Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Thời Đại Đồ Đá Ở Thái Lan (STONE AGE IN THAILAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ
Tel: 0838221909, Fax: 84-8-38221903
Website: hcmussh.edu.vn, Email:

***– & —***

Thời Đại Đồ Đá Ở Thái Lan
(STONE AGE IN THAILAND)

Tác Giả: La Ngọc Điệp
Chuyên ngành: Khảo cổ học

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 05/2012


MỤC LỤC
Dẫn Nhập…………………………………………….….tr.2
Nội Dung…………………………………………...........tr.4
I. Thời đại đồ đá cũ ở Thái Lan……………………………..…tr.4
1. Một số di chỉ khảo cổ học sơ kỳ đá cũ…………………………….…….…tr.4
2. Lang Rongrien – thời Hậu kỳ đá cũ ở Thái Lan…………………….…...tr.5

II. Hang Ma (Spirit Cave) – chuyển tiếp từ Hậu kỳ đá cũ sang
giai đoạn đá mới……………………………………………....tr.7
III. Thời đại đá mới ở Thái Lan…………………………..….tr.10
1. Di chỉ khảo cổ học Nong Nor………………………………………....…tr.10
2. Di chỉ khảo cổ Khok Phanom Di…………………………………….…..tr.12


3. Di chỉ khảo cổ Bản Kao……………………………………………….…..tr.15

IV. Đời sống cư dân tiền sử và vấn đề hình thành nông nghiệp
trong thời đại đồ đá ở Thái Lan…………………………..…tr.18

Tổng Kết…………………………………………..…..tr.22
Phụ lục hình ảnh……………………………………..tr.23
Tài liệu tham khảo…………………………………...tr.31

1


DẪN NHẬP
Như đã biết tổ tiên loài người có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới, những dấu
vết khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Sau khi tiến hóa thành người mà sơ khởi là
Homo Habilis (người khéo léo) đã có một quá trình sống khá khó khăn chật vật phải
đối mặt với những nguy hiểm rình rập của đời sống tự nhiên và nhất là của những động
vật lớn như hổ báo…Qua thời gian hàng vạn năm thì họ bắt đầu biết đến việc chế tác
công cụ mà cơ bản ban đầu là đá. Nhờ biết chế tạo công cụ mà loài người mới có thể
tồn tại và sống sót được mặc dù bản thân luôn bị săn đuổi bởi những kẻ săn mồi lớn
như sư tử, báo và đại bàng. Do đời sống luôn phải đối mặt với những nguy hiểm vì vậy
muốn tồn tại lâu dài đòi hỏi họ phải tập hợp, liên kết lại thành bầy đàn, quầy tụ với
nhau để tạo ra sự chặt chẽ trong nội bộ. Do tiếp xúc nhiều nhóm người với nhau nên
nhu cầu giao tiếp trở nên thiết yếu đồng thời một khi biết chế tạo công cụ thì bản thân
não bộ của họ đã định hình suy nghĩ cần chế tác công cụ như thế nào ? Điều đó thúc
đẩy dung tích não tăng và quan trọng nhất là xuất hiện ngôn ngữ. Một điều nữa là khi
biết chế tác công cụ thì hai chi trước sử dụng linh hoạt hơn, cầm nắm công cụ về dần
thì giúp cho việc sử dụng hai chi sau để đứng thẳng là chủ yếu, còn hai chi trước trở
thành đôi tay để chế tác công cụ, cầm nắm tìm kiếm thức săn và xua đuổi thú. Qua
hàng vạn năm thì loài người tiến lên một giai đoạn cao hơn đó là chuyển hóa thành loài

mới là Homo Erectus (người đứng thẳng). Thành công quan trọng nhất đó là họ bắt
đầu mở rộng địa bàn ra khỏi khu vực Châu Phi nhiệt đới mà họ tìm tới những khu vực
mới như Châu Âu, Châu Á…Trong đó có khu vực Đông Nam Á. Khởi đầu cho khu
vực Đông Nam Á là Indonexia với việc tìm được mẫu xương người Homo Erectus ở
Java. Từ đó giúp các nhà khảo cổ trong khu vực bắt đầu nghiên cứu đi tìm những di
cốt của người cổ để chứng tỏ Đông Nam Á có thể là một trong cái nôi của loài người.
Các nhà khảo cổ học cũng cho rằng khu vực Thái Lan cũng có thể nằm trong luồng di
cư này, có thể là từ hai khu vực tiến vào Thái Lan đó là bắc Trung Quốc và Đông Nam
Á hải đảo (Java). Những cuộc tìm kiếm đó cũng mất khá nhiều thời gian và tiền của.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được là rất nhiều. Nó không chỉ mang lại những kết
quả mong muốn như tìm được xương người Homo Erectus mà ở Thái Lan đã có cư
dân đến sinh sống rất sớm và hết sức lâu dài với sự phát triển theo diễn trình của thời
đại đồ đá (từ đá cũ đến đá mới). Và để tìm hiểu về thời đại đồ đá ở Thái Lan phát triển
như thế nào ? Cư dân thời đại đó sống ra sao ? Hoạt động như thế nào để tồn tại thì
cũng thu hút khá nhiều người thắc mắc và quan tâm. Do tính thiết yếu của vấn đề nên
2


tôi bắt đầu tìm hiểu và tiếp cận tư liệu của các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và khai
quật ở Thái Lan để thực hiện đề tài “ Những dấu vết tiền sử thuộc thời đại đồ đá ở
Thái Lan ”. Sự tiếp cận tư liệu cũng gây khá nhiều khó khăn do trình độ ngoại ngữ
cũng như những quan điểm nhìn nhận của các nhà khảo cổ chưa thống nhất. Quan
trọng nhất là không biết tiếng Thái Lan để tìm hiểu được dễ dàng hơn mà tiếp cận chủ
yếu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt. Vì vậy cũng có khá nhiều sai sót trong
quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, trong khi tiếp cận và thực hiện đề tài cũng đã dựa
theo những quan điểm được chấp nhận rộng rãi cũng như trình bày vấn đề cho rõ ràng,
mạch lạc. Mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.

3



NỘI DUNG
I. Thời đại đồ đá cũ ở Thái Lan:
1. Một số di chỉ khảo cổ học sơ kỳ đá cũ:
Từ những giả thuyết cho rằng Thái Lan cũng nằm trong luồng di cư của người
Homo Erectus. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ sang châu lục khác thì người Homo
Erectus đã đến khu vực Đông Á và Đông Nam Á như những di cốt xương của người
vượn Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm (Trung Quốc), mẫu xương của người vượn Java
(Indonexia) và những công cụ sơ kỳ đá cũ ở Núi Đọ (Việt Nam) . Tin tưởng vào sự
xuất hiện của người Homo Erectus ở khu vực Thái Lan do dòng di cư từ Bắc Trung
Quốc và khu vực Đông Nam Á hải đảo vào nên các nhà nghiên cứu đã khảo sát nhiều
vùng đất quanh khu vực Thái Lan những nơi có thể có dấu vết của người Homo
Erectus và họ đã chọn Lampang, cho rằng có thể tìm thấy những dấu tích của người
tiền sử và những hoạt động sinh sống ở đây. Qua kết quả nghiên cứu và điều tra cho
biết không tìm thấy xương cốt của người Homo Erectus ở khu vực Lampang, tuy
nhiên, tại Bản Mae Tha và Bản Don Mun một đoàn khảo sát đã tìm thấy những công
cụ cuội trên thềm sông cổ theo những dòng chảy bazan. Những công cụ cuội này đã có
vết sử dụng với những mảnh tước còn sót lại trong quá trình chế tác công cụ. Nó có
lớp dung nham ở phía trên và lớp vỏ ngoài cuội bị phong hóa. Theo ước đoán ban đầu,
các nhà khảo cổ cho rằng những cuội này có niên đại là 700,000 năm tuổi.
Ở một di chỉ khác cũng này trong tỉnh LamPang đó là địa điểm Khao Pah Nam.
Khao Pah Nam là một vùng núi đá vôi có mặt dốc thoải triền xuống, khi các nhà khảo
cổ tới khảo sát đã phát hiện trong hang động đá vôi những mảnh tước đá nhỏ đã được
tu chỉnh lại, ngoài ra còn phát hiện được nhiều xương của nhiều động vật khác nhau
như sói, hà mã, trâu, bò rừng và nai. Một số xương hà mã đã bị cháy thành than và
những than tro cháy này nằm tập trung thành cụm và các nhà nghiên cứu cho đó là dấu
vết của bếp lò. Giáo hoàng và các cộng sự của ông ta gợi ý rằng những công cụ và
xương động vật phát hiện được ở hang động này thì nó có cùng niên đại với những
công cụ cuội nhặt được ở thềm sông trên. Đó là tất cả những gì phát hiện được về
những vết tích của thời kỳ sơ kỳ đá cũ ở Thái Lan. Dựa vào những công cụ đá, mảnh

tước và một số xương động vật thì các nhà nghiên cứu đã bước đầu lí giải về thời kỳ ở
Thái Lan có sự xuất hiện và sinh sống của người Homo Erectus. Họ cho rằng khi bắt
4


đầu mở rộng lãnh thổ ở đây thì nhóm Homo Erectus có thể đã tiến hành phát quang lấy
đất để trồng cây rụng lá tương đối mở, tìm nguồn nước và hang động để định cư, sau
đó tiến hành săn bắt những loài động vật để ăn duy trì cuộc sống. Họ tin rằng như vậy
và họ cũng cho rằng đó là điều chắc chắn chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi tìm
thêm những bằng chứng khác và họ sẽ tìm ra được phương thức sinh sống đầu tiên của
người tiền sử trên vùng đất này. Tuy nhiên, đó chỉ là những dự đoán ban đầu của các
nhà nghiên cứu vì những bằng chứng phát hiện được chưa đủ luận chứng để thuyết
phục các nhà nghiên cứu vì thực tế họ chưa tìm ra được di cốt người Homo Erectus dù
là những mẫu xương còn sót lại. Do đó, dẫn tới sự nghi ngờ là điều chắc chắn. Nó sẽ
hợp lý và có ý nghĩa nếu tìm được những bằng chứng về người Homo Erectus như ở
Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học cũng cho
rằng khoảng 1 triệu năm người Homo Erectus đã mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài khu
vực Châu Phi nhiệt đới. Điều đó sẽ là động lực để thúc đẩy các nhà khảo cổ học Thái
Lan sẽ tiếp tục hành trình tìm kiếm dấu tích của người tiền sử.

2. Lang Rongrien – thời Hậu kỳ đá cũ ở Thái Lan:
Những vết tích đã phát hiện được về thời đại đá cũ ở Thái Lan vẫn chưa giải
quyết được về bằng chứng của người Homo Erectus ở khu vực Thái Lan cũng như các
hoạt động của họ. Các công cụ ở Lampang được ghè đẽo từ những vỉa cuội đá khá lớn.
Việc ghè đẽo được những vỉa cuội lớn ra thành công cụ đòi hỏi phải có trình độ và
dung tích não khá lớn. Có thể thấy được là nếu thực sự người Homo Erectus đã có mặt
thì dung tích não của họ cũng khá lớn, xương sọ dày, khuôn mặt rộng và chiều cao
cũng khoảng 1m60 bởi vỉa đá to gần 2/3 người. Và trong khoảng nửa triệu năm những
người sớm phát triển thì tiến hóa thành nhiều dạng người liên tục đến gần giống với
người hiện đại, các nhà khảo cổ cũng không dám chắc chắn rằng những người sớm với

niên đại 40,000 năm có phải là do sự xâm nhập mở rộng lãnh thổ từ Châu Phi vào
Châu Á hay là do địa phương tự tiến hóa (bản địa hóa). Theo các nhà khảo cổ học
khoảng 40,000 năm cách ngày nay thì nhưng cư dân sinh sống ở khu vực Đông Nam Á
có thể có phương thức sinh sống săn bắt hái lượm và làm thủ công có thể họ mở rộng
lãnh thổ qua đến Úc. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được vết tích của người hiện đại
trong các hang đá ở Lang Rongrien. Đây là một hang động lớn nằm trên vùng núi đá
vôi và giữa hang có hai con suối nhỏ. Với vị trí cao ráo thoáng mát và gần nguồn nước
như vậy thì nó thu hút con người đến sinh sống trong một thời gian dài. Năm 1983,,
Douglas Anderson đã tiến hành khai quật hang Lang Rongrien và phát hiện ra những
5


hoạt động của cư dân cổ ở đây. Dựa vào những than tro từ những bếp lò qua phân tích
cho chúng ta niên đại từ 38,000 đến 27,000 năm cách ngày nay. Trong suốt khoảng
thời gian này, hẳn là cư dân không sinh sống suốt thời gian mà có thể họ sẽ rời bỏ hang
để di dời sang nơi khác do nhu cầu sinh sống bắt buộc họ phải di chuyển để tìm kiếm
thức ăn bằng các hoạt động săn bắt và hái lượm. Điều này một phần là do vùng núi cao
đá vôi nhiều mưa, lượng mưa gấp 4 lần so với ở vùng đồng bằng thấp, khô và ngay cả
ngày nay, vùng núi đá vôi Lang Rongrien có sự bao phủ khắp đồi này bằng những
rừng cây nhiệt đới. Thái Lan đã có sự thay đổi về môi trường trong nhiều năm qua.
Ngay cả trong thời kỳ tiền sử, khi họ chiếm giữ hang Lang Rongrien thì tính từ hang
động ra tới biển cũng phải mất từ giữa 30 km và 100 km. Do đó, khi khai quật hang
Lang Rongrien đã thấy sự vắng mặt của các loài cá biển, tôm, cua, sò hến và có thể giả
định rằng những cư dân ở đây sinh sống chủ yếu dựa và sự thu lượm và săn bắt nguồn
thức ăn có sẵn trong vùng. Khi khai quật hang Lang Rongrien thì lớp sớm phát hiện
hai nền bếp lò đã bị phá vỡ với những xương động vật đã cháy thành tro than và cũng
phát hiện một số mảnh vỡ của công cụ đá. Sau một thời gian bỏ đi có thể kéo dài tới
vài ngàn năm để tới nơi khác tìm kiếm nguồn thức ăn. Do việc sinh sống lâu dài ở một
địa điểm sẽ làm cho nguồn thức ăn trong vùng sẽ trở nên khan hiếm hơn. Khi trở về cư
trú lại thì những bếp lò mới được hình thành và ở những bếp lò này thì cũng phát hiện

được nhiều xương, than tro và mảnh vỡ của công cụ. Ở lớp cuối cùng, thì Anderson đã
tìm thấy 7 khu vực có lò sưởi, 2 trong số đó thì được lót bằng đá. Xương và đá được
sắp xung quanh lò như một hoạt động để sưởi ấm, cho tới khi họ nấu chín thức ăn do
đó sẽ giúp xua đuổi thú dữ và quan trọng nhất của lửa là để sưởi ấm. Khói của bếp lửa
cũng giúp cho họ xua đuổi và phân tán muỗi và côn trùng đi nơi khác. Qua ba lần tiến
hành khai quật thì thu được 45 hiện vật đá như là dao đá, công cụ chopper (rìa 1 mặt),
rất ít đồ được tạo tác. Chắc hẳn nguồn nguyên liệu đá chế tác cũng gần khu vực họ cư
trú. Một số xương của hươu, nai cũng được sử dụng làm công cụ mũi nhọn. Qua
nghiên cứu cho thấy, những cư dân ở đây họ sử dụng dao đá để xẻ thịt thú vật và dùng
công cụ mũi nhọn cho việc săn bắt thú. Như vậy, qua phát hiện địa điểm Lang
Rongrien thì nó cũng cho biết thêm về những bằng chứng về những dấu tích của người
tiền sử và những hoạt động của họ. Lang Rongrien cũng cung cấp cho chúng ta một cái
nhìn thoáng qua về đời sống của Thái Lan trong giai đoạn từ 38,000 năm đến 27,000
năm cách ngày nay và cũng có thể là có một nhóm cư dân đến sống rải rác ở đây, trong
những hang động này và sinh sống bằng hoạt động săn bắt và hái lượm. Tuy nhiên, cụ
thể hơn về những hoạt động diễn ra ở vùng này thì không được rõ ràng lắm bởi vì sự
6


thay đổi, dao động mực nước biển lên xuống thì nó làm hủy hoại, mất đi tất cả những
bằng chứng. Nhưng dù sao những hiện vật phát hiện được sẽ là những tiền đề để các
nhà nghiên cứu giải thích giai đoạn Hậu kỳ đá cũ ở Thái Lan.

II. Hang Ma (Spirit Cave) – chuyển tiếp từ Hậu kỳ đá cũ sang
giai đoạn đá mới :
Chester Gorman đã mở ra một hướng mới trong sự hiểu biết của văn hóa Hòa
Bình ở Thái Land khi ông ấy đến nghiên cứu ở tỉnh Mae Hongson. Bắt đầu vào tháng
10 năm 1965, khi tiến hành điều tra khảo sát vùng đất cao ở xa nhất về phía Đông Bắc
của Thái Lan, nơi mà có những vòm rộng của rừng mưa nhiệt đới nơi có dòng chảy
của con suối đổ vào sông Salween. Và chính nơi đây, việc phát hiện ra Hang Ma là

một cái dấu ấn quan trọng đối với ông ấy, và ông ấy tiến hành khai quật vào tháng 6
năm 1966. Tầng văn hóa ở độ sâu 75 cm so với mặt đất và dựa vào sự riêng biệt của
mỗi tầng mà ông chia ra làm 4 thời kỳ phát triển với những đặc trưng riêng của mỗi
tầng. Qua phân tích những mẫu than tro trong tầng văn hóa bằng phương pháp đo
phóng xạ Carbon thì cho niên đại kéo dài từ 13,000 đến 7,500 năm cách ngày nay.
Tầng văn hóa cho thấy sự cư trú diễn ra không liên tục (tức là cư dân ở đây không cư
trú liên tục mà có sự di cư sang nơi khác trong một khoảng thời gian cũng tương đối
dài) do đó niên đại khi nghiên cứu thì cho những niên đại khác nhau và có sự tách biệt
về niên đại, có lẽ họ cư trú ở đây trong thời gian ngắn. Chester Gorman nhận thấy dưới
3 tầng văn hóa của Hang Ma tương đương với tầng văn hóa trong văn hóa Hòa Bình,
trong đó cũng có nhiều công cụ đá tương tự như những công cụ đá ở Sai Yok. Ở mặt
ngoài của lớp 2, những hiện vật thì cho thấy những bằng chứng hết sức quan trọng rất
đáng chú ý của đời sống văn hóa vật chất của cư dân ở Hang Ma, ở đây phát hiện được
nhiều mảnh vỡ của đồ gốm , 1 bình gốm nguyên và 2 rìu lưỡi vòm đã được mài tuy
nhiên bị gãy (do quá trình sử dụng), 2 công cụ nhỏ và nhiều dao đá. Những tiêu bản
này thì phát hiện được ở khu vực nền bếp lò và nó như là sự mở rộng cho việc ảnh
hưởng của những mảnh công cụ đá trong văn hóa Hòa Bình tới khu vực này.
Sự có mặt của những bình gốm và những công cụ đá được mài ở đây là một vấn
đề khá quan trọng. Ở một số khu vực trên thế giới, sự hiện diện của đồ gốm được xem
là sự gắn kết thích hợp với những cư dân sống bằng nông nghiệp hơn là những cư dân
sống bằng săn bắt và hái lượm. Những rìu lưỡi vòm được mài nhẵn thì Chester
Gorman cũng cho rằng nó thường đi với cư dân sống bằng nông nghiệp, đó có thể là
7


những dụng cụ được sử dụng cho việc phá rừng, khai hoang để tạo mặt bằng rộng,
thoáng cho việc trồng trọt và phát triển nông nghiệp ở Thái Lan. Sự giải thích này
không phải lúc nào cũng luôn đúng trong mọi trường hợp. Chẳng hạn như trong thời
kỳ Jomon của Nhật Bản thì cư dân Jomon mặc dù đã biết chế tác và sử dụng đồ gốm
trong đời sống của mình nhưng xã hội của họ vẫn là sinh sống chủ yếu bằng phương

thức săn bắt và hái lượm. Tuy nhiên, lí do mà Chester Gorman cho rằng lấy đồ gốm để
giải thích cho sự ra đời của nông nghiệp là bởi vì đồ gốm được sử dụng cho việc đun
nấu hàng ngày của cư dân nông nghiệp do cư dân nông nghiệp sống định cư ở một địa
điểm còn xã hội săn bắt và hái lượm thì đòi hỏi phải di cư đến nhiều khu vực để kiếm
sống. Mặt khác là do đồ gốm cũng là sản phẩm đất nung nên nó cũng dễ vỡ nếu như
chúng ta duy chuyển nhiều. Do đó, chỉ có cư dân nông nghiệp với sự định cư của họ
thì sẽ giữ được những bình gốm nguyên không bị vỡ. Một trong vấn đề mới ở Hang
Ma đó là đồ sành và rìu lưỡi vòm chỉ được phát hiện ở tầng văn hóa trên cùng, nơi phát
hiện thì nằm ở độ sâu từ 3 đến 8 cm. Điều này còn gây khá nhiều tranh luận và hàng
loạt câu hỏi đặt ra như Những đồ gốm này có phải thực sự được sử dụng trong tầng
văn hóa này không ? Hay là nó xuất hiện ở giai đoạn muộn và nó ngẫu nhiên có sự kết
hợp chặt chẽ với hiện vật của văn hóa Hòa Bình hay không? Những câu hỏi này cần
được nghiên cứu làm sáng tỏ bởi vì niên đại muộn nhất 7,500 cách ngày nay của tầng
văn hóa trên cùng họ có thể làm đồ sành và những hiện vật rìu lưỡi vòm mài nhẵn ở
thời gian gần và xa hơn trong thời kỳ sớm ở Thái Lan. Ngoài ra, trước khi tiến hành
khai quật thì Chester Gorman đã có sự lựa chọn 1 bên tức là đưa ra một phương pháp
kỹ thuật mới để tiến hành khai quật Hang Ma, đó là ông cho tạo ra một khung lưới
trong khung đó thì nó có nhiều lớp lưới ở dưới, càng xuống dưới thì cái kích thước của
lưới càng hẹp dần để có thể lấy được tất cả các mẫu vật dù là nhỏ nhất. Và cái kết quả
thu được quả là thành tựu lớn, nó mở ra một cái nhìn mới về xã hội săn bắt hái lượm.
Ở Sai Yok chỉ có xương của một số loài động vật lớn được phát hiện nhưng ở Hang
Ma, ngay cả những mẫu xương nhỏ nhất cũng vẫn được phát hiện và giữ lại. Từ đó thì
giúp xác định được những hoạt động sinh sống của cư dân như là hoạt động săn bắt,
hái lượm kể cả bẫy thú. Ở những hang lớn thì địa hình cao, có con suối do sự tách chia
đôi của thung lũng. Do đó những loài nhuyễn thể như cua, cá, sò…sau khi bắt sẽ được
đem lên ở trên những hang nơi họ cư trú. Cư dân thì săn bắt và bẫy các loại thú lớn,
nhưng số lượng thì không nhiều. Chỉ có con nai được tìm thấy trong tầng văn hóa, còn
lai là xương của loài động vật trung bình và nhỏ như xương heo, đặc biệt là xương khỉ
thì rất nhiều các giống từ nhiều khu vực: khỉ Malacca, khỉ Châu Á, vượng Gibbon.
8



Nếu như chúng ta thử mạo hiểm đến khu vực này thì một trong những ấn tượng đầu
tiên đó là những tiếng kêu inh ỏi của loài khỉ từ những vòm cây của rừng nhiệt đới này.
Chó sói, cầy hương và chồn Mactec thì cũng sống ở trên khu vực cao và một vài nhóm
nhỏ sống ở khu vực gần sông suối như rái cá, mèo rừng, con lửng là tiêu biểu. Cư dân
ở Hang Ma thì đánh bắt ở nhiều môi trường khác nhau từ săn bắt thú ở những vòm cây
trên cao đến đánh bắt cá ở dưới sông suối và có thể là gần bờ.
Những vết tích của thực vật sau khi sàng thì còn rất là rõ, được bảo quản khá tốt
và tồn tại lâu hơn, do môi trường khô ráo ở trong hang. Hạt của cây trám thì phát hiện
nhiều, nó là loại thực phẩm béo mà ngày nay vẫn được sử dụng để ăn. Loài thực vật
này thì nó có thể ứng dụng để làm nhựa và gôm. Quả lai cũng được sử dụng trong bữa
ăn hàng ngày của cư dân ở Hang Ma, trong khi đó nó còn được lấy dầu để thắp sáng. Ở
tầng văn hóa trên thì có những vết tích của quả cau, ngày nay được sử dụng như một
sự kích thích nhẹ. Dấu vết của bầu bí cũng được tìm thấy, có cũng có thể làm đồ đựng.
Những bằng chứng khác nói đến sự tồn tại của các loài thực vật hạt cứng, cũng có khả
năng là các loại đậu đã được trồng. Mặc dù đã sử dụng phương pháp sàng lọc bằng
khung lưới tốt như vậy. tuy nhiên, những dấu vết của gạo vẫn không tìm thấy, nhưng
dựa vào những vết tích của thực vật ở đây có thể thấy được có mối quan hệ của người
Hòa Bình và cư dân sống ở vùng rừng nhiệt đới này. Cư dân ở đây thì họ đã khai phá
rộng ra để lấy diện tích trồng thực vật tăng sản lượng. Họ sử dụng làm gum và có lẽ
được sử dụng để ghép những công cụ hay dùng những chất độc để bẫy thú vật. Ý kiến
này được sự chấp nhận của nhiều người, họ cho là cư dân ở đây đã bắt đầu thuần
dưỡng và chăm sóc một số loài thực vật, nhưng điều này cần được nghiên cứu sâu hơn
nữa bởi những giả thuyết này cũng chưa chắc chắn. Tuy nhiên, những khám phá về
Hang Ma cũng đã đóng góp rất nhiều cho việc mở đầu thời đại đá mới ở Thái Lan.
Hang Ma nằm trong sự chuyển tiếp khí hậu từ Pleitocene muộn (Cánh Tân) sang
Holocene sớm (Toàn Tân) do đó nằm chung trong sự chuyển đổi khí hậu của khu vực
nên cư dân ở đây đã chọn những hang động làm nơi cư trú (giai đoạn này mưa nhiều),
từ đó liên hệ rộng ra thì sẽ thấy được mối quan hệ tương quan giữa văn hóa Hòa Bình

ảnh hưởng đến Hang Ma của Thái Lan. Và cư dân Hang Ma có thể là cội nguồn để
hình thành nên nông nghiệp của Thái Lan giai đoạn sau.

9


III. Thời đại đá mới ở Thái Lan:
1. Di chỉ khảo cổ học Nong Nor:
Nằm ở vùng đồng bằng ngập lũ của sông Bang Bakong thuộc tỉnh Chonburi.
Khu vực này đã trải qua sự thay đổi lớn về môi trường trong vòng 10,000 năm qua,
nước biển dâng cao bao phủ nhiều khu vực trước khi nước rút xuống một lần nữa. Mực
nước dâng cao nhất là khoảng 4000 năm BC, khi đó nước từ các con sông đổ vào biển
làm cho mực nước biển tăng. Khi mực nước biển được rút xuống những vết trầm tích
nó thể hiện ra rất rõ. Các nhà khảo cổ học quan tâm đến vấn đề là liệu khu vực này vào
thời kỳ đó có sinh sống ở đây hay không? Và nếu có thì họ đã giải quyết tình trạng này
như thế nào? Do đó các nhà khảo cổ học đã tiến hành điều tra và nghiên cứu khu vực
này. Cuối cùng thì họ cũng đã tìm được những vết tích cư trú của người tiền sử ở khu
vực Nong Nor dọc theo bờ biển. Các bờ biển ở đây tập trung gần các cửa sông, qua
nghiên cứu thì cho thấy khu vực này là một trong ba môi trường sống giàu có nhất của
thế giới về năng suất sinh học. Sự giàu có của nó bắt đầu với việc phát hiện các cánh
rừng ngập mặn thường được tìm thấy ở rìa ven biển. Những loài cây rụng lá thường
xuyên xuất hiện trong suốt cả năm và một loạt các sinh vật biển đã tiêu thụ chúng.
Rừng ngập mặn không phải là nơi dễ dàng sinh sống, nhiều muỗi đất bùn và dựa vào
dòng chảy của thủy triều. Khỉ và lợn sống ở gần phần đất liền của rừng ngập mặn. Do
đó, các nhà khảo cổ học chỉ mong đợi tìm được những bằng chứng về hoạt động săn
bắt hái lượm của người tiền sử mà thôi.
Năm 1984, Các nhà khảo cổ tiến hành khảo sát khu vực thung lũng Pang Pakong
để tìm hiểu thêm về mô hình cư trú ven biển. Như chúng ta đã biết thì ở Việt Nam,
Malayxia, Indonexia đã phát triển những mô hình cư trú ven biển và đã được khai quật
trong khi đó ở Thái Lan thì mô hình này chưa phát hiện. Đợt điều tra đầu tiên, các nhà

nghiên cứu được trang bị một bản đồ địa chất và một máy tính xách tay đi bộ trên vùng
này để tìm kiếm những hoạt động tiền sử. Và đã phát hiện được một vài mảnh gốm
thời tiền sử ở khu vực này. Họ đã hỏi những người dân địa phương nếu những người ở
đây có biết về những mảnh gốm mà các nhà nghiên cứu để phát hiện được. Các nhà
nghiên cứu đã tìm thấy được những ụ đất thấp và những cánh đồng gần đó thì phát
hiện ra những mảnh vỡ đồ gốm và vỏ nhuyễn thể. Địa điểm này được gọi là Nong Nor
và vào năm 1990 thì được tiến hành khai quật. Các nhà khảo cổ học nhận thấy địa
điểm Nong Nor đã trải qua hai lần sinh sống vào thời tiền sử. Hơn 6 triệu sinh vật biển
10


sinh sống và trong số đó chiếm số lượng nhiều nhất là một loài sò chuyên sống trong
bãi đất bùn. Khi lấy mẫu than từ trong tầng văn hóa để xác định niên đại phóng xạ
Carbon C14 thì nó cho niên đại là 2,500 BC. Họ tiến hành mở thêm hố 400 m2 và thấy
rằng tầng văn hóa ken dày đặc các loài nhuyễn thể và những dấu vết hoạt động ở đây.
Bằng cách khảo sát các khu vực xung quanh thì cho thấy sự phân bố của di chỉ Nong
Nor khoảng 1200m2 và rất ít cư dân sống ở đây, khoảng vài gia đình. Ở độ sâu hơn 1m,
đây là nơi động vật có vỏ tích tụ trong các hốc tự nhiên rất dày đặc. Nhận ra tầm quan
trọng của việc nghiên cứu và phục dựng lại môi trường cổ ở đây, thì đoàn khai quật đã
mời William Boyd một nhà địa mạo học nổi tiếng trong phục dựng môi trường cổ. Ông
đã cho sắp xếp một số hố khai quật ở những vị trí chiến lược mà ông đã chọn để có thể
xem xét và giải thích trình tự phát triển qua các giai đoạn. Sau khi loại bỏ đi lớp vỏ sò
thì đã tìm thấy những bằng chứng về hoạt động của cư dân tiền sử ở khu vực này. Phát
hiện ra xương cá mập và xương cá heo cho thấy cư dân giai đoạn này đã thực sự ra
biển đánh cá và có thể đã có tàu thuyền gỗ. Các hoạt động săn bắt cũng khá phổ biến
do sự phát hiện có nhiều xương động vật như nai, bò hoang dã, trâu nước trong tầng
văn hóa. Sau khi ăn thịt xong thì họ lấy xương để chuyển hóa thành công cụ như mũi
lao, mũi dùi. Số lượng xương rất nhiều tuy nhiên chỉ một số loài được chuyển hóa làm
công cụ. Mặc dù phát hiện được khá nhiều xương động vật, tuy nhiên, vẫn không phát
hiện được bằng chứng về hoạt động thuần dưỡng súc vật và trồng lúa. Nhưng cư dân ở

đây đã thực sự chế tác gốm thành thạo. Nhiều mảnh sành được tìm thấy với văn thừng
chảo, những dấu bàn kê, dùng những que gỗ để tạo văn trên những bình gốm. Đặc biệt,
phát hiện ra mái chèo bằng gỗ được đe bằng đất sét xung quanh để tạo độ cứng. Nhiều
cụm tro dày nơi những chiếc nồi vỡ được phát hiện. Đồ gốm được làm áo gốm để tạo
độ miết láng và bóng mịn. Nhiều lưỡi câu và dùi bằng xương cũng được làm. Về công
cụ, phát hiện nhiều công cụ đá được mài nhẵn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng bị sứt
mẻ nhiều để lại nhiều dấu vết. Nguyên liệu chế tác công cụ đá mà điển hình là Bôn
được làm bằng đá hạt mịn. Điều đáng quan tâm là khu vực này không có nguyên liệu
đá hạt mịn, đây chắc hẳn là do sự trao đổi nguyên liệu hay trao đổi công cụ với các
vùng lân cận. Ngoài ra, đá sa thạch (cát kết) cũng được đưa đến đây vào tạo chế tác
những công cụ sắc nhọn như bôn, đục. Sau khi được chế tạo xong, người ta dùng bàn
mài mài nhẵn những chiếc bôn này. Bôn sau khi mài thì trở nên nhẵn bóng và nhỏ hơn
tuy nhiên vẫn được sử dụng hết sức lâu dài.
Dougal O’Reilly (1995) nghiên cứu các hiện vật ở Nong Nor đã thấy rằng những
công cụ lưỡi móc câu bằng xương, xương động vật, mảnh gốm, đe và công cụ đá mài
11


được tập trung ở một khu vực riêng biệt của di chỉ qua từng thời kỳ. Ngoài ra họ còn
tích lũy phân để bón ruộng. Ông cho rằng họ đã có 1 thời gian cư trú cũng khá lâu dài
với sự phong phú của nhiều loại hình hiện vật, qua đó có thể thấy được những hoạt
động của họ, cư dân ở khu vực này sinh sống chủ yếu bằng hoạt động săn bắt là chính
bởi không chỉ có xương của nhiều loài động vật mà cư dân ở đây còn khai thác tối đa
nguồn nhuyễn thể biển. Về mộ táng, ở đây cũng phát hiện được mộ táng và trong đó có
chứa nhân cốt. Chẳng hạn như phát hiện một thi thể phụ nữ được chôn với tư thế ngồi
bó gối, co chân lại, có chôn theo đồ gốm. Cách táng thức này khác hẳn với cư dân thời
đại đồng ở Thái Lan họ được chôn thẳng. Việc chôn bó gối thi thể đặt trong chum gốm
cho thấy được mối quan hệ với một số cư dân sống gần biển ở phía Bắc và Trung Việt
Nam. Khi khai quật trên diện tích 70m2 thì ông phát hiện được 62 bình gốm. Giải thích
về việc cư trú của cư dân Nong Nor thì Mason’s năm 1998 dựa vào phân tích tầng

nhuyễn thể. Qua nghiên cứu di chỉ Nong Nor thì giúp các nhà khảo cổ trả lời được một
số câu hỏi khá thú vị và nó còn giúp đặt ra nhiều vấn đề khác nữa. Cư dân ở đây đã ở
trình độ phát triển khá cao, cuộc sống săn bắt hái lượm ven biển thì thuận lợi hơn,
nguồn thức ăn dồi dào và dễ đánh bắt. Mặc dù họ chịu sự ảnh hưởng của việc tăng lên
hay hạ xuống của mực nước biển nhưng họ vẫn có thể sinh sống lâu dài họ ra biển bắt
cá về ăn, dựa vào khi nước rút xuống để lượm nhuyễn thể và săn bắt vài con thú để
nâng cao đời sống vật chất của họ và làm đồ gốm. Đặc biệt là kỹ thuật chế tác đá cũng
khá tốt với những công cụ hình lưỡi vòm mài nhẵn. Hình thức mai táng người chết
cũng gắn liền với đời sống cư dân biển chôn bó gối trong chum gốm, kèm theo đồ tùy
táng, ắt hẳn họ cũng quan niệm là người chết về thế giới bên kia vẫn tiếp tục sống. Một
điều nữa đó là do điều kiện môi trường biển, nước ngập mặn nên việc không phát hiện
vết tích của việc trồng lúa nước và thuần dưỡng động vật là một điều có thể hiểu được.
Niên đại của Nong Nor được xác định là 2,500 BC.

2. Di chỉ khảo cổ Khok Phanom Di:
Nằm cách 14 km về phía Bắc của Nong Nor, địa điểm Khok Phanom Di nằm
giống như một con cá voi bị mắc cạn trên vùng ngập úng của sông Bang Pakong. Địa
điểm này rộng khoảng 5 hecta và nó trải dài 12 m bởi những ruộng lúa. Đây là địa
điểm thu hút các nhà khảo cổ học. Một số nhà nghiên cứu đã đến đây và đào thàm sát
như Damrongkiadr Noksakul là giảng viên của trường cao đẳng Chachoengsao,
Pornchai Suchitta từ đại học Silpakong và Pirapon Pisnupong của Viện mỹ thuật.

12


Năm 1984, Charler Higham và Thosarat đã tiến hành khai quật địa điểm này với
diện tích là 10 m2 . Việc khai quật này bắt đầu vào cuối tháng 12. Sau khi tiến hành
khai quật họ đã nhận thấy rằng trên vùng đất sình lầy này, nơi đây từ lâu đã có con
người đến sống bởi vì tầng văn hóa sâu đến 7m. Cư dân ở đây đã bỏ qua 1 khoảng thời
gian khá dài 500 năm. Bởi đây là giai đoạn nước dâng lên ở Nong Nor thì cư dân Nong

Nor đã tìm đến nơi khác cao hơn để sinh sống. Năm thế kỷ sau khi bị bỏ rơi, 1 cửa
sông lớn được hình thành ở phía Bắc và kéo theo đó là sự giàu có của nguồn tài
nguyên thiên nhiên càng thu hút và hấp dẫn con người. Các nhà khảo cổ cho rằng có
mối quan hệ giữa Nong Nor và Khok Phanom Di, ở đây họ đã tìm ra vết gạo cháy ở
lớp sâu nhất. Có nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù hai địa điểm khác nhau tuy nhiên
có nhiều nét tương đồng như trường hợp những bình gốm. Hàng loạt những nồi gốm
được phát hiện ở đây với những hình thức tương tự và cách trang trí hoa văn giống
nhau cho thấy sự quan hệ mật thiết giữa hai khu vực. Có người đưa ra ý kiến là do sự
trao đổi hoặc bắt chước. Dougald O’Reilly đã xem xét và nghiên cứu những hiện vật
của cả hai địa điểm Nong Nor và Khok Phanom Di. Ông thấy rằng những đồ gốm ở
Nong Nor được dùng để nấu thức ăn và để đựng nó, hoa văn chủ yếu là văn thừng.
Ông ta cũng nhận thấy điều đó ở Khok Phanom Di. Họ sử dụng các kỹ thuật giống
nhau như kỹ thuật làm gốm và kỹ thuật đe. Một số hiện vật gốm thì được tạo lớp áo
gốm. Về công cụ cũng có sự tương đồng như những chiếc bôn kể cả những mũi dùi
bằng xương của động vật. Chất liệu chế tác công cụ đá là sa thạch, do đó chắc chắn nó
sẽ được lấy ở một nguồn giống nhau. Rất khó khi nói rằng những cư dân Nong Nor đã
đến sinh sống ở Khok Pha Nom Di thậm chí có thể vào 2,500 BC thời gian trước khi
nước biển tăng và bao phủ khắp các nơi mà cư dân Nong Nor đã định cư, độ sâu của
mực nước lên tới 100m.
Khok Phanom Di là địa điểm khá phức tạp khi chúng ta mô tả, bởi vì thời gian
sinh sống khá lâu dài. Ví dụ khi sàng lọc thì phát hiện rất nhiều vật liệu trong tầng văn
hóa. Những hiện vật này sau khi lấy mẫu than để phân tích thì có hiện tượng sủi bọt
khí nhiều qua phân tích khảo cổ học. Trong đó bao gồm nhiều loại động vật khác nhau
như tôm, cua , cá, sò hến và mảnh than tro. Đây là nguồn tư liệu để phục dựng lại môi
trường cổ. Ở đây những vật chất hữu cơ được lưu giữ khá tốt đôi khi chúng ta có thể
gặp lá hoai, và bị gây ấn tượng bởi sự xuất hiện lá, cột gỗ trong tầng văn hóa. Khi đợt
khai quật gần hoàn thành thì các nhà khảo cổ đã lấy mẫu xương động vật từ địa tầng
của hố khai quật và giao cho Ken Mc Kenzie của Úc phân tích. Ông cho thấy rằng sự
đa dạng của các loài sinh vật nhỏ là rất nhiều và môi trường sống ở đây là khá lí tưởng.
13



Dựa vào đó có thể thấy được sự thay đổi của môi trường sống theo thời gian. Xương cá
và xương chim cũng được tìm thấy, phần còn lại là rùa, cua biển và hàng trăm động vật
có vỏ đại diện cho hơn 200 loài. Những cư dân đầu tiên này sống định cư ở gần mép
cửa sông. Đất thấp và ẩm ướt, sự dâng cao của thủy triều có thể tạo nên lũ lụt. Do nơi
đây muỗi khá nhiều và một số côn trùng khác nên họ thường đốt lửa để ngăn chặn
chúng. Dưới cùng của tầng văn hóa, các nhà khảo cổ còn phát hiện được hai con lợn
nhỏ. Tuy nhiên, do điều kiện vùng thấp ẩm ướt nên việc chèo thuyền đi đánh cá thì hơi
khó khăn. Khi thủy triều xuống thấp, động vật biển có vỏ thì nằm trên những lớp đất
bùn và những cư dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào thu lượm vỏ nhuyển thể để sinh
sống. Về loại hình công cụ, phát hiện một kho công cụ gồm bôn đá và đe đất sét. Ắt
hẳn cư dân ở đây sử dụng nhiều vào công cụ này trong cuộc sống của mình. Trên
những công cụ bôn thì có nhiều vết sứt mẻ chứng tỏ do quá trình sử dụng nhiều, bôn
được mài và tạo được cạnh sắc nhọn, nguồn nguyên liệu là đá sa thạch. Sự sắc bén của
công cụ cho thấy được tạo ra chủ yếu để đốn cây rừng tạo không gian cư trú. Đe đất sét
cũng khá nhiều nó hỗ trợ cho việc chế tác gốm và mài đá. Tuy nhiên ở đây thì số lượng
công cụ đá nhiều hơn ở Nong Nor. Về loại hình mộ táng, phát hiện khá nhiều, ở đây
người ta chôn người chết gần khu vực cư trú (giai đoạn sớm) sang giai đoạn muộn thì
có khu chôn cất riêng biệt (giai đoạn muộn). Cũng phát hiện dấu vết gỗ trong mộ táng,
thì qua nghiên cứu cho thấy gỗ đã được sử dụng như một tấm ván để đặt người chết lên
và khiêng đi chôn. Người chết được bọc một lớp vải trắng được làm từ vải vỏ cây.
Metha Wichakana một nhận viên của Viện Mỹ Thuật đã phát hiện ra trong vùng xương
chậu của một phụ nữ có một khối lượng xương động vật nhỏ. Giải thích điều này ông
cho rằng do sự tiêu hóa thức ăn trong đó gồm có những mẫu xương cá và gạo. Một
ngôi mộ khác cũng tìm thấy xương cá và gạo. Qua khai quật thì phát hiện có 6 mộ có
niên đại sớm, 6 di cốt đó là, 2 bé sơ sinh, 2 phụ nữ có gia đình, 1 phụ nữ chưa có gia
đình và một bé khoảng 1 đến 2 tuổi. Kiểm định xương thì thấy rằng xương của những
người trưởng thành thì chắc, dày, to cứng chứng tỏ chế độ dinh dưỡng ăn uống tốt tuy
nhiên cũng có những bệnh lý. Đứa bé 1 – 2 tuổi bị chứng rối loạn thiếu máu điều có

thể ảnh hưởng của người mẹ, cả hai người phụ nữ trong số họ đã chết khi còn trẻ. Theo
Tayles (1998) giải thích có thể bị bệnh sốt rét gây ra còn thiếu máu chỉ là một biến
chứng phụ. Việc phát hiện nhiều mộ táng cho thấy mức độ tập trung dân ở đây cũng
khá nhiều.
Nếu như ở Khok Phanom Di bị bỏ đi như là Nong Nor sau khi cư trú suốt một
thời gian dài, các nhà khảo cổ nhận thấy sự trái chiều giữa hai địa điểm: cả hai đều bị
14


chi phối bởi việc tích lũy thức ăn của động vật có vỏ. Những hiện vật như than tro, đồ
gốm, công cụ đá, bôn, mũi nhọn xương…nó là bằng chứng về những hoạt động của cư
dân của hai địa điểm ở thời tiền sử. Họ là những cư dân biển sinh sống dựa vào biển và
họ có tham gia quan hệ trao đổi với những nhóm nội địa để lấy nguyên liệu chế tác đá.
Trong khi những người ở Nong Nor chôn người chết ở vị trí ngồi bó gối thì ở Khok
Phanom Di họ chôn người chết nằm duỗi thẳng và có các vật tùy táng để trên lưng.
Khok Phanom Di không có thuần dưỡng động vật kể cả con chó. Còn về trồng gạo thì
cũng không trồng được mặc dù phát hiện được nhiều mảnh gạo nhưng do điều kiện
môi trường sống là rừng ngập mặn không phù hợp. Thompson qua phân tích những
mảnh gạo cho thấy ở giai đoạn muộn sau này. Những mảnh gạo mà chúng ta được biết
có thể do thu thập và trao đổi cũng giống như vấn đề trao đổi nguyên liệu để chế tác
đá. Những bôn đá ở Khok Phanom Di rất giống với bôn đá đã được khai quật ở Don
Noi tỉnh Kanchanaburi. Khỉ và lợn vẫn được săn bắt giống như ở Nong Nor, ngoài ra
cũng phát hiện được xương chó. Chó là động vật khá quen thuộc ở khu vực Đông Nam
Á. Người chết được chôn khá nhiều ở khu vực này, chôn về hướng Đông, trẻ em thì có
tỉ lệ tử vong cao, các thi thể được bọc trong lớp vỏ, được rải lớp đất son màu đỏ và đặt
trên giá gỗ ở phần mộ riêng rẽ. Qua nghiên cứu các di cốt thì thấy rằng người chết
được đặt ở ngoài một khoảng thời gian khá dài sau đó mới đem đi chôn. Điều này đang
được tiếp tục giải đáp. Sau khi kết thúc khai quật ngoài trời thì họ tiếp tục làm việc
trong phòng thí nghiệm và họ thực sự thấy bối rối về những di cốt chôn trong cụm có
mối liên quan với nhau. Các nhà nghiên cứu bắt đầu phác thảo và sắp xếp những di cốt

mà có mối liên hệ với nhau. Trong những cụm phát hiện được thì có 2 cụm là đặc biệt
quan trọng và có thời gian khá lâu dài với chôn theo là 17 thế hệ. Ở cụm khác lên tới
20 thế hệ. Nếu giả định cho mỗi thế hệ là 20 tuổi thì 20 thế hệ sẽ là 400 năm, 1 trong
số đó khá phù hợp với kết quả giám định niên đại cacbon C14. Niên đại: 2,500 – 1,600
BC. Bắt đầu từ 1,600 năm BC thì Khok Phanom Di bị bỏ đi, không còn cư trú nữa.
Nhưng những bằng chứng về cuộc sống ở đó thì vẫn được các nhà khảo cổ xây dựng
lại chắc chắn và điều đó giúp chúng ta có thể nhận thức được về một xã hội sống bằng
phương thức hái lượm ở Thái Lan, ắt hẳn sẽ được sự thừa nhận của các nhà khoa học.

3. Di chỉ khảo cổ Bản Kao :
Bản Kao là di chỉ khảo cổ học hậu kỳ đá mới được Sorensen phát hiện và khai
quật vào năm 1961 – 1962 tại tỉnh Kanchanaburi (miền Trung Thái Lan). Sorensen cho
mở hố khai quật với diện tích gần 400 m2 , ông là người tiên phong khai quật cho vùng
15


này, mà trước đó chưa có ai đã từng tiến hành khai quật cho địa điểm gò đồi này ở
Thái Lan. Ông đã phát hiện một vấn đề khá quan trọng liên quan đến cư dân thời tiền
sử ở Thái Lan. Đó chính là một nghĩa địa. Phát hiện được 44 ngôi mộ cùng các di vật
như đồ gốm, công cụ sản xuất bằng đá mài, xương động vật cùng các vết tích tro than.
Khi cho lấy mẫu than tro để xác định niên đại phóng xạ cacbon C14 thì cho niên đại
khoảng 2,300 – 1,500 năm BC. Ông ghi nhận sự giống nhau của gốm ở Bản Kao và
Trung Quốc và ông cho rằng có mối quan hệ nào đó của cư dân thời kỳ này với Trung
Quốc. Về mộ táng, việc thiếu địa tầng rõ ràng đã gây nhiều khó khăn trong việc xác
định những vị trí đúng của di cốt cũng như thời gian mà những mộ đó tồn tại. Ông lấy
một mốc cố định sau đó chia chúng ra theo thứ tự những độ sâu khác nhau và giả định
rằng những ngôi mộ trước đó có niên đại muộn hơn. Ông còn chia các đồ tùy táng (đồ
gốm) theo những loại hình và hoa văn khác nhau vào những độ sâu mà những mộ đó
nằm. Ông kết luận rằng khu mộ táng này có hai giai đoạn sớm hay muộn hoặc nằm ở
cuối thời đại đá mới. Tuy nhiên mức độ khoảng cách về thời gian của các ngôi mộ là

không lớn lắm. Trong giai đoạn sớm, thi thể được đặt nằm ngửa và dường như cư dân
ở đây họ không thích chôn người chết về hướng Đông. Chỉ có một mộ của trẻ em thì
được chôn bó gối. Có lẽ như họ được chôn riêng biệt, nhưng mà rất khó để nói rằng số
lượng trẻ em ở đây không có tử vong nhiều. Đặc biệt là đã có bằng chứng về trường
hợp trẻ em chết vì thiếu máu. Những ngôi mộ thì không được chôn thành cụm như ở
trường hợp Khok Phanom Di mà ở đây có sự sắp đặt theo một mô hình trật tự, người
chết thì được chôn cất theo cặp và được sắp xếp thẳng hàng như nhau. Ví dụ như, ở mộ
31 và 33 thì chôn nằm kế bên nhau. Một điều gần như chắc chắn là người đàn ông chết
khoảng 30 tuổi. Và người đàn ông đó được chôn theo một bình gốm. Còn cá thể kia
trưởng thành hơn khoảng 35 tuổi và được chôn kèm theo hai bình gốm. Ở cạnh biên
hướng Đông của địa điểm khai quật thì có năm phần mộ ở giai đoạn sớm. Trong đó có
ba mộ còn nguyên vẹn, họ được chôn về hướng Tây Nam. Từ hướng Tây đến Nam, mộ
18 là một thi thể của người trưởng thành, thi thể bị gẫy khúc và được đặt nằm thẳng, có
chôn theo ba bình gốm với những mảnh vỡ từ phía xa được tìm thấy ở bên dưới rìa
mộ. Mộ 29, nằm kế bên cũng là một thi thể của một người trưởng thành. Rìu lưỡi vòm
bằng đá được tìm thấy dưới sọ và sáu mảnh gốm vỡ được tìm thấy ở vùng của đầu, vai
và dưới cái đầu gối. Mộ 28 thì được liên kết tối thiểu là ba bình gốm, trong khi ở mộ
27 thì một thi thể người trưởng thành được chôn theo hướng Tây Nam với đồ tùy táng
là một rìu lưỡi vòm ở dưới sọ và 12 mảnh vỡ của đồ gốm. Còn những nhóm mộ tiếp
theo trong cụm giai đoạn muộn. Mộ 9 tới 11, nằm song song với nhau, vị trí chôn được
16


định hướng từ Bắc đến Nam, hai người phụ nữ thì phần đầu chôn về hướng Tây Nam,
còn người đàn ông thì chôn theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, có
mộ thì rất giàu, tức đồ tùy táng chôn theo nhiều và nó có sự khác nhau giữa các mộ
cho đến nay. Chẳng hạn như mộ số 9 thi thể là người phụ nữ khoảng 35 tuổi được chôn
kèm theo 11 bình gốm, 8 trong số đó được sắp xếp theo hàng ở dưới chân, và như vậy
thì mộ đó sẽ có chiều dài mộ tối thiểu là 5 m2 . Mộ 10 được sắp xếp hầu hết 2 m2 về
hướng Đông. Đây là mộ của một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi và đồ tùy táng

chôn theo khá giàu có bao gồm 4 bình gốm, một nhẫn đá tương đối lớn và nói được
mài nhẵn ở giữa, tuy nhiên vết chuốt bóng thì chưa được hoàn thành. Mộ này cũng có
hai rìu lưỡi vòm và đặc biệt là gạc của hươu, cái gạc này được cắt theo góc thẳng để
làm mũi tên và sau khi hoàn thành thì có hình dạng hình ống. Ngoài ra còn tìm thấy hai
con heo nhỏ ở cách xa đầu. Mộ số 11, là một người phụ nữ chết khoảng 30 tuổi cũng
khá giàu, có 9 bình gốm còn nguyên vẹn, 6 rìu lưỡi vòm và một hạt chuỗi làm từ hai
loại chất liệu đó là 642 hạt vỏ nhuyễn thể và 2 hạt đá hình ống. Như vậy, dựa vào số
lượng đồ tùy táng trong mộ cho thấy được có sự phân hóa rõ rệt, hẳn đây đã có sự phân
chia địa vị trong xã hội.
Một điều dễ dàng nhận thấy đó là phần lớn các mộ đều có đồ gốm chôn theo.
Sorensen có chia những đồ gốm thành 12 loại chính. Cách phân chia thành thì nó được
hoặc không được ủng hộ. Một số nhà nghiên cứu thì chia nó làm hai loại: loại có ba
chân và loại có chân đế. Gốm Bản Kao có động nung tương đối cao, xương mịn và
mỏng có màu đỏ, đen hay hơi xám, mặt được miết bóng hay có trang trí văn thừng.
Giai đoạn đầu và giữa giai đoạn muộn thì ba gồm cái gọi là giá ba chân với những loại
hình là cốc vại và bát. Bề mặt của loại này được phủ áo gốm trơn mịn hoặc văn thừng
rõ nét và có 2 đồ gốm được khắc chạm và trang trí rất đẹp, những loại hình trang trí
bao gồm 6 đường vòng cung và hình rắn. Vỏ hạt nhuyễn thể thì vắng mặt ở giai đoạn
sớm và nó hiện diện trong 3 mộ ở giai đoạn muộn. Đây là bằng chứng thể thể hiện sự
chuyển tiếp giữa giai đoạn sớm và giai đoạn muộn trong mộ của Bản Kao. Khi xem xét
thì thấy rằng những mộ thuộc giai đoạn gần đây thì không bị xáo trộn như những mộ
thuộc giai đoạn sớm. Điều này có thể đúng đối với những mộ đã được biết. Cách mai
táng có thể theo những nghi lễ, mặc dù có một số sự thay đổi nhưng những vết tích còn
để lại cho thấy sự giống nhau. Những mộ có sự gần gũi như trong việc định hướng vị
trí chôn là tương tự, phụ nữ và nam giới có hướng chôn đối ngược nhau. Con người
vẫn chôn theo những đồ tùy táng như đồ gốm, công cụ đá mặc dù những đồ tùy táng
trong các mộ khác nhau và tương đối phong phú. Một loại hình mới xuất hiện như là
17



hạt vỏ nhuyễn thể và hạt đá hình ống, mũi lao bằng xương, chạm khắc Linga bằng đá
sa thạch, gạc hươu được dùng làm công cụ và xương bàn chân của những con heo. Kỹ
thuật khoan vòng đá cũng xuất hiện trong những đồ tùy táng như là sự chuyển đổi gạc
hươu thành công cụ.
Bản Kao là một địa điểm cư trú của người bản địa trong vùng nhỏ, địa điểm này
thường nằm trong khu vực ngập úng ở đó dồi dào nguồn nước và cũng có thể là vùng
đầm lầy này thích hợp cho việc trồng lúa, điều này là có thể. Một số địa điểm có những
hình dạng đồ gốm giống nhau, nó được miêu tả như là một sự lan rộng khu vực định
cư từ Tây Thái Lan đến phía Nam Jenderam Hilir ở Malaysia. Hai mộ ở Bản Kao có
những đồ gốm và đồ trang sức bằng vỏ sò tương tự như đã tìm thấy ở Han Songchram
and cũng tương tự như những đồ tùy táng trong mộ ở Rai Arnon. Tóm lại, Bản Kao
vừa là di chỉ cư trú vừa là di chỉ mộ táng. Niên đại của nó được xác định là 2,300 –
1,500 BC.

IV. Đời sống cư dân tiền sử và vấn đề hình thành nông nghiệp
trong thời đại đồ đá ở Thái Lan :
Quá trình chuyển tiếp đến nông nghiệp là một trong những chìa khóa thể hiện
cách thay đổi ứng xử trong lịch sử phát triển của loài người. Tại sao nó lại như vậy ?
Hơn 99 % chiều dài lịch sử phát triển của loài người, của tổ tiên chúng ta thì sống bằng
hoạt động săn bắt và hái lượm. Nó thật sự đúng với một số nhóm cư dân như chúng ta
đã thấy ở Khok Phanom Di, họ thì sống lâu dài và định cư ở một khu vực nhất định và
phát triển với một trình độ xã hội khá phức tạp. Các nhà khảo cổ học nhận ra rằng một
số người đã được địa vị cao và có vị thế trong xã hội thì họ được chôn theo những đồ
tùy táng hết sức giàu có. Nhưng ở đây giới hạn của sự phân chia giai cấp trong xã hội
và khoảng cách tách biệt trong xã hội còn phương thức săn bắt hái lượm thì không rõ
ràng lắm. Các nhà khảo cổ không bao giờ tin rằng, chẳng hạn như, nền văn minh học
thức thì chỉ tin tưởng duy nhất và sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc
hoạch định kế hoạch trồng trọt trên cánh đồng đã có sự can thiệp sâu của con người
trong sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng và vật n1uôi và họ đã lựa chọn nông
1. Charles Higham and Rachanie Thosarat (1998), Tiền sử Thái Lan từ sớm đến Sukhothai (tiếng Anh),

Thames and Hudson (tr. 67)

18


nghiệp, đây là một phương thức sống cho phép sản phẩm làm ra không chỉ đủ cung cấp
cho cuộc sống hàng ngày để tồn tại mà còn có thể để dành tích trữ để sẵn có đủ khi
cần, mang hình dáng của sự giàu có. Nền nông nghiệp cộng đồng có khả năng mở rộng
diện tích trồng trọt được rộng hơn và nó phức tạp hơn nhiều xã hội săn bắt và hái
lượm.1
Nền nông nghiệp đòi hỏi lao động nhiều hơn là săn bắt và hái lượm trong hệ
thống của những sản phẩm thu được. Nó thường đòi hỏi việc khai phá rừng và cày bừa
đất. Việc biến đổi môi trường này thì nó cũng làm thay đổi mối quan hệ giữa con
người và những loài động vật. Tưởng rằng rừng được cải tạo thành những cánh đồng
đầy trĩu lúa mì, ngô hay là gạo. Đây là cơ hội để chim, sâu bọ và thú nhỏ xâm nhập vào
từ con chuột đến con voi để phá hoại. Vì vậy những người nông dân cần phải có biện
pháp bảo vệ cánh đồng của họ hay là những người lao động của họ sẽ bị sa thải. Ở
Thái Lan, một biện pháp được sử dụng theo truyền thống và đem lại hiệu quả có ích và
có tiềm lực để bảo vệ cánh đồng đó là dọn sạch các ổ động vật phá hoại bằng cách làm
bẫy tre, sử dụng vụ mùa để thu hút chúng rồi sau đó tiêu diệt. Vì thế nền nông nghiệp
khuyến khích cư dân định cư tại một địa điểm nhất định. Một số nhóm bắt đầu định cư
và giàu lên từ những vùng của họ, họ sống gần các cửa sông nơi mà những cư dân săn
bắt và hái lượm chọn làm nơi cư trú lâu dài qua nhiều thế hệ. Thuyết định cư là việc
chiếm giữ những vị trí then chốt dành cho sản xuất thực phẩm, nó có quan hệ mật thiết
với nhau. Nó mở ra khuynh hướng cho sự gia tăng dân số. Ở cư dân săn bắt và hái
lượm họ thường xuyên thay đổi nơi ở của họ và khi di chuyển họ mang theo những của
cải của họ theo, nếu không họ cho vào những chiếc tàu hay là như trường hợp của thổ
dân Châu Mỹ họ dùng ngựa để di chuyển. Kể cả những đứa bé. Do đó, thời gian sinh
đẻ thường được sắp xếp và những người mẹ không có mang vác gì nặng ngoài trừ đứa
bé. Thuyết định cư nói tới sự duy chuyển nơi ở là rất hạn chế và thường xuyên có sự

gia tăng dân số nhanh, về sức khỏe là vấn đề không có sự can thiệp.
Khi số người sinh sống trong một cộng đồng chắc chắn đạt được số lượng bước
đầu thì xã hội đó sẽ có sự phát triển. Bởi vì 100 người sống trong một ngôi làng có thể
quyết định và thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề, tuy nhiên sự nhất trí là rất khó khăn
và rắc rối do nhiều ý kiến khác nhau. Để giải quyết những ý kiến bất đồng và sự va
chạm trong nhóm đó thì ắt hẳn sẽ có sự can thiệp bởi một người có quyền lực chi phối.
Khả năng lựa chọn một nhóm phân lập có thể sẽ di chuyển đến một nơi khác và thiết
lập một cộng đồng mới. Một hiện tượng thường xảy ra, nhưng không phải luôn luôn
19


đặt nền móng cho sự quá độ đến nông nghiệp. Vì thế, sự gia tăng về dân số, sự định cư
ở một khu vực mới là có cơ sở và ở đây có thể kéo dài vài thế kỷ hoặc vài nghìn năm,
sự mở rộng vùng đất thì nó duy trì được hoạt động nông nghiệp của những nhóm
người.
Một chuỗi khác của sự thay đổi thường thấy với sự định cư nông nghiệp đó là sự
phát triển trong những loại hình của hiện vật và sự tích tụ của tài sản. Chúng ta thấy
được trong xã hội săn bắt hái lượm của Khok Phanom Di và Nong Nor họ làm và sử
dụng nhiều đồ gốm, bản thân điều đó phản ánh của việc định cư lâu dài. Với sự gia
tăng của sản phẩm và sự tích lũy sản phẩm dư thừa, con người có thể xây dựng nơi ở
lớn hơn, nhà ở lâu dài, sự kiểm soát quyền sở hữu bất chấp sản lượng nhiều hay ít và
qua mối quan hệ trao đổi họ có thể đạt được những đồ trang sứ hiếm có.
Thái Lan là một quốc gia đã thành công trong việc thuần dưỡng được lúa dại và
những con thú hoang dã, tối thiểu là hai loại gia súc đặc biệt, con heo, trâu nước, voi
và gà rừng nhiệt đới . Ở đây thì không có xây những rào để nhốt gia súc được thuần
dưỡng. Ở một số nơi trên thế giới sự phát hiện liên tục về việc thuần dưỡng gia súc thể
hiện rõ trong việc thay đổi kích thước và hình dáng của loài thuần chủng. Một số động
vật, ví dụ như con trâu nước và mèo rừng nó trở nên nhỏ hơn sau khi thuần chủng.
Việc thuần dưỡng gạo cũng trải qua nhiều sự thay đổi. Những dấu vết còn lại như là sự
thay đổi của xe tandem với sự phát triển văn hóa, sự ưa thích các thức ăn khác nhau,

mở rộng nơi cư trú, sự phát triển của loại hình công cụ dùng cho nông nghiệp, sự phát
quang rừng thì những yếu tố đó có thể là nguyên nhân cho sự chuyển đổi từ phương
thức săn bắt hái lượm sang nông nghiệp.
Một số nhà khảo cổ học có đồng ý rằng sự chuyển tiếp này diễn ra ở Thái Lan
và họ đưa ra những bằng chứng. Chester Gorman cho rằng cư dân văn hóa Hòa Bình
với phương thức săn bắt hái lượm đã chắc chắn mang lại những giống thực vật để
trồng trọt. Ông nhận ra vùng đầm lầy nằm ở giữa đồng bằng và vùng cao rất thích hợp
để sinh sống. Có thể là những cư dân ở đây đã chăm sóc khoai môn (taro) và ông ấy đã
thực nghiệm để trồng gạo. Ông ấy không đưa ra những bằng để chứng minh cho mô
hình này, ông ấy dựa vào những rễ cây trồng cho rằng nghề làm vườn bắt đầu khoảng
14,000 năm cách ngày nay và đến khoảng 9,000 năm thì đã trồng được gạo. Nhưng
nếu hệ thống nó lại thì có những công thức để mà kiểm định, chẳng hạn như kiểm định
bằng cách lựa chọn những địa điểm nào có khả năng phát hiện dấu vết nông nghiệp để

20


tiến hành khai quật. Điều này được bảo đảm hơn,tuy nhiên thì không có bằng chứng
nào được tìm thấy.
Năm 1984, khi lập kế hoạch cho việc tổ chức khai quật ở Khok Phanom Di thì
các nhà khảo cổ có thay đổi về mô hình. Họ đồng ý rằng con người có cư trú gần biền,
trong khi vùng này không thích hợp để trồng lúa do đất mặn tuy nhiên vấn đề này đã
thay đổi.Ví dụ như, mực nước biển dâng cao và những cư dân có thể lấy được nước
ngọt từ vùng đầm lầy này, khi đó những cư dân ở đây tiếp tục mở rộng vùng đất của họ
để làm cơ sở cho việc trồng lúa. Một vài ý kiến được chấp nhận, sự định cư bởi những
người nông dân sớm trồng trọt được lúa và họ tiếp tục thực nghiêm nó bằng cách mở
rộng lên vùng thung lũng sông ở trong những đồng bằng lớn. Năm 1984, Charler
Higham và Thosarat đã tìm được một vài mảnh gạo và sớm trải qua quá trình nghiên
cứu ở địa điểm này, xác định niên đại cho thấy vùng này chỉ có cư dân đến cư trú vào
2,000 năm BC, nó thì quá muộn để xem xét lại như địa điểm, mà ở đó đã thực sự trồng

được gạo.
Như vậy thì vấn đề nguồn gốc nông nghiệp ở Thái Lan đã được hình thành từ
khá sớm. Có lẽ là từ hậu kỳ thời đại đá mới. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều vấn đề còn
tranh luận để thực sự đưa ra những bằng chứng thích hợp nhất cho sự ra đời tồn tại của
nông nghiệp ở Thái Lan.

21


TỔNG KẾT
Thái Lan cũng là một trong những cái nôi đầu tiên hình thành con người. Những
dấu vết, di chỉ khảo cổ học đã chứng tỏ điều đó. Sự thiên di của người cổ Homo
Erectus đến với khu vực Thái Lan để từ đó định cư ở đây và phát triển một phương
thức xã hội hết sức lâu dài đó là săn bắt và hái lượm. Qua thời gian từ lúc phải đối đầu
với những lực lượng siêu nhiên mà người ta gọi đó là “sức mạnh của bà mẹ tự nhiên”
phải lo sợ, dựa vào nguồn thức ăn của tự nhiên mang lại với đời sống di cư rày đây mai
đó, sự biến đổi của khí hậu và môi trường đã làm cho họ dần thích ứng với cuộc sống,
tiến tới cải tạo thiên nhiên và làm cho thiên nhiên phải thuần phục lại chính mình. Họ
bắt đầu mở rộng lãnh thổ, thuần dưỡng cây trồng và vật nuôi để rồi từ đó làm tiền đề
hình thành một nền nông nghiệp sơ khai. Nền nông nghiệp đòi hỏi họ phải sống định
cư lâu dài, mở rộng diện tích trồng trọt và điều đó thúc đẩy sự gia tăng về dân số. Sau
cùng là phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước tiến dần vào thời đại kim khí. Như
vậy, thời đại đồ đá ở Thái Lan đã trải qua một thời gian hết sức lâu dài để có thể xây
dựng nên một nền văn minh tiến bộ giàu bản sắc. Những di chỉ, những dấu vết khảo cổ
học đã chứng minh điều đó. Họ đã chứng minh được rằng sự phát triển của họ cũng
nằm trong một sự phát triển có tính quy luật chung của thế giới, từ thời đại đá đến thời
đại kim khí và cao nhất vào bước vào thời đại lịch sử. Tuy nhiên, tầm quan trọng của
thời đại đồ đá là rất to lớn bởi nó mang tính chất quyết định về nguồn gốc của con
người Thái Lan, về những tiền đề mang tính nguồn cội cho sự hình thành văn minh
nông nghiệp và nó cũng chính là thời đại kéo dài nhất trong lịch sử Thái Lan. Do đó

tiếp tục nghiên cứu thời đại đồ đá là rất cần thiết và cũng để Thái Lan tự chứng minh
được mình cũng nằm trong những cái nôi sớm nhất hình thành loài người.

22


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

23


Bảản đồ di tích tiền sử Thái Lan

24


×