Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

khóa luận tốt nghiệp : Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.75 KB, 78 trang )

Đề tài: " Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho
thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải
Dương năm 2012"
tambatbiengiuadongdoivanbien
CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2012
khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình
hình thực tế của địa bàn nghiên cứu.
Tác giả khóa luận

Dương Thị Phương


LỜI CẢM ƠN
Cuộc sống sinh viên chính là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của một đời
người. Bốn năm được học dưới mái trường đại học Lao động xã hội là từng ấy thời
gian tôi được sống trong sự dạy dỗ ân cần của thầy, cô giáo, sống trong sự giúp đỡ,
chia sẻ của bạn bè. Cũng ngần ấy thời gian xa nhà, xa sự chở che, yêu thương của
gia đình, là cuộc sống tự lập chốn đô thị, là những bài học đáng nhớ nơi đất khách,
quê người. Bốn năm ấy, quãng thời gian không nhiều nhưng cũng đủ để bản thân
tôi trưởng thành hơn, bản lĩnh, tự tin và thu lượm, góp nhặt cho mình một kho tàng
kiến thức. Tôi thấy yêu hơn nghề mình đã học.
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con lên người, cảm ơn anh chị
đã luôn yêu thương, che chở cho em. Thầm cảm ơn cuộc đời đã cho tôi được sống,
cảm ơn "nghề" đã chọn tôi để tôi có được hạnh phúc của người sẽ trở thành nhà
công tác xã hội nay mai, sẽ là người trợ giúp những mảnh đời bất hạnh có được
niềm tin.
Tôi cảm ơn ngôi trường đã là nơi tiếp sức giấc mơ tri thức, em xin cảm ơn
các thầy cô giáo khoa công tác xã hội đã tiếp thêm lòng yêu nghề trong em, cảm ơn


các bạn đã giúp mình vượt qua khó khăn để học tập và gắn bó với nghề.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo –giảng viên Th.s Lý Thị Hàm,
người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong quá trình làm khóa
luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thanh thiếu niên, phụ huynh thanh thiếu niên,
các thầy cô giáo và các cán bộ đoàn thể trên địa bàn thôn Đức Đại đã giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại đại phương.
Chân thành cảm ơn!


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Nội dung

trang

Bảng 1

So sánh khái niệm giới và giới tính

17

Bảng 2

Cơ cấu mẫu điều tra

31


Bảng 3 So sánh quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục 33
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6

khi còn là học sinh theo độ tuổi
Bảng so sánh kết quả lựa chọn về nội dung của giáo
35
dục giới tính, tình dục theo giới tính của thanh thiếu niên
So sánh những nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên 36
quan tâm
Thanh thiếu niên tìm hiểu giới tính, tình dục qua các nguồn 38
Bảng 7: So sánh về những nội dung cha mẹ chia sẻ với 40
thanh thiếu niên theo giới tính
Bảng 8: Trả lời của phụ huynh về những nội dung giới tính, 41
tình dục phụ huynh chia sẻ với con theo giới tính
Bảng 9: So sánh kết quả trả lời của thanh thiếu niên về 42
phương pháp phụ huynh sử dụng khi trao đổi với con vấn đề
giới tính, tình dục theo độ tuổi và giới tính
Bảng 10: Kết quả điều tra phương pháp phụ huynh áp dụng 43
khi trò chuyện, chia sẻ với con về giới tính, tình dục
Bảng 11: So sánh trả lời của thanh thiếu niên về khó khăn 44
khi chia sẻ, trao đổi với phụ huynh theo độ tuổi và giới tính
Bảng 12: Kết quả trả lời của phụ huynh về khó khăn khi trao 46
đổi, chia sẻ với con vấn đề giới tính, tình dục
Bảng 13: Sự hiểu biết của phụ huynh về giáo dục giới tính, 47
tình dục
Bảng 14: Quan điểm của phụ huynh thanh thiếu niên về lợi 48
ích của việc giáo dục con cái về giới tính, tình dục
Bảng 15: Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giáo dục 49

giới tính, tình dục được giới thiệu tronsg nhà trường
Bảng 16: Ý kiến của thanh thiếu niên về phương pháp giáo 51
dục giới tính, tình dục trong nhà trường theo lứa tuổi


Bảng 17: Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giới tính, 53
tình dục trên truyền thông theo độ tuổi
Bảng 18: Đánh giá của thanh thiếu niên sự ảnh hưởng của 54
yếu tố truyền thông theo mức độ tiếp cận thông tin về giới
tính, tình dục và nhóm tuổi
Bảng 19: Nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên trao
đổi với nhóm bạn theo giới tính và độ tuổi
Bảng 20: So sánh ý kiến của thanh thiếu niên về thuận lợi,
khó khăn khi trao đổi với nhóm bạn về giới tính, tình dục
theo mức độ chia sẻ với nhóm bạn và độ tuổi
Bảng 21: So sánh ý kiến về biện pháp của phụ huynh giúp
con tránh ảnh hưởng xấu từ bên ngoài theo giới tính

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ
Biểu đồ 1

Nội dung

trang

Thể hiện quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình 34
dục khi còn là học sinh


Biểu đồ 2

Thể hiện những nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên 37
quan tâm.

Biểu đồ 3

Thể hiện các phương pháp cha mẹ sử dụng khi trao đổi, 43
chia sẻ với con về giới tính, tình dục theo nhóm tuổi.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Khách thể nghiên cứu:
5. Phạm vi nghiên cứu:
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
6.4. Phương pháp thống kê toán học.
6.5. Phương pháp quan sát

7. Giả thuyết nghiên cứu.
8. Kết cấu khóa luận.
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
II. Khái niệm công cụ.
1. Khái niệm giới tính, giới.
1.1. Khái niệm giới tính.
1.2. Khái niệm giới.
1.3. Sự khác nhau giữa giới và giới tính.
2. Khái niệm tình dục.
3. Khái niệm giáo dục.
4. Khái niệm giáo dục giới tính.
5. Khái niệm giáo dục tình dục:
6. Khái niệm thanh thiếu niên.
7. Khái niệm yếu tố, ảnh hưởng
7.1. Khái niệm yếu tố
7.2. Khái niệm ảnh hưởng.
8. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu
niên.
III. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên.


IV. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục giới tính, tình dục cho thanh
thiếu niên.
Kết luận chương I
Chương II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính, tình dục cho thanh
thiếu niên tại thôn Đức Đại.
I. Khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
1. Địa bàn nghiên cứu.

2. Khách thể nghiên cứu.
II. Kết quả nghiên cứu.
1. Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên về giới tính, tình dục.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niênthôn Đức Đại.
2.1. Yếu tố tác động từ gia đình.
2.3. Yếu tố truyền thông.
2.4. Yếu tố giáo dục cộng đồng, nhóm bạn.
2.4.1. Yếu tố giáo dục cộng đồng.
2.4.2. Yếu tố nhóm bạn.
2.5. Yếu tố văn hóa phong tục tập quán.
III. Kết luận và giải pháp.
1. Kết luận.
2. Giải pháp.
2.1. Đối với gia đình.
2.2. Đối với nhà trường.
2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể.
2.4. Đối với bản thân thanh thiếu niên.
Kết luận chương II
C. Phần kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trước hiện trạng "sống thử" và xâm hại tình dục trẻ em ngày một tăng cả ở
thế giới và Việt Nam. Kéo theo đó là tỷ lệ nạo phá thai ngày một tăng, sự tăng
không chỉ về số lượng mà độ tuổi cũng ngày một trẻ hóa.Theo thống kê của Hội
Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế
giới với 1,2 - 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc về lứa tuổi vị thành niên
(13-17 tuổi). Đây đang được coi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, là áp lực

cho ngành y tế. Đồng thời là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh cũng như
cho nền giáo dục. Đặc biệt là vai trò của giáo dục giới tính và tình dục cho thanh
thiếu niên, điều này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn định hướng giá trị giới
tính và đời sống tình dục lành mạnh cho thanh thiếu niên nhằm tạo ra một thế hệ
trẻ có trình độ và hiểu biết. Từ đó hạn chế những tác động không tốt của sự thiếu
thông tin và hiểu biết, giảm thiểu tình trạng nạo phá thai, đại dịch HIV/AIDS, hiện
trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện đang gia tăng về số lượng và hình thức xâm hại:
(số lượng đã tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên 1.427 vào năm 2008. Năm
2009, con số này là 833 em và ước tính năm 2010, có khoảng 900 em là nạn nhân.
Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam
bị xâm hại tình dục. Đây là con số được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công
bố tại Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”
ngày 24/9/2010). (nguồn số liệu o/nhuc-nhoi-nannao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1-noi-dau-theo-suot-cuoc-doi-2673.html).
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, theo đó là sự du nhập lối sống của
phương tây, là sự tự do và dễ dãi trong tình yêu, tình dục, sự phát triển không
ngừng của internet, các báo, bài viết, trang web của một số tổ chức, blog... đăng tải
khá nhiều các thông tin để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính, tình dục của


thanh thiếu niên. Tuy nhiên việc một số trang web lợi dụng nhu cầu này để lồng
ghép vào đó những hình ảnh, video không lành mạnh là không ít,…Chính những
điều này sẽ ngày một làm cho thanh thiếu niên hiểu sai, vận dụng sai những thông
tin về giáo dục giới tính, tình dục trong cuộc sống, nhất là hiện tượng "thử làm
người lớn" của một số thanh thiếu niên đang diễn ra ngày càng nhiều.
Chính bởi còn quá nhiều vấn đề bất cập trong vấn đề giáo dục giới tính, tình
dục và những hậu quả nặng nề của sự thiếu hụt thông tin, nên trong những năm qua
đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các khía cạnh của vấn đề giới tính, tình dục như
Bùi Ngọc Oánh, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, Lê Nguyên,
Phạm Ngọc, Minh Đức,…và nhiều bài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của
các tác giả như: Cù Xuân Diệu, Nguyễn Thị Phương Nhung, Huỳnh Văn Sơn, Đỗ

Hà Thế Bình,…. đồng thời các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự
phát triển của nhân tố giáo dục giới tính, tình dục đến với các đối tượng, nhất là
thanh thiếu niên.
Bản thân người nghiên cứu khi tiếp xúc với địa bàn thôn Đức Đại đã nhận
thấy một số tồn tại bất cập của địa phương trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dục
cho thanh thiếu niên, trong đó:
Thứ nhất, qua tiếp xúc với các em trong độ tuổi 12-18 trong thôn Đức Đại
người nghiên cứu nhận thấy các em chưa hiểu rõ những thay đổi của bản thân khi
bước vào tuổi dậy thì, nhiều em mơ hồ về tình dục, chúng nghĩ đơn giản tình dục là
ôm, hôn, ngủ với nhau lần đầu thì không có thai. Điều đó dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc là nhiều thanh niên trong thôn nghỉ học (cá biệt có em đang là học sinh
lớp 9) để kết hôn vì có thai.
Thứ hai, trong quá trình thực tập tại địa bàn thôn Đức Đại người nghiên cứu
có tiến hành hoạt động công tác xã hội nhóm với nhóm phụ nữ theo chủ đề " Hỗ
trợ phụ nữ về phương pháp giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại
thôn Đức Đại", qua đó người nghiên cứu nhận thấy hầu hết các bậc phụ huynh đều
thiếu hoặc hiểu sai về giáo dục giới tính, tình dục cho con em. Đại đa số đều né
tránh, trả lời đại khái, không cho con cái hỏi về những điều tế nhị này. Hầu hết các


phụ huynh đều không dạy con cách phòng tránh thai khi con bước vào độ tuổi có
nhu cầu về tình dục. Mặc dù chưa phải là số đông nhưng có thể thấy sự ảnh hưởng
của gia đình tới việc giáo dục con em về giới tính, tình dục bởi đây là môi trường
xã hội hóa đầu tiên của trẻ.
Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều lý do thôi thúc người nghiên cứu lựa
chọn đề tài " Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho
thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
năm 2012" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua bài viết người nghiên
cứu ngoài mong muốn nâng cao năng lực trong nghiên cứu khoa học, người viết
còn muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính,

tình dục cho thanh thiếu niên giúp thanh thiếu niên phát triển hoàn thiện về nhân
cách và tri thức.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài thực hiện với mong muốn nhằm làm rõ những ảnh hưởng của một số
yếu tố tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại
thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.
Từ việc phân tích những ảnh hưởng của một số yếu tố tới việc giáo dục giới
tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại để đưa ra những đề xuất và
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính, tình dục cho
thanh thiếu niên tại thôn. Đồng thời thông qua các giải pháp đó sẽ tạo cho thanh
thiếu niên một môi trường tìm hiểu giáo dục giới tính, tình dục lành mạnh và chính
xác nhất, giảm thiểu hậu quả của sự sai lệch và thiếu hiểu biết thông tin.
Với đề tài này người nghiên cứu hy vọng sẽ rèn luyện thêm kỹ năng nghiên
cứu khoa học cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh
thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.
4. Khách thể nghiên cứu:


+ Thanh thiếu niên trong thôn: 103 em (độ tuổi 12-14 tuổi: 50 em, độ tuổi
15-18 em: 53 em).
+ Phụ huynh thanh thiếu niên: 30 người.
+ Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông: 8 người.
+ Các cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y tế: 6 người.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 1- 5/2012.
Địa điểm: Thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Nội dung nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của yếu tố gia đình.

- Ảnh hưởng của yếu tố giáo dục nhà trường.
- Ảnh hưởng của yếu tố truyền thông.
- Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức đoàn thể.
- Ảnh hưởng của yếu tố nhóm bạn.
- Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa phong tục tập quán.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Người nghiên cứu chọn, nghiên cứu một số sách, báo, bài viết nói về công
tác giáo dục giới tính, tình dục hiện nay, có nguồn trích dẫn và nội dung xác thực.
Nghiên cứu các đề tài khoa học, các bài khóa luận, tiểu luận của các tác giả
khác có liên quan đến đề tài đang thực hiện.
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 50 thanh thiếu niên có độ tuổi từ 12-14
tuổi, 53 em có độ tuổi từ 15-18 tuổi phát phiếu điều tra để khảo sát. Số thanh thiếu
niên được chọn khảo sát là 103 em.
Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 phụ huynh học sinh để phát phiếu
hỏi.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu


Người nghiên cứu chọn đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu gồm: 20 thanh
thiếu niên trong thôn Đức Đại (10 em trong độ tuổi 12-14, 10 em độ tuổi 15-18
tuổi), 10 phụ huynh, 8 giáo viên của hai trường cấp II, cấp III trên địa bàn (2 giáo
viên trong ban giám hiệu, 6 giáo viên giảng dạy) và 6 cán bộ các đoàn thể (đoàn
thanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y tế).
6.4. Phương pháp thống kê toán học.
Người nghiên cứu đã phân tích kết quả khảo sát bằng các phương pháp
thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra.
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để khái quát tài
liệu giúp người nghiên cứu hiểu rõ ảnh hưởng khách quan của các yếu tố tới việc

giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại.
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý kết
quả của những câu hỏi đóng.
6.5. Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong việc đánh giá sự hợp tác
của các mẫu được chọn điều tra, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới việc giáo
dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn thông qua khảo sát thực tế.
7. Giả thuyết nghiên cứu.
Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên trong thôn Đức Đại về giới tính, tình
dục vẫn còn nhiều hạn chế.
Có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết về giới tính, tình dục giữa các lứa
tuổi của thanh thiếu niên trong thôn.
Các yếu tố: gia đình, nhà trường, phương tiện truyền thông, phong tục tập
quán, tổ chức đoàn thể, nhóm bạn chưa phát huy được ảnh hưởng tới việc giáo dục
giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn.
8. Kết cấu khóa luận.
Khóa luận gồm 2 chương.
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung


Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính, tình dục cho
thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại, giải pháp và kiến nghị.
C. Phần kết luận

B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Lịch sử nghiên cứu của vấn đề giáo dục giới tính và tình dục trên thế giới bắt

đầu được phát triển từ đầu thế kỷ XX với một số tác phẩm có giá trị như:
cuốn “những rối loạn tình dục” của nhà tâm lý học người Áo Krapht Ebing, xuất
bản năm 1886, đây được coi là cuốn sách nghiên cứu về giới tính đầu tiên; ba bài
thảo luận“Lý thuyết tính dục” của nhà tâm lý học Áo gốc Tiệp Sigmund Freud xuất
bản năm 1905, là tác phẩm bàn về tính dục của con người; tác phẩm “ứng xử tình
dục của đàn ông” tác giả Kingsey xuất bản 1948; công trình nghiên cứu mang tên
“cuộc điều tra tính dục” của D.N. Zabanov và V.I. Iakovenko tiến hành từ năm
1903-1904, tác phẩm “Colombia Mặt bằng cơ bản Sexological” của José Manuel
González , MA, Rubén Ardila , Tiến sĩ Pedro Guerrero , MD, Gloria Penagos ,
MD, và Bernardo Useche , Tiến sĩ Translated by Claudia Rockmaker, MSW, và
Luciane Raibin, MS trong tác phẩm này người nghiên cứu thấy được nhiều điều bổ
ích, bởi tác phẩm đã đưa đến cho người đọc nhiều khía cạnh của giáo dục tình dục,
giới tính. Đồng thời tác phẩm nhấn mạnh tới yếu tố truyền thống có ảnh hưởng như
thế nào tới nhu cầu tình dục, người nghiên cứu cho rằng đây là một bài viết khá


hay cho những người muốn nghiên cứu sâu về tình dục. Trong bài viết của mình
người nghiên cứu cũng vận dụng được cách phân tích yếu tố của các tác giả. Tuy
vậy, là tác phẩm dịch nên nhiều phần người nghiên cứu cũng chưa được rõ (nhất là
sự phân tích về đồng tính); ngoài ra còn một số chương trình hoạt động nhằm ngăn
chặn đại dịch HIV/AIDS trên thế giới, …
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề giới
tính, tình dục, ở mọi khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong đó:
Bộ giáo dục và đào tạo, viện khoa học giáo dục Việt Nam, “Giáo dục dân số
sức khỏe sinh sản vị thành niên”, là tài liệu tập huấn Bộ về vấn đề giới tính và sức
khỏe sinh sản vị thành niên được in hoàn chỉnh cho đến thời điểm này. Nội dung
quyển sách chủ yếu nói về: tuổi vị thành niên, tình bạn, tình dục, bình đẳng giới,
tình dục và sinh sản, mang thai và các biện pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệm
làm cha mẹ, dân số và phát triển, chính sách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia
đình và sức khỏe sinh sản…Người nghiên cứu thiết nghĩ đây là một cẩm nang cho

thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên và những người làm công tác tuyên truyền
về giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Bộ giáo dục và đào tạo, “Sinh học 8”, đây là quyển sách sinh học dành cho
học sinh lớp 8 nội dung sách được biên soạn khá hay khi nói về giới tính, cơ quan
sinh sản và vệ sinh. Người nghiên cứu đã dành thời gian để đọc những sách sinh
học lớp 8 cũ và tái bản thì nhận thấy nội dung chưa thực sự đầy đủ. Nội dung về
giới tính, tình dục được trình bày trong 18 trang giấy để nói về đặc điểm cơ quan
sinh dục của nam, nữ, sự thụ tinh, cách phòng bệnh lây nhiễm là quá ít. Những nội
dung như vậy e rằng chưa thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của thanh thiếu niên.
Hơn nữa, người nghiên cứu cho rằng cuốn sách này hơi muộn so với sự phát triển
của lứa tuổi dậy thì hiện nay.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Trần Trọng Thủy, Bùi
Ngọc Oánh, Phạm Ngọc,…đã đi sâu phân tích các khía cạnh của giới tính, tình dục
và lợi ích của giáo dục giới tính. Đồng thời cũng đặt nền móng cho sự phát triển
các nghiên cứu sâu về giới tính, tình dục ở Việt Nam.


Cù Xuân Diệu, “Thực trạng giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ
thông Châu Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” tháng 6/2010, theo người nghiên cứu thì
đây là một nghiên cứu khá hay, được tác giả thực hiện khá công phu và bài bản,
đây là một tài liệu mà người nghiên cứu đã tham khảo được nhiều ý hay. Tuy nhiên
người nghiên cứu cũng thấy có một số điểm chưa phù hợp, một số câu hỏi theo
người nghiên cứu là chưa phù hợp với nội dung vấn đề nghiên cứu (ví dụ như: Câu
hỏi đối với học sinh: Bạn có thường chơi thể thao không? Thiết nghĩ câu hỏi này ít
liên quan đến nội dung vấn đề nghiên cứu).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nhung trường Đại học sư phạm, Đại
học Thái Nguyên “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học
sinh lớp 9 huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định” tháng 9/2009, đây là một đề tài
không mới, nhưng người nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp của sư phạm
để tiến hành điều tra. Chính điều này tạo ra nét mới cho bài viết. Hơn nữa người

nghiên cứu đã đưa ra nhiều biện pháp hay như: sử dụng video hoặc tình huống
(đóng kịch) để giáo dục sức khỏe sinh sản cho các học sinh lớp 9.
Tác phẩm “giáo dục sức khỏe tính dục” của bác sỹ, thạc sỹ Trương Trọng
Hoàng, Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh là
một tác phẩm chỉ rõ sự khác biệt giữa tính dục, tình dục, giáo dục tính dục và tình
dục, qua bài viết này người nghiên cứu có được khái niệm về tình dục, giáo dục
tình dục một cách khoa học nhất.
“Giới và phát triển” – Đại học Lao động xã hội, 2008 đây là tài liệu dành
cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội. Tài liệu được biên soạn khá công phu,
tác phẩm chỉ rõ sự khác nhau về giới tính và giới, nhu cầu giới, sự phân công lao
động theo giới, nhấn mạnh sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.
Chương trình “chuyện đêm cuối tuần” 23h30 tối thứ 7 trên sóng vtv3, đài
truyền hình Việt nam. Một chương trình đối thoại vấn đề giới tính, tình dục, đã đi
sâu khai thác các khía cạnh của tình dục, định hướng giáo dục cho thanh thiếu
niên. Là một chương trình mang tính giáo dục cao, nội dung phong phú và sự chia
sẻ cởi mở. Đây được coi là một giải pháp giáo dục giới tính, tình dục hiệu quả. Qua


chương trình người nghiên cứu hiểu thêm các khía cạnh ảnh hưởng tới việc giáo
dục giới tính và nhất là tình dục cho giới trẻ hiện nay. Đồng thời qua đó, chương
trình cũng đề cập cách mà phụ huynh có thể áp dụng để truyền đạt kiến thức giới
tính, tình dục cho con em.
Ngoài ra, còn có các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị
thành niên, tuyên truyền phòng chống đại dịch HIV/AIDS, các chiến dịch tuyên
truyền phòng chống lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em, các chương trình quốc
gia về dân số, kế hoạch hóa gia đình…với các hình thức phong phú và đa dạng có
nội dung liên quan đến giáo dục giới tính, tình dục cho các đối tượng trong đó có
thanh thiếu niên.

II. Khái niệm công cụ.

1. Khái niệm giới tính, giới.
1.1. Khái niệm giới tính.
Giới tính trước hết là những đặc tính hay đặc điểm của giới (theo Thái Thị
Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006). Bao gồm các mặt tâm lý, sinh lý, mặt xã hội.
Về mặt tâm lý: Nam – nữ có tâm lý khác nhau. Nữ có khả năng tư duy cao
trong những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo còn nam mạnh về đường lối tư duy.
Tình cảm ở nam là sự mạch lạc, rõ ràng, ở nữ thì thường không rõ ràng, dễ chan
hòa giữa tình cảm này và tình cảm khác.
Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể nam như vỡ giọng, mọc râu
ở nam,…..; ở nữ ngực nở, có khả năng mang thai…
Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau. Xã hội đòi hỏi nam phải
chững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới thì phải nhu mì kín đáo, thủy
chung, đảm đang. Xã hội phân công lao động nam – nữ khác nhau. Nam thường
làm việc nặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ thì thường được ưu tiên làm việc nhẹ
nhàng, đòi hỏi sự khéo léo. Như vậy có thể hiểu giới tính là tất cả những đặc điểm


riêng biệt tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ(theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và
phát triển, 2006).
Giới tính được hiểu là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học,
mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay đổi. Ví dụ nam có tinh trùng, nữ
có kinh nguyệt, mang thai,… (Trích lược Tài liệu chuyên khảo giới và phát triển,
trường Đại học Lao động xã hội, 2008, trang 13).
Ở trong bài viết của mình người nghiên cứu sử dụng khái niệm giới tính của
tài liệu chuyên khảo giới và phát triển của trường Đại học Lao động xã hội, 2008,
trang 13. Bởi khái niệm này miêu tả đúng tính chất của giới tính về mặt sinh học
của con người.
1.2. Khái niệm giới.
Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm
sinh lý cơ thể đặc trưng ở con người. Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường bao

gồm các đặc điểm về di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể mà điển hình quan
trọng nhất là cơ quan sinh dục. Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục là hệ
cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ qui định hai giới là nam giới và
nữ giới (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006).
“Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản
giống nhau” (một số vấn đề về tâm lý và giới tính - Bùi Ngọc Oánh Đại học Sư
Phạm Thành phố Hồ Chí Minh).
Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị
của giới tính do sự kỳ vọng các cộng đồng xã hội gán cho; là sự khác nhau giữa
phụ nữ và nam giới về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất và có thể
thay đổi được (Trích lược Tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học
Lao động xã hội, 2008, trang 12).
Sau khi nghiên cứu các khái niệm thì người nghiên cứu chọn sử dụng khái
niệm giới của tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã
hội, 2008, trang 12. Bởi đây là khái niệm phản ánh đúng tính chất của giới về mặt
xã hội, nhấn mạnh vai trò xã hội của nam và nữ.


1.3. Sự khác nhau giữa giới và giới tính.
Người nghiên cứu sử dụng hai khái niệm giới tính và giới của tài liệu chuyên
khảo Giới và phát triển trường Đại học Lao động xã hội, 2008 để so sánh. Từ sự so
sánh này sẽ giúp nhấn mạnh khái niệm giới tính mà người nghiên cứu sử dụng,
tránh sự hiểu nhầm trong các khái niệm.
Bảng 1: So sánh khái niệm giới và giới tính

Giới tính

Giới

- Đặc trưng sinh học, bẩm sinh


- Đặc trưng xã hội, văn hóa, truyền

Ví dụ: Nam có tinh trùng, nữ mangthống, con người thông qua học hỏi
thai, nuôi con,…

mới có.
Ví dụ: Nữ chăm sóc con, nội trợ,…
Nam lo kinh tế,…

- Có sự đồng nhất trên toàn thế giới

- Không đồng nhất trên toàn thế

Ví dụ: phụ nữ trên toàn thế giới đều giới..
sinh con, nuôi con,…

Ví dụ: ở Nhật thì phụ nữ ở nhà chăm
con,..ở Mỹ thì phụ nữ, nam giới đều
có thể làm lãnh đạo.

- Mang tính chất ổn định và không - Có thể thay đổi theo thời gian do
thay đổi

các nhân tố bên ngoài.

Ví dụ: Nam giới không thể nuôi conVí dụ: phụ nữ thời xưa không được
bằng sữa,…

đi học, ngày nay thì phụ nữ có thể

học và đỗ cao. Nam giới xưa không
thể ở nhà lo nội trợ thì nay có thể.

Mặc dù như vậy nhưng theo quan điểm của người nghiên cứu thì với sự tiến
bộ khoa học kỹ thuật thì giới tính giờ đây có thể thay đổi được, từ đó dẫn đến giới


thay đổi. (ví dụ: Nam có thể chuyển giới tính thành nữ, nữ chuyển giới tính nam, từ
đó thì công việc, vai trò, …của họ cũng thay đổi theo giới tính mà họ chọn).
2. Khái niệm tình dục.
“Tình dục” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Định nghĩa đơn
giản của từ điển thì đó là những hành vi về quan hệ tính giao (dựa trên giới tính)
trong đó đặc biệt bao gồm việc giao hợp.
Nhưng cách hiểu của từng người thì rất khác nhau. Đối với nhiều người tình
dục là quan hệ dương vật – âm đạo. Đối với nhiều người thì đó là quan hệ dương
vật – hậu môn. Đối với vài người thì đó là việc cơ quan sinh dục cọ xát vào nhau
mà không cần giao hợp. Một số nghĩ rằng tiếp xúc miệng – cơ quan sinh dục cũng
là tình dục. Vài người cho rằng tình dục bao gồm cả việc thủ dâm. Thực tế là, tình
dục bao gồm tất cả những hình thức trên.
Tình dục là hoạt động sinh dục ở người, bao hàm: nhận thức về cảm xúc và
cơ thể mình và cơ thể người khác, khả năng và nhu cầu về tình cảm khác giới, các
tiếp xúc tình dục từ động chạm tới giao hợp. (Theo từ điển tiếng Việt).
Khái niệm mà người nghiên cứu sử dụng trong bài luận là khái niệm của từ
điển tiếng Việt, vì khái niệm đã chỉ ra được đặc trưng của tình dục.
3. Khái niệm giáo dục.
Giáo dục là sự truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, từ thế
hệ trước cho các thế hệ sau.(Trích lược giáo trình xã hội học đại cương và chuyên
biệt, nhà xuất bản Lao động xã hội, 2008, trang 296).
Giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của
con người được giáo dục. (Theo từ điển tiếng Việt)

4. Khái niệm giáo dục giới tính.
Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo
dục cho thiếu nhi, thanh thiếu niên có một thái độ đúng đắn với các vấn đề giới
tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999).


Theo Wikipedia thì giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả
việc giáo dục về giải phẫu sinh dục,sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản,
các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía
cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông
thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các
chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
Theo TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm nhiều nội dung: Giáo dục giới tính cho trẻ, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn - tình yêu, tâm
sinh lý hôn nhân.
Theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh thì giáo dục giới tính gồm 4 nội dung chính
sau:
- Những tri thức và tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh lý tính
dục (các hiện tượng như: kinh nguyệt, sự phát triển cơ thể, sinh nở, kiến thức về
sức khoẻ giới tính, các bệnh lý tình dục,...).
- Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẫm mỹ như cách cư xử với mọi
người, với bạn khác giới, tác phong tư thế và phẩm chất đạo đức theo giới tính
riêng, quan niệm về cái đẹp giới tính, những vấn đề pháp luật liên quan đến cuộc
sống giới tính và gia đình (luật hôn nhân gia đình, luật phòng chống bạo hành gia
đình, bình đẳng giới,…).
- Những quan hệ về bạn khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất của tình yêu,
sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựng nên một tình yêu
chân thực, chân chính.
- Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn nhân, điều

kiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của cuộc sống gia đình.
Người nghiên cứu chọn sử dụng định nghĩa của PGS.TS Bùi Ngọc Oánh vì
định nghĩa của ông nêu ra được gần như các khía cạnh mà giáo dục giới tính, tình
dục cần hướng đến.
5. Khái niệm giáo dục tình dục:


Giáo dục tình dục là một quá trình lâu dài thu thập thông tin và hình thành
thái độ, niềm tin và giá trị về danh tính, mối quan hệ và sự thân mật. Nó bao gồm
phát triển tình dục, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ giữa các cá nhân, tình cảm,
sự thân mật, hình ảnh cơ thể và vai trò giới tính. Giáo dục tình dục địa chỉ, kích
thước sinh học, văn hóa xã hội, tâm lý và tinh thần của tình dục từ 1) tên miền
nhận thức, 2) tên miền tình cảm, và 3) miền hành vi, bao gồm cả các kỹ năng giao
tiếp hiệu quả và đưa ra quyết định chịu trách nhiệm. (Trích trong Hướng dẫn tình
dục toàn diện Education , Hướng dẫn Nhóm Đặc trách quốc gia, 1991).
Theo Wikipedia thì "giáo dục tình dục" gồm việc giáo dục về mọi khía cạnh
của hoạt động tình dục, gồm cả thông tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh sản (khả
năng sinh sản, tránh thai và sự phát triển của phôi thai và thai nhi, tới sinh đẻ),
cộng thêm thông tin về mọi khía cạnh đời sống tình dục của một cá nhân
gồm: hình ảnh thân thể,khuynh hướng tình dục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đưa
ra quyết định, thông tin, hẹn hò, các quan hệ, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục (STIs) và làm sao để tránh chúng, và các biện pháp kiểm soát sinh sản.
Khái niệm giáo dục giới tính theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh đã bao hàm khái
niệm giáo dục tình dục, nhưng xét ở khía cạnh sâu hơn thì định nghĩa
của Wikipedia đã bám sát vào nội dung mà giáo dục tình dục đảm nhiệm. Vì vậy
người nghiên cứu sử dụng song song hai khái niệm này trong bài viết.
Vai trò của giáo dục giới tính, tình dục là rất quan trọng trong việc hình
thành nhân cách của trẻ ở lứa tuổi đang lớn và liên quan đến hoạt động tình dục
trong tương là một hoạt động có chức năng rất quan trọng trong việc duy trì thế hệ
mai sau.

6. Khái niệm thanh thiếu niên.
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì: “Vị thành niên là những người
trong độ tuổi từ 10-19. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi”.
Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên
của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ
tuổi 15 - 24 tuổi.


Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vị thành niên - thanh niên là
10 - 24 tuổi.
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8
Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày
09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là "từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Từ những định nghĩa trên người nghiên cứu đưa ra cách hiểu về khái niệm
thanh thiếu niên: Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội đặc thù. Những nét đặc
trưng của thanh thiếu niên hoàn toàn không giống với các nhóm xã hội khác.
Thanh thiếu niên được phân chia theo độ tuổi:
-

Thiếu niên là những em có độ tuổi từ 11-16 tuổi

-

Thanh niên là những người có độ tuổi từ 16-30 tuổi.

7. Khái niệm yếu tố, ảnh hưởng
7.1. Khái niệm yếu tố
Theo từ điển tiếng Việt thì yếu tố là bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc,
hiện tượng.
7.2. Khái niệm ảnh hưởng.

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì: Ảnh hưởng là sự tác động của vật
nọ đến vật kia, của người này đến người khác.
Sự tác động hai chiều của một nhân tố này lên một nhân tố khác, sự tác động
có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực.
8. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh
thiếu niên.
Sự ảnh hưởng của các yếu tố là sự tác động hai chiều, tích cực hoặc tiêu cực
lên một đối tượng, khách thể nào đó.
v

Yếu tố trình độ hiểu biết của thanh thiếu niên:
Là khả năng đánh giá một vấn đề trong cuộc sống của thanh thiếu niên dựa

trên sự phát triển hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và các giác


quan, sự phong phú thêm về tri thức và kinh nghiệm, sự yêu cầu ngày càng cao của
hoạt động học tập, lao động,…
Trình độ hiểu biết về giới tính và tình dục sẽ giúp thanh thiếu niên ứng phó
với các tình huống gặp phải trong cuộc sống và tránh được các hậu quả đáng tiếc.
Ngược lại nếu thiếu hiểu biết sẽ mang đến những hệ lụy lâu dài cho không chỉ bản
thân thanh thiếu niên mà cả gia đình, xã hội như: Bệnh truyền nhiễm, HIV, nạo phá
thai, đơn thân nuôi con nhỏ,…
v

Yếu tố gia đình:
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, các giá trị chuẩn

mực gia đình, các khuôn mẫu hành vi, trình độ, nghề nghiệp của cá nhân sẽ được
học hỏi và tác động lên các thành viên khác.

Nếu giáo dục gia đình tốt, nếu cha mẹ hiểu biết về vấn đề giới tính, tình dục
và truyền đạt cho con thì sẽ giúp thanh thiếu niên có được một nền tảng kiến thức
ứng phó với những điều sẽ diễn ra trong tương lai như: Tâm lý sẵn sàng khi bước
vào tuổi dậy thì, tuổi yêu và biết quan hệ tình dục an toàn. Ngược lại, thanh thiếu
niên sẽ thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết tạo ra tâm lý lo lắng, sợ hãi và các hậu quả
đáng tiếc như: mang thai trẻ vị thành niên, bị xâm hại tình dục, ……
v

Yếu tố giáo dục trong nhà trường:
Là môi trường xã hội hóa thứ cấp, là nơi trang bị kiến thức tổng hợp về khoa

học, xã hội, giúp các thành viên trong xã hội thực hiện được vai trò một cách thuần
thục, bài bản.
Nếu giáo dục trong nhà trường tốt sẽ trang bị cho thanh thiếu niên kiến thức
về cơ thể, các chức năng của cơ quan sinh dục, quá trình thụ tinh cũng như cách
phòng tránh lây nhiễm bệnh sinh dục, phòng tránh thai,….Ngược lại nếu nền giáo
dục không tốt, sai lệch làm ảnh hưởng tới sự hiểu biết của thanh thiếu niên gây ra
những điều đáng tiếc: quan hệ tình dục sớm, không biết cách phòng tránh thaii,
bệnh sinh dục,….
v

Yếu tố truyền thông:


Là nhân tố đóng vai trò trong quá trình xã hội hóa cá nhân, là nơi cung cấp
những định hướng và các quan điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống
hằng ngày.
Mặt tích cực của yếu tố truyền thông là sẽ giúp thanh thiếu niên có nhiều cơ
hội tiếp xúc với lượng thông tin phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu học hỏi,
khám phá, tích lũy tri thức. Nhất là đối với những người không có cơ hội tới

trường. Hơn nữa, các kiến thức về giới tính, tình dục được cung cấp dưới nhiều
hình thức, đa dạng về nội dung nên dễ thu hút thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, cùng với đó là sự ảnh hưởng tiêu cực của các quan điểm sai lệch,
đồi trụy, các web đen, các lượng thông tin “không sạch” làm ảnh hưởng tiêu cực
tới một lượng không nhỏ thanh thiếu niên, dẫn đến lối sống buông thả: sống thử,
tập làm “chuyện người lớn”, quan hệ tình dục vị thành niên, nghiện sex, …
v

Yếu tố giáo dục cộng đồng và nhóm bạn:
Đây là nhân tố đóng vai trò giúp các cá nhân tương tác những gì đã thu lượm

trong nền giáo dục gia đình, nhà trường và từ các yếu tố truyền thông.
Nếu nhóm bạn có các hoạt động lành mạnh, chia sẻ những hiểu biết về giới tính,
tình dục từ các nguồn thông tin tin cậy sẽ giúp thanh thiếu niên phát triển về giao
tiếp, về kỹ năng, hiểu biết kiến thức và tự giải quyết tình huống. Nhưng đồng thời
với đó là lượng thông tin giới tính, tình dục chia sẻ không nguồn tin cậy, sự rủ rê
“thử” những hành vi như: (đụng chạm thân thể, cơ quan sinh dục, quan hệ tình dục,
…) sẽ dẫn đến những hệ quả đáng tiếc: quan hệ tình dục vị thành niên, hiếp
dâm, ...
Yếu tố giáo dục cộng đồng cũng có nhiều ảnh hưởng đến việc giáo dục giới
tính, tình dục cho thanh thiếu niên, cụ thể:
Hầu hết thanh thiếu niên đều tham gia sinh hoạt đoàn việc lồng ghép nội
dung giáo dục giới tính, tình dục vào một số hoạt động đoàn sẽ dễ đến được với
các em. Hơn nữa, nhiều hoạt động Đoàn sẽ giúp tách các em ra khỏi nhóm bạn
không tốt, giảm những hành vi không lành mạnh của các em như: nghiện game
(trong đó có game sex), …Ngược lại sẽ đẩy các em vào sâu các hành vi lệch chuẩn


như: nghiện game sex dẫn đến thực hiện các hành vi đó ngoài đời thực như: hiếp
dâm, hiếp dâm tập thể, quan hệ tình dục vị thành niên,…)

Hội phụ nữ có nhiều hoạt động, chương trình về giáo dục sức khỏe giới tính,
tình dục và sinh sản nếu thực hiện tốt tới thanh thiếu niên nữ sẽ giúp các em có
được kiến thức tổng hợp để chăm sóc và bảo vệ bản thân. Ngược lại, nếu không
thu hút được sự tham gia của các em sẽ khiến các em có hiểu biết không đầy đủ, dễ
bị lợi dụng, dễ gặp phải các vấn đề: Bị xâm hại tình dục, mang thai vị thành niên,
bệnh truyền nhiễm,…
Nhất là các chương trình, hoạt động tuyên truyền của cơ sở y tế về giới tính,
tình dục nếu được thực hiện nghiêm túc, triệt để sẽ cung cấp lượng kiến thức đầy
đủ, khoa học đến cho tất cả các thành viên trong xã hội trong đó có thanh thiếu
niên để tránh được các hệ lụy đáng tiếc, giảm thiểu bệnh truyền nhiễm (HIV), bệnh
sinh dục, giảm thiểu vấn nạn nạo phá thai, sinh con vị thành niên. Ngược lại sẽ làm
tăng các vấn nạn này trong xã hội, gánh nặng cho y tế và các chính sách xã hội
khác.
v

Yếu tố văn hóa phong tục tập quán:
Là những quan niệm, giá trị truyền thống có ảnh hưởng tới quan điểm, lối

sống của mỗi cá nhân trong xã hội.
Nếu phong tục tập quán của địa phương tiến bộ sẽ giúp cho thanh thiếu niên
nhận thức được các hành vi sai lệch, tránh được tình trạng tảo hôn, cưỡng ép kết
hôn. Ngược lại, nếu phong tục tập quán lạc hậu sẽ dẫn đến tình trạng kết hôn sớm,
làm ảnh hưởng đến chính sách pháp luật của nhà nước về hôn nhân, gia đình.
III. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên.
Theo giáo trình Tâm lý học phát triển nhà xuất bản giáo dục 2008, giáo
trình hành vi con người và môi trường xã hội trường Đại học Lao động xã hội
2010, thì đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 12-18 tuổi là:
Sang đầu tuổi thiếu niên 12-14 tuổi, có một sự phát triển đột biến về sinh lý,
đặc biệt là sự phát triển nhanh của hệ cơ quan sinh dục làm cho giới tính và ý thức
về giới tính của trẻ phát triển mạnh. Cơ thể trẻ lúc này diễn ra những thay đổi lớn



×