Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn văn đề số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.22 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 5
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản
thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn.
Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt
xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một
người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết,
trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong
khoảng từ 3 – 4 câu. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình
cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)



Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả
lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua
một bài văn
ngắn (khoảng 600 từ).
Câu 2. (4,0 điểm)
Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định:
Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình
luận các ý kiến trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 5
Câu

Ý

Nội dung

Điểm

Đọc các văn bản và trả lời câu hỏi:

I
1.


Phương thức nghị luận.

2.

Câu "Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với 0,5

0,5

những giá trị có sẵn". Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết,
trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
3.

Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả 0,25
định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định,
nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của b.

4.

Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người 0,25
chấm.

5.

Biện pháp điệp từ "biết" [láy lại 3 lần] và ẩn dụ.

6.

Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình 0,5
yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của


0,5


người minh yêu.
7.

Những từ: khao khát, xúc động, yêu.

8.

Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé 0,25

0,25

và cô đơn;...
II
1.

Phải biết nói lời xin lỗi?

3,0

Giải thích ý kiến:

0,5

- Cách hiểu về lời xin lỗi: lời xin lỗi là lời xin được nhận lỗi về phần
mình khi cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin được bỏ qua lỗi lầm
đó.
- Khi nhận ra mình có lỗi, cần phải biết nói lời xin lỗi đối với người

mình đã phạm lỗi.
2.

Bàn luận:

2,0

- Thí sinh có thể đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc xin lỗi.
Chẳng hạn như:
+ Biết nói lời xin lỗi là biết tự trọng, biết phục thiện và biết tôn trọng
người khác.
+ Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi
làm tăng phẩm giá của người dám nhận lỗi, xin lỗi (không chỉ cá
nhân mà một quốc gia khi làm thương tổn hoặc xâm phạm đến chủ
quyền và danh dự quốc gia khác thì cũng phải biết nói lời xin lỗi
trước công luận).
+ Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành
động khắc phục lỗi lầm mình đã gây ra.
- Thí sinh có thể bày tỏ thái độ hoàn toàn đồng tình hoặc chỉ đồng
tình phần nào đối với ý kiến được dẫn. Dù lựa chọn thái độ nào thì
cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc,
thiện chí. Bài viết phải có dẫn chứng cụ thể, xác đáng.
3.

Bài học nhận thức và hành động:
- Biết nói lời xin lỗi không chỉ là nhận thức mà còn là hành vi mang
tính đạo đức thể hiện vẻ đẹp của con người sống có văn hóa. Thái độ
biết nói lời xin lỗi không phải là hành vi của kẻ yếu mà rất nhiều khi
nó thể hiện tư cách của kẻ mạnh - kẻ dám vượt lên thói sĩ diện hảo,


0,5


kẻ dám nhận ra lỗi lầm, kẻ có quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.
- Can đảm nhận lỗi và sửa chữa bản thân, khắc phục hậu quả.
Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt

III

4,0

của Kim Lân: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự
trọng hay Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá
của mình?
1.

Vài nét về tác giả, tác phẩm:

0,5

- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang
viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của
ông giản dị mà thấm thía.
- Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết
sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó
bị lạc mất bản thở. Sau hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa một phần
cốt truyện cũ để viết truyện "Vợ nhặt".
2.

Giải thích các ý kiến:


0,5

- Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ
nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào một
thực tế của truyện là người phụ nữ trong truyện đã theo không nhân
vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh
đúc ...
- Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ
nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã
nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói,
cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương,
trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như
từ khi về làm vợ Tràng.
3.

Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt :

2,5

Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận
ra những đặc điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân
vật - được Kim Lân khắc họa đầy chân thực và cảm động:
* Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn,
chấp nhận theo không người đàn ông:

1,0


- Vì nhu cầu sinh tồn mà sẵn sàng gạ ăn giữa đường giữa chợ, giữa

đám đông xa lạ, quên ý tứ, không còn sĩ diện, bản năng sinh tồn đã
lấn lướt tất cả.
- Sẵn sàng theo người đàn ông mới chỉ gặp hai lần về làm vợ, biến lời
rủ rê đùa nhiều hơn thật thành lời cầu hôn chính thức
-> Bị cái đói xô đẩy, bị biến thành thân phận trôi dạt, tự hạ thấp giá
trị của mình đến mức rẻ rúng ngang với những vật không có giá trị
mà người ta vứt ngoài đường.
* Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có 1,0
ý thức giữ gìn phẩm giá:
- Trên đường về nhà chồng tâm trạng của thị có sự thay đổi rõ nét.
Trước cái nhìn “săm soi”, trước những lời bông đùa, chòng ghẹo của
người dân ngụ cư thị ngượng nghịu, thiếu tự tin: “chân nọ bước díu
cả vào chân kia… cái nón rách tàng che nửa khuôn mặt”. - Về đến nhà chồng, nhìn thấy“ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên
mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị “nén một tiếng thở
dài”. Trong tiếng thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai ngày
mai, vừa có cả những lo toan và trách nhiệm của thị về gia cảnh nhà
chồng. Đó phải chăng là thị đã ý thức được trách của mình đối với
việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình?
- Vào trong nhà, thị e thẹn, dè dặt “ngồi mớm” vào mép
giường (“Ngồi mớm” – thế ngồi bấp bênh, không ổn định nhưng
cũng rất ý tứ). Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ (chào đến
hai lần). Đây là hình ảnh đẹp của người con dâu rất mực thước trong
quan hệ với mẹ chồng.
* Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng 0,5
niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mong mỏi chính đáng về
cuộc sống ngày mai.
- Thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa.
- Trong bữa cơm đầu tiên tại gia đình chồng, dù bữa ăn chỉ có “niêu
cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải
ăn cháo cám nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng.

- Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con


Tràng qua câu chuyện về những người đi phá kho thóc của Nhật.
4.

Bình luận về các ý kiến:
- Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái
ngược nhau. Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của
nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân
vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật.
- Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa
đoan, trong nhân vật người vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên
nhưng điều thứ hai mới là bản chất.

0,5



×