PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH
BẮC KẠN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
TỈNH BẮC KẠN
I. Định hướng hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh
Bắc Kạn về mở rộng tài trợ và nâng cao chất lượng tài trợ vốn hộ nghèo
1. Nội dung chương trình giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 – 2011
1.1. Mục tiêu và chỉ tiêu đến năm 2011:
* Mục tiêu: Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 50,87% xuống còn dưới 20% vào
năm 2011, bình quân giảm 6%/năm tương ứng với 3.600 – 3.800 hộ/năm;Tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn bình quân đạt từ 5 đến 40%/ năm; tốc độ tăng trưởng dư nợ các
chương trình từ 35 đến 40 %/năm; Tỷ lệ nợ quá hạn < 1%; Tỷ lệ thu lãi đạt từ 97% trở
lên. Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, củng cố đời sống hộ mới thoát nghèo, hộ
cận nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững.
* Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2011:
a) Thu nhập của số hộ nghèo hiện nay lên khoảng 2,5 lần;
b) 40.000 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH;
c) 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
d) 600.000 lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí;
đ) 10.000 lượt người nghèo được khuyến nông khuyến lâm;
e) 4.000 lượt cán bộ được đào tạo, tập huấn về công tác xoá đói giảm nghèo;
4.000 lượt hộ nghèo được tập huấn kiến thức đói giảm nghèo;
f) 3.000 hộ được hỗ trợ đất sản xuất;
g) 5.879 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở;
h) 14.600 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt;
i) 3.209 hộ được hỗ trợ đất ở;
j) 6.000 lượt người được đi xuất khẩu lao động;
k) 17.000 lượt người (trong đó có 10.000 lượt người nghèo) được dạy nghề;
l) 100% hộ nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý;
1.2. Đối tượng:
Đối tượng của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó
khăn và thôn bản nghèo, ưu tiên đối tượng mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo là dân tộc
thiểu số, hộ nghèo là đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em không
nơi nương tựa).
1.3. Các chính sách và dự án cụ thể:
* Nhóm dự án, chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất,
tăng thu nhập.
a) Chính sách tài trợ vốn ưu đãi cho hộ nghèo.
b) Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số (theo QĐ số
134/2004/QĐ - TTg ngày 20/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ).
c) Dự án khuyến nông – khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn.
d) Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình xoá đói giảm nghèo.
đ) Đề án phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò (thực hiện theo Quyết định số
3423/QĐ - UB ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Bắc Kạn).
e) Dự án dạy nghề cho người nghèo.
f) Đề án xuất khẩu lao động.
* Nhóm dự án, chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản:
a) Chính sách hỗ trợ về y tế.
b) Chính sách hỗ trợ về giáo dục.
c) Chính sách hỗ trợ người nghèo về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt (theo Quyết
định số 134/2004/QĐ - TTg ngày 20/3/2005).
d) Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
*. Nhóm dự án, hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức về giảm nghèo
a) Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, đào tạo nâng
cao năng lực và nhận thức cho người nghèo.
b) Dự án truyền thông về xoá đói giảm nghèo.
c) Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình.
2. Các giải pháp thực hiện chương trình:
1) Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các
ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo.
2) Nâng cao năng lực nhận thức của các cấp các ngành và người dân về công tác
giảm nghèo. Cụ thể hoá các mục tiêu của chương trình giảm nghèo và giao cho các ngành,
các địa phương tổ chức thực hiện, huy động sự tham gia tích cực của các Ban ngành, Đoàn
thể, doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội về thực hiện chương trình.
3) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng nhằm chuyển đổi nhận
thức, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng, xây dựng động
lực vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo.
4) Đa dạng hoá nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo. Kinh phí dành cho
chương trình giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 – 2011 là: 510.607 triệu đồng.
- Trong đó:
+ Ngân sách TW : 76.418 triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương :255.749 triệu đồng;
+ Vốn tài trợ : 178.440 triệu đồng.
- Nguồn vốn trực tiếp cho chương trình là: 39.880 triệu đồng trong đó từ ngân
sách TW là: 19.460 triệu đồng và ngân sách địa phương là: 20.240 triệu đồng.
- Kinh phí lồng ghép với các chính sách, chương trình hiện có là: 470.725 triệu
đồng (tín dụng, y tế, giáo dục, hỗ trợ đất sản xuất, đề án phát triển đàn bò…).
3. Một số định hướng chung về hoạt động tài trợ vốn trong thời gian tới:
Với một nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của đại đa số nhân dân thấp, đời
sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn gặp không ít khó khăn. Để đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đề ra nhất là
thông qua con đường đầu tư vốn, với kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong
những năm qua NHCSXH tỉnh Bắc Kạn xác định:
Mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo gắn liền với việc nâng cao chất lượng vốn tài trợ
trên cơ sở ưu tiên vốn cho những hộ chưa được vay, những Xã khu vực I, Xã vùng cao
và xã đặc biệt khó khăn, gắn tài trợ hộ nghèo với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, từng
bước nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh. Cụ thể: cấp vốn ngân hàng phải kết hợp
với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm; hướng dẫn sản xuất kinh doanh.
Cấp vốn cho hộ nghèo bám mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Các Ban ngành, Đoàn thể xã hội, giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo,
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thực hiện kiện toàn Tổ TK&VV trên địa bàn tỉnh, tập huấn cho tổ trưởng và các
cán bộ Hội để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Hội, Tổ trưởng qua đó
đảm bảo chất lượng vốn tài trợ đối với người nghèo.
Huy động vốn tại địa phương bằng nhiều loại sản phẩm, tranh thủ nguồn vốn
trung ương để tài trợ hộ nghèo.
Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ và kiện toàn công tác tổ
chức điều hành. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, nhằm nâng
cao nhận thức. Để thực hiện tốt chức năng của mình, trước hết người cán bộ phải có
tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, thật sự thông cảm với người nghèo,
với người có hoàn cảnh khó khăn, chịu khó, tận tụy trung thành với nghề nghiệp.
II. Nâng cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo tại Chi nhánh ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn:
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tài trợ hộ nghèo là giải pháp hỗ
trợ vốn nhằm giải quyết công ăn việc làm tiến tới thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên cấp phát và tài trợ đối với người nghèo là phương thức không phù hợp
với nền kinh tế tiền tệ mà loài người đang sống. Bản thân việc cấp phát dưới dạng trợ
cấp đã làm giảm đi rất nhiều việc tái tạo nguồn sinh lực cho người nghèo bước qua
ngưỡng cửa đói nghèo. Bởi xét về mặt tâm lý nhận thức việc cấp phát và cho không sẽ
đẩy người nghèo đến chỗ trông chờ, ỷ lại. Chỉ hỗ trợ vốn cho người nghèo mà không
tạo lập môi trường làm ăn cho người nghèo là chưa đủ. Điều đó chẳng khác gì “mang
con bỏ chợ” đưa người nghèo đến chỗ nghèo đói hơn. Họ ăn hết vốn sẽ chỉ làm cho họ
nghèo đói hơn mà thôi. Cho nên, cùng với việc hỗ trợ vốn, phải giúp đỡ kiến thức và kỹ
thuật làm ăn cho họ, hướng dẫn họ làm cái gì để tăng thu nhập, cây trồng vật nuôi của
họ phải được bảo hiểm,…Bằng tổng lực của nhiều chính sách, người nghèo mới tự tin,
tự lực bỏ thói quen bao cấp ỷ lại, vượt lên trên ngưỡng nghèo đói.
Hiện nay, NHCSXH thực hiện tài trợ hộ nghèo với lãi suất ưu đãi. Đây là nguồn
vốn tài trợ với tính chất hoàn trả cả gốc và lãi khác cơ bản so với nguồn vốn cấp phát
mang tính trợ cấp xã hội.
Tài trợ hộ nghèo đòi hỏi phải có thời gian tương đối dài để hộ nghèo từng bước
thích nghi với sản xuất hàng hoá, làm quen với hạch toán kinh tế và tạo được một
nguồn thu nhập vững chắc đảm bảo khả năng trả nợ và tái sản xuất mở rộng, tăng thu
nhập.
Trên cơ sở những định hướng hoạt động và quán triệt quan điểm trên, việc nâng
cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cần tập trung
vào những giải pháp sau:
1. Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo:
1.1. Thực hiện đúng quy trình tài trợ:
Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tài trợ vốn từ khâu xét duyệt tài trợ và cuối
cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng vốn tài trợ của NHCSXH.
Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tài trợ vốn công khai và dân chủ trong cộng đồng
người nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời đúng đối tượng.
Hiện nay, nhìn chung công tác tài trợ đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tài
trợ (theo Quyết định số 316/NHCS - KH ngày 02/05/2003 và văn bản số 676/NHCS -
TD ngày 22/04/2007 của Tổng Giám đốc NHCSXH). Tuy nhiên, để vốn tài trợ của
NHCSXH được cung ứng kịp thời tới đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất,
chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cần phải chú trọng hơn nữa những
mặt sau:
* Xác định đối tượng tài trợ:
Trong địa bàn tỉnh có một số địa phương chưa xác định rõ ràng được đối tượng
vay vốn, nên đã đưa cả những hộ đói tuy có sức lao động nhưng không có khả năng sử
dụng vốn hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao động… vào danh sách hộ
nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến quan niệm sai lầm coi vốn tài trợ đối với hộ
nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn
thấp.
Theo quy định chung về tài trợ hộ nghèo của NHCSXH, thì NHCSXH cấp vốn
trên nguyên tắc “tài trợ hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất kinh
doanh nhưng thiếu vốn”.
Nâng cao chất lượng Tổ TK&VV tránh xảy ra tình trạng tài trợ không đúng đối
tượng hộ nghèo, các đối tượng thoát nghèo hoặc có thu nhập khá lại được hưởng mức
lãi suất ưu đãi cho người nghèo làm giảm hiệu quả xoá đói giảm nghèo của nguồn vốn
ưu đãi.
* Xác định mức vay, thời hạn tài trợ và kỳ hạn nợ:
Mức tài trợ phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ
nghèo (giống, cây, con…) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của ngân hàng chính
sách, nguồn trả nợ của người vay.
Thời hạn tài trợ và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản xuất của
cây trồng, vật nuôi. Thời hạn tài trợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất theo công thức
sau:
Thời hạn tài trợ = Chu kỳ sản xuất + Thời gian tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng chính
xác công thức trên thì hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian thu hồi vốn để trả nợ.
Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh