Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đoàn thanh niên xã mường é huyện thuận châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.21 KB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh thiếu niên
Việt Nam bản thân em luôn được các thầy cô giáo quan tâm tạo mọi điều kiện
giúp đỡ, trang bị cho em những kiến thức về lý luận chính trị - Hành chính và
nghiệp vụ đoàn, hội, đội để giúp em trưởng thành như ngày hôm nay.
Đến nay em đã hoàn thành thời gian học tập nghiên cứu về lý luận và thực
tập khảo sát tình hình thực tế tại địa phương để viết đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí công tác tại các cơ quan ban ngành
đoàn thể, các anh chị trong Ban Thường vụ đoàn xã mường é, đã quan tâm giúp
đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo và các bạn
đã giúp đỡ em trong thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện. Đặc biệt em xin
trân thành cản ơn thầy giáo Vũ Hồng Tiến đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
Em xin nguỵên đem hết sức mình, cống hiến tất cả các kỹ năng nghiệp vụ
đã được học tại Học viện để góp phần xây dựng cho công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi tại huyện Thuận Châu nói chung tại xã Mường É nói riêng
ngày càng vững bước trên con đờng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn .
Cuối cùng em xin chúc các thầy cô giáo, luôn mạnh khoẻ, gia đình hạnh
phúc và thành đạt trong công tác.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà nội , ngày 20 tháng 09 năm 2011
Học viên
Lường Văn Phối

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................6
1.............................................................................................................................6
KHKT...................................................................................................................6
Khoa học kỹ thuật...............................................................................................6
2.............................................................................................................................6
LHTNVN..............................................................................................................6
Liên hiệp thanh niên Việt Nam..........................................................................6
3.............................................................................................................................6
TNCS....................................................................................................................6
Thanh niên Cộng sản...........................................................................................6
4.............................................................................................................................6
XHCN...................................................................................................................6
Xã hội Chủ nghĩa.................................................................................................6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................6
1.............................................................................................................................6
KHKT...................................................................................................................6
Khoa học kỹ thuật...............................................................................................6
2.............................................................................................................................6
LHTNVN..............................................................................................................6
Liên hiệp thanh niên Việt Nam..........................................................................6
3.............................................................................................................................6
TNCS....................................................................................................................6
Thanh niên Cộng sản...........................................................................................6
4.............................................................................................................................6
XHCN...................................................................................................................6
Xã hội Chủ nghĩa.................................................................................................6
2


MỞ ĐẦU...............................................................................................................6

1. Lý do chọn chuyên đề..................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ chuyên đề...............................................................8
2.1. Mục đích: ...............................................................................................8
2.2. Nhiệm vụ chuyên đề:..............................................................................9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...........................................................9
3.1. Đối tượng: ..............................................................................................9
3.2. Khách thể nghiên cứu: ..........................................................................9
4. Phạm vi chuyên đề ......................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................9
6. Bố cục của chuyên đề ..................................................................................9
NỘI DUNG .......................................................................................................11
CHƯƠNG 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ
NƯỚC VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.....................................11
1.1.1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo..........11
1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xoá đói giảm
nghèo...............................................................................................................12
* Trước cách mạng tháng tám 8/1945 ......................................................12
* Trong thời kỳ chống Pháp.......................................................................13
* Thời kỳ bao cấp.......................................................................................13
* Thời kỳ đổi mới........................................................................................14
1.2. Một số khái niệm ....................................................................................17
1.2.1. Nghèo đói ..........................................................................................17
1.2.2. Tiêu chí nghèo: .................................................................................17
1.3. §oàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo.........18
1.3.1. Vai trò của Đoàn thanh niên về công tác xóa đói giảm nghèo xã
Mường É - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La ........................................20
1.3.1.1. Mục tiêu và nội dung của mô hình Đoàn thanh niên tham gia xoá
đói giảm nghèo............................................................................................21
3



1.1.3.2. Các quan điểm cơ bản hoạt động xoá đói giảm nghèo của Đoàn. 21
1.1.3.3. Các hoạt động của Đoàn đã thực hiện trong chương trình xoá đói
giảm nghèo..................................................................................................23
1.4. Tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo...............................26
1.4.1. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp ở khu vực
nông thôn.....................................................................................................26
1.4.2. Tỷ lệ nghèo đói còn chiếm tỷ lệ khá cao trong các vùng sâu và vùng
xa, vùng núi cao..........................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA CÔNG
TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO......................................................................28
2.1. Đặc điểm tình hình chung của xã Mường É.........................................28
2.1.1. Vị trí địa lý:........................................................................................28
2.1.2. Tình hình tổ chức Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mường É...........30
2.2.1.1. Tình hình thanh niên......................................................................30
2.2.1.2 Những hoạt động Đoàn - Hội - Đội của ĐTN xã Mương É............30
2.2.2. Thực trạng hoạt động của ĐTN xã Mường É với công tác xóa đói
giảm nghèo..................................................................................................34
2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu............................................................................38
2.2.3.1. Mặt mạnh.......................................................................................38
2.2.3.2. Điểm yếu........................................................................................39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT.............................................................41
3.1. giải pháp...................................................................................................41
3.1.1. Tạo điều kiện cho thanh niên lao động sản xuất, phát triển kinh tế,
xoá đói giảm nghèo, làm giàu ngay chính trên quê hơng mình...............41
3.1.2. Thành lập, đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ thanh niên làm
kinh tế giỏi, câu lạc bộ gia đình trẻ............................................................42
3.1.3. Triển khai có hiệu quả phong trào "4 mới" trong thanh niên ......43
3.1.4. Tổ chức Đoàn đứng ra vay vốn tín chấp cho thanh niên thiếu vốn
......................................................................................................................43

4


3.1.5. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng cơ sở.....................................................44
3.2. Những đề xuất.........................................................................................44
3.2.1. Đối với Đảng......................................................................................44
3.2.2. Đối với Nhà nước..............................................................................45
3.2.3. Đối với ban ngành đoàn thể..............................................................45
3.2.4. Đối với Đoàn cấp trên.......................................................................46
KẾT LUẬN........................................................................................................47

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3
4

KHKT
LHTNVN
TNCS
XHCN

Khoa học kỹ thuật
Liên hiệp thanh niên Việt Nam
Thanh niên Cộng sản
Xã hội Chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3
4

KHKT
LHTNVN
TNCS
XHCN

Khoa học kỹ thuật
Liên hiệp thanh niên Việt Nam
Thanh niên Cộng sản
Xã hội Chủ nghĩa

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
6


Nghèo đói là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu, nó không chỉ là
một vấn đề xã hội ở các nước lạc hậu kém phát triển, mà tồn tại ngay cả ở những
nước công nghiệp phát triển. Đói nghèo thường gắn liền với túng thiếu, khổ cực
do địa vị thấp kém trong xã hội. Đây là một vấn đề nóng bỏng và bức xúc của
nhiều quốc gia dân tộc. Chính vì thế đói nghèo đã được các nhà lãnh đạo, các tổ
chức quam tâm và nỗ lực tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế mức thấp
nhất và tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.
Nghèo đói đặt ra cho mỗi quốc gia một nhiệm vụ vô cùng to lớn, một
nhiệm vụ nặng nề và thách thức. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được

thì các mục tiêu an ninh xã hội như công bằng xã hội, ổn định, hoà bình …
không bao giờ thực hiện được. Từ nghèo đói sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề nảy
sinh, như kìm hãm sự phát triển kinh tế, môi trường thiên nhiên bị tàn phá, bất
bình đẳng xã hội … Nếu giải quyết các vấn đề nghèo đói thì sẽ có thuận lợi vô
cùng to lớn đến nhiều mặt của xã hội như thúc đẩy phát triển kinh tế, làm cho
kinh tế tăng trưởng xã hội và từ đó nó sẽ tác động ngược trở lại đối với công tác
xoá đói giảm nghèo.
Đất nước ta đang là một nước đang phát triển, vẫn còn nghèo nàn và lạc
hậu. Chính vì thế, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề xoá đói giảm nghèo, coi đó là
một vấn đề chiến lược lâu dài và thường xuyên. Trong những năm gần đây, nhờ
chính sách kinh tế mới, nền kinh tế nước ta giữ được mức tăng trởng cao, đời
sống nhân dân cải thiện và nâng lên rõ rệt. Đảng, Nhà nước ta tích cực làm tốt
công tác xoá đói giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được tổ
chức Liên hợp quốc đánh giá cao và lấy làm gương cho các nước học tập. Song
bên cạnh những mặt đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà
nước, một bộ phận lớn nhân dân vẫn còn đang sống trong cảnh nghèo đói, chưa
đảm bảo được những điều kiện của cuộc sống… Tình trạng phân hoá giàu nghèo
ngày càng diễn ra mạnh mẽ và đã trở thành vấn đề xã hội quan tâm.
Chính vì thế, xoá đói giảm nghèo trong tình hình mới, thời đại mới được
Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc và là một mục tiêu xuyên suốt trong quá
7


trình phát triển kinh tế, là nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát ổn định triển đất
nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của
thanh niên, là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của thanh niên, thanh
niên là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực xã hội, là lực lượng kế
thừa sự nghiệp cách mạng, là nguồn nhân tố quan trọng quyết định thành công
trong sự nghiệp đổi mới của đất nước… Đoàn thanh niên phải có nhiệm vụ

hướng dẫn thanh niên trong chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua các
chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn là người
hướng dẫn thanh niên trưởng thành phát triển nhanh chóng, tiếp bước cha anh,
góp phần sức lực của mình cho công tác xoá đói giảm nghèo của đất nước trong
thời kỳ đổi mới. Đoàn là người đưa ra các chương trình, phong trào trên khắp
mọi miền đất nước để làm cho thanh niên luôn tích cực tham gia xoá đói giảm
nghèo.
Xã Mường É là một xã có 7.220 người/1.408 hộ với 3 dân tộc sinh sống,
dân tộc thái, dân tộc Mông, khơ mú, trong đó dân tộc thái chiếm 93%. Nhưng
còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt. Đời sống kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu,
thiếu thốn, cuộc sống nhân dân chưa cao, vẫn còn tình trạng nghèo đói thường
xuyên.
Là một thanh niên sống ở nông thôn, tận mắt thấy và chứng kiến quê hương
của mình đang còn nghèo đói về cuộc sống, khó khăn về mọi mặt. Tôi luôn tự
cảm thấy rằng mình phải có một chút trách nhiệm với quê hương, muốn góp
được chút công sức nhỏ của mình góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của
địa phương, nghiên cứu, khảo sát… tìm ra nguyên nhân, đưa ra những ý kiến, kiến
nghị, giải pháp cụ thể để góp phần hữu ích trong công tác xoá đói giảm nghèo của
xã nhà. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài: "Đoàn thanh niên xã Mường É - huyện
thuận Châu, với chương trình xoá đói giảm nghèo" để làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ chuyên đề
2.1. Mục đích:
8


Thông qua khảo sát nghiên cứu đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo
trên địa bàn xã, tìm ra nguyên nhân, giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần
làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã, đưa ra những kiến nghị phù
hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, Đoàn cấp trên với công tác xoá đói
giảm nghèo.

2.2. Nhiệm vụ chuyên đề:
- Khảo sát trên địa bàn xã, từ đó đánh giá các thông tin, số liệu đã thu được,
tìm hiểu về thực trạng xoá đói giảm nghèo và tình trạng nghèo đói trên địa bàn
xã Mường É và rút ra những bài học, những nguyên nhân chủ quan, khách quan
dẫn tới tình trạng đó.
- Đề xuất giải pháp cho công tác đưa ra những kiến nghị với cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương, tổ chức Đoàn cấp trên về công tác xoá đói giảm nghèo
trên địa bàn xã Mường é.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
- Các hộ nghèo tại xã Mường É.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Lãnh đạo Đảng uỷ, chính quyền
- Cán bộ đoàn viên thanh niên xã Mường É.
4. Phạm vi chuyên đề
- Thời gian: từ 2006 đến 2010.
- Không gian: địa bàn xã Mường É
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và phân tích tài liệu
- Điều tra xã hội học
- Phương pháp biện chứng duy vật
- phương pháp logic – lịch sử
- Phân tích, thống kê.
6. Bố cục của chuyên đề
9


Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của Đảng cộng sản việt
Nam, chính sách của nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo.
Chương 2: Thực trạng tham gia công tác xóa đói giảm nghèo của ĐTNCS

Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Mường É.
Chương 3: Đề xuất, giải pháp.

10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ
NƯỚC VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Mét số vấn ®Ò lý luËn vÒ xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo
1.1.1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo
Khi đặt vấn đề: "Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo", Chủ tịch Hồ
Chí Minh đó tự trả lời là “làm cho đời sống nhân dân ngày càng sung sướng, ăn
no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc’’. Người xem đói nghèo cũng là
một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3/9/1945, Người đã nói sáu
vấn đề cấp bách trong đó cứu đói là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Người kêu gọi toàn dân đoàn kết phát huy tinh thần nhân ái, giá trị truyền thống
của dân tộc “lá lành đùm lá rách’’ để giúp đỡ nhân dân vượt qua đói nghèo.
Theo Người: ‘’Nước nhà đói giành được độc lập tự do mà dân vẫn cứ đói nghèo
cực khổ thà độc lập tự do không có cách gỡ’’.
Người đó khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào hũ gạo
cứu đói, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng với phong trào
‘’Tuần lễ vàng’’, huy động sức mạnh to lớn của toàn thể đồng bào vào cuộc vận
động đầy ý nghĩa này, để cứu giups dân nghèo và xây dựng đất nước. Người chỉ
dẫn phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất đi liền với tiết kiệm.
Điều mới mẻ trong tư tưởng của Người về xóa đói giảm nghèo đó là, đi
kèm với tăng gia sản xuất phải thực hành tiết kiệm, có như vậy mới đảm bảo
chắc chắn lâu dài công cuộc xóa đói. Về lâu dài phải hướng dẫn họ cách thức
làm ăn, trợ giúp về vốn, kỹ thuật... để họ tự vươn lên phát triển sản xuất mới có

thể xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả.
Theo Người, xóa đói giảm nghèo là: ‘’Làm cho người nghèo thấy đủ ăn,
người đủ ăn thấy khá giàu, người giàu thấy giàu thêm”. Người quan niệm xã hội
mà chúng ta xây dựng là ‘’dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
11


minh’’. Nó xa lạ với đói nghèo bần cùng, lạc hậu, là xã hội giàu về kinh tế, lành
mạnh về văn hóa xã hội, quan niệm này hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải
phóng sức sản xuất, hướng đến phát triển toàn diện con người.
Người chỉ ra rằng: ăn no mặc ấm phải đi liền với học hành tiến bộ, xã hội
phải ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng phải đi liền với tinh thần ngày càng
tốt. Qua đó chúng ta thấy rằng ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng xóa đói giảm nghèo
của Người là bên cạnh xóa đói giảm nghèo về vật chất phải chú ý cả xóa đói
giảm nghèo về tinh thần, không phiến diện một chiều chỉ tập trung về kinh tế,
mà bỏ quên văn hóa tinh thần, lúc ấy sẽ xuất hiện nguy cơ, lực cản nguy hiểm
ảnh hưởng đến sự phát triển.
Tư tưởng này đến nay vẫn thể hiện rõ tính thời sự của nó: Phát triển bền
vững phải bao hàm cả vật chất và tinh thần. Đó là giá trị to lớn trong tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo mà chúng ta cần vận dụng
sáng tạo trong điều kiện tình hình mới, phấn đấu đạt mục tiêu chung: Dân giàu,
nước mạnh, xó hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xoá đói giảm
nghèo
* Trước cách mạng tháng tám 8/1945
Ngay từ khi thành lập Đảng (1930) Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu là lãnh
đạo nhân dân ta thực hiện cuộc cách mạng cho dân tộc, dân chủ, nhân dân.
Mục tiêu của cách mạng là đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân, giải
phóng cho nhân dân nghèo khỏi sự bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, thực
hiện người cày có ruộng, nhà máy có công nhân.

Trong Chính cương vắn tắt của Đảng về phương diện kinh tế đã nêu rõ:
- Tiêu thủ hết thứ quốc trái
- Thâu hết các sản phẩm lớn (nhựa công nghiệp, vận tải, ngân hàng....) của
tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý
- Thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chi dân cày.
- Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo
12


- Mở ruộng công cho công nghiệp và nông nghiệp
- Thi hành luật ngày làm 8 giờ
Nhân ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi ''Quốc
hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng
An Nam chia cho nông dân nghèo. Huỷ bỏ mọi thứ quốc trái và thuế thân, miễn
thuế cho dân nghèo''.
* Trong thời kỳ chống Pháp
- Thực hiện giảm tô cho nông dân: Khi nông dân còn phải lĩnh canh đất đai
địa chủ, phú nông, Đảng ta có chủ trơng chính sách giảm tô buộc địa chủ, các
đoàn thể có ruộng đất phát canh thu tô đều phải giảm tô.Phú nông có ruộng cho
phát canh thu tô cũng phải giảm tô (sắc lệnh 149 ngày 12/4/1953 của Chủ tịch nước).
- Mục đích chính sách này là để bồi dưỡng cho nông dân về mặt vật chất và
tinh thần để đẩy mạnh sản xuất, đảy mạnh kháng chiến.
- Tiếp đó Đảng ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất một cách toàn diện và
sâu sắc với mục đích: thủ tiêu chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp, của đế
quốc xâm khác ở Việt Nam. Xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất
của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. giải
phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp mở đường cho
thương nghiệp phát triển, công nghiệp phát triển. Cải thiện đời sống nhân dân,
bồi dưỡng lực lựơng cho nông dân , lực lượng của kháng chiến.
- Nội dung của cải các ruộng đất: Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của

thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác .Tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng
đất trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửu và tài sản khác của địa chủ Việt
gian phản động, ác bá cương hào… trưng mua toàn bộ ruộng đất hiến có trâu bò
và nông cụ của nông sĩ dân chủ, địa kháng chiến, địa chủ thường, trưng mua
công điền, công thổ, ruộng xóm... của các đoàn thể. Toàn bộ ruộng đất đem chia
cho dân nghèo, bần cố nông thiếu ruộng.
* Thời kỳ bao cấp
- Đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới là ''… xây
13


dựng một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xoá chế độ người bóc lột người,
xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu....''. Ra sức phấn đấu để giảm dần những khó khăn
trong đời sống của nhân dân lao động thành thị và nông thôn, đặc biệt chú trọng
các vùng bị chiến tranh tàn phá, các vùng dân tộc ít người, các vùng xa xôi hẻo
lánh, biên giới hải đảo…
- Thời kỳ bao cấp là thời kỳ đất nước ta còn gạp nhiều khó khăn, nền kinh
tế còn kém phát triển, nhưng Đảng ta vẫn quan tâm đến việc giải quyết vấn đề
đời sống cho nhân dân, căm lo đời sống cho dân nghèo, người nghèo ở cũng như
ở nông thôn.
* Thời kỳ đổi mới
- Đảng ta chủ tưrơng từng bớc xây dựng chich sách bảo trợ XHCN đối với
toàn dân theo phương châm ''Nhà nước và nhân dân cùng làm'' mở rộng và phát
triển các công trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống bảo trợ xã
hội cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn.
Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với thời kỳ đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
- Thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nhà nước bước đầu đã có sự
phát triển và đạt được những thành tựu mới, nhất là về sản xuất nông nghiệp,
sản xuất lương thực phát triển nhanh, đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân

dân, đời sống nhân dân nói chung được cải thiện, người nông dân người nghèo
bớt được khó khăn…
- Quan điểm đổi mới của Đảng ta đối với công tác xoá đói giảm nghèo tiếp
tục được khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội . Với mục tiêu đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống
vật chất cho mọi thành viên trong xã hội về ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi… Nhà
nước tạo điều kiện và môi trường cho người lao động có việc làm, chăm lo cải
thiện điều kiện lao động. Có chính sách thích đáng đối với gia đình liệt sĩ,
thương binh, cán bộ lão thành, những người về hưu , chăm lo đời sống cho
người già, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi. Gia đình liệt sĩ, th14


ương binh, người già… là những người, những gia đình thuộc diện dễ bị tổn
thương. Những gia đình này thường là thiếu các lao động trụ cột, do đó sản xuất
thường gặp khó khăn, tiền lương thấp thu nhập từ lao động sản xuất kinh doanh
hạn chế, do vậy họ thường là người nghèo, hộ nghèo. Đảng ta luôn quan tâm đến
gia đình chính sách, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, đạo lý vì người nghèo, vì
mục tiêu làm cho con người được ấm no hạnh phúc.
- Tháng 9/ 2000 tại Hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia, Chủ
tịch nước Trần Đức Lương đã tham dự và phát biểu cam kết thực hiện ''Mục tiêu
thiên niên kỷ '' do Liên hợp quốc khởi xướng, trong đó có mục tiêu giảm một
nửa số người nghèo vào năm 2015. Với việc tuyên bố ''Mục tiêu thiên niên kỷ ''
một lần nữa Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong
việc cải thiện phúc lợi nhân dân, đặc biệt chú ý đến người nghèo.
- Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng mục tiêu xoá đói
giảm nghèo trở thành quốc sách, một chương trình mục tiêu quốc gia quan
trọng. Đảng ta đó là một nhiêm vụ trọng tâm, quan trọng của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta. Nghị quyết đó chỉ rõ:
Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ
thể, sát với tình hình từng địa phương, xoá nhanh các hộ đói, giảm nhanh các hộ

nghèo.
Tiếp tục tăng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín
dụng phục vụ người nghèo sản xuất kinh doanh.
Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ làm tăng
thu nhập của các hộ nông thôn. Thực hiện chính sách xã hội đảm bảo an toàn
cuộc sống cộng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người nghèo, với người lao
động trong mọi thành phần kinh tế, cứu tế xã hội với nhưng người rủi ro, bất
hạnh".
- Tháng 5/ 2001 Thủ tớng Chính phủ đã thông qua "Chiến lược toàn diện
tăng trưởng và giảm nghèo'' trong đó xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội được
xách định là một phần quan trọng của chiến lược.
15


Về mục tiêu chiến lược xoá đói giảm nghèo Nghị quyết Đại hội IX chỉ rõ:
"Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư kết cấu hạ tầng,
cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề. Cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ,
giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với vùng nghèo và nhóm dân cư nghèo, phấn đấu
đến năm 2010 về cơ bản không có hộ đói. Thường xuyên củng cố thành quả xoá
đói giảm nghèo''.
- Ngày 23/9/2004 Thủ tớng Chính phủ có Chỉ thị số 33/2004/CT- TTg về
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010. Trong đó ghi rõ
''Đảm bảo xoá đói giảm nghèo, giảm nhanh số hộ nghèo theo chuẩn quốc tế nhất
là những vùng khó khăn, phát triển mạng lưới an sinh xã hội để trợ giúp người
nghèo, xây dựng kết cấu xã hội bền vững".
- Từ chủ trương và chiến lược xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước,
có thể hình dung một số quan điểm cụ thể trong chỉ đạo thực tiễn:
Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh hiệu,
quả, bền vững đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp
người nghèo đói.

Xoá đói giảm nghèo không những là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, của
toàn xã hội, mà trước hết là bộ phận người nghèo, phụ thuộc vào sự tự giác vận
động của bản thân người nghèo.
Triển khai có hiệu quả chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, bằng các
nguồn tài chính trợ giúp của đất nớc.
Việc hỗ trợ và cho vay vốn hộ nghèo phải gắn liền với công tác tư vấn,
hướng dẫn sự dụng vốn có hiệu quả, căn cứ vào từng hoàn cảnh của từng gia
đình.
- Đến Đai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết của
Đảng đã được nêu: ''Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật của Nhà
nước, thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện
và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ và các dịch vụ
cơ bản, vươn lên thoát khỏi đói nghèo vững chắc các vùng nghèo và các bộ
16


phận dân cư nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại".
Trong báo cáo về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2006 - 2010 xác định: Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói giảm
nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực trợ giúp quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội, trợ giúp điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để hộ nghèo,
người nghèo, vùng nghèo vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống bền vững,
kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ của toàn xã hội, của những
người khá giả với ngời nghèo, ngăn chặn tình trạng tái nghèo.
Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư và phát
triển sản xuất nhất là đầu tư sản xuất, trợ giúp đất ở nhà ở, nước sạch, đào tạo
nghề và đào tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Có chính sách
khuyến khích mạnh doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ
giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là vùng núi. Phát huy hơn nữa

vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công việc xoà đói
giảm nghèo.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Nghèo đói
Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng, hay một
nhóm dân cư là thấp, không đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu của cuộc
sống con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận.
1.2.2. Tiêu chí nghèo:
- Xã nghèo là hệ thống điện, đường, trường, trạm đang ở thời kỳ cấp 4,
(Nhà ở, Trạm xã và Trường cấp bốn là nhà đang lợp ngói, tranh tre,bia rô,hoặc
đang dựng tam chưa cố định,đường cấp bốn là đường lối mòn chưa bê tông hoá.
- Hộ nghèo là một lao động chủ lực trong gia đình có thu nhập dưới 70.000
- 80.000đ/tháng(Chuẩn nghèo năm2006), nhưng theo chuẩn mới là ở dưới mức
150.000đ/tháng.

17


1.3. §oàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo.
Để khẳng định vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo tại Việt Nam, cần phân tích tình hình và nhiệm vụ mới của Đoàn
thanh niên, những yêu cầu xuất phát từ tính chất, chức năng của tổ chức Đoàn và
từ đòi hỏi của thanh niên, phong trào thanh niên và xã hội. Đó là những cơ sở để
xuất các nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, những mô hình hoạt động của Đoàn cần
chú ý xây dựng, phát triển trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự
nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu
mạnh, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động theo trong khuôn khổ
hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đoàn phối hợp với cơ quan nhà nước, ban ngành đoàn thể và tổ chức xã
hội, các tập thể lao động và chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi, tổ
chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã
hội.
Trong hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò hạt nhân lãnh
đạo, định hướng phát triển toàn xã hội. Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều hành
xã hội theo hiến pháp và pháp luật.
Đoàn thanh niên có vai trò rất quan trọng trong hệ thống đó:
Trước hết là mối quan hệ với Đảng. Có thể nói đây là mối quan hệ khăng
khít, hữu cơ, tổ chức này là bộ phận của tổ chức kia và ngược lại, Đảng có vững
mạnh, kiên định thì Đoàn mới có điều kiện phát triển thuận lợi, phải coi công tác
xây dựng Đoàn là bộ phận hữu cơ tất yếu của xây dựng Đảng. Đoàn là nguồn bổ
sung lực lượng cho Đảng, tham mưu đề xuất với Đảng. Đảng định hướng chính
trị chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ của Đoàn.
Đối với Nhà nước (chính quyền và các ngành, các cấp).
18


Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho
Đoàn hoạt động.
Đoàn tham gia quản lý nhà nước thông qua hệ thống tổ chức Đoàn từ cấp
trung ương đến cấp cơ sở để đề cử những đại biểu ưu tú nhất đại diện quyền lợi
và tiếng nói của tuổi trẻ vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp
xã...
Đoàn kiến nghị với nhà nước về chính sách Thanh niên và Ban hành luật
Thanh niên.
Đoàn động viên thanh niên tích cực, tự giác thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ
công dân: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Đối với các thành viên khác: Đoàn tích cực chủ động liên kết phối hợp hoạt
động theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi tổ chức nhằm quy tụ tập hợp sức
mạnh tổng hợp của hệ thống dới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước
hoàn thành tốt nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh thiếu niên.
Tóm lại: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức trong hệ thống chính trị,
hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của Nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống chính trị, Đoàn thanh niên bình đẳng với
các đoàn thanh niên khác dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đoàn giữ vai trò nòng cốt,
định hướng chính trị cho Hội LHTN Việt Nam, phối hợp với các thành viên
khác trong công tác thanh niên, phát huy hiệu quả chức năng của mình trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam,
một liên minh chính trị rộng lớn, tập hợp, xây dựng lực lượng đại đoàn kết toàn
dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đoàn phối hợp và thống nhất
hành động với các tổ chức khác trong mặt trận tổ quốc Việt Nam, góp phần thực
hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn là đội dự bị tin cậy, ngời kế tục
trung thành sự nghiệp cách mạng đi theo lý tưởng của Đảng, phấn đấu vì mục
19


tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Đối với Nhà nớc, Đoàn là chỗ dựa vững chắc trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Đoàn thanh niên tham gia quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội, rèn luyện, giáo dục thanh thiếu nhi trở thành những công dân tốt,
gương mẫu, những công dân có ích cho xã hội.
Đối với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn chủ động phối hợp
với ban ngành, đoàn thể chăm sóc, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng.
Đối với ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội khác, phối hợp trên cơ sở

chức năng, nhiệm vụ của mình dựa trên quan điểm cơ bản của Đảng về công tác
thanh niên, tạo nên sức mạnh tổng hợp đồng bộ trong công tác Đoàn và phong
trào thanh niên.
1.3.1. Vai trò của Đoàn thanh niên về công tác xóa đói giảm nghèo xã
Mường É - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La
Thanh niên Việt Nam, chiếm một tỷ trọng lớn trong dân số (36%), chiếm
55,5% lực lượng lao động xã hội và phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn
(chiếm 74,9% tổng số thanh niên). Việt Nam là một quốc gia dân số trẻ. Hơn
một nữa dân số Việt Nam dưới 25 tuổi và 1/3 nằm trong độ tuổi từ 10 đến 24.
Như vậy, tỷ trọng thanh niên nông thôn nớc ta chiếm 75% so với tổng số
thanh niên. Trong khi đó 90% người nghèo ở nước ta phân bố ở nông thôn. Do
vậy, đối tượng thanh niên nghèo chiếm một tỷ trọng lớn trong dân số nghèo ở
nước ta, nhất là các gia đình trẻ do mới tách hộ, thiếu đất canh tác, tiếp các các
nguồn vốn còn có nhiều khó khăn do thiếu tài sản thế chấp, kinh nghiệm sản
xuất kinh doanh còn ít ỏi, chi phí lại gia tăng do phải xây dựng gia đình, giải
quyết vấn đề nhà ở, sinh con, nuôi con nhỏ, và chi phí học tập... Như vậy, một
đòi hỏi bức xúc hiện nay là cần chú ý tới hoạt động xoá đói giảm nghèo trong
một bộ phận rất động đảo ở nông thôn đó chính là thanh niên, nhất là những gia
đình trẻ sống ở nông thôn.

20


1.3.1.1. Mục tiêu và nội dung của mô hình Đoàn thanh niên tham gia xoá
đói giảm nghèo.
* Mục tiêu:
Giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo trong thanh niên, thiếu niên và trong xă hội
(xoá xóm nghèo, xă nghèo, tỉnh nghèo, vùng nghèo, nước nghèo). Nâng cao chất
lượng cuộc sống của thanh niên, các hộ gia đình trẻ, và cộng đồng dân cư (đảm
bảo an toàn dinh dưỡng, chống ô nhiễm môi trường, chống suy dinh dưỡng,

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng nếp sống văn
minh).
Phấn đấu trở thành lực lượng tiên phong trong công cuộc tiến công đói
nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo và chậm phát triển.
* Nội dung:
Xoá bỏ khoảng cách về thông tin và tri thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi ngời dân có năng
lực tiếp cận, sáng tạo và ứng dụng KHKT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo.
Trên cơ sở nâng cao dân trí, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin, tri thức
KHCN mà đổi mới đẩy mạnh phương thức sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá
tinh thần mới (theo 3 mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xoá dốt, xoá ô nhiễm môi
trường).
Phát huy dân chủ tại cơ sở, tại cộng đồng làm cho người nghèo, thanh niên
nghèo tự tin hơn trong cuộc sống, tiếng nói của người nghèo được xã hội lắng
nghe, trân trọng, nhu cầu chính đáng của họ được Đảng, chính quyền các cấp,
các đoàn thể nhân dân quan tâm giải quyết. Nội lực của ngời nghèo được phát
huy kết hợp với ngoại lực nhằm phát triển cộng đồng bền vững theo hướng xoá
đói giảm nghèo, tăng khối lượng trung lưu trong xã hội Việt Nam.
1.1.3.2. Các quan điểm cơ bản hoạt động xoá đói giảm nghèo của Đoàn.
Quan điểm cơ bản về chiến lược phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam là đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển,
21


khuyến khích phát huy năng lực cá nhân, cộng đồng. Mục tiêu cuối cùng là nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, cân
đối, bền vững. Đó là chiến lược do dân vì dân một chiến lược tập trung vào
nhiệm vụ chăm lo và phát triển của các tiềm năng của con người, coi con ngời là
chìa khoá của sự phát triển, là nguồn năng lực sáng tạo, là nguồn của cải vật

chất và tinh thần của xã hội, đồng thời coi phúc lợi, tự do, hạnh phúc của con
người là mục tiêu cao nhất.
- Chính sách phát triển, xoá đói giảm nghèo phải kết hợp cả ba nhân tố
Trước hết phải mở ra những cơ hội tạo việc làm và nâng cao năng suất lao
động từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp người nghèo vượt qua nghèo đói.
Thứ hai, phải có các biện pháp để bảo đảm ích lợi của tăng trưởng và khả
năng tiếp cận các dịch vụ công cộng một cách khách quan và công bằng, nhờ
vậy, mọi công dân đều được hưởng những thành quả do sự phát triển mang lại.
Thứ ba, cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ dễ tổn thương của người
nghèo trước hết là những bất trắc trong đời sống (ốm đau, mùa màng, thất
bát,...).
Chương trình hoạt động chống đói nghèo của Đoàn cũng phải tăng cơ hội,
đảm bảo công bằng và ngăn ngừa rủi ro.
- Phương thức thực hiện là kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, giữa nổ lực
của người dân với nổ lực của cộng đồng, giữa mô hình với mô hình vĩ mô, chính
sách vĩ mô, giữa chương trình quốc gia với chương trình dự án địa phương, giữa
Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân, giữa các tổ chức trong nước và
nước ngoài, giữa truyền thống và hiện đại, tóm lại, phương thức xoá đói giảm
nghèo phải đa dạng, thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp chống đói nghèo.
Sức mạnh của Đoàn thanh niên chính là sức mạnh sáng tạo, sức mạnh tổ chức,
sức thu hút toàn xã hội quan tâm giải quyết những vấn đề thiết thực đặt ra từ
cuộc sống.
- Thế mạnh của Đoàn cần tập trung phát huy mạnh mẽ là đi tiên phong
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá - sự nghiệp mà Đảng phát động.
22


Không ngừng phát triển sản xuất trên nền tảng của khoa học công nghiệp hiện
đại, phát huy tiềm năng sáng tạo của con người Việt Nam trên nền tảng nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trọng dụng nhân tài và phát triển

nhân tài, đảm bảo cho đất nước phát triển tối uư.
- Phát huy tự do, dân chủ, kỷ cương cũng cần được Đoàn quan tâm đúng
mức, nhất là dân chủ cơ sở, đảm bảo hình thành môi trường sáng tạo cho mọi cá
nhân, mọi gia đình, mọi doanh nghiệp. Đây là cơ sở để chúng ta xây dựng một
Nhà nước pháp quyền, một xã hội dân sự, xã hội công dân.
- Chống chiến tranh bảo vệ hoà bình.
1.1.3.3. Các hoạt động của Đoàn đã thực hiện trong chương trình xoá đói
giảm nghèo
Để góp phần xoá đói giảm nghèo trong nhiều năm qua, Ban bí thư Trung
ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong cả nước tổ chức nhiều chương
trình hoạt động đẩy mạnh phong trào “Thanh niên lập nghiệp”. Kết quả của
phong trào đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho
thanh niên ở nhiều địa phương trong cả nước. Các cơ sở Đoàn, Hội đã tích cực
khai thác vốn từ dự án kinh tế, xã hội để giải quyết việc làm, tạo điều kiện nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Năm 1998, Trung ương Đoàn đã có chương trình phối hợp với Ngân hàng
người nghèo làm thí điểm cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh xoá đói
giảm nghèo. Với phương châm đưa vốn tới vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn,
trong hai năm 1998-1999 với tổng số 11 tỷ đồng đã có gần 7.000 hộ thanh niên
nghèo được vay vốn sản xuất kinh doanh xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.
Hàng năm nhận được chỉ tiêu Nhà nước, Trung ương Đoàn tiến hành phân
bổ cho các địa phương, ban hành các văn bản hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ
địa phương, thường xuyên kiểm tra các địa phương thực hiện dự án đúng mục
đích, đúng nội dung, và đúng đối tượng. Việc triển khai thực hiện các chương
trình, dự án luôn được gắn với tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư.
23


Đoàn đã phối hợp với các nghành nông lâm, ngư nghiệp, các trung tâm

KHKT tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, tổ chức các cuộc thi về
nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tuyên truyền hướng dẫn nhân dân cùng áp dụng
KHKT trong sản xuất, 16/3/1996 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký nghị quyết liên tịch số 01/NQLT về
việc phát huy vai trò của tuổi trẻ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông
thôn trong giai đoạn 1996- 2000 với mục tiêu.
Phát huy nguồn nhân lực trẻ, vai trò xung kích sáng tạo của thanh niên
nông thôn vì một nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện và bền vững
theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới
XHCN giàu bản sắc văn hoá dân tộc.
Góp phần đáp ứng nhu cầu vươn lên lập thân, lập nghiệp vì tiền đồ của đất
nước và tương lai của thanh niên góp phần bồi dưỡng, đào tạo chuẩn bị hành
trang cho một lớp nông dân bước vào thế kỷ 21 thông qua tập hợp và đoàn kết
thanh niên, củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Góp phần xây dựng Đảng và chính
quyền ở nông thôn.
Trung ương Đoàn đã phát triển và đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, giới
thiệu việc làm cho thanh niên và bộ đội xuất ngũ. Số trung tâm dạy nghề và dịch
vụ việc làm đã tăng lên trong nhiều năm qua. Các trung tâm dạy nghề và văn
phòng giải quyết việc làm là cầu nối giữa thanh niên và nơi có nhu cầu tuyển việc
làm nhu cầu tuyển việc làm, ghóp phần hạn chế thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo.
Xây dựng và phát triển mô hình “Làng thanh niên”, “Trang trại thanh
niên” “Khu kinh tế thanh niên”, tham gia phát triển kinh tế xã hội và đi đầu
trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Tây nguyên và các tỉnh miền núi. Với
10 làng thanh niên xây dựng thí điểm năm 1990 đến nay đã có 400 làng thanh
niên được xây dựng trên nhiều nơi (Tập trung nhất là ở Tây Nguyên, có khoảng
287 làng thanh niên) và khoảng 15.000 trang trại thanh niên. Thông qua “Làng
thanh niên”, “trang trại thanh niên”, “khu kinh tế thanh niên” tổ chức Đoàn., Hội
đã đa kỹ thuật canh tác mới về lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả, giống
24



con, làm thuỷ lợi.... tạo điều kiện và khả năng cho thanh niên, tiếp nhận các dự
án kinh tế, vận động thanh niên góp vốn giúp nhau sản xuất. Xây dựng cuộc
sống văn hoá trong các gia đình trẻ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,
góp phần xoá đói giảm nghèo.
Một số chương trình dự án tác động trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo được
triển khai trong năm 2000 - năm thanh niên.
Chương trình thanh niên tham gia xoá cầu khí ở đồng bằng sông Cửu Long,
trong 5 năm 2000- 2005 phong trào thanh niên t́nh nguyện sẽ xoá hết cầu khỉ ở
đồng bằng sông Cửu Long thay bằng cầu chắc chắn hơn với nguồn nguyên liệu
địa phương và nguồn nhân lực tại chỗ. Chương trình này thu hút trên 5 triệu
ngày công lao động chủ yếu là thanh niên.
Tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh thông qua việc tuyển dụng lao
động cho các đơn vị thi công, tổ chức thi đua toàn tuyến, đảm nhận trồng rừng
hai bên đường và xây dựng các làng thanh niên dọc tuyến nhất là các khu vực
khó khăn.
Triển khai dự án 500 trí thức trẻ tình nguyện xây dựng nông thôn miền núi
tại 125 xã đặc biệt khó khăn ở 12 tỉnh với số tiền 5,7 tỷ đã được phê duyệt và
được thực hiện trong 2 năm từ năm 2000- 2001 Năm 1995 - 1997 đã thực hiện
dự án 200 trí thức trẻ tình nguyện phát triển kinh tế xã hội miền núi đạt kết quả
tốt, được chính phủ và các địa phương, vùng với các chiến dịch “Mùa hè xanh”
đa hàng ngàn trí thức trẻ tới vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn góp phần đ a tiến
bộ khoa học kỹ thuật tới các vùng nghèo và bà con nông dân. Song song với dự
án Kiến trí thức trẻ tình nguyện, thực hiện quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày
30/8/2001 của Thủ tướng chính phủ, Trung ương đoàn đã phối hợp với Bộ Y tế
và cán bộ ngành liên quan chỉ đạo 28 tỉnh, thành, đoàn triển khai dự án đa 500 y,
bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Qua quá trình
triển khai dự án, các y, bác sĩ trẻ đã được nhân dân và chính quyền địa phương
hoan nghênh.


25


×