-1-
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự phát triển của Đất Nước đang ngày càng lớn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang
dần có tên tuổi trên các khấp các châu lục, hội nhập kinh tế toàn cầu đang thôi thúc tất
cả các thành phần xã hội của Đất Nước phát triển khơng ngừng. Trong các thành phần
đó, hệ thống giáo dục của quốc gia đóng vai trị vơ cùng quan trọng góp phần vào việc
phát triển các nguồn lực khác. Với tầm quan trọng như vậy, nhưng những năm qua, từ
khi đất nước bắt đầu đổi mới và đang dần dần hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,
nền giáo dục Việt Nam dù đã có rất nhiều thành tựu nhưng vẫn còn những bất cập nên
chưa phát huy được các nguồn lực tiềm tàng của đất nước, nhất là nguồn nhân lực.
Giáo dục ở bậc Đại Học cung cấp nguồn nhân lực cấp cao cho đất nước, vì vậy
thực trạng giáo dục Đại Học đang được xã hội quan tâm nhiều nhất vì những hạn chế
đã và đang được dư luận xã hội đề cập, phản ánh trong nhiều bài báo trên các diễn đàn.
Như trong bài “Giáo dục đại học VN: Một thực trạng không mấy lạc quan!”, theo báo
Tuổi Trẻ, Việt Báo Online đăng lại, ngày 30/03/2004, có nêu lên một số ý kiến như:
“Giáo dục đại học (GDĐH) VN chưa đạt chuẩn hội nhập quốc tế, thiếu liên tục, tuyển
sinh bất cập và tốn kém, chất lượng và hiệu quả kém [16]”. Đó là đánh giá khái qt
của ơng Nguyễn Văn Ân, cố vấn trưởng Công ty IBMI (Mỹ) về những yếu kém của hệ
thống GDĐH VN hiện nay. - “Cho đến nay, trong nhiều hoạt động tác nghiệp, các
trường ĐH không được tự điều hành quản lý mọi công việc của mình và vẫn đang chịu
sự chi phối của Bộ GD-ĐT. Do bộ thực hiện các hoạt động tác nghiệp của các trường
ĐH nên các trường trở nên thiếu chủ động... [16]” - PGS.TS Ngơ Dỗn Đãi, phó
trưởng ban đào tạo (ĐHQG Hà Nội), nhận xét. - “Phần lớn các trường ĐH VN ở trong
tình trạng khép kín, khép kín giữa các trường ĐH với nhau và khép kín giữa trường
ĐH với thực tiễn cuộc sống [16]” - đó là đánh giá của một “người trong cuộc”, TS Đỗ
Huy Quang (ĐH Sư phạm Hà Nội). Trong bài “Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục”,
báo Dân trí Online, đăng ngày 08/09/2008, có nêu lên đánh giá của GS. Hồ Ngọc Đại
như sau: “Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của
giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì
lại trì trệ, lại khơng dám, chỉ biết cam chịu”[6]. Những chiến lược và chính sách về
phát triển giáo dục bậc đại học của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đã có những
bước đi đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; tuy nhiên, những kết quả
-2-
đạt được thời gian qua so với những gì đã đề ra chưa thật sự mang đến cho bậc học
này những sự thay đổi vượt trội mà xã hội đang mong muốn. Những tồn tại vẫn tiếp
diễn và thậm chí có nhiều nhận định của các chuyên gia giáo dục phải dùng đến những
cụm từ “khó nghe” khi đề cập đến những vấn đề bất cập đang tồn tại trong nền giáo
dục của quốc gia để nếu lên tính nghiêm trọng của vấn đề như: Trong bài “Bệnh giả
dối trong giáo dục đang thành nỗi nhục lớn”, GS. Hoàng Tụy, Dân trí online, đăng
ngày 24/11/2008, có nói: “Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục
trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo
dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước
ngồi nói thẳng với tơi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối
đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.”; “Thi tốt nghiệp
các cấp là việc làm lạc hậu nhất, kém hiệu quả nhất một tàn tích cịn sót của lối học
cũ. Nó hồn thiện một chu trình: "Học để thi - Thi để lấy bằng - Lấy bằng để làm
quan". Trong khi đó đáng lý học phần nào thi ngay phần đó, thi để học cho tốt, chứ
khơng phải thi vì mảnh bằng.”; trong bài này Gs Hoàng Tụy cũng đề cập đến vấn đề
thương mại hóa giáo dục: “Làm giáo dục chạy theo mục đích kiếm tiền sẽ phá hoại ghê
gớm nền giáo dục” [10]. Điều này thể hiện những búc xúc của những người quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Nhu cầu học tập bậc đại học đang gia tăng nhanh chóng, điều này dẫn đến sự phát
triển tràn lan nhiều cơ sở đào tạo, nhiều hệ đào tạo, v.v… khắp cả nước; tuy nhiên, có
nhiều cơ sở chưa chuẩn bị tốt các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo nhưng vẫn
tiến hành đào tạo. Đồng thời, việc quản lý chất lượng đào tạo của các cơ quan có thẩm
quyền chưa chặt chẽ càng tạo điều kiện cho tình trạng này gia tăng, chất lượng đào tạo
ở nhiều nơi chưa được đảm bảo tốt, “Thực tế gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản
lý được chất lượng giáo dục ĐH vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường ĐH, CĐ
(chuẩn năng lực của người tốt nghiệp), chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào
(giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất), chưa có cơ quan chuyên trách
quản lý chất lượng, hàng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo hàng năm về
chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục ĐH”[5] - Bộ Trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo cho biết trong bài “30 năm chưa quản được chất lượng giáo dục
ĐH. – Báo Dân Trí online – ngày 02/11/2009”.
-3-
Trong khi những vấn đề đang tồn tại chưa được giải quyết triệt để; các tổ chức, các
cơ sở đào tạo đại học của nước ta đang và sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ hệ thống
giáo dục quốc tế tại Việt Nam. Vấn đề cạnh tranh đào tạo sức lao động ở bậc giáo dục
đại học ngày càng nhiều hơn, nhưng nhiều cấp quản lý giáo dục bậc đại ở nước ta chưa
thật sự quan tâm đến vấn đề này nhiều. Trường Đại Học Lạc Hồng là nơi nhận thức
sớm vấn đề cạnh tranh, Ban Giám Hiệu đang có nhiều đổi mới để nâng cao chất lượng
dạy và học chung cho nhà trường, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sức lao động trong nền
kinh tế nước ta; tuy nhiên, việc cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực cho từng chuyên ngành thì chưa bao quát hết. Vì vậy, là một sinh viên được đào
tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh, tôi xin phép được chọn đề tài “Những giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Quản trị kinh
doanh tại trường Đại Học Lạc Hồng từ 2011 đến 2020” làm cơng trình nghiên cứu
khoa học tốt nghiệp, với mong muốn có một đóng góp nhỏ cho Khoa và nhà trường.
(Tại Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế của Trường Đại Học Lạc Hồng hiện chưa có
đề tài nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề được đề cập ở trên).
2. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của đề tài:
-
Nhận diện, phân tích và đánh giá được các yếu tố của mơi trường bên trong và
bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nhân lực ngành Quản trị kinh doanh của
Trường Đại Học Lạc Hồng thời gian qua và xu hướng đến 2020.
-
Trên cơ sở thực trạng hoạt động đào tạo của Khoa và Trường, cùng những yếu
tố có ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trong tương lai, tác
giả đề xuất những giải pháp định hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực
ngành Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học Lạc Hồng trong giai đoạn 2011 2020, đáp ứng tốt nhu cầu sức lao động tại thị trường Việt Nam.
3. Kết quả đạt được và những tồn tại:
-
Bài nghiên cứu đã đưa ra được thực trạng những vấn đề trong hoạt động đào tạo
nhân lực ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại Học Lạc Hồng, cũng như những
yếu tố chủ yếu từ môi trường nội bộ và bên ngồi Trường có ảnh hưởng. Đồng thời
đưa ra được những giải pháp định hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực
chuyên ngành này, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Khoa và Trường trong
lĩnh vực đào tạo trong tương lai.
-4-
-
Ngoài những kết quả đạt được, do kiến thức và các điều kiện hỗ trợ nghiên cứu
(thời gian, tài chính, v.v…) có giới hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động
đào tạo nhân lực ngành quản trị kinh doanh của Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế và
do bài viết được nghiên cứu mang tính cá nhân trong thời gian ngắn nên những thiếu
sót là điều không tránh khỏi.
4. Dự kiến nghiên cứu tiếp tục:
Do thời gian thực tập tốt nghiệp có giới hạn nên đề tài này chỉ mới phác thảo sơ bộ
thực trạng, xu hướng diễn biến của môi trường đào tạo ngành Quản Trị Kinh Doanh ở
Trường Đại Học Lạc Hồng và những giải pháp định hướng cần thực hiện để nâng cao
chất lượng đào tạo nhân lực của ngành này trong giai đoạn sắp đến. Vì vậy, nếu có
những điều kiện thích hợp trong tương lai, tác giả mong muốn có cơ hội cùng với các
nhóm nghiên cứu có liên quan khác hoàn chỉnh đề tài này và ‘nghiên cứu triển khai’
những vấn đề đã đề cập trong bài viết, đề xuất những giải pháp cụ thể (triển khai kế
hoạch chiến lược thành giải pháp tác nghiệp), giúp nâng cao chất lượng đào tạo nhân
lực chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh nói riêng và hoạt động đào tạo của Trường
nói chung.
-5CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu:
Trong quá trình phát triển đất nước, con người đóng vai trị quyết định đối với
tất cả mọi hoạt động; tốc độ phát triển nhanh hay chậm, thành cơng nhiều hay ít đều do
chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Việt nam là quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển, đang hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đang đứng trước nhiều cơ hội
lẫn nguy cơ trên con đường đi đến tương lai, tất cả đều mang tính thách thức. Vì vậy,
Việt Nam cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có khả năng vượt qua những thách
thức nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn
sắp tới, cạnh tranh thành công với các quốc gia khu vực và quốc tế trong tương lai gần.
Để đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết trên, sự nỗ lực không ngừng của tất
cả các thành viên hay các tế bào trong xã hội Việt Nam, từ các loại hình tổ chức cho
đến từng cá nhân là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn sắp đến, nhất là nỗ lực nâng
cao giá trị văn hóa của quốc gia thơng qua các hoạt động giáo dục nói chung và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói riêng. Giáo dục bậc Đại
Học đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
đất nước, những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục bậc Đại Học thời gian qua đã
chứng minh vai trò quan trọng này. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, giáo dục bậc Đại
Học đang là một vấn đề được xã hội quan tâm nhiều nhất; sự phát triển nhanh chóng
nhiều trường đại học, nhiều hệ, nhiều cấp bậc đào tạo, v.v… trên phạm vi cả nước làm
cho giáo dục bậc Đại Học của nước ta không tránh khỏi những bất cập, các tổ chức
hữu quan khó kiểm sốt được chất lượng đào tạo, dẫn đến tình trạng chất lượng
chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người lao động chưa cao vẫn còn khá phổ
biến. Đặc biệt, đối với ngành Quản Trị Kinh Doanh, nhu cầu về nhân lực chun mơn
thuộc lĩnh vực này của các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài tại
Việt Nam đang và sẽ gia tăng theo thời gian nên nhu cầu học tập thuộc chuyên ngành
này ngày càng nhiều (“Chỉ tính riêng trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện
nước ta có hơn 15 vạn doanh nghiệp. Theo chủ trương của Nhà nước, tới năm 2010,
cả nước sẽ có khoảng 50 vạn doanh nghiệp. Nhu cầu về những quản trị viên giỏi, nhạy
bén bởi vậy rất lớn.” – Thông tin từ Tủ Sách Hướng Nghiệp, Nhất Nghệ Tinh, Nhà
xuất Bản Kim Đồng, Xuất bản năm 2009[4]). Vì vậy, việc các cơ sở đào tạo, các
-6-
Trường Đại Học, Cao Đẳng mở ra chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh là điều tất yếu
nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, việc phát triển thiếu
định hướng hay tự phát đang làm cho cơ quan quản lý ngành khó kiểm sốt về quy mô
cũng như chất lượng đào tạo, v.v… số lượng đào tạo và tốt nghiệp hàng năm khá
đông, nhưng chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo từ chuyên ngành ở nhiều nơi
chưa cao so với tiêu chuẩn cần có và chưa phù hợp với mong muốn của những tổ chức
cần tuyển và sử dụng sức lao động lâu dài.
Khoa Quản Trị Kinh Tế - Quốc Tế, Trường Đại Học Lạc Hồng được hình thành
cũng xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực quản lý và các chuyên
ngành kinh tế của tỉnh Đồng Nai cũng như trên khắp cả nước, phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước. Với những khó khăn trong bước
đi ban đầu, hiện nay chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh của Trường đã gặt hái được
nhiều thành cơng, dần dần xây dựng được uy tín trong lĩnh vực đào tạo của Khoa và
nhà trường trên thị trường sức lao động, chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành này
được nâng cao dần theo thời gian, v.v… Tuy nhiên, do nguồn lực nội bộ có giới hạn,
cùng với những biến đổi của các yếu tố trong môi trường đào tạo thời gian qua và xu
hướng đến, nhất là xu hướng đầu tư vào lĩnh vực đào tạo bậc đại học từ các nhà đầu tư
của các quốc gia khu vực và các nước phát triển tại Việt Nam, v.v… nên hoạt động
đào tạo chuyên ngành này của Khoa cũng không tránh khỏi những bất cập cũng như
những hạn chế nhất định.
Với những nhận định tổng quan như trên nên tôi chọn “Hoạt động đào tạo nhân
lực ngành Quản Trị Kinh Doanh” của Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế, Trường Đại
Học Lạc Hồng là phạm vi giới hạn của đối tượng nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
-
Nhận diện, phân tích và đánh giá các yếu tố của mơi trường bên trong và bên
ngồi ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nhân lực ngành Quản trị kinh doanh của
Trường Đại Học Lạc Hồng thời gian qua và xu hướng đến 2020.
-
Tìm kiếm những giải pháp định hướng, phù hợp với thực tế nhằm giúp nâng
cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học Lạc
Hồng trong giai đoạn 2011 – 2020, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực đào
tạo và đáp ứng tốt nhu cầu sức lao động tại thị trường Việt Nam.
1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu:
-7-
Trong thực tế, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục đã và đang được
nhiều nhà nghiên cứu chuyên hoặc không chuyên về giáo dục tiến hành nghiên cứu ở
một số lĩnh vực chuyên hẹp và cụ thể ở nhiều đơn vị khác nhau.
Đối với giáo dục bậc Đại Học cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu. Tại Trường
Đại Học Lạc Hồng cũng đã có các đề tài nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng
các hoạt động đào tạo như: đề tài “Ứng dụng nghiên cứu Marketing để nghiên cứu
nguyện vọng của sinh viên trước và sau khi vào học tại Trường Đại Học Lạc Hồng” –
SVTH: Lê Thị Mỹ Hạnh – Nghiên cứu khoa học sinh viên lần IV, năm 2005; đề tài
“Đánh giá hoạt động và một số giải pháp nhằm hoàn thiện Website thương mại điện
tử WWW.ITLACHONG.COM” – SVTH: Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Huy Hoàng –
Nghiên cứu khoa học sinh viên lần 6, năm 2006; đề tài “Xây dựng mơ hình cuộc thi
sinh viên với nhà đầu tư chứng khoáng chuyên nghiệp tại trường Đại học Lạc Hồng” –
SVTH: Nguyễn Quốc Huy, Nghiên cứu khoa học sinh viên lần 9, năm 2007; đề tài
“Đánh giá năng lực tiếp cận thực tế của sinh viên ngành tài chính, kế tốn – Trường
Đại Học Lạc Hồng”, - thực hiện: Trần Văn Quyền, Báo cáo nghiên cứu khoa học giáo
viên cấp trường, lần 6, năm 2009; và một số đề tài khác. Tuy nhiên, so với các đề tài
hiện có, đề tài nghiên cứu mà tác giả lựa chọn đề cập đến lĩnh vực đào tạo nhân lực
ngành Quản Trị Kinh Doanh thì chưa có cá nhân hay tổ chức nào thực hiện việc
nghiên cứu cụ thể.
1.3 Quan điểm chọn đề tài:
Qua quá trình tiếp cận thực tế, cùng với sự hỗ trợ của Tiến sĩ Phạm Thị Thu
Phương là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và những nhu cầu bức thiết về chất lượng
đào tạo của xã hội đối với bậc Đại Học nói chung và ngành Quản Trị Kinh Doanh nói
riêng tại nhiều trường đại học của Việt Nam, trong đó có Trường Đại Học Lạc Hồng
nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, là một sinh viên chuẩn bị ra trường, tơi ln mong muốn có
những đổi mới vượt trội từ thực tế trong lĩnh vực đào tạo nhân lực ngành Quản Trị
Kinh Doanh của nhà Trường, nâng cao liên tục chất lượng đào tạo, thích nghi với
những mong muốn ln thay đổi của các Tổ chức/Doanh nghiệp hay người sử dụng
sức lao động trong thực tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường sức lao động,
v.v...
Những điều nêu trên là quan điểm mà tác giả chọn và thực hiện đề tài này.
-8-
1.4
Những tư liệu được sử dụng:
1.4.1 Những tư liệu từ Đơn Vị Lao Động Thực Tế:
-
Báo Cáo Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Đại Học –
Trường Đại Học Lạc Hồng, 05/2009.
-
Công khai chất lượng giáo dục – Trường Đại Học Lạc Hồng,
WWW.LHU.EDU.VN
-
Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục – Trường Đại Học Lạc
Hồng, WWW.LHU.EDU.VN
-
Cơng khai thu chi tài chính – Trường Đại Học Lạc Hồng,
WWW.LHU.EDU.VN
-
Chương Trình Đào Tạo, Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế - Trường Đại Học
Lạc Hồng, WWW.LHU.EDU.VN
-
Chuẩn đầu ra – ngành Quản Trị Kinh Doanh – Quản Trị Doanh Nghiệp Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế - Trường Đại Học Lạc Hồng,
WWW.LHU.EDU.VN
-
Giới Thiệu Tổng Quan(Lịch sử hình thành;Sứ mạng nhà Trường; Quá trình
phát triển, Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; Tầm nhìn trong những năm
tới; Cơ sở vật chất;Hội Đồng Quản Trị; Ban Giám Hiệu; Logo Trường và bài
hát truyền thống) Trường Đại Học Lạc Hồng – WWW.LHU.EDU.VN
-
Giới thiệu Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế - Trường Đại Học Lạc Hồng,
WWW.LHU.EDU.VN
-
Những điểm mới trong hoạt động của Trung tâm Quan hệ Quốc tế - Tư vấn Du
học & Việc làm - WWW.LHU.EDU.VN
1.4.2 Những tư liệu mà người nghiên cứu thu thập từ các nguồn khác:
-
Các bài viết về lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục bậc đại học nói riêng
của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí có uy tín trong thời gian qua.
-
Các bảng câu hỏi điều tra và kết quả khảo sát về các vấn đề liên quan, phục vụ
cho quá trình nghiên cứu đề tài đối với:
+ Sinh viên.
+ Doanh nghiệp.
-9-
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện công việc nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau đây: Phương pháp đọc tài liệu, phỏng vấn, quan sát, thống kê, phân tích và tổng
hợp các dữ liệu, v.v…
-10CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các cơ sở lý luận chủ yếu sau đây:
2.1. Cơ sở lý luận về môi trường hoạt động:
Lý luận này được sử dụng để nhận diện, phân tích và đánh giá các yếu tố của mơi
trường bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng đến thực trạng và xu hướng hoạt động
đào tạo ngành Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học Lạc Hồng trong thực tế.
2.1.1 Lý luận về môi trường bên trong.
Môi trường bên trong hay môi trường nội bộ mà các nhà quản trị cần nhận
diện, phân tích và đánh giá bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:
1.
Các nguồn lực của tổ chức: Nguồn nhân lực (quản lý, thừa hành), nguồn lực vật
chất (vốn đầu tư, cơ sở vật chất), nguồn lực vơ hình (danh tiếng, nhãn hiệu uy tín,
chiến lược cạnh tranh hữu hiệu, văn hóa tổ chức bền vững, v.v…) [1 – Trang 90]
2.
Hoạt động của các chức năng chuyên môn: Quản trị nguồn nhân lực, quản trị
marketing, quản trị chất lượng (sản phẩm, công việc, mơi trường sống), quản trị tài
chính - kế tốn, v.v…
Khi nhận diện các yếu tố này, người nghiên cứu quan tâm đến số lượng, chất
lượng, kết quả hoạt động của từng bộ phận, từng đơn vị trong thời gian qua và khả
năng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn sắp đến. Cịn khi phân tích và
đánh giá, người nghiên cứu so sánh từng yếu tố, từng phần việc với tiêu chuẩn hay yêu
cầu công việc cần thực hiện để làm rõ những gì mà tổ chức có hay chưa có, những gì
thực hiện tốt hoặc chưa tốt, những gì là điểm mạnh và điểm yếu so với phần việc
tương ứng của từng đối thủ cạnh tranh theo khu vực thị trường hay khu vực địa lý. [1 –
Trang 108]
2.1.2 Lý luận về mơi trường bên ngồi.
Mơi trường bên ngoài bao gồm những yếu tố chủ yếu như: Khách hàng, đối
thủ cạnh tranh, hoạt động của các tổ chức hữu quan, luật pháp, hoạt động của cơ quan
chính phủ, kinh tế, cơng nghệ, văn hóa, xã hội, v.v… theo khu vực địa lý. Khi nhận
diện, phân tích và đánh giá từng yếu tố của môi trường bên ngồi có ảnh hưởng đến
hoạt động của tổ chức trong thực tế, người nghiên cứu nhận diện bản chất tác động của
từng yếu tố (là cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động của tổ chức), đánh giá mức độ tác
động (nhiều hay ít) của từng yếu tố trong giai đoạn sắp đến. Mục tiêu của việc đánh
-11-
giá là giúp các nhà quản trị nhận diện rõ bản chất của thực trạng bên ngồi có ảnh
hưởng theo các mức độ, so sánh với các nguồn lực trong nội bộ để đề xuất các giải
pháp mới cần thực hiện trong tương lai, nhằm khai thác các cơ hội phù hợp hoặc ngăn
chặn những nguy cơ nguy hiểm có khả năng xảy ra và có ảnh hưởng đến hoạt động
của tổ chức.[1 – Trang 37 - 85]
2.2. Cơ sở lý luận về những giải pháp liên quan đến đề tài:
Lý luận về giải pháp được lựa chọn trong phần này xuất phát từ thực tế khi người
nghiên cứu nhận diện, phân tích và đánh giá thực trạng tác động của các yếu tố thuộc
môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức đến các hoạt động cụ thể. Người
nghiên cứu sử dụng lý luận giải pháp kết hợp với tình hình thực tế để đề xuất các giải
pháp mang tính định hướng mà tổ chức cần triển khai thực hiện trong tương lai nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động trong từng lĩnh vực của tổ chức.
2.2.1 Chiến lược thu hút lao động giỏi.
Đây là giải pháp quan trọng nhất cần thực hiện khi quyết định đầu tư thực
hiện các hoạt động, từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh đến hoạt động của các tổ chức
khác ở mỗi quốc gia. Giải pháp này giúp tổ chức xây dựng được các lợi thế cạnh tranh
(sản phẩm khác biệt, chi phí thấp) trong từng lĩnh vực chuyên môn, từng lĩnh vực hoạt
động, nâng cao khả năng cạnh tranh liên tục theo thời gian.[1 – Trang 345]
2.2.2 Chiến lược “tạo sản phẩm khác biệt” (marketing cạnh tranh).
Giải pháp này gắn liền với hoạt động marketing đối với từng sản phẩm, từng
dịch vụ cụ thể trong thực tế. Ngày nay, các tổ chức, các doanh nghiệp có định hướng
hoạt động hoặc kinh doanh lâu dài nỗ lực xây dựng lợi thế “sản phẩm khác biệt” để
thực hiện chiến lược marketing cạnh tranh theo thời gian ở từng khu vực địa lý. Chiến
lược này được triển khai thực hiện nhằm mang lại cho khách hàng ngày càng nhiều lợi
ích khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức, đáp ứng tốt các mong muốn luôn
thay đổi của khách hàng mục tiêu. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khả năng
thực hiện chiến lược “tạo sản phẩm khác biệt” chưa tốt vì chất lượng nguồn nhân lực
hiện có chưa cao. Muốn triển khai thực hiện được chiến lược này, các tổ chức của
nước ta cần đổi mới tận gốc hoạt động quản trị nguồn nhân lực, phù hợp với nguyên
tắc quản trị hiện đại.[1 – Trang 303- 305]
-12-
2.2.3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hữu hiệu.
Cơ cấu tổ chức hữu hiệu thể hiện trong nội bộ tổ chức, từ việc phân chia các
nhóm cơng việc chun mơn phù hợp với nhu cầu chun mơn hóa trong thực tế và
xác định mối quan hệ hỗ trợ giữa các nhóm cơng việc một cách rõ ràng, đến việc phân
cấp - phân quyền, quyền hành - trách nhiệm, nhiệm vụ - quyền lợi, v.v… công khai và
minh bạch theo từng vị trí cơng việc cụ thể. Cơ cấu tổ chức hữu hiệu cịn định hướng
việc bố trí nhân lực quản lý tài năng (đủ các tiêu chuẩn tài và đức) vào những vị trí
then chốt và nâng cao liên tục chất lượng nguồn nhân lực theo thời gian, v.v… để thực
hiện từng khâu công việc với hiệu quả cao, tiến hành các hoạt động trơi chảy và có khả
năng giúp tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài.[1 – Trang 298]
2.2.4 Xây dựng văn hóa tổ chức và đạo đức nghề nghiệp.
Văn hóa tổ chức là hệ thống các giá trị hữu hình và vơ hình có ảnh hưởng
đến suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong tổ chức, từ nhà quản trị cấp cao đến
người thừa hành. Những nhà đầu tư, nhà quản trị cấp cao của các tổ chức có định
hướng phát triển lâu dài nhận thức rõ nhu cầu xây dựng văn hóa tổ chức bền vững nên
họ chủ động hình thành và nâng cao liên tục các giá trị văn hóa tổ chức theo thời gian.
Văn hóa tổ chức bắt nguồn từ con người, những nhà đầu tư của các tổ chức
muốn xây dựng được nguồn lực vơ hình này đều bắt đầu từ việc tuyển chọn nguồn
nhân lực chất lượng cao, nhất là các vị trí quản trị cấp cao. Trong đó, tiêu chuẩn “Tài Đức” được cụ thể hóa trong q trình tuyển dụng từng vị trí chun mơn cụ thể và
được đánh giá một cách công khai, minh bạch trong q trình thực hiện cơng việc theo
thời gian.
Văn hóa tổ chức được đánh giá thông qua các thành phần cơ bản như:
-
Những giá trị cốt lõi: Thái độ đúng đắn về quyền lực của nhà quản trị các cấp,
dám chấp nhận rủi ro trong các bước đi ban đầu, thể hiện thái độ đúng đắn trong các
mối quan hệ đối nội và đối ngoại, có tính quyết đốn trong việc ra quyết định.
-
Các chuẩn mực của hành vi trong các mối quan hệ ứng xử: Tận tâm trong công
việc, sẵn sàng hỗ trợ người khác, luôn nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm cái mới để cải tiến
cơng việc liên tục, biết lắng nghe, v.v… Mọi người trong tổ chức cởi mở trong giao
tiếp để hiểu biết lẫn nhau; trung thực trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại, trong
lời nói, việc làm, đánh giá hay phán xét các vấn đề, v.v… nhằm xây dựng uy tín cá
nhân, uy tín nhóm cơng việc, uy tín doanh nghiệp lâu dài. Mọi người phải coi trọng
-13-
hiệu quả trong tất cả các quyết định, tất cả các hoạt động trong từng khâu công việc, từ
đơn giản đến phức tạp, v.v… nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cơ bản đầu tiên là
“Kinh doanh phải có lợi nhuận và lợi nhuận hợp pháp”. Nhà quản trị các cấp phải tạo
môi trường làm việc thuận lợi cho cấp dưới, tạo cơ hội để các thành viên phát huy tối
đa các khả năng tiềm tàng thông qua các hoạt động hỗ trợ (phương tiện, thông tin, ý
tưởng, v.v…). Mọi người cần “dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm” trong
phạm vi cơng việc của mình, thể hiện sự năng động sáng tạo liên tục. Nhà quản trị cần
khuyến khích và tạo điều kiện để cấp dưới của mình trung thành, yên tâm làm việc lâu
dài, thúc đẩy tinh thần hợp tác, v.v… thông qua việc thực hiện những hỗ trợ, những
chính sách đãi ngộ hợp lý (dựa vào kết quả và khả năng thực hiện công việc), xử lý các
vấn đề phát sinh nhanh chóng, kịp thời, v.v…
-
Những niềm tin.
-
Những giai thoại hay những câu chuyện liên quan đến tổ chức.
-
Các nghi lễ.
-
Những điều cấm kỵ.
-
Thói quen quan tâm đến chất lượng.
[2 – Trang 166 - 173]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Cơ sở lý luận về môi trường bên trong và bên ngoài trên đây là căn cứ giúp
người nghiên cứu nhận diện, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức
liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cịn lý luận về các giải pháp chính là nền tảng căn bản
giúp người nghiên cứu đề xuất các giải pháp mà tổ chức cần thực hiện trong tương lai
nằm trong phần kết quả rút ra từ quá trình nghiên cứu khoa học. “Đề tài nào thì lý luận
đó” hay “Nói có sách, mách có chứng” là nguyên tắc trong nghiên cứu khoa học ngày
nay. Hiểu rõ lý luận trong quá trình học tập sẽ giúp việc nghiên cứu khoa học tiến
hành thuận lợi.
-14-
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH QUẢN TRỊ
KINH DOANH CỦA KHOA QTKT – QT, TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG
3.1
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA KHOA
QUẢN TRỊ KINH TẾ - QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG.
3.1.1 Sơ lược về hoạt động của Khoa Quản Trị Kinh Tế - Quốc Tế.
Sơ lược về lịch sử hình thành Trường Đại Học Lạc Hồng: [27]
Đồng Nai là một tỉnh cơng nghiệp nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm
phía nam (bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu),
có nhiều khu cơng nghiệp được hình thành từ trước năm 1975. Đến những năm 1990
thực hiện chủ trương của Đảng – Nhà nước về cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đại
hóa đất nước thông qua việc tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), Đồng
Nai đã ngày càng hình thành và phát triển thêm nhiều khu công nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa
của Đồng Nai nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm phía nam nói chung, nguyện
vọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Đồng Nai mong muốn có một trường Đại
Học tại Đồng Nai.
Từ những năm 1993 – 1994 lãnh đạo Tỉnh đã nhìn thấy nhu cầu bức thiết phải
xây dựng một trường đại học tại Biên Hòa - Đồng Nai nhằm tạo nguồn nhân lực kịp
thời đáp ứng đà phát triển kinh tế - xã hội tại Tỉnh nhà. Hội nghị Đảng bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ V cũng như các Đại hội sau đó đều có Nghị quyết về thành lập
trường Đại học tại TP Biên Hịa. Đó là cơ sở thuận lợi cho việc sớm ra đời một trường
đại học tại Đồng Nai. Có nhiều ý kiến về tên trường, nhưng cuối cùng nhất trí một
trường Đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước, cho dân tộc thì những
con người được đào tạo đó phải nhớ đền nguồn cội, tự hào mình là con cháu Lạc
Hồng, phải làm sao xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng
đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải ra sức giữ nước”. Chính vì thế trường có tên
là Đại học Lạc Hồng.
-15-
Hình 3.1: Giới Thiệu Về Trường Đại Học Lạc Hồng
Trường Đại học Lạc Hồng được thành lập theo Quyết định số 790/TTG ngày
24/09/1997 của Thủ Tướng Chính Phủ và hoạt động theo Quyết định số 3678/GD –
ĐT ngày 13/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường Đại học Lạc Hồng là một cơ sở giáo dục đa ngành, đa cấp học; gắn đào
tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kỹ thuật công
nghệ, kinh tế và xã hội nhân văn. Nhà trường đảm bảo cung cấp và chăm lo những
điều kiện học tập có chất lượng cho mọi người có nhu cầu đào tạo và đào tạo lại, đảm
bảo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chun mơn và hiểu biết chính trị cho thị
trường lao động của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
Trường Đại học Lạc Hồng là trường đào tạo nhân lực cung cấp trực tiếp cho các
khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận. Chính vì thế
trường đã xây dựng chương trình đào tạo theo tỉ lệ 60% lý thuyết, 40% thực hành và tự
học. Bên cạnh đào tạo nhân lực, Nhà trường còn chú trọng vườn ươm nhân tài. Những
sinh viên có học lực từ Khá trở lên phải tự chịu trách nhiệm với điểm số của mình và
phải tham gia nghiên cứu khoa học. Nhà trường ln có một niềm tin vững chắc là mỗi
sinh viên đều có một tiềm năng và nhà trường có nhiệm vụ phải khơi dậy những tiềm
năng ấy cho sinh viên bằng hoạt động nghiên cứu khoa học. Với chương trình đào tạo
như vậy sinh viên sẽ nhanh chóng kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nhà trường có xu hướng đưa trường học gần với các khu chế xuất, khu công
nghiệp, tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên học thêm chuyên môn nghiệp vụ và
phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời của các giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh
viên trong nhà trường.
Quá trình phát triển.
-16-
Hình 3.2: Hình ảnh trong buổi khai giảng lớp Cao học - Khóa I
Trường Đại Học Lạc Hồng đào tạo đa ngành, đa cấp, trường coi trọng dạy thật,
học thật, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội là sứ mạng cơ bản của mình. Nhà
trường khơng chỉ chú trọng dạy chữ mà còn chú trọng giáo dục đạo đức cơng dân, đạo
đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội cho sinh viên.
Hiện nay trường có 21 ngành đào tạo Đại học và Cao đẳng gồm các ngành về
khoa học công nghệ như: Tin học, Điện tử, Viễn thơng, Cơng nghệ Tự động hố, Cơng
nghệ Điện - Điện tử, Xây dựng dân dụng, Công nghiệp và Cầu đường, Cơ tin, Điện
dân dụng, Điện công nghiệp, Cơng nghệ Hố học, Cơng nghệ Thực phẩm, Khoa học
Mơi trường, Công nghệ Sinh học, Công nghệ cắt may, Nông nghiệp), Tài chính –
Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh (Quản trị Doanh nghiệp, Quản trị Thương mại Điện
tử), Kế toán – Kiểm tốn, Ngoại thương, Đơng Phương học (Nhật Bản học, Hàn Quốc
học, Trung Quốc học, Việt Nam học), Ngữ văn Anh và Hoa văn.
Sau 13 năm, từ 5 ngành đào tạo Đại học chính qui ban đầu tới nay trường đã có
các bậc đào tạo: Cơng nhân kỹ thuật 3/7, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại
học, Sau đại học. (Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 22 ngành đào tạo khác
nhau).
Từ năm học 2009 – 2010, Đại học Lạc Hồng tiến hành đào tạo Cao học hai
ngành Công nghệ Thông tin và Quản trị Kinh doanh với chủ trương giảng viên sẽ giao
cho học viên những đề tài nghiên cứu khoa học mới lạ, yêu cầu người tham gia đề tài
phải làm thuyết trình, trao đổi với giáo viên hướng dẫn để tìm ra giải pháp thực hiện đề
tài. Với cách làm này, học viên sẽ tự chủ trong nghiên cứu và tự chủ trong định hướng
công việc.
Không chỉ đào tạo Cao học hai ngành Quản trị Kinh doanh và Công nghệ
Thông tin, Đại học Lạc Hồng cịn liên kết đào tạo Cao học với nước ngồi các ngành
-17-
Kế tốn, Kỹ thuật Cơng trình… để nâng cao chất lượng cán bộ, chuẩn bị sẵn nguồn lực
để xin Bộ cho phép đào tạo Cao học những ngành này trong thời gian tới. Bên cạnh
đó, trường cũng tiến hành mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới nhiều hình thức như:
gửi sinh viên, giảng viên đi học ở nước ngồi theo các chương trình hợp tác đào tạo;
gửi sinh viên các ngành Đông Phương Học đi lao động thực tế tại nước ngoài 6
tháng…
Tổng số sinh viên – học sinh từ con số 1.100 sinh viên khoá 1 (tháng 02 năm
1998) tới nay đã có trên 16.000. Có 6 khoá tốt nghiệp với tổng số trên 4.600 Cử nhân,
Kỹ sư chính qui, 100 Kỹ sư, Cử nhân cao đẳng chính qui, 6 khố đào tạo Trung học
chun nghiệp với 7.000 học sinh. Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn Nghề nghiệp,
trên 98% sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển
dụng.
Hình 3.3: Hình ảnh về các Hội Thảo
Cơ sở vật chất.
Từ chỗ trường chỉ có Khu A 2000 m2 để làm phòng học, 600 m2 làm trụ sở.
Hiện nay cơ sở học tập đủ cho 16.000 học sinh – sinh viên ban ngày. Các nhà đầu tư
góp vốn xây dựng 37.036 m2 ở 4 cơ sở.
-18-
Cơ sở 1:
Hình 3.4: Cơ Sở 1, Trường Đại Học Lạc Hồng
- Số 10, Huỳnh Văn Nghệ (Tỉnh lộ 24), P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Gồm 3 tịa nhà chính, văn phịng làm việc, các trung tâm với diện tích 9.536 m2,
trong đó có 300m2 thư viện điện tử với 7.000 đầu sách và 10.000 sách điện tử.
Cơ sở 2:
Hình 3.5: Cơ Sở 2, Trường Đại Học Lạc Hồng
Số 15/3B Liên tỉnh lộ 24,P. Bửu Long,TP. Biên Hồ, T. Đồng Nai, gồm 30 phịng học
và làm việc với diện tích 4. 500 m2
Cơ sở 3:
Hình 3.6: Ký túc xá và Cơ sở 3
-19-
Khu phố 4 Liên tỉnh lộ 24, P. Bửu Long,TP. Biên Hồ, T. Đồng Nai trên diện
tích đất 28. 000m2 đã được cấp phép xây dựng, nhà trường sẽ tiến hành xây dựng các
hạng mục cơng trình sau :
- Một tồ nhà 5 tầng với diện tích sử dụng 3. 500m2 gồm 30 phòng làm ký túc xá cho
khoảng 1. 000sv
- Một hội trường có sức chứa 1. 000 chỗ ngồi
- Xây dựng thêm 3. 000m2 dùng làm nhà xưởng, phịng thí nghiệm.
- Xây dựng mới một tồ nhà với diện tích sử dụng 3. 500m2 gồm 30 phịng học dành
cho đào tạo trung cấp và dạy nghề.
Cơ sở 4:
Hình 3.7: Cơ sở 4
Xã Thạnh Phú, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai
- Với tổng diện tích đất 2ha, trong đó có 1 dãy phịng học 1.000m2 và 1 nhà
xưởng đa năng với diện tích 4.000m2. Xây dựng thêm 1 tồ nhà làm phòng học dành
cho đào tạo hệ Trung cấp và dạy nghề với diện tích 3.500m2.
- Hoạt động tài chính của trường bảo đảm các nguyên tắc, tuân thủ chặt chẽ các
qui định của nhà nước và qui chế, qui định của hội đồng quản trị và được kiểm tra tài
chính hàng năm.
Tồn trường có :
Thư viện 1.000 m2 với 12.000 đầu sách và 15.000 sách điện tử.
28 phòng thí nghiệm (Vật lý, Hóa, Phịng máy tính (5), Mạng, Cơ sở dữ liệu,
Mạch điện, Mạch điện tử, Kỹ thuật số 1, Kỹ thuật số 2, Viễn thông cơ sở, Viễn thơng
chun sâu, Điện kỹ thuật, CNC, thí nghiệm sức bền, thí nghiệm hóa sinh – vi sinh,
phịng thực tập PLC, …);
04 xưởng (điện tử, hóa, nguội – hàn, chế tạo Robocon).
-20-
(thiết bị phục vụ phịng thí nghiệm chun ngành xin xem phụ lục)
Phương tiện giảng dạy: 35 máy chiếu các loại, trên 450 máy PC.
Số phòng học của Trường hiện có
09 Phịng học chun ngành tại trường Đại học Lạc Hồng (trong đó có 01
phịng học chun ngành Nhật Bản, 01 phòng học chuyên ngành Hàn Quốc học, 01
phòng đa chức năng và 07 phịng học máy tính)
08 Phịng học mơn chung tại cơ sở 1.
32 Phịng học mơn chung tại cơ sở 2.
30 Phịng học mơn chung tại cơ sở 3.
-
Logo
Hình 3.8: Logo Trường Đại Học Lạc Hồng
-
Bài hát truyền thống: HÀNH KHÚC LẠC HỒNG
[27]
Sơ lược về Khoa Quản Trị Kinh Tế Quốc Tế: [28]
-
Quá trình hình thành và phát triển.
+ Địa chỉ : Tầng 3, phòng D306 - D307,dãy D cơ sở II Trường ĐH Lạc Hồng
+ Điện thoại : 061.952252. fax : 84.61.952534.
+ Email :
Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế là một trong các khoa được thành lập sớm
nhất của trường Đại Học Lạc Hồng.
Tiền thân là Khoa Kinh Tế, do PGS.TS. Nguyễn Đức Khương, Phó Hiệu
Trưởng trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng kiêm Trưởng Khoa
-21-
Trong những năm 1997 đến 2002, sĩ số sinh viên vào Khoa tăng liên tục, niên
khóa 2001 đã có đến 540 đậu vào Khoa, năm 2002 có 654 sinh viên vào. Đây là giai
đoạn trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng được mọi người trong nước biết đến, số
lượng học sinh đăng ký thi tuyển vào ngày một tăng.
Năm 2003 bắt đầu nhiệm kỳ mới của Ban Giám Hiệu, LS.TS. Nguyễn Đăng
Liêm được đề cử giữ chức vụ Trưởng Khoa
Năm 2003 chỉ có 317 sinh viên vào ở hai ngành Quản Trị Kinh Doanh và Ngoại
Thương, đến năm 2005, 2006 số sinh viên đã tăng khá nhanh 550 sinh viên và 614
sinh viên.
Năm 2008, TS. Nguyễn Văn Nam được đề cử làm Trưởng Khoa QT – KTQT.
Do đã từng giữ chức vụ Chánh Văn Phòng Khoa trong suốt nhiệm kỳ trước nên Thầy
Nam có nhiều lợi thế am hiểu cơng việc, tiếp nhận và phát triển Khoa.
Niên khóa 2008, Khoa được phép đào tạo thêm chuyên ngành Luật Kinh tế nằm
trong chương trình Quản Trị Kinh Doanh, năm 2009 đào tạo thêm chuyên ngành Quản
Trị Du Lịch, thực hiện đa dạng hóa chương trình đào tạo. Năm 2009 tại Khoa có hơn
3000 sinh viên chính quy ngành Quản Trị Kinh Doanh và Ngoại Thương, đồng thời
Khoa cũng được phép của Ban Giám Hiệu tiếp tục mở các lớp Quản Trị Kinh Doanh
chương trình văn bằng II, tại chức, liên thơng v.v…với gần 1000 sinh viên đang theo
học.
Hình 3.9: Ban Lãnh Đạo cùng tập thể Giảng Viên, Nhân Viên
Khoa Quản Trị Kinh Tế - Quốc Tế
-22-
-
Chương trình đào tạo. [28]
Đào tạo các chuyên ngành:
1.QUẢN TRỊ KINH DOANH (Mã chuyên ngành 401- Khối thi:A,D1).
Đào tạo các chuyên ngành:
-Quản trị doanh nghiệp
-Quản trị Thương mại điện tử
-Quản trị Du lịch –Khách sạn
-Luật kinh tế
Tập trung đào tạo một cách khoa học và chuyên sâu về các kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ về Quản trị kinh doanh, Quản trị các xưởng sản xuất, Quản trị
nhân sự tài chính, Nghiên cứu nắm bắt thị trường, Đàm phán ký kết hợp đồng, Pháp
luật trong kinh doanh và Phương pháp phịng ngừa, Đối phó với các rủi ro trong quản
lý và sản xuất kinh doanh …
2.NGÀNH NGOẠI THƯƠNG (Mã chuyên ngành404 – Khối thi:A,D1)
Tập trung đào tạo kiến thức chuyên môn và thực tiễn về Marketing, kinh tế
quốc tế, nghệ thuật đàm phán với nước ngoài, hợp đồng ngoại thương, nghiệp vụ xuất
nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu, chiến lược và chiến thuật xâm nhập thị trường
quốc tế, luật pháp về cạnh tranh quốc tế, v.v…
Đến năm 2009 sau nhiều lần hoàn thiện hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho
phép trường Đại học Lạc Hồng mở chương trình đào tạo Thạc sĩ hai ngành Quản Trị
Kinh Doanh và Công Nghệ Thông Tin. Đây là một vinh dự cho Khoa, đồng thời là
một trách nhiệm lớn lao.
-
Cơ cấu tổ chức của Khoa:
-23-
[28]
3.1.2 Thực trạng hoạt động đào tạo ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Khoa
QT - KTQT Trường ĐH Lạc Hồng.
Những kết quả hoạt động đào tạo ngành Quản Trị Kinh Doanh của Khoa
thời gian qua. [28]
- Thứ nhất: Qui mô đào tạo gia tăng theo thời gian, đổi mới chương trình đào
tạo phù hợp với nhu cầu trong thực tế.
Ngay trong năm 1997 được phép đào tạo ba ngành chính là ngành là Quản Trị
Kinh Doanh, Tài Chính Kế Tốn và Kinh Tế Thương Mại, đã có 361 sinh viên được
trúng tuyển đăng ký vào Khoa, trong đó có 30% sinh viên chọn ngành Thương Mại,
30% chọn ngành Kế Toán, số còn lại học về Quản Trị Kinh Doanh.
Trong những năm 1997 đến 2002, sĩ số sinh viên thi vào Khoa tăng liên tục,
niên khóa 2001 đã có đến 540 sinh viên đậu vào Khoa, năm 2002 có 654 sinh viên
vào. Đây là giai đoạn trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng được mọi người trong nước
biết đến, số lượng học sinh đăng ký thi tuyển vào ngày một tăng.
-24-
Năm 2003 chỉ có 317 sinh viên vào ở hai ngành Quản Trị Kinh Doanh và Ngoại
Thương, đến năm 2005, 2006 số sinh viên đã tăng khá nhanh 550 sinh viên và 614
sinh viên.
Năm 2005 đáp ứng với sự tăng quá nhanh, Khoa Kinh Tế được Ban Giám Hiệu
tách làm hai Khoa: Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế và Khoa Kế Tốn Tài Chính.
Với tên gọi mới, Khoa quản lý trực tiếp 2042 sinh viên. Trong đó sinh viên lớp ngày
chiếm: 55%, lớp đêm: 45%, sinh viên chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh chiếm: 70%.
Tất cả mọi thành viên trong Khoa lại tiếp tục giảng dạy và phấn đấu cho những mục
tiêu phát triển dài lâu.
Trong giai đoạn này, bước đột phá quan trọng của Khoa là xây dựng lại chương
trình giảng dạy, tinh gọn và phù hợp hơn theo yêu cầu thực tiễn của các công ty, xí
nghiệp tại Khu Cơng Nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. Việc cải cách phương pháp
giảng dạy cũng tăng dần tính tự học của sinh viên thông qua các bài làm tại nhà, các
buổi Seminar giúp cho sinh viên tự thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến
môn học.
- Thứ hai: Đưa hoạt động của nhà trường và Khoa đến với các doanh nghiệp.
Từ năm 2006 Khoa đã gặp gỡ một số cơng ty nước ngồi, tạo mối quan hệ và tổ
chức đưa sinh viên đến tận công ty thực tập lao động sáu tháng trước khi ra trường.
Phần lớn các công ty đã hướng dẫn tiếp về kỹ năng thực hành, theo dõi hỗ trợ và tiếp
nhận sau khi sinh viên ra trường. Khoa cũng chủ động giới thiệu và tổ chức các lớp
ngắn ngày dạy về kỹ năng quản lý cho cán bộ - nhân viên trực tiếp tại cơng ty, nhờ đó
nâng cao được mối liên kết giữa đào tạo của Khoa và nhu cầu của Doanh nghiệp.
Trong thời gian này, từng bước Khoa đã tăng cường số lượng giảng viên cơ
hữu, cũng như nâng cao được năng lực chuyên môn. Đến năm 2007, giảng viên cơ hữu
tại Khoa đã có thể giảng dạy tất cả các mơn trong chương trình, tránh được sự phụ
thuộc vào giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học khác. Khoa cũng đã tìm kiếm
được nhiều giảng viên người Đồng Nai (là các lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo sở ban
ngành, có đủ điều kiện về học vị, chứng chỉ) tham gia vào đội ngũ giảng viên thỉnh
giảng tại trường.
Những hạn chế trong quá trình hoạt động đào tạo ngành QTKD của Khoa.
Sau quá trình hình thành và phát triển, cho đến nay Khoa Quản Trị Kinh Tế
Quốc Tế ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình trong hoạt động đào tạo
-25-
của Trường Đại Học Lạc Hồng cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tuy
nhiên, cũng như việc đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của các Trường Đại Học,
Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế vẫn có những mặt chưa đạt được do hạn chế về một
số nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo. Trong đó có thể kể đến như: chương
trình đào tạo, chuyên môn đào tạo, nội dung các môn học, phương pháp giảng dạy và
đánh giá kết quả học tập, nhân sự đào tạo và hỗ trợ đào tạo, cơ sở vật chất và phương
tiện hỗ trợ đào tạo , v.v...
- Thứ nhất: Chương trình đào tạo, chun mơn đào tạo cũng như nội dung các
môn học bị ràng buộc bởi các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên việc điều
chỉnh, cải tiến của Khoa chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa thể hiện được sự mong
muốn có được những thành cơng mang tính đột phá để nâng cao chất lượng cũng như
tạo nên lợi thế cạnh tranh cho hoạt động đào tạo của Khoa – Trường.
Khoa xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo Dục Đào Tạo và dựa
trên những lĩnh vực lợi thế cùng với những yêu cầu chung của xã hội về ngành nghề
đào tạo để xác định các môn chuyên ngành trong cơ cấu chương trình. Trong quá trình
phát triển, Khoa đã có những điều chỉnh về số lượng mơn học, các môn chuyên ngành,
nội dung các môn học, phân bổ thời gian học các môn, thời lượng các môn v.v...trong
chương trình đào tạo. Những điều chỉnh này dựa trên nhu cầu thay đổi cho phù hợp
với sự phát triển của xã hội, với nhu cầu công việc từ các nhà tuyển dụng lao động và
phù hợp với năng lực đào tạo của Khoa – Trường. Tuy nhiên, do vẫn còn giới hạn bởi
những điều kiện liên quan đến Quản lý nhà nước đối với Giáo Dục – Đào Tạo và các
yếu tố khác, nên những điều chỉnh đó vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa thể
hiện được sự mong muốn có được những thành cơng mang tính đột phá để nâng cao
chất lượng cũng như tạo nên lợi thế cạnh tranh cho hoạt động đào tạo của Khoa –
Trường.
- Thứ hai: Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập cịn có những bất
cập trong quá trình tổ chức thực hiện.
Khoa cùng với các bộ phận chức năng khác trong Trường kết hợp với các giảng
viên xây dựng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng môn học, thống nhất
phương pháp đánh giá kết quả học tập. Nhìn chung những phương pháp được áp dụng
đã giải quyết được một số vấn đề. Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng một số phương
pháp được xem như qui định của nhà Trường đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập như: