Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đề cương văn học trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.18 KB, 12 trang )

Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
Câu 1: Nguyên nhân vì sao có những cách nhận diện khác nhau về VHNT?
Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh thần
không thể thiếu. Dường như ở đâu có cuộc sống thì ở đó có thi ca. Với tư cách là một
hình thái ý thức, một hoạt động nhận thức, văn học nâng cao khả năng của con người
trong quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa hiện thực khách quan vì văn học không chỉ là
một nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao có ý nghĩa cổ vũ, tiếp
sức cho con người trong cuộc sống.
VHNT là một bộ phận văn hóa quan trọng của xã hội. Những năm gần đây,
VHNT đã trở thành một chủ đề trung tâm, nóng bỏng thu hút sự chú ý, quan tâm của
nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình trao
đổi đã dẫn đến nhiều cách nhận diện khác nhau về VHNT. Trong phạm vi bài tập xin
đc nêu lên một số nguyên nhân sau khi đọc một số bài viết của GS.Phan Trọng Luận:
- VHNT – Cần có hiểu biết thấu đáo và phương pháp tiếp cận đồng bộ.
- Văn học với VHNT không phải là một.
- “Chủ nghĩa phê bình mới”, “Phê bình chủ quan” hay là “Lí thuyết chiết
trung”? Lựa chọn nào cho đổi mới phương pháp dạy học văn?
Theo ý kiến và các quan điểm của GS.Phan Trọng Luận đã trình bày trong các
bài viết để tập trung nói đến vấn đề VHNT. Người viết xin đưa ra một số nguyên nhân
theo chủ quan cảm nhận về việc “có những cách nhận diện khác nhau về VHNT”.
Trước hết là do không hiểu đặc thù của VHNT: VHNT vốn có những đặc thù
riêng, những nhiệm vụ riêng. Đặc thù của VHNT là văn học nghệ thuật lưỡng tính và
phức hợp. Nó vừa là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật, nó hội tụ nhiều kiến thức
của các bộ môn (phức hợp). VHNT là một khoa học có mục đích, đối tượng, nguyên
tắc, đặc thù riêng không thể đồng nhất với các khoa học khác. Văn chương nhà trường
có phần mang bản chất văn chương nhưng đã có những đặc trưng khác, yêu cầu khác.
Ngoài quy luật, nguyên lí của văn học nó còn hội tụ những yếu tố tâm lí sư phạm. Bạn
đọc là giáo viên, học sinh chứ không phải bạn đọc ngoài đời với nhiều cách tiếp cận
phong phú. Môi trường đọc cũng là phạm vi trường học nên ít nhiều mang tính đồng


đều và bị giới hạn.

Thứ hai là do mục đích của VHNT với quan niệm “ Văn học là nhân học” nên
dạy văn không thể coi nhẹ một phương diện nào mà phải chú trọng mục đích toàn diện
đúng với đặc trưng đó là chất văn, chất thẩm mĩ. Học văn không chỉ là để rung cảm
mà còn để hiểu biết, để tập viết, làm văn, đọc văn có văn hóa, để làm người chân
chính. Một văn bản văn chương không phải chỉ có thông tin thẩm mĩ mà còn là một
văn bản văn hóa. Vì thế, học một tác phẩm văn chương có biết bao điều đc khai thác,
khám phá về con người, cuộc đời, xã hội và cuộc sống, tư tưởng, văn hóa.
-1-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
Thứ ba là phương pháp tiếp cận không đúng. Việc cải tiến pp vẫn còn nặng về
kinh nghiệm nghề nghiệp và chưa ra ngoài quỹ đạo của lối dạy áp đặt. Có nghĩa là
chưa có cách tiếp cận đồng bộ. Không tiếp cận văn học như một chỉnh thể văn hóa mà
chỉ nhìn nhận ở một phương diện nào đó để đánh giá. Thủ tướng PVĐ đã phát biểu:
“không thể dạy văn như cũ”, phải “gõ vào trí thông minh của học sinh”, dạy văn “để
hs phát hiện con người mình”, “dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”. Vì vậy,
một cách suy nghĩ giản đơn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, lại thiếu một cách tiếp cận
đồng bộ thì cho dù có tinh thần trách nhiệm cao vẫn dễ đi đến những nhận định sai
lệch về VHNT.
Cuối cùng là do đặc thù về quan niệm lí thuyết phê bình luôn phát triển đa dạng
và phong phú về văn bản văn học; tiếp cận văn bản tùy thuộc vào sự lựa chọn công
đoạn và phân tích hay giảng dạy tác phẩm văn học, tùy thuộc vào việc lựa chọn ytố
nào: hiện thực – nhà văn hay tác giả - tác phẩm hay tác phẩm với bạn đọc… Chỗ khác
nhau giữa các nhà khoa học là ở chỗ nhấn mạnh sự khác nhau đến các ytố: người đọc
– tác phẩm – quan hệ người đọc và thế giới, do đó đã đề ra những cách thực hành và

dạy văn khác nhau.
Tóm lại, GS.Trần Đình Sử đã có ý kiến về vấn đề văn học và học văn trong nhà
trường như sau: “Muốn đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ
thông thì trước hết phải làm gì? Ông đã mượn cách nói của Khổng Tử, đó là trước hết
phải “chính danh”, bởi danh bất chính thì sự bất thành, sự bất thành thì đổi mới
phương pháp dạy học văn không thể có kết quả mong đợi”. Thật vậy, có nhiều cách
nhận diện khác nhau về văn học nhà trường đã khiến bao nhà lí luận, phê bình và khoa
học phải trao đổi. GS.Phan Trọng Luận cũng đã đưa ra một số bài viết như: “VHNT ẩn
số và đáp số”, “VHNT không chỉ là chuyện văn chương” hay “Văn học với VHNT
không phải là một”,… Để thấy rằng, dạy văn, học văn không còn là công việc riêng
của các nhà giáo, nhà trường nữa. Nó trực tiếp liên quan đến chiến lược con người,
đến sứ mệnh của chế độ và cả đơi sống văn học của xh. Vì vậy, có thể thấy trên đây
chính là một số nguyên nhân dẫn đến cách nhìn nhận về VHNT chưa có sự đồng bộ.
===== The end =====

-2-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
Câu 2: Ý nghĩa thời đại và nhân văn của cuộc cách mạng pp dạy học trong
nhà trường thế kỉ XXI?
Cách 1:
Có thể nhận thấy rằng, thực trạng dạy học văn trong nhà trường chúng ta đang
tụt hậu so với bước đi của một số nước tiên tiến, nhất là so với yêu cầu chiến lược của
thời đại cả về nhận thức cũng như thực hành sư phạm. Với đặc thù riêng của bộ môn
văn, không chỉ là lĩnh vực cảm thụ thẩm mĩ mà còn là của sáng tạo cá nhân nhiều khi
đã tạo ra một ảo giác bao che cho sự chậm trễ, cũ kĩ về phương pháp. Chính vì thế mà
đã từ lâu, tình hình dạy văn vẫn đang diễn ra theo phương pháp dạy học giáo điều,

truyền thụ một chiều “từ miệng đến tai”, chỉ cần biết đến văn bản văn chương và chỉ
cần quan tâm đến nghệ thuật và tài năng khám phá cho sâu chỗ độc đáo của tác phẩm
văn chương. Điều đó đã gây hậu quả là biệt lập việc dạy học tác phẩm văn chương ra
khỏi thành tựu khoa học liên ngành vốn đã và đang tạo những tiền đề cho một sự đổi
mới triệt để về cách dạy văn trong nhà trường. Hậu quả nặng nề hơn của PP dạy học
cũ kĩ, giáo điều đó là sản sinh, đào tạo ra một thế hệ con người thụ động, ỷ lại, không
phát huy đc tiềm năng sáng tạo,...
Thực trạng trên cho thấy tính cấp thiết của việc hiện đại hóa, đổi mới pp dạy
học văn trong nhà trường theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình
dạy học. Những năm gần đây, thế giới đặc biệt quan tâm đến cuộc CM về pp, đặc biệt
là cuộc cách mạng về pp dạy học trong nhà trường. Bởi cuộc CM về pp dạy học trong
nhà trường ở TK XXI hiện nay mang một ý nghĩa vô cùng to lớn về thời đại và nhân
văn.
Đầu tiên, cuộc CM về pp dạy học thế kỉ XXI có một ý nghĩa đột phá, thay đổi
chất lượng giáo dục đào tạo của một dân tộc.
Cách đây 40 năm, với tầm nhìn xa chiến lược của một nhà lãnh đạo, Thủ tướng
PVĐ cũng đã từng nói: “Phải thay đổi cách dạy văn”, “phải gõ vào trí thông minh
của hs”,... Tầm quan trọng của pp dạy học văn rõ ràng là không phủ nhận đc. Dạy học
giáo điều chỉ có thể đào tạo ra đc những công dân ngoan ngoãn nhưng không tạo ra đc
những công dân tích cực, sáng tạo.
Có pp dạy học đúng đắn sẽ tạo ra việc xác định bản chất, mục tiêu dạy học đúng
đắn. VHNT phải nhằm đạt đc mục tiêu cao nhất là giải phóng và phát huy đc tiềm
năng sáng tọa của người học, phải rút ngắn đc khoảng cách giữa VHNT với đời sống
xh, phải cập nhật đc thành tựu của KHKT và lí luận vào trong giảng dạy, đặc biệt là
phải luôn hướng vào đối tượng hs hơn.
Từ việc xác định đc đúng mục tiêu, bản chất của dạy học văn, chúng ta cũng sẽ
đi đến một cuộc CM trong học tập với những nội dung hoàn toàn mới, phù hợp với
thời đại:
- Ý thức đc, thấm thía đc những khả năng kì diệu của bộ não con người, tiềm
năng vô tận của bộ não mà mình đang sở hữu.

-3-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
- Tạo cho hs sự tự giác, say mê học tập suốt đời.
- Thay đổi quan niệm kiến thức giữa “cái” và “cách”, trong đó nên chú ý vào
“cách”. Sự thông minh chính là cách nắm bắt kiến thức, cách nhận biết kiến thức.
- Biến ngoại lực thành nội lực. Biết khai thác những thành tựu của KHKT, lí
luận,... thành nội lực của bản thân.
Một chuẩn mực về tri thứcđã đc hình thành theo 3 cấp độ: Kiến thức cụ thể (tư
liệu); kiến thức khái quát (bản thân); kiến thức pp (kiến thức siêu kiến thức) giúp cho
sự thăng hoa kiến thức và phát triển tiềm năng con người sử dụng kiến thức.
Như vậy, pp là 1 công cụ mang ý nghĩa then chốt để làm thay đổi toàn bộ chất
lượng nền giáo dục đào tạo nước nhà.
Thứ hai, cuộc CM về pp dạy học trong nhà trường có một ý nghĩa thời đại to
lớn.
Như chúng ta đã biết, cuộc sống thay đổi không ngừng luôn đặt ra những thách
thức đối với mỗi con người của thời đại để không ngừng đổi mới tư duy học thuật và
giáo dục. Đặc biệt ngày nay, khi mà chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ của công
nghệ thông tin. CNTT hiện đại đã cho phép chúng ta nghĩ mới hơn về nhiều vấn đề cơ
bản của khoa học giáo dục mà tưởng chừng như tất cả thành kinh điển, thành chuẩn
mực bất di bất dịch.
Trước sự phát triển kì diệu của khoa học, công nghệ thông tin và của giáo dục
hiện đại, chúng ta cần thiết phải vươn lên nhanh chóng trong cuộc hòa nhập với khu
vực và thế giới. Một đất nước muốn phát triển nhanh cần phải chú trọng và nâng cao
sự phát triển của giáo dục, mà muốn phát triển giáo dục thì không thể không ứng dụng
CNTT. Một thực tế cho thấy nước nào đi đầu trong ứng dụng CNTT, nước đó sẽ đi
đầu về phát triển giáo dục.

Máy tính, kĩ thuật đã đưa đến cho nhân loại những thành tựu kì diệu là không
thể phủ nhận đc. Tuy nhiên, máy tính cũng chỉ là sản phẩm của con người, phản ánh
sức sáng tạo kì diệu của nhân loại. Bộ óc của con người mới là mới là một thứ siêu
máy tính. Càng ngày chúng ta càng có nhiều phát minh mới về não học. Mỗi một con
người là chủ nhân của một bộ máy vi tính vĩ đại nhất thế giới. Vậy nhưng nhà trường,
nhất là nhừ trường cũ lại chưa nhận thức đc vốn quý tiềm năng đó ở mỗi hs, thậm chí
còn làm thui chột nó đi một cách đáng tiếc. Thực tế đó đặt ra nhiệm vụ to lớn cho giáo
dục nhà trường là phải ra sức khai thác, phát huy tiềm năng to lớn của người học. Dạy
học chính là dạy cho hs tự học và học sáng tạo.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của trí tuệ, của chất xám, của nền văn minh hậu công
nghiệp, của cuộc chạy đua về chất xám chứ không phải là cuộc chạy đua cơ bắp. Con
người muốn tồn tại phải hòa nhập, tự khẳng định mình, phải năng động, sáng tạo. Bên
cạnh đó, thế kỉ XXI cũng là thế kỉ của bao dự đoán bi quan về những hiểm họa có thể
gây ra cho con người như: nạn cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm môi trường sinh thái,...
Những điều đó đặt ra cho con người những trọng trách để tự cứu mình bằng cách khai
-4-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
thác khả năng tư duy vô hạn. Một pp giáo dục hiện đại, đồng bộ sẽ là động lực cho
bước đi của mỗi nhân loại, mỗi dân tộc trong cuộc chạy đua về sức mạnh siêu quốc
gia. Để làm đc điều này, nội lực của giáo dục là vô cùng quan trọng, trong đó cuộc
CM pp là yếu tố then chốt.
Đối với nước ta, cuộc CM pp còn có ý nghĩa lớn lao hơn. Nó góp phần đưa đất
nước ta hòa nhập đc với sự phát triển chung của thế giới, của thời đại, gạt bỏ đi cái
nhìn về một đất nước lạc hậu, kém phát triển.
Thứ ba, cuộc CM pp dạy học trong nhà trường còn mang một ý nghĩa nhân
văn cao cả.

PP dạy học mới là phải phát huy đc tiềm năng sáng tạo của con người cũng như
của người học. Điều này thể hiện một tư tưởng nhân văn dân chủ, tiến bộ, đặc biệt là
trong chế độ xh tôn trọng con người như hiện nay.
Sự bùng nổ CNTT cũng như tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật khiến cho
nhà trường không thể nào bắt kịp đc lượng thông tin mang tốc độ vũ trụ đó. Nghịch lí
giữa lượng thông tin vũ trụ với thời gian hạn chế của nhà trường sẽ đc giải quyết bằng
cách hình thành cho người học một nhu cầu và khả năng tự bổ sung kiến thức, trang bị
cho hs pp tự nghiên cứu, tự học và học sáng tạo. Có như vậy mới đào tạo ra một thế hệ
con người chủ động, toàn diện cả về trí năng và kĩ năng.
Quan trọng hơn, do đặc thù của môn văn, không chỉ cung cấp cho hs những tri
thức khoa học mà còn phải đáp ứng, bồi dưỡng về mặt tâm hồn, tinh thần thẩm mĩ.
Trong khi đó, tình trạng con người ích kỉ, băng hoại đạo đức đang diễn ra rất trầm
trọng. PP dạy học văn rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xh, lí thuyết và thực
tiễn sẽ giúp cho hs có đc bản lĩnh, làm chủ bản thân ngay từ nhỏ. Mặc dù luôn phải
năng động, sáng tạo trong cuộc sống nhưng đồng thời luôn phải chủ động, tỉnh táo.
PP dạy học đúng đắn, sáng tạo sẽ tạo nên đc sự say mê, cuốn hút của hs đối với
môn Văn. Từ đó mà hình thành nên một đời sống tâm lí, tình cảm phong phú, có lòng
nhân ái, bao dung.
Như vậy, pp dạy học đúng đắn chính là then chốt giúp hoàn thiện nhân cách con
người cả về tri thức và nhân đức, góp phần tạo nên một xh bình đẳng, dân chủ, văn
minh.
*****
Cách 2:
Sự phát triển ktế, xh của VN trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh
hưởng của xh tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra
những y/cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng
trước một thử thách là: tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc
hậu ngày càng nhanh. Mặt khác, thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội
ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm,
-5-



Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình
huống thay đổi trong xh tri thức, trong việc ptriển ktế - xh dựa vào tri thức. Vì vậy
giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc ptriển ktế, xh thông qua việc đào tạo con
người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Việc gia nhập WTO của VN trước hết sẽ
làm tăng nhu cầu của thị trường lao động đối với đội ngũ nhân lực có trình độ cao.
Từ những đòi hỏi trên đây của sự ptriển ktế, xh trong điều kiện toàn cầu hóa và
xh tri thức, có thể khẳng định rằng: mô hình giáo dục “Hàn lâm kinh viện” không còn
thích hợp với những yêu cầu mới của xh và thị trường lao động. Giáo dục cần đổi mới
(pp) để đáp ứng đc những yêu cầu của sự phát triển ktế, xh và thị trường lao động.
PP dạy học văn với tư cách là một khoa học. Nó mới xuất hiện và phát triển ở
VN như một môn độc lập còn rất trẻ ở các trường ĐH trong vài thập kỉ nay. Tuy sinh
sau đẻ muộn nhưng ngành pp dạy học văn của ta đã ptriển vững vàng từng bước trên
cơ sở vận dụng PPL khoa học hiện đại và kinh nghiệm dạy học văn trong và ngoài
nước.
Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu về pp dạy học văn và những giáo viên
chân chính tự thấy không thể chỉ bó hẹp tầm hiểu biết trong một số công trình. Vả lại,
đây còn là vấn đề nhu cầu đổi mới về PPL khoa học. Đáng ghi nhận như một mốc
qtrọng là với nghị quyết TW Đảng II (khóa VIII) về giáo dục và khoa học công nghệ,
vấn đề nội dung và pp giáo dục đã đc đặc biệt lưu ý. Vấn đề đổi mới pp đc đặt ra một
cách chính thức.
Đổi mới pp đã thành vấn đề thời sự khoa học. Tuy mọi cố gắng bền bỉ liên tục
vẫn đang nằm trong giai đoạn khởi đầu của cuộc vận động, một cuộc cách mạng thực
sự về pp giảng dạy văn học ở nhà trường. Nhưng cuộc CM pp dạy học đã đi đến một
số ý nghĩa mang tính thời đại và nhân văn sâu sắc.
Trước hết, nói đến giáo dục không thể không quan tâm đến vấn đề giải phóng và

phát huy sáng tạo của thế hệ trẻ. Vì vậy, pp đầu tiên nó là một vấn đề của thời sự trong
nhà trường. Bởi đổi mới là mang tính đồng bộ và hệ thống, từng bước thấu triệt
nguyên lí chiến lược đến việc thực thi trong thực tiễn sư phạm.
Tiếp theo, pp chính là một khâu đột phá cho chất lượng giáo dục và đào tạo.
“Biết quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Nhà trường không thể là một nơi
nhồi nhét lí thuyết, không định hướng nghề nghiệp nào, mà kiến thức pp là kiến thức
công cụ giúp cho thăng hoa kiến thứcvà ptriển tiềm năng con người sử dụng kiến thức.
Kiến thức pp là kiến thức siêu kiến thức trong việc hình thành phẩm chất khoa học cho
hs cũng như trong việc đánh giá hiệu quả dạy học.
Cuối cùng là nó đã bình thản từng bước đưa bài học ra ngoài quỹ đạo của dạy
học giáo điều. Không thể để tồn tại dai dẳng mãi một nghịch lí là pp giáo điều trong
giáo dục cứ tồn tại khi mà chế độ xh sinh ra nó đã sụp đổ nhiều thế kỉ nay. PP dạy học
giáo điều lấy người dạy làm trung tâm, thầy giáo đc đề cao tuyệt đối về uy quyền, về
chân lí khoa học và là một nguồn cung cấp kiến thức độc tôn bên cạnh SGK. Trong
đó, nguồn kiến thức đc “thần thánh hóa”, đc “cố định hóa” một cách tuyệt đối, nguồn
-6-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
tri thức đc cung cấp là không phải bàn cãi, chỉ có việc tiếp nhận, ghi nhớ. Vì vậy, đổi
mới pp là nhận thức đúng về bản chất khoa học và ý nghĩa xh rộng lớn, sâu sắc của pp
dạy học trong nhà trường. Xóa bỏ pp giáo điều là một đòi hỏi cấp bách nhằm giải
phóng và phát huy tiềm năng sáng tạo cho người học ngay từ trên ghế nhà trường.
Tóm lại, thế kỉ XXI là thế kỉ của chất xám, của trí tuệ, của nền văn minh hậu
công nghiệp. Con người muốn tồn tại, muốn hòa nhập, muốn tự khẳng định mình thì
nhất định phải là những thành viên năng động, sáng tạo. Và một pp dạy học, một
phương thức giáo dục trì chệ, cổ hủ, giáo điều sẽ là những trở lực cho bước đi của
nhân loại và của mỗi dân tộc trong việc chạy đua về sức mạnh “ siêu quốc gia”. Vì vậy,

để cho nhà trường vươn tới hiện đại hóa pp, cần phải đồng thời đi vào cả hai phương
diện LL và hành động.
===== The end =====

Câu 3: Tiếp cận đồng bộ đưa đến những thay đổi qtrọng nào trong việc giải
mã dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường?
-7-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
Khi nói về thực trạng của giáo dục VN, chúng ta đã nói đến nhận định là nền
giáo dục mang tính “Hàn lâm, kinh viện”. Để đổi mới giáo dục theo tinh thần định
hướng kết quả đầu ra, định hướng phát triển năng lực với mục tiêu giáo dục không chỉ
giới hạn trong việc truyền thụ hệ thống tri thức chuyên môn mà nhằm ptriển toàn diện
nhân cách của người học, thông qua việc ptriển các năng lực cho hs. Để xác định mục
tiêu dạy học của môn học cần xác định những kết quả năng lực nào hs cần đạt 1 cách
rõ ràng, cụ thể, có thể đánh giá đc. Khi mô tả mục tiêu dạy học của các bài học theo
các kiến thức, kĩ năng, thái độ thì cần có sự liên hệ để học sinh luyện tập, vận dụng kết
hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ trong những tình huống ứng dụng phức
hợp, ptriển nhân cách toàn diện thì bên cạnh việc khắc phục cái cũ, căn cứ vào những
yêu cầu mới của sự ptriển ktế, xh cũng như những quan điểm định hướng mang tính
đường lối, cần dựa trên những cơ sở lí thuyết khoa học giáo dục. Trong đó việc áp
dụng những quan điểm mới về chương trình dạy học và việc tiếp nhận đồng bộ đã đưa
đến những thay đổi qtrọng trong việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường là một xu hướng tiến
bộ, nó vừa đảm bảo đc pp lịch sử phát minh, vừa chú trọng đc tác giả - tác phẩm, đồng
thời chú trọng đến vai trò tích cực của hs. Đặc biệt là đặt tác phẩm trong bối cảnh sinh
ra nó để hiểu sự vận động của tác phẩm, hiểu “ý tại ngôn ngoại” trong thông điệp mà

nhà văn gửi đến bạn đọc.
Bởi vậy, nhiều năm qua, nhiều thập kỉ qua, khuynh hướng tiếp cận tác phẩm văn
chương luôn biến đổi trao đảo dưới sự ảnh hưởng của các pp. Từ đó, mong mỏi có một
phương pháp luận tiếp cận tác phẩm văn chương cụ thể. Một kết luận khoa học văn
chương qtrọng và cơ bản đối với người nghiên cứu và giảng dạy văn học là luôn luôn
nắm vững một quan điểm tiếp cận đồng bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp
lịch sử phát sinh, cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn
chương. R.Marshall trong “Dạy văn ở phổ thông” đã nhấn mạnh tới quan điểm: xh,
văn hóa, văn bản và chủ thể.
Trước hết, nhà sư phạm Mĩ đã nhấn mạnh quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh
và sự vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản (xh, văn hóa, nhà
văn,...) để cắt nghĩa tác phẩm. Vì văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn ra
đời trong bối cảnh lịch sử, xh, văn hóa cụ thể. Những ytố đó thẩm thấu, chắt lọc thông
qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm.
Thứ hai là quan điểm tiếp cận văn bản, giúp cho người đọc, người nghiên cứu
không thoát li văn bản. Nó vốn là đề án tiếp nhận mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc.
VB là một chỉnh thể hữu cơ, một thực thể đầy ẩn ý, là thông điệp nhà văn gửi đến bạn
đọc. Vì vậy, vh không chỉ có ý nghĩa nhận thức, chức năng giáo dục mà còn là những
thông tin thẩm mĩ chứ tác phẩm không phải là một đề cương giáo huấn, một sơ đồ xã
hội học,... VB là thông điệp nhà văn muốn gửi đến cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt
nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống và con người.

-8-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
Ngoài ra, văn chương vốn là cuốn SGK toàn thư về cuộc sống. Vì vậy, ta lại
càng cần phải làm giàu văn bản và trang bị cho hs vốn am hiểu về văn chương, về văn

hóa văn chương để họđi vào cuộc sống công dân và đời sống chuyên môn sau này.
Mặt khác, tác phẩm văn chương là một vb trong chỉnh thể. Tác phẩm văn
chương đc cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật với một thế giới nghệ thuật riêng đc kết
cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ nội dung và hình thức, giữa bộ phận và
tổng thể, giữa ytố hữu hình và vô hình,... Vì vậy, ta không nên xé lẻ để dẫn đến tình
trạng văn chương mất đi tính nhất quán, mờ nhạt. Phân tích có lựa chọn nhưng phải
đặt trong tính chỉnh thể.
Thứ ba là quan điểm tiếp cận hướng vào đáp ứng của hs. Những năm gần đây,
ngành LLVH đã nhấn mạnh thêm hướng lịch sử chức năng trong tiếp cận tác phẩm
văn chương. Tác phẩm văn chương là một hệ thống mở và đc nhận diện trong nhiều
quan hệ hữu cơ, đặc biệt là mối quan hệ với bạn đọc. Bạn đọc như một ytố sinh mệnh
của mỗi tác phẩm lí luận về tác phẩm chức năng của tác phẩm là sinh động hơn, phong
phú hơn cách hiểu, cách cắt nghĩa tác phẩm. Đồng thời cũng làm cho việc phân tích,
giảng dạy trong nhà trường hiệu quả hơn.
Tóm lại, pp giảng văn theo hướng thiên về vb, về người giáo viên đã khiến cho
hiện tượng hs thờ ơ với tác phẩm, với tiếng nói của nhà văn và tất yếu dẫn đến hiện
tượng có sự xa cách giữa người giảng văn và người học văn. Vì vậy, việc tiếp cận
đồng bộ trong dạy học văn chương là cần thiết. Trong nhà trường luôn có sự kết hợp
hài hòa giữa cảm thụ cá nhân của hs với định hướng sư phạm của người thầy. Một
quan điểm tiếp cận đồng bộ văn hóa ngoài văn bản và đáp ứng của người học là sự cân
đối chuẩn mực, hài hòa, đồng bộ, đảm bảo hiệu quả vững chắc cho việc nghiên cứu và
dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
===== The end =====
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Dạy học văn trong nhà trường là một bài toán
phức tạp nhưng không thể chỉ tìm đáp số từ trong môn Văn. Anh (chị) suy nghĩ gì
về ý kiến trên.

Câu 5: Lí giải hiện tượng không thống nhất trong việc cắt nghĩa một số tác
phẩm văn chương trong nhà trường như: Tuyên ngôn độc lập, Đây thôn Vĩ Dạ,
Tống biệt hành,...?

Trong đời sống văn học, chúng ta đều hiểu rằng, cách lí giải và đánh giá một bài
thơ, bài văn, một hiện tượng văn học không phải bao giờ cũng dễ nhất trí, thường là có
những khoảng cách, có khi còn đối lập về quan điểm. Ở đây không phải chỉ có chuyện
nhận thức về khoa học, về văn học mà có khi còn cả những vấn đề ngoài văn học. Tình
hình chính trị, xã hội và đời sống càng ngày càng thay đổi nên tâm lý người đọc cũng
-9-


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
sẽ thay đổi, do đó nó đã có nhiều biến động và biến đổi trực tiếp ảnh hưởng đến việc
tiếp nhận văn chương.
Tuỳ theo sự am hiểu tinh thông phương pháp luận nghiên cứu văn học và cũng
tuỳ theo bản lĩnh khoa học của mỗi người mà con đường tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm
văn chương đi theo những chiều hướng đúng sai khác nhau: chú trọng hoàn cảnh phát
sinh hay tuyệt đối hoá các yếu tố ngoài tác phẩm; khám phá cấu trúc văn bản một cách
khoa học hay biệt lập văn bản khỏi hoàn cảnh phát sinh mà người đọc sẽ khép kín
trong văn bản hay cường điệu hóa sở thích cảm thụ chủ quan của mình dẫn đến việc
thoát ly văn bản.
Trong những năm vừa qua, những bài thơ, bài văn trong sách giáo khoa phổ
thông cũng đã gây nên những cuộc trao đổi ý kiến khác nhau, có khi đối lập nhau.
Khác nhau về từng chi tiết thơ, về hình ảnh hay nhân vật trữ tình, về giọng thơ, về cảm
hứng sáng tạo, ý đồ sáng tác, ý nghĩa xã hội ... và cả về thời điểm xuất xứ của tác
phẩm. VẬY TẠI SAO LẠI CÓ TÌNH TRẠNG KHÔNG THỐNG NHẤT?
1. Vì bản thân tác phẩm đã tạo nên những thông tin giả, nhiều sắc điệu,
nhiều giọng điệu.
Con đường đi vào tác phẩm văn học là con đường trải qua nhiều chặng đường,
nhiều bước, nhiều giai đoạn để đi dần từ bề ngoài đến bề trong, mà bước cuối cùng
bao giờ cũng là xác định được một cách tương đối ổn định chủ đề và định hình được

tình cảm chính của tác phẩm ở người đọc. Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ công
việc tri giác ngôn ngữ và lĩnh hội hình tượng tác phẩm ở những bình diện thấp - cao
khác nhau nên sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau ở người đọc.
Do tác phẩm thường tạo nên những thông tin giả, nhiều sắc điệu, nhiều giọng
điệu nên việc để người đọc nắm được những yếu tố vô hình của tác phẩm là việc làm
khó khăn. Họ phải làm sao vượt qua được bước khai thác, phân tích những yếu tố hữu
hình để nắm được những yếu tố vô hình đó của tác phẩm. Không phải là da thịt, xương
máu mà là cái thần thái, cái rung động cần phải được lĩnh hội bằng sức mạnh của cả kỹ
thuật lẫn tâm hồn người đọc.
Người cảm thụ hay phân tích đúng đắn một tác phẩm văn học luôn luôn phải
loại trừ những ấn tượng chủ quan sai lệch về tác phẩm, phân biệt được những yếu tố
trung hoà và then chốt để xác định đúng đắn về tác phẩm và những gì là sáng tạo nghệ
thuật độc đáo của nhà văn.
2. Do sự hiểu biết nông cạn của người đọc:
Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn ra đời trong những bối
cảnh lịch sử xã hội văn hóa cụ thể, những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng
kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên nếu người đọc không có sự hiểu biết
rộng thì sẽ không hiểu được điều mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Hoặc khi tìm
hiểu về tác phẩm thì chúng ta không thể không tìm đến bối cảnh và nhà văn.
Đơn cử như trong bài "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư, hình ảnh "con nai vàng"
gắn liền với một kỉ niệm sâu thẳm của tác giả thời thơ ấu. Những câu thơ đẫm lệ vì
thân phận người đàn bà trong thơ Lưu Trọng Lư gắn liền với tình cảm xót thương của
nhà thơ với những cuộc đời "chỉ có nước mắt" của bà mẹ và các chị gái đau khổ và bất
- 10 -


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
hạnh của mình. Nếu không hiểu và biết được những chi tiết này thì liệu người đọc có

thể hiểu đúng ý nghĩa trong các tác phẩm của nhà thơ Lưu Trọng Lư hay không?
Những người đọc không có được những dữ liệu trên thì chắc rằng sẽ hiểu sai lệch đi
về hình tượng trong bài thơ.
Hay ở bài thơ "Quê hương" của Giang Nam ra đời giữa những ngày quân thù
đang ra sức truy lùng, bắt bớ, tàn sát những người thân của cán bộ cách mạng. Nhà thơ
xây dựng tứ thơ từ cái chết thê thảm của người yêu. Nhưng có người lại không hiểu và
phê bình nhà thơ sao không chọn hình ảnh người phụ nữ nói chung để bài thơ mang ý
nghĩa khái quát hơn; chọn hình ảnh người yêu làm cho bài thơ thu hẹp trong tình cảm
riêng tư. Nếu nói như vậy thì có nghĩa là bạn đọc đã không có được những hiểu biết
xung quanh bài thơ này. Bạn đọc đã không nắm được bối cảnh lịch sử cụ thể ở miền
Nam nên không hiểu được dụng ý nghệ thuật của tác giả và ý nghĩa khái quát điển
hình của nỗi đau trong bài thơ khi nói đến cái chết có vẻ riêng tư.
3. Do không hiểu về luật thơ, loại thể không đúng:
Bạn đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm nếu không nắm rõ ý nghĩa tổng quát
của thơ, mỗi yếu tố trong dòng thơ, câu thơ, khổ thơ thì sẽ hiểu sai lệch hoàn toàn
những từ, ngữ ở trong bài thơ, làm cho bài thơ không còn đúng với nội dung mà tác
giả muốn gửi đến. Vì mọi tác phẩm văn chương có giá trị đều là những chỉnh thể,
những cấu trúc chặt chẽ. Nghĩa là trong đó, các yếu tố đều liên hệ với nhau và đều phụ
thuộc vào cái toàn thể, do cái toàn thể quy định. Tính chất cấu trúc của tác phẩm thơ
lại càng cao. Vì trong thơ, nhất là thơ cổ điển, thơ luật, số lượng tiếng trong bài thơ rất
hạn chế. Trong thơ luật, sự hạn định số lượng tiếng trong câu thơ và số lượng câu thơ
trong bài thơ, những yêu cầu về vần, về đối, về niêm, luật... là những đòi hỏi rất chặt
chẽ. Còn với thơ trữ tình, sự chọn lựa thanh bằng hay thanh trắc, âm thuận hay âm
nghịch, âm mở hay âm khép, âm vang hay không vang... đều có dụng ý của tác giả vì
nó sẽ chi phối đến việc biểu hiện nội dung, đòi hỏi người đọc phải nắm vững thì mới
đi đúng những gì mà nhà thơ muốn nói đến trong bài thơ.
Khi trực tiếp bắt tay vào xây dựng tác phẩm, nhà văn phải giải quyết một cách
cụ thể các vấn đề then chốt như loại thể, cốt truyện, nhân vật, kết cấu tác phẩm, ngôn
ngữ,... Chúng ta biết có những loại thể "thuần tuý", nhưng lại có những loại thể hỗn
hợp. Những loại thể "thuần tuý" như truyện thì đòi hỏi phải chú ý đến cốt truyện, nhân

vật; thơ lại đòi hỏi nhạc tính, sự cô đọng về tình cảm, ý tưởng, hình ảnh. Những loại
thể hỗn hợp như truyện thơ, kịch thơ có những yêu cầu "kép" về tư duy sáng tạo, cũng
như về tổ chức tác phẩm. Do đó, với loại thể cũng đòi hỏi người đọc phải có những
năng lực, tư duy tốt thì mới có thể tìm hiểu tác phẩm chính xác được.
4. Do quên chỉnh thể tác phẩm, không biết chi tiết nào then chốt mà dừng để
phân tích.
Chỉnh thể văn bản nghệ thuật không phải là một số cộng đơn thuần từ các yếu tố
mà thành. Nó là một chỉnh thể sống động, trong đó các yếu tố quy định, phối hợp lẫn
nhau và thổi sức sống vào cho nhau. Vì vậy, trong khi phân tích, bình giảng tác phẩm,
phải chú ý đến mối quan hệ giữa từng yếu tố, bộ phận với toàn thể cấu trúc. Không
nên sa vào những yếu tố cô lập, tách chúng ra khỏi những mối liên hệ với các yếu tố
- 11 -


Đề cương – Văn học nhà trường
Học viên: Phạm Xuân Bắc –
K21LLVH
khác và với toàn thể chỉnh thể tác phẩm, từ đó dễ đánh mất ý nghĩa khái quát của tác
phẩm. Ngược lại, cũng không vì chú ý đến toàn thể mà bỏ quên hoặc xem nhẹ các yếu
tố, không nhìn thấy vai trò của chúng trong việc tạo ra ý nghĩa chiều sâu của văn bản.
5. Tiếp cận tác phẩm không đồng bộ (quá thiên về cấu trúc văn bản, không
chú trọng đến chức năng...)
Tuỳ theo sự am hiểu tinh thông phương pháp luận nghiên cứu văn học và cũng
tuỳ theo bản lĩnh khoa học của mỗi người mà con đường tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm
văn chương di theo những chiều hướng đúng sai khác nhau: chú trọng hoàn cảnh phát
sinh hay tuyệt đối hoá yếu tố ngoài tác phẩm; khám phá cấu trúc văn bản một cách
khoa học hay biệt lập văn bản khỏi hoàn cảnh phát sinh,... Không nói gì xa, ngay
những bài thơ, bài văn trong sách giáo khoa phổ thông cũng đã gây nên những cuộc
trao đổi ý kiến khác nhau, có khi đối lập nhau. Khác nhau về từng chi tiết thơ, về hình
ảnh hay nhân vật trữ tình, về giọng thơ, về cảm hứng sáng tạo, ý đồ sáng tác, ý nghĩa

xã hội,... Nguyên nhân chủ yếu không phải ở trình độ, tài năng mà chính là ở phương
pháp luận tiếp cận tác phẩm văn chương cụ thể. Do đó, yêu cầu cơ bản và quan trọng
đối với người nghiên cứu và giảng dạy văn học là luôn luôn nắm vững một quan điểm
tiếp cận đồng bộ, một sự vận dụng hài hoà các phương pháp lịch sử phát sinh, cấu trúc
văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương.
Tóm lại, việc tiếp cận, phân tích hay bình giảng tác phẩm văn chương trong nhà
trường luôn biến đổi và chao đảo dưới ảnh hưởng của phương pháp lịch sữ xã hội, văn
bản học, phê bình mới,... Trong nghiên cứu và giảng dạy văn học có khi đã quá thiên
về mặt lịch sử phát sinh, có khi lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc luận hay văn bản học.
Do đó dẫn đến cách nhìn nhận tác phẩm văn chương trở nên biệt lập, hình thức chủ
nghĩa. Tuỳ theo sự am hiểu tinh thông phương pháp luận nghiên cứu văn học và cũng
tuỳ theo bản lĩnh khoa học của mỗi người mà con đường tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm
văn chương đi theo những chiều hướng đúng sai khác nhau, dẫn đến hiện tượng không
thống nhất trong việc cắt nghĩa một số tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ
thông.

- 12 -



×