Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu địa danh Phú Yên để lý giải một cách khoa học về nguồn gốc và ý nghĩa địa danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.05 KB, 145 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, là đối tượng nghiên cứu
của danh xưng học thuộc từ vựng, có nguồn gốc và ý nghĩa riêng. Địa danh là
những danh từ, danh ngữ… tuân theo những phương thức cấu tạo từ, cấu tạo
ngữ trong tiếng Việt.
Địa danh không chỉ là đối tượng nghiên cứu riêng của ngôn ngữ học mà
còn là đối tượng của nhiều khoa học khác như sử học, địa lý học, văn học, văn
hoá học, khảo cổ học, dân tộc học.
Việc nghiên cứu địa danh cần sự phối hợp của nhiều ngành khoa học,
trong đó ngôn ngữ học có vai trò trung tâm.
Nghiên cứu địa danh là một trong những lĩnh vực quan trọng, mới mẻ
và cần thiết trong ngôn ngữ học.
Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm, những
quy luật nội tại của địa danh, góp phần nghiên cứu ngôn ngữ một vùng miền.
Mặt khác, việc nghiên cứu địa danh còn góp phần làm rõ mối quan hệ biện
chứng giữa ngôn ngữ và văn hoá, lịch sử một vùng đất. Đề tài nghiên cứu
hướng đến đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa của các yếu tố
cũng như những quy luật biến đổi trong sự tương tác với văn hoá của địa danh
Phú Yên.
1.2. Nghiên cứu địa danh Phú Yên trong những mối quan hệ liên quan sẽ
phác thảo những nét khái quát về cơ cấu và sự giao thoa giữa các yếu tố có ảnh
hưởng lẫn nhau trên vùng đất Phú Yên qua bề dày lịch sử, từ quá khứ đến hiện
tại. Nghiên cứu địa danh là một trong những hướng đi của ngôn ngữ học góp
phần nghiên cứu văn hoá một vùng lãnh thổ. Đó cũng là một trong những nội
dung đang được quan tâm về bảo tồn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc trong giai đoạn hiện nay.



2

1.3. Nghiên cứu địa danh Phú Yên để lý giải một cách khoa học về nguồn
gốc và ý nghĩa địa danh sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn các đặc điểm về ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nói chung và của phương ngữ Phú Yên nói
riêng, được phản ánh qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

2. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích, ý nghĩa
- Khảo sát và phân tích những yếu tố liên quan đến đặc điểm của địa
danh Phú Yên (về mặt cấu tạo, phương thức định danh cũng như những đặc
trưng văn hoá qua mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử, địa lý, phương ngữ,
hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Chăm cùng các ngôn
ngữ của những dân tộc anh em cư trú lâu đời trên địa bàn…)
- Nghiên cứu địa danh Phú Yên sẽ góp phần tìm hiểu về địa lý, lịch sử,
văn hoá của một vùng đất; soi sáng một số vấn đề về phương ngữ miền Trung
nói riêng, tiếng Việt nói chung. Việc nghiên cứu địa danh còn góp phần làm
sáng tỏ quá trình biến đổi lịch sử, chính trị của một vùng đất, hình thành tài
liệu có tính chất công cụ để tra cứu về địa lý, văn hoá, lịch sử của tỉnh Phú
Yên; cung cấp tài liệu tham khảo cho chính quyền và công chúng địa phương
khi đặt tên những địa danh mới cũng như hoạch định các chính sách kinh tế xã hội, làm tài liệu quảng bá cho tỉnh Phú Yên. Đề tài cũng góp phần cung cấp
thêm thông tin cho nhiều đối tượng hoạt động trên lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn khi nghiên cứu về Phú Yên. Nghiên cứu địa danh Phú Yên góp phần
cung cấp tư liệu phục vụ chương trình phát triển du lịch địa phương (quy
hoạch du lịch, hướng dẫn và thuyết minh tham quan du lịch). Mặt khác, đề tài
còn phục vụ đắc lực công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích văn
hoá - lịch sử, phát huy giá trị văn hoá lịch sử của các địa danh trong giáo dục
truyền thống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về địa danh và liên quan đến quá trình

nghiên cứu địa danh.


3

- Điền dã, khảo sát thực tế các địa danh tồn tại trên địa bàn Phú Yên để
thu thập tư liệu các thông số thông tin của từng địa danh.
- Thống kê, miêu tả, phân tích cứ liệu để rút ra nhận xét về mặt cấu tạo,
phương thức định danh, nguồn gốc ngôn ngữ và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo
địa danh Phú Yên. Trên cơ sở đó khái quát về sự tương tác giữa ngôn ngữ với
văn hoá, lịch sử.

3. Lịch sử nghiên cứu
Bộ môn Địa danh học ra đời từ thế kỷ XIX ở các nước Phương Tây. Ở
Việt Nam, địa danh nói chung cũng như địa danh Phú Yên nói riêng được đề
cập đến trong các công trình về lịch sử, địa lý, địa chí khá xưa như Dư địa chí
của Nguyễn Trãi; Ô Châu cận lục của Dương Văn An; Phủ biên tạp lục của Lê
Quý Đôn; Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn; Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ của Nội các triều Nguyễn… Sau này, một số công
trình nghiên cứu về địa danh cũng đã ra đời như Tên làng xã Việt Nam đầu thế
kỷ XIX của Dương Thị The và Phạm Thị Thoa; Đất nước Việt Nam qua các
đời của Đào Duy Anh… Các giai đoạn tiếp theo, địa danh được nghiên cứu
với tư cách là đối tượng của địa danh học (một bộ phận phân ngành của ngôn
ngữ học) được hình thành và phát triển với nhiều thành tựu trong những năm
gần đây với một số công trình tiêu biểu như Địa danh thành phố Hồ Chí Minh
của Lê Trung Hoa, Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh, Việt
Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 1997 của
Nguyễn Quang Ân, Lược sử nguồn gốc địa danh Nam bộ của Bùi Đức
Tịnh. Địa danh thành phố Đà Nẵng, Địa danh tỉnh Quảng Bình của Hoàng
Tất Thắng, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị của Từ Thu Mai…

Ở Phú Yên, các tài liệu về lịch sử, địa lý, địa chí xưa và nay có đề cập
đến một số địa danh (tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, công trình kiến trúc…).
Đặc biệt, Địa bạ Phú Yên được xác lập năm Gia Long thứ 15 (1816) đề cập khá
đầy đủ đến các địa danh hành chính của Phú Yên xưa. Tuy nhiên, cho đến nay, tại
Phú Yên chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và chi tiết về
địa danh, đặc biệt là với tư cách địa danh học.


4

4. Đối tượng và nội dung nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên riêng của địa
hình tự nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh
thổ.
Phạm vi luận văn xác định bốn nhóm địa danh để nghiên cứu như sau:
- Địa danh hành chính như Phú Yên, Tuy Hòa, Đồng Xuân, Sông Cầu…
- Địa danh vùng (tên xóm, làng, vùng) như Đồng Cọ, Xóm Lẫm, Xóm
Soi, Xuân Đài…
- Địa danh công trình xây dựng (tên tháp, thành, đình, chùa, đền, miếu,
đập, cầu cống…) như tháp Nhạn, thành Hồ, thành An Thổ, đình Phú Câu, chùa
Đá Trắng, đền thờ Lương Văn Chánh, miếu Công Thần, đập Đồng Cam, cầu
Đà Rằng, cống Rù Rì v.v…
- Địa danh địa hình tự nhiên (tên sông, núi, gò, đồi, đèo dốc, đầm, vũng,
vịnh…) như sông Ba, sông Bàn Thạch, núi Đá Bia, núi Chóp Chài, gò Thị
Thùng, đồi Động Bằng, đèo Cả, đèo Quán Cau, dốc Gò Sân, đầm Ô Loan,
vũng Lấm, vịnh Hoà…
4.2. Nội dung nghiên cứu:
Nêu đặc điểm của địa danh Phú Yên về cấu tạo, phương thức định danh,
ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh và những đặc trưng văn hoá của

địa danh.

5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Miêu tả bức tranh toàn cảnh về những đặc điểm cấu tạo và ngữ
nghĩa của địa danh Phú Yên. Bước đầu xác định sự tác động, ảnh hưởng của
các phương thức định danh trong mối quan hệ với những đặc điểm về ý nghĩa
của các yếu tố cấu tạo nên địa danh ở Phú Yên. Luận văn góp phần bổ sung
thêm cho lý luận nghiên cứu địa danh vùng Nam Trung bộ nói riêng và cả
nước nói chung, góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam ở một vùng đất cụ
thể.


5

5.2. Cố gắng làm sáng tỏ thêm bản chất của địa danh thông qua đặc
trưng văn hoá, lịch sử của nó, góp phần làm rõ sự tiếp xúc ngôn ngữ trên các
bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp được thể hiện qua địa danh.

6. Phạm vi nghiên cứu và thu thập tư liệu:
6.1. Xuất phát từ đặc trưng của địa danh học là một bộ môn của ngành
ngôn ngữ học nên đề tài này được nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học, trên
quan điểm ngôn ngữ học.
Đề tài tập trung khảo sát đặc điểm của địa danh cả về hình thức cấu tạo
và nội dung, ý nghĩa của địa danh. Trong chừng mực cho phép, đề tài còn khảo
sát sự biến đổi của địa danh, nguồn gốc của địa danh.
Đề tài tập trung khảo sát và thu thập tư liệu ở 9 huyện, thành phố thuộc
tỉnh Phú Yên. Quá trình thu thập tư liệu, khảo sát địa danh, đề tài tập trung chủ
yếu vào bốn loại địa danh vùng, địa danh hành chính, địa danh công trình xây
dựng, địa danh tự nhiên.
Riêng phần địa danh công trình xây dựng, đề tài không thể hiện hệ

thống tên đường, khách sạn… bởi bộ phận địa danh này hoàn toàn mới, ít có
liên hệ với lịch sử, văn hoá, địa lý của vùng đất Phú Yên.
6.2. Qua ghi chép điền dã, số lượng địa danh thu thập được sẽ thống kê,
phân loại, xử lý, tổng hợp thành sơ đồ, biểu bảng phục vụ cho mục đích và nội
dung nghiên cứu của luận văn.
6.3. Ngoài tư liệu điền dã, đề tài tham khảo các thư tịch cổ có liên quan
đến địa danh Phú Yên, tư liệu lưu trữ ở Trung ương và địa phương… bản đồ các
loại của tỉnh Phú Yên từ thế kỷ XVII đến nay; các tài liệu về địa bạ, địa chí Phú
Yên đã xuất bản, các bài viết có liên quan đến đề tài địa danh Phú Yên; tư liệu gia
phả các dòng họ sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh.

7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngôn ngữ. Do đó, vấn đề
nghiên cứu địa danh là một trong những nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ học.
Vận dụng kiến thức và phương pháp nghiên cứu từ vựng học nói chung,
nghiên cứu địa danh học nói riêng để thu thập và xử lý thông tin. Ngoài những


6

phương pháp nghiên cứu chung, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp qui
nạp. Trên cơ sở các cứ liệu cụ thể, có sự miêu tả, nhận xét và rút ra kết luận
mang tính khái quát.
7.2. Để việc nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học và có hệ
thống, đề tài cần vận dụng các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả, phân tích
- Phương pháp hệ thống.
7.3. Các bước tiến hành:
- Thu thập tài liệu (qua điền dã, khảo sát, tra cứu…)

- Thống kê, phân loại.
- Phân tích, mô tả đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của địa danh; đối
chiếu với những đặc điểm về văn hóa, lịch sử, xã hội, địa lý...
- Khái quát hóa bức tranh toàn cảnh về những đặc điểm cấu tạo và ngữ
nghĩa của địa danh Phú Yên.
Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét về sự tác động, ảnh hưởng của các
phương thức định danh trong mối quan hệ với những đặc điểm về ý nghĩa của
các yếu tố cấu tạo nên địa danh.
- Quan tâm đến những đặc điểm lịch sử, văn hóa vùng đất Phú Yên
trong việc tác động đến đặc điểm cấu tạo địa danh.
- Các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của phương ngữ Phú Yên
trong quá trình giải mã về nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh.
- Trên cơ sở tiếp cận các hình thức cổ nhất của địa danh trong khả năng
tư liệu hiện có, tiến hành khảo sát đặc điểm về nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh.


7

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 KHÁI NIỆM ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC

1.1.1 Định nghĩa địa danh
Địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, có nguồn gốc và ý nghĩa
riêng, nằm trong đối tượng của môn từ vựng học. Địa danh là đối tượng nghiên
cứu của ngôn ngữ học, thuộc lĩnh vực danh xưng học (onomasiologic). Địa
danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngữ âm (âm vị, âm tiết) chịu sự tác động
của các qui luật ngữ âm nên địa danh còn là tài liệu nghiên cứu của ngữ âm
học. Địa danh là những danh từ, danh ngữ… tuân theo những quy tắc hoạt

động ngữ pháp của tiếng Việt nên địa danh cũng là tài liệu khảo cứu của ngữ
pháp học. Địa danh là sản phẩm của người bản địa tạo ra, gắn chặt với một địa
phương nhất định nên địa danh cũng là tài liệu nghiên cứu của phương ngữ
học. Địa danh ra đời trong một thời đại nhất định nên nó cũng là tài liệu của
ngành ngôn ngữ học lịch sử.
Địa danh là đối tượng đã được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu từ lâu. Thuật ngữ địa danh xuất phát từ tiếng Hy Lạp: topos (là
địa phương) và onoma (là tên gọi).
Đối tượng nghiên cứu của địa danh rất phong phú, bởi vậy định nghĩa
địa danh là gì thì hiện nay các quan niệm của các nhà nghiên cứu cũng chưa
thật thống nhất. Do phạm vi đối tượng nghiên cứu khác nhau, căn cứ vào
hướng tiếp cận khác nhau, các nhà địa danh học đã đưa ra những định nghĩa
khác nhau về địa danh.
G.P Smolichnaja và M.V. Gorbanevskij [24,tr.20] quan niệm địa danh
có 4 loại:
+ Phương danh (tên các địa phương)
+ Sơn danh (tên núi, gò, đồi…)
+ Thủy danh (tên các dòng chảy, sông, ngòi, ao, thác,
vũng, vịnh…)


8

+ Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố).
Nhà địa danh học nga A.V Superanxkaia chia địa danh làm bảy loại:
+ Phương danh
+ Thủy danh
+ Sơn danh
+ Phố danh
+ Viên danh (tên các quảng trường)

+ Lộ danh (tên các đường phố)
+ Đạo danh (tên các đường giao thông)
Trong Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam Nguyễn Văn Âu cho
rằng: “Địa danh học cũng phức tạp và bao gồm các ngành nhỏ như: Địa danh
Địa lý, Địa danh Lịch sử và Địa danh Văn hóa. Riêng trong Địa danh Địa lý
cũng khá rộng vì nội dung nghiên cứu gồm tên gọi các hiện tượng địa lý tự
nhiên như núi, sông, hồ… và các đối tượng địa danh kinh tế xã hội như làng
mạc, quận, huyện, tỉnh, thành phố… Do đó, các quan niệm cho rằng Địa danh
là tên sông, núi, làng mạc… hay tên các địa phương, các dân tộc… là chưa
hoàn chỉnh”.[5,tr.5]
Trong địa danh có ba yếu tố gắn chặt với nhau là: ngôn ngữ, xã hội và
địa lý. Nhờ có yếu tố địa lý mà địa danh bám chặt vào đất mà sống cố định ở
đó, dù là chủ nhân cũ đã bỏ đi nơi khác và có những lớp người mới đến thay
thế, dù là trên mảnh đất đó ngôn ngữ và xã hội đã thay đổi nhiều lần. Địa danh
là danh từ riêng, không những chỉ để gọi tên một vùng đất mà còn là tên để gọi
nhiều đối tượng khác như địa hình tự nhiên, công trình xây dựng, các đơn vị
hành chính, các vùng lãnh thổ…
Từ những quan niệm như trên, có thể nêu ra một định nghĩa về địa danh
như sau: Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên riêng của
đối tượng địa lý (địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành
chính, các vùng lãnh thổ) có vị trí xác định trên bề mặt trái đất.


9

1.1. 2. Phân loại địa danh
Trên cơ sở những quan niệm về phạm vi của đối tượng nghiên cứu như
đã trình bày, chúng ta có thể phân chia địa danh thành hai loại cơ bản: địa danh
chỉ đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân tạo (không
tự nhiên).

Đối tượng tự nhiên bao gồm các địa hình tự nhiên: sông, suối, núi, đồi,
gò, đầm, vũng, vịnh, đảo…
Đối tượng nhân tạo gồm các công trình xây dựng (thành, tháp, chùa,
nhà thờ, thánh thất, cầu, cống, đường sá, đập, quảng trường, công viên…), các
đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường, thôn, khu phố…) và
các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng (xóm, xứ…)
Xác định các đối tượng có tên gọi như đã trình bày, chúng ta có thể
phân chia thành 4 loại địa danh:
- Địa danh chỉ các địa hình tự nhiên
Ví dụ như: núi Đá Bia, núi Chóp Chài, sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch,
suối Cối, đồi Sim, gò Thị Thùng, đầm Ô Loan, vũng Rô, vịnh Hòa, đảo Mái
Nhà…
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng
Ví dụ như: thành Hồ, thành An Thổ, tháp Nhạn, cầu Đà Rằng, cống Rù
Rì, đập Đồng Cam, đình Bình Mỹ, quảng trường 1-4, công viên Diên Hồng…
- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính
Có hai tiêu chí để xác định địa danh hành chính [24,tr.25]:
- Tên riêng của các đơn vị hành chính có biên giới rõ ràng, có thể xác
định diện tích và nhân khẩu.
- Ra đời bằng các nghị định, quyết định của chính quyền Trung ương
hay địa phương.
Ví dụ như: tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hòa, huyện Tuy An, xã Xuân
Quang, phường Phú Lâm, thôn Liên Trì…
- Địa danh chỉ vùng
Khi một địa danh có thể đặt một trong các từ vùng, khu, xóm, xứ ở
trước thì đó là địa danh chỉ vùng. Có hai tiêu chí để xác định địa danh vùng:
- Tên riêng của các nơi không có biên giới rõ ràng, không thể xác định
diện tích và nhân khẩu.
- Do quần chúng tự phát đặt và gọi.
Ví dụ như: xóm Soi, xóm Sủng, xứ Đất Đỏ, xứ Đồn…



10

Từ phân loại cơ bản (tự nhiên, nhân tạo), ta có sơ đồ:
Đòa danh

Đối tượng đòa
danh tự nhiên

Đối tượng trung gian

Đòa danh vùng

Đòa danh chỉ công
trình xây dựng

Đối tượng đòa danh nhân
tạo (không tự nhiên)

Đòa danh
Hành chính

Phân loại theo bốn nhóm địa danh (địa danh chỉ địa hình, địa danh chỉ
cơng trình xây dựng, địa danh hành chính, địa danh vùng) ta có sơ đồ:
Đòa danh

Đòa ởdanh
Đòa danh
Đòa danh

cônngữ,
g
Nếu
căn chỉ
cứ vào nguồn
gốc chỉ
ngơn
ta cóĐòa
thểdanh
chia địa danh
Phú n
vùng
đòa hình
trình xây dựng
hành chính

thành hai nhóm lớn:
- Địa danh thuần Việt
- Địa danh khơng thuần Việt
Nhóm địa danh khơng thuần Việt có ba loại nhỏ:
- Địa danh gốc Hán Việt
- Địa danh gốc ngơn ngữ các dân tộc thiểu số trên địa bàn
- Địa danh gốc Pháp
Ta có sơ đồ:
Đòa danh Phú Yên

Đòa danh
thuần Việt

Đòa danh

Hán Việt

Đòa danh gốc ngôn ngữ các dân
tộc thiểu số: Chăm, Ba Na, Ê Đê

Đòa danh
gốc Pháp


11

- Có hai tiêu chí để xác định địa danh thuần Việt:
+ Có các yếu tố cấu tạo là từ thuần Việt
+ Có cách cấu tạo từ của tiếng Việt
- Có hai tiêu chí để xác định địa danh Hán Việt:
+ Có các yếu tố cấu tạo là từ Hán Việt
+ Có cách cấu tạo từ của tiếng Hán Việt.
Ngoài các địa danh thuần, Phú Yên còn có một số địa danh hỗn hợp:
- Việt + Ê Đê: sông Krông Năng, suối Hai Riêng (Hai là con suối, Hai
Riêng nghĩa là suối Riêng).
- Việt + Hán Việt: sông Tam Giang
Phú Yên cũng có một số địa danh thuần Việt - không thuần Việt song
song tồn tại:
- sông Ba - sông Đà Rằng.
- núi Chóp Chài - Nựu Sơn
- núi Đá Bia - Thạch Bi Sơn
- chùa Đá Trắng - Từ Quang Tự (Bạch Thạch Sơn)
- vũng Lấm - Lâm Úc
- mũi Nạy - Cap Varrella


1.1.3. Chức năng của địa danh:
- Chức năng cá thể hóa đối tượng:
Địa danh là danh từ riêng. Cũng như mọi danh từ (danh ngữ) khác trong
ngôn ngữ, địa danh có chức năng cơ bản là định danh sự vật. Song, đặc thù của
địa danh là một tên riêng đặc biệt có chức năng mà các danh từ chung không
có, đó là chức năng cá thể hóa đối tượng. Chức năng này giúp cho mỗi địa
danh là một tượng đài ngôn ngữ ghi dấu ấn văn hoá, lịch sử riêng biệt.
- Chức năng phản ánh:
Mỗi địa danh được khai sinh trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, lưu lại
dấu ấn lịch sử văn hóa. Mỗi địa danh là một “bộ từ điển sống” về một vùng
đất, phản ánh sinh động nhiều mặt đời sống xã hội chung quanh bằng từ
nguyên học. Nghĩa là, dựa vào nghĩa gốc của từ cũng đủ phản ánh các thông số
lịch sử văn hóa của địa danh. Đơn cử, núi Đá Bia gắn với sự kiện mở đất về
phương nam của vua Lê Thánh Tôn năm 1471. Truông Gia Long gắn với sự


12

kiện con đường hành quân của vua Gia Long tiến thoái qua đất Phú Yên trong
cuộc chiến tranh chấp khốc liệt với nhà Tây Sơn. Đèo Nại là địa danh chỉ một
con đèo vận chuyển muối (nại là nghề muối) của các làng muối ở Sông Cầu.
Địa danh Tuyết Diêm được đặt tên cho một làng làm nghề muối trắng. Địa
danh Phường Lụa đặt tên cho làng chuyên nghề nuôi tằm dệt lụa ven sông
Ngân Sơn.
- Chức năng bảo tồn:
Địa danh có chức năng bảo tồn bởi rất nhiều biến cố chính trị, kinh tế,
văn hóa, ngôn ngữ được lưu giữ trong các địa danh. Chỉ riêng tỉnh Phú Yên có
đến hàng ngàn địa danh tồn tại bất biến qua năm tháng, kể cả những lớp cư
dân cũ với ngôn ngữ riêng của họ đã di chuyển đi nơi khác. Đơn cử như Cù
Mông, Đà Rằng, La Thai (Hai) và rất nhiều địa danh thuần Việt tồn tại bất

biến từ lúc khai sinh cho đến bây giờ như Phú Yên, Tuy Hòa, Đồng Xuân, Tuy
An… Mỗi địa danh xét từ góc độ từ nguyên học (etymology) đều chứa đựng
những ý nghĩa lịch sử, văn hóa về thời điểm mà nó chào đời. Địa danh thường
biểu hiện cho đặc điểm của từng địa phương nên bao giờ cũng gắn với tình
yêu quê hương, lòng tự hào về một vùng đất. Do vậy, địa danh lưu giữ dấu ấn
lâu bền trong tâm tư tình cảm của nhân dân địa phương, nghĩa là có tính bảo
lưu, bảo tồn mạnh mẽ.

1.1.4. Đặc điểm của địa danh
Dưới góc độ ngôn ngữ học, toàn bộ hệ thống địa danh của một vùng đất
có ba đặc điểm cơ bản:
- Có hệ thống tên gọi rất đa dạng:
Hệ thống địa danh vừa phức tạp vừa đa dạng. Địa danh vừa có cấu tạo
đơn vừa có cấu tạo phức (vừa có từ, vừa có cụm từ, vừa có danh từ, vừa có danh
ngữ). Trong cấu tạo đơn có địa danh thuần Việt lẫn địa danh vay mượn hoặc
chứa đựng các yếu tố giao thoa ngôn ngữ. Có địa danh đơn tiết như (chợ) Giã,
(sông) Cái, (hòn) Nưa, (bãi) Lách… Có địa danh đa tiết như Liên Trì, Phước
Hậu, Sơn Cẩm Thọ, Hà Tấu Kỳ Lãng… Trong cấu tạo địa danh có cả ba quan
hệ: quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập, quan hệ chủ vị.
- Thường diễn ra hiện tượng chuyển hóa:


13

Chuyển hóa là lấy tên gọi một đối tượng địa lý này để gọi một đối tượng
địa lý khác. Hiện tượng chuyển hóa thường xảy ra trong các trường hợp sau
đây:
- Chuyển hóa trong nội bộ từng loại địa danh:
Làng Long Thủy ( bãi biển Long Thủy, sông Đà Rằng ( cầu Đà Rằng,
sông Ngân Sơn ( cầu Ngân Sơn, sông Bàn Thạch ( cầu Bàn Thạch, núi Quán

Cau ( đèo Quán Cau,…
- Chuyển hóa giữa các loại địa danh:
Núi Đại Lãnh ( vùng biển Đại Lãnh, đình Xuân Đài ( vịnh Xuân Đài,
làng Thọ Vức ( đèo Thọ Vức, thôn Màng Màng ( chợ Màng Màng, hòn Yến (
chợ Yến, xã An Lĩnh ( rừng An Lĩnh…
- Chuyển hóa từ địa danh vùng khác thành địa danh ở Phú Yên, chuyển
hóa từ nhân danh thành địa danh, chuyển hóa một thành tố tên huyện thành tên
các xã: chợ Dinh (ở Huế) ( chợ Dinh (phủ lỵ Tuy Hòa), làng Liên Trì (ở đồng
bằng Bắc bộ, Nghệ An, Đà Nẵng) ( làng Liên Trì (thành phố Tuy Hòa), đền
thờ Thiên Y A Na (tháp Bà thành phố Nha Trang) ( đền thờ Thiên Y A Na
Diễn Ngọc Phi (tháp Nhạn thành phố Tuy Hòa)…
Dinh Ông (thờ ông Cao Cát) ( đèo Dinh ông
Gia Long ( truông Gia Long
Bà Trang ( miếu Bà Trang
Bà Ềnh ( dốc Bà Ềnh
Ông Chừ ( cầu Ông Chừ
Huyện Tuy An ( các xã An Chấn, An Hiệp, An Cư, An Xuân, An Thọ,
v.v.
- Phương thức cấu tạo phong phú
Địa danh có phương thức cấu tạo rất phong phú, bao gồm: phương thức
tự tạo, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn và cả phương thức số
hóa.
Phương thức tự tạo là dựa vào đặc điểm của chính bản thân đối tượng
để đặt tên như hình dáng (hòn Vung, núi Chóp Chài…), kích thước (sông Con,
sông Cái,…), tính chất (bàu Trũng, đồi Động Bằng,…), màu sắc (gành Đỏ),
cấu trúc vật chất (chùa Đá Trắng, gành Đá, gành Đá Dĩa, gò Đá…), phương
thức tự tạo còn bao gồm các địa danh dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt


14


chẽ với đối tượng như gọi theo đối tượng cùng loại, gần gũi về hình thức (vực
Phun, xóm Chiếu, mũi Điện…); các địa danh gọi theo vị trí không gian của đối
tượng (Đông Hòa, Tây Hòa); gọi theo thảo mộc hoặc sản vật đặc trưng tại khu
vực đó (bầu Súng, gành Dưa, bãi Lau,…); hình thành do sự kiện lịch sử có liên
hệ trực tiếp với đối tượng (miếu Công Thần, đèo Vận Lương, trại Cháy,…);
các địa danh đặt theo tên người sáng lập, phát hiện hoặc cư trú ở gần đó (cầu
ông Chừ, dốc Bà Ềnh, mũi Cap Varella,…); các địa danh đặt theo tín ngưỡng,
mong ước của cư dân trong vùng (Phú Yên có rất nhiều làng, xã được bắt đầu
bằng chữ Phú, chữ An, chữ Hòa,…); các địa danh đặt theo sự tách, ghép các
địa danh trước đó (thôn Sơn Cẩm Thọ là tên gọi ghép từ các thôn Sơn Triều,
Cẩm Tú, Thọ Bình,…).
Phương thức tự tạo còn bao gồm các địa danh được sử dụng các yếu tố
Hán Việt để đặt các mỹ danh hoặc Việt hóa các địa danh gốc Chăm (Xuân Đài,
Đà Diễn, La Hai,…).
Ngoài phương thức tự tạo, cấu tạo địa danh còn sử dụng phương thức
chuyển hóa (chuyển hóa trong nội bộ một loại địa danh, chuyển hóa giữa các
loại địa danh, nhân danh chuyển thành địa danh…) và phương thức vay mượn
(địa danh gốc Pháp, địa danh gốc Chăm,…)

1.1.5. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học:
Địa danh học có tên khoa học là Toponymic, do hai từ topo (địa
phương, địa điểm), nymic (tên gọi) hợp thành. Địa danh học là một môn khoa
học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa phương.
Địa danh học là một lĩnh vực nghiên cứu thuộc ngành danh xưng học
(onomasiologic), một lĩnh vực thuộc từ vựng học, chuyên nghiên cứu nguyên
tắc đặt tên và ý nghĩa của địa danh, nguồn gốc và những biến đổi của địa danh,
đồng thời nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, phương thức đặt địa danh.
Trong quá trình nghiên cứu địa danh, có nhiều quan điểm khác nhau về
địa danh học do phương pháp tiếp cận khác nhau.

- A.I Popov cùng một số nhà địa danh học cho rằng địa danh học là
ngành khoa học nghiên cứu cách đọc địa danh, giải thích quá trình lịch sử của
địa danh và tất cả mọi sự phức tạp của nó về mặt ngôn ngữ. [30,tr.38]
- Oriverie, tác giả Từ điển địa danh nước Ý (xuất bản tại Roma 1961)
cho rằng địa danh học là một khoa học chuyên nghiên cứu về từ nguyên
(etymology) của một tên đất, tên làng hay một dân tộc.


15

- Losique - tác giả Dictionnaire etymologique des noms de pays et de
peuples (xuất bản tại Paris 1971) cho rằng địa danh học khơng đi vào nghiên
cứu lịch sử của địa danh mà chỉ nghiên cứu những đặc điểm cơ bản, đồng đại
của địa danh.
Đại bách khoa tồn thư do Brunot chủ biên thì khẳng định đối tượng
nghiên cứu của địa danh học là nghiên cứu tên riêng dưới góc độ ngơn ngữ học.
Ở nước ta, các cơng trình nghiên cứu về địa danh còn q ít ỏi, chủ yếu
là nghiên cứu địa danh dưới góc độ văn hóa học, mà chưa đi sâu nghiên cứu
địa danh dưới góc độ ngơn ngữ học.
Đối tượng nghiên cứu địa danh học khá rộng. Song đối tượng đích thực
của địa danh học là một lĩnh vực của ngơn ngữ học: nghiên cứu đặc điểm cấu
tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh.
Như vậy, địa danh học là một bộ mơn cùng với nhân danh học
(Anthroponymie) và vật danh học (còn gọi là hiệu danh học, chun nghiên
cứu tên riêng các sản phẩm, biển hiệu,…) tạo thành danh xưng học. Dưới góc
độ văn hóa học, địa danh học được chia thành các ngành nhỏ hơn: địa danh địa
lý, địa danh lịch sử, địa danh văn hóa.
Dưới góc độ ngơn ngữ học, địa danh học được chia thành nhiều ngành
nhỏ:
- Thủy danh học (hydronymic): chun nghiên cứu tên các sơng, rạch,

khe, suối, đầm, vũng, vịnh,…
- Sơn danh học (oronymic): chun nghiên cứu tên núi, đồi, gò.
- Phương danh học (ojkonimika): chun nghiên cứu tên của các địa
điểm quần cư.
- Phố danh học (urbanomika): chun nghiên cứu tên của các đối tượng
trong thành phố như tên đường, tên phố, quảng trường,…
Chúng ta có thể phác thảo sơ đồ vị trí của địa danh học trong ngơn ngữ
học:
Ngôn ngữ học

Ngữ âm học

Từ vựng học

Ngữ pháp học


16

Danh xửng hoùc

Vaọt danh hoùc
(Hieọu danh hoùc)

Sụn danh hoùc

Thuỷy danh hoùc

Phửụng danh hoùc


Phoỏ danh hoùc

Lun vn ny ch xỏc nh phm vi nghiờn cu v nhng c im
chớnh ca a danh Phỳ Yờn, nờn khụng i sõu vo mt b phn no ca a
danh hc.
1.1.6. Mt s vn chung t ra khi nghiờn cu a danh Vit Nam núi
chung v a danh Phỳ Yờn núi riờng
Nghiờn cu a danh Vit Nam núi chung v a danh Phỳ Yờn di
gúc ngụn ng hc, nghiờn cu cỏc c im v cu to, phng thc nh
danh cng nh c trng vn húa qua mi quan h gia a danh vi lch s,
a lý, phng ng. Kho sỏt v phõn tớch nhng yu t hỡnh thnh nờn c
im ca a danh Phỳ Yờn.
V phng phỏp nghiờn cu, s dng phng phỏp chung l phng
phỏp quy np, trờn c s cỏc c liu c th mụ t cỏc s kin, sau ú nhn
xột v rỳt ra kt lun khỏi quỏt chung.
S dng tng hp cỏc phng phỏp mang tớnh thao tỏc c th nh in
dó, thng kờ, phõn loi, miờu t. Nghiờn cu a danh bỡnh din t vng ng ngha theo ng i vi cỏc thao tỏc phõn tớch, tng hp v khỏi quỏt húa.
Trong mt s trng hp, c gng phõn tớch cỏc yu t lch i (trong mt s
trng hp, cú phõn tớch cỏc bin th ng õm trong bin i a danh) gii
thớch mt s trng hp bin i a danh thụng qua phng phỏp so sỏnh, i
chiu lch s.
Nghiờn cu a danh t s tip cn ngụn ng - vn húa s gúp phn lm
rừ nhng c trng vn húa th hin trong tng a danh c th cng nh tng
th a danh ca vựng t Phỳ Yờn.


17

1.2. TƯ LIỆU THỰC TẾ VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH PHÖ YÊN


1.2.1. Phú Yên - vùng đất và con người:
- Đặc điểm địa lý:
Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 5223
km2. Phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 189km, có nhiều đầm, vũng,
vịnh và đảo nhỏ. Phía bắc giáp tỉnh Bình Định. Phía tây giáp tỉnh Gia Lai và
Đắk Lắk. Phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa. Phú Yên là hình ảnh của đất nước
Việt Nam thu nhỏ, có ba vùng đồng bằng, trung du, miền núi và ven biển.
Nhiều nhánh núi tách ra từ dãy Trường Sơn qua Phú Yên vươn ra biển
Đông tạo nên sự phức tạp về địa hình, nhiều đồi núi cao, rừng rậm, chia cắt
vùng đồng bằng ven biển thành nhiều mảnh. Núi Đại Lãnh và núi Cù Mông
trải dài từ tây sang đông ăn sâu ra biển, làm cho Phú Yên biệt lập về mặt địa lý
với các tỉnh xung quanh.
Phú Yên có nhiều sông, suối, đầm, vũng, vịnh. Có sông Ba (Đà Rằng)
phát nguyên từ Kon Tum dài 300km, là con sông lớn nhất miền Trung. Bởi
vậy, đường sá có nhiều cầu, cống, đèo dốc hiểm trở.
Hiện nay tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện Sông
Cầu, Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa, Sông
Hinh và thành phố Tuy Hòa.
Từ năm 2002 đến nay đã hình thành 4 đơn vị hành chính mới (thành
phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa) và nhiều
đơn vị hành chính mới cấp xã, phường. Nhiều địa danh cấp huyện, xã lần đầu
tiên xuất hiện trong thế kỷ XXI [38,tr.21].
- Đặc điểm lịch sử:
Theo chính sử, năm 1471, vua Lê Thánh Tôn thân chinh chỉ huy 26 vạn
quân đánh hạ kinh đô Đồ Bàn (Bình Định) và lấy núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn)
làm ranh giới phân định hai nước Việt Chiêm. Nhưng trên thực tế, vua Lê
Thánh Tôn chỉ thiết lập bộ máy cai trị đến đèo Cù Mông (huyện Tuy Viễn).
Vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (tức Phú Yên ngày nay) chỉ là vùng
phên dậu, quản lý lỏng lẻo.



18

Năm 1578, vua Lê Quang Hưng và chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn
Chánh làm Trấn biên quan, chiêu tập lưu dân Thanh Nghệ và Thuận Quảng
vào khẩn hoang lập ấp ở Phú Yên.
Địa danh Phú Yên có tên trên bản đồ Đại Việt năm 1611 với sự kiện
chúa Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng
Xuân và Tuy Hòa trực thuộc Thừa tuyên Quảng Nam (Thừa tuyên là đơn vị
hành chính cấp tỉnh, cả nước lúc đó có 13 Thừa tuyên).
Phú Yên là địa bàn mở đầu sự nghiệp khai phá xứ Đàng Trong của chúa
Nguyễn [20,tr.61].
Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) ly khai với chúa
Trịnh, xây dựng xứ Đàng Trong từ Sông Gianh (Quảng Bình) trở vào, chia xứ
Đàng Trong từ Sông Gianh đến núi Đá Bia thành 7 dinh. Phủ Phú Yên được
nâng hạng thành dinh Trấn Biên (đơn vị hành chính cấp tỉnh thời bấy giờ).
Phú Yên là địa bàn xuất phát sự nghiệp nam tiến và tây tiến của các
chúa Nguyễn.
Thời còn Vương quốc Chăm-pa, thành Hồ là cửa ngõ châu Thượng
Nguyên. Thời các chúa Nguyễn, Tuy Hòa là cửa ngõ của Thủy Xá, Hỏa Xá mà
sự giao thương chủ yếu là con sông Ba nối liền giữa duyên hải với đại ngàn
(Tây Nguyên).
Phú Yên là địa bàn tranh chấp ác liệt giữa hai lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh. Phú Yên là nơi hưởng ứng phong trào Cần Vương mạnh mẽ ở
Nam Trung bộ với các cuộc khởi nghĩa của Lê Thành Phương, Nguyễn Hào
Sự, Võ Trứ - Trần Cao Vân. Khi thực dân Pháp tổ chức khai thác thuộc địa lần
thứ nhất (1897), Phú Yên có nhiều công trình có giá trị như đường hầm xe lửa,
đập Đồng Cam, đập Tam Giang - Hà Yến, nhà máy đường Đồng Bò, cảng biển
Vịnh Xuân Đài - Vũng Lấm…
Chi bộ Đảng đầu tiên của Phú Yên được thành lập ngày 5-10-1930,

nhanh chóng trưởng thành và lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám
tại địa phương [12,tr.4].


19

Trong kháng chiến chống Pháp, Phú Yên là tỉnh cực nam của vùng tự
do Liên khu V, là hậu phương vững chắc, là dạ dày kháng chiến của vùng
Nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Phú Yên là địa bàn chiến sự ác
liệt, là nơi xảy ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh, đồng khởi Hòa Thịnh
tháng 12-1960 mở đầu cho phong trào đồng khởi đồng bằng Khu V; tổ chức
giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ; mở bến Vũng Rô đón tàu không số; chặn
đánh tan tác quân địch tháo chạy từ Tây Nguyên xuống đường số 7 mùa xuân
1975…
Tất cả những đặc điểm lịch sử khái quát như đã nêu trên đều lưu dấu ấn
rất sâu trong nhiều địa danh tiêu biểu của Phú Yên.
- Đặc điểm về địa giới hành chính:
Từ khi địa danh Phú Yên có tên trên bản đồ đất nước đến nay đã gần
400 năm. Bốn thế kỷ qua, vùng đất Phú Yên có nhiều xáo trộn, biến động, chia
tách, hợp nhất. Bởi vậy những tên đất, tên làng, tên xã, tên huyện đều có ý
nghĩa và giá trị riêng.
Phú Yên đã từng là phủ (1611 - 1629), dinh (1929 - 1808), trấn (1808 1826), có lúc là đạo. Từ năm 1832 đến 1975 là tỉnh. Từ 1975 - 1989 sáp nhập
với tỉnh Phú Khánh. Từ 1989 đến nay trở lại tên gọi như cũ.[20, tr61-75]
Từ hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, trải qua gần 400 năm, đến nay
tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc.
Về mặt lịch đại, địa bạ Phú Yên được xây dựng năm 1815 - 1816 thời
vua Gia Long, ghi chép khá đầy đủ về địa danh cũ của Phú Yên. Vua Minh
Mạng (1832) chủ trương đặt tên tốt đẹp (mỹ danh) cho các làng, xã đã làm
thay đổi nhiều địa danh ở Phú Yên. Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền
cách mạng đã xoá bỏ cấp tổng (một đơn vị hành chính dưới cấp phủ, huyện;

trên cấp xã, thôn thời bấy giờ) và hình thành rất nhiều xã mới. Việc tách, nhập,
thành lập mới các đơn vị hành chính đã làm thay đổi hoặc xuất hiện nhiều địa
danh mới.
-Về đặc điểm dân cư:


20

Phú Yên là địa bàn cư trú đa dân tộc. Trước khi người Việt vào vùng đất
này (1578), Phú Yên thuộc Vương quốc Chăm-pa và các dân tộc anh em Ba
Na, Ê Đê ở phía tây (Thủy Xá, Hỏa Xá).
Sau biến cố lịch sử người Việt mở đất Phú Yên, một bộ phận người
Chăm đi vào miền Trong (Ninh Thuận - Bình Thuận), một bộ phận lên núi
chung sống với dân tộc Ba Na và Ê Đê (dân tộc học gọi là dân tộc ChămHroi).
Để khai khẩn đất Phú Yên, Trấn biên quan Lương Văn Chánh chiêu
mộ 3000 lưu dân (những người nghèo không sản nghiệp) Thanh Nghệ và
Thuận Quảng vào định cư ở Phú Yên.
Quân lính của Trịnh bị chúa Nguyễn bắt làm tù binh năm 1648 có
một bộ phận đưa vào Phú Yên, bổ sung nguồn nhân lực khai phá vùng đất
mới. Năm 1655 - 1660, chúa Nguyễn vượt sông Gianh đưa dân Nghệ An
vào khai khẩn Phú Yên.
Năm 1668, nhiều bà con người Hoa trong phong trào “phản Thanh phục Minh” ở Phúc Kiến, Triều Châu, đảo Hải Nam chạy sang xin tị nạn ở
vùng đất chúa Nguyễn quản lý. Chúa Nguyễn Phúc Tần (Hiền Vương) cho
định cư ở nhiều tỉnh khác nhau, trong đó Phú Yên có 5 điểm dân cư người
Hoa. Thời vua Tự Đức (những năm 1865 – 1866) chủ trương đưa một số
dân nghèo ở các tỉnh lân cận và tỉnh Bình Thuận ra định cư ở Phú Yên. Sau
năm 1954, nhiều bà con miền Bắc vào lập nghiệp ở Phú Yên. Sau năm
1979, nhiều bà con dân tộc phía bắc (Tày, Nùng, Thái,…) vào sinh sống ở
miền tây Phú Yên.
Đặc điểm dân cư ở Phú Yên lưu dấu ấn sâu sắc đến việc hình thành

địa danh ở Phú Yên. Nhiều tộc họ khi hình thành địa danh vùng đất mới đã
lấy tên vùng đất cũ ở quê hương bản quán. Bà con các dân tộc thì đặt tên
đất, tên làng theo cách riêng của họ. Để sống hòa hợp với cư dân vùng đất
mới, người Việt cũng giữ lại nhiều địa danh gốc Chăm hoặc Việt hóa một
phần, dù chủ nhân cũ đã bỏ đi nơi khác…


21

- Về đặc điểm văn hóa
Với các phát hiện khảo cổ học gần đây, dấu tích văn hóa Chăm hội tụ
trên địa bàn Phú Yên khá đậm nét như di chỉ chế tác dụng cụ bằng đá ở Sơn
Thành, di chỉ Cồn Đình, các di tích thành Hồ, tháp Nhạn,… Hàng trăm di tích
và phế tích Chăm trên đất Phú Yên góp phần làm phong phú nền văn hóa cộng
đồng đa dân tộc Việt Nam.
Phú Yên còn là xứ sở của Trường ca (sử thi). Hơn 30 sử thi của các dân
tộc anh em ít người (Chăm Hroi, Ba Na, Ê Đê) vừa được sưu tầm và công bố.
Dù người Việt mới định cư ở vùng đất này gần 400 năm, văn hóa Việt
vẫn tỏa sáng ở Phú Yên cả về văn hóa vật thể và phi vật thể, tất nhiên là có sự
giao thoa văn hóa, trong đó có giao thoa ngôn ngữ với các dân tộc anh em trên
địa bàn.
- Về đặc điểm ngôn ngữ
Tiếng Phú Yên có những đặc điểm chung của vùng phương ngữ Nam
Trung bộ với hiện tượng biến thể ngữ âm xảy ra hàng loạt ở các yếu tố cấu tạo
nên âm tiết. Những đặc điểm của tiếng Phú Yên được thể hiện rất rõ ở các mặt
ngữ âm và từ vựng.
Về các dân tộc anh em trên địa bàn, cộng đồng người Hoa nói tiếng
Quảng Đông, Triều Châu thuộc ngôn ngữ họ Hán-Tạng. Cộng đồng người
Chăm H’roi (hậu duệ của người Chăm) trên đất Phú Yên nếu sống ở vùng dân
tộc Ba Na thì Ba Na hóa, sống ở vùng Ê Đê thì Ê Đê hóa. Họ vẫn còn lưu giữ

tiếng nói nhưng hoàn toàn cắt đứt với truyền thống cũ, đặc biệt là không sử
dụng được văn tự Chăm-pa cổ.
Ngôn ngữ dân tộc Chăm H’roi và Ê Đê thuộc họ Nam Đảo
(austronesien hoặc malayo polynesien). Ở Việt Nam, các ngôn ngữ thuộc họ
này có Chăm, Raglai, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai.
Ngôn ngữ dân tộc Ba Na thuộc họ Môn - Khơme, tiểu nhóm Ba Na (Ba
Na, Xê Dăng, Hrê, Gié Triêng, Co, Brâu).
Về sơ đồ ngữ hệ, ngôn ngữ dân tộc Ba Na cùng với ngôn ngữ Việt (tiểu
nhóm Việt Mường) có cùng họ Nam Á.


22

Bởi vậy, giữa các ngôn ngữ không có quan hệ họ hàng trên vùng đất
Phú Yên (giữa tiếng Việt và tiếng Chăm, tiếng Ê Đê) có thể có một số nét
giống nhau về mặt từ vựng. Đó là sự giống nhau do có sự tiếp xúc ngôn ngữ,
không phải xuất phát từ việc phát triển gốc từ vựng. Bên cạnh đó, giữa địa
danh tiếng Việt và Hán có nhiều từ vay mượn lẫn nhau [31,tr.45].
*
*

*

Những đặc điểm về địa lý, lịch sử, địa giới hành chính, dân cư, văn hóa,
ngôn ngữ... như đã đề cập trên có ảnh hưởng rất lớn đối với việc cấu tạo địa
danh Phú Yên. Dấu vết của yếu tố dân tộc được bảo lưu trong địa danh và sự
phát triển của địa danh tỉnh Phú Yên góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn
những đặc trưng về tâm lý xã hội, về phong tục, tập quán, về văn hóa lịch sử
của vùng đất và con người Phú Yên. Giữa ngôn ngữ và phong tục của một dân
tộc có mối quan hệ hữu cơ với nhau. F. de Saussure trong Ngôn ngữ học đại

cương đã khẳng định rằng, phong tục của dân tộc có tác động đến ngôn ngữ và
mặt khác, trong chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc.

1.2.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh Phú Yên
1.2.2.1. Kết quả thu thập
Qua khảo sát điền dã trên phạm vi toàn tỉnh, số lượng địa danh thu thập
được trên 2000 địa danh. Đối với những địa danh cũ đã mất đi, đề tài chỉ thu
thập những địa danh có giá trị văn hóa lịch sử còn lưu lại dấu ấn trong đời
sống tinh thần của nhân dân địa phương. Riêng phần địa danh công trình xây
dựng đề tài không thu thập hệ thống tên đường, tên các công sở, đơn vị… vì
đây là bộ phận địa danh (phố danh) có những đặc điểm khác với các loại địa
danh nói trên, vừa mới xuất hiện trong vài thập kỷ trở lại, ít có liên hệ với lịch
sử văn hóa, địa lý của vùng đất Phú Yên.
Số lượng cụ thể được thể hiện qua loại hình địa danh:
TT

Loại hình địa danh

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Địa hình tự nhiên

400

20%


2

Công trình xây dựng

732

36,6%


23

3

Đơn vị hành chính

542

27,1%

4

Vùng

326

16,3%

1.2.2.2 Kết quả phân loại
- Phân loại theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên (nhân tạo):
Tiêu chí

Tự nhiên

Loại hình địa danh
Địa hình
tự nhiên

Số lượng

Sơn danh

229

Thủy danh

171

400

Tỉ lệ
11,5%
8,6%

Trung gian

Vùng, xóm, xứ

326

16,3%


Không tự nhiên

Đơn vị hành chính

542

27,1%

Công trình xây dựng

732

36,6%

2000

100

Cộng

20%

- Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
+Địa danh được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt
Địa danh được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt (tiếng phổ thông - ngôn
ngữ toàn dân) 771 trường hợp chiếm tỉ lệ 38,55%. Trong đó địa danh địa hình
thiên nhiên có 309 trường hợp, chiếm tỉ lệ 15,45%; địa danh hành chính có 29
trường hợp, chiếm tỉ lệ 1,45%; các công trình xây dựng 129 trường hợp, chiếm
tỉ lệ 6,45%; các vùng lãnh thổ (vùng, xóm, xứ, khu) có 304 trường hợp, chiếm
tỉ lệ 15,2%.

Địa danh được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt có biến thể ngữ âm theo
phương ngữ Phú Yên gồm 40 trường hợp, chiếm tỉ lệ 2%.
+ Địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt
Gồm 1095/2000 địa danh, chiếm tỉ lệ 54,57; trong đó địa danh địa hình
thiên nhiên có 48 trường hợp, chiếm tỉ lệ 2,4%; địa danh công trình xây dựng
có 584 trường hợp, chiếm tỉ lệ 29,2%; địa danh hành chính có 445 trường hợp,
chiếm tỉ lệ 22,25%; các vùng lãnh thổ (vùng, xóm, xứ, khu) có 18 trường hợp,
chiếm tỉ lệ 0,9%.
+ Địa danh được cấu tạo bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (hoặc
được Việt hóa một phần)
Gồm 128 trường hợp, trong đó địa danh địa hình thiên nhiên gồm 41
trường hợp, chiếm tỉ lệ 2,05%. Địa danh hành chính có 66 trường hợp, chiếm tỉ lệ
3,3%; địa danh các công trình xây dựng có 17 trường hợp, chiếm tỉ lệ 0,85%; địa
danh các vùng lãnh thổ (xứ, vùng) có 4 trường hợp, chiếm tỉ lệ 0,2%.


24

+ Địa danh gốc Pháp
Gồm 6 trường hợp, chiếm tỉ lệ 0,3%.
Bảng kết quả thống kê theo nguồn gốc ngôn ngữ:
Số lượng địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ
Số Loại hình địa Thuần Việt
TT
danh

Hán Việt

Dân tộc
thiểu số


Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
lượng
lượn
lượng
g

Tiếng
Pháp

Cộng
Số
Tỉ lệ
lượng

Số Tỉ lệ
lượng

Địa hình thiên
nhiên

309

40,08%

4,38%

41


32,33%

2

0,1%

400

20%

2 Công trình xây
dựng

129

16,73% 584 53,06%

17

13,28%

2

0,1%

732

36,6%

2


0,1%

542

27,1%

326

16,3%

1

48

3

Đơn vị hành
chính

29

3,76%

445 40,64%

66

51,56%


4

Các vùng lãnh thổ
(vùng, khu,
xóm,…)

304

39,43%

18

4

3,12%

Cộng

771

1,64%

1095

128

6

2000 100%


Ở đây cũng cần lưu ý thêm, địa danh Phú Yên có một số trường
hợp được sử dụng song hành tên Hán Việt và tên Nôm; tên Pháp và tên Nôm;
cũng như song hành một số trường hợp cá biệt khác.
Ví dụ: Thạch Bi Sơn - núi Đá Bia; đèo Bahonneau - đèo Cả.
cap Varrella - mũi Nạy; đập Bảo Đại - Đập Đồng Cam.
Tiểu kết.
Đã từng là dinh Trấn Biên, mảnh đất biên viễn phương nam của Tổ
quốc gần trọn thế kỷ XVII, Phú Yên là địa bàn đặc biệt mà những đặc điểm về
địa lý, lịch sử, dân cư, văn hóa, ngôn ngữ, địa giới hành chính… có dấu ấn khá
sâu đậm trong việc hình thành địa danh. Đó là cấu trúc địa hình đa dạng như
hình ảnh một nước Việt Nam thu nhỏ, là tỉnh đồng bằng duyên hải nhưng có
đến 3/4 diện tích tự nhiên là rừng núi; đó là một bề dày lịch sử gắn với nhiều
sự kiện của đất nước gần 400 năm; đó là cộng đồng dân cư gồm những lưu dân
Thanh-Nghệ, Thuận-Quảng sống chan hòa với các dân tộc anh em trên vùng
đất mới và tiếp nhận một bộ phận người Hoa trong thế kỷ XVII. Sự giao thoa


25

văn hóa, đặc biệt là giao thoa ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp giữa các dân
tộc Việt - Chăm, Việt - Hoa, Việt - Ba Na, Việt - Ê Đê, Hoa - Chăm, Hoa - Ê
Đê, Hoa - Ba Na, Chăm - Ba Na, Chăm - Ê Đê, Ba Na - Ê Đê… trên vùng đất
Phú Yên đã tạo nên những sắc thái đặc trưng trong việc hình thành phương
ngữ. Tất cả những yếu tố ấy vừa tác động trực tiếp và ánh xạ vào địa danh
vùng đất này.
Kết quả thống kê và phân loại (tuy chưa đầy đủ nhưng cũng khá cơ bản)
cho thấy sự tồn tại của các địa danh tự nhiên và nhân tạo (không tự nhiên)
cũng như tần số xuất hiện của các yếu tố thuộc các nguồn gốc ngôn ngữ khác
nhau trong địa danh Phú Yên. Số lượng địa danh tự nhiên (nếu tính cả địa danh
chỉ vùng-địa danh trung gian) xấp xỉ số lượng địa danh các công trình nhân

tạo, thể hiện rõ công sức của tiền nhân và các thế hệ nối tiếp trong việc xây
dựng vùng đất Phú Yên trở thành giàu có và yên bình như nguyện ước của ông
cha ta khi đặt tên cho mảnh đất này. Nguyện ước ấy còn thể hiện trong nhiều
địa danh làng xã tồn tại từ thời mở đất.
Một điều dễ thấy là hầu hết các địa danh tự nhiên thường có xu hướng
được định danh bằng các yếu tố thuần Việt và các yếu tố ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số. Còn các địa danh hành chính và công trình nhân tạo thì hầu hết được
định danh bằng các yếu tố Hán Việt (mỹ danh).
Các yếu tố phương ngữ cũng tác động đến việc định danh một số địa
danh. “Nhiều địa danh được sinh ra trong các phương ngữ, từ chất liệu phương
ngữ”[24,tr.18]. Địa danh chịu sự tác động của quy luật ngữ âm. Một số địa
danh đã biến đổi qua hình thức ngữ âm. G.L Xmolixnaia đã từng lưu ý rằng:
“Không phải luôn luôn có thể chỉ tin vào cái vẻ bề ngoài của địa
danh”[24,tr.18].


×