Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.73 KB, 33 trang )

Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật vẫn đang từng ngày phát triển với
những bước đi thần tốc, mọi người có thể tiếp cận, thu thập thông tin nhanh chóng và
dễ dàng từ nhiều kênh thông tin khác nhau như truyền hình, Internet, báo chí..nhưng
vẫn không thể phủ nhận đi tầm quan trọng của thư viện- một nền văn hóa tri thức vô
tận và quý giá của nhân loại. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của mỗi thư
viện là mang văn hóa đọc đến với quần chúng, làm thế nào để kích thích niềm say mê,
làm thế nào để bạn đọc có thể đến thư viện càng nhiều càng tốt. Điều đó ngày càng đặt
ra nhiều mối quan tâm vào các công tác hoạt động chung của thư viện, và công tác
hàng đầu phải kể đến là Công tác phục vụ bạn đọc- đây là một trong những khâu
nghiệp vụ trọng tâm của bất kỳ một thư viện nào vì thông qua đó các thư viện có thể
tự đánh giá chất lượng của toàn bộ hoạt động thư viện mình, bạn đọc chính là một
trong bốn yếu tố quan trọng để cấu thành nên thư viện, bạn đọc không chỉ là nhân tố
chủ chốt, mà còn là động lực, là mục đích cuối cùng để thư viện hướng tới, bởi chúng
ta có thể huy động được nguồn vốn tài liệu, trang thiết bị cơ sở vật chất, có thể đào tạo
ra những người cán bộ chuyên nghiệp, nhưng tất cả sẽ vô giá trị nếu chúng ta thiếu
bạn đọc, một thư viện không thể không có bạn đọc, và công tác bạn đọc chính là tiêu
chuẩn để đo lường mức độ hoàn thiện của các công tác khác trong thư viện, nó chính
là tiền đề để hoàn thiện các công tác ấy, vì thư viện sinh ra là để phục vụ con người và
điều đó cũng đồng nghĩa với việc, bạn đọc chính là nguồn sống, là linh hồn của thư
viện, và hiệu quả xã hội của hoạt động thư viện chính là phục vụ bạn đọc. Thư viện
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng ra đời và hoạt động song hành cùng sự phát triển của đất nước,
là cơ quan văn hóa, thiết chế giáo dục thông tin khoa học to lớn, có tác dụng lâu dài và
mãi mãi cho sự nghiệp phát triển chung của toàn Tỉnh. Trong chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của Vĩnh Phúc, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tình
hình kinh tế- xã hội Tỉnh trong những năm gần đây đang có những bước chuyển mình
rất mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng tạo tiền đề thuận lợi cho văn hóa giáo dục, khoa học
1



kỹ thuật phát triển, thư viện Tỉnh ngày ngày phải đối diện với nhiều bài toán phát triển
hóc búa mà trong đó, quan trọng nhất là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu người đọc
ngày càng cao, càng phong phú ở mọi tầng lớp công chúng. Tiếp thu kinh nghiệm của
các thư viện trong nước và quốc tế, đưa công ngệ thông tin vào với hoạt động thư viện
nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thì sự đổi mới của thư viện hàng đầu và trên hết là
phải quan tâm và đổi mới công tác người đọc, bởi nó là mục đích cuối cùng của mọi
hoạt động thư viện, mọi hoạt của thư viện sẽ trở nên vô ích nếu thực hiện không tốt
công tác người đọc, nói cách khác nó là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên
giá trị và sự sống còn của mỗi thư viện. Vì vậy lựa chọn đề tài " Tìm hiểu công tác
phục vụ bạn đọc tại thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc" là một điều cần thiết.
Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục đích của khóa luận nhằm tìm hiểu về công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện
Tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như một số ý kiến
đóng góp để giúp thư viện phục vụ bạn đọc ngày một tốt hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đặc điểm kinh tế- xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và trong thời gian tới nhằm
xác định nhu cầu đọc của xã hội Vĩnh Phúc.
Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các tài liệu, bài viết về công tác phục vụ bạn đọc nói chung.
Phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thống kê thực tế.
Điều tra, khảo sát hoạt động công tác người đọc tại thư viện.
Phỏng vấn, trao đổi với bạn đọc và cán bộ thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc.
Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì tiểu luận bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2: Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Nhận xét- Kiến nghị.
Do thời gian có hạn và khả năng còn thiếu kinh nghiệm nên chắc chắn vẫn còn
nhiều thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong sẽ nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý

2


kiến của quý thầy cô cùng các bạn. Qua đây tôi cũng xin gửi tới lời cảm ơn chân thành
tới thạc sỹ Nguyễn Văn Thiên- người hướng dẫn tiểu luận, cảm ơn Lãnh đạo thư viện
tỉnh Vĩnh Phúc cùng toàn thể cán bộ thư viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài tiểu luận.

3


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC.
1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế- xã hội Tỉnh Vĩnh phúc.
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và
đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Sau 8 năm tái lập, nhờ có sự nỗ lực
phấn đấu vượt mọi khó khăn, thử thách mà Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng trong nền nền kinh tế- xã hội, kinh tế Vĩnh Phúc luôn
đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong tất cả các ngành nhất là công nghiệp cơ
khí, xây dựng, du lịch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp
tăng nhanh, hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ trên địa bàn
tỉnh theo hướng tích cực.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đất cổ của nước Việt Nam nên có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Với tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, với
nhiều danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản
Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất
nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh
thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn,
Di chỉ Đồng Đậu,...
Không chỉ vậy, Vĩnh Phúc còn là mảnh đất với bề dầy lịch sử vẻ vang. Người

dân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng
nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng
dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyễn Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái
Học.Trong kháng chiến chống Pháp, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến công
hiển hách như Chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo. Thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, tỉnh là nơi đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân đội
tiêu biểu như Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân,... Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang
4


đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dân
gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ
gìn và phát huy cho đến ngày nay.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ và phát triển hài hòa với tăng trưởng
kinh tế. Ngành giáo dục – đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất
và đội ngũ giáo viên. Mạng lưới trường, lớp được củng cố và dần ổn định. Chất lượng
giáo dục – đào tạo có tiến bộ. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp
tỉnh và quốc gia tăng, hằng năm đều có học sinh tham gia thi và đạt giải trong các kỳ
thi học sinh giỏi quốc tế. Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên ngày
càng được chú trọng và quan tâm đầu tư. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đạt
nhiều kết quả. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.
Vĩnh Phúc đã chú trọng việc giáo dục dạy nghề để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa.
Về khoa học, công nghệ của tỉnh phát triển khá tốt. Trong những năm gần đây
đã có 242 đề tài khoa học được nghiệm thu, trong đó có 65,7% đề tài đã được ứng
dụng vào sản xuất, đời sống và bước đầu đạt hiệu quả. Công nghệ thông tin được ứng
dụng rộng rãi trên địa bàn. Chương trình tin học hóa trong các cơ quan đảng, nhà nước
đạt kết quả bước đầu.
Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ.
Hệ thống y tế từ tỉnh đến các xã được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và
đội ngũ cán bộ; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Các hoạt động văn hóa,

thông tin, thể thao, trật tự an toàn xã hội đều có bước tiến bộ.
Với những thành tựu cơ bản trên, tiềm năng lợi thế cùng những truyền thống tốt
đẹp là cơ sở vững chắc, là hành lang cần thiết đảm bảo cho tỉnh Vĩnh Phúc vững vàng
bước sang thế kỷ XXI và trước mắt trong những năm tới để trở thành tỉnh cơ bản là
công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020.
Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước. Tất
cả những đặc điểm về kinh tế và xã hội nêu trên đã tạo ra một nhu cầu cấp thiết đòi hỏi
phải có sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhân dân địa phương và cùng đó là sự
đóng góp không thể thiếu của thư viện Tỉnh trên con đường truyền tải tri thức của
5


mình với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà trong bước đường thành
công của những năm tới.
1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc.
Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập tháng 3 năm 1956.
Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển thư viện luôn là một trung tâm văn hóa giáo
dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước góp phần nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, đất nước. Nhìn lại những
ngày đầu mới thành lập, thư viện chỉ có vài nghìn bản sách và một số loại báo tạp chí
với cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, nhưng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, cán bộ thư viện
đã khắc phục được mọi khó khăn, thiếu thốn đưa thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đi lên.
Thời kỳ thành lập và phát triển được chia thành bốn giai đoạn.
1.2.1 Giai đoạn 1956- 1968.
Đây là thờ kỳ hình thành nền móng đầu tiên và cũng là điểm xuất phát khó khăn
nhất của thư viện, trụ sở ban đầu mới chỉ là 5 gian nhà lá cùng 1980 bản sách và 2 cán
bộ chính trị. Từ năm 1956 đến tháng 7 năm 1960 thư viện đóng trụ sở tại thị xã Phúc
Yên, tăng thêm 3 cán bộ, bổ sung tới 100.424 bản sách.
Năm 1962 thư viện cấp 550 thẻ bạn đọc, hàng tháng phục vụ gần 4000 lượt độc
giả với hơn 10.000 bản sách luân chuyển. Ngoài ra hàng năm thư viện còn tổ chức

nhiều khâu công tác tuyên truyền như tuyên truyền giới thiệu sách báo qua Đài truyền
thanh, trưng bày sách, báo, triển lãm tranh ảnh, biên soạn thư mục,. Bên cạnh việc
hoạt động tại chỗ, thư viện tỉnh còn cử cán bộ kết hợp với cán bộ phòng Văn hóa quần
chúng xuống vận động và tổ chức phong trào đọc sách cơ sở.
Ngày 22/ 4/ 1966 do sự đánh phá ác liệt của chiến tranh thư viện tỉnh đã sơ tán
toàn bộ kho sách về thôn Tiên- xã Minh Tân( Yên Lạc), ở đây thư viện được bố trí với
2 hầm cất sách. Trong năm này thư viện đã cấp được 691 thẻ, phục vụ hơn 30.856 lượt
độc giả với 54.927 lượt sách. Hàng tháng thư viện tỉnh có tổ chức đi kiểm tra các thu
viện huyện, tủ sách HTX nắm tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ, giúp đỡ chỉ đạo phong
trào " Đọc và làm theo sách báo" đạt dược kết quả bước dầu khá tốt. Nhằm đáp ững
phong trào, thư viện tỉnh đã kết hợp với các huyện tổ chức 9 lớp huấn luuện nghiệp vụ
cho 731 anh chị em quản lý tủ sách cơ sở, Tưởng nhóm đọc sách báo ở đội sản xuất,...
6


Nhìn chung, trong 12 năm đầu xây dựng, thư viện đã khắc phục được nhiều khó
khăn trở ngại, từng bước xây dựng và phát triển vững chắc, duy trì và đảy mạnh mọi
hoạt động, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất, đời sống và chiến đấu. Năm 1967
thư viện Tỉnh đã được Bộ văn hóa thông tin tặng bằng khen về thành tích " Chuyển
biến kịp thời các hoạt dộng theo thời chiến, triển khai phục vụ tốt các đơn vị bộ đội và
HTX".
1.2.2 Giai đoạn 1968- 1996.
Đây là thời kỳ hợp nhất 2 thư viện. Trong 28 năm tồn tại, vẫn tiếp tục những
khó khăn, thư viện đã 3 lần xây dựng trụ sở và di chuyển kho tàng. Trụ sở đầu tiên
hoàn thành vào năm 1972, gồm 2 ngôi nhà lá 5 gian và 1 ngôi nhà gạch ở khu đồi Ba
Búa- Phường Gia Cẩm- Tp. Việt Trì, với diện tích hơn 500m 2. Ngày 3/ 2/ 1996 thư
viện được chuyển ra trụ sở chính do nhà nước đầu tư gần 1 tỷ đồng, với 1 diện mạo
mới khang trang, hiện đại, diện tích sử dụng 1800m 2 trong khuôn viên rộng hơn
5000m2 giữa Tp.Việt Trì. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nhân viên cũng từng bước được
bổ sung và nâng cao về số lượng- chất lượng bao gồm 16 cán bộ nhân viên, trong đó

70% cán bộ có trình độ đại học, 30% cán bộ có trình độ trung cấp và hợp đồng. Tuy
rằng số lượng còn ít nhưng đại đa số còn trẻ với lòng say mê nghề nghiệp, mặc dù vật
chất còn nhiều khó khăn song mọi người vẫn luôn giữ vững phẩm chất cách mạng và
hoàn thành tốt mọi công việc. Điều đó được thể hiện qua mọi công tác hoạt động của
thư viện như Công tác xây dựng kho sách và phục vụ độc giả, công tác tuyên truyền
giới thiệu sách báo, công tác địa chí, công tác chỉ đạo phong trào cơ sở tại 13 thư viện
Huyện, Thị trực thuộc tỉnh.
Những cố gắng liên tục cùng nhiều thành tích về nhiều mặt công tác đã giúp cho
thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phú nhận được bằng khen của Chủ tịch hội đồng
Bộ trưởng, nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Bộ văn hóa thông tin, thư viện
Quốc gia Việt Nam, UBND tỉnh.
1.2.3 Giai đoạn 1997- 2001.
Thời kỳ tái lập thư viện KHTH tỉnh Vĩnh Phúc. Bắt đầu từ ngày 1/ 1/ 1997 thư
viện chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính, những ngày sau đó thư viện
tiếp hon 30.000 bản sách, báo, tạp chí, trang thiết bị từ thư viện Vĩnh Phú và tập trung
7


về rạp ngoài trời thị xã Vĩnh Yên. Ngày 24/ 1/ 1997 UBND tỉnh ra QĐ số 93/QĐ- UB
thành lập thư viện KHTH tỉnh Vĩnh Phúc, quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và
cấp kinh phí để kịp thời hoạt động.
Ngày 19/ 5/ 1998 chào mừng kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại, thư viện KHTH Vĩnh Phúc được khai trương và chính thức đi vào hoạt
động đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân dân. Chỉ trong 6 tháng cuối năm, thư viện
đã cấp được 1300 thẻ bạn đọc, phục vụ 51.200 lượt người đọc với 183.640 lượt sách.
Tháng 2/ 1998 thư viện chuyển vào ở chung nhà Bảo tàng tỉnh- đây là một công
trình kiến trúc khang trang, có cảnh quan đẹp, môi trường yên tĩnh, rất thuận lợi cho
mọi hoạt động của thư viện. Cùng với sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng
cán bộ thư viện cũng được bổ sung dần, từ năm 1999 đến năm 2001 tổng số cán bộ
nhân viên tăng lên 13 người.

Cùng với nỗ lực của bản thân ngành, thư viện tỉnh còn luôn được Tỉnh ủy,
UBND quan tâm nhiều mặt, Sở văn hóa thông tin thể thao chỉ đạo sâu sát, sự ủng hộ
của các cơ quan ban ngành, hỗ trợ của Vụ thư viện thì thư viện Vĩnh Phúc đã nhanh
chóng có những bước chuyển mạnh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả
các mặt công tác.
1.2.4 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
Là giai đoạn có những thay đổi to lớn về cơ cấu tổ chức cũng như mọi hoạt
động của thư viện.
Về cơ cấu tổ chức: Theo QĐ số 09/QĐ- UB ngày 25/ 1/ 2006 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc, thư viện tỉnh có 1 ban Giám đốc, 1 Phó giám đốc, cùng 5 phòng chức năng:
P. Hành chính- tổng hợp
P. Nghiệp vụ
P. Phục vụ ( Đọc, mượn, báo- tạp chí, thiếu nhi, tra cứu- tài liệu địa chí, đa
phương tiện)
P. Tuyên truyền- phong trào cơ sở
P. Thông tin- thư mục

8


Hiện nay đội ngũ CNCNV lao động là 23 người với trình độ chuyên môn cao:
Cử nhân thư viện 13 người, cử nhân CNTT 2 người, Cao đắng CNTT 1 người, thư
viện 2 người, trung cấp thư viện 2 người, số còn lại có trình độ phổ thông.
Với chức năng là cơ quan giáo dục, văn hóa, thông tin, giải trí cho mọi tầng lớp
nhân dân trên địa bàn tỉnh, do đó mà thư viện phải thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ sau:
Thư viện có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức, khai thác và sử dụng chung các tài
liệu được xuất bản tại địa phương, các tài liệu trong và ngoài nước phù hợp với các
đặc điểm, yêu cầu xây dựng, phát triển của địa phương về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước.

Về nhiệm vụ:
 Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc dược sử dụng
vốn tài liệu thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ tại
thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
 Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người cao tuổi, tàn tật bằng hình
thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của pháp lệnh thư
viện.
 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện.
 Thu thập tàng trữ bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại tỉnh và viết về
tỉnh.
 Nhận các xuát bản phẩm lưu chiểu, các văn bản sao khó luận, luận văn tốt
nghiệp của sinh viên các trường ĐH mở tại tỉnh.
 Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị cùng các bộ tài liệu
bằng tiếng dân tộc phù hợp với đăc điểm dân cư trên địa bàn tỉnh.
 Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng, liên thông giữa thư
viện với các thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình thức trao đổi, cho
mượn tài liệu và kết nối mạng máy tính.
 Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu
tới mọi người, đặc biệt là các tài liệu thuộc công cuộc phát triển kinh tế, văn
9


hóa, xã hội của tỉnh, xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân trên địa
bàn tỉnh.
 Biên sọan và xuất bản các ấn phẩm thông tin, thư mục, thông tin chọn lọc phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện.
 Thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện ở địa phương, tham gia xây
dựng và phát triển mạng thông tin thư viện của hệ thống thư viện công cộng.
 Hướng dẫn tổ chức thư viện, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho

người làm công tác thư viện, tổ chức luân chuyển sách- báo, chủ trì phối hợp
hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện trên địa bàn của tỉnh.
 Tổ chức hoạt động, dịch vụ có thu phí phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ
được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
Được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của Vụ thư viện, thư viện Quốc gia Việt
Nam, Sở văn hóa thể thao- du lịch cùng các ban ngành của Tỉnh, hệ thống thư viện
công cộng tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn thiện. Đến nay
toàn tỉnh đã có 6/ 9 thư viện huyện- thị, 99/ 137 thư viện xã phường có thư viện và
phòng đọc sách. Thư viện cũng từng bước hiện đại hóa, tiếp cận gần với thư viện điện
tử, vốn tài liệu liệu ngày càng đa dạng, phong phú với tổng số bản sách gần 140.000
bản, hơn 3.500 thẻ bạn đọc, lượt đọc trung bình 200 lượt/ ngày, chất lượng vốn tài liệu
nhìn chung phù hợp và đáp ứng cho việc phát triển kinh tế- xã hội của toàn tỉnh. Về
trang thiết bị- cơ sở vật chất thì khang trang, hiện đại, cảnh quan môi trường đẹp, vị trí
lợi thế, cùng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đông đảo đảm đương công việc của một
thư viện điện tử.
Các công tác nghiệp vụ là Công tác bạn đọc, công tác thông tin tuyên truyền
ngày càng được chú trọng và có nhiều đổi mới, phát triển. Đặc biệt trong năm 2005đây là năm đã tạo dựng một bước thay đổi to lớn cho toàn bộ quá trình hoạt động của
thư viện tỉnh, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin do thư viện Quốc gia Việt Nam
tài trợ đã được thực hiện. Thư viện được cấp 15 máy vi tính, máy chủ, nối mạng
Internet, mạng Lan,..Tổ chức tập huấn về tin học cho cán bộ thư viện tỉnh, sử dụng
phần mềm ILIB cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như phục vụ độc giả. Năm 2007,
10


tỉnh cho thực hiện dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở mạng máy tính, trang bị thêm trang
thiết bị, với tổng số máy lên đến 32 máy, áp dụng chuẩn nghiệp vụ quốc tế.
Bên cạnh đó, phong trào thư viện cơ sở cũng ngày càng được củng cố, phát
triển. Thư viện vẫn luôn có kế hoạch phát triển các thư viện cơ sở, cung cấp sách hạt
nhân, trang thiết bị, tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ thư viện. Tháng 12/
2010 có 94/ 137 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn có thư viện, hàng năm các thư

viện này nhận được sách luân chuyển 4 lần, mỗi lần từ 250- 300 bản sách được lấy từ
kho sách luân chuyển của thư viện tỉnh( trên 50.000 bản) do Vụ thư viện và thư viện
tỉnh đầu tư, và thực hiện hỗ trợ phụ cấp 50.000đ/ cán bộ/ tháng. Thực hiện kế hoạch
liên ngành về việc tổ chức phòng đọc sách tại các điểm bưu điện văn hóa xã, tổ chức
luân chuyển sách cho 44 điểm bưu điện văn hóa xã trong toàn tỉnh. Phối kết hợp giúp
đỡ thư viện trường học và các thư viện trên địa bàn những vấn đề nghiệp vụ như: Thi
cán bộ, giáo viên thư viện giỏi,...Phối kết hợp với trường Trung học văn hóa nghệ
thuật đào tạo cán bộ thư viện trình độ trung cấp.
Với những thành tích đạt được kể trên cũng như nhiệm vụ và chức năng đã quy
định, để thực hiện tốt các yêu cầu đã đề ra đó thì thư viện ngày càng phải chú trọng
hơn nữa mọi công tác hoạt động chuyên môn của mình, và Công tác bạn đọc là khâu
công tác cần phải nâng cao và đẩy mạnh hơn nữa- đây là khâu công tác trung tâm và
then chốt của mọi thư viện, vì đối tượng phục vụ của thư viện là bạn đọc, mục đích mà
thư viện hướng tới để hoạt động và phấn đấu cũng chính là bạn đọc, công tác bạn đọc
có thể ví như một chiếc cầu nối không thể thiếu để kết nối bạn đọc với nguồn tri thức
vô tận của thư viện, là một trong bốn yếu tố quan trọng để cấu thành nên một hệ thống
thư viện hoàn chỉnh. Thư viện có hoạt động tốt hay không, có duy trì được sự phát
triển của mình hay không, có khẳng định được vị trí của mình hay không chỉ có thể
khẳng định được thông qua công tác phục vụ bạn đọc.

11


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH
VĨNH PHÚC TRONG 5 NĂM ( 2006- 2010) TRỞ LẠI ĐÂY.
2.1 Nghiên cứu nhu cầu đọc và hứng thú đọc.
Công tác xây dựng văn hóa đọc là công tác luôn được thư viện tỉnh chú trọng và
quan tâm thường xuyên, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng môi trường
văn hóa đọc trong mọi tầng lớp nhân dân.

Hàng năm thư viện luôn xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin phong phú
và đa dạng ở mọi lĩnh vực và thể loại nhằm hấp dẫn, thu hút bạn đọc thường xuyên tới
sử dụng, khai thác thư viện phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất,
thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương, mỗi năm thư viện bổ sung tài liệu theo
định kỳ mỗi quý một lần, thư viện còn chú trọng xây dựng sưu tập tư liệu( sách, ảnh,
bản đồ,..) có giá trị nghiên cứu như: Sách về Hồ Chủ Tịch, văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc, tư liệu nghiên cứu Tam Đảo, bản dập văn bia chữ Hán Nôm của các làng xã
thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 1945,... đi kèm đó cũng có khá nhiều nguồn tài liệu
tặng biếu, khoảng 8070 tài liệu cho mỗi năm.
Vốn tài liệu từ năm 2006 đến năm 2010 có sự phát triển như sau:
 Năm 2005: 91.877 bản
 Năm 2006: 99.091 bản
 Năm 2007: 108.608 bản
 Năm 2008: 117.661 bản
 Năm 2009: 130.000 bản
 Năm 2010: 140.000 bản
Với đầy đủ các lĩnh vực nội dung: Tin học- thông tin, triết học- tâm lý học, tôn
giáo, khoa học xã hội, ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, công nghệ, nghệ thuật, văn học,
lịch sử- địa lý. Trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là các tài liệu Văn học, khoa học

12


xã hội, khoa học tự nhiên. Và đa dạng ở các loại hình tài liệu: Sách Báo- tạp chí, Băng
đĩa, và Tài liệu khác (bản đồ, tờ rơi,...)
Nhờ có những chính sách phát triển thông tin hợp lý của Ban lãnh đạo thư viện
tỉnh, cũng như sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, các ngành, đơn vị, Sở văn hóa thông
tin đã tạo được những điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động của thư viện, từ đó nhu
cầu đọc và sử dụng thông tin ngày càng cao và đa dạng hơn bất cứ lúc nào, trong
những năm qua thư viện đã thu hút được ngày càng đông đảo bạn đọc.

Năm 2006 thư viện đã cấp 2713 thẻ, năm 2007 là 2800 thẻ, năm 2009 tăng lên
2.900thẻ, và số thẻ trong năm 2010 đã là 3005thẻ.
Như vậy có thể thấy lượng bạn đọc ngày càng có xu hướng phát triển và gia tăng
không ngừng.
Đối tượng bạn đọc được chia làm 2 nhóm:
• Nhóm đối tượng học sinh- sinh viên: Đây là nhóm đối tượng chiếm phần lớn và
chủ đạo ở thư viện, với nhu cầu thông tin về các lĩnh vực nhằm phục vụ cho
công việc học tập, tham khảo,...như: Sách tham khảo, sách bài tập, nâng cao,
giáo trình,...
• Nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, công nhân viên, nhà nghiên cứu,...cũng có
nhu cầu rất cao về các loại tài liệu như: Chính trị- xã hội, kinh tế- pháp luật,
khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin,...Trong đó một số nhóm đối tượng còn
đòi hỏi những thông tin mang tính thời sự, cập nhât, liên tục,... Với mục đích
chủ yếu là hỗ trợ công việc, nghiên cứu, nâng cao tri thức...
Qua sự phân nhóm nhu cầu đọc của 2 đối tượng trên, tôi cũng tiến hành điều tra,
thăm dò ý kiến của bạn đọc bằng việc phát phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn trực
tiếp bạn đọc, tuy nhiên quá trình điều tra chỉ khoanh vùng chọn lọc trong một quy mô
nhỏ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Kết quả của việc
điều tra sẽ là cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu cũng như đánh giá, đưa ra những giải
pháp khắc phục nâng cao hiệu quả cho công tác phục vụ bạn đọc trong thời gian tới.
Việc điều tra tập trung vào 2 yếu tố đó là: Nhu cầu đọc và hứng thú đọc thông qua
thông tin phản hồi từ phía độc giả.
13


Với tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 90 phiếu, trong đó có 10
phiếu không hợp lệ. Trong đó:
 Học sinh- sinh viên: 55 phiếu = 61,1%
 Cán bộ công nhân viên: 20 phiếu = 22,2%
 Nhà nghiên cứu: 7 phiếu = 7,8%

 Lãnh đạo quản lý: 3 phiếu = 3,3%
 Các thành phần khác: 5 phiếu = 5,6%
Kết quả trên phần nào đã phản ánh rõ đối tượng tới sử dụng thư viện chủ yếu chiếm
phần lớn là các bạn học sinh- sinh viên, sau đó là các cán bộ, nhà nghiên cứu. Những
đối tượng này rất cần tài liệu phục vụ cho quà trình học tập và nâng cao trình độ
chuyên môn.
Về thời gian sử dụng thư viện.
+ Thường xuyên: 78 phiếu = 86,6%
+ Không thường xuyên: 12 = 13,3%
Mục đích đọc tài liệu.
+ Nâng cao trình độ: 80%
+ Nghiên cứu: 15%
+ Quản lý: 5%
Như vậy bạn đọc có nhu cầu thường xuyên tới sử dụng thư viện là rất cao.
Nhu cầu đọc tài liệu.
+ Tài liệu học tập- tham khảo: 33%
+ Khoa học kỹ thuật: 20%
+ Chính trị- xã hội: 18%
+ Khoa học xã hội- khoa học tự nhiên:15%
+ Các tài liệu khác: 7%
Kết quả đọc tài liệu cho thấy, bạn đọc tới thư viện có nhu cầu thông tin đa dạng
và phong phú, tuy nhiên phần lớn là nhu cầu về sách học tập, tham khảo, sách khoa
học kỹ thuật vẫn chiếm tỉ lệ cao, còn lại các lĩnh vực khác thì tương đối đồng đều.
Các loại hình tài liệu bạn đọc thường sử dụng.
+ Sách: 60%
14


+ Báo- tạp chí: 22%
+ Tài liệu khác: 18%

Như vậy tài liệu bạn đọc tới sử dụng ở thư viện chủ yếu vẫn là sách, báo.
Từ kết quả điều tra nhu cầu đọc, có thể thấy riêng với nguồn tài liệu của thư
viện là nội dung thu hút nhiều ý kiến đánh giá và kiến nghị nhất, trên phương diện nội
dung, số lượng, lĩnh vực tài liệu, và có 60% các ý kiến cho rằng nhu cầu thông tin của
họ đã được đáp ứng, tuy nhiên vẫn còn số ít nhu cầu đọc chưa được thỏa mãn.
Từ những ý kiến, đóng góp trên đư ra kết luận về đáp ứng nhu cầu đọc trên cơ sỏ điều
tra xếp loại:
 Tốt: 82%
 Trung bình: 12%
 Chưa đạt yêu cầu: 6%
Một thư viện muốn hoạt động công tác bạn đọc tốt hay không, không chỉ cần có
vốn tài liệu nhiều và phong phú, mà một yếu tố cần thiết và thúc đẩy nữa đó là đội ngũ
cán bộ nhân viên. Để đánh giá về đội ngũ nhân viên phục vụ bạn đọc, tôi cũng tiến
hành phỏng vấn trực tiếp 20 bạn đọc ở các lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau để lấy ý
kiến về một số tiêu chí sau: Trình độ nghiệp vụ của nhân viên thư viện, tinh thần
nghiệp vụ của nhân viên thư viện.
Qua phỏng vấn đã thu được kết quả như sau: Trình độ nghiệp vụ được đánh giá
tốt( 17/20) tổng số người được phỏng vấn. Bạn đọc nhận xét: Sách, báo, phương tiện
tra cứu được sắp xếp khoa học, trật tự, dễ tìm kiếm, thuận lợi cho việc tra cứu, tìm tin
của bạn đọc. Số còn lại là 3/20 người thì có ý kiến cho rằng vẫn còn vài hạn chế cần
khắc phục.
Về tinh thần phục vụ của cán bộ công nhân viên thì được đánh giá khá cao,
19/20 bạn đọc đều nhận xét rằng cán bộ thư viện lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với bạn
đọc, số còn lại cho rằng tinh thần phục vụ của nhân viên thư viện chưa được cao.
Việc tiến hành điều tra nhu cầu tin và đáp ứng nhu cầu giúp cho công tác bổ
sung nắm bắt được thị hiếu đọc cũng như sử dụng vốn tài liệu trong thư viện để từ đó
thư viện có được những chính sách bổ sung hợp lý, kịp thời những tài liệu cần thiết để
kích thích và tăng cường hứng thú đọc của bạn đọc.
15



Trong những năm gần đây lượt bạn đọc đến thư viện hàng năm ngày càng gia
tăng:
Nếu năm 2006 lượt bạn đọc đến thư viện là: 148.000 người/ năm, thì năm 2007 lượt
bạn đọc là 148.500 người/ năm, tiếp tục tăng thêm ở năm 2010 thì lượt bạn đọc đã
phát triển lên là 192.000 người/ năm.
Trong đó, được phân theo các nhóm: Học sinh- sinh viên, cán bộ viên chức, cán bộ
hưu trí, nông dân, dân tộc thiểu số, người tàn tật, lực lượng vũ trang. Và chiếm hơn
một nửa vẫn là đối tượng học sinh- sinh viên, tiếp đó là cán bộ viên chức.
Tỷ lệ sử dụng thư viện của các thành phần bạn đọc là:
 Học sinh- sinh viên: 43,5%
 Cán bộ viên chức: 16%
 Cán bộ hưu trí: 26%
 Nông dân: 4,5%
 Dân tộc thiểu số: 0,2%
 Người tàn tật: 0,02%
 Lực lượng vũ trang: 9,6%
Về lượt sử dụng tài liệu của thư viện:
 Năm 2006: 600.000 tài liệu/ năm
 Năm 2007: 640.000 tài liệu/ năm
 Năm 2010: 783.775 tài liệu/ năm
Trong đó, năm 2010, học sinh- sinh viên chiếm trung bình 162.000 lượt tài liệu/
năm, cán bộ viên chức là 60.000 lượt, cán bộ hưu trí: 96.600 lượt, lự lượng vũ trang:
36.000 lượt, nông dân: 16.175 lượt, dân tộc thiểu số: 338 lượt, người tàn tật: 75 lượt.
Số lượt tài liệu được sử dụng phân theo môn loại:
 Tin học- thông tin: 28.000 lượt
 Triết học- tâm lý học: 16.000 lượt
 Tôn giáo: 10.000 lượt
 Khoa học xã hội: 71.000 lượt
 Ngôn ngữ: 19.000 lượt

 Khoa học tự nhiên: 68.000 lượt
16


 Công nghệ: 30.000 lượt
 Nghệ thuật: 15.000 lượt
 Văn học: 75.000 lượt
 Lịch sử- địa lý: 40.000 lượt
Số lượt tài liệu được sử dụng phân theo loại hình tài liệu
 Sách: 185.000 lượt
 Báo- tạp chí: 160.000 lượt
 Băng, đĩa: 250 lượt
 Tài liệu khác: 26.750 lượt
Lượt sử dụng tài liệu tính theo đầu bạn đọc là: 53,9 lượt
Tỷ lệ phần trăm tài liệu được sử dụng trong từng lĩnh vực nội dung:
 Tin học- thông tin: 7,5%
 Triết học- tâm lý học: 4,3%
 Tôn giáo: 2,68%
 Khoa học xã hội: 19,08%
 Ngôn ngữ: 5,1%
 Khoa học tự nhiên: 19,27%
 Công nghệ: 8,06%
 Nghệ thuật: 4,03%
 Văn học: 20,06%
 Lịch sử- địa lý: 10,75%
Tỷ lệ phần trăm tài liệu được sử dụng trong một loại hình tài liệu:
 Sách: 49,7%
 Báo- tạp chí: 43%
 Băng- đĩa: 0,06%
 Tài liệu khác: 7,19%

Qua những số liệu thống kê thực tế trên, có thể thấy rằng nhu cầu đọc và hứng
thú đọc của độc giả ngày càng phát triển, từ đó có thể thấy rằng công tác phục vụ bạn
đọc cũng ngày càng có những hiệu quả tích cực. Bạn đọc đến thư viện giờ đây không
17


chỉ bó hẹp ở một mục đích là nghiên cứu, học tập, mà bên cạnh đó còn là giải trí, vui
chơi bổ ích.
2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ bạn đọc.
Không còn là một thư viện truyền thống đơn thuần, trong những năm gần đây
thư viện vẫn đang ngày càng phát triển, hướng tới một hình mẫu thư viện điện tử hoàn
chỉnh, với nhiều sự thay đổi và hiện đại trong mọi hình thức tổ chức, hoạt động của
mình. Trước năm 2005 thư viện đã ững dụng công nghệ thông tin vào hoạt động văn
phòng và xử lý nghiệp vụ với 6 máy tính, và ứng dụng phần mềm CDS/ISIS vào xử lý
nghiệp vụ, tuy nhiên lúc này bạn đọc vẫn còn phải tra cứu, tìm tin theo cách truyền
thống là bằng các hộp phiếu mục lục, rất mất thời gian.
Nhưng từ năm 2005 đến nay, thư viện Vĩnh phúc là một trong những thư viện
tỉnh- thành phố trên toàn quốc đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động văn phòng như: Quản lý văn bản, kế toán, in thẻ bạn đọc,..., và xử lý nghiệp
vụ: Bổ sung, biên mục, quản trị lưu thông, tra cứu cơ sở dữ liệu, quản lý bạn đọc,...với
14 máy tính. Trong năm này thư viện cũng xây dựng mạng Lan với 2 máy chủ và 30
máy trạm, thiết lập kết nối, chia sẻ thông tin, bổ sung dữ liệu, quản lý bạn đọc, lưu
thông sách, in ấn mã vạch, kiểm soát mã từ,...Đồng thời thư viện cũng kết nối mạng
Internet nhằm khai thác thông tin bổ sung vào những điểm khuyết thiếu trong kho tài
liệu của thư viện, làm giàu thêm nguồn thông tin phục vụ bạn đọc. Thực hiện chuyển
đổi phần mềm xử lý nghiệp vụ thư viện CDS/ISIS sang phần mềm ILIB- một phần
mềm hiện đại và phổ biến với nhiều tính năng ưu việt qua 5 modul tích hợp: Bổ sung,
biên mục, tra cứu dữ liệu, quản trị lưu thông, quản lý bạn đọc. Bên cạnh đó thư viện
cũng ứng dụng và chuyển đổi khung phân loại 19 lớp của thư viện Quốc gia Việt Nam
sang khung phân loại DDC của Thư viện Quốc hội Mỹ, từng bước hoàn chỉnh 3 chuẩn

thư viện quốc tế tại thư viện tỉnh Vĩnh Phúc: Biên mục theo khổ mẫu MARC 21, mô
tả theo quy tắc Anh- Mỹ rút gọn AACR2 và áp dụng khung phân loại DDC, đặc biệt là
tổ chức phòng mượn theo hình thức kho mở. Có thể nói, việc có những thay đổi và
ứng dụng kịp thời này đã giúp cho công tác phục vụ bạn đọc có những thay đổi đầy
hiệu quả. Nhờ có việc ứng dụng phần mềm ILIB mà công tác tra cứu, tìm tin của bạn
18


đọc ngày nay cũng ngày một dễ dàng và thuận tiện, bên cạnh việc tra cứu bằng các
hộp phích truyền thống, thì bạn đọc còn có thể sử dụng máy tính để tra cứu trực tiếp
vào kho tài liệu của thư viện thông qua giao diện OPAC tiện ích của ILIB với nhiều
thông tin tìm kiếm hỗ trợ linh hoạt, giúp cho bạn đọc có thể tìm kiếm được tài liệu
nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức mà lại hiệu quả.
2.3 Tổ chức công tác tuyên truyền giới thiệu sách
Coi việc phục vụ người đọc là công tác trung tâm, tuyên truyền giới thiệu sách
là cống tác mũi nhọn và là đòn bẩy hỗ trợ quan trọng, hàng năm thư viện Vĩnh Phúc
cũng thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách phục vụ các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương với nhiều hình thức đa dạng như:
trưng bày triển lãm sách, điểm sách, tọa đàm, nói chuyện sách theo chuyên đề, thi đọc
sách, biên soạn thư mục,...nhằm phát huy tác dụng của kho sách cho mọi yêu cầu
ngiên cứu của bạn đọc. Ngay từ những năm trước đây công tác tổ chức tuyên truyền ở
thư viện đã hoạt động rất tốt và có nhiều thành công tốt đẹp như: Giai đoạn Năm
1980- 1996 thư viện đã tổ chức nhiều cuộc thi đọc sách và 18 cuộc thi kể chuyện sách
thiếu nhi toàn tỉnh với quy mô lớn, thu hút được khá đông bạn đọc tham gia. Trong
năm 1996 tổ chức được 5 cuộc triển lãm sách ở tỉnh, gửi 20 tin- bài đăng trên các báo
và tờ tin địa phương, đặc biệt Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh tiếng nói Việt
Nam phát 3 lần, báo Vĩnh Phúc dành hẳn hai trang giới thiệu các hoạt động của thư
viện. Giai đoạn 1998- 2001 thư viện tổ chức trưng bày Hội báo xuân vào mỗi dịp tết
đến, tổ chức 13 cuộc nói chuyện chuyên đề về các lĩnh vực khác nhau, biên soạn và
ban hành mỗi quý 1 bản thư mục thông tin tư liệu địa chí, thư mục chuyên đề về công

nghệ mới, thuốc và sức khỏe.
Cho đến những năm gần đây những hoạt động này vẫn tiếp tục phát triển và đầy
hiệu quả với các hoạt động đã trở thành nền nếp như: Tổ chức báo xuân hàng năm,
biên soạn thư mục tư liệu địa chí( 4 số/ năm), thư mục thông báo sách mới, trưng bày
giới thiệu sách theo chủ đề, Giới thiệu sách trên bảng đen, tổ chức nói chuyện- giới
thiệu sách thu hút ngày càng đông đảo bạn đọc. Hàng năm tổng số người tham gia các
19


hoạt động thư viện tổ chức trong năm là 1385 người, tổng số người phân theo từng
nhóm tham gia các hoạt động tổ chức của thư viện trong năm:
 Học sinh- sinh viên: 547 người
 Cán bộ viên chức: 282 người
 Cán bộ hưu trí: 425 người
 Nông dân: 25 người
 Dân tộc thiểu số: 10 người
 Người tàn tật: 0 người
 Lực lượng vũ trang: 96 người
Tổng số người tham gia các hoạt động của thư viện tổ chức trong năm tính theo
từng loại hình hoạt động:
 Nói chuyện chuyên đề: 208 người
 Kể chuyện sách: 182 người
 Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách- báo: 876 người
 Tập huấn nghiệp vụ: 84 người
Qua những số liệu thống kê trên có thể thấy sức hút của công tác tuyên truyền
với bạn đọc mạnh đến mức nào, với số người tham gia các hoạt động của thư viện tính
trên đầu người trong tổng số dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên là 0,04 người/ hoạt
động, đó là một con số khá hấp dẫn và đầy tích cực với thư viện. Qua đó cũng có thể
thấy được tầm quan trọng của công tác này như thế nào, không chỉ nhằm giới thiệu
kho sách phong phú của thư viện mà hơn hết thư viện còn xây dựng được mạng lưới

độc giả tích cực, góp phần đẩy mạnh hoạt động công tác người đọc phát triển.
2.4 Thực trạng về công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện.
2.4.1 Phòng thiếu nhi:
Là một bộ phận của thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, phòng riêng rẽ có diện tích 84m 2,
với các trang thiết bị chuyên dụng phù hợp kích cỡ, chiều cao, tâm sinh lý của thiếu
nhi.
Về việc tổ chức tài liệu, phòng được bố trí 16 giá đơn cho sách mượn về nhà và 7 giá
sách đọc tại chỗ. Sách trên giá được sắp xếp theo nhiều chủ đề riêng biệt như: Sách
20


tham khảo THCS, tiểu học, sách khoa học thường thức, truyện tranh Việt Nam, nước
ngoài, văn học dân gian, truyện ngắn truyện vừa Việt Nam, nước ngoài để các em tìm
sách dễ dàng theo nhu cầu đọc của mình. Ngoài các sách được sắp xếp theo chủ đề,
còn có 1 tháp quay lục lăng 3 tầng để giới thiệu và trưng bày sách mới. Thường xuyên
bổ sung sách, báo, tạp chí. Phòng có 5 loại báo- tạp chí và 22.508 bản sách, hầu hết là
của Nxb Kim Đồng và các sách phục vụ học tập, sách tham khảo, nâng cao,...đều được
đóng dán mã vạch. Tài liệu được tổ chức theo kho mở, banj đọc trực tiếp tiếp xúc với
kho sách để đọc và mượn.
Cán bộ phục vụ có trình độ chuyên môn, am hiểu tâm sinh lý trẻ em, thân thiện, nhiệt
tình. Thư viện phục vụ 1750 thẻ bạn đọc thiếu nhi, với lượt bạn đọc là 83 người/ ngày.
Vào những ngày hè số lượng này còn tăng lên đáng kể.
Hàng năm, thư viện dành gần 30% kinh phí để bổ sung sách thiếu nhi, các sách
bổ sung đều được chọn lọc phù hợp với trình độ văn hóa của lứa tuổi thiếu nhi, các
sách của Nxb Kim Đồng, các sách bán chạy Best serllerr.
Nhờ có sách, đặc biệt là những sách phục vụ cho học tập mà nhiều bạn đọc trẻ
đã trở thành học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, tỷ lệ đỗ vào các trường đại học- cao đẳng
ngày một nhiều. Vì vậy cán bộ thủ thư phục vụ thiếu nhi ngoài những kiến thức
chuyên môn, lòng yêu nghề còn phải là người am hiểu tâm sinh lý trẻ em, phải có kỹ
năng giao tiếp, nắm được nội dung kho sách mình đang phục vụ, nắm được nhu cầu

đọc của từng nhóm bạn đọc, để từ đó hướng dẫn các em đọc sách không chỉ là một
nhu cầu giải trí mà còn là tiếp cận tri thức, nâng cao hiểu biết về nhiều mặt, nuôi
dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách đối với lứa tuổi.
2.4.2 Phòng tra cứu- tài liệu địa chí.
Bao gồm cả tài liệu tra cứu và tài liệu địa chí. Được tổ chức thành 7 giá sách, 3
giá cho các tài liệu tra cứu bao gồm: Từ điển, bách khoa toàn thư, almanach, sổ tay,
niên giám, thư mục; 3 giá cho các tài liệu địa chí, và 1 giá dành cho các tài liệu địa chí
tiếng Pháp- Hán nôm về Vĩnh Phúc.
Với vốn tài liệu của toàn kho là 15.550 bản, trong đó tài liệu tra cứu chỉ chiếm
1.100 bản nhưng đó cũng là một con số khá đầy đủ với nhu cầu bạn đọc. Thành phần
còn lại chủ yếu là các tài liệu địa chí-đây là một nguồn tài liệu hết sức quan trọng đối
21


với thư viện đặc biệt là các thư viện địa phương, nó thể hiện tính đặc thù của của một
thư viện, đóng vai trò cần thiết trong quá rình xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội, văn
hóa, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu quê hương đất nước, bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương. Hoạt động địa chí thư viện thể hiện trên
nhiều mặt hoạt động như: phát hiện, sưu tầm, bổ sung, xử lý, bảo quản, khai thác tài
liệu, biên soạn thư mục địa chí để phục vụ người đọc. Nhận thức được tầm quan trọng
của tài liệu địa chí và hoạt động địa chí đối với đời sống xã hội của tỉnh, nên ngay từ
khi thành lập, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và duy trì vốn tài liệu địa chí về
tỉnh, tổ chức thành một kho riêng, có cán bộ chuyên trách, phục vụ ngày càng đông
độc giả tới nghiên cứu tài liệu làm các đề tài luận án, luận văn tốt nghiệp đại học và
sau đại học.
Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện bổ sung tài liệu địa chí từ các nguồn: Các
trung tâm lưu trữ lớn, các thư viện lớn ở Trung ương như TTLTQGI, Thư viện Quốc
Gia, Viện Hán Nôm, Viện Sử học.
+ Từ năm 2007 đến nay, được sự quan tâm của Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch, mỗi năm Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc được cấp một nguồn kinh phí là

200.000.000 cho công tác sưu tầm, bổ sung vốn tài liệu địa chí khai thác tại các trung
tâm này. Năm 2007-2008, thực hiện khai thác hết số lượng tài liệu Hương ước, Thần
tích Thần sắc các làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với gần 500 tài liệu tại Viện Hán Nôm.
Khai thác tại TTLTQGI gần 8.000 trang tài liệu tiếng Pháp có nội dung về Vĩnh Phúc.
Năm 2008-2009, khai thác tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam các bài viết có nội dung
về Vĩnh Phúc đăng tải trên các báo chí trung ương từ trước tới nay với số lượng 1.376
bài viết bằng tiếng Việt và 537 trang bài viết bằng tiếng Pháp. Năm 2009 - 2010 thực
hiện khai thác tiếp tài liệu văn bia tại Viện Hán Nôm với 489 văn bia; Viện Sử học 79
tài liệu với trên 2.000 trang; khai thác phông tài liệu Kinh lược Bắc kỳ và Châu bản
Triều Nguyễn tại TTLTQGI được 247 tài liệu gồm 1.212 trang.
+ Bổ sung theo nguồn sách báo nộp lưu chiểu.
Trước đây, chế độ nộp lưu chiểu địa phương được thực hiện theo Luật xuất bản
(1993) đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 (Thư viện không được nhận trực tiếp. Sở
22


Văn hoá Thông tin nhận lưu chiểu, sau một thời gian mới giao lại cho Thư viện). Hiện
nay chế độ nộp lưu chiểu các xuất bản phẩm địa phương một bộ phận được chuyển
sang chức năng cho Sở Thông tin Truyền thông nên Thư viện nhận lại sách nộp lưu
chiểu từ hai nguồn này. Đây là nguồn sách địa phương góp phần tăng đáng kể số
lượng tài liệu cho kho địa chí của Thư viện Vĩnh Phúc. Từ nguồn này, Thư viện đã
nhận được rất nhiều tài liệu có giá trị như: Những lần Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc;
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân tỉnh Vĩnh Phúc; Tam Đảo
xưa và nay; Quốc mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong đạo Mẫu Việt Nam; Truyền thống
hiếu học và hệ thống văn miếu văn từ văn chỉ ở Vĩnh Phúc...
+ Nguồn tặng biếu của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân tác giả trong tỉnh
Thư viện tận dụng các mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể, cá nhân để trao
đổi, biếu tặng số tài liệu địa chí Vĩnh Phúc đưa về kho địa chí xử lý và phục vụ người
đọc.
+ Nguồn sách mua ngoài từ các nhà xuất bản

Theo nguồn này thì ít vì hầu hết các tài liệu địa chí của tỉnh đều được biên soạn
và xuất bản tại địa phương thông qua các cơ quan có chức năng cấp phép xuất bản
như Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch hoặc Sở Thông tin & Truyền thông của
tỉnh.
Đến nay, vốn tài liệu địa chí Vĩnh Phúc có 14.450 bản, đa dạng các loại hình
dạng sách- báo, tạp chí, tập tài liệu, tranh ảnh, bản đồ, bản vẽ,...và mới chỉ dừng lại ở
dạng tài lieej truyền thống, còn các tài liệu điện tử dưới dạng âm thanh, hình ảnh, đĩa
CD ROM, băng từ, đĩa từ thì hầu như chưa có.
Việc biên soạn các tài liệu địa chí chủ yếu là dưới dnagj các hình thức thư mục,
có thư mục Thông tin Tư liệu địa chí (trích báo, tạp chí trung ương và địa phương),
được tập hợp thành từng quý, mỗi quý ra một số, mỗi số có khoảng 100 tin, bài. Đã tập
hợp được 1 bản thư mục Thông tin tư liệu địa chí 5 năm 1997-2002.
Sau khi tài liệu về kho địa chí, phòng đã tiến hành xử lý, tổ chức kho và phục
vụ ngày càng đông độc giả tới nghiên cứu tài liệu. Vì với tính chất nghiên cứu nên số
23


lượng bạn đọc đến thư viện mỗi ngày cũng không nhiều, trung bình lượt bạn đọc là 5
người/ ngày. Thành phần bạn đọc đến Phòng Địa chí chủ yếu là cán bộ làm công tác
khoa học, các nhà nghiên cứu, sinh viên năm ba và năm cuối các trường Đại học, một
số là thạc sĩ. Ngoài ra còn có một số bạn đọc là công dân lớn tuổi đến tham khảo tài
liệu để tìm hiểu về dòng họ, về các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
2.4.3 Phòng phục vụ mượn.
Là một trong những phòng chức năng tiêu biểu của thư viện, phục vụ công tác
mượn trả tài liệu cho bạn đọc, được tổ chức theo kho mở.
Với vốn lài liệu lớn và đa dạng, hơn 34.738 bản sách. Tài liệu được tổ chức
gồm 19 giá sách, mỗi giá lại được chia theo từng môn loại riêng biệt bao gồm: Văn
học Việt Nam,lịch sử- địa lí, văn học nước ngoài, công nghệ, nghệ thuật- mỹ thuật,
khoa học xã hội, tin học, triết học- tâm lí học, ngôn ngữ, khoa học. Và kèm theo 1 tủ
kính giới thiệu sách mới.

Các tài liệu trên giá đều được sắp xếp theo nguyên tắc nghiệp vụ theo 3 cấp độ
bao quát đến cụ thể, nội dung sách được chia thành 10 môn loại tri thức ban đầu như
đã kể trên kèm số kí hiệu thập phân để biểu đạt môn loại tri thức đó, nhằm trợ giúp
cho cán bộ thư viện trong quá trình phục vụ bạn đọc, các tài liệu đều được dán một
nhãn màu kích thước cách gáy 1,5cm. Ví dụ:
000: Tin học: màu vàng
100: Triết học- tâm lí học: màu xanh da trời
200: Tôn giáo: màu đen
300: Khoa học xã hội: màu đỏ
400: Ngôn ngữ: màu nâu
500: Khoa học: màu xanh nước biển
600: Màu xanh lá cây
700: Nghệ thuật- giải trí: màu hồng
24


800: Văn học: màu tím huế
900: Lịch sử: màu xanh nõn chuối
Một trong 10 môn loại lớn trên lại được chia thành 10 môn loại nhỏ hơn thể
hiện các ngành khoa học, được dán một nhãn cùng màu kích thước 1cm, và tiếp tục
đến cấp phân chia các môn loại nhỏ hơn nữa sẽ được dán một nhã màu trắng với các kí
hiệu hình khác nhau đã được quy định trên nền kích thước 1,5cm để có thể dễ phân
biệt, ví dụ:
001: Tri thức: không
003- 006: Tin học: hình tròn
340: Pháp luật: hình sao
...
Đó là cách phân chia môn loại tri thức hêt sức khoa học và hợp lý, với cách sắp
xếp này, từng môn loại tri thức được phân chia theo một trật tự nhất định, từ lớn đến
nhỏ, từ chung đến riêng, từ toàn thể đến bộ phận, các cấp độ phân chia bao trùm, phụ

thuộc lẫn nhau. Sách sắp xếp trên giá theo đơn tuyến, từ trong ra ngoài, từ trên xuống
dưới, từ trái sang phải. Ngoài việc có bảng chỉ dẫn hướng dẫn tra tìm tài liệu nhưng
bên cạnh đó, cán bộ thư viện vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ bạn đọc những lúc khó
khăn.
Như vậy với cách tổ chức và sắp xếp tài liệu như vậy, bạn đọc đến thư viện có
thể dễ dàng tra tìm tài liệu mình cần theo những hướng dẫn nghiệp vụ, giúp bạn đọc
nhanh chóng tiếp cận trực tiếp với nguồn tài liệu mình cần, rút ngắn được thời gian,
công sức của bạn đọc.
Bạn đọc khi đến phòng mượn sẽ phải nộp thẻ thư viện cho cán bộ, sau đó vào
kho tự chọn tài liệu, tài liệu khi được mượn sẽ được ghi phiếu và quét mã vạch để lưu
trữ vào cơ sỏ dữ liệu trong máy tính, tối đa cho mỗi lần mượn là 2 tài liệu.
Đối tượng bạn đọc của phòng mượn chủ yếu là các bạn học sinh- sinh viên, các
cán bộ viên chức, cán bộ về hưu nhằm hỗ trợ cho công tác học tập, làm việc của mình,
25


×