Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đề tài NC KHSP ứng dụng Tăng khả năng tiếp thu bài mới và nâng cao chất lượng học tập môn GDCD của học sinh lớp 9 thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.39 KB, 30 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI .........................................................................Trang 4
II. GIỚI THIỆU ...................................................................................Trang 5
1. Hiện trạng ..................................................................................... Trang 5
2.Nguyên nhân ....................................................................................Trang 5
3. Giải pháp thay thế ..........................................................................Trang 5
Vấn đề nghiên cứu ..............................................................................Trang 6
Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................Trang 6
4. Một số đề tài gần đây ......................................................................Trang 6
III. PHƯƠNG PHÁP............................................................................Trang 7
1. Khách thể nghiên cứu ...................................................................Trang 7
2. Thiết kế nghiên cứu......................................................................Trang 7
3. Quy trình nghiên cứu ....................................................................Trang 8
4. Đo lường .........................................................................................Trang 9
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ..............Trang 10
1. Phân tích dữ liệu ............................................................................Trang 10
2. Bàn luận .......................................................................................Trang 11
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................Trang 12
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................Trang 13
VII. PHỤ LỤC KÈM THEO ..........................................................Trang 14

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 1


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng



TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP THU BÀI MỚI, NÂNG CAO KẾT QUẢ
HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 94 – TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP THẠNH
THÔNG QUA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ.

Giáo viên thực hiện: Hà Thị Việt Phương
Đơn Vị : Trường THCS Hiệp Thạnh
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm có tính chiến lược, là yêu cầu cấp thiết
đối với mỗi giáo viên. Mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy
tính tích cực , chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực tự nghiên cứu, phương pháp tự
học của học sinh trên cơ sở phù hợp đặc trưng môn học. Để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trước hết phải tập trung đổi mới phương pháp dạy học . Phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên bộ môn đóng vai
trò chủ đạo hướng dẫn học sinh biết cách học sáng tạo, chủ động trong giờ học và qua
đó học sinh tự mình tìm hiểu và khám phá tri thức mới thông qua bài học.
Trong trường lớp giáo viên chỉ là một người đóng vai trò hướng dẫn, định hướng
cho học sinh còn lại học sinh sẽ phải tự lực vận động trí óc tìm tòi, tổng kết phân tích
so sánh đánh giá tri thức kiến thức một cách chủ động – đó đều là những kĩ năng cần
thiết có mặt trong quá trình tự học của học sinh.
Chính thế nên có thể khẳng định tự học là một con đường đúng đắn đối với học sinh
trong việc chiếm lĩnh tri thức. Tăng cường năng lực tự học cho học sinh là một yếu tố
quan trọng để nâng cao chất lượng giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
bên cạnh đó, còn rèn luyện cho học sinh tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập và
hứng thú đối với bộ môn.

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 2



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Để nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới, nắm vững kiến thức và áp dụng vào thực
tế cuộc sống đòi hỏi học sinh cần dành thời gian tự học, tự nghiên cứu. Trong khi đó
đa số các em không biết tự học, tự nghiên cứu sao cho đạt được hiệu quả học tập cao.
Để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh nâng cao kết quả dạy học thì giáo
viên bộ môn cần có sự định hướng, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trước khi
đến lớp, học sinh phải tích cực chủ động, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp . Việc tổ
chức cho học sinh chuẩn bị bài mới chưa được giáo viên chú trọng đúng mức, thường
chỉ dặn dò một cách chung chung, chưa có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Tăng khả năng tiếp
thu bài mới và nâng cao chất lượng học tập môn GDCD của học sinh lớp 9 4 - trường
trung học cơ sở Hiệp Thạnh thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà”.
Qua một thời gian áp dụng tôi nhận thấy chất lượng giờ học môn Giáo dục công
dân có hiệu quả rõ rệt, từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn GDCD lớp 94 .
Nghiên cứu này tiến hành trên hai nhóm tương đương ở 2 lớp 9 Trường THCS Hiệp
Thạnh- Gò Dầu- Tây Ninh.
`

Lớp 9/3: Tổng số học sinh 35/22 nữ
Lớp 9/4: Tổng số học sinh 35/21 nữ
Lớp thực nghiệm được tiến hành giảng dạy theo hướng phát triển năng lực tự học,

chú trọng phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Kết quả cho thấy tác động đã ảnh
hưởng tốt đến giờ học môn Giáo dục công dân và nâng cao chất lượng học tập của học
sinh. Kết quả kiểm chứng T-test sau tác động cho thấy p<0,05 có nghĩa là đã có sự
khác biệt lớn về kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.


Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 3


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

II. GIỚI THIỆU
1.Hiện trạng.
Để nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới, nắm vững kiến thức và áp dụng vào thực
tế cuộc sống đòi hỏi học sinh cần dành thời gian tự học, tự nghiên cứu. Trong khi đó
đa số các em không biết tự học, tự nghiên cứu sao cho đạt được hiệu quả học tập cao.
Qua khảo sát học sinh để biết xem các em có thấy được tầm quan trọng của việc tự
học, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp và cách tìm hiểu bài ở nhà tôi ghi nhận được
kết quả như sau:
+ Có 44,3% học sinh cho rằng không cần thiết phải tìm hiểu trước nội dung bài
mới ở nhà.
+Có 28,6% nhận là không bao giờ chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, có 50,0%
học sinh nhận rằng thỉnh thoảng mới chuẩn bị bài mới.
+Có 51,4% học sinh cho biết là khi đọc trước bài mới các em không bao giờ có ghi
chú hoặc đánh dấu những vấn đề khó hiểu để vào lớp hỏi thầy cô.
+Có 15,7% không biết hình thức đọc thầm và đọc thành tiếng đều có ích.
+Có 14,3% học sinh không quan tâm khi giáo viên hướng dẫn học ở nhà .
Qua kết quả khảo sát cho thấy còn nhiều học sinh chưa thấy được tầm quan trọng
của việc tự học, tự tìm hiểu bài mới và chưa biết cách nghiên cứu bài như thế nào cho
có hiệu quả.
Việc tổ chức, phân công vấn đề cho học sinh chuẩn bị bài trước là bước đệm rất
quan trọng cho bài học mới đạt kết quả . Tuy nhiên khâu này chưa được giáo viên bộ
môn Giáo dục công dân ở trường chú trọng đúng mức.


Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 4


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2. Nguyên nhân:
Về học sinh: Đa số các em thường bỏ qua khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp, vì cho
là nó không quan trọng, chỉ việc đến lớp nghe thầy cô giảng là đủ.
Một số em tích cực hơn, có ý thức nghiên cứu, chuẩn bị bài mới nhưng lại không
biết phải tự học , tự nghiên cứu bài như thế nào để đạt được hiệu quả học tập cao.
Các em quan niệm môn Giáo dục công dân không quan trọng nên thời gian, công
sức các em dành cho tự học, tự nghiên cứu môn học này cũng rất hạn chế.
Về giáo viên: Khi thực hiện tiết dạy trên lớp, giáo viên chủ yếu dành thời gian 45 phút
tập trung chuyển tải nội dung bài học mà chưa thật sự chú trọng khâu hướng dẫn
học sinh chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
3. Giải pháp thay thế:
Qua hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tăng khả năng tiếp thu bài mới và
nâng cao chất lượng học tập môn GDCD của học sinh lớp 94 - trường trung học cơ sở
Hiệp Thạnh thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà”. Nhằm tìm ra giải pháp
để nâng cao hiệu quả giờ học tập môn Giáo dục công dân, đồng thời tạo cho học sinh
niềm đam mê tìm hiểu, nghiên cứu yêu thích môn học để từ đó nâng dần kết quả học
tập môn Giáo dục công dân.
Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học, tự học của học
sinh là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo
viên nhằm tìm ra cách chiếm lĩnh tri thức khoa học. Hoạt động tự học diễn ra dưới
nhiều hình thức và mức độ khác nhau: Tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự
học không có sự hướng dẫn của giáo viên, tự học trong cuộc sống, hình thức tự học có
sự hướng dẫn từ xa của giáo viên, tự học mò mẫm….

Đối với học sinh THCS thì hình thức tự học có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên ở trên lớp và học tập ở nhà (học sinh tự làm bài tập, tự đọc, tự nghiên cứu theo
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo..) là phổ biến nhất.

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 5


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp học sinh định hình được kiến thức, nhờ đó
các em dễ dàng tiếp thu hơn, hiểu rõ bài hơn, sâu hơn và lâu hơn.
Giáo viên chính là những người có tầm quan trọng trong việc định hướng và hướng
dẫn các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu bài ở nhà.
4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài :
Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh phổ thông của tác giả
Trần Ngọc Anh.
Học sinh lười phát biểu do đâu ? của tác giả Phan Thanh Tú
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục Công dân của tác giả
Hoàng Thị Mai Hương
5. Vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thu hút học sinh tích cực nghiên cứu, tìm
hiểu trước nội dung bài mới ở nhà, có hứng thú học tập với bộ môn để chất lượng giờ
học đạt kết quả cao từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Trong nghiên cứu này tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
1/. Nội dung bài học sau được chuyển đến cho học sinh từ tiết học trước (phần
hướng dẫn học tập ) thông qua bộ câu hỏi định hướng để mỗi học sinh có thời gian
nghiên cứu, chuẩn bị trước ở nhà có làm nâng cao kết quả của giờ học môn Giáo dục
công dân hay không ?

2/.Thông qua việc hướng dẫn học sinh có phương pháp tự học, tự chuẩn bị bài
mới ở nhà có thu hút được sự chú ý của học sinh trong giờ học trên lớp hay không?
3/. Nếu học sinh có phương pháp tự học ở nhà đúng đắn năng lực tự học của
học sinh có phát triển được hay không?
4/.Thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà có làm nâng cao kết quả
giờ học môn Giáo dục công dân hay không?
6. Giả thuyết nghiên cứu: Việc hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu trước bài
mới ở nhà một cách cụ thể:

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 6


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

-Có. Thông qua bộ câu hỏi định hướng để mỗi học sinh có thời gian nghiên
cứu, chuẩn bị trước ở nhà sẽ làm nâng cao kết quả của giờ học môn Giáo dục công
dân
- Có. Thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà sẽ có tác dụng thu hút
sự chú ý của học sinh trong giờ học Giáo dục công dân.
- Có. Nếu học sinh có phương pháp tự học ở nhà đúng đắn sẽ phát triển được
năng lực tự học của học sinh.
- Có nâng cao kết quả giờ học Giáo dục công dân, góp phần nâng cao được
chất lượng bộ môn.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu : Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp nguyên vẹn 9/3
và 9/4 các em tương đương nhau về học lực, tỉ lệ nam, nữ, cụ thể như sau :
Bảng 1:
9/3

9/4

Số học sinh
Tổng số
Nam
35
13
35
14

Nữ
22
21

Trong đó lớp 9/4 là nhóm thực nghiệm, lớp 9/3 là nhóm đối chứng
2. Thiết kế :
Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời khóa biểu của nhà trường để
đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lí học sinh .
Tôi chọn thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với 2 lớp nguyên vẹn 9/4 (lớp
thực nghiệm) và 9/3 (lớp đối chứng), Trường THCS Hiệp Thạnh. Tôi lấy kết quả kiểm
tra học kì I để làm kết quả so sánh trước tác động. Sau khi lấy kết quả và so sánh thì

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 7


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

thấy có sự chênh lệch. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự

chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.

Bảng 2: Kết quả điểm khảo sát trước tác động
Thực nghiệm
7.80

Đối chứng
8.00

GIÁ TRỊ TB
P=
0,22
Kết quả: p = 0,22 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có nghĩa. Do đó hai nhóm được
xem như là tương đương.
Sử dụng thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Thực nghiệm
(9/4)
Đối chứng
(9/3)

KT trước TĐ

Tác động

KT sau TĐ

Dạy học có chú trọng phát

O1

triển năng lực tự học, tự tìm

O3

hiểu bài mới ở nhà
Dạy học ít chú trọng phát
O2

triển năng lực tự học, tự tìm

O4

hiểu bài mới ở nhà

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu :
3.1.Chuẩn bị của giáo viên :
Đối với lớp đối chứng, khi giảng dạy tôi thiết kế bài học không chú trọng đến
việc hướng dẫn học sinh tự học, các bước lên lớp và chuẩn bị như bình thường.
Đối với lớp thực nghiệm: Tôi đã thiết kế kế hoạch bài học theo hướng chú trọng
đến việc phát triển năng lực tự học, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà cụ thể. Trên lớp
phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh.
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 8


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng


3.2.Tiến hành thực hiện: Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm theo như kế
hoạch dạy học đã lên ở lịch báo giảng bắt đầu ở tuần 20 kết thúc ở tuần 26 học kì II
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Công cụ đo lường mà nghiên cứu này sử dụng gồm:
+ Bảng điều tra học sinh về vấn đề việc chuẩn bị bài mới ( phụ lục 1).
+ Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng cuối học kì I và giữa học kì II .(phụ lục
2).
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ :
1.Phân tích dữ liệu
Bảng : Kết quả khảo sát bài kiểm tra sau tác động
Giá trị TB
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị TB

Đối chứng
7.85
0.97

Thực nghiệm
8.65
0.87
0.0002
0.82

chuẩn (SMD)
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.82 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc cho HS làm bài tập trãi nghiệm cuộc sống đến kết
quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.

2. Bàn luận : Như vậy từ kết quả nghiên cứu ta đã chứng minh được rằng kết
quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là tương đương nhau. Sau
quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị trung bình bằng phép kiểm
chứng T-test đã cho ta kết quả p=0,0002 (mà p < 0,05 là có nghĩa).
Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động thông qua hướng dẫn học sinh tự học, tự
chuẩn bị bài mới ở nhà trong dạy học là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm trung
bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng sau khi tác động không phải là
ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động.
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 9


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
8.65 – 7.85
SMD =
= 0.82
0.97

Biểu đồ so sánh điểm trung bình giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0,82
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học thông qua việc hướng dẫn học sinh tự
học ở nhà là lớn. Như vậy giả thiết của đề tài dạy học thông qua việc hướng dẫn học
sinh tự học ở nhà môn Giáo dục công dân lớp 9 4 - ở trường THCS Hiệp Thạnh có
nâng cao chất lượng học tập hay không, thì giờ đây đã được kiểm chứng trong thực tế.
Việc dạy học chú trọng việc phát triển năng lực tự học, chú trọng hướng dẫn học sinh
tự học ở nhà môn Giáo dục công dân có mức độ ảnh hưởng lớn.


Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 10


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ :
1. Kết luận
Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng khoá VII đã xác định “... phải khuyến khích
tự học”, “... áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp
tục khẳng định : “ ... phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy các em học sinh phổ thông cần dành nhiều thời
gian để tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức nhưng nhiều học sinh không
biết phải tự học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập cao.Vì vậy tăng cường năng
lực tự học cho học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục.
Để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh nâng cao kết quả dạy học thì giáo
viên bộ môn cần có sự định hướng, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trước khi
đến lớp, học sinh phải tích cực chủ động, chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi đến lớp .
Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề : phát triển năng lực tự học của học
sinh, hướng dẫn học sinh tự khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức và kỹ năng, qua
đó phát triển nhận thức của học sinh; Chú trọng khuyến khích các hình thức tự học, tự
liên hệ của học sinh.
Tôi tiến hành khảo sát, thiết kế các bài học môn Giáo dục công dân có sử dụng việc
hướng dẫn cụ thể cho học sinh tự học, tự chuẩn bị bài mới để dạy ở lớp thực nghiệm.
Sau đó tiến hành kiểm tra và thu thập dữ liệu. Dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm

chứng sự chênh lệch và kiểm tra mức độ ảnh hưởng bằng bảng tiêu chí Cohen thì cho
thấy rằng việc sử dụng việc hướng dẫn học sinh tự học đã tạo ra giá trị trung bình
chuẩn của hai nhóm với mức độ ảnh hưởng của nó là lớn.
Như vậy, thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu bài mới ở
nhà môn Giáo dục công dân lớp 9 ở Trường THCS Hiệp Thạnh đã làm tăng hứng thú
và kết quả học tập của học sinh .
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 11


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2. Khuyến nghị :
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức và với bộ môn Giáo dục Công dân ở trường THCS. Lãnh đạo nhà
trường cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đối
với môn Giáo dục Công dân, cần gắn môn học với thực tế.
Để chất lượng, hiệu quả học tập được nâng cao thì các giáo viên phải không
ngừng sáng tạo. Trong quá trình thiết kế bài học giáo viên cần suy nghĩ biện pháp để
phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong tiết học nhằm hình
thành cho họ năng lực, phẩm chất tự lực trong học tập.
Hơn thế, về phía gia đình thì phụ huynh học sinh cũng cần nhận thức được vai
trò, vị trí và tầm quan trọng của bộ môn GDCD, từ đó định hướng con em mình quan
tâm môn học theo chiều hướng tích cực, tự học “học để biết, học để làm, học để chung
sống và học để làm người”.
Tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo để giáo viên giảng dạy
bộ môn Giáo dục công dân ở các trường THCS trong huyện vận dụng trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Hiệp Thạnh, ngày 04 tháng 03 năm 2015

Người thực hiện

Hà Thị Việt Phương

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 12


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
6.1 Sách giáo khoa Giáo dục công dân 9- NXB giáo dục
6.2 Sách giáo viên Giáo dục công dân 9- NXB giáo dục
6.3 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS –NXB giáo dục
6.5 Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở -Bộ Giáo dục và đào tạo
6.4 Tài liệu tham khảo về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI :
1/. PHỤ LỤC 1:
Bảng khảo sát hiện trạng học sinh trước tác động
Câu 1: Học sinh không cần thiết phải tìm hiểu trước nội dung bài mới ở nhà, chỉ
cần đến lớp nghe thầy cô giảng bài là đủ
Hoàn toàn đồng ý 
Đồng ý



Không đồng ý




Câu 2: Em có thực hiện việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp không ?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng




Không bao giờ 
Câu 3: Khi đọc và tìm hiểu bài mới em có ghi chú hoặc đánh dấu những vấn đề
mình quan tâm hay khó hiểu để vào lớp hỏi thầy cô hay không ?
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 13


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng



Thường xuyên
Thỉnh thoảng



Không bao giờ 
Câu 4: Để tìm hiểu bài mới ở nhà, em thường đọc bài
3 lần 

2 lần 
1 lần 
0 lần 
Câu 5: Khi đọc trước bài mới em chọn hình thức
Đọc thầm



Đọc thành tiếng 
Cả đọc thầm và đọc thành tiếng 
Câu 6: Sau mỗi bài học, khi giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài ở nhà
Em có chú ý theo dõi 
Em ít khi theo dõi



Em không quan tâm 
(Câu 1,2 nhằm để kiểm chứng xem học sinh có thấy được tầm quan trọng của việc tự
học, chuẩn bị bài mới hay không. Câu 3,4,5 Khảo sát để kiểm chứng xem học sinh có
biết cách tự nghiên cứu bài ở nhà hay không )
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 14


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG

LỚP ĐỐI CHỨNG

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28


Lê Hồng Ái
Lê Thị Hồng Cẩm
Đặng Thị Ngọc Giàu
Vương Thị Hiếu
Trịnh Thị Kiều Loan
Nguyễn Thị Trà Mi
Nguyễn Thị Kim Nga
Nguyễn Thị Thanh
Ngân
Đoàn Thị Thu Ngân
Trần Thị Tuyết Nhi
Nguyễn Thị Huỳnh
Nhung
Trịnh Thị Tường
Oanh
Đổ Thị Mộng Quỳnh
Đoàn Thị Như Quỳnh
Phạm Thị Hồng
Thương
Nguyễn Thị Thùy
Trang
Lê Thị Phương Trâm
Nguyễn Thị Yến
Trâm
Võ Thị Bảo Trân
Vương Thị Ngọc
Trân
Đặng Thanh Trúc
Nguyễn Thị Tường
Vi

Lê Hồng Cường
Nguyễn Văn Danh
Huỳnh Trung Kiên
Đoàn Văn Mẩn
Ngô Quang Nhựt
Lê Hoàng Phúc

Điểm
trước
tác
động
8
10
7
8
8
8
9

Điểm
LỚP THỰC NGHIỆM
sau
tác
động STT
8
1 Nguyễn Thị Phúc Hậu
9
2 Phạm Thị Thu Hiền
8
3 Hồ Thị Tuyết Lan

7
4 Nguyễn Thị Kim Ngân
7
5 Nguyễn Thị Thu Ngân
9
6 Lê Thị Cẩm Nguyên
9
7 Đỗ Ngọc Vân Nhi
Lê Thị Yến Nhi

10
9
8

9
9
8

Nguyễn Thị Yến Nhi
10 Võ Yến Nhi

8

8

11

8
5.5
10


8
7
9

12

8

9

15

8
8

8
8

16

8
8

8
7

18

8

8

8
8

20

8
9
4.5
7
5
8
5

8
6
6
8
7
7
6

22

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

8
9


Nguyễn Thị Yến Nhung
Võ Thị Thuý Quỳnh

Đỗ Thị Sang
14 Phạm Vũ Anh Thư
13

17

19

21

23
24
25
26
27
28

Nguyễn Hoa Thủy Tiên
Trần Thị Kiều Trang
Nguyễn Thị Thùy Trang
Phạm Thị Bé Trâm
Đỗ Thị Bích Trâm
Phạm Thị Trinh
Lê Thị Trí
Ngô Thị Trọng
Vương Thị Yến Vi
Võ Hoàng Cuộc

Nguyễn Huỳnh Tuấn Duy
Nguyễn Hoàng Giang
Nguyễn Hoàng Giang
Phạm Văn Lý
Trang 15

Điểm
Điểm
sau
trước
tác
tác
động
động
9
8
8
9
7
9
9
9
9
9
5
7
8
8
8
10

9

9
10
9

8

9

5
9
10

7
9
10

8

9

8
9

8
8

10
9


10
9

7
6

9
8

9
9
8
8
9
8
9

9
9
9
8
8
9
9


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
29
30

31
32
33
34
35

Nguyễn Minh Sang
Nguyễn Chí Tâm
Nguyễn Văn Thung
Mai Văn Thuyết
Nguyễn Ngọc Tiền
Vương Đình Trí
Võ Anh Tuấn

10
9
5
7
8
7
8

Trước tác động
Lớp đối
chứng
Tính mốt
8

10
9

7
7
8
8
7

Lớp thực
nghiệm
9

Tính Trung vị

8

8

Tính Giá trị
trung bình

7,8

8,057143

Độ lệch chuẩn

1,415253

1,433688

Tính P


0,22638

Tính SMD

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

29
30
31
32
33
34
35

Phạm Mai Hoài Nam
Đặng Anh Quốc
Nguyễn Duy Tân
Nguyễn Anh Toàn
Nguyễn Thành Trung
Phạm Xuân Tùng
Trần Quốc Vũ

Sau tác động
Lớp đối
chứng
Tính Mốt
8
Tính
8

Trung vị
Tính giá
trị trung
7,85714
bình
độ lệch
0,97446
chuẩn

7
5
7
5
9
9
9

Lớp thực
nghiệm
9
9
8,628571
0,872551

0,00028
0,85946

Trang 16

8

8
7
7
9
10
10


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MA TRẬN
Chủ đề

Nhận biết

Vận dụng

Thông hiểu

(nội dung,

Cấp độ thấp

Cộng

Cấp
độ cao


1. Tự chủ

Nêu được
khái niệm
tự chủ.

Xử lí
tình huống

Số câu

Số câu:1

Số câu:2

Số câu 2

Số điểm

Số
(2đ)

Số điểm(2đ)

Số
điểm:4(đ)

Tỉ lệ %


điểm

Tỉ lệ: 40%
2. Bảo vệ
Nêu
hòa bình
được khái
niệm hòa
bình

Giải thích vì
sao phải bảo
vệ hòa bình
ngăn ngừa
chiến tranh.

Số câu

Số câu:5

Số câu:3

Số điểm

Số
(2đ)

Tỉ lệ %

Số câu 1


điểm Số điểm (3đ)

Sốđiểm:5
(đ)
Tỉ lệ: 50%

3.Kế thừa và
phát
huy
truyền thống
tốt đẹp của
dân tộc.

Nêu
được khái
niệm về Kế
thừa và phát
huy truyền
thống tốt
đẹp của dân
tộc.

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 17


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng


Số câu

Số câu:4

Số câu 1

Số điểm

Sốđiểm (1đ)

Số điểm:1
(đ)

Tỉ lệ %

Tỉ lệ: 10%
Tổng số câu
Tổng
điểm
Tỉ lệ %

Số câu 1,4,5 Số câu: 3

số

Sốđiểm:5

Số điểm3 (đ)

(đ)


30%

Số câu 2

Số câu5

Số điểm:2 (đ)

Số điểm10
(đ)

20%

50%

100%

4. ĐỀ KIỂM TRA - ĐÁP ÁN
Hoạt động của thầy và trò
Câu 1: ( 2 điểm)
Thế nào là tự chủ?

Nội dung
Câu 1: (2 điểm)
Là làm chủ bản thân
Người biết tự chủ làm chủ được
những suy nghĩ tình cảm và hành vi của mình
trong mọi hoàn cảnh ,tình huống ,luôn có thái
độ bình tĩnh ,tự tin và biết tự điều chỉnh hành

vi của mình

Câu 2) (2 đ)
Giải quyết tình huống sau:
15 tuổi các bạn nữ bắt
đầu để ý tới việc làm đẹp,
Thấy các bạn trong lớp trau
chuốt trang điểm, đầu tóc như
một phong trào Linh (lớp
trưởng luôn giản dị) cũng bắt
đầu có những thay đổi.
Một hôm Hùng hỏi Linh:
Bạn có thấy các bạn nữ
trong lớp mình dạo này điệu
quá không ? Năm cuối cấp rồi ,
chỉ chú ý đến hình thức mà lơ
là với việc học thì coi chừng
đấy ! Mà con gái đâu cần điệu

Câu 2. Giải quyết tình huống Học sinh nêu
một số ý sau: (2 đ)
*Nhận xét của Hùng là đúng là
học sinh chưa cần trau chuốt, làm đẹp mà
nhiệm vụ chính là trang bị kiến thức vững
vàng cho các kì thi chuẩn bị thực hiện một
tương lai tươi sáng. Cái đẹp của con người
không là cái đẹp hình thức mà chính là cái
đẹp của tâm hồn, cái đẹp của tri thức.

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương


Trang 18


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

đà mới là đẹp đâu! Linh có
nghĩ như vậy không?
Em hãy nhận xét ý kiến
của Hùng là đúng hay sai?
Câu 3: (3 điểm)
Vì sao phải bảo vệ hòa
Câu 3 (3 đ )
bình ngăn ngừa chiến tranh.?
Vì hòa bình đem lại cho con người cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, độc lập, tự do.
Là khát vọng của toàn nhân loại
Chiến tranh gây ra đau thương chết chóc,
Câu 4: (1 điểm)
bệnh tật, đói nghèo, thất học, là thảm họa của
Thế nào là kế thừa và
loài người.
phát huy truyền thống tốt đẹp
Câu 4 (1 đ )
của dân tộc ?
Là những giá trị tinh thần được hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân
Câu 5 (2 điểm)
tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hòa bình là gì?

Câu 5 (2 đ)
Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh
hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình
đẳng và hợp tác giữa các quốc gia dân tộc,
giữa con người với con người
- Là khát vọng của toàn nhân loại.

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 19


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Chủ đề

Nhận biết

Vận dụng

Thông hiểu

Cấp độ thấp

Cộng


Cấp độ
cao

1. Quyền và
nghĩa vụ của
công dân trong
hôn nhân.
Số câu

Nêu được
khái niệm
hôn nhân.

Xử lí
tình huống

Số câu:1

Số câu:2

Số câu 2

Số điểm

Số
(2đ)

Số điểm(2đ)

Số

điểm:4(đ)

Tỉ lệ %

điểm

Tỉ lệ: 40%
2. Quyền và
Nêu
nghĩa vụ lao được khái
động của công niệm lao
dân.
động.

.

Số câu

Số câu:3

Số câu 1

Số điểm

Số
(2đ)

Sốđiểm:2
(đ)


Tỉ lệ %

điểm

Tỉ lệ: 20%
3.Quyền tự do
Nêu
kinh doanh và được khái
nghĩa vụ đóng niệm kinh
thuế.
doanh.

Hiểu
được
quyền tự do
kinh doanh.

Số câu

Số câu:6

Số câu:4

Số điểm

Sốđiểm (1đ) Sốđiểm (2đ)

Tỉ lệ %

Hiểu được vì

sao có sự
chênh lệch các
mức thuế.
Số câu 3
Số điểm:4
(đ)

Số câu:5

Tỉ lệ: 40%
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 20


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Sốđiểm (1đ)

Tổng số câu

Số câu1,3,6

Tổng số điểm

Sốđiểm:5

Số câu:3
Số điểm3 (đ)


(đ)

Tỉ lệ %

Số câu 2

Số câu6

Số điểm:2 (đ)

Số điểm10
(đ)

30%

20%

50%

100%

NỘI DUNG ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Câu 1: ( 2 điểm)

Câu 1: (2 điểm)


Hôn nhân là gì?

Là sự liên kết đặc biệt giữa một
nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng
,tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm
chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình
hòa thuận, hạnh phúc

Câu 2 Giải quyết tình huống sau:
( 2 điểm)
Câu 2 (2 đ )
Tân và Hoa là con cô
cậu ruột. Tuy vậy hai người yêu
nhau và đòi cưới nhau. Gia đình
họ hàng khuyên can, cấm đoán
nhưng họ không nghe và cho rằng
tình yêu của họ là tự nguyện
không ai có quyền ngăn cản.

- Lí do “tự nguyện” của hai người không có
giá trị pháp lí
- Sự ngăn cản của gia đình họ hàng không
vi phạm luật hôn nhân và gia đình. Vì pháp
luật cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời. Tân và
Hoa là con cô cậu ruột còn họ hàng với nhau
ở đời thứ 3.

Hỏi: Lí do “tự nguyện” của
hai người có giá trị pháp lí
không?

Sự ngăn cản của gia
đình họ hàng có vi phạm luật hôn
nhân và gia đình không? Vì sao?
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 21


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Câu 3 ( 2 điểm)
Lao động là gì?

Câu 3 (2 đ )
-Là hoạt động có mục đích của con
người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá
trị tinh thần cho xã hội
-Lao động là hoạt động chủ yếu quan
trọng nhất của con người, là nhân tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của đất nước và
nhân loại

Câu 4 ( 2 điểm)
Em hiểu thế nào là quyền tự do
Câu 4 (2 đ )
kinh doanh?
Là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức
kinh tế, nghành nghề và qui mô kinh doanh
theo qui định của pháp luật và theo sự quản
lí của nhà nước.

Câu 5 ( 1 điểm)
Câu 5 ( 1đ )
Tại sao lại có các mức
thuế chênh lệch giữa các mặt Những mặt hàng nhà nước khuyến khích
hàng?
người dân sử dung và có lợi cho nhân dân
thì đóng thuế thấp như: Mua bán sách, vở,
dụng cụ học tập..
Những mặt hàng nhà nước không khuyến
khích người dân sử dung và có hại hoặc
không cần thiết cho nhân dân thì đóng thuế
cao như: rượu, bia, vàng mã…
Câu 6 ( 1 điểm)
Thế nào là kinh doanh?

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Câu 6 ( 1 đ)
Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi
hàng hóa.

Trang 22


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

PHỤ LỤC 4 : KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HỌA
Tiết :19 HKII
Tuần 20
Ngày dạy : 29/ 12/2014

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN (tiết 1)
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- Học sinh hiểu khái niệm về hôn nhân .
- Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
1.2 Kĩ năng
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật
hôn nhân gia đình.
- Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong hôn nhân.
1.3 Thái độ:
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình.
- Ủng hộ việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ
của công dân trong hôn nhân.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
Biết khái niệm về hôn nhân.
Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
3. CHUẨN BỊ
GV : Kiến thức về luật hôn nhân, một sồ điều luật hôn nhân gia đình năm 2012, 2013
Tranh nội dung bài 12
Giấy kết hôn
HS : Đọc và tìm hiểu truyện SGK bài 12
Trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn tự học ở tiết trước.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện:
-GV: kiểm tra sĩ số học sinh, ổn định trật tự
-HS: báo cáo sĩ số lớp
4.2/Kiểm tra miệng :
Câu hỏi bài cũ: không (GV nhận xét chung về bài kiểm tra)
Câu hỏi bài mới:

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 23


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Hỏi: Em hiểu hôn nhân là gì?
( HS: trả lời theo sự hiểu biết của bản thân; GV chuyển ý vào bài mới)
4.3/ Tiến trình bài học :
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hôn nhân.(13 phút)
1. Mục tiêu:
* Kiến thức: Hiểu được hôn nhân là gì?
* Kỹ năng: Thực hiện hôn nhân đúng theo qui định của pháp luật.
2. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Nêu giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm..
- Phiếu học tập, tranh hôn nhân, giấy kết hôn.
3. Các bước của hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Bước 1: Vào bài:
Tục ngữ có câu “Thuận vợ thuận chồng tác
biển Đông cũng cạn” câu tục ngữ này nói lên
điều gì
Sự thuận hoà, hạnh phúc trong cuộc sống vợ
chồng được tạo lập trên cơ sở tình yêu chân
chính và việc thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của
mỗi người trong hôn nhân.

GV đưa tranh gia đình hạnh phúc.

1 Hôn nhân là gì?

Bước 2 : Tìm hiểu khái niệm
Tình huống 1:Tâm và Hà yêu nhau đã 2 năm
nhưng chưa cưới nhau, chưa đăng kí kết hôn.
Nhưng mỗi khi Hà nói chuyện với ai thì Tâm
ghen và đòi hành hung người ấy với lí do họ đã
xem nhau như vợ chồng
? Tình yêu của Tâm và Hà có được xem là
cuộc hôn nhân không?
 Không phải là cuộc hôn nhân
Tình huống 2: Dũng và An yêu nhau và cả hai
quyết định tiến tới hôn nhân được sự đồng ý của
gia đình và pháp luật thừa nhận
? Tình yêu của Dũng và An có được công
nhân là cuộc hôn nhân không?
Được công nhận là cuộc hôn nhân
Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 24


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

?Vì sao được công nhận là cuộc hôn nhân ?
- Vì pháp luật thừa nhận
? Khi nào thì pháp luật thừa nhận là hôn
nhân?

- Khi (Đủ tuổi, độc thân.không có họ
trong phạm vi 3 đời, tình yêu chân chính, tự
nguyện……)
? Pháp luật công nhận là cuộc hôn nhân trên
cơ sở pháp lí thì phải thể hiện qua cái gì?
- Giấy kết hôn.
GV đưa cho HS xem giấy kết hôn
?Hôn nhân là gì?

Là sự liên kết đặc biệt giữa một
nam và một nữ trên nguyên tắc
bình đẳng ,tự nguyện, được Nhà
nước thừa nhận, nhằm chung sống
lâu dài và xây dựng một gia đình
hòa thuận, hạnh phúc

GV mở rộng thêm: Ngày xưa những cặp vợ
chồng sống với nhau nhưng không có giấy kết
hôn nhưng vẫn được nhà nước và xã hội thừa
nhận. Nhưng từ năm 2001 trở về sau thì nhà
nước có qui định bắt buộc những cặp vợ chồng
nào chưa có GKH phải đi đăng kí kết hôn muộn
Ngày nay pháp luật đã có qui định chỉ thừa
nhận là vợ chồng khi có giấy kết hôn. Nhưng ở
một số dân tộc thiểu số ít người, vẫn có trường
hợp chưa chấp hành
?Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện
pháp lí đó là gì?
Kết hôn
? Hôn nhân kết thúc khi nào?


 Một bên mất tích, chết hoặc li hôn nhưng
phải theo thủ tục của pháp luật
?Việc làm giấy Kết hôn được thực hiện ở đâu?

 UBND xã

Người thực hiện: Hà Thị Việt Phương

Trang 25


×