1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh là tình trạng không có thai sau 12 tháng chung sống mà không sử
dụng một biện pháp tránh thai nào, đồng thời tần suất giao hợp phải ít nhất hai
lần trong một tuần. Đối với những phụ nữ lớn tuổi (trên 35 tuổi) thì thời gian
này chỉ còn tính là 6 tháng [11]. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng
nhiều các cặp vợ chồng bị vô sinh, tỷ lệ này tại Việt Nam theo điều tra dân số
năm 1982 thì tỷ lệ vô sinh là 13% trong quần thể dân số bình thường [11].
Cũng theo báo cáo của Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình năm 1998
thì có khoảng 13-13,4% các cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi sinh đẻ. Tính đến
năm 2009 dân số Việt Nam khoảng 85,7 triệu người trong đó có 43.5 triệu
người phụ nữ [22]. Theo thống kê số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm
khoảng 27%. Với tính toán sơ bộ như vậy thì có hàng triệu cặp vợ chồng cần
phải điều trị vô sinh. Chỉ riêng phòng khám hiếm muộn của Bệnh viện Phụ
Sản Từ Dũ hàng năm đó cú khoảng 20.000 cặp vợ chồng đến khám [5], [13].
Còn ở Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2009
có khoảng 1400 lượt chọc noãn, 3600 lượt làm IUI và số ca phẫu thuật vô
sinh tại Bệnh viện là 1719 [2].
Tình hình vô sinh trên thế giới: Theo số liệu của tổng điều tra Quốc gia
về Phát triển gia đình của Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ Vô sinh ở phụ nữ chưa làm
phẫu thuật vô sinh là 13,3% năm 1965, 13,9% năm 1982 và 13,7% năm 1988.
Năm 1990, khoảng 1/3 phụ nữ Hoa Kỳ thông báo là 12 tháng liên tục trong
cuộc đời của họ có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai mà
không có thai,ở Pháp khoảng 18% số cặp vợ chồng ở tuổi sinh đẻ nói rằng họ
khó khăn để có thai [36]. Tại hội thảo nam học (1995) tác giả Anek Aribarg
đã công bố tỷ lệ vô sinh ở Thái Lan chiếm 12% các cặp vợ chồng trong tuổi
sinh đẻ[27].
2
Spira (1986) và Jansen (1993) [38],[45] ước tính từ 3-5% các cặp vợ
chồng hoàn toàn không có khả năng sính sản. Seang Lintang và Howards
Jacobs (1991) [40] thấy rằng tỷ lệ này ngày càng tăng lên, qua nghiên cứu của
học cứ 6 cặp vợ chồng lại có 1 cặp có vấn đề về khả năng sinh sản. Ở những
bệnh nhân vô sinh cơ hội có thai chỉ là 5% so với 25% ở mỗi chu kỳ kinh ở
người bình thường.
Trong những năm gần đây do sự phát triển và hội nhập, mở rộng giao lưu
hợp tác, đào tạo với các nước đặc biệt là các nước có nền y học phát triển như
Pháp, Mỹ. Vì vậy chẩn đoán và điều trị vô sinh càng có nhiều cơ hội để trao
đổi, cập nhật về kiến thức, kỹ thuật cũng như trang thiết bị tiên tiến. Tại Việt
Nam đã có nhiều Trung tâm hỗ trợ sinh sản được thành lập, cung cấp các kỹ
thuật chẩn đoán và điều trị tiên tiến như: IUI, IVF. ..
Trước tình hình thực tiễn số cặp vợ chồng mắc vô sinh ngày càng nhiều và
những nhu cầu chính đáng của các cặp vợ chồng cần điều trị vô sinh và những
tốn kém của điều trị vô sinh đặc biệt với cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì (Là
vùng khó khăn của Thành phố Hà Nội). Nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên
cứu đầy đủ và khoa học về tình hình vô sinh trong cộng đồng, cách phòng
chống vô sinh, đặc biờt với địa bàn của huyện Ba Vì – T.P Hà Nội chính vì
vậy tôi thực hiện đề tài : “Xỏc định tỷ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô
sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Ba Vì từ tháng
4/2010 đến tháng 9/2010” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ và phân bố thực trạng vô sinh của các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ ở huyện Ba Vì từ tháng 4/2010 đến tháng
9/2010.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng tới vô sinh ở huyện Ba Vì- TP Hà
Nội .
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Vô sinh là tình trạng không có thai sau 12 tháng chung sống vợ chồng mà
không sử dụng một biện pháp tránh thai nào, đồng thời tần suất giao hợp phải ít
nhất hai lần trong một tuần. Đối với những phụ nữ lớn tuổi (trên 35 tuổi) thì thời
gian này chỉ còn tính là 6 tháng để giúp điều trị sớm. Theo thống kê thì cứ 100
cặp vợ chồng chung sống không dùng biện pháp tránh thai nào thì 40 cặp chưa
có thai sau 6 tháng và khoảng 15 cặp chưa có thai sau 12 tháng[11],[. Trờn thế
giới ước tính có khoảng 50 - 80 triệu người bị vô sinh [47].
Vô sinh nguyờn phỏt (hay còn gọi là vô sinh I): là người phụ nữ chưa
từng có thai lần nào; còn vô sinh thứ phát (hay còn gọi là vô sinh II) là người
phụ nữ đã có thai ít nhất một lần .
Vô sinh do nữ: Là các trường hợp nguyên nhân vô sinh hoàn toàn do
người vợ, còn vô sinh nam là nguyên nhân vô sinh do người chồng. Vô sinh
không rõ nguyên nhân là các trường hợp vô sinh khi thăm khám và làm các
xét nghiệm thăm dò hiện có mà không tìm thấy nguyên nhân nào. Trong thực
tế lâm sàng thì vô sinh do vợ chiếm khoảng 40%, vô sinh nam khoảng 40%
và do cả hai vợ chồng là 20% các . Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
phần lớn những người bị vô sinh có thể điều trị được (vô sinh tạm thời) nhưng
còn 2-3% không có khả năng có thai (vô sinh vĩnh viễn) [11 ],[13],[[19].
1.1. Tình hình Vô sinh
1.1.1. Tình hình Vô sinh trên thế giới:
Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện một nghiên cứu từ năm 1980 đến năm
1986 trên 8500 cặp vợ chồng ở 33 trung tâm thuộc 25 quốc gia khi thống kê
nguyên nhân vô sinh cho thấy: Ở các nước phát triển tỷ lệ vô sinh do chồng là
8%, vợ là 37%, do cả hai là 35%[47]. Ở vùng cận Sahara nguyên nhân do
4
chồng chiếm 22%, do vợ chiếm 31%, do cả hai chiếm 21%[39]. Cũng theo tổ
chức này năm 2000 thì 8-10% số cặp bị mắc vô sinh[47]. Trên bình diện
toàn cầu thì con số này khoảng 50-80 triệu người vô sinh. Tuy nhiên số người
mới mắc rất đa dạng và khác biệt ở cỏc vựng khác nhau trên thế giới. Tỷ lệ
mới mắc vô sinh ở nam và nữ gần bằng nhau. Vô sinh do nguyên nhân do nữ
khoảng 30-40% tổng số các ca bệnh và do chồng khoảng 10-30%. Từ 15-30%
nguyên nhân do cả vợ và chồng. Nguyên nhân gây ra vô sinh không rõ ràng
chiếm một con số không cao khoảng 5-10% các cặp [11].
Một nghiên cứu của tác giả Larsen (2000) [39] tiến hành ở 10 trong số
28 quốc gia châu Phi nhận thấy tỷ lệ vô sinh nguyờn phỏt khoảng hơn 3%
trong các cặp ở độ tuổi sinh đẻ còn tỷ lệ vô sinh thứ phát lại cao hơn rất
nhiều. Theo một thống kê của WHO năm 1985 tỷ lệ vô sinh nguyờn phỏt và
thứ phát ở một số quốc gia như sau[20]:
Quốc gia
Châu Phi
Benin
Cameroon
Kenya
Tanzania
Châu Mỹ
Brazil
Colombia
Venezuela
Panama
Châu Á- Thái Banglades
Ấn Độ
Bình Dương
Malaixia
Indonexia
Thái Lan
Việt Nam
1.1.2. Tình hình vô sinh ở Việt Nam
VSNP
31 %
12%
4%
5%
2%
4%
2%
3%
4%
3%
4%
7%
2%
2%
VSTP
10%
33%
7%
25%
30%
4%
7%
8%
15%
8%
13%
15%
13%
15%
5
Ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh cũng khá cao, theo kết quả điều tra dân số
năm 1982 tỷ lệ vô sinh chung là 13% [11]. Nghiên cứu của tác giả Âu Nhật
Luân (1995), tỷ lệ vô sinh ở nước ta vào khoảng 7% đến 10% dân số[12]. Gần
đây hơn, kết quả điều tra của tác giả Phạm Văn Quyền (2000) và Trần Thị
Phương Mai (1999) cho thấy tỷ lệ vô sinh ở nước ta vào khoảng 10% đến
15% [13],[16]. Trong nghiên cứu trên hơn 1000 bệnh nhân điều trị của tác
giả Vũ Văn Chức (1990), vô sinh do vợ là 39.1%, nguyên nhân do chồng là
38.1%, do cả hai là 21.5% và không rõ nguyên nhân là 1.3% [14]. Theo tác
giả Âu Nhật Luân (1990), tỷ lệ vô sinh do vợ chiếm 54.5%, do chồng chiếm
32.1%, do cả hai là 3.5% và không rõ nguyên nhân là 9.9%[12]. Một nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự trên 1000 bệnh nhân khám và
điều trị vô sinh tại bệnh viện BVBM&TSS từ năm 1993 – 1997, có đầy đủ
các xét nghiệm thăm dò, tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 54.5%, vô sinh nam chiếm
35.6% và vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm 9.9% [10].
Về tỷ lệ giữa VSNP và VSTP theo các nghiên cứu tại Việt Nam như sau:
Tác giả
Vũ Văn Chức [4]
BVPS Từ Dũ [23]
Nguyễn Xuân Bái [1]
Nguyễn Đức Mạnh [14]
Năm
1990
1999
2002
2002
VSNP
84,4 %
16,57%
62%
59,4%
VSTP
15,6%
83,43%
38 %
40,6%
Về nguyên nhân gây VSTP ở nam, theo Nguyễn Xuõn Bỏi (2002) [1] tỷ lệ
tinh dịch đồ bất thường là 53,7 %, trong đó không có tinh trùng là 1,85%, tỷ
lệ tinh trùng yếu là 26%. Theo Nguyễn Khắc Liêu (1998), tỷ lệ VSTP là
36,2%, trong đó 75,4% do tắc vòi trứng, 22,9% do khụng phúng noón [10].
Còn theo Nguyễn Đức Mạnh [14] tỷ lệ VSTP là 40,6%, trong đó 56,7% do tắc
vòi trứng. Trong số tắc vũi thỡ 21,18% sau sẩy, 14,77% sau đẻ, 11,82% sau
nạo và 2,95% sau đặt dụng vụ tử cung. Theo Phạm Như Thảo nguyên nhân vô
sinh nữ có tỷ lệ cao hơn vô sinh nam (47,5% so với 30,6%), vô sinh không rõ
6
nguyên nhân chiếm tỷ lệ 10,9%. VSTP sau sảy nạo hút thai chiếm tỷ lệ cao
nhất 68,7%, còn sau đặt dụng cụ tử cung tránh thai là 8,2%[18]. Theo Nguyễn
Linh Thảo vô sinh thứ phát do nguyên nhân vòi trứng chiếm khoảng 20-25%
trong vô sinh nói chung và 75,4% trong vô sinh nữ núi riêng[17].
Theo báo cáo của Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình năm 1998 tại Hà
Nội có tỷ lệ cặp vợ chồng vô sinh chiếm khoảng 13-13,4% ở độ tuổi sinh đẻ.
1.2. Các yếu tố liên quan và các nguyên nhân vô sinh
1.2.1. Nguyên nhân vô sinh nữ
1.2.1.1. Vô sinh do rối loạn quá trình trưởng thành và phúng noón
Phúng noãn là kết quả của sự cân bằng, tinh tế và đồng bộ của hệ thống
thần kinh trung ương, vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Vô sinh do
buồng trứng khụng phúng noón chiếm khoảng 20% nguyên nhân vô sinh nữ.
Tổ chức Y tế thế giới (1976) phân loại vô sinh do buồng trứng khụng phúng
noón thành cỏc nhúm sau đây:
Nhóm 1: Suy dưới đồi - tuyến yên:
Bệnh do nhiều nguyên nhân như U tuyến yên, sau chấn thương vùng
đầu, do hoại tử tuyến yên sau một nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn hậu
sản (Bệnh Simmonds), hoại tử tuyến yên sau sau đẻ do băng huyết mất máu
nhiều (hội chứng Sheehan), do nhiễm khuẩn khác như lao, Abcess , giang
mai… do xâm nhiễm, miễn dịch hoặc vô căn.
Nhóm 2: Rối loạn chức năng dưới đồi - tuyến yên
Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phóng noãn, hoặc kém phóng noãn.
Chỉ định điều trị cho các trường hợp này là dùng thuốc kích thích buồng
trứng, khi nang noãn phát triển đủ lớn sẽ kích thích phúng noón và bơm tinh
trùng vào buồng tử cung.
7
Nhóm 3: Suy buồng trứng
- Suy buồng trứng sớm: Thường xuất hiện ở tuổi dưới 40 với những biểu
hiện như rối loạn kinh nguyệt hay mất kinh trong một thời gian dài. Dấu hiệu
sớm của bệnh giống như một quá trình mãn kinh tự nhiên như, bốc hoả, vã mồ
hôi về đêm, dễ kích động, khả năng tập trung kém... chẩn đoán dựa vào dấu hiệu
lâm sàng và kiểm tra nồng độ FSH trong máu. Chỉ định điều trị trong các trường
hợp này là thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn hoặc xin phôi.
- Hội chứng buồng trứng kháng: Là một dạng bệnh tự miễn, đây là một
type hiếm gặp của suy buồng trứng sớm. Nguyên nhân do trong mỏu cú
kháng thể ức chế không cho hormon kích thích nang noãn gắn với thụ thể của
nó.
Nhóm 4: Tổn thương các cơ quan sinh dục bẩm sinh hoặc mắc phải
Nhóm 5: Vô sinh nữ do tăng prolactin với tổn thương của vùng dưới
đồi - tuyến yên.
Nhóm 6: Vô sinh nữ do tăng prolactin không phát hiện được tổn
thương trên bề mặt của vùng dưới đồi - tuyến yên.
Nhóm 7: Phụ nữ vô kinh có tổn thương vùng dưới đồi - tuyến yên với
mức prolactin bình thường hay thấp.
1.2.1.2. Vô sinh do bệnh lý toàn thân và những cơ quan ngoài hệ sinh dục
- Vô sinh do các bệnh toàn thân: Tim, gan, thận...
- Vô sinh do các bệnh nội tiết: Đỏi tháo đường, Basedow, thừa
Androgen, u thượng thận...
- Vô sinh do dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng , thừa cân , béo phì
1.2.1.3. Vô sinh do viêm nhiễm đường sinh dục dưới
8
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm khoảng 20% số phụ nữ đến
khám phụ khoa với nhiều tác nhân gây bệnh lậu, nấm Candida, Albicans,
Chlamydia Tracomatis, giang mai... Viêm làm thay đổi đọ PH trong âm đạo
và ảnh hưởng tới khả năng sống sót của tinh trùng trước khi vào được trong
buồng tử cung. Trong một số trường hợp nguyên nhân vô sinh do viêm nhiễm
đường sinh dục dưới, viờm lộ tuyến cổ tử cung nên việc điều trị bằng đặt
thuốc âm đạo, đốt diện lộ tuyến cổ tử cung có thể đã đạt được kết quả có thai.
Phương pháp này thường đơn giản rẻ tiền và hiệu quả.
1.2.1.4. Vô sinh do cổ tử cung
Cổ tử cung chít hẹp, khoột chúp cổ tử cung, kháng thể kháng tinh trùng
trong chất nhầy cổ tử cung....
1.2.1.5. Vô sinh do tắc vòi tử cung
Vô sinh do vòi tử cung chiếm 30-40% nguyên nhân vô sinh nữ và tỷ lệ
này tăng ở phương Tây. Có nhiều cơ chế bệnh sinh của vô sinh vòi nhưng hai
cơ chế chính là tắc vòi và rối loạn chức năng vòi TC do tổn thương cơ hoặc
rối loạn chức năng hoặc giảm khả năng nhu động.
Nguyên nhân hàng đầu là nhiễm trùng tiểu khung. Viêm tiểu khung do
Chlamydia Trichomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae ở phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ. Theo Westrom, vô sinh là biến chứng trên 12% các ca viêm phần
phụ cấp. Nếu viêm phần phụ tái phát thì 75% bị vô sinh. Nhiều bệnh nhân bị
tắc vòi TC, không có dấu hiệu lâm sàng song xét nghiệm có nồng độ kháng
thể với Chlamydia cao.
Viêm ruột thừa có thể gây ra ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của vòi tử
cung nhưng tổn thương đến lớp ngoài của vòi có thể ít rõ rệt đến tình trạng
bên ngoài của vòi, của tiểu khung hơn. Dụng cụ tử cung cũng có thể gây ra
nhiễm khuẩn một cách "âm thầm", thậm chí là tổn thương lớp ngoài của vòi
9
tử cung gây nên chít hẹp, thậm trí tắc vòi trứng gây nên tình trạng tắc vòi
trứng hoặc GEU.
Một số bệnh sau đây cũng gây tổn thương vòi:
- Chửa ngoài TC
- Phẫu thuật vòi TC, Nội soi tạo hình vòi trứng. . .
- Các can thiệp phẫu thuật khác ở vòi TC, mổ GEU
- Lạc nội mạc TC
1.2.1.6. Vô sinh do tổn thương thực thể ở tử cung
- U xơ tử cung: Thường ít khi gây ra vô sinh mà thường gây sẩy thai
hoặc đẻ non, tuy nhiên một số ít trường hợp có thể gây vô sinh do vậy cần
phẫu thuật bóc nhân xơ qua nội soi hoặc mở bụng.
- Polyp buồng tử cung: Cản trở phôi làm tổ nờn gõy vô sinh, chẩn đoán
polype buồng tử cung bằng phim chụp tử cung vòi trứng hoặc siêu âm bơm nước
buồng tử cung. Điều trị bằng phẫu thuật cắt polype qua nội soi buồng tử cung.
- Quá sản NMTC
- Dính BTC từng phần sau các thủ thuật nạo hỳt….
1.2.1.7. Các bất thường bẩm sinh của TC
Các dị tật tử cung, trừ không có tử cung, các dị tật khác thường gây xảy
thai, đẻ non, ít ảnh hưởng đến khả năng có thai. Các dị tật này chia thành 5
nhóm sau
- Nhóm không có tử cung điển hình là:
Không có hai bên không hoàn toàn gây ra hội chứng Rokitansky
-Kuster -Houser
- Nhóm nửa tử cung:
10
Nửa tử cung hai cổ, hai sừng, ứ máu kinh một bên: Thường kèm không
có thận bên ứ máu kinh.
Nửa tử cung hai sừng, hai cổ, thường có vách ngăn dọc âm đạo
Nửa tử cung một cổ: hay gặp nhất trong nhóm này và 25% nhóm này
chỉ có một bên thận và niệu quản.
- Nhóm tử cung có vách ngăn
Đây là dị tật phổ biến nhất, chiếm tới 2 phần 5 số dị dạng tử cung. Có
thể có vách ngăn một phần hay toàn phần.
- Nhóm tử cung thông nhau
Loại dị tật này rất hiếm gặp, xuất hiện trên một tử cung có vách ngăn
toàn phần, tử cung hai sừng - hai cổ thông với âm đạo chột, hoặc trên tử cung
hai cổ, vách ngăn thân
- Nhóm tử cung thiểu sản
Tử cung rất bé ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thường kèm với hở
hoặc chít hẹp eo tử cung.[7], thường gặp ở Hội chứng Turner, suy dinh dưỡng
trầm trọng.
1.2.1.8. Vô sinh không rõ nguyên nhân:
Đó là tình trạng vô sinh mà các thăm khám, thăm dò mà không tìm
được bất kỳ nguyên nhân nào từ vợ hoặc chồng.
1.2.2.Những nguyên nhân vô sinh nam [26]
Nguyên nhân vô sinh nam rất đa dạng nhưng được chia làm hai loại:
- Nguyên nhân do rối loạn sinh tinh.
+ Nguyên nhân trước tinh hoàn
+ Nguyên nhân tại tinh hoàn
11
- Những rối loạn gây cản trở sự di chuyển tinh trùng và những rối loạn
về chức năng hoạt động tình dục.
1.2.2.1. Nguyên nhân do rối loạn quá trình tạo tinh trùng
1.2.2.1.1.Nguyên nhân rối loạn nội tiết (trước tinh hoàn)
* Bệnh của tuyến yên
+ Hội chứng Kallmann: đây là bệnh mang tính gia đình do thiểu năng
nội tiết hướng sinh dục gây ra. Rối loạn chức năng và các bất thường về hình
thái của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên có thể làm thay đổi quá trình sinh tổng
hợp và chế tiết các hoa non hướng sinh dục làm giảm nồng độ FSH và LH
trong máu. Hậu quả là quá trình sinh tinh bị giảm một phần hoặc hoàn toàn
dần đến vô sinh. Bệnh mang tính di truyền tự nhiên kết hợp với triệu chứng
mất khứu giác có thể hoàn toàn hay một phần. Đây là hội chứng di truyền
theo nhiễm sắc thể X, do đột biến trên đoạn gen KALIG-1 ở nhánh ngắn
Trước một bệnh nhân không phát triển dậy thì cần phải nghĩ đến hội chứng
Kallmann.
* Thiếu FSH đơn thuần
Người bệnh vẫn thể hiện tính cách mạnh mẽ của đàn ông và kích thích
tinh hoàn bình thường. Nồng độ LH, Testosteron trong máu bình thường. Do
thiếu FSH mà tinh trùng trong tinh dịch đồ rất ít hoặc không có. Điều trị hMG
cho bệnh nhân sẽ cải thiện được quá trình sinh tinh.
* Các hội chứng bẩm sinh khác.
- Hội chứng Prader - Willi: Trên lâm sàng người bệnh béo phì trương
lực cơ nhẽo, tinh thần kinh chậm chạp, bàn tay và chân nhỏ, thân hình thấp và
suy sinh dục. Bệnh mang tính gia đình do thiếu hụt GnRH làm cho nồng độ
LH, FSH trong máu bệnh nhân thấp. Hội chứng Prader-willi xảy ra khi mất 1
đoạn gần nhánh dài của NST 15
12
- Hội chứng Laurence Moon Bandet Biede: Bệnh thể hiện bằng suy
sinh dục do thiểu năng hormon hướng dục, viờm vừng mạng sắc tố, dị tật bàn
tay hoặc bàn chân dạng nhiều ngón, tinh thần trì trệ.
* Bài tiết nội tiết quá mức
+ Sản xuất quá nhiều androgen: Hormon hướng sinh dục bị giảm do nồng
độ androgen trong mỏu quỏ ngưỡng, lượng androgen có nguồn gốc từ nội sinh,
ngoại sinh hoặc do chuyển hóa bất thường hay khối u sản xuất ra Androgen.
+ Vô sinh do bài tiết estradiol quá mức
Khi nồng độ Estradiol trong máu quá mức sẽ ức chế tuyến yên sản xuất
hormon hướng sinh dục. Suy tinh hoàn thứ phát có thể là nguyờn nhân của
khối u tăng tiết Estradiol nằm ở phần vỏ tuyến thượng thận hoặc tinh hoàn.
Các khối u tế bào Sertoli trong tinh hoàn hoặc khối u tế bào mô kẽ có thể sản
xuất ra Estrogen [6].
+ Vô sinh do tăng Prolactin
Prolactin do các tế bào ái toan thùy trước tuyến yên tạo ra. Nó là một
Amin Dopamin sinh học do các neurone dopaminergie vùng lồi phễu chế tiết
trực tiếp vào trong hệ thống mạch cửa của tuyến yên. Do đó tất cả các yếu tố
nào ảnh hưởng đến lượng dropamin trung ương cũng đều có một ảnh hưởng
gián tiếp lên sự chế tiết prolactin của tuyến yên. Các dược chất có hoạt tính
kháng dopamin sẽ dẫn đến kích thích tiết prolactin như thuốc tâm thần, thuốc
kháng dopamin, thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc hạ huyết áp.
Việc tăng prolactin máu điều trị tùy theo từng nguyên nhân. Nếu có rối
loạn chuyển hóa do suy chức năng tuyến giáp thì phải điều trị thay thế
hormon tuyến giáp thích hợp. Nếu do thuốc thì phải ngừng thuốc tương ứng
hoặc đổi sang dùng thuốc khác. Dựng các chất đồng vận Dopamin để điều trị
tuyến yên như Bromocriptin hoặc Metergolin [3].
13
+ Glucocorticoid máu cao: Lượng Glucocorticoid trong máu cao sẽ ức
chế bài tiết LH, hậu quả là làm giảm nồng độ androgen trong máu và gây rối
lạn chức năng tinh hoàn. Glucocorticoid máu tăng cao trong bệnh Cushing
hoặc do trị liệu nội tiết này. Hình ảnh mô tinh hoàn trên mẫu sinh thiết thể
hiện thiểu năng sinh tinh và tế bào dòng tinh ngừng trưởng thành.
1.2.2.2. Nguyên nhân tại tinh hoàn
Nguyên nhân ở tinh hoàn hay gặp nhất. Các rối loạn bệnh lý tinh hoàn
bao gồm vị trí, số lượng, hình dạng và chức năng của tin hoàn.
* Không tinh hoàn bẩm sinh
- Không có tinh hoàn ở hai bên là bệnh cảnh lâm sàng hiếm gặp với tần
suất 0,005% .
Trên bệnh nhân không có tinh hoàn hai bên bệnh cảnh lâm sàng điển
hình sẽ phát triển thành một người hoạn quan nếu không điều trị và bộ phận
sinh dục nhi tính. Điều trị khi dự kiến tới tuổi dậy thì thỡ dựng 100mg
Testoteron enanthat tiêm bắp mỗi 2 - 3 tuần. Tuy nhiên không thể dễ dàng tác
động một cách tích cực lên tình trạng vô sinh của bệnh nhân [3].
- Không có tinh hoàn một bên gặp với tần suất là 0,02%.
Khi đó chức năng của tinh hoàn bị thiến có thể được bù lại bằng sự
hoạt động của tinh hoàn bên kia. Nếu siêu âm không thấy được tinh hoàn thứ
hai thỡ cú chỉ định chụp CT hoặc RMI. Thử nghiệm hCG và định lượng
AMH không có giá trị gỡ vỡ cú hoạt động bù của tinh hoàn bên kia.
* Không tinh hoàn mắc phải
Không tinh hoàn mắc phải có thể là một bên hoặc hai bên. Về nguyên
nhân, người ta có thể gặp như chấn thương, phẫu thuật, nhiễm vi khuẩn hoặc
virus, xoắn tinh hoàn được can thiệp quá muộn. Việc phẫu thuật làm hạn chế
cung cấp mỏu nuụi tinh hoàn do đó làm mất tinh hoàn vì vậy việc chỉ định
14
phẫu thuật vùng bẹn bìu cần được cân nhắc. Ngoài ra các bệnh lý ác tính của
tinh hoàn về nguyên tắc đòi hỏi phải cắt bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn. Trong
trường hợp ung thư tiền liệt tuyến phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn.
* Bất thường về vị trí tinh hoàn
Bình thường tinh hoàn xuống tới bìu vào cuối quý 3 của thai kỳ. Dọc
theo đường di chuyển từ vùng thắt lưng dưới đến tận bìu tinh hoàn có thể bị
dừng lại ở bất kỳ đoạn nào. Tỉ lệ gấp 2 - 3% trẻ sơ sinh nam đủ tháng. Tuy
nhiện 60% sau 3 tháng sau đẻ tinh hoàn xuống tự nhiên. Các dạng rối loạn
quá trình đi xuống của tinh hoàn.
- Tinh hoàn ẩn: Tinh hoàn nằm ở trên ống bẹn, trong ổ bụng hoặc ở sau
phúc mạc và không thể nhìn thấy hay sờ thấy được.
- Tinh hoàn lạc chỗ: Tinh hoàn nằm ngoài đường đi xuống bình thường
của nó. Ví dụ nó nằm ở đùi.
- Tinh hoàn trong ống bẹn: Nằm cố định trong ống bẹn.
- Tinh hoàn trượt: Tinh hoàn nằm không cố định ở lỗ ra của ống bẹn và
có thể thạm thời bị ép (rặn) xuống dưới vào trong bìu, tuy nhiên khi hết rặn nó
lại trượt trở lại về vị trí cũ: “ Tinh hoàn lò xo”
- Tinh hoàn không cố định (tinh hoàn đi đi lại lại): Tinh hoàn có vị trí thay
đổi, không cố định, nằm giữa bìu và ống bẹn. Ví dụ khi có phản xạ co cơ da bìu
hoặc khi lạnh, tinh hoàn di chuyển một cách tự do từ chỗ này sang chỗ kia.
* Bất thường nhiễm sắc thể
- Bất thường về số lượng:
+ Hội chứng Klinefelter
Là hình thức hay gặp nhất của nhược năng sinh dục nam tỉ lệ 1/500, có
bộ nhiễm sắc thể 47 XX7.
15
Bệnh nhân biểu hiện bên ngoài cao lớn, vú to, tinh hoàn nhỏ, thường
dưới 3cm3 một độ chắc. Xét nghiệm không có tinh trùng trong tinh dịch; xét
nghiệm nội tiết nồng độ FSH và LH tăng mạnh trong khi đó testoteron máu
giảm, chẩn đoán xác định nhờ làm nhiễm sắc đồ từ tế bào lympho trong máu.
+ Hội chứng XYY
Hội chứng này có tỉ lệ 2/1000 nam giới. Thường không có bất thường
gì về lâm sàng, các rối loạn về chức năng nội lẫn ngoại tiết của tinh hoàn có
biểu hiện ở mức độ khác nhau. Bệnh nhân có thể sinh sản bình thường hoặc
vô sinh. Bệnh nhân chỉ được phát hiện khi làm nhiễm sắc đồ.
- Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể: Người ta chia làm 2 loại bất
thường trên NST giới tính và trên NST thường.
+ Mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y
Năm 1976, Tiepolo và Zuffardi phát hiện 6 trường hợp không có tinh
trùng bị mất 1 đoạn lớn ở phần xa của nhánh dài nhiễm sắc thể Y qua phân
tích karyotype và đưa ra giả thuyết quan trọng về đoạn AZF. Khi di truyền
phân tử phát triển, nhiều nghiên cứu đã phát hiện được những vi mất đoạn
trong AZF liên quan đến vô tinh hay thiểu tinh mà trước đây thường được cho
là không rõ nguyên nhân. ba vựng trờn Y liên quan với sinh tinh trùng là
AZFa, AZFb, AZFc. những vi mất đoạn xảy ra trong 3 vùng này thường dẫn
đến những rối loạn trong quá trình sinh tinh như không sản xuất tinh trùng
hay sản xuất tinh trùng rất ít.
Hiện nay, kỹ thuật chẩn đoán vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y đã thực
hiện được ở Việt Nam. Chỉ định của xét nghiệm này là các trường hợp nguy
cơ cao của vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y bao gồm: không có tinh trùng hoặc
thiểu tinh nặng (mật độ tinh trùng < 5 triệu/ml). Khảo sát bước đầu tại Bệnh
16
viện Từ Dũ cho thấy khoảng 10% bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao cho kết
quả dương tính.
+ Mất đoạn trên nhiễm sắc thể thường
Nhờ di truyền phân tử, các nhà khoa học hiểu rõ hơn về mối liên quan
giữa bệnh sơ nang; bênh gồm những biểu hiện như bệnh lý phổi tắc nghẽn,
thiếu hụt ngoại tiết tuyến tụy, rối loạn dạ dày ruột non... và bất sản ống dẫn
tinh 2 bên. Gene CFTR trên được tìm thấy trờn nhỏnh dài của nhiễm sắc thể
thứ 7 có thể gây ra một trong hai rối loạn trên. Do đó nhiều giả thuyết cho
rằng bất sản ống dẫn tinh 2 bên có thể là một dạng triệu chứng nhẹ của bệnh
xơ nag hay biểu hiện bệnh xơ nang không hoàn toàn.
Lâm sàng có rối loạn sinh tinh trùng nặng nề, kết quả xét nghiệm tinh
dịch, xét nghiệm hormon FSH và sinh thiết tinh hoàn lại rất thay đổi. Sự sản xuất
testosteron không bị ảnh hưởng chẩn đoán xác định nhờ vào nhiễm sắc đồ. Cho
đến nay vẫn chưa điều trị được nguyên nhân này nhưng với kỹ thuật ISCI chúng
ta vẫn có thể làm cho bệnh nhân có con và sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh.
* Bất thường về cấu trúc tinh trùng
Các bất thường về cấu trúc của tinh trùng được coi là những biến đổi về
hình thái học của tinh trùng.
+ Tinh trùng đầu tròn
Do rối loạn xắp xếp trong quá trình trưởng thành tinh trung dẫn đến cực
đầu tinh trùng tạo bởi bộ máy Golgi không dính gắn với tiền tinh trùng,
không có cực đầu tinh trùng không thể đâm xuyên vào vùng trong suốt
của trứng được.
+ Hội chứng nhung mao bất động
Là bệnh lý di truyền lặn trên NST thường. Làm khả năng di chuyển của
tinh trùng bị hạn chế.
17
+ Hội chứng 9 + 0
Bình thường đuôi tinh trùng có 9 cặp vi ống phân bố ngoại vi và một
cặp vi ống nằm ở trung tâm. Nếu không có cặp vi ống ở trung tâm thỡ đuụi
tinh trùng không cử động được. Về chẩn đoán: Khi thấy nhưng tinh trùng
sống nhưng lại bất động tuyệt đối thì phải nghĩ đến khiếm khuyết cấu trúc.
Không thể điều trị các nguyên nhân trên. Chỉ nhờ ICSI để có con.
* Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Là hiện tượng các tĩnh mạch của đám rối tĩnh mạch hình dây leo trụng
bỡu gión rộng và uống cong ngoằn nghèo. Có 3 mức độ.
Độ 1: cú gión nhưng chỉ sờ được khi giãn tĩnh mạch lúc làm nghiệm
pháp valsalva (nghiệm pháp làm tăng áp lực).
Độ 2: Sờ được giãn tĩnh mạch rõ ngay khi cả lúc không làm nghiệm
pháp Valsalva.
Độ 3: Thấy được giãn tĩnh mạch nguyên ở tư thế bệnh nhân đứng.
Điều trị giãn tĩnh mạch tính là một kỹ thuật buộc cổ điển ở sâu hoặc tốt
hơn là ở cao buộc qua nội soi hoặc kỹ thuật gây xơ hóa phía trước hoặc ngược
dòng tất cả nhằm gián đoạn sự lưu thông tĩnh mạch.
Việc điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh để có con hiện nay còn đang
tranh cãi [6].
* Hội chứng chỉ có tế bào Sertoli , bất sản tế bào mầm
Biểu mô tinh hoàn không thấy các tế bào mầm. Các tế bào mầm sinh
dục không đi vào trong các ống sinh tinh.
Bệnh nhân thường có tinh hoàn 2 bên teo nhỏ, mật độ mềm tinh dịch đồ
không có tinh trùng nhưng các đặc tính sinh dục nam phát triển bình thường,
nồng độ FSH không tăng, LH và testoteron bình thường hoặc tăng nhẹ.
18
Nguyên nhân do di truyền là các mất đoạn nhỏ trên NST giới tính và do
nhiễm virus (ví dụ viêm tinh hoàn do quai bị) và bất thường vị trí tinh hoàn,
các chất độc, tác nhân hóa trị từ bên ngoài đưa vào và tiếp xúc với tia xạ.
Với những hiểu biết hiện nay người ta vẫn chưa thể điều trị được
nguyên nhân các hội chứng chỉ có tế bào Sertoli .
* Ngừng trệ quá trình sinh tinh
Bệnh lý này được xác định bằng giải phẫu bệnh học, sự đình trệ xảy ra ở các
giai đoạn tinh nguyên bào, tinh bào sơ cấp hoặc thứ cấp hoặc ở giai đoạn tiền
tinh trùng.
Về nguyên nhân do bất thường cấu trúc NST, xạ trị, hóa trị kháng sinh
hoặc các bệnh lý toàn thân.
Hiện nay chưa điều trị được nguyên nhân. Chỉ dùng kỹ thuật TESE để
điều trị ICSI.
* Vô sinh do hóa trị và xạ trị
Hóa trị hiện nay ung thư có thể làm tổn thương đến tế bào mầm, chức năng
tinh hoàn bị tổn thương. Các tế bào mầm đặc biệt mẫn cảm đối với tia xạ, tiếp xúc
với bìu càng cao thì tế bào mầm càng dễ bị tổn thương và khó hồi phục.
* Vô sinh do viêm tinh hoàn
Bệnh quai bị sau tuổi dậy thì gõy viờm tinh hoàn hai bên khoảng 30%.
Teo tinh hoàn có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị bệnh vài tháng hoặc vài năm.
Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn và mào tinh hoàn gõy viờm lan
tỏa mô kẽ, kết hợp viêm nội mạc hình thành các gom giang mai. Bệnh lậu và
phong không được điều trị cũng là nguyên nhân gây vô sinh do viêm tinh hoàn.
1.2.2.3. Nguyờn nhân sau tinh hoàn
* Viêm nhiễm đường dẫn tinh
19
- Viêm mào tinh hoàn cấp và mãn tính
Bệnh nhân đau bìu dưới đôi khi lan lờn háng, siêu âm mào tinh hoàn
lớn và Echo nghèo.
- Viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính chia thành:
+ Viêm tiền liệt tuyến cấp do vi khuẩn
+ Viêm tiền liệt tuyến mãn tính do vi khuẩn
+ Viêm tiền liệt tuyến mãn tính không do vi khuẩn
+ Viêm tiền liệt tuyến không triệu chứng
- Viêm túi tinh
Hiếm khi diễn ra đơn độc thường phối hợp với viêm tiền liệt. Điển hình
là tinh dịch có máu.
- Viêm niệu đạo cấp
Có dịch tiết đầu dương vật, cảm giác ngứa hay bỏng rát lúc đi tiểu.
* Tắc nghẽn đường dẫn tinh
Thường được phát hiện khi bệnh nhân đi khám vô sinh xét nghiệm tinh
dịch đồ không thấy có tinh trùng. Nguyên nhân tắc tại mào tinh, ống dẫn tinh,
ống phóng tinh hoặc không có ống dẫn tinh bẩm sinh hoặc do thắt ống dẫn tinh.
* Rối loạn về vị trí tích tụ tinh dịch
Các bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải ở dương vật, niệu đạo hoặc các
tạng cương của dương vật có thể dẫn đến các rối loạn sự tích tụ tinh dịch và
cuối cùng làm rối loạn chức năng sinh sản.
+ Xuất tinh ngược dòng: Do tinh dịch vẫn được phóng ra khỏi túi tinh
nhưng lại vào bàng quang chứ không ra niệu đạo. Xét nghiệm có tinh trùng
trong nước tiểu sau giao hợp.
+ Xuất tinh chậm
20
Cuộc giao hợp tiến hành bình thường nhưng bệnh nhân không có cảm
giác phóng tinh được ra ngoài. Sau giao hợp trong khi nghỉ ngơi tinh dịch mới
chảy ra từ từ.
+ Không xuất tinh: Dương vật đủ cương cứng để giao hợp nhưng
không thể xuất tinh được, không thấy có khoái cảm cực độ.
+ Vô sinh do rối loạn cường dương
Do rối loạn cương dương không giao hợp được nờn khụng đưa tinh
trùng của người chồng vào âm đạo của người vợ để thụ thai.
1.2.2.4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng:
Thuốc, xạ trị liệu, nhiệt độ cao, ngộ độc, nhiờm trựng, ô nhiễm môi
trường, chế độ ăn uống, xơ gan, suy thận... đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tới khả năng sinh tinh tại tinh hoàn
* Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn thiếu một số chất như: một số Acid béo, Acid Amin (đặc biệt
là Arginin) và kẽm có thể ảnh hưởng trực tiếp lên tinh hoàn và gây giảm sinh
tinh. Thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh do ảnh hưởng
trực tiếp lên tuyến yên và gián tiếp lên tinh hoàn. Thiếu vitamin A gõy thoỏi
hoỏ tinh trùng, thiếu vitamin E sẽ gây tổn thương tinh trùng, thiếu Vitamin C
làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Gần đây nhiều quan điểm cho rằng các thức ăn hiện đại thường chứa
nhiều gốc hóa học có tính estrogenic yếu, nếu tích tụ lâu ngày, có thể ức chế
sinh tinh.
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ tinh trùng yếu, làm giảm độ đi động
tinh trùng 30, nếu chỉ quỏ cõn thỡ làm giảm độ di động 20%.
* Tăng nhiệt độ tinh hoàn:
21
Ở người, nhiệt độ ở bìu thường thấp hơn thân nhiệt khoảng 2 0 C. Trong
trường hợp tinh hoàn không xuống hoặc tinh hoàn ẩn, quá trình sinh tinh sẽ bị
ngưng lại. Trong thực nghiệm, người ta thấy cấu trúc mô học của tinh hoàn sẽ
thay đổi nếu tinh hoàn không xuống. Sốt trên 38,5oC có thể ức chế quá trình
sinh tinh trong thời gian 6 tháng. Ngoài tác dụng ức chế sinh tinh, nhiệt độ
cao có thể gây tổn thương ADN của tinh trùng. Thoneau và CS. (1998) [7]
thực hiện phân tích trên nhiều báo cáo đã ghi nhận tăng nhiệt độ làm giảm
sinh tinh và tăng tỉ lệ tinh trùng dị dạng. Tác giả này cũng cho rằng ở những
tài xế lái xe đường dài, có thể do tư thế ngồi lâu và điều kiện làm việc khiến
nhiệt độ bìu tăng, dẫn đến giảm sinh tinh và vô sinh.
Trong một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, thực hiện
trên 400 cặp vợ chồng đến khám vô sinh, nhận thấy nhóm bệnh nhân có nghề
nghiệp là tài xế đường dài có tỉ lệ bất thường về độ di động của tinh trùng cao
nhất so với nhóm nguy cơ khác (2001) [5]. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm
thấy chất lượng tinh trùng giảm bớt ở nhóm bệnh nhân làm việc trong môi
trường nóng thuộc những ngành nghề khác như: Đầu bếp, thợ hàn, thợ luyện
kim, thợ lò...
* Sức nóng:
* Hoá chất:
Nhiễm độc một số kim loại nặng như chì, cadmium và thủy ngân có thể
gây giảm sinh tinh và gây vô sinh. hút thuốc nhiều và uống rượu cũng có thể
ảnh hưởng trực tiếp là giảm sinh tinh [36 ] [7]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ cũng cho thấy chất lượng tinh trùng giảm ở những người hút thuốc
lá và uống rượu.
Các thuốc trừ sâu, diệt cỏ có thể gây ảnh hưởng lên quá trình sinh tinh.
Đặc biệt, dioxin cũng được ghi nhận có tác động lên quá trình sinh tinh và có
22
thể gây vô sinh. Qỳa trỡnh sinh tỡnh trựng rất nhạy cảm với nhiều loại hóa
chất có nguồn gốc công nghiệp và nông nghiệp.
Thuốc trừ sâu và các dung môi hữu cơ đã được nhiều nghiên cứu chứng
minh có tác động xấu đến quỏ tỡnh sinh tinh và làm giảm số lượng và chất
lượng tinh trùng. Các tác động có thể trực tiếp lên quá trình sinh tinh ở tin
hoàn, sau tinh hoàn hoặc lờn cỏc tuyến sinh dục phụ. Một số thuốc trừ sâu đã
được ghi nhận cụ thể gây giảm tinh trùng như Chlordecone, Ethylene
Dibromide. Hầu hết dung môi hữu cơ có tác dụng độc trực tiếp lên tinh hoàn
[7] [42 ].
Trong một nghiên cứu tại Việt Nam, kết quả khảo sát cũng cho thấy
nhóm nghề nghiệp có tiếp xúc với thuốc trừ sâu, các thông số về mật độ, độ di
động và hình dạng bình thường đều giảm so với nhóm không tiếp xúc [5 ].
* Ảnh hưởng của phóng xạ:
Tinh nguyên bào trong giai đoạn phân chia rất nhạy cảm với phóng xạ,
trong khi tinh nguyên bào gốc, tinh tử và tinh trùng ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy
nhiên, nếu tiếp xúc với phóng xạ cường độ cao, tất cả các loại tế bào sinh tinh
đều bị ảnh hưởng có thể dẫn đến vô tinh không hồi phục. Gần đây, có báo cáo
cho rằng việc sử dụng điện thoại di động cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình
sinh tinh trùng.
Ngoài ra, mặc dù quá trình sinh tinh có thể hồi phục nhưng phóng xạ có
thể gây tổn thương nhiễm sắc thể và gây bất thường ở thế hệ sau[30]. Do đó,
ở những bệnh nhân xạ trị để điều trị ung thư, người ta có thể trữ lạnh tinh
trùng trước khi trị xạ để duy trì khả năng sinh sản của bệnh nhân.
* Từ trường:
Người ta ghi nhận rằng từ trường với tần số thấp và cường độ cao có
thể gây tổn thương quá trình sinh tinh [30]. Một nghiên cứu khác, năm 2001,
23
cũng đã ghi nhận từ trường có điện có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh
tinh và gây vô sinh nam [33] [7]. Trong môi trường sống hiện nay, từ trường
chủ yếu được tạo bởi các thiết bị điện gia dụng, thiết bị điện công nghiệp hoặc
đường dẫn truyền điện. Gần đây, người ta cho rằng từ trường do điện thoại di
động gây ra với tần số cao và cường độ trung bình cũng có thể ảnh hưởng
gián tiếp đến quá trình sinh tinh do tác động lên tuyến yên [30].
* Các thuốc điều trị các bệnh lý nội khoa:
Theo WHO (2000), một số thuốc được ghi nhận có thể ảnh hưởng đến
sinh tinh như: nội tiết tố, cimetidene, sulphasalazine, spironolactone,
nitrofurantoin, niridazone, colchichine [3].
Bảng 1.1. Một số thuốc điều trị nội khoa có tác động làm giảm sinh tinh.
Thuốc
Nội tiết
Cimetidene
Tác động
Các thuốc corticoid hoặc androgens gây ức chế tuyến
yên, có thể ức chế sinh tinh và teo tinh hoàn
Ưc chế cạnh tranh với androgen, ức chế sinh tinh
Sulphasalazine
Tác dụng độc trực tiếp lên quá trình sinh tinh
Spironolactone
Ức chế tác động của androgens
Nitrofurantoin
Tác dụng độc trực tiếp lên quá trình sinh tinh
Niridazone
Ức chế quá trình sinh tinh
Colchichine
Ức chế quá trình sinh tinh
Các thuốc điều trị ung thư thường ức chế mạnh quỏ trỡnh sinh tinh.
Hầu hết cỏc phỏc đồ hóa chất điều trị ung thư đều ảnh hưởng nhiều đến quá
trình sinh tinh và gây tình trạng vô tinh tạm thời. Trong số đú, cú khoảng 80%
trường hợp có thể hồi phục sau 5 năm[7] [35 ]. Đồng thời, tổn thương nhiễm
sắc thể ở tinh trùng sau điều trị hóa chất cũng được ghi nhận. Đây là những
tổn thương có thể truyền cho con.
24
* Các bệnh toàn thân:
Các bệnh lý toàn thân đều ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của tinh
hoàn, nhưng nhiều khi không được chú ý. Các tình trạng bệnh lý cấp tính
nặng như phỏng, nhồi máu cơ tim, chấn thương, phẫu thuật... đều ức chế chức
năng tinh hoàn.
Suy thận mạn tính dẫn đến rối loạn điều hòa trực hạ đồi tuyến yên và
gián tiếp ức chế chức năng tinh hoàn. Suy gan mạn tính gây rối loạn nội tiết,
dẫn đến giảm sinh tinh, teo tinh hoàn, nữ hóa, giảm chức năng sinh hoạt tình
dục. Các bệnh lý về đường tiêu hóa, huyết học, nội tiết đều được báo cáo có
tác dụng giảm quá trình sinh tinh. Ở những bệnh nhân có bệnh lý ác tính, sinh
tinh thường giảm mạnh hoặc ngưng hoàn toàn, chủ yếu do tác động của các
phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị. Qỳa trỡnh sinh tinh cũng
giảm trong các bệnh lý nhiễm trùng mạn tính, cấp tính.
* Các yếu tố khác:
- Tuổi: Nam giới khi đến khoảng 40 tuổi nồng độ Testosteron tự do
trong máu giảm dần, trong khi nồng độ SHBG – hormon gắn kết Globulin
tăng dần, tỷ lệ androgen/estrogen giảm và có thể tăng LH, FSH trong máu,
nồng độ Inhibin cũng giảm 25%. Sự sản sinh tinh trùng giảm 30% ở tuổi 50
-80. Tuy nhiên, có vẻ sự suy hoạt động tình dục theo tuổi không phụ thuộc
vào nội tiết. Nhiều người cao tuổi hoàn toàn có thể duy trì đời sống tình dục
và khả năng sinh sản.
- Giao hợp thường xuyên. Số lượng tinh trùng giảm đi nếu xuất tinh
hàng ngày hoặc thường xuyên. Ngược lại, nếu kiêng giao hợp 10 -14 ngày
hoặc hơn nữa sẽ làm giảm độ di động của tinh trùng và tăng số lượng tinh
trùng già và thoỏi hoỏ.
25
- Hút thuốc lá: Có nhiều bằng chứng cho thấy nghiện thuốc lá nặng
(>20 điếu /ngày) làm giảm testostenone và giảm độ di động của tinh trùng.
Nghiện ma tuý từ hai năm trở lên cũng làm số lượng tinh trùng suy giảm.
-Tập thể dục ít hoặc không tập thể dục cũng được coi là một nhân tố
nhỏ. Ngược lại nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục quá sức làm ảnh hưởng
đến số lượng và chất lượng tinh trùng rõ rệt.
- Thời gian kích dục kéo dài trước khi xuất tinh có thể làm tăng chất
lượng tinh trùng.
- Mất nước đặc biệt trong thời gian dài có thể làm giảm số lượng và độ
di động của tinh trùng.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng tinh trùng xuất tinh vào buổi
chiều tốt hơn buổi sáng do nồng độ Adrenalin cao hơn sau khi thức dậy (từ 6h
đến trưa) tương đương với nồng độ Adrenalin khi bị căng thẳng..
- Stress: Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự căng thẳng thần
kinh kéo dài có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tỡnh trựng cũng như khả
năng tình dục của nam giới.