Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Sinh kế của người dao trong quá trình hội nhập và phát triển – trường hợp người dao đỏ ở tả phìn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 93 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh kế là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại, là cách thức con
người tác động vào tự nhiên , môi trường để tạo ra của cải vật chất đảm bảo
cuộc sống mưu sinh. Tuy nhiên sinh kế của mỗi tộc người khác nhau không
hoàn toàn giống nhau, trong một nước sinh kế tộc người thể hiện trình độ phát
triển của quốc gia đó.
Nước ta là nước đang phát triển, tỉ lệ nghèo đói còn khá cao nhất là các
dân tộc thiểu số phân bố tới 3/4 diện tích lãnh thổ, ở vùng xa xôi hẻo lánh.
Các chiến lược ổn định phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của nước ta
trong đó có vấn đề sinh kế tộc người luôn được Đảng đặt lên hàng đầu. Thực
tế cho thấy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền núi trong mấy chục
năm qua là thành tựu thực hiện của chính sách dân tộc.
Thực trạng các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang ngày càng phát
triển, khẳng định mục tiêu mà Đảng ta hướng tới và con đường Đảng đã lựa
chọn cho các dân tộc thiểu số là hết sức đúng đắn.
Để thực hiện mục tiêu xã hội nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, ổn
định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội. Đảng đã áp dụng nhiều chính
sách mang tầm chiến lược đối với vùng miền núi và dân tộc thiểu số.
Nhưng thực tế một số chương trình chính sách do còn thiếu tính lí luận và
thực tiễn nên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy nghiên cứu
một cách cơ bản các vấn đề kinh tế - xã hội của các dân tộc trong quá trình
chuyển đổi hiện nay là rất cấp thiết.
Trong những năm gần đây cùng với công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch đang được đẩy mạnh ở miền núi có
nhiều tiềm năng và các dân tộc thiểu số. Vì vậy không tránh khỏi những tác
động tới giá trị văn hóa, xã hội và sinh kế của các dân tộc nơi đây. Trên cơ sở



2

thực tế đó tôi đã chọn sinh kế của tộc người trong quá trình hội nhập và phát
triển để tìm hiểu và nghiên cứu.
Những vấn đề mà tôi trình bày trong khóa luận là kết quả một tháng
nghiên cứu thực địa tại cộng đồng người Dao đỏ ở Tả Phìn – Sa Pa – Lào Cai.
Qua đó đưa ra cái nhìn khái quát nhất về bức tranh sinh kế của người Dao đỏ
ở Tả phìn nói riêng và Sa Pa nói chung trong quá trình phát triển và hội nhập
hiện nay. Đặc biệt dưới tác động của du lịch thì những sinh kế mới nào được
cộng đồng Dao đỏ xác lập và tiếp nhận. Nó có tác động như thế nào đến đời
sống, văn hóa, xã hội của người Dao, tạo ra những cơ hội, thách thức gì cho
người dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sinh kế tộc người từ trước tới nay đã là tâm điểm nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học : Kinh tế học, xã hội học, lịch sử, triết học….được
nhìn nhận dưới khía cạnh hoạt động kinh tế của tộc người, là công trình của
các tổ chức, cá nhân, các nhà hoạch định chính sách. Những nghiên cứu này
được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án cũng như
các sách chuyên ngành mang tính lí luận : Bế Viết Đẳng với “Các dân tộc
thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi” (1996), hay như
“Nghiên cứu về định canh, định cư ở Việt Nam” của tổ chức Quốc tế Anh
DFID … Các nghiên cứu này đã nêu lên được thực trạng kinh tế của các tộc
người thiểu số, sản xuất và sinh kế của các dân tộc trong thời kì chuyển từ du
canh du cư sang cuộc sống ổn định.
Tuy nhiên không có một phông chung khi nghiên cứu bức tranh sinh kế tộc
người. Mỗi nhóm tài liệu lại có cái nhìn riêng về hoạt động kinh tế của các dân tộc.
Các nhà hoạch định chính sách chủ yếu tập trung nghiên cứu để nhằm
mục tiêu vạch ra các chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.



3

Các nhà kinh tế lại nhìn hoạt động kinh tế của đồng bào các dân tộc
thiểu số trong tình trạng kém phát triển, còn lạc hậu.Vì vậy cần đưa tiến bộ
khoa học kĩ thuật, cũng như đầu tư các giống mới chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, tăng năng suất. Cũng như chú ý phát triển kinh tế hàng hóa ở
miền núi gắn với chiến lược con người.
Một số tổ chức và các cá nhân nghiên cứu tình hình kinh tế của các dân
tộc miền núi để đầu tư nhằm khai thác tiềm năng đem lại lợi nhuận.
Như vậy, vấn đề này đã được phản ánh một cách khái quát trong từng
nhóm dân tộc, tập trung trong các tài liệu nghiên cứu khá phong phú.
Người Dao ở nước ta đứng vào hàng thứ 6 so với các dân tộc thiểu số ở
Miền Bắc, sinh kế của người Dao được phản ánh dưới khía cạnh các hình thái
kinh tế bao gồm nông nghiệp, kinh tế phụ gia đình, mua bán và trao đổi hàng
hóa. Nhưng chủ yếu là hoạt động sinh kế truyền thống như trong bài “Tri
thức địa phương trong sử dụng thuốc nam của người Dao đỏ” của tác giả Trần
Thị Hồng Hạnh đăng trên tạp chí Dân tộc học số 5 (2002), đề cập tập quán
lên rừng lấy thuốc nam về chữa bệnh cho gia đình cũng như cho cộng đồng
làng bản, là tập quán có từ lâu đời của tổ tiên người Dao. Nhưng nay trong
quá trình chịu sự tác động của du lịch hiện nay lấy thuốc nam để bán cho
khách du lịch thành phổ biến, trở thành một nghề kiếm thêm thu nhập thì
chưa nghiên cứu nào đề cập tới.
Gần đây nhất nghiên cứu của Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai
Lan về “Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa” cũng đề cập tới khía cạnh
những tác động kinh tế - xã hội của du lịch đối với dân tộc thiểu số ở Sa Pa
trong đó có cả đối tượng là người Dao đỏ ở Tả Phìn. Ngoài ra, cũng phải kể
tới luận văn “Tác động của du lịch lên đời sống một số tộc người ở Sa Pa Lào
Cai” của Trần Thị Huệ (2004). Trong trường hợp này các dân tộc thiểu số đều
bị đặt vào vị trí là khách thể bị động trước làn sóng du lịch, mới nảy sinh



4

những sinh kế này, chứ chưa đề cập mặt chủ thể mà chính dân tộc đó chủ
động tham gia vào hoạt động kinh doanh hay tiếp cận thị trường, tự kiếm cơ
hội và sinh kế mới để phát triển nên đây cũng là khoảng trống còn để ngỏ cần
phải được quan tâm nghiên cứu.
Khi đề cập tới Sinh kế một tộc người cụ thể, mới chỉ có nghiên cứu của
tác giả Trần Mai An với “Sinh kế người Cơ Tu : Khả năng tiếp cận và cơ hội
nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế” (2006)
và “Sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người Tà Ôi (Pacoh) ở thôn
Phú Thượng, xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối
cảnh hiện nay” (2004) của Nguyễn Xuân Hồng. Tuy vậy các nghiên cứu trên
cũng đã giúp tôi bước đầu định hướng được cách tiếp cận khi nghiên cứu
“Sinh kế của người Dao trong quá trình hội nhập và phát triển – trường hợp
người Dao đỏ ở Tả Phìn (Sa Pa)” để thấy được những đổi mới trong bức tranh
sinh kế truyền thống , cũng như sự góp mặt của sinh kế mới mà người Dao đỏ
ở Tả phìn nói riêng và người Dao ở Sa Pa nói chung là hết sức phổ biến, nằm
trong quy luật của sự phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong những năm gần đây, kể từ khi người Dao đỏ ở Tả Phìn có thêm
nguồn thu nhập từ du lịch bổ sung thêm vào bức tranh sinh kế truyền thống,
đời sống dường như được cải thiện rất nhiều, từ sinh kế thuần nông nay thêm
sinh kế dịch vụ cho thấy chuyển biến đáng kể, tích cực. Nên người Dao đỏ ở
Tả Phìn – Sa Pa là chủ thể, là đối tượng tập trung nghiên cứu của tôi, để có
cái nhìn toàn diện và giải đáp các vấn đề cụ thể sau :
+ Những biến đổi bức tranh sinh kế truyền thống của Người Dao đỏ
diễn ra như thế nào?
+ Sinh kế mới mà người Dao tìm kiếm và xác lập là dựa trên tiền đề

nào? Nó đã được tiếp nhận theo chiều hướng nào, bằng cách nào?


5

+ Những hệ quả của quá trình chuyển đổi sinh kế ra sao, đặt ra cơ hội và
thách thức gì mà tộc người phải đối diện để phát triển kinh tế - xã hội hiện nay?
Những kết quả nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi một xã – Tả
Phìn (Sa Pa).
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc thu thập và sử lí các nguồn tài liệu thành văn và không
thành văn về tộc người Dao đỏ, các bài báo, tài liệu, sách, công trình nghiên
cứu có liên quan tới đề tài. Tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản
của Dân tộc học – Nhân học đó là điền dã Dân tộc học bao gồm :
+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin từ các hộ gia đình bằng bảng
hỏi, các hộ có thành viên tham gia hoạt động du lịch và thu nhập từ sinh kế
mới.Một số tổ chức, nhóm xã hội ở địa phương như Câu lạc bộ Thổ cẩm,
Công ty tắm thuốc dân tộc Dao đỏ.
+ Tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu đối với các đối tượng khác
nhau như trưởng thôn, những người bán hàng thổ cẩm cho khách du lịch,
người già, lãnh đạo địa phương là người dân tộc và cán bộ huyện nằm vùng,
hội phụ nữ để có thông tin cần thiết và cụ thể nhất về hoạt động kinh tế cũng
như sự hòa nhập vào nhịp độ phát triển du lịch mạnh mẽ của người Dao đỏ
nơi đây.
+ Phương pháp quan sát tham dự - phương pháp kinh điển trong
nghiên cứu Dân tộc học cũng được sử dụng tối đa. Vì muốn hiểu và thu
thập thông tin xác thực nhất về cuộc sống của người Dao đỏ trong hoàn
cảnh hiện nay thì không gì hơn là cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia các
hoạt động hàng ngày của họ. Vì vậy tôi đã đến ở tại một gia đình người
Dao đỏ ở đội 1 – Sả Xéng –Tả Phìn , từ đó giúp tôi định hướng và tiếp

cận với các hộ gia đình hiệu quả hơn.


6

5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và kết luận, khóa luận : “Sinh kế tộc
người trong quá trình hội nhập và phát triển – nghiên cứu trường hợp
người Dao đỏ ở Tả Phìn , Sa Pa, Lào Cai” được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Chương 2: Sinh kế truyền thống của người Dao đỏ ở Tả Phìn
Chương 3: Sự chuyển đổi sinh kế tộc người trong quá trình hội nhập
và phát triển.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XÃ TẢ PHÌN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
Sa Pa nằm ở độ cao 1600m so với mặt nước biển được mệnh danh như
một “Đà Lạt” ở phía Tây Bắc, một vùng đất khiêm nhường lặng lẽ như ẩn
chứa bao điều kì diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của
Sa Pa kết hợp với sức sáng tạo của con người, cùng với địa hình của núi đồi,
màu xanh của rừng như bức tranh có sự sắp xếp theo bố cục hài hòa tạo nên
cho vùng có nhiều cảnh sắc hấp dẫn, thơ mộng chìm trong làn mây bồng bềnh
làm cho thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo vẽ lên bức
tranh sơn thủy hữu tình. Chính vì vậy mà từ những năm 30 chủ thế kỉ trước
Sa Pa đã được người Pháp chọn làm điểm du lịch nghỉ dưỡng với những ngôi
nhà biệt thự sang trọng và những con đường lát đá thơ mộng giữa những vườn
đào, vườn mận chi chít hoa mỗi độ xuân về.

1.1. Huyện Sa Pa
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai cách Lào Cai 38km, cách Hà
Nội 400km về phía Tây Bắc Việt Nam.Ở tọa độ địa lí 22 007’04’’ đến 22028’48’’
vĩ độ bắc và từ 103043’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông với diện tích tự nhiên
của huyện là 67.864ha.
+ Phía Bắc giáp huyện Bát Sát
+ Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng
+ Phía Nam giáp huyện Văn Bàn
+ Phía Tây giáp huyện Than Uyên, Phong Thổ (Lai Châu)
Sa Pa nằm ở chân núi Phan xi păng với đỉnh cao 3.143m, có khu bảo
tồn thiên nhiên Hoàng Liên là một trong những khu vực đầu tiên được ghi
trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam được chính thức chuyển thành vườn
quốc gia Hoàng Liên theo quy định số 90/2002/QĐ-TTG của thủ tướng chính
phủ với tổng diện tích 29.845ha.


8

Vị trí xã Tả Phìn trên bản đồ

HÌNH 1.1 : BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN SA PA


9

Xét về vị thế kinh tế, Sa Pa là lãnh thổ trung chuyển quan trọng của 2
vùng địa lí kinh tế Tây Bắc và Đông Bắc qua đèo Hoàng Liên, có hành lang
kinh tế quan trọng Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên và Hà Nội-Vĩnh Phúc- Yên
Bái- Lào Cai- Trung Quốc. Sa Pa còn gần các điểm du lịch hấp dẫn thuộc
tuyến du lịch Điện Biên- Mường Lay- Lai Châu, cửa khẩu quốc tế Lào Cai và

tuyến biên giới Hà Khẩu (Trung Quốc) tạo lợi thế tiếp nhận du lịch trong cả
nước tới tham quan. Nhờ vị thế như vậy mà Sa Pa nằm trong 4 chương trình
35VN-VN78 theo tuyến du lịch Tây Bắc là Hà Nội-Lào Cai- Sơn La- Lai
Châu thuộc chương trình du lịch toàn quốc.
Địa hình, diện mạo của Sa Pa bị chia cắt bởi dãy núi phan Xi păng với
đỉnh cao nhất 3143m, thấp nhất 400m suối Bo độ cao trung bình từ 15001800m so với mực nước biển, độ dốc lớn trung bình 35 0-400 có những nơi độ
dốc trên 450 do vậy mà đã cản trở sự phát triển giao thông, hạn chế phát triển
kinh tế và giao lưu với bên ngoài của huyện Sa Pa .
Nhưng mặt khác Sa Pa lại được hưởng lợi thế từ khí hậu, do nằm sát
chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới bắc bán cầu nên Sa Pa mang sắc thái
nhiệt độ ôn đới với nhiệt độ trung bình từ 15- 180c, số giờ nắng trung bình
hàng năm biến động trong khoảng 1400 – 1600h, độ ẩm 85 – 90% và lượng
mưa trung bình 2762mm/năm. Chính nhờ đặc điểm này mà tạo cho Sa Pa có
khí hậu mát mẻ quanh năm thuận lợi phát triển du lịch và trồng cây ôn đới.
Sa Pa có hệ thống sông suối dày trung bình 0.7- 1.0/km2, đặc điểm sông
suối có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều. Có thể nói tài nguyên nước của Sa Pa
phong phú nhưng do núi cao và dốc nên bao nhiêu nước cũng chảy đi hết gây
nhiều khó khăn về nước sản xuất và đời sống tại các xã vùng cao.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 67,864ha (100%) trong đó đất
Nông nghiệp 5.072,14 ha (chiếm 7,5% ), đất lâm nghiệp 34.883,25 ha


10

(51,4%) trong đó 28.010 ha là đất rừng tự nhiên có trữ lượng 20m 3gỗ, đất
chuyên dùng 858,06 ha (1,2%), đất thổ cư 223,33 ha (0,3%), đất chưa sử dụng
26.827,22 ha (39,6%).
Nhìn chung diện tích đất của huyện chủ yếu là các loại đất “Feralit mùn
vàng đỏ trên núi cao từ 700-1700m, đá mẹ chủ yếu là đá Branit thuộc nhóm
mắc ma axit. Ngoài ra còn có đất mùn A lít trên núi cao, đất mùn thô than bùn

phù hợp với các loại cây trồng. vì vậy mà cây trồng chính là lúa, ngô, đậu
tương, cây làm thuốc ( thảo quả, đỗ trọng, sa nhân), cây ăn trái (mận, đào, lê),
hoa. Đây là thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bảng 1.1: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt một số năm
Năm
2001
2005

Lúa

Ngô

Tổng/ Tấn

6521
1200
7721
9500
1300
12100
(Nguồn :Báo cáo chương trình ĐHĐB Huyện Sa Pa)

Bình

quân

người/năm
190
277


Bảng1.2: Tình hình chăn nuôi
Năm
Tổng đàn trâu bò
Tổng đàn lợn
Tổng gia cầm

2004
10,3
18,0
57,0
(Nguồn : Thống kê huyện Sa Pa)

2005
10,7
19,5
58,4

Qua bảng số liệu : Bảng 1 và bảng 2 ta thấy huyện Sa Pa có sự tăng
trưởng trong sản xuất lương thực, bình quân lương thực tính theo đầu người
tăng rõ rệt, tuy nhiên vẫn là huyện thiếu lương thực do ruộng nước chỉ trồng 1
vụ, ngô trồng chủ yếu trên đồi năng suất còn thấp, chế biến còn gặp nhiều khó
khăn. Mặc dù là huyện vùng cao nhưng số lượng trâu, bò không tăng, đàn lợn
có tăng nhưng trọng lượng xuất chuồng không cao, tỉ lệ “Lợn cắp nách” (10
-15 kg/ con) cao.


11

Bảng1. 3: Tình trạng đói nghèo huyện Sa Pa
Năm

Tỷ lệ % hộ đói nghèo
2002
26,6 (Tiêu chí cũ)
2003
16,1 ( Tiêu chí cũ)
2004
10,98 (Tiêu chí cũ)
2005
48,7 ( Tiêu chí mới)
2006
34,9 ( Tiêu chí mới)
(Nguồn: Ban nội vụ huyện Sa Pa, tháng 4 / 2008)
Bảng1. 4: Tỷ lệ đói nghèo của các dân tộc huyện Sa Pa đến tháng 12/2006
Dân tộc
Số hộ
Tỷ lệ %
Kinh
25
1
Tày
108
4,3
Mông
1819
72,8
Dao
444
17,7
Giáy
21

0,84
( Nguồn: UBDT huyện Sa Pa – tháng 4 / 2008)
Qua bảng 4 và bảng 5 ta thấy tình trạng đói nghèo của huyện giảm đi rõ
rệt trong những năm gần đây cả theo tiêu chí cũ và mới. Tuy nhiên nếu nhìn
theo thành phần các dân tộc thì tình trạng đói nghèo ở người mông và Dao
vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Sa Pa có dân số toàn huyện là 43.600 người (2005) với mật độ dân só
toàn huyện 63 người/km2. Trong đó ở thành thị 221người/km 2, nông thôn 58
người/km2, thậm chí có xã mật độ dân số chỉ có 34 người/km 2 ( Tả Van). Sa
Pa có nhiều dân tộc cư trú và sinh sống nhưng tập trung chủ yếu 6 dân tộc:
Mông (chiếm 52,31%), Dao ( 25,37%), Tày (5,18%), Giáy (1,64%), Kinh
(14,1%), Xá Phó ( 1,25%). Nhìn chung họ cư trú theo từng cụm dân với từng
tộc người, có xã có tới 2 – 3 tộc người nhưng họ sống riêng biệt không sống
chung giữa tộc người này với tộc người kia.
Mặc dù đã trải qua những bước thăng trầm của lịch sử nhưng đồng bào
vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng mang nét đặc trưng của dân tộc mình như:


12

Lễ “róong pọoc” của người Giáy, lễ “ Sải sán” ( đạp núi) của người Mông, “lễ
tết nhảy” ( tết hàng năm) của người Dao đỏ. Đây là nguồn tài nguyên nhân
văn vô giá cho Sa Pa bước vào phát triển và hội nhập.
Bảng 1 .5: Thành phần dân tộc huyện Sa Pa
STT
1
2
3
4
5

6

Dân tộc
Tỷ lệ %
Mông
52,3
Dao
25,3
Kinh
14,1
Tày
5,8
Giáy
1,6
Xá Phó
1,2
( Nguồn: UBND huyện Sa Pa, 4 / 2008)
Sự đa dạng thành phần dân tộc khiến cho Sa Pa đa dạng sắc màu văn

hóa kết hợp với tài nguyên thiên nhiên phong phú là một thế mạnh để Sa Pa
đẩy mạnh phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: Nông – Lâm nghiệp,
Công nghiệp – Xây dựng, Dịch vụ - Du lịch theo phương châm “Lấy kinh tế
Nông – Lâm nghiệp làm trọng tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây
dựng và coi du lịch – dịch vụ là then chốt” ( UBND huyện Sa Pa).
Thực hiện phương châm này dưới sự lãnh đạo của Đảng các dân tộc
huyện Sa Pa đang cùng nhau chung sức phát triển kinh tế từng bước thoát
khỏi đói nghèo, nâng cao đời sống, tăng thu nhập.Trong những năm gần đây
chính sách đầu tư cho đồng bào các dân tộc đã tạo động lực cho họ phát triển
kinh tế, tự vươn lên không còn tình trạng đốt phá rừng sống du canh du cư,
cuộc sống ngày càng ổn định.

- Mục tiêu đến năm 2010 của Sa Pa :
- Tốc độ phát triển kinh tế 17%
- Cơ cấu kinh tế : Thương mại – du lịch – dịch vụ 65% ; Nông lâm nghiệp
22% ; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 13%.
- Thu nhập bình quân đầu người : 10,2 triệu đồng / người / năm.


13

- Tỉ lệ hộ đói nghèo tiêu chí mới là dưới 25%.
Đơn vị hành chính của Sa Pa hiện nay gồm 18 đơn vị hành chính trong
đó có một thị trấn và 17 xã: Hầu Thào, Bản Phùng, Tả Phìn, Nậm sài, Thanh
Phú, Sa Pả, Lao Chải, Trung trải, Thanh Kim, Bản Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả
Van, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Nậm Cang, San Sà Hồ. Mỗi xã có một vị
thế riêng nhưng trong đó các xã: San Sả Hồ, Tả Phìn, Tả Van, Hầu Thào, Bản
Hồ có thế mạnh về du lịch làng bản tập trung những nét văn hóa đặc trưng của
4 dân tộc lớn ở Sa Pa: Bản Hồ ( Người Tày), Tả Phìn ( Người Dao), San sả
Hồ ( Người Mông), Tả Van ( Người Giáy). Nơi đây hấp dẫn du khách bởi lọai
hình du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng.
Số lượng khách du lịch đến Sa Pa không ngừng tăng. Năm 2005 Sa Pa
đón 200.024 lượt khách tăng 20% so với năm 2004 trong đó khách nội địa
136.700 lượt và khách quốc tế 63.324 lượt. Lượng khách du lịch lưu trú qua
đêm tại Sa Pa là 178.905 lượt (115.581 lượt khách nội địa, 63.324 lượt khách
quốc tế) đến từ 81 quốc tịch khác nhau bao gồm : Pháp, Australia, Canada, Hà
Lan, Trung Quốc… tốc độ tăng trưởng mạnh 58%. Riêng năm 2005 có
55.501 lượt khách quốc tế đi tham quan du lịch làng bản trên địa bàn : Tả Van
có 10.597 lượt khách lưu trú. Bản Hồ 4.543 lượt khách lưu trú, Thanh Phú
989 lượt khách, Thanh Kim 289 lượt, Tả Phìn 17 lượt, Sín Chải 20 lượt. ngoài
các cơ sở lưu trú trên địa bàn thị trấn phát triển mạnh cả về chất và lượng thì
các cơ sở lưu trú ở các làng du lịch cũng được mở rộng (UBND huyện Sa Pa).

Bảng1. 6: Bảng thống kê số hộ kinh doanh nhà nghỉ ở một số xã
STT
1

Tên Thôn

Số hộ tham gia kinh

Bản Hồ

doanh (đv :Hộ)
29


14

2

Tả Van

28

3

Thanh Phú

4

4


Thôn Sín Chải(San

3

5

Sả Hồ)
Tả Phìn

5

(Nguồn : Phòng Thương mại – du lịch huyện Sa Pa)
Như vậy, du lịch đã sớm trở thành thế mạnh là ngành kinh tế trọng
điểm chiếm tỉ trọng GDP cao của huyện tạo tiền đề phát triển kinh tế của
huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Năm 2007 là năm đón nhận nhiều sự
kiện trọng đại trong đó đáng chú ý nhất là sự thành công của Đại Hội Đại
Biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều đó càng tạo bước đột phá
cho du lịch Sa Pa trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay.
Bảng 1.7 : Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2005
Các ngành
Tỉ lệ % (GDP toàn huyện)
Du lịch và dịch vụ
58,43
Nông – lâm nghiệp
35,56
Tiểu thủ công nghiệp
6,01
(Nguồn : UBND huyện Sa Pa)
Năm 1903 Sa Pa chính thức được ghi trên bản đồ Việt Nam, năm 2008

Sa Pa kỉ niệm 103 năm có tên Sa Pa. Kể từ đó tới nay trải qua nhiều năm
tháng Sa Pa ngày nay đã và đang thay da đổi thịt ( Từ một huyện nghèo dần
tiến tới 1 huyện giàu có) nhiều nhà hàng, khách sạn, chợ phiên, làng du lịch
sinh thái đang được hình thành.


15

Ngay sau khi chiếm được Sa Pa năm 1886, chúng đã đặt ách thống trị
tại mảnh đất giàu tiềm năng này.Từ đó tới năm 1954 người Pháp cũng phát
triển hệ thống nông nghiệp chăn nuôi và cây ăn quả Á nhiệt đới đặc sản trên
đồn điền Viô (nông trường Sa Pa ngày nay), Pheniét, Tắkkô, Magne. Nhưng
cộng đồng dân tộc thiểu số không được hưởng lợi từ sự phát triển này. Đời
sống của người dân vẫn chủ yếu là canh tác nương rẫy, theo phương thức du
canh du cư.
Thời kì hợp tác hóa nông nghiệp : 1954-1970 hoạt động nương rẫy
vẫn là hình thức chính. Nhóm người Kinh, Tày, Giáy có hệ thống sản xuất
cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (bông, lạc cố định) còn người
Mông, Dao, Xá Phó vẫn sống du canh du cư. Chính sách cải cách ruộng đất
trong giai đoạn này làm xuất hiện tổ đổi công và hợp tác hóa nông nghiệp.
Bao gồm :6 xã Thanh Phú, Lao Chải, Bản Khoang, Tả Phìn, Trung Trải và
Thị trấn (1958). Hệ thống ruộng bậc thang tiếp tục phát triển và tăng diện
tích dưới tác động của nghị quyết II (1962) và nghị quyết III (1963), mạnh
nhất là ở Lao Chải và Sa Pả từ 510 ha (1952) tăng lên 776 ha (1965). Diện
tích rừng được người Mông và Dao sử dụng phát triển Thảo quả ở Tả Van,
Tả Giàng Phình,Tả Phìn, San Sả Hồ, Bản Khoang với tổng diện tích là
8,1ha (1960) quy đổi.
Thời kì củng cố hợp tác xã (1970-1986) với chính sách xây dựng
vùng kinh tế mới và vùng chuyên canh củng cố hợp tác xã (1971) và nghị
quyết TW phát triển lâm nghiệp đã làm tăng diện tích trồng Thảo quả lên 400

ha (1980).
Thời kì đổi mới từ 1986 tới nay : Chính sách giao đất, giao rừng, chính
sách mở cửa của nhà nước có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh,
xuất hiện mô hình kinh tế gia đình và trang trại, việc làm nương rẫy giảm,


16

ruộng bậc thang tăng 817,3 ha (1980) đến 2.225 ha (2005). Tuy nhiên dân cư
vẫn sống dựa chặt chẽ vào sản phẩm của rừng.
Năm 1993 dưới tác động chính sách mở cửa đón khách du lịch Việt
Nam, cảnh quan du lịch truyền thống được khai thác và mở rộng tới tận các
làng bản xung quanh với những điểm du lịch kì thú và đặc sắc tác động không
nhỏ tới đời sống kinh tế của các dân tộc nơi đây. Trong thời kì này có sự
chuyển đổi quan trọng về phương thức sản xuất : Ruộng lúa nước bậc thang là
phương thức canh tác được người dân ưu tiên hơn là canh tác nương rẫy kém
hiệu quả.
Như vậy, người Pháp có vai trò tiên phong khai thác lãnh thổ Sa Pa cho
mục đích phát triển nông nghiệp, quy mô trang trại và du lịch nghỉ dưỡng có
cơ sở khoa học. Tuy nhiên mục đích khai thác của người Pháp chỉ mang lại
lợi ích cho mẫu quốc, còn các dân tộc thiểu số hầu như không được hưởng
vẫn sống trong cảnh nghèo nàn lạc hậu. Việc hình thành du lịch làng bản có
từ thời Pháp thuộc vào đầu thế kỉ XX và được khôi phục lại từ 1993 ngày
càng khẳng định sức hút lớn về Tài nguyên nhân văn đối với khách du lịch
quốc tế.
1.2. Tổng quan về xã Tả Phìn
Đã từ lâu Tả Phìn trở thành một địa danh rất đỗi quen thuộc với bất cứ
du khách nào khi tới Sa Pa. Tả Phìn gợi cho ta liên tưởng tới mảnh đất nơi đồi
cao heo hút gió ngàn, quanh năm sương mù bao phủ.
Tả Phìn là một xã vùng cao nằm ở phía Bắc huyện Sa Pa, 4 mặt tiếp

giáp với các đơn vị hành chính cấp xã trong và ngoài huyện Sa Pa:
Phía Đông giáp Trung Chải – Sa Pa
Phía Nam giáp Sa Pả - Sa Pa
Phía Tây giáp Bản Khoang – Sa Pa
Phía Bắc giáp Phìn Ngang – Bát Sát


17

Nằm ở độ cao trung bình 1300m nên khí hậu của Tả Phìn nằm trong
phông chung của khí hậu huyện Sa Pa mang đặc tính khí hậu gió mùa trên núi
có mùa đông rét, mùa hè mát, nhiệt độ trung bình từ 15-16 0c, độ ẩm tương đối
cao 86%, lượng mưa trung bình 2901mm/năm, với chế độ mưa này đáp ứng
nhu cầu về nước sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân.
Ngoài những yếu tố thời tiết chung Sa Pa còn có những hiện tượng thời
tiết đặc biệt

thường xuyên xuất hiện : Sương mù, băng giá,dông,mưa

phùn,sương muối, mưa đá và tuyết. Mặc dù có tác động xấu tới cuộc sống và
hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người nơi đây nhưng mặt khác nó lại
tạo cho Sa Pa nói chung và Tả Phìn nói riêng càng thêm sức sống hấp dẫn lạ
thường.
Tả Phìn cách trung tâm thị trấn không xa (12km về phía Đông bắc), gần
quốc lộ 4D nên Tả Phìn có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế thương mại dịch vụ và sớm được đưa vào khai thác theo tuyến du lịch làng bản Sa Pa – Tả
Phìn – Sa Pa .

B¶n ®å hµnh chÝnh HuyÖn Sa Pa - Lµo Cai



18

Vị trí xã Tả Phìn trên bản đồ

HÌNH 1.8 :VỊ TRÍ XÃ TẢ PHÌN TRÊN BẢN ĐỒ
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã có 2.718,3 ha trong đó đất nông
nghiệp 391,98 ha, lâm nghiệp có rừng 1.459,6 ha, đất chuyên dùng 74,3 ha,


19

đất ở 12,5 ha, đất chưa sử dụng 747,6 ha. Qua đó chúng ta thấy diện tích đất
nông nghiệp và lâm nghiệp của xã chiếm tỉ lệ lớn khẳng định hoạt động sản
xuất nông - lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên diện tích đất lúa mới
chỉ khai thác được một vụ, một vụ bỏ hoang, mặt khác do tập quán canh tác
còn lạc hậu, điều kiện sống và dân trí còn hạn chế, năng xuất không cao nên
trước đây đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Toàn xã Tả Phìn có số dân 2.478 người /427 hộ (2007) trong đó có
1079 lao động chiếm 45-47% tổng số dân. Đây là nguồn lực quan trọng phát
triển kinh tế đặc biệt là ngành cần nhiều lao động như nông – lâm nghiệp.
Xã gồm 6 thôn với 13 đội sản xuất:
Thôn Sả Xéng
Thôn Can Ngài
Thôn Tả Chải
Thôn Lủ Khấu
Thôn Suối Thầu
Thôn Giàng Tra.
Với 3 dân tộc anh em Mông, Dao, Kinh cùng sinh sống:
Mông 1348 người / 244 hộ
Dao 1059 người / 160 hộ

Kinh 71 người / 23 hộ
Nhìn chung dân cư phân bố rải rác, phân tán theo từng cụm nhỏ, đa số
dân tộc ở đây sống định canh định cư. Người Mông phân bố trên sườn gần
đỉnh và đỉnh đồi núi, người Dao là cụm cư dân phân bố xung quanh chân đồi
núi, dưới thung lũng gần nguồn nước, chủ yếu là các hộ thuần nông tham gia
hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, người Kinh phân bố xung quanh trục
đường giao thông chính và khu vực trung tâm xã (thôn Sả Xéng), phần lớn họ
từ đồng bằng lên đây làm ăn sinh sống, các hộ này tham gia hoạt động sản


20

xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp như giáo viên, y tá, buôn bán nhỏ, bán
hàng ăn. …..
Mỗi dân tộc mang một sắc màu văn hóa, phong tục tập quán riêng đặc
trưng tạo nên một Tả Phìn không chỉ hấp dẫn du khách bởi khí hậu trong lành,
cảnh quan kì thú mà còn phong phú về màu sắc trang phục, ngôn ngữ, nét văn
hóa truyền thống của các dân tộc. Chính sự kết hợp hài hòa giữa con người
với thiên nhiên đã trở thành nguồn tài nguyên có giá trị phục vụ phát triển du
lịch, làm đòn bẩy cho các ngành kinh tế khác - ngành kinh tế trọng tâm nông
- lâm nghiệp của địa phương.
Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội , các dự án hỗ trợ và đầu tư Tả Phìn ngày càng lớn mạnh và ổn
định thu được nhiều thành tựu về mọi mặt.
Do đặc điểm của địa hình và khí hậu nên cây trồng chủ yếu của Tả Phìn
là Lúa và Ngô. Lúa được trồng với diện tích lớn, theo số liệu điều tra năm
2003 tổng diện tích lúa của xã là 394,9 ha (bình quân 655m 2/ người. Nương
rẫy trồng ngô 200,7 ha (bình quân 416m 2/ người). Lúa chỉ canh tác một vụ
vào tháng 4, tháng 5 khi có đủ điều kiện về nước và nhiệt độ. Năm 2007 xã
gieo cấy được7223 kg giống năng suất 40 tạ / ha và 800 kg ngô năng suất 20

tạ / ha. Bước đầu giải quyết lương thực cho hơn 2000 dân trong xã.
``
Các loại rau ít, số lượng không lớn, phổ biến hơn là các loại cải có thể
trồng quanh năm. Các loại Đậu, bầu bí, su su, cải mèo được trồng trong các
vườn nhỏ xung quanh với hàng rào ngăn lợn, gà thả rông vào phá hoặc trồng
xen kẽ trên nương ngô. Rau chỉ đủ ăn ở mức độ gia đình tự cấp, tự túc là
chính. Đây cũng là hình thức kinh tế phổ biến ở hầu hết các dân tộc thiểu số
miền núi nước ta sản xuất vẫn phụ thuộc vào tự nhiên, việc áp dụng khoa học
kĩ thuật còn hạn chế do địa hình phức tạp.


21

Bảng1.8 :Bảng thống kê diện tích một số loại cây trồng của Tả Phìn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


Loại cây
Diện tích (đơn vị ha)
Lúa
177,8
Ngô
125
Chè
8,61
Thảo quả
55
Khoai
10
Đao giềng
2
Rau + su su
16
Đậu
9
Đậu tương
0,6
Lanh
1,4
Xuyên khung
0,5
Đào
19
Mận
13

28,5

(Nguồn : BCTK UBND xã Tả Phìn 2007)

Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là Trâu, bò, ngựa, dê, gà, lợn. Tổng
đàn gia súc, gia cầm của xã năm 2007 là 3750 con, hình thức chăn nuôi quy
mô nhỏ mới ở cấp độ hộ gia đình. Do đặc điểm hầu hết các gia đình là thuần
nông nên trâu được nuôi nhiều, ở Tả Phìn gia đình nào cũng có từ 2- 3 con trở
lên, bò mới được nuôi nhiều trong vài năm trở lại đây. Nhìn chung chăn nuôi
mang tính tự cung tự cấp với mục đích ăn thịt và cúng bái là chính. Đặc biệt
người Mông và người Dao ở Tả Phìn nuôi nhiều giống lợn đen chỉ ăn toàn rau
cỏ và ngô sống thịt nhiều nạc, thơm ngon được đánh giá cao. Nay trở thành
đặc sản trong các nhà hàng, khách sạn với thực đơn khá độc đáo “ Thịt gà
bản, lợn cắp nách, cá suối”.
Tuy nhiên việc người dân nuôi lợn cắp nách để bán vẫn chưa phổ biến.
Điều đó cho thấy tư duy tiếp cận thị trường còn hạn chế bởi ảnh hưởng của
phong tục tập quán . Vì vậy trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện
nay, nhất là tác động của du lịch tới làng bản Tả Phìn ngày càng mạnh mẽ thì
việc xác định trồng cây gì, nuôi con gì có thể bán được ra thị trường tăng thu


22

nhập cho người dân cũng là nội dung nằm trong chiến lược xóa đói xóa đói
giảm nghèo mà Đảng và nhà nước đề ra.
Như vậy, muốn tạo động lực cho các dân tộc phát triển kinh tế, trước
hết chúng ta phải hiểu chính dân tộc đó thì mới đánh giá được bức tranh sinh
kế tộc người biến đổi theo xu hướng nào. Người Dao cũng là cộng đồng
người chiếm số lượng đông trong các dân tộc thiểu số ở nước ta trong những
năm gần đây đa phần thoát nghèo hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, đặc
biệt là những nơi du lịch phát triển như ở Tả Phìn.
1.3. Người Dao và những nét văn hóa đặc trưng

1.3.1. Khái quát chung
Người Dao là cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta có số lượng khoảng
trên 20 vạn người đứng vào hàng thứ 6 so với các dân tộc thiểu số ở miền bắc,
chiếm 1,17% dân số toàn miền bắc, sống xen kẽ với các dân tộc khác như
Mông, Mường, Thái, Tày, Nùng, Kinh…cư trú ở các tỉnh vùng cao biên giới,
vùng sâu, vùng xa : Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu…
Người Dao cư trú trên cả 3 vùng : Vùng cao, vùng giữa và vùng thấp
nhưng tập trung chủ yếu ở vùng giữa. Trong đó vùng núi cao hiểm trở có độ
cao trung bình từ 800-1000m ( có nơi cao tới 2000m) của các tỉnh vùng cao
Tây Bắc : Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu là địa vực người Dao đỏ cư trú đông
hơn cả.
Lịch sử di cư của người dao sang Việt Nam được xác định là từ thế kỉ
XII, XIII cho tới những năm 40 của thế kỉ XX bằng 2 con đường ( đường thủy
và đường bộ ), nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ở nước ta người Dao được chia làm 7 ngành :
+ Dao đỏ ( Dao cóc ngáng, Dao sừng, Dao dụ lạy, Dao Quế lâm, Dao
đại bản).
+ Dao quần chẹt ( Dao Sơn dầu)


23

+ Dao tiền (Dao Đeo tiền)
+ Dao lô gang ( Dao Thanh phán)
+ Dao quần trắng
+ Dao Thanh y
+ Dao tuyển.
Người Dao ở Lào cai thuộc 3 ngành : Dao đỏ, Dao tuyển, Dao họ. Dân
tộc Dao đỏ Lào Cai có gốc ở Vân Nam ( Trung Quốc ) chuyển cư sang vào
cuối thế kỷ XIII, địa điểm cư trú đầu tiên ở làng Tòng Sành, Chu Quang Hồ

thuộc huyện Bát Sát.
Dân tộc Dao ở Lào Cai có số lượng 74.220 người, Dao đỏ chiếm 66,7%
tổng số dân tộc Dao ở đây. Họ sống tập trung ở các xã vùng cao của các
huyện : Sa Pa, Bát Sát, Văn Bàn, Than Uyên, Bảo Yên, Bắc Hà, Bảo Thắng.
Sống xen kẽ với các dân tộc Tày, Giáy, Nùng, Thái, Hà Nhì, Phù Lá,
Kháng…tất yếu dẫn đến sự giao thoa văn hóa và học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau của các dân tộc, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy từng dân
tộc và cộng đồng.
Sa Pa một trọng điểm du lịch Việt Nam, người Dao chiếm 25,5% tổng
số dân đứng hàng thứ 2 sau người Mông. Người Dao sống tại thị trấn và 12 xã
trong huyện. Tập trung đông ở các xã Bản Khoang (89,5% cư dân toàn xã ),
Suối Thầu (90,3% cư dân toàn xã ), Bản Phùng (79,7% cư dân toàn xã),
Thanh Kim (77,8% ), Bản Hồ (48,3%), Thanh Phú (49,5%), Trung Chải
(31,3%), Tả Phìn (40,1%), Nậm Cang (55,9%), Nậm Sài (35,6%), Tả Van
(7,8%), Sử Pán (2,3%), Thị Trấn (1,2%).
1.3.2. Người Dao đỏ Tả Phìn và nét văn hóa đặc trưng
Theo Bế viết Đẳng thì sở dĩ gọi là Dao đỏ vì trang phục phụ nữ của họ
dùng nhiều màu đỏ, nhiều tua và núm bông đỏ. Trong lễ cưới và trong đám
chay (cúng Bàn Vương) cô dâu và phụ nữ tham dự đám phải đội một cái mũ


24

rất to. Khung mũ bằng gỗ cắm 2 nan tre hay nứa bẻ thành 2 góc nhọn nhô ra
phía trước mặt, ngoài khung được phủ bằng vải đỏ và nhiều cái khăn thêu nên
người Trung Quốc gọi họ là Dao Đại Bản, người Tày gọi họ là Dao Cóoc
ngáng (sừng ngang). Dựa vào màu sắc trang phục có thể dễ dàng phân biệt họ
với các ngành Dao khác. Hiện nay ở Tả Phìn chỉ còn phụ nữ mặc trang phục
truyền thống nhiều còn nam giới đều mặc theo kiểu người kinh.
Gia đình người Dao là gia đình phụ quyền với vai trò của người tộc

trưởng trong dòng họ. Người chồng, người cha làm chủ gia đình, con trai có
quyền thừa kế tài sản để nối dõi tông đường.
Tôn ti trật tự và những cấm kị trong gia đình được quy định chặt chẽ,
con dâu không được ngồi ngang hàng với bố chồng, nếu ăn cùng mâm thì con
dâu phải đứng ăn, đợi khi bố chồng ăn xong đứng dậy đi ra ngoài mới được
ngồi.
Người Dao có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc) chịu ảnh hưởng
bởi tư tưởng Khổng giáo, hầu hết người Dao có tục thờ cúng tổ tiên, thờ bàn
Vương (người được coi là ông tổ của dân tộc mình). Bàn thờ được đặt ở nơi
linh thiêng không được quay lưng về phía bàn thờ, vì như vậy bị coi là thái độ
thiếu tôn kính với tổ tiên.
Trong một năm người Dao đỏ có những kiêng kị nhất định : Ngày 20/1
– âm lịch (kiêng gió thổi), ngày 1/2 (kiêng rượu, sợ chim ăn lúa), ngày 2/2
(kiêng chuột, sợ chuột ăn lúa), ngày 1/3 (kiêng sấm sét), ngày 14/3 (kiêng
nước,kiêng lũ lụt).
Một năm người Dao đỏ ở Tả Phìn cúng rất nhiều lần, theo cô Lý Tả
Mẩy ở đội I – Xả Séng thì trong năm bắt buộc có 4 lần cúng : Tết âm lịch
cúng 1 lần, qua tết âm lịch cúng 1 lần, tết thanh minh và rằm tháng 7. Ngoài
ra còn có lễ cúng phát sinh như khi có người trong gia đình đau ốm hoặc trâu
bò ốm chết.


25

Nhà của người Dao đỏ ở Tả Phìn – Sa Pa thuộc kiểu nhà trệt (nhà nền
đất giống như của người Kinh), do điều kiện khí hậu lạnh ở trên núi cao mà
nhà của họ thường làm thấp để tránh gió. Nhà làm bằng gỗ có 3 cửa, 1 cửa
chính và 2 cửa phụ ở 2 bên đầu hồi, nhà có gác rộng ở phía trên bắc lên bởi
thang bằng cây gỗ Pơ mu dùng đựng đồ và thóc ngô thu hoạch được.
Nhà thường có 2 gian,1 gian bếp và 1 gian tiếp khách. Nhà có 3 bếp : 1

bếp nấu ăn, 1 bếp sưởi, 1 bếp lò dùng nấu cám hay đun rượu. Trước đây lợp
bằng gỗ Pơ mu nay đã được thay bằng prôxim 5-7 nóc nhà liền sát nhau.
Khi tới thăm gia đình người Dao đỏ ở Tả Phìn – Sa Pa , may mắn hơn
nếu được tham dự đám cưới hay đám ăn hỏi thì bạn sẽ có cơ hội thưởng thức
những món ăn truyền thống như thịt sấy khô, thịt chua, lợn cắp nách, gà đen,
rượu mầm thóc đặc trưng của vùng khí hậu lạnh.
Người Dao đỏ ở Tả Phìn còn được biết tới bởi nghệ thuật thêu thổ cẩm
hết sức tinh xảo.Vải thường được nhuộm chàm trước khi thêu, hình mẫu hoa
văn phong phú bao gồm hoa văn kỉ hà (đường kẻ song song hay gấp khúc),
họa tiết hình cây thông, muông thú, hình người. Họ thêu ở mặt trái tấm vải,
thêu theo trí nhớ chứ không dựa vào hình mẫu hoa văn. Các em gái 5-6 tuổi
đã biết thêu.
“Lễ cấp sắc” của người Dao đỏ cũng khá đặc sắc trở thành tục lệ bắt
buộc đối với tất cả đàn ông người Dao, diễn ra trong phạm vi gia đình, dòng
họ. Bởi theo quan niệm của người Dao người đàn ông mà chưa cấp sắc lúc
sống, sau khi chết đi con cháu vẫn phải làm, cấp sắc rồi mới được công nhận
là trưởng thành, chết hồn mới được về với tổ tiên.
Bên cạnh đó “Lễ tết nhảy” là sinh hoạt văn hóa cộng đồng khá độc đáo
của người Dao đỏ Tả Phìn – Sa Pa được tổ chức thường xuyên vào khoảng
cuối giờ thìn, đầu giờ tỵ ngày mùng 1 hoặc mùng 2 tết nguyên đán tại nhà
trưởng họ hoặc trưởng thôn. Trong lễ tết nhảy người ta kể về sự tích dòng họ,


×