Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tuy phước bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.05 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng ngày càng hoàn
thiện và phát triển hơn, mạng lưới trải rộng khắp cả nước, hoạt động ngân hàng có
nhiều bước tiến rất nhanh: đa dạng loại hình ngân hàng, mở rộng hình thức cho vay,
hình thức huy động cũng ngày càng phong phú, công nghệ ngân hàng đang góp
phần làm thay đổi các hoạt động cơ bản của ngân hàng, số lượng và quy mô cũng
ngày một tạo ra sản phẩm đa dạng, tiên tiến phục vụ lợi ích KH.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)–
Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong phát triển kinh
tế, nhất là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là Ngân hàng lớn nhất
Việt Nam cả về vốn, tài sản, cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động, cũng là Ngân
hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán KH
(IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS hoàn thiện, Agribank
đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn,
chính xác cao đến mọi đối tượng KH trong và ngoài nước.
Đó là lý do em chọn Agribank - Chinhánh huyện Tuy Phước Bình Định làm nơi
thực tập tổng hợp.
Mục đích của báo cáo: tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở Agribank Chi nhánh huyện Tuy Phước Bình Định về hoạt động tài chính và ngân hàng. Đồng
thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động
chủ yếu của ngân hàng.
Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành và hoạt động của Agribank Chinhánh huyện Tuy Phước Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động của Agribank - Chinhánh huyện
Tuy Phước Bình Định từ năm 2012 đến năm 2014.
Phương pháp nghiên cứu: báo cáo thực tập tổng hợp áp dụng chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở pháp luận, kết hợp với phương pháp
phân tích tổng hợp, thống kê…

1


Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:


Phần 1:Giới thiệu khát quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chinhánh huyện Tuy Phước Bình Định.
Phần 2:Phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tuy Phước Bình Định.
Phần 3:Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tuy Phước Bình Định.
Để hoàn thành bài báo cáo này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tất
cả mọi người tại Chi nhánh. Với tấm lòng chân thành nhất em xin gửi lời cảm ơn
đến Ban Giám đốc, cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên. Em cũng xin cảm ơn
các thầy cô khoa Tài Chính Ngân Hàng & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học
Quy Nhơn đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và đặc biệt là cô giáo
ThS. Trần Thị Diệu Hường - người hướng dẫn em trong suốt thời gian kiến tập và
làm báo cáo này.
Mặc dù cố gắng trong việc sưu tầm, tham khảo tài liệu, tìm hiểu thực tế
nhưng thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy em mong những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, của đơn vị
thưc tập để báo cáo thưc tập tổng hợp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, tháng 07/2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hương Ly

2


PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HUYỆN TUY PHƯỚC
BÌNH ĐỊNH
1.1.


Quá trình hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh huyện

Tuy Phước Bình Định
.1.1. Tên và địa chỉ của Chinhánh
-

Tên pháp lý của Chinhánh: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

-

TRIỂN NÔNG THÔN -CHI NHÁNH HUYỆN TUY PHƯỚC BÌNH ĐỊNH
Tên viết tắt: AGRIBANK.
Địa chỉ: 285 Đào Tấn, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình

-

Định.
Số điện thoại: (056).3533265- 3533267.
Fax: (056).3533266.
Website: www.agribank.com.vn
Email:
Logo:

-

Sứ mệnh: Giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến

-


trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Phương thức kinh doanh: “Lấy con người làm trung tâm”.
Triết lý kinh doanh: “Trung thực, kỉ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.
Slogan: “Mang phồn thịnh đến KH”.

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh
Tiền thân của Ngân hàng thời kỳ bao cấp là Ngân hàng Nhà nước hoạt động
từ năm 1975.
Tháng 05/1988,thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội
đồng Bộ trưởng, Ngân hàng đổi tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp.
3


Năm 1990,thực hiện Quyết định số 400/CT, củaChủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Ngân hàng đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp.
Chi nhánhtại huyện Tuy Phước - Bình Định được thành lập theo quyết định
số 1103/NH-QĐ, ngày 24/12/1990 do Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam ký.
Từ năm 1996 đến nay, thực hiện Quyết định số 280/QĐ-NHNN,của Thống
đốc NHNN Việt Nam,Ngân hàng lấy tên chính thức là Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Chinhánh huyện Tuy Phước – Bình Định. Chi nhánh là đơn vị
cấp 1 trực thuộc Agribank có con dấu riêng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo
quy định của NHNo&PTNT và NHNN Việt Nam.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của
Thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công
ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Năm 2014, Ngân hàng thực hiện Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ
chế, quy trình nghiệp vụ.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), Agribank
luôn từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài
chính mạnh, có trách nhiệm với cộng đồng. Các sản phẩm dịch vụ của Agribank

luôn cải tiến và kết hợp nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi KH… Tất cả đã góp
phần tạo sự hài lòng cho KH hiện tại, thu hút lượng lớn KH mới.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Chi nhánh
Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn: 422,750triệu đồng, tổng dư nợ:
391,157 triệu đồng.Hiện tại, Chi nhánh có1 trụ sở chính và 2PGD, hoạt động hạch
toán độc lập, với 32 cán bộ công nhân viên, hoạt động trên 11 xã và 2 thị trấn. Cơ
sở vật chất hiện đại, trụ sở làm việc xây mới năm 2009 trên diện tích 2.000m 2 , với
đầy đủ các phòng ban, hội trường lớn, có nhà nghỉ cho cán bộ nhân viên công tác,
có hệ thống dự phòng phát điện công suất lớn, hệ thống an ninh, giám sát hiện đại,
đồng bộ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Agribank - Chinhánh huyện Tuy Phước Bình Định
1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ củaChi nhánh
Agribank - Chinhánh huyện Tuy Phước Bình Định được thành lập nhằm
thực hiện các dịch vụ, giao dịch ngân hàng bao gồm: huy động vốn ngắn hạn, trung
4


và dài hạn từ các TCKT và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn đối với
các TCKT và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; kinh doanh ngoại hối,
chiết khấu thương phiếu; trái phiếu và các chứng từ có giá khác; cung cấp các dịch
vụ giao dịch giữa ngân hàng và KH và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định
của NHNN Việt Nam.
1.2.2. Những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh
• Đối với KH cá nhân:
 Tài khoản và tiền gửi
+ Tài khoản không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán).
+ Gửi nhiều nơi rút nhiều nơi.
+ Chuyển nhận tiền Agripay.
+ Cung cấp thông tin tài khoản.
 Tiết kiệm

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
+ Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ.
+ Tiết kiệm gửi góp hàng tháng.
 Giấy tờ có giá
+ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi sau toàn bộ.
+ Trái phiếu trả lãi định kỳ.
 Cho vay cá nhân, hộ gia đình
+ Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình.
+ Cho vay mua phương tiện đi lại.
+ Cho vay hộ nông dân theo nghị định 41/2009/QĐ – TTg.
+ Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà đối với dân cư.
 Bảo lãnh
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
+ Bảo lãnh dự thầu.
 Thanh toán trong nước
5


+ Dịch vụ thu ngân sách nhà nước.
+ Dịch vụ nhờ thu tự động.
+ Dịch vụ chuyển, nhận tiền nhiều nơi (Agri - Pay).
+ Dịch vụ thanh toán hóa đơn.


Séc
+ Cung ứng séc trong nước.
+ Thanh toán séc trong nước.




Chuyển tiền
+ Dịch vụ chuyển tiền đi trong nước.
+ Dịch vụ nhận tiền chuyển đến trong nước.
 Kiều hối
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng.
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua Western Union.



Mua bán ngoại tệ
+ Mua bán ngoại tệ giao ngay.



Thẻ
+ Thẻ ghi nợ nội địa Success.
+ Thẻ ghi nợ quaốc tế Agribank Visa.
+ Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa/ Master Card.
+ Thẻ lập nghiệp.
 SMS banking
+ Dịch vụ vấn tin số dư.
 Vntopup
+ Dịch vụ nạp tiề điện thoại trả trước.
 Atranfer
+ Dịch vụ chuyển khoản bằng SMS.
 Dịch vụ khác
+ Bảo hiểm bảo an tín dụng.
• Đối với KH là DN:
 Tài khoản tiền gửi

6


+

Tài khoản không kỳ hạn(tiền gửi thanh toán).

+

Tiền gửi có kỳ hạn lãi suất gia tăng theo thời gian (bậc thang theo thời

gian).
+

Gửi nhiều nơi rút nhiều nơi.

 Tiết kiệm
+

Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ.

+

Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ.

 Giấy tờ có giá
+ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi sau toàn bộ.
+ Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi sau
toàn bộ.



Tín dụng DN
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
+ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
+ Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh.



Bảo lãnh
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Bảo lãnh vay vốn.
+ Bảo lãnh thanh toán.



Bao thanh toán
+ Thanh toán trong nước.



Séc
+ Cung ứng séc trong nước.
+ Thanh toán séc trong nước.



Mua bán ngoại tệ
+ Mua bán ngoại tệ giao ngay.




Kiều hối
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng.
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua Western Union.
7




Thẻ
+ Thẻ ghi nội địa.
+ Chương trình ưu đãi và khuyến mãi.
+ Đơn vị chấp nhận thẻ.



SMS banking
+ Dịch vụ vấn tin số dư.



Vntopup
+ Dịch vụ nạp tiền điện thoại trả trước.



Atranfer
+ Dịch vụ chuyển khoản bằng SMS.




Dịch vụ khác
+ Bảo hiểm bảo an tín dụng (Bảo hiểm ABIC).
1.3. Bộ máy tổ chức của Agribank - Chinhánh huyện Tuy Phước Bình Định
1.3.1. Mô hình tổ chứccơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Agribank - Chi nhánh huyện Tuy Phước
Bình Định.

GIÁM ĐỐC
(Phụ trách chung)
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KHKD

PHÒNG
KẾ TOÁN VÀ
NGÂN QUỸ

PDG

PDG

DIÊU TRÌ

GÒ BỒI

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Trong đó :
* Ban Giám Đốc


: 02 người.

* Phòng Kế hoạch kinh doanh

: 07 người.
8


* Phòng Kế toán & Ngân quỹ

: 09 người.

* PGD Diêu Trì

: 07 người.

* PGD Gò Bồi

: 07 người.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
 Ban giám đốc
● Giám đốc
Là người đại diện cao nhất của đơn vị theo chế độ một thủ trưởng, là người
quyết định, điều hành mọi quyết định theo đúng kế hoạch, chính sách, chế độ pháp
luật của ngân hàng cấp trên và của Nhà nước. Giám đốc trực tiếp quản lý và điều
hành phòng Kế hoạch kinh doanh và là người chịu mọi trách nhiệm về việc huy
động vốn, cho vay, thu nợ và kết quả hoạt động của Chinhánh.
● Phó giám đốc

Là người trợ lý cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền quyết định và điều
hành giải quyết một phần công việc hoặc toàn bộ hoạt động của Chi nhánh trong
thời gian giám đốc đi vắng. Phó giám đốc trực tiếp phụ trách và điều hành phòng kế
toán ngân quỹ, cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong phạm vi quyết định
của mình.
 Phòng Kế hoạch kinh doanh
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược KH tín dụng, phân loại KH và đề xuất các
chính sách ưu đãi đối với từng loại KH.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục KH lựa chọn
biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình lên ngân hàng cấp trên theo
phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc vốn trong nước, nước
ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác
và các tổ chức, cá nhân trong nước.
- Xây dựng, thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa
bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc nhân
rộng.
9


- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục.
- Tổng hợp, báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định.
 Phòng Kế toán - Ngân quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định củaAgribank.
- Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương đối với các Chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp trên

phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định an toàn về kho, quỹ và định hướng mức tồn kho, quỹ
theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
PGD Gò Bồi
Có 7 nhân viên thực hiện các chức năng, nhiêm vụ đầy đủ của một TCTD,
PGD phục vụ địa bàn 5 xã cánh bắchuyện Tuy Phước, bao gồm: Phước Sơn, Phước
Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng.
PGD Diêu Trì
Có 7 nhân viên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đầy đủ như một TCTD,
PGD phục vụ2 xã cánh nam huyện Tuy Phước là Phước Thành, Phước An và thị
trấn Diêu Trì.
1.4. Các hoạt động chính của Agribank - Chinhánh huyện Tuy Phước Bình
Định
1.4.1. Hoạt động huy động vốn
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới các hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước, nước
ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ.
10


- Nhận và thanh toán ngoại tệ, đổi ngoại tệ khi KH có nhu cầu.
- Phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá
khác để huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy
định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa
phương và các TCKT, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Vốn huy động có thể bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng, công cụ khác theoquy định
của NHNo&PTNT Việt Nam.
1.4.2. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức: cho vay, chiết
khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính, các hình
thức khác theo quy định NHNN.
 Cho vay

Ngân hàng giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn
nhất định, đảm bảo theo 02 nguyên tắc:
+
+

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Theo thời hạn cho vay, ta có:
+

Cho vay ngắn hạn: đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ, đời sống các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Cho vay trung, dài hạn: thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,

+


kinh doanh, dịch vụ, đời sống các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam.
 Bão lãnh
Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng và các hình thức bảo lãnh khác theo quy định của NHNN.
 Chiết khấu, tái chiết khấu

Ngân hàng tiến hành chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có
giá khác của KH.
11


1.4.3. Dịch vụ
Dịch vụ thanh toán
* Thanh toán giữa các KH
Để thực hiện thanh toán qua ngân hàng, trước tiên KH phải mở tài khoản ở
ngân hàng, kế đến là tài khoản phải có đủ số dư để thực hiện chi trả bằng cách ghi
nợ vào tài khoản, nếu không KH phải được ngân hàng thoả thuận cung cấp cho một
hạn mức thấu chi nhất định.Agribank- Chinhánhhuyện Tuy Phước Bình Định có các
hình thức thanh toán sau:
+ Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
+ Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (bao gồm thu thuế cho nhà nước).
+ Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
+ Thanh toán bằng thư tín dụng.

* Thanh toán giữa các ngân hàng
+ Thanh toán qua ngân hàng nhà nước.
+ Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.
+ Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng.


Dịch vụ ngân quỹ
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các DN và cá nhân. Nhờ
đó, ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều KH, vì vậy Chi nhánh có kinh
nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân;Chi nhánh cung
cấp cho KH dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó Chi nhánh đồng ý quản lý việc thu
chi cho các công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt vào tín
dụng ngắn hạn cho đến khi KH cần tiền mặt để thanh toán.
Dịch vụ thẻ
Hiện tại có các loại thẻ được phát hành trên thị trường như:
+
+
+
+

E-Partner: G Card, C Card, S Card, Pink Card, VPSB.
Visa Master Card.
Chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng trên toàn cầu.
Dịch vụ chuyển tiền nhanh qua công ty chuyển tiền.

Dịch vụ tài khoản
Tài khoản của KH mở tạiAgribank - Chinhánh huyện Tuy Phước sẽ được
quản lý an toàn, chính xác và bảo mật, tiền trong tài khoản được sinh lời gồm:
+ Tài khoản tiền gửi thanh toán: tài khoản tiền gửi của tổ chức, tài khoản tiền
+ gửi của cá nhân, tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản.

12


+ Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
+ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu,


trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
+ Tài khoản tiền gửi khác: tài khoản séc bảo chi, tài khoản chuyển tiền, tài

khoản tiền vay…
 Moblie Banking
KH có thể thực hiện các giao dịch cơ bản như xem thông tin tài khoản, tình
trạng tài khoản, số dư, lịch sử giao dịch. Thực hiện các giao dịch chuyển tiền sang
các tài khoản khác trong ngân hàng hoặc chuyển tiền ra ngoài hệ thống ngân hàng,
thực hiện thanh toán hóa đơn, thanh toán dịch vụ hàng hóa hoặc xem thông tin hỗ
trợ tín dụng trực tiếp trên thiết bị số cá nhân mà không phải đến tận quầy giao dịch
của ngân hàng. Ngoài ra, KH còn có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng
khác như nạp tiền điện thoại, mua bảo hiểm, vé máy bay, tàu xe trực tuyến…
 Dịch vụ khác
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, chi trả kiều hối qua hệ thống Western
Union, bảo hiểm (ABIC)…
1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Agribank - Chinhánh
huyện Tuy Phước Bình Định từ năm 2012 đến năm 2014
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là chỉ tiêu chất
lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của ngân hàng nói riêng và của chủ thể kinh tế
nói chung. Làm cách nào để tối đa hóa lợi nhuận bền vững, giảm thiểu rủi ro và
hoàn thành kế hoạch kinh doanh là mục tiêu của Agribank - Chinhánh huyện Tuy
Phước Bình Định.
Thành lập hơn 20 năm, Agribank - Chinhánh huyện Tuy Phước Bình Định
đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, từng bước khẳng định vị thế của một ngân hàng
thương mại lớn trên địa bàn. Với nỗ lực lớn, Agribank - Chi nhánh huyện Tuy
Phước Bình Định đã trở thành đơn vị xuất sắc trong hệ thống Agribank khu vực
tỉnh Bình Định.Thực tế, kết quả hoạt động kinh doanh của Chinhánh như sau:
Bảng 1.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank - Chinhánh huyện Tuy
Phước Bình Định giai đoạn 2012 - 2014.

(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

So sánh

So sánh
13


2012
I Doanh thu

58,925

2013
52,733

2014
57,331

2013/2012
Số
Tỷ lệ
lượng

(6,192

%

2014/2013
Số
Tỷ lệ
lượng

%

(10.5) 4,598 8.72
)
1. Thu từ lãi
53,350 48,035 51,512 (5,315) (10.0) 3,477 7.24
2. Thu phi lãi
5,575
4,698
5,819
(877) (15.7) 1,121 23.86
II Chi phí
48,069 41,547 44,820 (6,522) (13.6) 3,273 7.88
(7,340
1. Chi phí từ lãi
35,986 28,646 31,537
(20.4) 2,891 10.09
)
2. Chi phí phi lãi
12,083 12,901 13,283
818

6.77
382
2.96
III Lợi nhuận
10,856 11,186 12,511
330
3.04 1,325 11.85
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)

Biểu đồ 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanhcủa Agribank - Chinhánh huyện
Tuy Phước Bình Định giai đoạn 2012 - 2014.
(ĐVT: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
 Doanh thu:

+ Năm 2012 đạt 58,925 triệu đồng.
+ Năm 2013 đạt 52,733 triệu đồng; so với năm 2012 giảm 6,192 triệu đồng
(giảm 10.51%).
+ Năm 2014 đạt 57,331 triệu đồng; so với năm 2013 tăng 4,598 triệu đồng
(tăng 8.72%).
Thu từ lãi vay chiểm phần lớn trong tổng doanh thu, còn thu phi lãi (từ hoạt
động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối… ) cũng có biến động tăng giảm nhẹ tuy nhiên
khoản này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu. Qua các năm doanh thutăng
giảm nhưng vẫn ở mức tương đối cao, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh phát triển theo chiều hướng tích cực. Để đạt được thành quả này, Chi
nhánh không ngừng mở rộng dịch vụ tín dụng, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch
14



vụ, triển khai, giới thiệu nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu đa dạng của KH.
Công tác thanh.
 Chi phí:
Bên cạnh nguồn thu, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì Chi nhánh
cũng có những khoản chi.
+ Năm 2012 chi 48,069 triệu đồng.
+ Năm 2013 chi 41,547 triệu đồng; so với năm 2012 giảm 6,522 triệu
đồng(giảm 13.57%).
+ Năm 2014 chi44,820triệu đồng; so với năm 2013 tăng3,273triệu đồng
(tăng7.88%).
Chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí.
Các chi phí như: chi cho hoạt động dịch vụ, chi kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế,
lệ phí và phí... có giá trị tăng nhẹ qua các năm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng
chi phí hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh đã có những khoản chi không nhỏ, tuy
nhiên mức tăng thu vẫn tăng cao hơn mức tăng chi.
 Lợi nhuận:
+ Năm 2012 đạt 10,856 triệu đồng.
+ Năm 2013 đạt 11,186 triệu đồng; so với năm 2012 tăng 330 triệu
đồng(tăng 3.04%).
+ Năm 2014 đạt 12,511triệu đồng; so với năm 2013 tăng1,325 triệu đồng
(tăng11.85%).
Doanh thu tăng khá cao so với chi phí nhờ áp dụng hiệu quả các chính
sáchcủa Chi nhánh làm lợi nhuận tăng lên.
Nhìn chung, kết quả hoạt động của Chinhánh qua 3 năm có tiến triển
tốt,Chinhánh ngân hàng ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ hơn, vì vậy đảm bảo
mục tiêu lợi nhuận và hơn hết là sự hài lòng của KH. Điều này cũng cho thấy công
tác quản lý hiệu quả của ban Giám đốc và sự nỗ lực của đội ngũ công nhân viên.

15



PHẦN 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNHHUYỆNTUY PHƯỚC BÌNH ĐỊNH
2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ
chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt
động của ngân hàng.
Đối với KH, hoạt động huy động vốn của ngân hàng cung cấp cho họ kênh
tiết kiệm, nơi cất trữ an toàn và tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi và được sử dụng nhiều
dịch vụ tiện ích của ngân hàng như: dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín
dụng khi KH cần vốn cho sản xuất, tiêu dùng. Đối với nền kinh tế đây là kênh chu
chuyển nguồn vốn, góp phần kiểm soát lạm phát và cung cấp hàng hóa cho thị
trường tài chính. Còn với ngân hàng, huy động vốn tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt
động kinh doanh, không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ
không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, thông
qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín
cũng như sự tín nhiệm của KH đối với ngân hàng. Từ đó ngân hàng thương mại có
biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng
quan hệ với KH.
Dưới đây là tình hình huy động vốn của Agribank - Chinhánh huyện Tuy
Phước Bình Định từ năm 2012 đến năm 2014.
2.1.1. Huy động vốn theo loại tiền
Phân loại nguồn vốn huy động theo loại tiền giúp Chinhánh duy trì mối quan
hệ với KH có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên.

16



Bảng 2.2:Tình hình huy động vốn theo loại tiền
(ĐVT: triệu đồng)
So sánh
Chỉ tiêu
Huy động
bằng VNĐ
Huy động
bằng ngoại
tệ (quy đổi
VNĐ)
Tổng vốn
huy động

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

318,02

420,77

3


4

964

1,976

318,98

422,75

252,384

893

253,277

So sánh

2013/2012
Số
Tỷ lệ

2014/2013
Số
Tỷ lệ

lượng

%


lượng

%

65,639

26.01

102,751

32.31

71

7.93

1,012

105.0
5

65,710
25.94 103,763 32.53
7
0
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)

Qua bảng số liệu ta thấy:
Nguồn vốn huy độngbằng VNĐ là chủ yếu và có xu hướng tăng mạnh:

+ Năm 2012 đạt 252,384 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99.65%.
+ Năm 2013 đạt 318,023 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99.70%; so với năm 2012
tăng 65,639 triệu đồng (tăng 26.01%).
+ Năm 2014 đạt 420,774 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99.53%; so với năm 2013
tăng 102,751 triệu đồng (tăng 32.31%).
Trong khi đó, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (quy đổi VNĐ) có xu hướng
tăng nhẹ, chiếm tỷ lệ rất thấp trong tồng nguồn vốn huy động:
+ Năm 2012 đạt 893 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.35%.
+ Năm 2013 đạt 964 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.30%; so với năm 2012 tăng
71 triệu đồng (tăng 7.93%).
+ Năm 2014 đạt 1,976 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.47%; so với năm 2013
tăng 1,012 triệu đồng(tăng 105.05%).
Nguyên nhân vốn huy động VNĐ chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng là do
người dân ở địa bàn sử dụng tiền VNĐ là chủ yếu. Mọi hoạt động trong tiêu dùng,
mua bán, gửi tiền tiết kiệm vào Chinhánh đều bằng tiền VNĐ, nguồn thu nhập
17


ngoại tệ trên địa bàn rất ít, lượng ngoại tệ được trao đổi mua bán không cao nên
lượng vốn huy động bằng USD chiếm tỷ trọng rất thấp so với vốn huy động bằng
VNĐ.
2.1.2.Huy động vốn theo thời hạn
Phân theo thời hạn thì nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời hạn
(ĐVT: triệu đồng)
So sánh
Chỉ tiêu
1. Tiền gửi không
kỳ hạn

2.Tiền gửi có kỳ
hạn dưới 12 tháng
3.Tiền gửi có kỳ
hạn trên 12 tháng
Tổng vốn
huy động

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

So sánh

2013/2012
Số
Tỷ lệ

2014/2013
Số
Tỷ lệ

lượng


%

lượng

%

25,122

25,012

43,374

(110)

(0.44)

18,362

73.41

192,658

250,640 322,301

57,982

30.10

71,661


28.59

35,497

43,335

57,075

7,838

22.08

13,740

31.71

422,750

65,710

25.94

253,277

318,98

103,76

32.53

7
3
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo thời hạn
(ĐVT: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)
18


Qua bảng trên cho ta thấy:
 Tiền gửi không kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng nhằm mục đích phục
vụ nhu cầu chi trả hàng ngày trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng là chính. KH
có thể sử dụng tiền gửi khi có nhu cầu, được hưởng các lợi ích thanh toán, mức lãi
suất thấp.
+ Năm 2012 đạt 25,122 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9.92%.
+ Năm 2013 đạt 25,012 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7.84%; so với năm 2012
giảm 110 triệu đồng (giảm 0.44%).
+ Năm 2014 đạt 43,374 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10.26%; so với năm 2013
giảm 18,362 triệu đồng (tăng 73.41%).
Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng, nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao, cho
thấy nhu cầu sử dụng tiền thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng.
 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể:
+ Năm 2012 đạt 192,658 triệu đồng.
+ Năm 2013 đạt 250,640 triệu đồng; so với năm 2012 tăng 57,982 triệu đồng
(tăng 30.10%).
+ Năm 2014 đạt 322,301 triệu đồng; so với năm 2013 tăng 71,661 triệu đồng

(tăng 28.59%).
Nguồn tiền gửi này Chinhánh huy động được cao nhất. Khoản tiền gửi này
có thời hạn ngắn nên không thể đem đầu tư vào các dự án dài làm lợi nhuận giảm đi
nhưng nó cũng góp phần làm tăng nguồn huy động vốn của Chi nhánh.
 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

Đây là nguồn vốn mà Chi nhánh chủ động cho vay. Loại này cũng có xu
hướng tăng cao và khá ổn định. Cụ thể:
+ Năm 2012 đạt 35,497 triệu đồng.
+ Năm 2013 đạt 43,335 triệu đồng; so với năm 2012 tăng7,838 triệu đồng
(tăng 22.08%).
+ Năm 2014 đạt 57,075 triệu đồng, so với năm 2013 tăng 13,740 triệu đồng
(tăng 31.71%).
19


Tiền gửi có kỳ hạn dài, lãi suất tương đối cao, KH gửi tiền theo kỳ hạn để tích
luỹ, không có nhu cầu rút tiền nhanh, gửi vào Chi nhánh để đảm bảo an toàn, hưởng
lãi định kỳ và ổn định về lâu dài.Nguyên nhân do KHkỳ vọng có mức lãi suất cao
nên tiền gửi có kỳ hạn dài cũng tăng lên.
2.1.3. Huy động vốn theo đối tượng
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Tiền gửi các TCTD
Tiền gửi TCKT
Tiền gửi cá nhân
Tiền gửi các
đối tượng khác
Tổng vốn

huy động

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

252
19,483
229,28
5

369
22,551
295,62
5

236
38,965
383,02
2

4,257

442


527

253,27

318,98

422,75

7

7

0

So sánh
2013/2012
Số
Tỷ lệ
lượng
%
117
46.43
3,068
15.75

So sánh
2014/2013
Số
Tỷ lệ
lượng

%
(133) (36.04)
16,414
72.79

66,340

87,397

29.56

85

19.23

28.93

(3,815) (89.62)
65,710

25.94

103,76
3

32.53

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng số liệu ta thấy:
+ Năm 2012 tổng nguồn huy động đạt 253,277 triệu đồng.

+ Năm 2013 tổng nguồn huy động đạt 318,987 triệu đồng, so với năm 2012
tăng 65,710 triệu đồng (tăng 25.94%).
+ Năm 2014 tổng nguồn huy động đạt 422,750triệu đồng, so với năm 2013
tăng 103,763triệu đồng (tăng 32.53%).
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Chinhánh tăng trưởng qua từng năm.
Điều này chứng tỏ hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển, thể hiện quy mô
huy động vốn tăng nhanh qua các năm. Chinhánhđã có định hướng đúng chính sách
huy động vốn tại địa phương, đa dạng hoá sản phẩm, cải thiện phong cách giao dịch
của cán bộ nhân viên...
Trong đó:
 Tiền gửi cá nhân

20


Chiếm tỷ trọng cao nhất và luôn tăng qua các năm. Cụ thể:
+ Năm 2012 đạt 229,285 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90.53%.
+ Năm 2013 đạt 295,625 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92.68%; so với năm 2012
tăng 66,340 triệu đồng (tăng 28.93%).
+ Năm 2014 đạt 383,022 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90.60%; so với năm 2013
tăng 87,397 triệu đồng (tăng 29.56%).
Tiền gửi tiết kiệm của KH tăng cao liên tục qua các năm rất có lợi cho hoạt
động tín dụng của NH vì nguồn tiền này thường ổn định và NH có thể chủ động
được nguồn vốn trong các thời kỳ kinh doanh của mình. Nguồn tiền gửi tiết kiệm
của KH tăng cao và liên tục như vậy là do trong giai đoạn này tỷ lệ lạm phát cao,
tình hình kinh tế không ổn định nên việc giữ tiền ở NH được coi là biện pháp an
toàn.


Tiền gửi TCKT


+.Năm 2012 đạt 19,483 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7.69%.
+ Năm 2013 đạt 22,551 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7.07%; so với năm 2012
tăng 3,068 triệu đồng (tăng 15.75%).
+ Năm 2014 đạt 38,965 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9.22%; so với năm 2013
tăng 16,414 triệu đồng (tăng72.79%).
Nguyên nhân nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp do các TCKT ít dùng
tiền trên tài khoản để thanh toán hoặc trả nợ nên số dư không cao…
 Tiền gửi của các TCTD

Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấpthường là tiền gửi thanh toán của Ngân
hàng chính sách xã hội của huyện, Cụ thể:
+ Năm 2012 đạt 252 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.1%.
+ Năm 2013 đạt 369 triệu đồng, chiếm tỷ trọng0.12%; so với năm 2012 tăng
117 triệu đồng (tăng 46.43%).
+ Năm 2014 đạt 236 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.06%; so vói năm 2013 giảm
133 triệu đồng (giảm 36.04%).
2.1.4. Huy động vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế
(ĐVT: triệu đồng)
21


Chỉ tiêu

Năm
2012

Năm
2013


Năm
2014

So sánh
2013/2012
Số
Tỷ lệ
lượng
%

Huy động từ dân cư

229,28
5

297,125

385,80
2

67,840

29.59

88,677

29.85

23,992


21,862

36,948

(2,130)

(8.88)

15,086

69.01

253,27
7

318,987

422,75
0

65,710

25.94

103,763

32.53

Huy động từ

TCKT xã hội
Tổng vốn
huy động

So sánh
2014/2013
Số
Tỷ lệ
lượng
%

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)
 Huy động từ dân cư
Được coi là nguồn huy động chính của Agribank - Chinhánh huyện Tuy
Phước Bình Định. Nhìn chung nguồn tiền gửi nàyliên tục tăng qua các năm và luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động.Sự biến động của nó phụ
thuộc chặt chẽ vào thu nhập của dân cư, tỉ lệ lạm phát, biến động lãi suất huy động
và các yếu tố tâm lý xã hội khác… Cụ thể:
+ Năm 2012 đạt 229,285 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90.53%.
+ Năm 2013 đạt 297,125 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 93.15%; so với năm
2012 tăng 67,840 triệu đồng (tăng 29.59%).
+ Năm 2014 đạt 385,802 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91.26%; so với năm
2013 tăng 88,677 triệu đồng (tăng 29.85%).
Chinhánh có nguồn vốn huy động chủ yếu từ dân cư là do điều kiện huy động
vốn từ các nguồn khác chưa cao, đa số là huy động từ tiền gửi tiết kiệm của người
dân trên địa bàn. Nhờ vào chính sách lãi suất cũng như các chính sách ưu đãikhác
của Chi nhánh khiến cho lượng tiền gửi của người dân vào Chinhánh ngày càng
nhiều.Chi nhánh đã không ngừng cố gắng, phát huy những gì tốt đẹp nhất để giữ
chân được KH của mình.
 Huy động từ các TCKT xã hội

Các TCKT xã hội chủ yếu gửi tiền vào Chinhánh với mục đích thuận tiện hơn
trong giao dịch thanh toán, chuyển khoản, thu - chi khi mua bán hàng hóa, dịch vụ...
Thời gian Chinhánh đã chú trọng tới các biện pháp tăng tiền gửi của các TCKT,
thực hiện đẩy mạnh chất lượng trong công tác phục vụ KH, thu hút các KH có tiềm
22


năng tài chính tốt, có nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng…Việc nhận tiền gửi của các
TCKT giúp NH mở rộng quan hệ với KH từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các
DN và TCKT. Tuy nhiên năm 2013 loại tiền gửi này có sự giảmxuốnglà do cuối
năm Bảo hiểm xã hội rút tiền để chi cho các đối tượng bảo hiểm…Đây cũng là một
khoản tiền gửi chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn.
+ Năm 2012 đạt 23,992 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 9.47%.
+ Năm 2013 đạt 21,862 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6.85%; so với năm 2012
giảm 2,130 triệu đồng (giảm 8.88%).
+ Năm 2014 đạt 36,948 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8.74%; so với năm
2013tăng 15,086 triệu đồng (tăng 69.01%).
Chinhánh đã rất cố gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này từ việc xây
dựng kế hoạch huy động vốn đến các chính sách, luôn tạo điều kiện cho KH trong
quá trình thanh toán.Tuy nhiên, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng chưa cao vì
thếChinhánh cần chú ý hơn nữa đến chiến lược KH, tạo thói quen thanh toán không
dùng tiền mặt qua Chinhánh vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho
KH và tăng doanh thu cho Chi nhánh.
2.2. Hoạt độngtín dụng
a) Quy trình thẩm định tín dụng
Đây là hoạt động kiểm tra hồ sơ vay vốn của KH, thẩm định và lập báo cáo
thẩm định cho vay, hoạt động này được thực hiện theo các bước:
*Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.
Sau khi tiếp nhận được nhu cầu vay vốn của KH, CBTD hướng dẫn KH cung
cấp thông tin sơ bộ, cần thiết và thiết lập bộ hồ sơ cung cấp cho NH như sau:

- Hồ sơ pháp lý:

+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
+ Sổ hộ khẩu;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

- Hồ sơ vay vốn:

+ Giấy đề nghị vay vốn;
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
+ Biên bản thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên

(nếu KH vay vốn thông qua tổ vay vốn).

23


- Hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Khi tiếp xúc với
KH, CBTD cần thu thập những thông tin cơ bản sau:
+ Tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, số thành viên trong gia đình,
nhân thân người đại diện chủ hộ.
+ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính, quy mô hoạt động.
+ Năng lực quản lý, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh.
+ Tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính.
+ Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, thời gian vay, nguồn trả nợ, hình
thức bảo đảm tiền vay.
* Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay.
CBTD tiến hành thu thập đầy đủ và chính xác thông tin về KH vay vốn từ
nhiều nguồn khác nhau như:
- Thông tin từ hồ sơ KH cung cấp.

- Thông tin từ hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng (nếu KH trước đây đã có quan hệ tín
dụng với NH).
- CBTD trực tiếp xuống địa bàn để xem xét tình hình cụ thể và tìm kiếm thêm
những thông tin phục vụ công tác thẩm định.
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, CBTD thực hiện thẩm định cho
vay với các nội dung như sau:
- Thẩm định KH: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của KH
hoặc người đại diện của KH, số thành viên trong gia đình.
- Thẩm định mục đích xin vay có hợp pháp không. Đối tượng vay vốn phải
được thể hiện cụ thể, chi tiết về số lượng, giá trị (chi phí mua sắm,…) trên giấy đề
nghị vay vốn.
- Đánh giá khả năng tài chính của KH (vốn tự có, vốn góp; doanh thu và lợi
nhuận từ sản xuất kinh doanh trong quá khứ, dự kiến trong tương lai, đặc biệt quan
tâm đến công nợ và các khoản phải thu).
- Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án
đầu tư.
- Thẩm định tài sản đảm bảo (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
+ Kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo.
24


+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ có liên quan đến tài
sản đảm bảo.
+ Xác định giá trị tài sản đảm bảo
Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá, thẩm định nêu trên, cản bộ tín dụng lập Báo
cáo thẩm định theo mẫu của Agribank, trình Trưởng phòng tín dụng xem xét.
* Bước 3: Xét duyệt cho vay.
Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của CBTD, trưởng phòng tín dụng có
trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn, đánh giá rủi ro và ra quyết định có
đồng ý cho vay hay không. Nếu đồng ý cho vay thì ghi rõ ý kiến đề xuất: mức tiền

vay, lãi suất, phương thức cho vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ,… Nếu không đồng
ý cho vay thì ghi rõ lý do, chỉ đạo CBTD soạn thông báo trình Giám đốc ký, gửi
cho KH biết.
Căn cứ hồ sơ do Phòng tín dụng cấp, Giám đốc/Phó Giám đốc Chinhánh xem
xét, quyết định phê duyệt khoản vay. Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết thì
trình lên Agribank cấp trên.
Thời gian thẩm định các khoản vay trong quyền phán quyết (cả CBTD và
Trưởng phòng tín dụng): ngắn hạn không quá 5 ngày; trung, dài hạn không quá 10
ngày làm việc kể từ khi Chinhánh nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ theo quy định.
* Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng.
Nếu chấp thuận cho vay, CBTD tiến hành các thủ tục cần thiết để hoàn thiện
Bộ hồ sơ vay vốn và hướng dẫn KH ký kết hợp đồng tín dụng.
* Bước 5: Giải ngân.
Các khoản vay dù đã được kiểm tra trước khi cho vay vẫn phải tiến hành kiểm
tra trong khi cho vay.Quá trình giải ngân phải có sự giám sátcủa CBTD phụ trách
khoản vay và đòi hỏi sự làm việc chính xác của kế toán và thủ quỹ.
* Bước 6: Thu hồi nợ và xử lý các phát sinh.
Sau khi giải ngân, CBTD phụ trách khoản vay có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc
việc trả nợ gốc, lãi của KH đầy đủ, đúng hạn. Các khoản nợ đến hạn, CBTD phải
thông báo cho KH trước 5 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ.
Trong suốt quá trình sau khi cho vay, CBTD cần kiểm tra các nội dung:
+ Sử dụng vốn theo mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
25


×