Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.59 KB, 45 trang )

Đề tài: Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, khoa học
công nghệ và cơ sở hạ tầng của Singapore

1


MỞ ĐẦU

1. Tính tất yếu:
Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị
thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất.
Singapore được công nhận là một trong Bốn con hổ châu Á (Hồng Kông,
Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan).
Singapore là một trong năm thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), được mệnh danh là con rồng Đông Nam Á.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng
đầu châu Á và thế giới và là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử
và hàng bán dẫn.
Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu về xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, khoa
học công nghệ và cơ sở hạ tầng của Singapore là điều cần thiết và tất yếu đối
với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang phát triển ở khu vực Đông
Nam Á trong đó có Việt Nam.
2. Mục đích:
Tìm hiểu các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, ứng dụng khoa học công
nghệ của Singapore và rút ra bài học cũng như việc học hỏi kinh nghiệm để
phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: nền kinh tế và khoa học công nghệ, cơ
sở hạ tầng ở Singapore
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu các chính sách thương mại, đầu tư quốc tế, tình hình phát triển
khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng của Singapore


- Thu thập dữ liệu liên quan
- Phân tích dữ liệu

1


- Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 1: Tổng quan về đất nước
Singapore
1.1 Giới thiệu chung
Tên nước: Cộng hoà Singapore (Republic of Singapore)
Thủ đô: Singapore
Singapore - Quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á với tổng diện tích 715 km 2,
nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và
phía bắc đảo Riau của Indonesia. Đảo quốc năng động nhỏ bé ở vùng Đông
Nam Á này tiêu biểu cho tinh hoa của cả hai nền văn hoá phương Đông và
phương Tây. Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác
nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai.
Ngày nay Singapore là một Đất nước trẻ trung và năng động và là quốc
gia thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài. Singapore đứng vào hàng
nước giàu có nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người trên 55.000 USD
(năm 2014). Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ, trở
thành một trung tâm thương mại toàn cầu, được mệnh danh là con rồng Châu Á
và là trung tâm kinh tế trong vùng. Nhắc tới quốc gia này là nhắc tới trung tâm
du lịch và mua sắm của thế giới. Singapore thu hút hàng triệu khách du lịch đến
đây mua sắm và thưởng ngoạn vẻ đẹp nơi đây.
Singapore được mệnh danh là Quốc đảo sư tử và được tôn vinh là đất
nước sạch nhất hành tinh. với môi trường trong lành và thảm thực vật phong
phú. Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà trung cư và gần một

nửa dân cư sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày. Hệ thống
giao thông công cộng bao phủ khắp đất nước này.

1


1.2 Điều kiện tự nhiên ở Singapore:
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi
nhiều đảo nhỏ khác.
• Vị trí địa lý: nằm ở cực Nam Bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Malayxia, Đông
- Nam giáp Inđônêxia, nằm giáp eo biển Malacca, trên đường từ Thái Bình
Dương sang Ấn Độ Dương. Nằm ở múi giờ GMT +6 tuy nhiên Singapore lại sử
dụng múi giờ GMT +8

- Diện tích: 715 km2, với chiều dài bờ biển vào khoảng 150,5km ; gồm 64 đảo,
1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ, trong đó có 20 đảo có người ở. Singapore đã mở mang
lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ
đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 715
km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh), và
có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
- Địa hình: thấp, cao nguyên nhấp nhô trong đó có phần lưu vực và những khu
bảo tồn thiên nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên: Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu
đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét;
không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây
ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực,
thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Cho dù trên đảo quốc này có
nhiều dòng suối nhỏ chảy qua và không ít hồ chứa nước, Singapore vẫn thiếu
1



nước ngọt phục vụ cho đời sống. Khoảng 50% lượng nước cần dùng phải nhập
từ Malaysia, thông qua một đường ống dẫn nước chạy bên dưới con đường nối
liền Singapore và Johor Baharu. Sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và nông
nghiệp, cùng với sự gia tăng lượng xe cộ có động cơ đã làm gia tăng sự ô nhiễm
nguồn nước và bầu khí quyển.
- Khí hậu: Khí hậu của Singapore là khí hậu nhiệt đới, nóng, nhiệt độ tương đối
thất thường, không phân chia theo mùa rõ rệt, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều
do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo(chỉ cách xích đạo
137km về hướng bắc). Nhiệt độ trung bình: 26,70 độ C, độ ẩm trung bình:
84,4%, lượng mưa trung bình trong năm: 2,359 mm. Tháng 11 đến tháng 1 năm
sau là thời điểm nhiều mưa nhất. Mưa ít nhất vào những tháng 6-7-8 trong năm.
1.3 Dân cư, văn hoá:
Thứ nhất, về dân cư, Singapore đứng thứ 6 thế giới về tỉ lệ người nước
ngoài với hơn 40% dân số. Năm 2009, dân số Singapore chỉ dưới 4.99 triệu
người,với mật độ dân số là 7.22 người/km2. Đến năm 2014, dân số tăng lên 5,4
triệu người, mật độ 7550 người/km 2, 3.73 triệu người là người Singapore và dân
thường trú. Trong số đó, 74.2 % là gốc Trung Quốc, 13.4 % là gốc Malay, và
9.2% là gốc Ấn độ,ngoài ra còn có người châu Âu, Nhật Bản, Arập,
Do Thái, Nepal, Phillipines và Myanmar. Tỉ lệ sinh là 1.1 con/ phụ nữ thấp thứ
3 thế giới và dưới mức 2.1, mức cần thiết để thay thế dân số. Để khắc phục vấn
đề này, chính phủ Singapore khuyến khích người nước ngoài di cư đến
Singapore. Một số lượng lớn người nhập cư đã giúp cho dân số Singapore
không bị giảm sút. Độ tuổi trung bình: 37,4 tuổi. Tuổi thọ trung bình : 81,4 tuổi
Thứ hai, về tôn giáo thì Phật giáo là tôn giáo được lưu hành rộng rãi nhất
tại Singapore với hơn 33 % dân số là tín đồ của Phật giáo. Các tôn giáo lớn kế
tiếp, theo thứ tự là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Đạo giáo và Ấn Độ giáo. Có đến
85,2% dân số Singapore theo tôn giáo, các tôn giáo sống trong đoàn kết và hoà
hợp.


1


1.4 Tình hình phát triển kinh tế:
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tương
đối nhiều. Singapore có môi trường kinh doanh mở. tham nhũng thấp, minh
bạch tài chính cao, giá cả ổn định. Singapore hầu như không có tài nguyên,
nguyên liệu đều phải nhâp từ bên ngoài. Singapore chỉ có một ít than, chì, nham
thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu đề trồng cao su,
dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hằng năm phải
nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển hàng
đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sữa chữa tàu, công
nghiệp lọc dầu, chế biến lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu
về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm
lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Nền kinh tế Singpore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 73%
thu nhập quốc dân trong năm 2014). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980
đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới. Tuy nhiên từ cuối năm 1997,
do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Thái Lan, đồng đô la
Singapore bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn
1.3%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 gây suy giảm kinh tế thế giới và sau đó là
dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001 tăng trưởng
kinh tế chỉ đạt -2.2%, năm 2002 đạt 3%, và chỉ đạt 1% vào năm 2003. Từ năm
2004, tăng trưởng mạnh, cụ thể là năm 2004 đạt 8.4%; năm 2005 đạt 5.7%; năm
2006 đạt 7.7% và năm 2007 đạt 7.5%. Giai đoạn 2008-2012 do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới nên cũng kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP của
Singapore xuống rất thấp vào năm 2009 ( -0,8%), năm 2012 tốc độ tăng trưởng
GDP chỉ đạt 1.3 % tuy nhiên đã tăng lên 3.9 % vào năm 2013.


1


Bảng 1-1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Singapore qua một số năm
Đơn vị: tỷ USD
2009
GDP
194.131
GDP/ người
38.923
Tốc độ tăng GDP (%) -0.8

2010
217.200
42.784
14.8

2011
245.024
47.268
5.2

2012
274.701
51.709
1.3

2013
297.9

61.047
3.9

15/08/2014
297
55.000
3.3

(Nguồn: World Bank)

Hình 1-1: % GDP theo ngành của Singapore
Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri
thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành
một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối trọng yếu của nền kinh tế toàn
cầu và một nền kinh tế đang dạng, nhạy cảm kinh doanh.

Chương 2: Tình hình xuất nhập khẩu và các chính
sách thương mại quốc tế của Singapore
2.1 Tổng quan về các chính sách thương mại của Singapore:
Hiện nay, Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh
nghiệp được xếp ở thứ bậc cao là nhờ chính phủ Singapore đã nỗ lực thực hiện
các chính sách:
1


+ Giai đoạn 1965-1979: Chính sách tự do hóa thương mại và hướng ra
xuất khẩu
+ Giai đoạn 1979-1990: Chính phủ thực thi chiến lược hướng về xuất
khẩu như dồn mọi nỗ lực vào việc tiếp cận và phát triển thị trường nước ngoài,

hỗ trợ phát triển các nhà xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
+ Từ năm 1991 đến nay, Singapore thực thi chính sách “quốc tế hóa nội
địa”, mục tiêu là biến Singapore trở thành một trung tâm thương mại quốc tế
lớn.
Quan điểm về xây dựng chính sách cạnh tranh của Singapore là đặt các
doanh nghiệp tại Singapore (không phân biệt trong nước, ngoài nước, sở hữu)
trong môi trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng, theo kiểu chọn lọc tự nhiên.
Nhà nước không bảo hộ, nhưng nhà nước ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp ở
các ngành quan trọng phát triển bằng cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanh
nghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thì nhà
nước bán cổ phiếu cho dân. Ví dụ: công ty vận tải biển NEPTUNE và công ty
BUS SERVICES là hai tập đoàn lớn ở Singapore. Nhà nước Singapore chú
trọng phát triển các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp theo mô hình của
Nhật Bản và Hàn quốc. Các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp có nhiều ưu
thế trong cạnh tranh xuất khẩu do có thế lực rất lớn, có mục tiêu cụ thể, là cầu
nối giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Ưu thế của các tập
đoàn kinh tế - thương mại tổng hợp thể hiện ở chỗ đội ngũ chuyên gia tinh
thông nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh quốc tế, có quy mô và tiềm lực tài
chính lớn, năng động và nắm giữ một khối lượng thông tin khổng lồ, kịp thời
đưa ra các giải pháp khi thị trường có biến động, có đủ khả năng đầu tư tạo lập
một ngành công nghiệp lớn hoặc thống trị một ngành, một thị trường lớn.

2.1.1 Các chính sách thương mại quốc tế:
 Chính sách mặt hàng:

1


Với sự phát triển và những lợi ích về kinh tế mà các ngành công nghiệp
chế tạo đóng góp cho nền kinh tế, chính sách mặt hàng của Singapore chuyển

sang tập trung vào sản xuất các mặt hàng công nghiệp chế tạo để xuất khẩu (chủ
yếu là sản phẩm công nghiệp điện tử, điện lạnh)
Bảng 2-1: Tổng thương mại phân theo các nhóm hàng chính

(Nguồn: Stastics Singapore)
 Chính sách thị trường:
Nền kinh tế Singapore luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn
định từ những năm 1990 trở lại đây, là nhờ định hướng “nền kinh tế gắn chặt
với thị trường thế giới và cố kết với các bạn hàng chiến lược”. Một định hướng
hết sức thực tế, năng động và có phần thực dụng. Định hướng lấy yếu tố thị
trường bên ngoài hay thị trường thế giới làm chỗ dựa, cơ sở để phát triển bền
vững bên trong một cách chủ động. Do đó chính sách bạn hàng của Singapore
1


thời kỳ này là phát triển liên minh kinh tế, liên kết với bạn hàng lớn, chiến lược
đồng thời mở rộng hết thảy các mối quan hệ:
- Singapore tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với các bạn
hàng truyền thống như Mỹ, Úc, EU, Úc.
- Singapor cải thiện, mở rộng và tăng cường hợp tác đối với các đối tác mới ở
Đông Á ( chủ yếu Trung Quốc, ) và các nước ASEAN khác (chủ yếu là
Indonesia và Malaysia).

Hình 2-1: Tỷ lệ phần trăn đóng góp của top 10 đối tác thương mại
(Nguồn: Stastics Singapore)

 Chính sách hỗ trợ:
- Chính phủ tiếp tục tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh
và thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành kỹ thuật công
nghệ cao, năng lượng và đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ tài chính và

bảo hiểm trong thời kỳ này trên cơ sở các chính sách tỷ giá thả nổi đã thúc đẩy
sự phát triển thương mại quốc tế.

1


- Chính sách giáo dục và đào tạo, và sử dụng nguồn lao động của Singapore tiếp
tục duy trì và hỗ trọ đắc lực cho các ngành mũi nhọn cũng như các hoạt động
của chính sách thương mại quốc tế hoạt động hiệu quả.
- Chính phủ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ - kỹ thuật để hỗ trợ cho
hoạt động thương mại quốc tế như:
+ Về cơ sở hạ tầng: đầu tư nhiều phương tiện giao thông đồng bộ và hiện đại
như hệ thống tàu điện ngầm hiện đại có 63 ga, hệ thống cảng biển phát triển
được coi là nhộn nhịp nhất thế giới và là nơi trung chuyển hàng hoá lớn nhất
khu vực, bưu chính viễn thông phát triển trung bình giai đoạn này 80% dân số
sử dụng điện thoại di động, trên 50% dân số sử dụng Internet, hệ thống trường
học và bệnh viện được trang bị hiện đại, đạt chuẩn quốc gia
+ Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kĩ thuật vào
lĩnh vực xuất nhập khẩu với nhiều cải tiến mới
- Đối với hàng hoá nhập khẩu: Chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện các công
cụ thuế quan và phi thuế quan như giai đoạn trước. Đó là hầu như không sử
dụng hàng rào thuế quan mà dùng biện pháp tiêu chuẩn để kiểm soát hàng hoá
nhập khẩu vào nước này.
- Đối với hàng hoá xuất khẩu:
+ Chính phủ Singapore tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích xuất khẩu và ưu tiên xuất khẩu các ngành hàng mũi nhọn thông
qua chính sách thuế đối với thu nhập từ hoạt động xuất khẩu. Chẳng hạn như
đối với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được ưu tiên hơn các doanh nghiệp sản xuất
để cung ứng nội địa. Các doanh nghiệp này có thể được miễn 90% thuế lợi tức
từ xuất khẩu trong vòng 8 năm và có thể kéo dài tới 1 năm và nếu như doanh

nghiệp đó có vốn trị giá khoảng 70 triệu USD thì cũng sẽ được miễn một phần
thuế mậu dịch.

1


+ Chính phủ Singapore cũng mở rộng quan hệ ngoại giao lên con số 152 quốc
gia và tổ chức quốc tế, có chân trong các tổ chức kinh tế lớn như UN, APEC,
ASEAN, WTO,… và đã ký kết các hiệp định đảm bảo đầu tư với 22 nước và
tránh đánh thuế 2 lần với 38 nước và khu vực lãnh thổ để hàng hoá xuất khẩu
nước này được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu của nước thương mại đối
tác.
+ Công ty đạt doanh số xuất nhập khẩu 200 triệu SGD/năm - International
Trader (cho một số mặt hàng khuyến khích, chủ yếu là hàng nông sản) được
hưởng mức thuế doanh thu 10% trong năm đó.

2.2 Thực trạng thương mại của Singapore:
 Thương mại quốc tế:
Bảng 2-2: Tổng thương mại xuất nhập khẩu của Singapore qua vài năm
Đơn vị: tỷ USD
Năm

Tổng

Xuất khẩu

thương mại

Xuất khẩu


Tái xuất

trong nước

khẩu

Nhập khẩu

2011

755

409

224

186

346

2012

788

408

228

143


380

2013

823

443

236

137

380

15/8/2014

783

410

373

(Nguồn: International Enterprise Singapore)

1


Hình 2-2: Biểu đồ xuất khẩu và nhập khẩu của Singapore qua các năm (tỷ USD)

Hình 2-3: Biểu đồ XNK của Singapore qua các năm (tỷ USD)


1


Bảng 2-3: Tổng thương mại phân theo các ngành sản xuất chính
Đơn vị : %
Năm

2012

2013

Sản phẩm điện tử

28.2

28.4

Máy móc và các thiết bị vận tải

16.1

16.8

29

29.1

Hóa chất


10.1

10.5

Dược phẩm

3.3

3. 5

Thực phẩm, đồ uống, thốc lá

2.5

2.5

Nhiên liệu khoáng sản

(Nguồn: International Enterprise Singapore)

1


Bảng 2-4: Tốc độ tăng trưởng của tổng thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu
quý3/2013

(Nguồn: Ministry of trade and industry Singapore)
+ Tổng cán cân thương mại danh nghĩa tăng 6% vào quý 3/2013, tổng cán cân
thương mại theo khối lượng đạt 7.6% và tăng 2.3% so với cùng kỳ quý 2.
+ Tổng xuất khẩu tăng 6.1% sau khi giảm 0.2% vào quý 2/2013, xuất khẩu

trong nước tăng 4.2% , tái xuất khẩu tăng 8.3%

1


+ Trong quý 1 năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 246,052 tỷ SGD,
tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt 128,250 tỷ SGD,
tăng 7,6%% , nhập khẩu đạt 117,801 tỷ SGD, tăng 6,8%.
 Nhập khẩu:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Singapore bao gồm hàng hoá nhập
khẩu làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp và nhiên liệu khoáng
sản… Năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu là 365 tỷ USD, trong đó tỷ trọng
nhập khẩu lớn nhất thuộc về ngành nhiên liệu khoáng sản chiếm 32.6 % tương
đương 119 tỷ USD, Sản phẩm điện tử chiếm 25% ( 91,25 tỷ USD); thứ ba là
Máy móc và thiết bị vận tải chiếm 16,3% tương đương 59,5 tỷ USD.
Bảng 2-5: Tổng nhập khẩu của Singapore theo một số ngành hàng
Đơn vị: %
Năm
Sản phẩm điện tử
Máy móc, thiết bị vận tải
Nhiên liệu khoáng sản
Hóa chất
Dược phẩm
Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá

2012
24.8
17.0
32.6
6.8

1.4
3.0

2013
25.0
17. 6
32.6
6.9
1.4
3.0

(Nguồn: International Enterprise Singapore)
* Sự chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu những năm gần đây:
Về lĩnh vực xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng luôn phải lấy nhu cầu bên
ngoài, nhu cầu ở các nước bạn hàng làm định hướng phát triển sản xuất trong
nước, định hướng cho xuất/nhập khẩu của mình để thích ứng nhanh sự thay đổi
của thị trường bên ngoài, thị trường các nước bạn hàng. Chỉ có bằng phương
cách đó, Singapore mới duy trì được tăng trưởng trong nước, duy trì tăng
trưởng thương mại trong điều kiện thị trường luôn biến động và còn tiếp tục
theo định hướng này cho thời gian tới.

1


Sự chuyển đổi nhanh chóng trong cơ cấu nhập khẩu của nước này thể
hiện rõ qua thay đổi tỷ trọng các nhóm hàng nhập khẩu :
- Nhập khẩu cho mục đích tiêu dùng nội địa (gồm hàng nhu yếu phẩm,
hàng tiêu dùng, nguyên liệu sơ chế, thô cho một số ngành sản xuất trong nước)
chiếm trên 40% (trước những năm 1990) tổng kim ngạch nhập khẩu, nay chỉ
còn trên 20-25%.

- Nhập khẩu cho mục đích tái tạo hàng xuất khẩu/tái xuất khẩu chiếm tỷ
trọng 60% (trước những năm 1990) nay tăng lên tới 75-80%, tổng kim ngạch
nhập khẩu.
Có thể nhận xét sự chuyển đổi trên là từ giảm dần tỷ trọng nhập khẩu
hàng thô, sơ chế có nguồn gốc từ nông- lâm- khoáng sản, những mặt hàng kinh
doanh kém hiệu quả, chuyển sang tăng nhanh tỷ trọng nhập khẩu vật tư đầu vào
cho các ngành sản xuất công nghiệp nhằm tái tạo/lắp ráp các sản phẩm công
nghiệp hoàn chỉnh, kỹ thuật cao mang lại hiệu quả kinh tế cao khi xuất khẩu/tái
xuất khẩu.
Từ sự chuyển đổi trên cho thấy, các Doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng
xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp phải tự tìm cơ cấu cho riêng
mình hoặc là đi vào những phẩm, sản phẩm hàng hoá tiêu dùng đã qua chế biến,
sản phẩm của các ngành công nghiệp hoặc là đi vào các dạng sản phẩm công
nghiệp, kỹ thuật cao như, thiết bị, máy móc, linh kiện đầu vào mà thị trường
đang có nhu cầu. Nếu chỉ dựa vào những mặt hàng xuất khẩu sẵn có, sẽ khó hy
vọng tăng nhanh kim ngạch xuất vào thị trường này.
 Xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore trong năm 2011 tăng 7,5% đạt
409 ỷ USD, năm 2012 giảm 0,9% đạt 408tỷ USD do nhu cầu về sản phẩm điện
tử giảm mạnh.

1


Trong năm 2012, xuất khẩu trong nước đạt 228 tỷ USD, tăng 1,78% so
năm 2011, trong đó xuất khẩu nhiên liệu khoáng sản đạt kim ngạch lớn nhất
85,5 tỷ USD chiếm 37,5% , sản phẩm điện tử đạt 47,88 tỷ USD chiếm 21%, hóa
chất đạt 40,6 tỷ USD Chiếm 17,8%. Tổng kim ngạch tái xuất khẩu đạt 180 tỷ
USD, giảm 3,2 % so với năm 2011; Ngành sản phẩm điện tử chiếm kim ngạch
tái xuất khẩu lớn nhất chiếm 44,7% tương đương 80,46 tỷ USD, sau đó là máy

móc và thiết bị vận tải chiếm 19,4%, nhiên liệu khoáng sản chiếm 10,7%..
Bảng 2-6: Tổng xuất khẩu của Singapore theo ngành hàng chính
Đơn vị: tỷ USD
2012
Xuất khẩu Tái xuất

2013
Xuất khẩu trong Tái xuất khẩu

Sản phẩm điện

trong nước
47,88

khẩu
80,46

nước
46,72

79,64

tử
Máy móc, thiết

27,132

34,92

26,87


35,82

bị vận tải
Nhiên liệu

85,5

19,26

86,56

22,26

khoáng sản
Hóa chất
Dược phẩm
Thực phẩm, đồ

40,584
19,152
3,876

13,5
1,8
4,68

42,38
20,478
3,846


13,82
1,82
4,69

uống, thuốc lá
(Nguồn: International Enterprise Singapore)
* Thị trường xuất khẩu chủ yếu:
Malayxia 12.9%, Hồng Kông 10.5%, Indonesia 9.8%, Trung Quốc 9.7%, Mỹ
8.9%, Nhật Bản 4.8%, Thái Lan 4.1%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Malayxia
13.1%, Mỹ 12.5%, Trung Quốc 12.1%, Nhật Bản 8.2%, Đài Loan 5.9%,
Indonesia 5.6%, Hàn Quốc 4.9%.
Mặc dù Singapore đã giảm được sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ thông qua xuất
khẩu sang thị trường trong khu vực, song sự suy của nền kinh tế lớn nhất thế

1


giới này do cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn
ở trong nước đã tác động tiêu cực đến ngành xuất khẩu của Singapore.
Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Singapore cho đến nay chịu
nhiều tác động do lượng đơn đặt hàng từ những thị trường lớn giảm sút.
Theo IE Singapore, trong nửa đầu năm 2014 kim ngạch thương mại của
“đảo quốc Sư tử” tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 783 tỷ USD trong đó
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 410 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 373 tỷ
USD nhưng NODX lại giảm 2,3%.
Trong nửa đầu năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Singapore, chiếm 15,2% tổng NODX và đạt mức tăng trưởng 16,4% so với
nửa đầu năm 2013. Tiếp đó là thị trường Mỹ với mức tăng trưởng 3,8%;
Malaysia tăng 8,2%; và Indonesia tăng 2,3%.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu NODX sang một số thị trường hàng đầu khác
của Singapore lại giảm trong 6 tháng đầu năm 2014, như sang Hong Kong giảm
22,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sang Liên minh châu Âu giảm 10,6% và Thái
Lan giảm 6,4%./.

2.3 Thương mại giữa Singapore và Việt Nam:
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Singapore, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu giữa Singapore và Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt 8,158 tỷ
SGD (tương đương 6,526 tỷ USD), tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
• Trong 5 tháng đầu năm 2014, Singapore nhập khẩu từ Việt Nam 1,53 tỷ SGD
(tương đương 1,223 tỷ USD), tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
• Đứng đầu các mặt hàng chủ yếu mà Singapore nhập từ Việt Nam trong 5
tháng đầu năm 2014 là điện thoại và linh kiện, đạt 549 triệu SGD, tăng 19% so
1


với cùng kỳ năm ngoái; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ tùng, đạt 181
triệu SGD, tăng 15%; càphê và chè, đạt gần 96 triệu SGD, tăng 156%; các sản
phẩm thủy tinh và kính xây dựng, đạt gần 93 triệu SGD, giảm 8,8%; và xăng
dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ, đạt 90,5 triệu SGD, tăng 89%.
• Một số mặt hàng khác có mức tăng trưởng mạnh như đất có chứa lưu huỳnh,
đá vôi, thạch cao, ximăng và cát tăng 462%, đạt gần 61,3 triệu SGD; giày dép
các loại tăng 94,8%, đạt 48,8 triệu SGD; mỡ, dầu động thực vật tăng 140%, đạt
17,2 triệu SGD; hoa quả tăng 52% đạt 9,5 triệu SGD.
• Cũng trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Singapore gần
6,63 tỷ SGD (tương đương 5,3 tỷ USD), tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Giá trị nhập khẩu hàng nội địa có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 3 tỷ SGD, tăng
31,5% và hàng tái xuất đạt gần 3,56 tỷ SGD, tăng 14,9%.
• Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore sang Việt Nam đều
có mức tăng trưởng. Xăng dầu và sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 35%, đạt 1,7

tỷ SGD; điện thoại và linh kiện tăng 2,9%, đạt 1,67 tỷ SGD. Đây là hai mặt
hàng đứng đầu về giá trị trong số những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt
Nam từ Singapore.
• Các mặt hàng có mức tăng trưởng cao như dược phẩm tăng 631%, đạt 56,3
triệu SGD; các sản phẩm hóa chất tăng 346%, đạt 74,5 triệu SGD; sách báo và
các sản phẩm công nghiệp in tăng 78,6%, đạt xấp xỉ 370 triệu SGD; và thuốc lá
tăng 72%, đạt 168 triệu SGD.

2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu chính sách
thương mại của Singapore:
Thương mại thực sự là quan trọng không chi riêng gì Singapore mà ở bất
kể nước nào dù là nước phát triển hay đang phát triển. Mỗi nước đều thấy được
tầm quan trọng của thương mại trong nền kinh tế của nước mình vậy để phát
triển thương mại như thế nào là phù hợp, là sáng suốt cho mỗi nước thì câu trả
lời không phải là đơn giản.

1


Kinh tế Việt Nam đang từng bước mở cửa hội Nhập và phát triển, và đó
cũng là con đường tất yếu giúp nâng cao sự phát triển kinh tế trong nước và hội
nhập kinh tế quốc tế. Nhìn chung thì kim ngạch thương mại tăng qua các năm,
năm 2012 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 228,37 tỷ
USD, tăng 12,1% so với năm 2011. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải phấn đấu
hết mình cho việc phát triển quan hệ quốc tế với các hoạt động thương mại, đầu
tư... Chính phủ VN phải cắt giảm những thuế nhập khẩu, không đựơc phép bảo
hộ cho hàng xuất khẩu khi thực hiện những cam kết của WTO. Chính vì vậy mà
ngành thương mại Việt Nam gặp không ít khó khăn thách thức. Việc tham khảo
những chính sách cũng như những hoạt động thương mại của Singapore đối với
Việt Nam là một điều rất quan trọng. Cụ thể,Việt Nam nên :

- Tăng cường thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua các việc thực hiện các
cam kết giảm thuế trong các hiệp định thương mại đã ký kết. Hơn nữa cần nâng
cao hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo hộ như tiêu chuẩn kỹ thuật, thông qua
việc mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mà các
quốc gia phát triển đang sử dụng.
- Tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động xuất- nhập khẩu và
bán buôn bán lẻ trong nước. Hiện nay môi trường pháp lý ở Việt Nam còn
nhiều bất cập, nhiều cơ chế chính sách ban hành còn chồng chéo, độ trễ lớn và
sự thay đổi pháp lý cho phù hợp với thực tế còn chưa cao gây ra khó khăn cho
các nhà thương mại và các doanh nghiệp khác. Chính vì thế cần phải có những
biện pháp, kế hoạch thích hợp để xây dựng một môi trường pháp lý ổn định,
phù hợp, khả thi cao và dần gỡ bỏ các rào cản, tạo sự thông thoáng tối ưu cho
thị trường để thúc đẩy thương mại về mọi mặt.
- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất trong nước, tận dụng nguồn lực sẵn
có: nhân công giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn vốn đầu tư đổ từ
nước ngoài vào rất lớn... Sản xuất ra những mặt hàng trong nước không thua
kém gì những mặt hàng nhập ngoại.v.v.
- Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động thương
mại, dần hiện đại hóa các hoạt động thương mại như singapore về : cấp giấy
phép điện tử, thương mại điện tử, hiện đại hóa, đơn giản hóa các thủ tục thương
mại…
- Có chiến lược phát triển xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh như: giày da,
hàng may mặc; các sản phẩm nông sản như: gạo, cà phê, cao su , hạt điều,...
Điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là xây dựng lên danh sách các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực, các mặt hàng có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế và các mặt
1


hàng có lợi thế. Để rồi từ đó xây dựng nên các chiến lược dài hạn tập trung đẩy
mạnh xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp

hàng Việt Nam có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, thúc đẩy phát
triển sản xuất, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong xã hội. Mặt khác, về
dài hạn không chỉ nên xây dựng các chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, xuất
khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, mà cần nghiên cứu, định hướng phát
triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, dần nâng cao sự
đóng góp của Việt Nam vào chuỗi giá trị của thế giới..
- Tạo chữ tín trong thương mại: tránh tình trạng như các lô hàng thuỷ hải sản
(tôm, cá ,...) có chất bảo quản hay rau quả xuất khẩu có chất bảo quản thực vật
không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Điểu này không những làm giảm
thị phần xuát khẩu của Việt Nam mà còn gây ấn tượng không đẹp trong thương
mại quốc tế đối với các mặt hàng khác không liên quan.
- Mở rộng hoạt động ngoại giao với các nước trên thế giới. Trong thời đại hội
nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay việc quan hệ ngoại
giao với các nước trên thế giới là cực kỳ quan trọng, là tiền đề cho các mối quan
hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội.. Về thương mại, mở rộng quan hệ
ngoại giao giúp mở rộng thị trường, mở rộng các quan hệ thương mại, tăng cơ
hội, tăng thị phần của doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế, thúc đẩy
sản xuất, mở rộng tiêu dùng trong nước => kích thích tổng cầu, đem lại tăng
trưởng kinh tế cho đất nước.
Từ khi giành được dộc lập, Singapore đã tăng cường đẩy mạnh ngoại giao với
rất nhiều cường quốc trên thế giới, và đó là nền tảng mang lại sự thành công
cho họ. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia có đặc thù cũng như quan hệ riêng biệt nên
cần cân nhắc, xây dựng chiến lược ngoại giao riêng, đặc thù đối với từng nước
dựa trên cơ quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng phát triển.

Chương 3: Đầu tư nước ngoài và các chính sách đầu
tư quốc tế của Singapore
3.1 Tổng quan về các chính sách đầu tư của Singapore:
Singapore có một chính sách đầu tư rộng mở qua đó đất nước này đã
chuyển thành công từ một hải cảng thương mại thành một nền kinh tế công


1


nghiệp hiện đại. Chính phủ theo đuổi một chiến lược nhằm nâng cao Singapore
thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, sáng kiến và tri thức để có thể cạnh
tranh với các nước xuất hàng giá rẻ và gia tăng tính toàn cầu hóa nền kinh tế.
Nhà nước tạo nguồn động viên về tài chính, điều chỉnh luật lệ nhằm khuyến
khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Để thực hiện chính sách rộng mở,
Singapore khuyến khích các công ty đa quốc gia tiến hành các hoạt động sản
xuất và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến cư
trú và làm việc.
Tại Singapore, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi phải tham gia
vào các hoạt đông liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát quản trị cho quyền
lợi địa phương. Chính quyền Singapore không hạn chế hay làm nản lòng các
nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước hay vì bất cứ
lý do nào khác. Tuy nhiên vẫn còn một số ngoại lệ đáng chú ý còn tồn tại trong
lính vực sản xuất vũ khí, công nghiệp truyển thanh và thông tin nội địa. Ngoài
ra, các cơ hội đầu tư cũng còn bị hạn chế trong việc sở hữu các tài sản tư.
Tháng 4/2000, lĩnh vực viễn thông được tự do hóa hoàn toàn nhằm đảm bảo
cho Singapore một vị thế của một trung tâm thông tin và truyền thông quan
trong châu Á. Những hạn chế về quyền tư hữu của người nước ngoài cũng được
gỡ bỏ đối với ngành ngân hàng địa phương, ngành bảo hiểm và các công ty điện
lực.
Từ năm 1978, Singapore đã gỡ bỏ mọi hạn chế về giao dich chứng khoán
nước ngoài và chuyển dịch vốn, không giới hạn việc tái đầu tư cũng như chuyển
vốn và lãi về nước.

3.2 Các chính sách đầu tư quốc tế của Singapore từ 1991 đến
nay:

3.2.1. Mô hình chính sách:
Kết hợp giữa khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.

1


3.2.2 Các biện pháp thực hiện:
a. Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút FDI:
Ưu đãi thuế cho trái phiếu; luật bảo mật thông tin ngân hàng; luật ủy thác
cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn người thừa hưởng tài sản sau
khi họ qua đời (nhằm thu hút khách hàng Trung Đông); người nước ngoài có
thể định cư mãi mãi ở Singapore miễn là họ có tài sản 13 triệu Đô la Mỹ, với ít
nhất 3,1 triệu Đô la nằm tại một định chế tài chính ở đây. Singapore giờ đây đã
được Ngân hàng thế giới (WB) xếp vào danh mục địa điểm làm ăn kinh doanh
dễ dàng nhất với một hải cảng container lớn thứ hai thế giới và có tỷ lệ các tỷ
phủ cao nhất thế giới.Nhiều người cho rằng Singapore chính là nơi tạo cho họ
nhiều cơ hội thăng tiến. Chính phủ nước này đã hành động khôn ngoan khi đầu
tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng bến cảng container mới,
thu hút các công ty nước ngoài và phát triển ngành công nghệ cao như điện tử
và dược phẩm. Sau khi mời gọi được các nhà sản xuất dược phẩm như Pfizer
Inc và Novartis AG, Singapore đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào trung tâm
nghiên cứu y sinh học, cắt giảm 9% mức thuế doanh nghiệp xuống chỉ còn 17%
so với 25% mà các công ty ở Malaysia phải gánh chịu.
b. Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư ra nước ngoài:
• Hỗ trợ vốn thông qua vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ sẽ cung cấp một phần
tài chính đầu tư ra nước ngoài, mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ
phiếu trên thị trường để huy động thêm vốn. với các xí nghiệp vừa và nhỏ được
tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài.
• Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các công ty đầu tư ra nước ngoài: chính
phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có được lợi nhuận

đều có thể xin miễn thuế, kể cả các xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp
định bảo hộ với Singapore vẫn được quyền miễn thuế.
• Thành lập Câu lạc bộ đầu tư ra nước ngoài: hiện nay Singapore đã có 48 câu
lạc bộ đầu tư hải ngoại cung cấp thông tin về các nước và khu vực có đầu tư của
Singapore, tìm kiếm đối tác mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, mở lớp
đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc đầu tư ra nước ngoài. Tháng 1/1993,
Singapore còn lập Ủy ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Nhiệm vụ của ủy ban
này là đánh giá khả năng đầu tư của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ
những kiến nghị có tính khả thi.

3.3. Thực trạng đầu tư quốc tế của Singapore:
 Tình hình đầu tư nước ngoài vào Singapore:

1


Theo cục thông kê Singapore, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào
Singapore đã tăng gấp 3 lần giai đoạn 1995-2005. Năm 2007, tổng vốn nước
ngoài đầu tư vào Singapore 14,279 tỷ USD với 239 dự án, tăng 23.1% so với
năm 2006, tạo công ăn việc là cho 35441 lao động. Những nước và vùng lãnh
thổ đầu tư chủ yếu vào Singapore là Mỹ, Canada, Anh, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na
Uy, Đức, Nhật Bản, Malaixia,…
Hầu hết vống FDI tập trung ở các lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm,
nhà hàng và khách sạn, sản xuất công nghiệp…
Bảng 3-1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore phân theo vùng
Đơn vị : tỷ USD
2008
2009
2010
2011

2012
Tổng
509.636
574.927
626.558
673.751
732.099
ASIA
119.863
145.770
152.746
162.252
179.561
Europe
203.608
222.327
231.160
254.451
251.594
North American 55.999
61.684
70.453
82.652
111.570
Oceania
7.779
9.518
12.279
13.617
14.925

ASEAN
18.884
23.286
23.037
26.541
35.577
(Nguồn: Statistics singapore)
 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Singapore:
Cùng với lỗ lực thi hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Singapore cũng
đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, nhằm tạo “cánh tay bên ngoài” cho Singapore.
Các thị trường đầu tư chủ yếu của Singapore là các nước ASEAN, trong đó có
Việt Nam. Những lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khai thác dầu khí, sản xuất công
nghiệp, dịch vụ tài chính, bất động sản.
Bảng 3-2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của singapore phân theo vùng
Đơn vị: tỷ USD
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng
312.381
372.253
429.363
446.816
459.687
Asia
176.104
203.245
229.621

258.661
261.092
Europe
32.218
51.121
63.133
62.230
69.071
North american 11.988
14.264
14.677
8.426
9.989
Oceania
21.174
26.370
36.916
39.262
41.111
Africa
13.117
18.449
25.895
20.981
20.078
ASEAN
74.942
86.112
95.310
98.602

99.783
(Nguồn: statistics Singapore)
 Thị trường đầu tư:
Ban đầu chú trọng đầu tư vào Trung Quốc và các nước ASEAN khác, sau đó
mở rộng sang các nước khác trên thế giới.

1


×