Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quản trị chiến lược: Nêu và phân tích các chiến lược trong nhóm chiến lược phát triển hội nhập(liên kết).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.22 KB, 3 trang )

Phạm Thanh Tùng – Quản Trị Marketing k13

Kiểm tra
Quản trị chiến lược

Câu hỏi: Nêu và phân tích các chiến lược trong nhóm chiến lược phát triển
hội nhập(liên kết).
Chiến lược phát triển hội nhập là chiến lược mà trong đó các doanh nghiệp
đầu tư vào quá trình sản xuất và phân phối đầu vào lẫn đầu ra, hoặc tìm cách kiểm
soát đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược tăng trưởng liên kết thích hợp đối với các doanh nghiệp đang
kinh doanh các ngành kinh tế mạnh, nhưng còn đang do dự hoặc là không có khả
năng triển khai một trong các chiến lược tăng trưởng tập trung. Chiến lược tăng
trưởng hội nhập thích hợp khi cơ hội sẵn có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược
dài hạn mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Có 3 loại hội nhập.
-

Hội nhập dọc về phía trước.
Hội nhập dọc về phía sau.
Hội nhập theo chiều ngang.

Chiến lược hội nhập về phía trước.
Hội nhập về phía trước(xuôi chiều) là tìm cách tăng trưởng bằng cách mua lại,
nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các kênh chức năng tiêu thụ gần
với thị trường đích như hệ thống bán và phân phối hàng hóa.
Các doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng bằng cách nhượng quyền vì chi
phí và cơ hội trải rộng cho nhiều cá nhân. Theo cách này, hội nhập dọc chính là
cách mà các công ty chọn để cạnh tranh trong các giai đoạn của chuỗi từ nguyên
vật liệu đến khách hàng.
Hội nhập thuận chiều là biện pháp hấp dẫn khi:


- Các doanh nghiệp phân phối hoặc các nhà bán lẻ của doanh nghiệp đang trải
qua quá trình tăng trưởng.
- Khi việc phân phối sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp quá tốn kém không tin
tưởng, không có khả năng đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp chưa tận dụng hết các nguồn lực sẵn có.

Phạm Thanh Tùng – Quản Trị Marketing k13


Phạm Thanh Tùng – Quản Trị Marketing k13
Ưu điểm của chiến lược.
-

Kiểm soát được các nhà phân phối và bán lẻ, những thành phần này đang
tăng trưởng và có thể thành đối trọng với doanh nghiệp trong quá trình

-

phân phối hàng hóa.
Quá trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn, không

-

còn phải qua trung gian, giúp nắm bắt phản hồi từ thị trường tốt hơn.
Tận dụng được các nguồn lực mà doanh nghiệp còn dư thừa.

Nhược điểm của chiến lược.
-

Quá trình quá lý phức tạp, bộ máy cồng kềnh hơn.

Phải có được số vốn lớn để có thể thâu tóm được các đối tượng cần thiết.

Chiến lược hội nhập về phía sau.
Đây là chiến lược tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hay tăng
quyền kiểm soát đối với việc cung cấp các nguồn đầu vào. Khi thực hiện hội nhập
trong nội bộ, hãng thiết lập nguồn cung ứng của mình bằng cách thành lập công ty
con hoặc nếu là bên ngoài hãng sẽ mua hoặc mua đứt các cơ sở cung cấp hàng hóa.
Hội nhập ngược chiều là biện pháp hấp dẫn khi:
-

Thị trường cung cấp đầu vào đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh hoặc có

-

tiềm năng lợi nhuận lớn.
Khi doanh nghiệp chưa thấy có sự đảm bảo chắc chắn về nguồn hàng và về

-

phí tổn hoặc độ tin cậy trong việc cung cấp hàng trong tương lai.
Khi số nhà cung cấp ít và số đối thủ cạnh tranh nhiều.

Ưu điểm.
-

Đảm bảo cung cấp hàng một cách chắc chắn từ phía nhà cung cấp.
Chiến lược này có lợi trong việc chuyển chi phí mua sắm nguồn lực đầu vào
thành hoạt động tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhược điểm:

-

Phải có vốn lớn

-

Việc quản lý phức tạp hơn.

-

Thiếu linh hoạt về mặt tổ chức và mất cân đối về công suất ở mỗi công đoạn
sản xuất.

Hội nhập theo chiều ngang.
Đây là chiến lược gia tăng quy mô của doanh nghiệp bằng cách gia tăng sức
ảnh hưởng của mình tới các đối thủ hoặc các doanh nghiệp nhỏ hơn hay các đối tác

Phạm Thanh Tùng – Quản Trị Marketing k13


Phạm Thanh Tùng – Quản Trị Marketing k13
sẵn sàng chia sẻ cơ hội và rủi ro trong kinh doanh, từ đó trở thành một doanh
nghiệp lớn hơn hoặc trở thành một doanh nghiệp có sức ảnh hưởng rộng hơn.
Doanh nghiệp muốn thực hiên liên kết theo chiều ngang phải đủ mạnh để có
thể thôn tính các đối tượng cần thiết cho quá trình lớn manh của mình, hoặc phải
chấp nhận liên kết với các doanh nghiệp khác có cùng mục đích trong kinh doanh.
Chiến lược này hấp dẫn khi:
- Doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành đang phát triển.
- Khi doanh nghiệp có vốn và nhân lực cần thiết để quản lý thành công một
tổ chức được mở rộng.

- Khi các đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn.
Khi thực hiện chiến lược này cần chú ý:
- Tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà quản trị chiến lược cần chọn
đối tượng phù hợp để mua lại.
- Đánh giá đúng giá trị các tài sản mà doanh nghiệp mua lại.
- Các nhà quản trị cần biết rõ có đối thủ cạnh tranh nào muốn tranh giành
thực hiện chiến lược này không.

Phạm Thanh Tùng – Quản Trị Marketing k13



×