Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.68 KB, 87 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XVI là một giai đoạn khá đặc biệt trong tiến trình lịch sử thế
giới nói chung và lịch sử Đông Nam Á nói riêng. Trong bối cảnh thế giới
thế kỉ XV – XVI là thời kì suy yếu và tan rã của chế độ phong kiến, thời kì
nảy sinh của chủ nghĩa tư bản thì các quốc gia phong kiến “già” ở Đông
Nam Á như: Inđônêxia, Đại Việt bước vào thời kì suy thoái, từng bước lún
sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế - xã hội, trong
khi đó các quốc gia “trẻ” như: Lan Xang, Ayuthaya vẫn ổn định và tiếp tục
phát triển. Thế kỉ XVI cũng đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các quốc gia
Hồi giáo ở Đông Nam Á hải đảo.
Cùng thời gian này sau những cuộc phát kiến địa lý ở thế kỉ XV, thế
kỉ XVI là thời kì các nước phương Tây bắt đầu xúc tiến quá trình xâm lược
thuộc địa. Đông Nam Á đã trở thành một trong những đối tượng xâm lược
quan trọng của chủ nghĩa thực dân. Những cường quốc thực dân đầu tiên ở
Đông Nam Á là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan…
Nghiên cứu “Quá trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông
Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực” sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương
Tây ở khu vực này trong khoảng một thế kỉ đầy biến động. Mặt khác nghiên
cứu quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân Bồ Đào Nha thế kỉ XVI
cũng giúp chúng ta có những cái nhìn khái quát về những hệ quả của nó đối
với tiến trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và là một thành viên của Hiệp
hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Tiến trình lịch sử và văn hóa Việt
Nam có nhiều điểm tương đồng với các quốc gia trong khu vực. Chính vì
vậy việc nghiên cứu Đông Nam Á sẽ giúp chúng ta tăng cường thêm sự hiểu
biết và hợp tác với các nước trong khu vực, đồng thời cũng là yêu cầu cấp
thiết đặt ra để nước ta nhanh chóng hội nhập quốc tế và khu vực.
1



Hiện nay việc nghiên cứu và giảng dạy Đông Nam Á trong các trường
đại học – cao đẳng, phổ thông ngày càng được coi trọng. Chính vì vậy em
quyết định chọn nghiên cứu một trong những vấn đề của Đông Nam Á nhằm
góp phần nâng cao hiểu biết của mình về lịch sử khu vực và phục vụ trực
tiếp cho việc giảng dạy Đông Nam Á ở trường phổ thông.
Chính vì những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, em đã chọn đề tài
“Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ
XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều năm trở lại đây, việc nghiên cứu Đông Nam Á đã thu hút
sự quan tâm của nhiều học giả trong nước và Quốc tế. Do vậy ngày càng có
nhiều công trình, báo cáo nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á được công
bố góp phần làm sáng tỏ lịch sử khu vực và những đóng góp của Đông Nam
Á trong lịch sử thế giới.
Lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XVI đã được đề cập trong nhiều chuyên
khảo về lịch sử khu vực của các tác giả nước ngoài và trong nước như:
“Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E. Hall, bản dịch của NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội năm 1997, đã trình bày lịch sử Đông Nam Á với tư cách
là một khu vực lịch sử qua từng thời kì phát triển, từ khi các nhà nước ở
Đông Nam Á hình thành đến khi chủ nghĩa thực dân phương Tây thống trị
và quá trình đấu tranh giành độc lập của các Quốc gia trong khu vực. Lịch
sử Đông Nam Á thế kỉ XVI được tác giả đề cập trong phần II của cuốn sách
đã cung cấp cho chúng ta một nguồn tư liệu phong phú về sự xâm nhập của
người Bồ Đào Nha vào khu vực này qua hoạt động truyền giáo, thương mại
và những cuộc xâm lược đầu tiên.
Lịch sử các nước Đông Nam Á cũng được trình bày một cách có hệ
thống trong cuốn sách “ Lịch sử thế giới trung đại” của giáo sư Lương Ninh,
quyển II, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1984. Đây là

2


một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về lịch sử các nước
Đông Nam Á một cách có hệ thống. Trong cuốn sách này tác giả đã trình
bày tiến trình lịch sử các nước trong khu vực: Lào, Campuchia, Thái Lan,
Miến Điện, Inđônêxia, Malaixia từ đầu cho đến khi bị thực dân phương tây
xâm chiếm.
Trong cuốn “Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á”(trừ Việt Nam - từ
nguyên sơ đến thế kỉ XVI) của Nguyễn Thế Anh, nhà xuất bản Lửa Thiêng –
Sài Gòn, 1972, đã trình bày lịch sử các quốc gia Đông Nam Á trong từ
nguyên sơ cho đến thế kỉ XV. Thế kỉ XVI chỉ được đề cập như là một mốc
thời gian kết thúc giai đoạn cổ sử của Đông Nam Á và bắt đầu một giai đoạn
mới, giai đoạn đế quốc của Bồ Đào Nha ở Á – Đông và của sự bành trướng
của châu Âu ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Lịch sử Đông Nam Á từ thời cổ đại đến năm 1945 được đề cập trong
cuốn “Đông Nam Á trong lịch sử thế giới” của tập thể tác giả ở Viện
Phương Đông - Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, NXB Khoa học Matxcơva
năm 1977.(Bản dịch của Đinh Ngọc Bảo, Nghiêm Đình Vỳ - Thư viện
trường ĐHSP Hà Nội). Trong cuốn sách này, các tác giả đã đề cập đến ba
giai đoạn phát triển của lịch sử Đông Nam từ thời cổ đại cho đến năm 1945 thời kì bắt đầu tan rã của hệ thống thuộc địa. Lịch sử Đông Nam Á thế kỉ
XVI được phân tích và trình bày khái quát trên một số phương diện: kinh tế,
chính trị, xã hội.
Ngoài ra lịch sử các nước Đông Nam Á ở thế kỉ XVI còn được đề cập
trong nhiều cuốn giáo trình cũng như những chuyên khảo về từng nước như:
- Phan Ngọc Liên(chủ biên), “Lược sử Đông Nam Á”, NXBGD, Hà
Nội, 1998
- Ngô Văn Doanh, “Inđônêxia - những chặng đường lịch sử”, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995
- Nguyễn Đình Lễ, “Đất nước chùa vàng”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988

- Vũ Dương Ninh, “Lịch sử vương quốc Thái Lan”, NXBGD, Hà Nội, 1994
3


- Môjâycô(I.V), “Lịch sử Miến Điện” – Tài liệu dịch, Thư viện trường
ĐHSPHN
- Trương Hữu Quýnh – Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh, “Lịch
sử Việt Nam”, tập I, NXBGD, Hà Nội, 1998
- …….
Trong các công trình trên, quá trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào
Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI đều được các tác giả đề cập tới. Tuy nhiên
do mục đích và phạm vi nghiên cứu của các công trình nên vấn đề quá trình
xâm lược Đông Nam Á của Thực dân Bồ Đào Nha thế kỉ XVI và những hệ
quả của nó đối với lịch sử khu vực chỉ được trình bày một cách khái lược.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
3.1. Mục đích
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu về quá trình xâm nhập của
thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của
nó đối với lịch sử khu vực
3.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở trình bày bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á thế kỉ
XVI, khóa luận làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình xâm nhập của
thực dân Bồ Đào Nha vào khu vực, từ đó rút ra những đánh giá ban đầu về
hệ quả của quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha đối với tiến trình phát triển
của lịch sử khu vực Đông Nam Á.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về “Quá trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào
Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử
khu vực”. Vì vậy, khóa luận đề cập đến những đối tượng cụ thể
Về mặt thời gian, đề tài giới hạn ở việc tìm hiểu quá trình xâm nhập

của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI

4


Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu quá trình xâm nhập của thực
dân Bồ Đào Nha vào các nước ở khu vực Đông Nam Á và những hệ quả của
nó đối với lịch sử khu vực.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, em đã có quá trình sưu tầm và tập hợp hệ
thống các tài liệu. Khi tiến hành nghiên cứu, em đã sử dụng những phương
pháp sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic phương pháp phân tích
so sánh, tổng hợp để trình bày các sự kiện, vấn đề theo mối liên hệ có tính
biện chứng của lịch sử xã hội, nhằm đảm bảo tính hệ thống, chính xác và
khoa học.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 3 chương:
Chương I: Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á thế kỉ XVI
Chương II: Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông
Nam Á thế kỉ XVI.
Chương III: Hệ quả của quá trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào
Nha đối với tiến trình phát triển của lịch sử khu vực Đông Nam Á.

5


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á thế kỉ XVI
1.1. Bối cảnh thế giới

1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Tây Âu cuối thế kỉ XV –
đầu thế kỉ XVI và nhu cầu mở rộng thị trường sang phương Đông
1.1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Tây Âu sau các cuộc Phát kiến
địa lý cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI
Nguyên nhân sâu sa dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý chính là sự phát
triển của nền kinh tế Tây Âu thời điểm từ cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Vì
vậy, sau phát kiến địa lý, nhu cầu của nền kinh tế Tây Âu trước đó đã được
đáp ứng. Vàng, bạc, châu báu, thị trường quốc tế mới mẻ, rộng lớn đã mở ra
trước mắt họ. Nền kinh tế Tây Âu có thêm động lực mới, càng phát triển
mạnh hơn, nhu cầu vàng bạc, thị trường càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết. Chủ nghĩa tư bản Tây Âu bắt đầu bước vào thời kì tích lũy nguyên thủy
tư bản.
Hệ quả của phát kiến địa lý là đã đem lại cho Tây Âu một nền kinh tế
phát triển năng động. Rất nhiều vàng, bạc cướp bóc được ở châu Mỹ được
chở về châu Âu làm cho giá hàng hóa tăng lên gấp 4 – 5 lần. Nhiều trung
tâm công nghiệp được hình thành. Khu vực bờ biển Đại Tây Dương cực kì
sầm uất, trở thành một trung tâm thương mại mới của châu Âu thay thế cho
Địa Trung Hải. Nhu cầu vốn và thị trường rộng lớn để đáp ứng cho sự phát
triển nhanh của nền kinh tế được đặt ra. Hơn nữa, do có nhiều vàng bạc
cướp bóc từ châu Mỹ nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa xa xỉ của quý tộc châu
Âu ngày càng gia tăng. Thời điểm này, các loại gia vị phương Đông vốn là
thứ xa xỉ lâu năm ở đây đã trở nên cực kì đắt đỏ do khan hiếm. Đặc biệt là
hồ tiêu – một loại hương liệu rất được ưa thích ở Tây Âu, có lúc có giá trị
ngang hàng với vàng. Do đó mục tiêu hướng ra thị trường bên ngoài được
thương nhân Tây Âu đặt lên hàng đầu.

6


Nền nông nghiệp phong kiến cũng hầu như bị tan rã hoàn toàn thay

thế vào đó là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Các trang trại sản xuất
nông nghiệp hàng hóa được hình thành nhiều. Ở Anh, sự phát triển nhanh
chóng của hàng dệt đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các trang trại chăn
nuôi cừu lấy lông, lối kinh doanh này đã mang đến cho họ những món lợi
nhuận khổng lồ.
Về thương nghiệp, sau phát kiến địa lý, ở châu Âu thực sự đã xảy ra
một cuộc cách mạng. Hoạt động thương nghiệp xuyên đại dương phát triển
mạnh mẽ sau khi các nhà phát kiến địa lý đã lập được những kì tích vĩ đại, đó
là tìm ra những con đường đến những nơi mà trước đó người châu Âu chưa
hề biết đến. Sau những cuộc phát kiến địa lý, hoạt động của các thành phố ở
Địa Trung Hải vốn trước kia là trung tâm thương mại sôi động như:
Marseille, Genoa, Vience…đã giảm sút, nhường chỗ cho các thành phố ven
bờ Đại Tây Dương phát triển mạnh như Lisbon, Amsterdam, Rotterdam,
London, Liverpool… Vàng bạc và các sản phẩm quý từ châu Mỹ và các nước
phương Đông đem về được các nước châu Âu, nhiều nhất là Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha, làm cho các nước ven biển này trở nên giàu có. Các hoạt động
thương mại cũng trở nên náo nhiệt hơn, phạm vi lẫn quy mô được mở rộng
hơn nhiều. Các sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống của châu Âu như: len
dạ, vải lụa, đồ mỹ phẩm, rượu vang…đến thời điểm này đã tìm được những
thị trường rộng lớn còn đầy tiềm năng để tiêu thụ như châu Mỹ, châu Phi và
châu Á. Ngược lại, các sản phẩm, hàng hóa từ châu Á, Phi, Mỹ như hồ tiêu,
ca cao, cà phê, hương liệu, gỗ quý…cũng đã bắt đầu phổ biến ở thị trường
châu Âu. Hoạt động thương mại giữa châu Âu với các khu vực khác trên thế
giới đến thời điểm này không còn manh mún, lẻ tẻ mà nó đã trở thành động
lực quan trọng thúc đấy sự phát triển của nền kinh tế châu Âu.
Sự giao lưu thương mại giữa châu Âu với châu Mỹ, Phi, Á đã tạo ra
những con đường buôn bán nối liền ba khu vực, tạo thành tam giác mậu dịch
nhộn nhịp ở khu vực Đại Tây Dương. Là những nước đi đầu tổ chức các
7



cuộc phát kiến địa lý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được lợi trước tiên từ
những thành quả phát kiến của họ. Chính quyền hai đế quốc thực dân này đã
trực tiếp nắm lấy ngành ngoại thương, buôn bán với thương nhân các nước
để thu về những món lợi nhuận khổng lồ. Các nước này đã thành lập các tổ
chức thương mại để điều hành tập trung các hoạt động buôn bán. Bồ Đào
Nha đã thành lập một tổ chức gọi là: Hội đồng Ấn Độ và Guine. Tây Ban
Nha cũng thành lập Hội đồng tương tác và Hội đồng tối cao những xứ Ấn
Độ. Các tổ chức này cho phép người nước ngoài góp vốn nhưng chính phủ
nắm quyền tổ chức, kiểm soát buôn bán và chia lãi. Ở các nước khác như Hà
Lan, Anh, Pháp, Đan Mạch…các tổ chức thương mại cũng được thành lập
theo mô hình các công ti cổ phẩn của thương nhân, được chính quyền bảo
trợ về mặt quân sự, ngoại giao và được ưu đãi trong buôn bán. Hình thức
này chính là các công ti Đông Ấn và Tây Ấn lần lượt xuất hiện và hoạt động
ở các khu vực Á, Phi, Mỹ.
Hoạt động buôn bán, cướp bóc mang về cho các nước Tây Âu một
lượng vàng bạc rất lớn. Các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan đã sử
dụng số của cải đó để phát triển kinh tế các nước, tập trung sản xuất hàng
hóa hàng loạt nhằm thu hút vàng bạc về nước mình. Chính phủ các nước này
còn giúp đỡ giai cấp tư sản trong nước giành thị trường buôn bán, kinh
doanh, chiếm thuộc địa nhằm kiếm nguyên liệu rẻ tiền và tạo ra thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Nhờ phát đạt từ thương mại, giá cả hàng hóa tăng lên
nhanh chóng, tạo ra cuộc cách mạng giá cả, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Qúa trình tích lũy
vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản vì thế mà được rút ngắn thời gian, thúc
đẩy nhanh sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
ở châu Âu. Điều đó càng thúc đẩy nhu cầu giao lưu kinh tế toàn cầu, nhu
cầu thuộc địa của chủ nghĩa tư bản mới ra đời.
Kết quả từ các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra một giai đoạn phát triển
mới, mang tính chất bước ngoặt của nền kinh tế và lịch sử châu Âu. Việc

8


tìm ra những con đường hàng hải mới và tìm đến những vùng đất mới đã
dẫn đến sự bùng nổ cách mạng thương mại toàn cầu, một cuộc cách mạng đã
tác động sâu sắc đến nhiều khu vực, nhiều quốc gia.
1.1.1.2. Nhu cầu mở rộng thị trường sang phương Đông của các nước
Tây Âu
Vào thế kỉ XV – XVI, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế,
các nước Tây Âu có nhu cầu mở rộng thị trường trao đổi, buôn bán với các
khu vực khác. Thời kì này, thị trường của giai cấp tư sản mới ra đời chỉ bó
hẹp trong phạm vi châu Âu, còn buôn bán với phương Đông phải thông qua
vùng Cận Đông. Việc buôn bán với phương Đông tuy mới chỉ bắt đầu nhưng
thương nhân Tây Âu đã nhận thức được nơi đây sẽ mang lại nhiều lợi nhuận
cho công việc làm ăn của họ. Thời điểm đó, nhu cầu mở rộng thị trường sang
phương Đông là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế Tây Âu.
Từ lâu hương liệu, gia vị, tơ lụa và các mặt hàng quý giá khác của
phương Đông đã trở thành những thứ xa xỉ được giới quý tộc châu Âu rất ưa
chuộng. Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ XV, đối với người châu Âu việc mua
những hàng hóa quen thuộc của phương Đông gặp trở ngại. Con đường
thông thương chủ yếu lúc bấy giờ giữa người châu Âu với phương Đông là
qua vùng Trung Cận Đông lại bị người Turks Ottoman chiếm đóng và kiểm
soát chặt chẽ. Các hoạt động giao thương từ Hồng Hải sang Ấn Độ Dương
và việc người Arab dựng lên một hàng rào bất khả xâm phạm giữa Ấn Độ và
châu Âu khiến cho không một tàu buôn nào của châu Âu được phép qua lại
nơi đây. Kể từ đây, người Arab trở thành kẻ phân phối độc quyền hàng hóa
của phương Đông, khiến người châu Âu phải mua lại với giá đắt gấp 8 – 9
lần giá mua [1;tr.172]
Trong bối cảnh đó, các nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc phát kiến
địa lý và cuối cùng họ đã tìm ra được những con đường mới sang phương

Đông. Việc tìm ra những con đường mới này không chỉ giúp người châu Âu
sang phương Đông mà còn tạo điều kiện cho các nước Tây Âu có nền kinh
9


tế công thương nghiệp phát triển, giải quyết được các vấn đề thị trường tiêu
thụ hàng hóa chủ yếu lúc đó là sản phẩm len dạ. Hơn thế nữa, vào những thế
kỉ XV – XVI nền kinh tế hàng hóa tiền tệ của các nước Tây Âu phát triển
mạnh. Các công trường thủ ra đời hàng loạt, khiến các phường hội không
còn điều kiện tồn tại. Qúa trình mở rộng hoạt động sản xuất kéo theo yêu
cầu về vốn, thị trường gia tăng. Từ nửa sau thế kỉ XV, cơn sốt vàng ngày
càng bức xúc ở các nước Tây Âu. Vốn của Tây Âu không đủ để phục vụ cho
quá trình mở rộng sản xuất, lưu thông và trao đổi. Thị trường châu Âu đã trở
nên chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng
lên. Thị dân, thương nhân Tây Âu cần vàng bạc, thị trường để mở rộng buôn
bán. Còn vua chúa, vương công quý tộc ở châu Âu thì cần vàng bạc, hồ tiêu
và các thứ gia vị phương Đông khác để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi xa xỉ.
“Người Bồ Đào Nha đã tìm thấy vàng trên bờ biển châu Phi, ở Ấn Độ, ở
khắp Viễn đông; vàng là một từ màu nhiệm đã xua người Đại Tây Dương.
Vàng là thứ người da trắng đòi hỏi trước tiên khi vừa mới đặt chân lên một
bến bờ mới tìm ra được”[35; tr.459]. Trong cơn sốt vàng ấy, đối với người
Tây Âu, phương Đông nói chung và Đông Nam Á nói riêng hiện lên trong
trí tưởng tưởng của họ là một xứ sở không chỉ giàu có về hương liệu, gia vị,
tơ lụa mà còn là một vùng đất giàu về vàng. Phương Đông được tô vẽ thành
một thế giới thần tiên giàu có trong “Nghìn lẻ một đêm” và cuốn sách
“Những chuyện kì diệu” (Du kí của Marco Polo)

(1)

, hay việc chính người


người châu Âu từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Bizantine
trong thời kì Thập tự chinh, cũng như sự giàu có của người Arab, Trung
Quốc, Ấn Độ, khiến phương Đông trở thành thiên đường mà người Tây Âu
muốn đến. Marco Polo còn đặt chân đến khu vực Đông Nam Á. Theo Hall,
Marco Polo (1254 – 1324), ông là thương nhân thành Venezia (Italia). Năm 1271 ông,
cùng cha (Niccolò) và chú (Maffeo), là những người châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc
(nơi mà Marco Polo gọi là Katai) bằng Con đường tơ lụa. Ông được khả hãn Mông Cổ
Hốt Tất Liệt (cháu của Thành Cát Tư Hãn) trọng dụng. Trở về nước năm 1295 ông đã kể
lại sự giàu sang của các nước phương Đông. Những cuộc du hành của ông đã được ghi
lại trong cuốn Il Milione (còn sách được biết với các tên Marco Polo du ký và Miêu tả
thế giới).
1

10


Marco Polo đã từng đến một thành phố ở phía bắc Miến Điện mà ông ta gọi
là “Miến”. Và “Điều gây ấn tượng đối với ông ta nhiều nhất là hai tháp bằng
đá cao năm mươi bộ, một tháp được thếp vàng, còn tháp kia được thếp bạc
và cả hai đều đeo xung quanh những chiếc chuông kêu leng keng trước
gió”[11; tr.363]. Marco Polo cũng đã mô tả về “một trong các quốc gia Lào
bán độc lập nằm trên biên giới Vân Nam. Nhà vua có 300 vợ; đất nước có
nhiều vàng bạc, voi và nhiều loại hương liệu”. Hay Marco Polo còn cho
rằng đảo Java là nơi “sản xuất hạt tiêu đen, nhục đậu khấu, cam tùng, gừng
núi, quả hạch, đinh hương và tất cả các loại hương liệu khác”[11; tr.365].
Tuy những điều Marco Polo viết không hoàn toàn chính xác nhưng ở thời
điểm đó nó đã kích thích trí tò mò cũng như thổi bùng lên ngọn lửa tham
vọng tìm kiếm vàng và hương liệu của giới quý tộc và thương nhân châu
Âu.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu tìm kiếm thị trường cũng
luôn thôi thúc người châu Âu tìm đến khu vực phương Đông nói chung và khu
vực Đông Nam Á nói riêng bởi trên thực tế đây là nơi hứa hẹn mang lại nguồn
tài nguyên giàu có, nguồn nhân công rẻ mạt và một thị trường tiêu thụ hàng
hóa rộng lớn.
Quá trình tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã được giai cấp tư
sản thực hiện bằng nhiều biện pháp như: cướp ruộng đất của nông dân, tăng
thuế, ban hành quốc trái…Nhưng một biện pháp cực kì táo bạo khác là việc
cướp bóc tài nguyên và cả bản thân con người ở những vùng đất mới phát
hiện. Đây là một trong những biện pháp tích lũy vốn nhanh chóng và có hiệu
quả cao của tư bản phương Tây. Các cuộc phát kiến địa lý đã mở đầu cho
quá trình xâm chiếm và cướp bóc đó của chủ nghĩa tư bản phương Tây và
thúc đẩy quá trình hình thành chủ nghĩa thực dân. Chính vì vậy mà khu vực
Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đã trở thành mục tiêu xâm
chiếm của các nước như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…và các nước Tây Âu
khác. Người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã xây dựng những đế quốc thực
11


dân đầu tiên. Thực dân Bồ Đào Nha sau khi tìm ra con đường sang Ấn Độ
đã chiếm lấy những cứ điểm dọc bờ biển châu Phi, Ấn Độ, bán đảo Mã Lai
làm thương điếm và giành lấy độc quyền thương mại ở Ấn Độ và Đông
Nam Á. Vào thế kỉ XVI, đế quốc thực dân Bồ Đào Nha được xây dựng
thành một quốc gia có bản đồ từ Gibraltar đến Molucca. Nối gót Bồ Đào
Nha và Tây Ban Nha là Hà Lan, Anh, Pháp. Tại các thuộc địa này thì bọn
thực dân không từ thủ đoạn nào vơ vét, khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đàn áp giết hại nhân dân thuộc địa.
1.1.2. Sự suy yếu của các quốc gia châu Á
Vào thế kỉ XVI, tình hình các quốc gia châu Á có sự trùng hợp nhất
định với các quốc gia châu Âu. Thế kỉ XVI, các nhà nước phong kiến lớn ở

Châu Á như Trung Quốc dưới triều Minh, Ấn Độ thời Acơba…vẫn là những
quốc gia mạnh và phát triển. Tuy nhiên sau đó, nhìn chung xã hội phong kiến
Châu Á cũng bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kéo dài.
Sự suy yếu đi liền với tình trạng khủng hoảng của xã hội phong kiến.
Biểu hiện trước hết của nó là ở chỗ công cụ lao động không được cải tiến,
sản xuất chậm phát triển. Ở một vài nơi, mầm mống của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa bắt đầu nảy sinh nhưng không thể vượt qua được khuôn khổ chế
độ chuyên chế cực đoan, quan hệ phong kiến bảo thủ. Mâu thuẫn xã hội trở
nên thường xuyên gay gắt. Chính quyền phong kiến không còn có thể cải
thiện được tình hình, quay ra đàn áp quần chúng và tiếp tục lấn sâu vào con
đường hủ bại. Giai cấp phong kiến thì chia bè đảng, tham nhũng và tranh
giành nhau kịch liệt. Tình trạng này kéo dài một cách dai dẳng trong khi đó
các nước châu Âu đang chuyển biến mạnh. Chủ nghĩa thực dân xuất hiện,
đang hăm hở đi xâm chiếm các nơi khác. Sự suy yếu của các quốc gia châu
Á sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân
phương Tây.
Nguyên nhân chủ yếu của sự suy yếu này, một phần là do sự thống trị và
bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến, của bộ máy chính quyền cồng kềnh và
12


hủ bại, phần khác do những quan hệ phong kiến cổ truyền ràng buộc người nông
dân với ruộng đất và xóm làng, với phương thức canh tác cổ xưa, không tạo điều
kiện giải phóng sức sản xuất, không làm chuyển biến quan hệ kinh tế - xã hội
một cách căn bản.
Đông Nam Á nằm giữa hai quốc gia rộng lớn, hai nền văn hóa lâu đời
là Trung Quốc và Ấn Độ, do vậy ở thế kỉ XVI tình hình Trung Quốc, Ấn Độ
đã có tác động tới quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương
Tây nói chung và thực dân Bồ Đào Nha nói riêng.
Đầu thế kỉ XVI sau khi xây dựng chính quyền và khôi phục sản xuất

thì Trung Quốc dưới triều Minh bước vào giai đoạn phát triển cường thịnh.
Biểu hiện rõ nhất là sự phát triển của nền kinh tế công - thương nghiệp,
mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu phát triển trong
lòng xã hội phong kiến nhưng còn chậm chạp. Quan hệ phong kiến vẫn
được duy trì một cách chặt chẽ, chế độ cai trị độc đoán của chính quyền
phong kiến chuyên chế vẫn còn tồn tại vững mạnh. Hoạt động ngoài thương
phát triển, nhưng lại nặng về mục đích chính trị. Việc thông thương với
nước ngoài nhằm thỏa mãn tham vọng “vạn quốc triều cống” của hoàng đế
Minh, mang sản phẩm hàng hóa của nhân dân để đổi lấy châu báu, hương
liệu, của ngon vật lạ cho hoàng đế và giai cấp quý tộc. Với tham vọng mở
rộng ảnh hưởng và bành trướng thế lực, nhà Minh đã chú ý đến những hòn
đảo giàu có, những cánh đồng phì nhiêu và lắm sản vật ở phía Nam. Vua
Minh Thành Tổ nhiều lần tổ chức và phái sứ giả đi các nước ở phương Đông
để xúc tiến mối quan hệ hữu hảo giữa vương triều nhà Minh với các nước
trên thế giới. Đặc biệt từ niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ ba đời vua Minh
Thành Tổ (1405), nhà vua đã chi ra một số tiền khổng lồ để “đóng thuyền to,
có cột buồm cao và chọn những binh sĩ khỏe mạnh” [12; tr.19] để nhiều lần
cử Trịnh Hòa là Tam Bảo Thái Giám dẫn một đoàn thuyền đi đến các nước.
Năm 1405 Trịnh Hòa (người Hồi ở Vân Nam) cùng phó sứ Vương Cảnh
Hoằng dẫn đầu hơn 27000 người đi trên 62 thuyền biển lớn chở đầy vàng
13


bạc, hàng tơ lụa và đồ sứ, nhổ neo từ Tô Châu, qua bán đảo Đông Dương,
Mã Lai, quần đảo Inđônêxia và vùng Ấn Độ Dương. Trong 30 năm (1405 –
1433), trước sau Trịnh Hòa đã đến Tây Dương 7 lần, lần xa nhất là đến bờ
biển Đông Phi. Đoàn đã đến hơn 30 nước. Các nước đã cử sứ giả đến thông
hiếu với Trung Quốc. Vua Mã Lai đã cho Trịnh Hòa được dựng một kho
lương thực và hàng hóa lấy nơi đây làm cầu liên lạc với các nước khác. Các
chuyến đi của Trịnh Hòa đã mở rộng quan hệ và ảnh hưởng của Trung Quốc

với các nước.
Nhà Minh còn kiểm soát chặt chẽ ngoại thương, trưng mua các hàng
hóa xuất nhập tốt nhất để dùng, còn lại mới cho bán. Do vậy sự tích lũy ban
đầu của chủ nghĩa tư bản không tiến triển được. Từ cuối thế kỉ XVI nhà
Minh lâm vào khủng hoảng.
Nhà Minh thiết lập chế độ tập quyền. Quyền lực của hoàng đế là tối
cao. Vua mê muội, mải chơi làm cho quyền hành rơi vào tay bọn gian thần.
Chúng ra sức bóc lột nhân dân, giết hại trung thần… Tình trạng đó đã có
ảnh hưởng xấu đến tình hình đất nước. Biểu hiện của việc khủng hoảng là
các cuộc khởi nghĩa, cuộc đấu tranh của thị dân chống lại triều đình.
Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận quý tộc gốc Mông Cổ ở Trung Á đứng
đầu là quốc vương Babua đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Hồi giáo
Đêli, thiết lập một vương triều mới – vương triều Môgôn. Thời kì trị vì của
Acơba gần như kéo dài suốt nửa sau thế kỉ XVI (1556-1605) và được coi là
thời đại hùng mạnh nhất của “Đế quốc Môgôn vĩ đại”. Ông đã cho thi hành
những chính sách cải cách kinh tế, xã hội tiến bộ như cải cách chế độ thuế
ruộng đất, ban hành các đạo luật cấm tảo hôn… đặc biệt là chính sách hòa
hợp dân tộc, khoan dung tôn giáo… giúp cho Ấn Độ bước vào thời kì thịnh
vượng. “Kinh đô Agra của Acơba là một thành lũy to lớn và danh tiếng.
Trong thành có 500 tòa nhà, lâu đài mà người đương thời cho là đẹp
nhất”[32; tr.360]. Khi Acơba mất, các chính sách ông đề ra đã không thu
được kết quả, đế quốc Môgôn bắt đầu lâm vào tình trạng không ổn định và bị
14


chia rẽ. Ở trong hoàng cung thì nổ những cuộc nổi loạn nhằm cướp ngôi vua.
Bên ngoài là sự chống đối, nổi dậy không ngừng của các lãnh chúa phong
kiến nhằm chống lại chính quyền trung ương và đòi phân chia quyền lực.
Trong khi đó quân đội của triều đình ngày càng trở nên suy yếu, nên không
thể tăng cường sức mạnh của chính quyền trung ương bằng con đường xâm

chiếm đất đai mới hay trấn áp nữa. Nhà nước đã tăng cường thêm việc bóc lột
nông dân khiến cho đời sống nông dân trở nên điêu đứng, mâu thuẫn trong xã
hội ngày càng gay gắt. Ấn Độ bước vào thời kì suy thoái.
Ở Nhật Bản thế kỉ XVI sự tranh chấp của các thế lực phong kiến ngày càng
quyết liệt đã kìm hãm và phá hoại nặng nề lực lượng sản xuất. Thế kỉ XVI ở Nhật
Bản vẫn tiếp tục cuộc nội chiến phong kiến mà các sử gia thường gọi là “thời
chiến quốc” (1467 – 1573). Trong thời gian đó, chiến tranh nổ ra khắp nơi, liên
miên và khốc liệt, tới mức cả tầng lớp tăng lữ cũng tập hợp thành những đội quân
(tăng binh) để tham gia chiến tranh như các lãnh chúa phong kiến. Nhiều chùa
chiền đã trở thành các pháo đài quân sự, có dày đặc quân lính. Chiến tranh và sự
chia cắt đất nước đã làm cho nhân dân thêm cực khổ và gây trở ngại lớn đến sự
phát triển xã hội. Các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra liên tiếp chống lại chế độ
bóc lột và cuộc nội chiến phong kiến. “ Vào thế kỉ XVI, các cuộc khởi nghĩa
chống phong kiến ở nông thôn cũng như ở thành phố liên tiếp nổ ra. Theo một
thống kê chưa đầy đủ thì trong khoảng 75 năm (1500 – 1575) đã nổ ra 29 cuộc
khởi nghĩa lớn”[32; tr.323]. Những cuộc khởi nghĩa này đều tập trung đánh vào
bọn cho vay nặng lãi và phong kiến. Đây là dấu hiệu khủng hoảng ban đầu của
chế độ phong kiến Nhật Bản. Sự khủng hoảng đó diễn ra từ cuối thế kỉ XV đến
cuối thế kỉ XVI mới chấm dứt.
Có thể nói rằng thế kỉ XVI các nước ở châu Á đã bắt đầu bước vào
thời kì khủng hoảng, suy yếu. Tuy mốc thời gian không hoàn toàn trùng
nhau, có nước sớm, nước muộn. Song một điều rõ ràng là chế độ phong kiến
lúc này đã không còn vai trò tiến bộ nữa, thậm chí nó đã trở thành vật cản
đối với sự phát triển của quốc gia đó. Các nước trong khu vực Đông Nam Á
15


cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Các triều đại phong kiến trong khu vực
đều không có những biện pháp để cải tạo tình hình (trừ Thái Lan). Chính vì
vậy mà các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm

lược của thực dân phương Tây mà Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong. Quá
trình xâm nhập đó bắt đầu từ thế kỉ XVI với sự kiện thực dân Bồ Đào Nha
đánh chiếm Malắcca (1511) và kết thúc vào thế kỉ XIX.
1.2. Khái quát tình hình khu vực Đông Nam Á thế kỉ XVI
* Điều kiện tự nhiên và vị trí chiến lược của Đông Nam Á
Thuật ngữ Đông Nam Á, được sử dụng để chỉ một khu vực thuộc phía
đông nam của châu Á, hiện nay bao gồm 11 quốc gia. Tổng diện tích khu
vực này khoảng 4,5 triệu km 2, nằm trên một khu vực tiếp giáp giữa Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương. Điều kiện tự nhiên Đông Nam Á có những
nét rất đặc biệt.
Đông Nam Á có tọa độ địa lí từ khoảng 92o đến 141o kinh đông và 28o
vĩ bắc đến 15o vĩ nam. Với vị trí địa lí này, khu vực Đông Nam Á có điều
kiện khí hậu không thuần nhất. Nhưng do có yếu tố gió mùa đặc trưng của
vùng nên khí hậu ở đây không tuân theo những quy luật bình thường như ở
một số vùng có cùng vĩ tuyến.
Gió mùa là một đặc điểm tự nhiên đặc biệt, góp phần quan trọng hình
thành nên tính đặc trưng của tự nhiên – lịch sử và con người Đông Nam Á.
Chính gió mùa nơi đây đã tạo ra một môi trường tự nhiên thuận lợi cho con
người sinh sống ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người. Gió mùa
cùng với khí hậu đại dương đã mang đến cho Đông Nam Á những cơn mưa
nhiệt đới có quy luật ổn định, đem đến độ ẩm cao tạo nên những khu tập
trung dân cư đông đúc và sầm uất ở các thành phố chạy dài từ miền lục địa
đến hải đảo.
Điều kiện tự nhiên đó cũng tạo nên tính chất đặc thù trong ngành
nông nghiệp ở Đông Nam Á. Khu vưc này có thể coi là một trong những
quê hương của cây lúa nước và đặc biệt là cái nôi của nhiều loại gia vị và
16


hương liệu quý hiếm như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương,

đinh hương…Đó là những sản phẩm xa xỉ đối với châu Âu thời hậu kì trung
đại. Đối tượng đầu tiên khiến cho khu vực Đông Nam Á rất hấp dẫn trong
con mắt của người châu Âu chính là các loại gia vị và hương liệu. Ngoài ra,
ở Đông Nam Á còn có nhiều loại gỗ quý, đặc biệt là những loại gỗ dùng cho
ngành công nghiệp hàng hải. Đông Nam Á còn là một khu vực tương đối
giàu có về trữ lượng khoáng sản như sắt, niken, đồng, thiếc, kẽm, chì…
Điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á đã tạo ra những sản phẩm đặc
trưng của khu vực, làm cầu nối cho mối quan hệ, giao lưu giữa các vùng
khác trên thế giới.
Đông Nam Á là một khu vực có vị trí trọng yếu trên tuyến đường giao
thông hàng hải quốc tế, là nơi giao nhau giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Chính vì vậy mà Đông Nam Á đã trở thành yết hầu của hệ thống hải
thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Khu vực này từ xưa đã
được coi là “ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa thế giới Trung Quốc,
Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải [17; tr.5]. Chính vị trí chiến
lược của Đông Nam Á là một yếu tố hấp dẫn đối với người châu Âu trong
thời đại cách mạng thương mại. Do đó, ngay từ thời cận đại, Đông Nam Á
đã trở thành đối tượng nhòm ngó của thực dân Tây Âu.
* Tình hình khu vực Đông Nam Á thế kỉ XVI
Bước sang thế kỉ XVI, sau thời kì phát triển cao (thế kỉ XIII – XV),
tình hình các quốc gia Đông Nam Á có nhiều biến động, mỗi quốc gia, mỗi
khu vực có những biểu hiện khác nhau. Các quốc gia phong kiến lâu đời
(như Đại Việt, Champa, Campuchia, Inđônêxia) lần lượt có những biểu hiện
suy yếu; các quốc gia mới (như Ayuthaya, Lan Xang) vẫn tiếp tục ổn định
và phát triển, khẳng định vị thế của mình trong khu vực; các tiểu quốc ở khu
vực hải đảo bị xáo trộn nhiều do sự lan tỏa của đạo Hồi. Đó là nét đặc trưng
của tình hình các nước Đông Nam Á ở thế kỉ XVI.
1.2.1. Khu vực Đông Nam Á hải đảo
17



Sau hơn hai thế kỉ phát triển thịnh đạt (XIII –XIV) và tồn tại như một
đế chế thương mại lớn ở khu vực Đông Nam Á, vương triều Mojopahit bắt
đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng từ cuối thế kỉ XIV và đi đến sụp đổ. Sự
khủng hoảng đó bắt nguồn từ những vấn đề bên trong của xã hội Inđônêxia.
Cho đến thế kỉ XVI, ở Inđônêxia công xã nông thôn và tất cả tính chất
bảo thủ của nó vẫn tiếp tục tồn tại, thậm chí ở những nơi xa xôi hẻo lánh vẫn
có những quan hệ cũ lạc hậu của chế độ nguyên thủy. Tình hình kinh tế của
Inđônêxia trong hai thế kỉ XV – XVI có sự chững lại. Nguyên nhân là do sự
suy yếu của chính quyền phong kiến đã không có những chính sách phát
triển kinh tế hợp lí.
Kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Inđônêxia. Từ
thế kỉ XIII dưới vương triều Mojopahit, nông nghiệp vẫn được quan tâm
phát triển. Các vị vua cho xây dựng các hệ thống đê điều kênh mương quan
tâm phục vụ cho sản xuất. Trong suốt hai thế kỉ XIII – XIV, Java đã trở
thành vựa lúa lớn của khu vực, thóc gạo được coi là mặt hàng chính để xuất
khẩu. Tuy nhiên sang cuối thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XV, tình hình sản xuất
nông nghiệp ở Inđônêxia do không được quan tâm đúng mức, hơn nữa do sự
thay đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực sang cây gia vị, hương liệu…
nên năng suất lúa gạo giảm mạnh. Thêm vào đó là kĩ thuật canh tác lạc hậu,
chủ yếu mang tính chất tự nhiên làm cho sản xuất nông nghiệp kém phát
triển.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp của Inđônêxia dưới thời kì vương
triều Mojopahit cũng khá phát triển với các ngành thủ công truyền thống
như đóng tàu, rèn kim loại. Tuy nhiên, thủ công nghiệp hầu hết vẫn mang
tính chất tự cấp, tự túc và chưa tách khỏi nông nghiệp. Vào thế kỉ XVI, ở
Inđônêxia có xuất hiện những xưởng thủ công đóng tàu của nhà nước nhưng
chủ yếu phục vụ mục đích quân sự.
Nhờ có vị trí thuận lợi nên ngành thương nghiệp của Inđônêxia đã có
những bước phát triển đáng kể ngay từ những thể kỉ XII – XIII, Inđônêxia

18


có một mạng lưới buôn bán có khả năng liên kết được các đô thị với các
cảng biển. Từ thế kỉ XIV, Inđônêxia đã trở thành một trung tâm thương mại
sầm uất của cả khu vực. Ngay từ thời kì này, các mối giao lưu buôn bán giữa
Inđônêxia và Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Ayuthaya đã được thiết lập.
Những lợi nhuận thương mại mà Inđônêxia thu được là rất lớn. Nhưng chính
quyền phong kiến Inđônêxia vào cuối thể kỉ XV, đầu thế kỉ XVI đã không
chú ý phát triển các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Nhà nước vẫn nắm trong tay
độc quyền về thương mại. Mặt khác, do sự ngăn cách về địa lí cho nên sự
phát triển ở Inđônêxia diễn ra không đồng đều. Bên cạnh những đô thị phát
triển thì Inđônêxia vẫn tồn tại nhiều vùng nông thôn biệt lập. Mataram bao
gồm những vùng giàu có và đông dân của miền trung và đông Java. Bantam
nằm ở phía Tây đảo Java, trở thành một trung tâm thương mại và là địa bàn
trung chuyển hàng hóa lớn sau khi người Bồ Đào Nha đánh chiếm Malacca.
Quan hệ hàng hóa tiền tệ đã đạt tới một sự phát triển nhất định. Trong khi đó
các vùng khác của Inđônêxia nền kinh tế chưa phát triển, quan hệ kinh tế
hàng hóa tiền tệ hầu như chưa có tác động gì đáng kể. Chính khoảng cách
phát triển đó đã làm cho Inđônêxia luôn phải đối phó với những nguy cơ cát
cứ từ địa phương.
Tình hình chính trị của Inđônêxia lúc này diễn ra khá phức tạp. Đất
nước rơi vào tình trạng chia cắt thành nhiều tiểu quốc độc lập, đặc biệt là sự
hình thành hàng loạt các quốc gia Hồi giáo hải đảo trong đó mạnh nhất và
hùng hậu nhất là Bantam và Mataram luôn tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
Vào thế kỉ XV, sự kiểm soát của chính quyền Trung ương đối với các thế
lực phong kiến địa phương ở các tiểu quốc trên đã giảm sút nghiêm trọng.
Thêm vào đó, do tồn tại khoảng cách phát triển giữa các tiểu quốc nên đất
nước Inđônêxia dù trong thời kì được củng cố nhất vẫn không có sự thống
nhất bền chặt [21; tr.57]

Bên cạnh đó, những mâu thuẫn gay gắt giữa các thế lực quý tộc phong
kiến cũng làm cho vương quốc Mojopahit suy yếu. Những cuộc tranh giành
19


quyền lực trong nội bộ vương triều đã làm tổn thất sức người sức của của
đất nước. Đúng lúc đó thì người Ấn Độ theo Hồi giáo đã đến buôn bán ở
Inđônêxia và họ cũng có xu hướng thành lập các tiểu quốc cát cứ của mình.
Inđônêxia lúc này rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và phân liệt
thành hàng loạt nước nhỏ luôn tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
Sự thiếu ổn định về chính trị cũng đã dẫn đến sự bất ổn và khủng
hoảng trong đời sống xã hội Inđônêxia vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI.
Giai đoạn này, đạo Hồi đã xâm nhập vào xã hội Inđônêxia và ngày càng có
vai trò quan trọng. Đạo Hồi với giáo lí của nó đã thu hút được đa số quần
chúng đang có mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp quý tộc quan lại. Đặc biệt là
những người nông dân đã bị bần cùng hóa do chính sách bóc lột tô thuế để
kiểm lợi của quý tộc, quan lại và nhà vua, cũng đã từ bỏ Ấn Độ giáo để đi
theo Hồi giáo. Điều đó đã tạo nên sự chống đối có thể bùng phát bất kì lúc
nào trong lòng xã hội Inđônêxia. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn
đến sự suy yếu của vương triều Mojopahit.
1.2.2. Khu vực Đông Nam Á lục địa
Đại Việt từ thế kỉ XVI, chế độ quân chủ chuyên chế bắt đầu lâm vào
khủng hoảng mà biểu hiện rõ rệt nhất đó chính là tình trạng cát cứ và nội
chiến liên miên diễn ra giữa các thế lực phong kiến hình thành nên cục diện
Nam – Bắc triều (1527 – 1592). Mâu thuẫn giữa hai thế lực phong kiến
Trịnh – Nguyễn và những cuộc chiến tranh nông dân bùng nổ khắp nơi…
làm cho đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và ngày càng
suy yếu.
Thế kỉ XVI, sự thịnh trị tương đối của thời Lê Sơ không còn nữa. Từ
đời vua Lê Uy Mục (1505 – 1509) và vua Lê Tương Dực (1510 – 1526),

tầng lớp thống trị nhà Lê sống ngày càng xa hoa, trụy lạc và luôn tìm cách
xâu xé lẫn nhau. Hàng ngày, vua Lê Uy Mục sao nhãng việc triều đình, thích
ăn chơi vô độ, thường sai hai viên giám quan cầm gậy đánh nhau để xem
cho thỏa thích hoặc sai giết những người trong hoàng tộc bằng cách mổ
20


bụng. Tính tình điên loạn, hung tợn của Uy Mục khiến ai cũng sợ hãi và gọi
đó là tên “vua quỷ”[36; tr.59]. Vua Tương Dực nối ngôi Uy Mục cũng
hoang dâm không kém. Dù đất nước đang có nạn đói diễn ra ở khắp nơi do
mất mùa nhưng nhà vua vẫn huy động dân phu xây dựng nhiều cung điện rất
tốn kém như Điện Trăm Gian, Cửu Trùng Đài…Trong triều chia ra thành
nhiều phe phái tranh giành, đánh giết lẫn nhau. Tình trạng suy yếu của chính
quyền trung ương làm cho Nhà nước không thể kiểm soát được các quan lại
ở địa phương, mặc cho chúng tung hoành, nhũng nhiễu nhân dân. Dân cứ hễ
thấy bóng quan thì vội vã đóng cửa và tìm đường lẩn trốn. Đời sống nhân
dân vô cùng quẩn bách nên mâu thuẫn giai cấp trong lòng xã hội phong kiến
ngày càng gay gắt làm bùng lên phong trào nông dân trong thế kỉ XVI.
Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra chứng tỏ sự khủng
hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến Việt Nam vào thế kỉ XVI. Trong đó có
các cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân (1511) ở vùng Hưng Hóa, cuộc khởi
nghĩa của Phùng Chương (1515) ở Hà Tây…đặc biệt trong thời kỳ này đã
diễn ra cuộc khởi nghĩa của Trần Cao, hoạt động khắp vùng Hải Hưng, Hải
Phòng. Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần
chúng nhân dân, có lúc nghĩa quân đã lên tới hàng vạn người, tiến đánh và
bao vây kinh thành Thăng Long. Nhưng cũng giống như những cuộc khởi
nghĩa khác, năm 1521 khởi nghĩa của Trần Cao đã bị đàn áp và tan rã. Dù
thất bại nhưng phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI đã “đánh một đòn quyết
định vào triều Lê đang nghiêng ngả, dồn nó vào con đường cùng và đẩy
nhanh cơ đồ nhà Lê đến bước diệt vong”[36; tr.63]

Sự suy yếu của chính quyền phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XVI
diễn ra do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân kinh tế đóng vai trò quyết
định. Dưới triều Lê, chính sách quân điền được thực hiện và trở thành cơ sở
của nền kinh tế phong kiến, đảm bảo nguồn thu của quốc gia và làm cho đất
nước ổn định trong một thời gian dài. Nhưng chính chế độ quân điền mà đi
kèm với nó là chế độ lộc điền đã tạo những điều kiện cho sự phát triển mạnh
21


mẽ của ruộng đất tư. Bộ phận ruộng đất công làng xã ngày càng bị thu hẹp.
Sự phát triển của chế độ tư hữu lớn về ruộng đất ở thế kỉ XVI đã dẫn đến sự
phát sản của chính sách quân điền. Bộ phận ruộng đất công làng xã ngày
càng bị lũng đoạn và mất dần chức năng làm nền tảng kinh tế cho quốc gia
phong kiến. Đây chính là nguyên nhân sâu xa cho sự suy yếu của triều Lê
cũng như của các quốc gia phong kiến thống nhất. Tình trạng cát cứ và nội
chiến đã cản trở sự phát triển của sức sản xuất. Ngay trong nội bộ triều Lê triều đại đã đưa chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển lên giai
đoạn thịnh đạt, đã dần dần hình thành những phe phái đối lập âm mưu lộng
quyền. Tuy nhiên các phe phái này không đại diện cho một lực lượng hay xu
thế tiến bộ của xã hội, mà chỉ vì lợi ích riêng của từng tập đoàn và dựa vào
lực lượng quân sự của bản thân để tranh giành quyền lực.
Trước hết đó là Mạc Đăng Dung. Từ một sĩ quan cấp thấp, Mạc Đăng
Dung đã khéo lợi dụng cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến để gây
thế lực và củng cố địa vị. Mạc Đăng Dung tìm mọi cách diệt trừ dần các phe
phái đối lập và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân để thâu tóm quyền hành
vào tay mình. Năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu
thắng thế, phế truất triều Lê, lập ra vương triều Mạc. Họ Mạc tuy thắng thế
nhưng cũng chỉ là một tập đoàn phong kiến quân phiệt vì lợi ích của dòng họ
mà cướp đoạt ngôi. Vì vậy, họ Mạc vừa lên nắm chính quyền thì các phe phái
phong kiến đối lập nấp dưới chiêu bài khôi phục triều đại chính thống, nổi lên
ở nhiều nơi. Cuối cùng, một viên tướng cũ của triều Lê là Nguyễn Kim ra sức

tập hợp các thế lực chống lại Mạc rồi chiếm luôn vùng Thanh Hóa, Nghệ An,
lập thành một chính quyền riêng. Năm 1545 Nguyễn Kim chết, quyền hành
lại rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Cuộc xung đột giữa hai phe phái Trịnh Mạc đã kéo dài trên nửa thế kỉ và đưa đến tình trạng chia cắt đất nước. Năm
1592, Nam triều (chính quyền họ Trịnh) thắng Bắc triều (chính quyền họ
Mạc) và chiếm được thành Thăng Long. Trong lúc đó, tại vùng phía nam của
đất nước, từ trước khi cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kế thúc, đã hình thành
22


một cơ sở cát cứ mới, đó là thế lực của họ Nguyễn do Nguyễn Hoàng – con
trai của Nguyễn Kim đứng đầu, đối lập với họ Trịnh. Mầm mống của một
cuộc nội chiến mới lại bắt đầu hình thành.
Ở Campuchia, thời kì Ăngco (802 – 1432) là thời kì phát triển nhất
của lịch sử Campuchia, đặc biệt trong thế kỉ XII, Campuchia đã đạt được sự
ổn định và thống nhất, hoàn thiện việc xây dựng bộ máy chính quyền trung
ương. Thời kì này, Campuchia cũng đạt tới sự hưng thịnh về kinh tế, văn
hóa. Nhưng chỉ ngay sau khi đạt đến đỉnh cao, chế độ phong kiến
Campuchia đã rơi vào khủng hoảng từ đầu thế kỉ XIV. Có ý kiến cho rằng
sự suy thoái của Campuchia bắt đầu ngay sau thời Jayavarman VII, nhưng
trên thực tế thì sự suy yếu đó chỉ thực sự bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XIV.
Cũng giống như các thời kì trước, nền kinh tế Campuchia thời Ăngco
chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Việc trồng lúa có ý nghĩa quyết định nhằm
đảm bảo đời sống của đất nước. Do vậy nên ngay từ khi xây dựng kinh đô,
các quốc vương luôn quan tâm đến vấn đề thủy lợi và khai khẩn đất đai. Một
trong những công trình quan trọng không thể coi nhẹ của nhà nước là làm
các kênh máng và hồ chứa nước, trong đó Baray Đông được xây dựng dưới
triều vua Yasovarman I (899 - 910) chứa được 60 triệu m 3 nước vàBaray
Tây được dựng dưới thời vua Uđayađityavarman II (1050 – 1066) chứa
được 90 m3 nước. Đây là hai công trình thủy lợi lớn cung cấp nước sinh hoạt
và sản xuất cho cả kinh đô Ăngco. Vua Jayavarman VII (1181 – 1201) vẫn

tiếp tục chăm lo xây dựng các hệ thống thủy lợi. Nhưng các vị vua tiếp theo
trong thế kỉ XIII đã không chăm lo đến công tác thủy lợi như trước nữa. Hệ
thống kênh máng do không được tu sửa thường xuyên nên đã dẫn đến tình
trạng tắc nghẽn làm cho sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, năng suất thấp,
đất nước ngày càng bị suy kiệt.
Các ngành thủ công nghiệp chủ yếu của Campuchia gồm nghề mộc,
nghề làm gốm, nghề dệt…tuy nhiên kĩ thuật sản xuất rất lạc hậu, chủ yếu để
phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Nội thương trong nước chủ yếu diễn
23


ra dưới hình thức chợ phiên, chủ yếu là trao đổi trực tiếp, dùng vật đổi vật.
Campuchia trong thế kỉ từ XIV đến thế kỉ XVI đã có sự giao lưu buôn bán
với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Chămpa. Tuy nhiên, ngoại thương
Campuchia không phát triển do các sản phẩm của nước này ít thu hút được
thương nhân nước ngoài và ít có giá trị thương mại.
Bên cạnh sự suy yếu về kinh tế thì tình hình chính trị của Campuchia
cũng không còn ổn định như trước. Tình hình trong nước luôn bất ổn định
với những cuộc chiến tranh tranh chấp quyền lực giữa các thế lực phong
kiến diễn ra trong suốt thế kỉ XIV và nửa đầu thế kỉ XVI. Bên cạnh đó,
Campuchia luôn phải chống đỡ lại những cuộc xâm lược của người Thái.
Trong suốt hai thế kỉ XV – XVI, vương quốc Ayuthaya trước sau đã hơn
mười lần đem quân tiến đánh Campuchia, không ít lần đã tiến đánh kinh đô,
bắt vua, lấn đất, cướp phá, tàn sát nhân dân. Sự đe dọa, uy hiếp của người
Thái không ngừng tăng lên. Năm 1432, để tránh sự uy hiếp của người Thái,
nhà vua Campuchia đã quyết định bỏ kinh đô cũ Ăngco, lùi về phía Đông
Nam, gần vùng Bốn mặt sông, đặt tên kinh đô mới là Phnômpênh. Sự kiện
này đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với lịch sử Campuchia, nó báo hiệu
một thời kì khủng hoảng trầm trọng không sao gượng nổi dậy của vương
quốc này. Thế kỉ XVI, Campuchia lại phải dời kinh đô từ Phnômpenh về

Lovek (1529 – 1620). Giai cấp phong kiến Campuchia trong cuộc đấu tranh
chống lại sự xâm lược của người Thái đã phải cầu viện sự giúp đỡ của nước
ngoài, đặc biệt là thực dân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong thế kỉ XVI.
Điều này cho thấy chính quyền phong kiến Campuchia đã rệu rã đến mức
không còn khả năng bảo vệ quyền lợi của vương triều. Chính điều này đã
mở đường cho sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Tây Âu vào Campuchia
trong thế kỉ XVI mà đi đầu là thực dân Bồ Đào Nha.
Trong khi Đại Việt, Campuchia đang có dấu hiệu suy yếu thì tình
hình các nước khác như Lanxang (Lào), Ayuthaya (Xiêm), Mianma vẫn ổn
định và tiếp tục phát triển.
24


Cho đến thế kỉ XIV, vương quốc Lào Lanxang mới được thành lập
trên cơ sở thống nhất các bộ lạc. Lịch sử Lào đã ghi rõ công lao của Pha
Ngừm là người hợp nhất lãnh thổ của đất nước. Đến thế kỉ XV, Lanxang đã
trở thành một quốc gia thống nhất, phát triển. Đến thế kỉ XVI, tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội của Lào vẫn giữ được ổn định.
Về kinh tế: Thế kỉ XVI ở Lào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia
súc đã phát triển. Người dân Lào sống tập trung ở vùng đồng bằng ven sông.
Nhờ tích lũy những kinh nghiệm canh tác và áp dụng phổ biến một hệ thống
thủy lợi của cư dân Thái với hệ thống kênh mương, đập nước…người Lào
đã có những bước tiến đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. “Họ trồng được
nhiều loại thóc quý, chất gạo rất ngon [18; tr.66]. Cùng với lúa gạo, cá là
một nguồn thực phẩm quan trọng nhất của người dân Lào. Chăn nuôi gia súc
lớn phát triển nhờ có nguồn thực vật phong phú và những cánh đồng cỏ
mênh mông.
Lào có nhiều khoáng sản và lâm sản quý. Chính vì vậy người Lào chú
trọng khai thác nguồn lâm sản có giá trị trong những cánh rừng của họ. Những
loại lâm sản như: xạ hương, cánh kiến… được các lái buôn nước ngoài ưa

chuộng. Thế kỉ XV – XVI, việc trao đổi buôn bán đã vượt qua ngoài biên giới
vương quốc Lào. Người Lào quan hệ buôn bán với người Việt ở Đàng ngoài.
Người Việt mang các sản phẩm của mình như: muối, mắm, cá khô…sang Lào
đổi lấy thóc, gạo, vải
Về xã hội: cho đến thế kỉ XVI, ở Lanxang xã hội đã phân hóa khá
rõ. Quý tộc quan lại là tầng lớp thống trị được hưởng nhiều đặc quyền,
đặc lợi nhất. Thu nhập của họ dựa vào bổng lộc và ruộng đất được ban
cấp. Nhưng nguồn thu chủ yếu là từ việc bóc lột nông dân trên cơ sở số
ruộng đất được ban cấp. Còn hầu hết cư dân Lào đều là những nông dân
công xã tự do và là những người lao động chủ yếu. Họ làm ruộng công
xã, khi nông nhàn họ có thể dệt vải, chăn nuôi gia súc, đánh cá và tìm
kiếm lâm sản. Họ vừa tự nuôi sống gia đình, vừa phải nộp thuế sản vật
25


×