truyền con nối. Họ đã biến
thành những ông vua. Nhà nước đã ra đời.


2. Thời kỳ Vê Đa.

1.2.Tổ chức bộ máy nhà nước
1.1.2.Tình hình chính trị.
- Các quốc gia ở miền Bắc An Độ và sự xâm lược của Alếchxăng Makêđônia.
Bắt đầu từ thế kỷ VI-TCN, An Độ mới có các tác phẩm lịch sử ghi chép về tình
hình chính trị của đất nước mình. Lúc bấy giờ ở miền Bắc An Độ có 16 nước,
trong đó mạnh nhất là nước Magađa.Nước Magađa ở hạ lưu sông Hằng. Đây là
nơi đất đai màu mỡ thích hợp với việc phát triển nông nghiệp, đồng thời là nơi
có nhiều thuận lợi trong việc buôn bán bằng đường biển, do vậy Magađa đã lớn
mạnh nhanh chóng. Trên cơ sở ấy, Magađa không ngừng chinh phục các nước
khác, mở rộng phạm vi thống trị của mình đến tận miền Đông Bắc và miền
Trung An Độ.Cũng thời gian ấy, ở miền Tây Bắc An Độ cũng chia thành nhiều
nước nhỏ, trong đó chỉ có nước Po là tương đối lớn. Lúc bấy giờ, ở Tây Á có
nước Ba Tư hùng mạnh một thời, nhưng đến năm 328 TCN, Ba Tư bị


Makêđônia tiêu diệt. Nhân đà thắng lợi ấy, năm 327 TCN, quân Makêđônia tấn
công vào miền Tây Bắc của An Độ. Quân đội của nước Po đã chiến đấu rất dũng
cảm nhung cuối cùng bị thất bại. Alếchxăng định tiến sang phía đông tấn công
nước Magađa nhưng quân sĩ không ủng hộ kế hoạch đó vì họ đã qúa mệt mỏi
sau một cuộc trường chinh nhiều năm.
Alếchxăng phải ra lệnh rút quân chỉ để lại một số quân chiếm đóng hai cứ điểm
Buxêphan và Nikêa mà thôi. Những vùng bị Alếchxăng chinh phục ở An Độ vẫn
được giữ nguyên chính quyền cũ nhưng phải lệ thuộc vào những kẻ đứng đầu
hai cứ điểm đó.
1.1.1.3. Vương triều Môrya. (321 – 187 TCN)
Ngay sau khi quân Alếchxăng rút lui, ở Ấn Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh
giải phóng chống lại sự chiếm đóng của quân Makêđônia. Thủ lĩnh của phong
trào này là Sanđragúpta, biệt hiệu là Môrya (nghĩa là chim công). Quân chiếm
đóng Makêđônia bị đuổi khỏi Ấn Độ, Sanđragúpta làm chủ được cả vùng
Pungiáp. Tiếp đó, ông tiến quân về phía đông giành được ngôi vua ở Magađa,

lập nên một triều đại mới gọi là Vương triều Môrya, Đó là triều đại huy hoàng
nhất trong lịch sử An Độ cổ đại. Theo truyền thuyết đến khoảng năm 300TCN,
Sanđragúpta theo đạo Giaina và sau đó nhịn ăn tự tử theo tập quán của tôn giáo
này.
Đến thời cháu của Sanđragúpta là Axôca (273 –236 TCN), nước Magađa đạt
đến giai đoạn cường thịnh nhất. Axôta là ông vua nổi tiếng nhất trong lịch sử An
Độ cổ đại. Axôca không ngừng tấn công các nước khác, do đó cương giới
Magađa càng được mở rộng.
Các mặt kinh tế, văn hoá của Magađa thời kỳ này cũng phát triển rõ rệt. Ở kinh
đô Pataliputơra và một số thành phố khác đã xây dựng nhiều cung điện, đền
chùa, nhà cửa, bệnh viện, phòng phát thuốc v.v… Đạo Phật ra đời từ khoảng thế
kỷ VI TCN đến thời kỳ này được chấn chỉnh và trở thành quốc giáo. Như vậy,
thời Axôca là thời kỳ ổn định, hùng mạnh của vương triều Môrya, nhưng sau khi


ông chết, vương triều này suy sụp nhanh chóng và nước Magađa thống nhất dần
dần tan rã.
1.3. Một số đặc thù của chế độ xã hội Ân Độ cổ đại
1.1.3. Chế độ Vácna. (đẳng cấp)
Trong thời kỳ lịch sử này ở Ấn Độ đã xuất hiện một chế độ đẳng cấp có ảnh
hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ Vácna. Chữ
Vácna trong tiếng Xăng xkrít (một loại cổ ngữ của An Độ) có nghĩa là “màu
sắc” (chỉ màu da) nhưng thực ra chế độ Vácna là chế độ chia cư dân thành 4
đẳng cấp có quyền lợi, nghĩa vụ và địa vị xã hội khác nhau..
- Bốn đẳng cấp đó là Braman (Bàlamôn), Ksatơria, Vaisya, Suđra.
Đẳng cấp Bàlamôn gồm những người làm nghề tôn giáo.
Đẳng cấp Ksatơrya gồm các chiến sĩ.
Đẳng cấp Vaisya gồm những người chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán…
Đẳng cấp Suđra gồm thợ thủ công, đầy tớ. Họ vốn là con cháu của những bộ lạc
bị bại trận

1.1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ Vácna.
- Theo truyền thuyết: các đẳng cấp Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra được
thần Brama tạo ra theo thứ tự từ miệng, tay, đùi và bàn chân của thần.- Sự thực,
sự xuất hiện Vácna là do sự phân hóa giai cấp, sự phân công về nghề nghiệp và
sự phân biệt về bộ tộc.
- Sự khác nhau giữa các đẳng cấp:
Giữa bốn đẳng cấp ấy có sự khác nhau về địa vị xã hội mà chủ yếu là về tôn
giáo, hôn nhân và quyền lợi trước pháp luật. Về tôn giáo, chỉ có ba đẳng cấp trên
mới được cúng thần và đọc kinh Vêđa, trong đó chỉ có Bàlamôn mới được giảng
kinh Vêđa và phụ trách việc cúng lễ. Do vậy, ba đẳng cấp trên được coi là sinh
hai lần, còn Suđra không được tham dự các nghi lễ tôn giáo nên chỉ được coi là
sinh một lần.


1.1.1.5. Đạo Bàlamôn.
Đầu thời Vê đa, cư dân An
Độ thờ rất nhiều thần: đá,
cây, cư dân, các động vật,
người chết, sông, núi… Đến
những thế kỷ đầu thiên kỷ I
TCN, các quan niệm tôn giáo ấy được gọi chung là đạo Bàlamôn, đồng thời một
hệ thống giáo lý tương đối hoàn chỉnh cũng được hình thành.Đối tượng thờ cúng
cao nhất của đạo Bàlamôn là thần Brama. Đó là linh hồn vũ trụ, là đấng Hoàn
hảo sáng tạo ra thế giới và muôn loài, là vị thần cao nhất, là chúa tể của các
thần. Tuy nhiên thần Brama có phần trừu tượng đối với nhân dân, nên có nơi
người ta thờ thần Visnu, thần nhân ái làm cho ruộng đồng tươi tốt như là vị thần
cao nhất; Có nơi lại thờ thần Siva, thần ác, thần phá hoại mọi lực lượng tự nhiên
là vị thầncao nhất. Ngoài ra đạo Bàlamôn còn thờ nhiều loại thần động vật như
voi, khỉ, và nhất là bò. Về sau, để thống nhất đối tượng thờ cúng của đạo
Bàlamôn, người ta quan niệm thần Brama, thần Visnu và thần Siva là một bộ ba

thể hiện một qúa trình: sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt. Về mặt xã hội, đạo
Bàlamôn là công cụ đắc lực để bảo vệ sự phân chia đẳng cấp. Cũng chính vì
vậy, đến giữa thiên kỷ I TCN, đạo Bàlamôn bị suy thoái và nhường
chỗ cho một tôn giáo mới là đạo Phật.


CHƯƠNG 2 : PHÁP LUẬT – BỘ LUẬT MANU
2. Đặc điểm của bộ luật Manu
Ấn Độ là vùng rừng núi, đất đai khô cằn, cư dân đa sắc tộc, là quê hương của
nền văn minh sông Ấn, sông Hằng rực rỡ, nơi Nhà nước ra đời từ rất sớm và
mang đậm bản sắc tôn giáo trong lịch sử. Chính vì vậy mà luật pháp nhà nước
Ấn Độ cổ đại đan xen quy chế đẳng cấp, giáo lý và tập quán, mọi hành vi xử sự
của con người phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thứ luật lệ.
Trong các triều vương quốc cổ đại Ấn Độ, Luật Manu là luật hoàn chỉnh nhất.
Theo truyền thuyết, luật này được chép lại từ lời răn của Manu - ông tổ của tộc
người Arya.
- Là bộ luật hàn chỉnh nhất trong tất cả các luật lệ cổ ở Ấn độ, được xây dựng
và khảng thế kỷ thứ II – I TCN bởi các giá sĩ Bà La Môn. Thực chất nó là những
luật lệ, những tập quán pháp của giai cấp thống trị được các giá sĩ Bà La Môn
tập hợp lại dưới dạng trường ca, được trình bày dưới dạng câu sang vần.
- Gồm 2685 điều, chia thành 12 chương.
- Nội dung của bộ luật không chỉ là những quan hệ pháp luật mà còn là những
vấn đế khác như chính trị, tôn giá, quan niệm về thế giới và vũ trụ. Nhưng xét
trên phương diện pháp lý, chúng ta có thể phân bộ luật Manu thành những chế
định cụ thể.
2.1 Chế định quyền sở hữu
- Đối với ruộng đất: giống như phần chế độ ruộng đất đã trình bày. Đối với đất
thuộc quyền sở hữu của tư nhân thì được quyền mua bán nhưng phải chịu sự
giám sát của nhà nước (nếu người bán động sản nhận được số tiền nhiều hơn giá
quy định thì nhà nước sẽ thu hồi số tiền dư đó)

- Đối với những tài sản khác, nhà nước chỉ thừa nhận quyền sở hữu khi có
chứng cứ cụ thể chỉ rõ nguồn gốc của nó (mua bán, thừa kế, ban thưởng).


3. Trang bì bộ luật Manu
Luật Manu chủ yếu quy định quyền sở hữu ruộng đất. Hình thức sở hữu ruộng
đất lúc bấy giờ là tập trung vào nhà Vua, Nhà nước và công xã. Ruộng đất của
nông dân do công xã phân chia, nghiêm cấm tuỳ tiện thay đổi ranh giới hoặc
chuyển dịch quyền tư hữu. Nếu làng xã tranh chấp đất đai một cách man trá, thì
đất đai đó bị nhà vua thu lại (Điều 9). Bên cạnh ruộng đất, Luật Manu quy định
khá chi tiết về căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ sở hữu đối
với vật: Nếu chủ sở hữu cho người khác sử dụng đồ vật của mình trong vòng 10
năm không đòi lại thì họ mất quyền sở hữu đó (Điều 147).
2.2 Chế định hợp đồng
Quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
- Không được ký với người điên, người say rượu, người già yếu, người chưa đến
tuổi thành niên.
- Không được lừa dối hay dùng áp lực để ký hợp đồng.
Phải được ký công khai.
- Đề cập nhiều đến hợp đồng vay mượn, cầm cố:
Trong đó quy định mức lãi tối đa phải trả mỗi tháng, mức lãi suất này tùy thuộc
the từng đẳng cấp trong xã hội.
Bà la Môn: 2%
Ksatơria: 3% (quan lại, binh sĩ)


Vaisia: 4% (thường dân)
Suđra: 5%
Nếu con nợ không trả được nợ thì bị biến thành nô lệ.
Nếu con nợ có khả năng trả nợ nhưng không chịu trả thì chủ nợ có quyền đánh

đập, hành hạ cn nợ ch đến khi đòi được nợ.
- Hợp đồng được chia nhiều loại như: Hợp đồng mua bán, vay mượn, cầm cố,
thuê mướn v.v. trong đó có kèm theo hình thức thưởng - phạt nhưng phân biệt
đẳng cấp rõ ràng; ví dụ: chủ nợ được thu giữ tài sản dùng bạo lực hoặc bắt con
nợ làm nô lệ.
2.3 Chế định hôn nhân gia đình
Hôn nhân mang tính chất mua bán. Người vợ được chồng mua về và tất cả của
hồi môn của người vợ thuộc quyền sở hữu của chồng.
Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng:
Lúc nào người phụ nữ cũng phải chịu sự bảo hộ của đàn ông (tam tòng)
Vợ không được quyền ly dị chồng trong mọi trường hợp. Người chồng dù tàn
bạ, ngại tình vợ cũng phải tôn trọng và xem như một thánh nhân của đời mình.
Ngược lại, chồng có quyền ly dị vợ nếu vợ không có con hoặc sinh tàn con gái.
Ngoài ra chồng được quyền đánh đập hành hạ vợ con mà không bị tội.
Bộ luật quy định chỉ được kết hôn trong cùng đẳng cấp. Tuy nhiên, đàn ông vẫn
có thể lấy vợ thuộc đẳng cấp dưới.
2.4 Chế định thừa kế
Ban đầu, ở Ấn Độ chỉ thừa nhận hình thức thừa kế theo pháp luật (khi
người cha chết, mọi tài sản được chia đều cho các con còn sống). Về sau, dù ảnh
hưởng của văn há phương tây, người Ấn cũng lập di chúc. Đẳng cấp Bà La Môn
ủng hộ tục lệ mới này vì điều này làm cho tài sản của giá hội tăng lên, nếu người
dân lập di chúc để lại tài sản cho giáo hội. Tất cả các con đều có quyền thừa kế
tài sản của người cha. Con gái nhận tài sản thừa kế để làm của hồi môn.
2.5 Chế định tội phạm và hình phạt (hình sự)


Những chế đình sự đề ra theo nguyên tắc: khoan dung đối với những người chà
đạp lên quyền lợi của kẻ dưới, trừng trị thẳng tay đối với những người xâm
phạm đến tính mạng, quyền lợi, nhân phẩm của đẳng cấp trên.
Các hình phạt trong bộ luật rất dã man:

Luật quy định hình phạt rất nặng đối với tội trộm cắp. Trộm cắp và ban đêm hay
khét ngạch và nhà thì bị chặt tay hoăc ngồi trên chiếc cọc nhọn, nếu phạm tội lần
thứ ba thì bị tử hình. Nếu trộm cắp tài sản của vua hay của đến chùa thì bị xử tử
mà không cần xét xử.
Phạm tội gây rối trong dân chúng sẽ bị thiêu chết
Cũng giống như luật Hammurapi, chế định hình sự của luật Manu cũng mang
tính trả thù ngang bằng nhau.
Sử dụng phép thử tội: dầu sôi + phân bò hay rắn độc -> quan tòa được phép thử
tội nếu chứng cứ không rõ ràng -> ví dụ bắt nghi phạm nhúng tay vào chảo dầu.
2.6 Chế định tố tụng
Rất coi trọng chứng cứ (nhân chứng, vật chứng) nhưng giá trị của chứng cứ
lại phụ thuộc và đẳng cấp và giới tính Người làm chứng phải cùng đẳng cấp và
giới tính với bị can. Khi có sự mâu thuẫn giữa các chúng cứ thì chứng cứ của
đẳng cấp trên thì có giá trị hơn so với đẳng cấp dưới.

KẾT LUẬN


Qua bài thuyết trình này chúng em đã giới thiệu khá cụ thể và đầy đủ về nhà
nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại .
Như vậy, có thể thấy, nhà nước và pháp luật cũng xuất phát từ nguồn gốc xuất
hiện nhà nước. Với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và hoàn cảnh lịch
sử khác nhau dẫn tới sự khác nhau về thời điểm, quá trình hình thành pháp luật
cũng như đặc điểm về nguồn luật. Pháp luật hình thành do yêu cầu thực tế về
kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển đến một mức độ nhất định của nhà nước.
Hiểu được quy luật và đặc điểm này, việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp
luật phải tôn trọng những đặc điểm, quy luật của pháp luật và đảm bảo pháp luật
vận hành ổn định. Cùng với đó, sự vận động của cuộc sống, của kinh tế, xã hội
không ngừng đòi hỏi phải thực hiện tốt việc sửa đổi, bổ sung và ban hành pháp
luật. Công việc đó đòi hỏi phải có sự thật trọng và có sự tiến bộ và toàn diện.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Ngọc Đào chủ biên, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế
giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr. 43.
[2] Hoàng Thị Bích Thảo, Hình phạt tử hình trong BLHS 1999, Khóa luận tốt
nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Tp. HCM, 2005, tr. 29-30.
[3] Nguyễn Ngọc Đào, sđd, tr. 47-48.
[4] Nguyễn Ngọc Đào, sđd, tr. 69-75.
[5] Nguyễn Quang Quýnh, Hình luật tổng quát, Lửa Thiêng, in lần thứ 2, tr. 51.
[6] Nguyễn Ngọc Đào, sđd, tr. 133-136.
[7] Thông tin Khoa học Pháp lý (2002), Chuyên đề những vấn đề cơ bản về
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, Số 8/2002, Bộ Tư pháp, tr. 94.
[8] />[9] Thông tin Khoa học Pháp lý (2002), Sđd, tr. 71.
[10] Nguyễn Ngọc Đào, sđd, tr. 317-321.
[11] Cuối thế kỷ XVIII, một số chính trị gia đã lên tiếng phản đối hình phạt tử
hình, tiêu biểu như: Montesquieu (Pháp), Beccaria (Ý), Voltair, Jeremy
Bentham (Anh)... Hưởng ứng trào lưu này, một số quốc gia đã xóa bỏ hình phạt
tử hình trong các bộ luật hình sự của họ như: Venezuela (1863), San Marino
(1865), Costa Rica (1877)... (Tham khảo: Phạm Văn Beo, Một số suy nghĩ về
hình phạt tử hình, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2002, tr. 25).
[12] />[13] Theo Báo cáo của tổ chức ân xá quốc tế
( />[14] />[15] />



×