Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.7 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG
I. Cơ sở pháp lý

2
2

1. Quyền học tập của trẻ em

2

2. Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của

3

con
II. Thực trạng cha mẹ thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền được học

4

tập của con trong gia đình hiện nay
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cha mẹ thực hiện nghĩa vụ đảm

5

bảo quyền được học tập của con
1. Điều kiện kinh tế của gia đình



5

2. Trình độ học vấn của cha mẹ

7

3. Điều kiện điạ lý

8

IV. Những biện pháp bảo đảm cha mẹ thực hiện nghĩa vụ đảm bảo

9

quyền được học tập của con trong gia đình hiện nay

KẾT LUẬN

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

LỜI MỞ ĐẦU
1


Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam

độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em.”
Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì
thế, trong chiến lược phát triển kinh tế – xă hội của đất nước, chiến lược phát
triển con người được đặc biệt coi trọng, trong đó những ưu tiên cho trẻ em chiếm
vị trí hàng đầu. Sau khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Đảng và
Nhà nước ta đă ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phổ cập
giáp dục tiểu học và nhiều văn bản pháp luật khác liên quan tới Bảo vệ chăm sóc
và giáo dục trẻ em. Để quyền được học tập của trẻ em được đảm bảo thì nó phải
được đặt trong mối liên hệ của gia đình – nhà trường – xă hội. Mà trong đó yếu tố
quan trọng nhất, có tác động quyết định là mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái,
nên em xin chọn đề tài: “Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo
quyền được học tập của con.”

NỘI DUNG
I. Cơ sở pháp lý
1. Quyền học tập của trẻ em
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xă hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992,
theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (25/2004/QH11-15/6/04), quy
định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Tuy nhiên, ở mỗi
nước, lại có những quan điểm khác nhau về độ tuổi trẻ em…nó phụ thuộc vào
quan điểm dựa trên những tính toán khoa học của các nhà làm luật về nhận thức
cũng như tầm phát triển khác nhau ở mỗi quốc gia. Như vậy, việc xác định rõ độ
tuổi giúp chúng ta phân biệt rõ để từ đó có chính sách hợp lí đối với việc phát
2



triển nguồn nhân lực. Từ trước đến nay và sau này, trẻ em luôn là đối tượng được
gia đình, xă hội quan tâm đặc biệt. Việc đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ là
một trong những cách quan trọng và hiệu quả nhất để phát huy năng lực mọi mặt
của trẻ em .
Cũng theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qui định tại Điều 16 về
quyền được học tập của trẻ em. Đó là :
1-Trẻ em có quyền được học tập
2-Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học
phí
Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất cứ trẻ em dưới mười
sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền
tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này
được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ
em không được thực hiện quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành
vi đi ngược lại lợi ích, sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc qui định
cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của
toàn thể xă hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này.
Đồng thời, quyền được học tập của trẻ em còn được ghi nhận là việc trẻ em
học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Đây
là một qui định nhằm khuyến khích học tập ở trẻ em nói riêng và công tác xă hội
hóa giáo dục nói chung của đất nước ta. Như vậy, hiểu được một cách khái quát
quyền được học tập của trẻ em sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các
quyền cơ bản nói chung của trẻ em cũng như việc thực hiện biện pháp bảo đảm
về quyền được học tập trong gia đình hiện nay.
2. Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con
– Khoản 1 điều 34 Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09 tháng
6 năm 2000: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

3



“Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc
học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức,
trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.”
– Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm
2000: Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con
học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa
thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và
các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham
gia hoạt động xã hội của con.
3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ
quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.
II. Thực trạng cha mẹ thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền được học tập của
con
Hệ thống giáo dục của Việt Nam là một hệ thống 5-4-3-4. Trẻ em bắt đầu đi
học lớp 1 lúc 6 tuổi nhưng một số học sinh lớp 1 lại lớn hơn đặc biệt là ở vùng
núi hoặc nông thôn. Tính chung cả nước có 98% dân số trong độ tuổi lao động
biết chữ và 60% trẻ em độ tuổi 11-15 học trung học cơ sở, số năm đi học bình
quân của dân cư 15 tuổi trở lên tăng lên tục từ 4,5 (vào năm 1990) lên 6,34 (vào
năm 2000) và đến năm 2005 là 7,3. Cùng với phong trào phổ cập giáo dục tiểu
học ở khu vực Đông Nam Á, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học của Việt Nam được
Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 đã giúp cho chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam
- nữ trong tất cả các cấp, bậc học được thu hẹp. Tại Diễn đàn giáo dục thế giới ở
Dakar, Senegal, tháng 4/2000 Việt Nam cùng với chính phủ của 164 nước đã cam
4



kết thực hiện khuôn khổ hành động Dakar bao gồm 6 mục tiêu Dakar cần được
thực hiện vào năm 2015. Trong đó có 3 mục tiêu (mục tiêu số 2, 4, 5) nhấn mạnh
vào việc giáo dục và bình đẳng giới. Như vậy, Việt Nam có một thành tích đầy ấn
tượng, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức thu nhập cao hơn.
Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng được đi học ở thành thị là 98,6% và 95,4% ở
nông thôn. Tỷ lệ đi học và hoàn thành các cấp học ở nam và nữ tương đối ngang
nhau, cụ thể như mức độ tham gia của hai giới ở bậc tiểu học là tương tự nhau:
97% nam và 95,4% nữ đi học. Theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo
cho thấy ở Việt Nam trẻ em trai và gái bước vào hệ thống giáo dục với số lượng
hầu như ngang nhau và tỷ lệ bỏ học ở trẻ em gái chỉ nhỉnh hơn trẻ em trai một ít.
Mặc dù vậy, những thành tựu này không được thống nhất trong tất cả các
vùng miền và giữa các nhóm kinh tế- xã hội. Theo tổng điều tra dân số năm 1999,
trong tổng số 16,5 triệu trẻ em độ tuổi 6 - 14 có 1,1 triệu trẻ em chưa bao giờ đến
trường. Trình độ học vấn của phụ nữ nhìn chung thấp so với nam giới. Cả nước
hiện có 11,8% nữ không biết chữ, nam là 5,69%, tỷ lệ này ở nông thôn là 13,5%
và 6,59%. Theo SAVY, thanh thiếu niên ở thành thị có khuynh hướng đạt trung
học phổ thông cao hơn (30,7%) so với thanh thiếu niên ở nông thôn (21,1%).
Tính trên tổng số thanh thiếu niên chưa bao giờ đi học thì thanh thiếu niên dân
tộc thiểu số chiếm tới 52%, trong đó tỷ lệ nữ chưa bao giờ đi học ở mức cao nhất
19% và nam là 10%, còn tỷ lệ chưa bao giờ đi học đối với nam và nữ thanh thiếu
niên dân tộc Kinh đều là 2%.
Như vậy, thực tế những năm gần đây cho thấy mặc dù hệ thống giáo dục đang
ngày càng mở rộng nhưng để trẻ em có thể hoàn thành được các cấp bậc phổ
thông lại được xem là những khó khăn của giáo dục Việt Nam hiện nay.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cha mẹ thực hiện nghĩa vụ đảm bảo
quyền được học tập của con
1. Điều kiện kinh tế của gia đình
5



Theo điều tra mức sống dân cư năm 2002 cho thấy chi phí trực tiếp cho giáo
dục ở Việt Nam khá cao so với thu nhập các hộ nghèo. Đây là một trong những
nguyên nhân chính khiến trẻ em nghèo ít đi học. Hiện nay phần tài chính do dân
đóng góp cho lĩnh vực đào tạo nước ta ở cấp tiểu học đã lên tới 44,5%, trung học
cơ sở là 48,7%, trung học phổ thông là 51,5%. Theo Tổng cục thống kê, bình
quân chi tiêu cho một học sinh ở thành thị là 1,298 triệu đồng/năm (tương đương
90 USD), ở nông thôn là 370.000 đồng (tương đương 23 USD). Với những điều
kiện như vậy, đôi khi các em thấy xấu hổ và muốn bỏ học giữa chừng. Chính
điều này khiến cho học sinh nữ thường bỏ học sớm hơn học sinh nam. Theo điều
tra của SAVY lý do chính khiến thanh thiếu niên không đi học là do gia đình
“không đủ tiền nộp học phí” (44,1%). Nghiên cứu của Belanger và Liu chỉ ra
rằng so với các gia đình nghèo, tỉ lệ đi học trong độ tuổi 11-18 của trẻ em gái
trong các gia đình giàu có đi học cao hơn gấp 28 lần, trong khi đó tỉ lệ này ở
nhóm trẻ em trai chỉ cao hơn 14 lần.
Ở những gia đình có nhiều con trong độ tuổi đến trường thì có một số em phải
hy sinh quyền lợi đến trường của mình cho những đứa trẻ khác trong gia đình.
Trong tình huống này các em gái là người trước tiên phải bỏ học để giảm gánh
nặng chi phí của gia đình. Thêm vào đó bố, mẹ của các em cho rằng con gái
chẳng bao giờ kiếm được nhiều tiền như con trai, người ta cần sức lao động của
con gái chỉ để đỡ đần gia đình, giúp việc nhà, và cả việc đồng áng (trẻ em nông
thôn)... Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt thân mật với Cộng đồng tài trợ
Quốc tế ở Hà Nội ngày 18/11/2003, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã
phát biểu: “đa phần trẻ em bỏ học sớm là em gái vì phải lao động giúp gia đình.
Ở một số vùng cao tỷ lệ em gái đến trường chỉ khoảng 15%”.
Mặc dù, việc sử dụng sức lao động trẻ em bị cấm đoán chính thức nhưng trẻ
em dưới 12 tuổi chiếm 6% của lực lượng lao động Việt Nam. Lao động trẻ em
đặc biệt phổ biến ở vùng nông thôn, nơi mà gần 1/3 trẻ em trong độ tuổi 6-14
phải làm việc và tỷ lệ nhập học của nhóm tuổi này chỉ là 78% thấp hơn mức trung
6



bình trong toàn quốc rất nhiều. Kết quả điều tra SAVY cũng cho thấy kết quả
tương tự, nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc thanh thiếu niên bỏ học là do “phải làm
việc cho gia đình” (21,2%).
Như vậy, yếu tố kinh tế cuả gia đình đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc học hành
của các em. Điều kiện kinh tế của gia đình kém thường tỷ lệ thuận với trình độ
học vấn thấp. Theo các nhà kinh tế phát triển thì đó là “cái vòng luẩn quẩn của sự
nghèo đói” nhìn ở cấp độ các hộ gia đình riêng lẻ.
2. Trình độ học vấn của cha mẹ
Bên cạnh yếu tố về kinh tế của gia đình thì trong nhiều nghiên cứu cho thấy,
học vấn của bố mẹ có liên quan tới trình độ học vấn của con cái. Cha mẹ càng có
trình độ học vấn cao thì mong muốn cho con cái học cao nhiều hơn. Tìm hiểu về
“Định hướng giá trị đối với giáo dục cao” ở Mỹ, Meire (1970) chỉ ra rằng cha mẹ
đã từng học đại học công lập rất coi trọng việc giáo dục cao và họ nhìn nhận giáo
dục cao như là yếu tố then chốt để có sự thăng tiến hay an toàn về địa vị xã hội.
Cha mẹ có trình độ học vấn cao có xu hướng muốn con học cao và theo đuổi các
nghề có đào tạo chuyên môn nhiều hơn. Học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng đến
việc đi học của con gái nhiều hơn. Học vấn của cha mẹ từ trung học cơ sở trở lên
mới có ảnh hưởng đến việc đi học của trẻ em trai, nhưng đối với trẻ em gái cùng
với sự tăng lên về trình độ học vấn của cha mẹ từ không biết chữ đến tiểu học thì
việc đi học của trẻ em gái cũng đã tăng lên 3,4 lần.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trình độ học vấn của người mẹ thường có
ảnh hưởng nhiều hơn so với học vấn của người bố. Cách đây hơn một thế kỷ nhà
kinh tế học người Anh Alfred Marshall có nói: “Vốn giá trị nhất trong mọi thứ
vốn là cái được đầu tư vào con người; và phần quý giá nhất của vốn ấy là kết quả
của sự chăm sóc và ảnh hưởng của người mẹ”. Các bà mẹ có học thức cũng có
nhiều cơ hội gia nhập lực lượng lao động hơn và điều đó cũng cho phép họ trả
được một số chi phí học hành cuả con cái và có ý thức hơn về lợi ích của việc học
hành. Các bà mẹ có học thức thường có ít con nên họ có thể tập trung quan tâm

7


nhiều hơn tới từng đứa con của mình. Do vậy họ cũng không bị rơi vào trường
hợp phải lựa chọn cho đứa con nào đi học như những gia đình nghèo. Ở Việt
Nam, con cuả các bà mẹ có học vấn cao hơn thì có nhiều cơ hội đến trường và có
xu hướng học nhiều hơn.
3. Điều kiện điạ lý
Trường học thường tập trung ở các thành phố, giao thông thuận tiện và các
dịch vụ phục vụ cho học tập thuận lợi hơn. Chính điều này lại là một trong những
yếu tố ảnh hưởng tới việc đi học của trẻ em nhất là đối với con em gia đình
nghèo. Ví dụ, ở khu vực nông thôn của Guinea trung bình học sinh phải mất tới
47 phút để đến được trường tiểu học gần nhất trong khi ở thành thị học sinh chỉ
mất có 19 phút để đến trường13. Do vậy việc mất thời gian đi từ nhà đến trường
học làm cho chính bản thân các em thấy nản còn cha mẹ của các em thì không
yên tâm khi để con mình đi học với quãng đường xa như vậy.
Với các gia đình khá giả thì có thể cho các em đi học ở các trường nội trú
nhưng với những gia đình khó khăn thì không thể trang trải nổi chi phí cho việc
học nội trú nên các em muốn đi học thì vẫn phải băng rừng, lội suối mà đi học.
Với những vùng miền núi các em phải vượt qua quãng đường dài để tới lớp nhất
là những em học cấp 2 trở lên và con đường đến trường càng trở nên khó khăn
hơn vào mùa mưa. Trong Nhật ký của Mai được đăng trên trang Web của United
Nations Việt Nam ngày 12/3/2007, khi viết về Điện Biên có đoạn “Đường Điện
Biên Đông ngoằn nghèo, lên đèo, xuống dốc. Trời mưa thường làm khoảng cách
giữa các bản và trường học xa hơn. Trẻ em dân tộc Mông phải bơi qua sông Mã,
từ địa phận Mường Nhà sang Lúa Ngạm để tới trường… Thế mới biết khoảng
cách đến trường không thể tính bằng cây số được”. Điều này cho thấy khoảng
cách từ nhà đến trường là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định các em có
được đi học hay không nhất là đối với các em gái.
Có thể nói cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong.

Tuy nhiên, chúng ta cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong vịêc đầu tư cho giáo
8


dục do vấn đề bất cập về cơ chế chính sách, nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh. Vì
thế, để tiến tới sự bình đẳng trong giáo dục thì chỉ có xã hội hoá giáo dục, tạo cơ
hội học tập cho tất cả mọi người, dù hoàn cảnh thế nào cũng có những cách thức
học phù hợp để họ có thể tham gia học tập được.
IV. Những biện pháp bảo đảm cha mẹ thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền
được học tập của con
– Bản thân cha mẹ cần củng cố nhận thức về “Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
trẻ em” và “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”
– Cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa cơ quan hữu quan, giúp tăng cường hơn nữa
việc thực hiện hiệu quả quyền trẻ em. Chính phủ cần giao việc cụ thể cho các bộ,
ủy ban… Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất
quản lí nhà nước để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ , Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc chăm sóc, bảo vệ và
nhất là giáo dục trẻ em. Bộ Giáo dục và đào tạo cần có những chủ trương khuyến
khích học tập ở trẻ, có những cân đối giữa giáo dục nông thôn và thành thị. Bộ Y
tế, Bộ văn hóa thông tin, Ủy ban thể dục thể thao… cần phải tuyên truyền ý thức
chăm sóc sức khỏe cho trẻ vì có sức khỏe mới có thể học tập.
– Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đảm bảo quyền trẻ em. Nà nước luôn có
chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, sự tham gia của các tỏ chức quốc tế như:
UNICEF, WTO… giúp cho trẻ em có nhiều cơ hội được thực hiện quyền của
mình, nâng cao ý thức gia đình, xã hội.
– Cần tăng cường nguồn tài chính cho công tác bảo đảm quyền được hoc tập
của trẻ em. Nguồn kinh phí sẽ giúp nâng cao cơ sở vật chất cho trẻ học tập, giúp
việc tuyên truyền vận động người dân có hiệu quả hơn.
– Cần ban hành hệ thống văn bản pháp luật chi tiết hơn, cụ thể hơn về nghĩa vụ

của cha mẹ trong việc thực hiện quyền được học tập của con cái.
9


KẾT LUẬN
Quyền được học tập của trẻ em là một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ,
giúp trẻ có được trí tuệ để cống hiến cho Tổ quốc sau này. Trong chiến lược phát
triển kinh tế của đất nước cũng nhưu bảo vệ Tổ quốc thì trẻ em luôn đóng một vai
trò quan trọng. Nhận thức được rõ tầm quan trọng việc học tập trẻ, những bậc
làm cha, làm mẹ cần tự giác, tự nguyện trong việc đảm bảo quyền được học tập
của con chứ không làm việc này chỉ vì nghĩa vụ.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.
3. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000.
4. />5. />
11



×