Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

TÀI NGUYÊN DU LỊCH XÃ CHIỀNG CHÂUMAI CHÂU – HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.18 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA: VĂN – XÃ HỘI
------

Đề tài:
TÀI NGUYÊN DU LỊCH XÃ CHIỀNG CHÂU
MAI CHÂU – HÒA BÌNH
GVHD

: Hoàng Thị Phương Nga

Sinh viên

: Trương Thị Ngọc Hoài
: Ma Thị Hồng
: Nguyễn Thị Hiền
: Chu Văn Hiệp
: Lào Thị Huệ
: Dương Ngọc Hân
: Phạm Ngọc Huy

Lớp

: Quản trị DVDL & Lữ hành – K9

Thái Nguyên, Tháng 9 năm 2012
1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả


các cơ quan,các tổ chức, các tập thể đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp
đỡ để chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Về phía các cơ quan,tổ chức, tập thể xin cảm ơn: Phòng Văn hóa - Thể
thao và Du lịch huyện Mai Châu, khu trưng bày văn hóa Thái Mai Châu, Uỷ
Ban Nhân Dân xã Chiềng Châu, Đoàn xã Chiềng Châu, Khoa Văn - xã hội
Trường Đại học Khoa học – ĐHTN , tập thể lớp Quản trị dịch vụ Du lịch và
Lữ hành - K9. Về phía cá nhân: Lời đầu tiên xin trân trọng gửi lời cảm ơn
chân thành đến cô Hoàng Thị Phương Nga đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng
tôi làm đề tài. Ngoài ra xin gửi lời cảm ơn các Thầy Cô giáo trong đoàn thực
tế, ông Lò Văn Tuấn trưởng phòng Văn hóa – Thể thao và du lịch huyện Mai
Châu, ông Vì Văn Lai phó chủ tịch UBND xã Chiềng Châu, các bậc phụ lão
và người dân bản Lác, bản Pom Coọng đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm chúng tôi
trong quá trình thực tế tại Mai Châu.
Xin trân trọng cảm ơn!

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................5
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................6
5.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................6
5.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................7

7. Bố cục của đề tài.........................................................................................7
Phần nội dung.................................................................................................9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................9
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................9
1.1.1. Những khái niệm có liên quan..............................................................9
1.1.1.1. Khái niệm du lịch...............................................................................9
1.1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch.............................................................9
1.1.2. Quy trình và cách thức đánh giá tài nguyên du lịch.............................10
1.1.2.1. Độ hấp dẫn.........................................................................................10
1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật...........................................11
1.1.2.3. Thời gian hoạt động du lịch...............................................................12
1.1.2.4. Sức chứa của điểm du lịch.................................................................13
1.1.2.5. Vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận của điểm du lịch..........13
1.1.2.6. Độ bền vững du lịch...........................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................15
3


1.2.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên xã Chiềng Châu – Mai Châu
– Hòa Bình.....................................................................................................15
1.2.2. Cơ sở hạ tầng........................................................................................18
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................20
1.2.4. Tình hình văn hóa.................................................................................20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
XÃ CHIỀNG CHÂU – MAI CHÂU – HÒA BÌNH.......................................25
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.....................................................................25
2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................25
2.1.2. Địa hình, địa mạo và địa chất...............................................................25
2.1.3. Di tích tự nhiên và danh lam thắng cảnh..............................................26
2.1.4. Tài nguyên khí hậu...............................................................................29

2.1.5. Tài nguyên sinh vật...............................................................................30
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn....................................................................31
2.2.1. Các di tích có giá trị..............................................................................31
2.2.2. Các lễ hội..............................................................................................31
2.2.3. Nghề và làng nghề truyền thống...........................................................41
2.2.4. Văn hóa nghẹ thuật...............................................................................45
2.2.5. Văn hóa nhà sàn....................................................................................48
2.2.6. Văn hóa ẩm thực...................................................................................50
2.2.7.Văn hóa trang phục................................................................................52
2.2.8. Các đối tượng gắn với dân tộc học.......................................................56
2.3. Ảnh hưởng của tài nguyên du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội của
người dân địa phương.....................................................................................57
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở CHIỀNG CHÂU
– MAI CHÂU - HÒA BÌNH.........................................................................62
4


3.1. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch
xã Chiềng Châu...............................................................................................62
3.2. Giá trị và vai trò của tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu........................64
3.2.1. Giá trị của tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu.....................................64
3.2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu....................................65
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch
xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình......................................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................69
MỘ SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ......................................................................71
Tài liệu tham khảo..........................................................................................73

5



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Thực tế chuyên môn 1” là một môn học bắt buộc nằm trong chương
trình học phần học kỳ 3 của ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành - K9
là môn với số lượng 3 tín chỉ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập
và nghiên cứu của chuyên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, thuộc
khoa Văn – Xã hội trường ĐH Khoa học - ĐHTN. Bên cạnh đó, vấn đề đào
tạo cán bộ công nhân viên của ngành du lịch đang được nước ta hết sức quan
tâm, những học sinh, sinh viên của các trường ĐH, CĐ & TCCN về ngành du
lịch ngày càng được quan tâm, chú ý và được dành khá nhiều chế độ đào tạo
đặc biệt. Ngoài khối lượng kiến thức được truyền tải trên lớp, qua sách vở,
báo chí, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể
thiếu. Kinh nghiệm thực tế qua những chuyến đi rất cần thiết cho sinh viên
chuyên ngành Du lịch, để được làm quen với công việc của mình sau này,
giúp cho sinh viên củng cố được rất nhiều kiến thức hình thành nên ý tưởng
định hình cho công việc sau này.
Hiện nay trên thế giới du lịch phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một
trong những ngành kinh tế năng động bậc nhất đem lại nguồn lợi đáng kể và
đóng góp ngày càng lớn vào cơ cấu GDP của các quốc gia trên thế giới .
Việt Nam là một nước có tiềm năng du lịch lớn, Đảng và nhà
nước ta đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hướng đến năm 2020. Tỉnh
Hòa Bình nói chung và xã Chiềng Châu – Mai Châu nói riêng là một
trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách nơi đây nổi tiếng với loại
hình du lịch cộng đồng với rất nhiều tiềm năng du lịch,bao gồm cả loại
hình: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Nền
văn hóa lâu đời và đa dạng với những điều kiện tự nhiên và nhân văn
6



đã tạo nên tiềm năng và ưu thế rất lớn cho phát triển du lịch tại xã
Chiềng Châu. Tuy nhiên việc phát triển du lịch của Chiềng Châu trong
những năm qua chưa thật sự được hợp lí, tài nguyên du lịch chưa được
khai thác hiệu quả. Vì vậy các sản phẩm du lịch ở đây còn đơn điệu,
hoạt động du lịch còn phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ, chưa có đủ khả
năng kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch. Trước thực tế trên, chúng
tôi quyết định chọn đề tài “tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu – Mai
Châu – Hòa Bình” là đề tài nghiên cứu, với mong muốn làm được điều
gì đó có ý nghĩa cho việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa, tài nguyên du lịch Mai Châu – Hòa Bình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng du lịch và hoạt động khai thác du lịch xã Chiềng
Châu. Sự tác động của tài nguyên du lịch đến đời sống văn hóa xã - hội của
người Thái ở Mai Châu Hòa Bình từ đó đưa ra các giải pháp giúp du lịch nơi
đây phát triển hơn nữa.
Qua đề tài này chúng tôi muốn làm rõ những điểm mạnh cũng như
thách thức của việc phát triển và khai thác tài nguyên du lịch tại xã Chiềng
Châu – Mai Châu. Từ đó đưa ra được giải pháp mang tính tích cực trong vấn
đề bảo tồn, phát huy tài nguyên du lịch thông qua đó làm tài liệu trong quá
trình phát triển du lịch bền vững tại Chiềng Châu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tạo cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch tại xã
Chiềng Châu (Mai Châu - Hòa Bình) theo hướng phát triển du lịch bền vững.
- Góp phần nâng cao nhận thức của bản thân về giá trị tài nguyên du
lịch ở xã Chiềng Châu - Mai Châu - Hòa Bình.

7



- Góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển giá trị
tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu - Mai Châu - Hòa Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đánh giá tiềm năng du lịch và mức độ khai thác các tài nguyên du lịch
tại xã Chiềng Châu - Mai Châu - Hòa Bình.
- Phân tích những yếu tố tích cực và tiêu cực đến tài nguyên du lịch
dưới tác động của các nhân tố và công việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị
của tài nguyên du lịch nơi đây.
- Đi sâu vào tìm hiểu giá trị tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu - Mai
Châu - Hòa Bình.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Góp phần làm sáng tỏ, khơi dậy những tiềm năng du lịch to lớn tại địa
phương.
- Làm phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà đầu tư
phát triển du lịch, những người quan tâm đến tài nguyên du lịch của địa
phươnng, chính quyền các ban ngành có liên quan trong quá trình thực hiện
chiến lược phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị tài
nguyên du lịch của xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình.
- Sau khi đề tài được hoàn thành sẽ là nguồn thông tin bổ ích có giá trị
không chỉ với người dân địa phương mà còn có giá trị với những du khách du
lịch đến với xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình, giúp mọi người hiểu
rõ về giá trị tài nguyên du lịch của xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình.
- Đề tài có vai trò quan trọng đối với sinh viên trong việc tiếp cận các
điểm tài nguyên du lịch. Tăng thêm sự hiểu biết, làm giàu lượng kiến thức
thực tế.

8



5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu –Mai Châu – Hòa Bình.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: xã Chiềng Châu – Mai Châu – Hòa Bình,
nhưng chúng tôi nghiên cứu trường hợp tại 2 bản: bản Lác và bản Pom Coọng
thuộc xã Chiềng Châu – Huyện Mai Châu – Tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian tiến hành thực tế: Từ tháng 19/08/2012 đến 22/08/2012
6. Phương pháp nghiên cứu.
Gồm 3 nhóm phương pháp cụ thể như sau.
- Nhóm phương pháp thu thập tài liệu: lập bảng điều tra xã hội học, ghi
chép những tài liệu do chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cung cấp.
+ Quan sát trực tiếp những hoạt động du lịch diễn ra tại xã Chiềng Châu
–Mai Châu – Hòa Bình, chụm ảnh, quay phim để lấy tư liệu thực tế.
+ Phỏng vấn trực tiếp những người dân địa phương, chính quyền địa
phương, du khách tới tham quan để lấy thông tin khách quan.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Sau khi thu thập tổng hợp thông
tin,tiến hành lập bảng xử lý số liệu khảo sát, so sánh số liệu, tư duy
logic,...chọn lọc thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
+ Xử lý số liệu khảo sát và trình bày thông tin nhằm đánh giá một cách
khách quan đề tài cũng như làm nổi bật thực trạng hoạt động khai thác tài
nguyên du lịch xã Chiềng Châu (Mai Châu – Hòa Bình).
- Nhóm phương pháp trình bày thông tin: Sau khi xử lý số liệu tiến hành
sắp xếp và trình bày các thông tin vừa chọn lọc một cách khoa học logic. Hoàn
thành đề tài nghiên cứu.

9



7. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 chương :
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Thực trạng tài nguyên du lịch xã Chiềng Châu – Mai Châu
– Hòa Bình
- Chương 3: Định hướng phát triển du lịch xã Chiềng Châu – Mai Châu –
Hòa Bình.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm có liên quan
1.1.1.1.

Khái niệm du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của
những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống
định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống
khác hẳn nơi định cư.”
Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố

ngày20/02/1999): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Theo Luật du lịch Việt Nam thì: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.”
1.1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch (TNDL)


Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam thì: “tài nguyên du lịch là cảnh

quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm

11


đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.”


Phân loại TNDL:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên
Khái niệm “TNDL tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự
nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm
du lịch.” Ví dụ như: Di sản tự nhiên vịnh Hạ Long, rừng Cúc Phương và
Phong Nha – Kẻ Bàng,v..v…
- Tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV)

Khái niệm “tài nguyên TNDL nhân văn là những đối tượng, hiện tượng
do con người tạo ra trong quá trình phát triển. TNDL nhân văn gồm truyền
thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích
Cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người
và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục
đích du lịch”. Ví dụ như: di sản văn hoá gồm cố đô Huế, tháp Chàm Mỹ
Sơn, đô thị cổ Hội An, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây
Nguyên,v..v…
1.1.2. Quy trình và cách thức đánh giá tài nguyên du lịch
1.1.2.1. Độ hấp dẫn
- Độ hấp dẫn: là mức độ phong phú, đặc sắc của tài nguyên du lịch và
khả năng phát triển các loại hình du lịch.
+ Rất hẫp dẫn (4 điểm): có trên 5 phong cảnh đẹp, hoặc có trên 5 hiện
tượng, di tích tự nhiên đặc biệt; hoặc có công trình văn hóa và di tích lịch sử
có tính nghệ thuật độc đáo, được công nhận là di sản văn hóa thế giới hoặc
được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận cấp quốc gia; hoặc có thể khai thác
phát triển trên 5 loại hình du lịch.

12


+ Hẫp dẫn: (3 điểm): có 3 - 5 phong cảnh đẹp, hoặc só 3 - 5 hiện tượng,
di tích tự nhiên đặc biệt; hoặc có công trình văn hóa và di tích lịch sử có tình
nghệ thuật độc đáo, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận cấp quốc gia; hoặc
có thể khai thác phát triển 3 - 5 loại hình du lịch.
+ Ít hấp dẫn (2 điểm): có từ 1 - 2 phong cảnh đẹp, hoặc có 2 hiện tượng,
di tích đặc biệt; hoặc có công trình văn hóa và di tích lịch sử có tính nghệ
thuật trung bình, được Sở Văn hóa Thông tin địa phương công nghận cấp tỉnh;
hoặc có thể khai thác phát triển từ 1 đến 2 loại hình du lịch.
+ Không hấp dẫn (1 điểm): có phong cảnh đơn điệu, hoặc có công trình

văn hóa, di tích lịch sử có ý nghĩa địa phương; chỉ có thể khai thác phát triển 1
loại hình du lịch.
Tại mỗi điểm du lịch, xét cả 4 chỉ tiêu rồi cho điểm dựa vào chỉ tiêu có
ý nghĩa cao nhất với lí do: nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch thì đương
nhiên thu hút, hấp dẫn khách cao. Tuy nhiên, nếu chỉ có một đối tượng du lịch
những có thể triển khai nhiều loại hình du lịch thì cũng có khả năng thu hút du
khách không kém.
1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: là khả năng đáp ứng sự tiện
nghi và các nhu cầu cơ bản của khách du lịch.
+ Rất tốt: có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đồng bộ, đủ
tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+ Tốt: Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi,
đạt tiêu chuẩn quốc gia.
+ Trung bình: Có được một số cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật du
lịch nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ tiện nghi.
+ Kém: Còn yếu về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Nếu
đã có thì chất lượng thấp và có tính chất tạm thời.
13


1.1.2.3. Thời gian hoạt động du lịch
- Thời gian hoạt động du lịch: là số ngày trong năm có điều kiện khí hậu
thích hợp đối với sức khỏe con người (được xác định thông qua mối tương
quan giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người) và
số ngày có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch (số ngày có thời tiết khô ráo
thuận lợi cho các hoạt động du lịch và số ngày có thể tiếp cận, khai thác các
giá trị của tài nguyên cho việc thỏa mãn các nhu cầu của khách).
+ Rất dài (4 điểm): có hơn 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các
hoạt động du lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp

nhất đối với sức khỏe con người.
+ Dài (3 điểm): có 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các
hoạt động du lịch và 120 - 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp
nhất đối với sức khỏe con người.
+ Trung bình (2 điểm): có 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai
tốt các hoạt động du lịch và 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu
thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.
+ Ngắn (1 điểm): có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các
hoạt động du lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp
nhất đối với sức khỏe con người.
Khi đánh giá, trong trường hợp số thời gian thích hợp nhất của điều
kiện khí hậu đối với sức khỏe con người và số thời gian triển khai tốt các hoạt
động du lịch có khác biệt thì lấy số thời gian triển khai tốt các hoạt động du
lịch làm tiêu chí chính để đánh giá. Có thể xác định thời gian có điều kiện khí
hậu thích hợp đối với sức khỏe con người bằng giản đồ thực nghiệm về tương
quan nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối trung bình của UN WTO. Thời
gian trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch là thời gian của năm

14


trừ đi những ngày có điều kiện thời tiết đặc biệt không phù hợp với hoạt động
du lịch như ngày mưa, bão, sương mù, tính thời vụ của tài nguyên.
1.1.2.4. Sức chứa của điểm du lịch
- Sức chứa điểm du lịch: là lượng khách tối đa có thể đón đến điểm du
lịch trong cùng một thời gian mà chưa gây ra những tổn hại đến môi trường tự
nhiên, xã hội và quyền lợi của khách.
+ Rất lớn (4 điểm): có khả năng tiếp nhận trên 1000 người/ngày, trên
250 lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên
nhân văn, con số tương ứng là 500 người và 100 người.

+ Lớn (3 điểm): có thể tiếp đón 500 - 1000 người /ngày, từ 150 đến
250 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với
điểm tài nguyên nhân văn, con số tương ứng là 300 đến 500 người và 50
đến 100 người.
+ Trung bình (2 điểm): có sức chứa 100 - 500 người/ngày, từ 50 đến
150 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài
nguyên nhân văn, con số tương ứng là 100 đến 300 người và 30 đến 50 người.
+ Nhỏ (1 điểm): có sức chứa dưới 100 người/ngày, dưới 50 người/lượt
tham quan đối với điểm tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên
nhân văn, con số tương tứng là dưới 100 người và dưới 30 người.
1.1.2.5. Vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch
- Vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch (tính từ trung
tâm gửi khách gần nhất): là vị trí tương đối giữa điểm tài nguyên với điểm
phân phối khách và điều kiện đường giao thông cho phép tiếp cận điểm du
lịch (tính thời gian tiếp cận chuẩn cho phương tiện là ô tô du lịch).
+ Rất gần (rất thuận lợi - 4 điểm): khoảng cách dưới 100km, hoặc thời
gian đi đường ít hơn 2 giờ, có thể đi bằng 2 - 3 phương tiện thông dụng.

15


+ Gần (khá thuận lợi - 3 điểm): khoảng cách từ 100 đến 150 km, hoặc
thời gian đi đường 2 - 3 giờ, có thể đi bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.
+ Trung bình (thuận lợi trung bình - 2 điểm): khoảng cách từ 150 đến
200 km, hoặc thời gian đi đường 3 - 4 giờ, có thể đi bằng 1 loại phương tiện
thông dụng.
+ Xa (ít thuận lợi - 1 điểm): khoảng cách trên 200 km, hoặc thời gian đi
đường trên 4 giờ, có thể đi bằng 1 loại phương tiện thông dụng.
1.1.2.6. Độ bền vững du lịch
- Độ bền vững: là khả năng ổn định, không bị thoái hóa của các thành

phần tự nhiên, kinh tế, xã hội trước áp lực của du lịch.
+ Rất bền vững (4 điểm): trong trường hợp điểm du lịch không có
thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi
cân bằng sinh thái của môi trường nhanh; công trình văn hóa lịch sử còn
được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm và thiên
tai, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm, hoạt đông du
lịch diễn ra liên tục.
+ Bền vững (3 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành
phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có
khả năng tự phục hồi tương đối nhanh; công trình văn hóa lịch sử có bị phá
hoại, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ
50 đến 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.
+ Trung bình (2 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành
phần tự hoặc bộ phận tự nhiên, kinh tế - xã hội bị phá hoại đáng kể, phải có sự
hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh được; công trình văn hóa
lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa và tôn tạo những chậm, tài
nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 đến 50 năm, hoạt động du lịch có
thể bị hạn chế.
16


+ Không bền vững (1 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 2 - 3
thành phần tự nhiên bị phá hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người
mới phục hồi được nhưng rất chậm; công trình văn hóa lịch sử bị phá hoại
nặng, khả năng phục hồi nguyên trạng kém, tài nguyên có khả năng tồn tại
vững chắc dưới 100 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Chiềng Châu nằm trên trục đường 15A từ ngã ba Tòng Đậu qua địa

bàn 4 xã và 1 thị trấn trong đó có xã Chiềng Châu qua xã Mai Hạ tới
Thanh Hoá. Chiềng Châu là một xã gần thị trấn Mai Châu, thuận lợi cho việc
giao lưu buôn bán, xã Chiềng Châu bao gồm 6 xóm: bản Lác, bản Pom Coọng,
xóm Mỏ, xóm Chiềng Châu,…

Xã nằm trong toạ độ 20o25’ – 20o29’ vĩ độ Bắc, 105o18’ – 105o21’ kinh
độ Đông. Phía Bắc giáp với xã Nà Phòn và TT Mai Châu, phía Nam giáp với
xã Mai Hạ, phía Đông giáp với xã Pù Pín, Nong Luông và phía Tây giáp với
xã Nà Mèo Xăm Khoè, cách trung tâm huyện lỵ là TT Mai Châu khoảng 2 km
về phía Nam, cách Hà Nội khoảng 132 km.
Vị trí địa lý của xã Chiềng Châu nói riêng và tỉnh Hoà Bình nói chung
có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước và rất thuận lợi
cho giao lưu kinh tế thương mại giữa miền xuôi và miền ngược.
* Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Xã Chiềng Châu có địa hình miền núi đá khá phức tạp, đất đai chia cắt
nhiều bởi hệ thống các khe suối và đồi núi cao. Độ cao trung bình so với mực
nước biển từ 300 – 350m, cao nhất là đỉnh đồi giáp xã Pù Pin (cao 1080m).
Địa hình xã có dáng địa hình đồi núi cao chạy dọc theo hai bên đường giao

17


thông và ở giữa là thung lũng theo kiểu hình lòng máng với dạng địa hình tổng
quát là đồi núi và thung lũng.
+ Địa hình đất đai chia thành hai vùng cơ bản:
- Vùng cao là vùng đồi núi của xã chủ yếu ở phía Tây Bắc và phía
Đông Nam, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao liên tiếp có độ dốc lớn xen
giữa các thung lũng nhỏ nằm rải rác.
- Vùng thấp: Các dãy đồi núi cao hai bên của vùng cao đã tạo nên

thung lũng rộng và tương đối bằng phẳng. Đây là khu vực sản xuất và sinh
sống chính của người dân trong xã. Trong đó có dòng suối Mùn và đường 15A
chạy qua xã. Độ cao trung bình từ 200 – 300m.
Xã Chiềng Châu có địa hình trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi xen
kẽ các thung lũng rộng tương đối bằng phẳng, gồm các dải núi thấp, ít bị chia
cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 25%, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.
* Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Xã Chiềng Châu – Mai Châu - Hòa Bình chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế
độ gió mùa tây bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa ; mùa hè nóng, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23°C . Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong
năm, trung bình 27 - 29°C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình
15,5 - 16,5°C. Thường có gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên nhiệt độ
lại ấm hơn trong thời gian này, giao động từ 25°C đến 35°C.
- Về lượng mưa: Xã Chiềng Châu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có
hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô từ cuối tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Trong mùa mưa, lượng
mưa bình quân 1900 – 2100mm (có năm thấp nhất là 1700mm). Tổng số ngày

18


mưa là 115 ngày tập trung vào tháng 7 đến tháng 10. Mùa khô lượng mưa chỉ
đạt 10 – 15% tổng lượng mưa của cả năm.
- Về ẩm độ và chế độ bốc hơi nước: Hàng năm bình quân ẩm độ là 82%
cao nhất là 99% vào cuối xuân đầu hè và thấp nhất là 69% vào mùa khô.
Lượng bốc hơi nước hàng năm 618,4mm, cao nhất là 819,6mm, thấp nhất là
442,8mm, các tháng khác nhau thì lượng bốc hơi nước khác nhau từ 17,1mm
vào tháng 3 lên 111,2mm vào tháng 6.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 22.9 oC, cao nhất là vào
tháng 6 đạt 33.8oC, thấp nhất là 10,8oC vào tháng 1. Vùng cao nhiệt độ tháng
lạnh có nhiệt độ thấp hơn vùng thấp 2 – 3 oC và mùa đông đến sớm và kết thúc
muộn. (nhiệt độ trung bình vào mùa đông của vùng này là 13 oC có thể xuống
tới 3 – 4oC.
- Sương muối và sương mù: Sương mù xuất hiện vào khoảng tháng 11
đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều nhất là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Hàng năm, thường có 38 ngày xuất hiện sương mù. Tháng xuất hiện nhiều
sương mù nhất là tháng 1 (có thể có từ 5 – 18 ngày), vùng cao xuất hiện sương
mù dày hơn kéo dài 6 – 9 giờ/ngày. Sương muối xuất hiện trung bình mỗi năm
1 – 3 ngày, năm cao nhất là 8 ngày chủ yếu trong khoảng từ tháng 12 đến
tháng 1 năm sau.
- Chế độ chiếu sáng: Tổng số giờ chiếu sáng trung bình trong năm là
1850 giờ, thấp nhất là 158 giờ vào tháng 1, cao nhất là 242 giờ vào tháng 5.
Riêng vùng núi cao do ảnh hưởng của mây mù nên chế độ chiếu sáng bị hạn
chế.
Khí hậu nơi đây mát mẻ ôn hòa mát mẻ quanh năm, lại có nhiều núi
cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng,
tham quan du lịch.

19


1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Đường bộ
Xã Chiềng Châu có đường giao thông khá thuận lợi, có Quốc lộ 15A đi
qua xã, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa xã Chiềng Châu với
các địa phương khác. Không chỉ vậy, với tuyến đường chính này đã nối với hệ
thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với tỉnh bạn rất thuận lợi cho
giao lưu kinh tế - xã hội giữa các tỉnh lân cận và trên toàn quốc, đồng thời

thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương.
Đường thuỷ
Hệ thống sông ngòi thuỷ văn của Hòa Bình có mạng lưới sông suối
phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện, tuy nhiên khu vực xã Chiềng
Châu (Mai Châu – Hòa Bình) không có hệ thống đường thủy.
Thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn xã Chiềng Châu có những
bước tiến quan trọng và vượt bậc. Hiện nay, xã Chiềng Châu có thể liên lạc
trực tiếp với cả nước và quốc tế thuận lợi. Dịch vụ bưu chính viễn thông tăng
bình quân 30%/năm. Hệ thống mạng bưu chính viễn thông của Chiềng Châu
đã được hoàn thiện theo hướng mở rộng quy mô và hiện đại hoá về mọi mặt
có thể hoà nhập với trong nước, khu vực và thế giới. Xã có điện thoại, các
tuyến truyền dẫn liên tỉnh, nội tỉnh. Các dịch vụ bưu chính như chuyển phát
nhanh, điện hoa,v.v.. bưu chính uỷ thác, tiết kiệm bưu điện, nhắn tin, điện
thoại thẻ, Internet,... phục vụ nhiệt tình, nhanh chóng và đảm bảo.
Cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho cả tỉnh Hòa Bình nói chung và xã Chiềng
Châu nói riêng hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn và hệ thống cung cấp điện
lưới của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Ngoài ra còn có các trạm biến áp, hệ

20


thống kỹ thuật, hệ thống bảo vệ. Toàn xã đã có 100% số hộ được sử dụng lưới
điện quốc gia.
Cung cấp nước
Chiềng Châu là một xã chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn vùng Tây
Bắc, với đặc điểm chung là có mạng lưới sông suối khá dày. Nguồn nước mặt
của xã Chiềng Châu tương đối dồi dào và phân bổ đều trên các sông, suối, ao,
hồ, đầm với trữ lượng tương đối lớn và chất lượng nước tốt, đủ khả năng đáp

ứng về nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao, thể hiện:
- Chế độ nước: Nguồn nước mặt chủ yếu của xã được hình thành bởi
các hệ thống các khe suối đổ vào các hồ Bai - Puộc và hồ Bai - Pượt, hồ Mỏ
Luông. Lượng nước phân bố không đều chủ yếu tập trung theo suối Mùn là
dòng suối chính của xã bắt đầu từ vùng đồi núi cao xung quanh xã Tòng Đậu
chảy từ thị trấn Mai Châu qua xã tới các suối nhánh nhỏ, dốc có lưu vực rất
nhỏ vào mùa khô.
- Các suối nhánh chảy qua địa bàn xã Chiềng Châu có lưu vực nhỏ, dốc
lại chảy qua các khe núi có địa hình phức tạp và có độ dốc cao, nền địa chất
rạn nứt nên thoát nước mạnh, khả năng giữ nước ở vùng đồi xung quanh xã
kém cộng với đó do có độ dốc lớn nên khi mưa lớn có thể có lũ.
- Nước ngầm: qua hệ thống giếng khơi cho thấy nước mạch có nhiều
đặc biệt là các hệ nước mạch trong xã có trữ lượng và chất lượng khá trong
các xóm hiện nay các giếng chỉ cần đào 5 – 7m là có nước.
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Điều kiện kinh tế
Đến năm 2012, dân số xã Chiềng Châu có tổng dân số 3.446 nhân
khẩu, khoảng 858 hộ dân. Tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, các
ngành kinh tế đều tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được cải
thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân
21


từng bước được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ trọng
công nghiệp, xây dựng tăng, cơ cấu thành phần kinh tế xuất hiện những
sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến hơn trong công nghiệp, dịch vụ,
việc chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cũng có bước tiến nhất
định.
* Điều kiện xã hội
Xã Chiềng Châu là vùng đất đa dân tộc, bao gồm 6 dân tộc chủ

yếu, cùng chan hoà sống bên nhau, xây đắp và sáng tạo nên những giá trị
văn hoá đặc sắc. Trên địa bàn xã có tới 86% là dân tộc Thái còn lại là dân tộc
Kinh, Dao, Mông, Mường, Hoa. Mật độ dân số của số hộ nghèo chiếm 35%.
Mật độ dân số năm 2010 khoảng 172,2 người/km2. Thu nhập bình quân
đầu người đạt …triệu đồng.
1.2.4. Tình hình văn hóa
Điều kiện thiên thiên và bề dày lịch sử văn hoá đã tạo cho Chiềng Châu
tiềm năng du lịch hấp dẫn và phong phú, gây được ấn tượng sâu sắc với du
khách. Hiện nay, trên địa bàn xã Chiềng Châu có 3 di tích lịch sử, và nhiều
danh lam thắng cảnh, trong đó có Hang Mỏ Luông được công nhận là di tích
cấp quốc gia. Và một số hang động như: Hang Nhật, Hang Láng, Hang Kháu
Pục được công nhận là di tích cấp tỉnh. Là vùng đất với nhiều dân tộc sinh
sống đã tạo nên sự độc đáo của bản sắc văn hoá riêng mỗi dân tộc được thể
hiện qua phong tục, tập quán của các dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông,
Hoa, còn được lưu giữ khá nguyên vẹn với nhiều lễ hội cộng đồng dân tộc.
Để khai thác những tiềm năng đó, Chiềng Châu (Mai Châu – Hòa Bình)
đã lựa chọn loại hình du lịch văn hoá - sinh thái. Đồng thời, tạo ra sự đa dạng
trong các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng tỷ trọng du lịch
trong cơ cấu kinh tế; gắn phát triển du lịch với gìn giữ, bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá các dân tộc. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được quan
22


tâm; cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch được đầu tư; các cấp, ngành đã có sự
phối hợp trong khai thác tiềm năng, phát triển ngành công nghiệp không khói,
toàn xã trong 6thangs đầu năm 2012 thu nhập du lịch và dịch vụ đạt
6.280.000.000 đồng, đạt 122,4% so với cùng kỳ năm năm trước.
Trong những năm gần đây, xã Chiềng Châu đã và đang được đầu tư
trong các lĩnh vực: điện; giao thông; giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa, thể
thao; lao động, việc làm, giảm nghèo; đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng kiến thức

cho nông dân; nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường… Đến nay, diện mạo
nông thôn xã Chiềng Châu đã có nhiều thay đổi, đời sống văn hóa tinh thần
của nông dân không ngừng được nâng lên.
Tuy nhiên, thực trạng nông thôn xã Chiềng Châu nói riêng và tỉnh Hòa
Bình nói chung có điểm xuất phát thấp so với Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 của Thủ tướng Chính
phủ. Để nông thôn của tỉnh Hòa Bình (trong đó có xã Chiềng Châu) phát triển
bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực
của tất cả các cấp, các ngành của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân
dân. Và để có tính pháp lý cũng như tính khả thi cao, Ủy ban nhân dân huyện
Mai Châu đã ban hành Quyết định theo Nghị quyết 03-NQ/HU ngày 31 tháng
5 năm 2011 về đề án xây dựng Nông thôn mới gắn liền với phát triển mạng
lưới du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2015.
Về thực trạng đời sống văn hóa cơ sở, trong những năm qua phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở xã Chiềng Châu luôn được
củng cố và nâng cao chất lượng, quá trình bình xét gia đình văn hóa, và một số
hoạt động khác được diễn ra công khai, dân chủ đảm bảo đúng quy định. Việc
lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội gắn với phong trào xây dựng
gia đình văn hóa – Làng văn hóa .v.v… ngày càng đa dạng, phong phú. Đến
hết năm 2011, có 100% số thôn, bản trong xã Chiềng Châu đã xây dựng được
23


hương ước. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, về cơ bản thực hiện
tốt, dần dần hình thành tổ chức đám cưới theo nếp sống mới và theo quy ước,
hương ước. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực.
Các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm đã đảm bảo đúng nghi lễ, hình
thức phù hợp, phát huy được các giá trị đạo lý văn hóa truyền thống, khôi
phục phát triển nhiều trò diễn dân gian kết hợp với các hoạt động văn hóa
nghệ thuật, thể dục thể thao. Công tác tu bổ di tích được quan tâm chú trọng

góp phần nâng cao đời sống văn hóa tâm linh cho các tầng lớp nhân dân. Hệ
thống thư viện luôn đảm bảo việc luân chuyển sách cho thư viện cơ sở, các
phòng đọc, điểm bưu điện văn hóa xã. Hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra
sôi nổi khắp trên toàn địa bàn xã Chiềng Châu, hàng năm tổ chức nhiều liên
hoan, hội diễn phục vụ nhân dân.
Trong những năm tới chính quyền xã cần tiếp tục đổi mới và nâng cao
chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho
phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trọng tâm là phong trào
xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa, bổ sung và hoàn thiện hương
ước, quy ước, các thiết chế văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để
tạo sức mạnh nội lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường
quản lý nhà nước, thực hiện tốt vệ sinh môi trường, tổ chức tốt các hoạt động
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao hướng về cơ sở, phát triển đa dạng các
loại hình câu lạc bộ nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân
dân. Khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng các
thiết chế văn hóa cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển
nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển phong trào ở cơ sở. Trong việc xây
dựng các thiết chế văn hóa thì một vấn đề cần các cấp, các ngành, các địa
phương hết sức quan tâm giải quyết, đó là việc quy hoạch quỹ đất dành cho

24


xây dựng các thiết chế văn hóa đảm bảo theo quy chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
Kế thừa những thành quả, thành tựu đạt được trong công tác xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở đã tạo nền tảng vững chắc cùng với cơ chế, chính
sách hỗ trợ các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn.
• Tiểu kết chương 1
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở

thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của các nước.
Sự song hành giữa lý luận và thực tiễn là một đặc điểm của tư duy hiện
đại. Để tiến hành xây dựng một đề tài nghiên cứu điều cần thiết để đảm bảo
cho sự khoa học, tính đúng đắn và xác thực của đề tài đó là cơ sở lí luận gắn
liền với cơ sở thực tiễn. Từ hệ thống cơ sở lí luận đã đưa ra quy trình và cách
thức đánh giá tài nguyên du lịch để từ đó tiến hành xây dựng đề tài đảm bảo
tính khoa học.
Dựa vào cơ sở thực tiễn: Xã Chiềng Châu thuộc huyện Mai Châu – tỉnh
Hoà Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hoá Hoà
Bình nổi tiếng. Vị trí địa lý và những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho
mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kỳ vĩ. Cơ sở hạ tầng,
điều kiện kinh tế - xã hội ở Chiềng Châu đang có những bước phát triển rõ rệt,
đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Là một mảnh đất đa dân tộc với
6 dân tộc anh em cùng nhau chung sống hòa thuận, với mỗi dân tộc lại có
những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán riêng đã tạo nên bản sắc văn hóa
đa dạng trong thống nhất cho Chiềng Châu. Đó là những lợi thế rất lớn về mặt
tự nhiên và nhân văn của Chiềng Châu trong việc phát triển hoạt động du lịch
cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,...không chỉ vậy với vị trí địa lý khá

25


×