Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu các chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da ở bệnh nhân thừa cân-béo phì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 129 trang )

B Y T
BNH VIN TRUNG NG HU

NGUYN NGC TUN

NGHIÊN CứU CHỉ Số Mỡ CƠ THể, Mỡ TạNG Và
Mỡ DƯớI DA ở BệNH NHÂN THừA CÂN BéO PHì

LUN N CHUYấN KHOA CP II

HU - 2015


B Y T
BNH VIN TRUNG NG HU

NGUYN NGC TUN

NGHIÊN CứU CHỉ Số Mỡ CƠ THể, Mỡ TạNG Và
Mỡ DƯớI DA ở BệNH NHÂN THừA CÂN BéO PHì

LUN N CHUYấN KHOA CP II
Chuyờn ngnh: NI NI TIT
Mó s: CK 62 72 20 15

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. TRN THA NGUYấN
2. PGS.TS. O TH DA

HU - 2015



KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ADA

: American Heart Association (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ)

AMPK

: AMP-activated protein kinase

BAT

: Brow Epidose Tissues (Mô mỡ nâu)

BP

: Béo phì

BFP

: Body Fat Percentage (Mức mỡ cơ thể)

BIA

: Bioelectric Impedance Analysis (Trở kháng điện sinh học)

BMI

: American Diabetes Association

(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ)

DEXA

: Dual Energy X-ray Absorptiometry

ĐTĐ

: Đái tháo đường

GOD

: Glucose Oxidase

HA

: Huyết áp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

HCCH

: Hội chứng chuyển hóa


HDL-C

: High Desity Lipoprotein-Cholesterol
(Cholesterol của lipoprotein tỉ trọng cao)

IAS

: International Atherosclerosis Society (Hội xơ vữa quốc tế)

IASO

: International Association for the Study of Obesity
(Hội nghiên cứu béo phì quốc tế)

IDF

: International Diabetes Federation
(Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế)

IOTF

: Tổ chức chuyên trách béo phì quốc tế


ISI

: Insulin Sensitivity Index (Chỉ số nhạy cảm insulin)

LDL-C


: Low Density Lipoprotein-Cholesterol
(Cholesterol của lipoprotein tỷ trọng thấp)

MRI

: Cộng hưởng từ

MMNT

: Mức mỡ nội tạng

NCEP-ATP III : The National Cholesterol Education Program –Adult
treament Panel III
(Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia – Báo cáo lần
III về điều trị cho người trưởng thành)
NHAS

: National Health Assessment Survey

NHLBI

: National Heart, Lung and Blood Institute
(Viện tim, phổi, huyết học quốc gia Hoa Kỳ)

POD

: Enzym Peroxidase

TC


: Thừa cân

TLMCT

: Tỷ lệ mỡ cơ thể

TLMDD

: Tỷ lệ mỡ dưới da

VB

: Vòng bụng

VB

: Vòng mông

VFL

: Visceral Fat Level (Mức mỡ nội tạng)

WAT

: White Adipose Tissues (Mô mỡ trắng)

WHF

: World Heart Federation (Liên đoàn tim mạch thế giới)


WHO

: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Tổng quan thừa cân-béo phì.................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm thừa cân-béo phì .............................................................. 4
1.1.2. Dịch tễ học ........................................................................................ 4
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .................................................... 6
1.1.4. Các phương pháp xác định thừa cân-béo phì ................................... 8
1.1.5. Hậu quả của thừa cân béo phì ......................................................... 10
1.2. Tổng quan về mô mỡ ............................................................................ 20
1.2.1. Giới thiệu về mô mỡ ....................................................................... 20
1.2.2. Phân loại.......................................................................................... 20
1.2.3. Các phương pháp đo mỡ cơ thể ...................................................... 22
1.3. Tổng quan về đề kháng insulin ............................................................. 25
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh của đề kháng insulin........................................... 25
1.3.2. Mối tương quan giữa mô mỡ và đề kháng insulin .......................... 25
1.3.3. Acid béo tự do (FFA) và kháng insulin: ......................................... 27
1.3.4. Đường truyền tín hiệu trong hoạt động của insulin ........................ 27
1.3.5. Kháng insulin và cường insulin ...................................................... 29
1.3.6. Phân loại kháng insulin ................................................................... 30
1.4. Các nghiên cứu ngoài và trong nước .................................................... 34
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới: ..................................................... 34
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................. 35
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......... 38
2.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu ........................................................................... 38

2.1.1. Tiêu chuẩ n cho ̣n bênh
̣ ..................................................................... 38
2.1.2. Tiêu chuẩ n loa ̣i trừ .......................................................................... 38


2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp và thời gian nghiên cứu ............................................ 38
2.2.2. Điạ điể m .......................................................................................... 38
2.2.3. Các biế n số nghiên cứu và phương pháp tiến hành ........................ 39
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 47
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................ 50
2.2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ....................................................... 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 52
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................... 52
3.1.1. Phân bố 2 nhóm nghiên cứu ........................................................... 52
3.1.2. Phân bố theo tuổi ............................................................................ 52
3.1.3. Tuổi trung bình 2 nhóm nghiên cứu ............................................... 53
3.1.4. Giới ................................................................................................. 53
3.1.5. Chỉ số nhân trắc .............................................................................. 54
3.1.6. Chỉ số huyết áp giữa 2 nhóm nghiên cứu ....................................... 54
3.1.7. Rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu .......................................... 55
3.1.8. Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm ................................. 55
3.2. Tỉ lệ mỡ cơ thể, mỡ tạng, mỡ dưới da trên bệnh nhân thừa cân-béo
phì và ở các đối tượng không bị thừa cân-béo phì ....................................... 56
3.2.1. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới ......................................... 56
3.2.2. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu ................ 57
3.2.3. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới ..................................... 57
3.2.4. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu ............ 58
3.2.5. Tương quan của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................. 58

3.2.6. Đường cong ROC ........................................................................... 60
3.3. Tình trạng kháng insulin ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu ................ 61
3.3.1. Chỉ số gián tiếp đánh giá tình trạng kháng insulin ......................... 61
3.3.2. Liên quan giữa mỡ cơ thể (BFP) với các chỉ số đánh giá tình
trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì (n=98) ....................... 62


3.3.3. Liên quan giữa mỡ nội tạng (VFL) với các chỉ số đánh giá tình
trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì (n=98) ....................... 63
3.3.4. So sánh các chỉ số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin ở
bệnh nhân thừa cân, béo phì ..................................................................... 65
3.3.5. So sánh các chỉ số mỡ cơ thể (BFP), mỡ nội tạng (VFL), mỡ dưới
da với tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì ................ 65
3.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì .................... 66
3.4.1. Liên quan giữa chỉ số mỡ cơ thể (BFP) với các yếu tố nguy cơ
trên bệnh nhân thừa cân béo phì ............................................................... 66
3.4.2. Liên quan giữa chỉ số mỡ nội tạng (VFL) với các yếu tố nguy cơ
trên bệnh nhân thừa cân béo phì ............................................................... 67
3.4.3. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì ......... 67
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 73
4.1. Bàn luận tổng quan về đối tượng nghiên cứu ....................................... 74
4.1.1. Phân bố 2 nhóm nghiên cứu ........................................................... 74
4.1.2. Phân bố theo tuổi và giới ................................................................ 74
4.1.3. Chỉ số nhân trắc .............................................................................. 75
4.1.4. Chỉ số huyết áp giữa 2 nhóm nghiên cứu ....................................... 76
4.1.5. Rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu .......................................... 77
4.2. Tỉ lệ mỡ cơ thể, mỡ tạng, mỡ dưới da trên bệnh nhân thừa cân-béo
phì và ở các đối tượng không bị thừa cân-béo phì ....................................... 79

4.2.1. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới ......................................... 79
4.2.2. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu ................ 80
4.2.3. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới ..................................... 81
4.2.4. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu ............ 81
4.2.5. Tương quan của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................. 82


4.3. Tình trạng kháng insulin ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu ................ 84
4.3.1. Nồng độ insulin máu lúc đói ........................................................... 84
4.3.2. Các chỉ số gián tiếp xác định kháng insulin ................................... 86
4.3.3. Tỷ lệ kháng insulin được xác định qua chỉ số HOMA và QUICKI 88
4.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì .................... 90
4.4.1. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da với tuổi .. 90
4.4.2. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với BMI ............................................................................................. 90
4.4.3. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với HATT .......................................................................................... 92
4.4.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với VB ............................................................................................... 92
4.4.5. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với Go ........................................................................................ 93
4.4.6. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với Insulin ................................................................................. 94
4.4.7. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với Cholesterol toàn phần ......................................................... 96
4.4.8. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với triglyceride .......................................................................... 97
4.4.9. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da

toàn thân với LDL ..................................................................................... 98
4.4.10. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với HDL .................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tỉ lệ BFP theo Lohman (1986) và Nagamine (1972) ................ 42

Bảng 2.2.

Giải thích kết quả đo mức mỡ nội tạng ...................................... 42

Bảng 2.3.

Đánh giá bilan lipid theo ATPIII (2001) ..................................... 43

Bảng 2.4.

Đánh giá hệ số tương quan giữa n, r, p ....................................... 49

Bảng 3.1.

Tỷ lệ 2 nhóm nghiên cứu theo tuổi.............................................. 52


Bảng 3.2.

Tuổi trung bình 2 nhóm nghiên cứu ............................................ 53

Bảng 3.3.

Phân bố theo giới của 2 nhóm nghiên cứu .................................. 53

Bảng 3.4.

Chỉ số nhân trắc ........................................................................... 54

Bảng 3.5.

Huyết áp trung bình giữa 2 nhóm nghiên cứu ............................. 54

Bảng 3.6.

Tỷ lệ rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu ............................... 55

Bảng 3.7.

Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm ............................. 55

Bảng 3.8.

Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới.................................................. 56

Bảng 3.9.


Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu ......................... 57

Bảng 3.10. Tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới .............................................. 57
Bảng 3.11. Tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu ..................... 58
Bảng 3.12. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da ............................ 58
Bảng 3.13. Tương quan hồi quy đa biến giữa BFP, VFL, Toàn CT, thân, tay,
chân với BMI................................................................................ 59
Bảng 3.14. Diện tích đường cong ROC giữa các biến số và BMI ≥ 23 ........ 60
Bảng 3.15. Giá trị trung bình một số chỉ số gián tiếp giữa các nhóm NC ..... 61
Bảng 3.16. Giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá tình trạng kháng
insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì theo BFP (n=98). ............. 62
Bảng 3.17. Giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá tình trạng kháng
insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì theo VFL (n=98) ............. 63
Bảng 3.18. Tỷ lệ kháng insulin dựa trên chỉ số QUICKI (< 0,33) trên 2
nhóm NC...................................................................................... 64


Bảng 3.19. So sánh các chỉ số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin ở
bệnh nhân thừa cân, béo phì (n=98) ............................................ 65
Bảng 3.20. Chỉ số mỡ cơ thể (BFP), mỡ nội tạng (VFL), mỡ dưới da với
tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì (n=98) ... 65
Bảng 3.21. Trị số trung bình các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thừa cân
béo phì (n=98) theo chỉ số mỡ cơ thể .......................................... 66
Bảng 3.22. Trị số trung bình các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thừa cân
béo phì (n=98) theo chỉ số mỡ nội tạng (VFL) ........................... 67
Bảng 3.23. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với tuổi .......... 67
Bảng 3.24. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với BMI ......... 68
Bảng 3.25. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với HATT ...... 69
Bảng 3.26. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với VB ........... 70
Bảng 3.27. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và Glucose ..... 70

Bảng 3.28. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và Insulin ...... 71
Bảng 3.29. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và CHO .......... 71
Bảng 3.30. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và TG ............. 72
Bảng 3.31. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và LDL .......... 72
Bảng 3.32. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và HDL .......... 72


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ 2 nhóm nghiên cứu........................................................... 52
Biểu đồ 3.2. Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm ........................... 56
Biểu đồ 3.3. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da .......................... 59
Biểu đồ 3.4. Tương quan hồi quy đa biến giữa BFP, VFL, Toàn CT, thân,
tay,chân với BMI ....................................................................... 60
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu kháng Insulin ................................ 64
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa BFP và tuổi .................................................. 68
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa VFL và BMI ............................................... 69
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa VFL và VB ................................................... 70
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa VFL và Insulin ............................................. 71


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ chế sinh tăng huyết áp của béo phì .......................................... 13
Sơ đồ 1.2. Đường truyền tín hiệu trong hoạt động của insulin ....................... 27
Sơ đồ 2.1. Cách biểu diễn một đường cong ROC ........................................... 47
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Tổ chức y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá
mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh
hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh
dưỡng. Thường ở một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân
nặng của họ giao động trong một giới hạn nhất định.Tuy vậy, hiện nay, thừa
cân và béo phì là một bệnh dinh dưỡng thường gặp nhất và mang tính chất
toàn cầu. Tại các nước phát triển và cả các nước đang phát triển tỉ lệ mắc và
tần suất của bệnh đang gia tăng một cách rõ rệt và đáng báo động.
Béo phì là một bệnh dịch toàn cầu, số người béo phì trên thế giới lên đến
1,5 tỉ người. Tại Việt nam, năm 2006 Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã
công bố kết quả điều tra về thừa cân béo phì trên quy mô toàn quốc gồm 7600
hộ gia đình với 14.245 người trưởng thành (25 đến 64 tuổi) cho thấy có
16,8% người thừa cân béo phì [39]. Theo tác giả Trần Hữu Dàng, Nguyễn
Đức Hoàng qua nghiên cứu 50 đối tượng béo phì tại Huế cho thấy: Tăng
huyết áp chiếp tỉ lệ 70%, đái tháo đường chiếm tỉ lệ 16%, rối loạn dung nạp
glucose chiếm tỉ lệ 16%. Có sự tương quan giữa tăng huyết áp, đái tháo
đường và béo phì. Tác giả cho thấy những triệu chứng trên liên quan đến hội
chứng chuyển hóa. Đái tháo đường cũng như rối loạn đường huyết gia tăng ở
béo phì, gia tăng với tuổi tác. Tỉ lệ béo phì tăng cao ở những người vừa tăng
huyết áp vừa đái tháo đường nhất là đái tháo đường type 2 [9].
Trên lâm sàng béo phì được đánh giá qua các chỉ số nhân trắc như BMI,
đo vòng bụng và chỉ số vòng bụng/vòng mông, trong đó vòng bụng được ưu
tiên hơn do liên quan mô mỡ dưới da bụng và nội tạng. Được xem như béo
phì dạng nam khi mô mỡ chiếm ưu thế ở phần trên cơ thể, bụng và các tạng, tỉ
lệ vòng eo/vòng mông ≥ 1 [42]. Hiện nay mô mỡ được xem là một cơ quan


2


nội tiết phóng thích nhiều adipokine gây kháng insulin và phóng thích nhiều
yếu tố nguy cơ tim mạch.
Về phương diện lâm sàng, gần đây người ta chú ý đến tỉ lệ mỡ cơ thể
(Body Fat Percentage = BFP) và mức mỡ nội tạng (Visceral Fat Level = VFL).
Hai thông số này được xem như những chỉ số nhân trắc tương đương với BMI
và vòng bụng trong đánh giá nguy cơ tim mạch [40].
Đề kháng insulin (KI) được định nghĩa là tình trạng của (tế bào, cơ quan
hay cơ thể) cần một lượng insulin nhiều hơn bình thường để đáp ứng sinh học
bình thường. Trên người đề kháng insulin được xác định khi nồng độ insulin
tăng cao lúc đói hoặc sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Có thể nói
cách khác KI xảy ra khi tế bào của tổ chức đích không đáp ứng hoặc bản thân
các tế bào của tổ chức đích chống lại sự gia tăng của insulin máu [42]. Năm
1998 TCYTTG (WHO) đã đưa ra định nghĩa thống nhất: “Được xem là KI
khi chỉ số HOMA lớn hơn tứ phân vị cao nhât trong nhóm chứng”.Theo
những thống kê mới nhất từ NHANES III (National Health and Nutrition
Examination Survey III), 35% người trưởng thành và hơn 40% người ngoài
50 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa [7]. Hội chứng chuyển hóa ảnh hưởng 2030% dân số ở độ tuổi trung niên và tỉ lệ này ngày càng tăng do sự gia tăng của
béo phì và lối sống tĩnh tại. Kể từ khi hội chứng chuyển hóa được định hình
năm 1998, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau
đồng thời tỉ lệ đái tháo đường , nhất là đái tháo đường type 2, béo phì, tăng
huyết áp cũng gia tăng trên mọi quốc gia. Tỉ lệ đái tháo đường típ 2 tăng bùng
nỗ ở các nước công nghiệp mới phát triển ở Nam Á, Châu Á Thái Bình
Dương. Tuy nhiên các nghiên cứu dùng hình ảnh học cho thấy dù chỉ số khối
cơ thể (BMI) như nhau nhưng khối lượng mỡ tạng của người Châu Á (Ấn Độ)
cao hơn người Châu Âu. Ngoài ra các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỉ lệ các
yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và tim mạch bắc đầu gia tăng ở mức
BMI và vòng eo thấp hơn người da trắng nhiều [7].


3


Trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới
da ở bệnh nhân thừa cân-béo phì, cũng như mối tương quan giữa các chỉ số
mỡ với tình trạng đề kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì. Ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về các chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ
dưới da ở bệnh nhân thừa cân-béo phì. Trước thực tế khách quan đó, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới
da ở bệnh nhân thừa cân-béo phì”. Nhằm 2 mục tiêu:
1) Đánh giá tỉ lệ mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da ở bệnh nhân thừa
cân-béo phì.
2) Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới
da toàn thân với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN THỪA CÂN-BÉO PHÌ
1.1.1. Khái niệm thừa cân-béo phì
1.1.1.1. Sơ lược lịch sử
Obesity là một danh từ của Obese, nguồn gốc latin là Obesus nghĩa là
béo, bụ bẫm. Obesity được Noah Biggs sử dụng chính thức trong y học vào
năm 1651. Lâm sàng của béo phì được ghi nhận từ thời Hy lạp-La mã cổ.
Nhưng những hiểu biết khoa học béo phì mới bắt đầu từ thế kỷ thứ XX [27].
1.1.1.2. Định nghĩa
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều
cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một
cách cục bộ hay toàn cơ thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [98].

1.1.2. Dịch tễ học
Tăng cân quá mức và bệnh béo phì hiện nay là một bệnh dinh dưỡng
thường gặp nhất và mang tính toàn cầu. Đối với các nước phát triển cho thấy
tỉ lệ mới mắc và tần suất của bệnh tăng rõ rệt theo thời gian. Các thông số
dịch tể học về béo phì cũng được thay đổi theo thời gian, kể cả tiêu chuẩn
chẩn đoán của béo phì. Từ 1997 đến nay, theo NHAS (National Health
Assessment Survey) cho thấy, có 64 triệu người mắc bệnh béo phì, chiếm 1/3
người lớn trên thế giới [7].
1.1.2.1. Thực trạng thừa cân-béo phì trên thế giới
Trên thế giới thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với
gần 2,8 triệu người trưởng thành tử vong hàng năm. Bên cạnh đó, 44% bị béo
phì, 23% thiếu máu cục bộ ở tim và từ 7% tới 41% mắc một số bệnh ung thư


5

có nguyên nhân từ thừa cân-béo phì. Trong 3 thập kỷ qua (1980-2010) số ca
béo phì tăng gấp đôi trên toàn thế giới [89].
Trước đây thừa cân-béo phì được xem như là đặc điểm riêng của các
nước có thu nhập cao, nhưng gần đây thừa cân béo phì đã tăng lên một cách
kỷ lục ở cả những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhất là vùng đô
thị. Năm 2009, khoảng 300 triệu người ở các nước có thu nhập thấp, hơn 200
triệu người ở các nước có thu nhập trung bình và dưới 100 triệu người ở các
nước có thu nhập cao bị tử vong có liên quan đến thừa cân-béo phì. Nhiều
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong do các yếu tố liên quan béo phì cao hơn so
với các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng, 65% dân số các nước có thu
nhập trung bình và cao có tỉ lệ tử vong do căn nguyên béo phì cao hơn so với
căn nguyên suy dinh dưỡng. Trên phạm vi toàn cầu thì thừa cân-béo phì gây
tử vong nhiều hơn thiếu cân [28].
Hiện nay ở Mỹ, bệnh béo phì đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành

y tế và toàn xã hội. Theo nghiên cứu từ năm 1971 - 1974, tỷ lệ BP ở trẻ nam 6
- 11 tuổi là 18,2%, trẻ em nữ là 13,9%. Nhưng đến năm 1988 - 1991 thì tỷ lệ
này đã là 22,3% và 22,7%. Đáng chú ý là TC ở trẻ em gái 4 - 5 tuổi tăng từ
5,8% năm 1974, lên 10,8% năm 1994. Cũng ở Mỹ, vào năm 2004, TC-BP ở
học sinh 6 -17 tuổi rất cao, tới 35,1% (nam) và 36% (nữ) [60].
Tỷ lệ béo phì trẻ em không chỉ tăng nhanh ở Mỹ. Những nghiên cứu gần
đây đã đưa ra những con số đáng báo động ở châu Âu. Năm 2005, theo báo
cáo của Tổ chức chuyên trách béo phì quốc tế (IOTF) thì cứ 5 trẻ em thì có 1
trẻ bị thừa cân hay béo phì. Các quốc gia ở vùng Địa Trung hải có tỷ lệ tăng
cao nhất: thậm chí có nơi tỷ lệ thừa cân ở trẻ em ngang với ở Mỹ, tới 30%.
Các nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của TC, BP: Những năm
70, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 0,2% thì đến nay là 2% (tương đương
với khoảng 400.000 trẻ em/năm) [74].


6

Tại châu Á, tỷ lệ TC, BP lứa tuổi học sinh cũng gia tăng nhanh chóng.
Tại Trung Quốc, các cuộc điều tra theo 4 giai đoạn khác nhau trong khoảng từ
năm 1989 và 1997 thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi tăng rất nhanh
từ 15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị [75]. Ở Thái Lan, trong những
năm 1990, tỷ lệ BP ở trẻ từ 6 – 12 tuổi tăng từ 12% lên 16 % chỉ trong vòng 2
năm [62]. Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ
hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một
trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế.
1.1.2.2. Thực trạng thừa cân-béo phì ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thừa cân-béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức
khỏe cộng đồng ở thế kỷ XXI. Điều tra toàn quốc đối tượng từ 25-64 tại 8
vùng sinh thái năm 2005, tỉ lệ thừa-cân béo phì (BMI >=23) là 16%, trong đó
9,7% thừa cân, 6,2% béo phì độ I và 0,4% béo phì độ II. Tỉ lệ béo phì gia tăng

theo tuổi, ở nữ cao hơn nam, thành thị cao hơn nông thôn. Các yếu tố liên
quan thừa cân-béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ở
ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vân động
[27]. Theo thống kê của bác sỹ Trần thị Ngọc Bích, bệnh viện Nhi đồng I:
- 1994: Trẻ em béo phì gặp 2,2% số trẻ em đến khám tại Viện.
- 1995: Trẻ em béo phì chiếm 5,4% số trẻ đến khám tại Viện.
- 1996: Trẻ em béo phì chiếm 7,9% số trẻ đến khám tại Viện.
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.3.1. Nguyên nhân
1) Béo phì có tính chất gia đình:
Do ăn nhiều và thức ăn có nhiều năng lượng, đặc biệt ở các nước phát
triển sử dụng các thức ăn nhanh có chứa > 50% chất béo.
Yếu tố di truyền:
- 69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì.
- 18% có bố và mẹ béo phì.
- 7% người bệnh béo phì trong khi bố và mẹ bình thường.


7

Ít vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất hiện béo phì,
sự phát triển khoa học, sự tiến bộ trong kỷ thuật thông tin và giao thông làm
cho con người càng ít vận động. Trẻ em tăng cân nhanh một phần có vai trò
của phương tiện nghe nhìn: tivi, video, game và ngay cả trường học cũng ít
quan tâm đến môn học thể lực.
* Do thần kinh nội tiết:
- Vùng dưới đồi gây béo phì khi bị tổn thương (bệnh ít gặp).
- Đa nang buồng trứng: Đa nang buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt,
tăng huyết áp, kháng insulin và béo phì gặp 50% bệnh nhân.
- Cường vỏ thượng thận (Hội chứng Cushing).

- Suy giáp: Suy giáp làm rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, làm giảm
natri và giữ nước gây tăng cân. Điều này hoàn toàn khác với tăng cân do béo.
- U tụy nội tiết (Insulinoma): gây tăng insulin, gây hạ glucose huyết và
bệnh nhân phải ăn nhiều lần dẫn đến tăng cân.
- Hội chứng phì sinh dục (Babinski-Froehlich).
2) Béo phì do gen:
- Đột biến gen sản xuất Leptin hoặc đột biến receptor của Leptin.
- Đột biến gen khác:
+ Gen tổng hợp POMC.
+ Gen sản xuất prohormon covertase-1 (PC-1).
+ Me-4 receptor.
+ PPAR-2 (Peroxisome Proliferator Activator-receptoe 2)
3) Bệnh hiếm gặp:
- Hội chứng Laurence-Môn, Biedl-Bardet.
- Hội chứng Prader-Willi.
4) Sinh bệnh học béo phì:
Sự tiêu thụ năng lượng cơ thể được chia làm nhiều thành phần khác
nhau, chuyển hóa cơ sở là năng lượng được tiêu thụ ở trạng thái không hoạt


8

động và là tiêu thụ năng lượng do quá trình hoạt động sinh lý để duy trì nhiệt
độ cơ thể. Tiêu thụ năng lượng ở trạng thái cơ sở chiếm xấp xỉ 60-70% tổng
số năng lượng tiêu thụ trong cả ngày. Một số yếu tố làm tăng quá trình sinh
nhiệt như: tiêu hóa thức ăn, thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh cơ thể,
một số thuốc, sự thay đổi nồng độ hormon và các stress tâm lý. Sự sinh nhiệt
này chiếm 20-30% tổng năng lượng tiêu thụ trong ngày.
Cơ thể sống và tồn tại trong môi trường biến đổi và rất năng động, vì vậy
năng lượng tích lũy và tiêu thụ phải được cân bằng theo thời gian cũng như

khối lượng cơ thể. Nếu năng lượng đưa vào cao hơn năng lượng tiêu thụ dẫn
tới hình thành một cân bằng dương tính và sẽ xuất hiện sự tích lũy ở dạng mỡ
(mỡ trắng) và tăng cân. Theo thời gian thì sự tăng cân diễn ra từ từ bởi có sự
bù trừ để tạo cân bằng giả giữa năng lượng tiêu thụ và năng lượng tích lũy.
Ở người béo phì có sự cân bằng dương tính và sự tích lũy năng lượng tăng
do năng lượng nạp vào quá nhiều trong khi đó năng lượng tiêu thụ giảm do
nhiều yếu tố kết hợp: ăn nhiều, ít vận động…. Béo phì xảy ra khi cung cấp năng
lượng vượt trội so với tiêu thụ năng lượng và tiến triển thành nhiều giai đoạn.
1.1.4. Các phương pháp xác định thừa cân-béo phì
- Theo lý thuyết: Đo tỉ trọng cơ thể (dùng helium).
Siêu âm, cắt lớp vi tính: tính độ dày lớp mỡ dưới da. Nghiên cứu chuyển
hóa nước, điện giải bằng đồng vị phóng xạ trong cơ thể.
Các phương pháp này chỉ dùng trong nghiên cứu cơ bản, ít ứng dụng
thực tế.
- Phương pháp nhân trắc học: áp dụng rộng rãi:
Đo nếp da vùng cơ tam đầu bằng dụng cụ đặc biệt:
Béo phì: Nam > 20mm, Nữ > 25mm.
Đo tỉ lệ vòng eo/hông: (ngang rốn/ngang háng chỗ to nhất).
Béo phì: Nam >= 1, Nữ >= 0,85.


9

Công thức dùng để ước lượng béo phì: Công thức Lorentz (cân nặng lý
tưởng): P = T(cm) – [(T(cm) – 150]/N
P: cân nặng lý tưởng.
T: chiều cao.
N = 2 ở nữ, N = 4 ở nam.
Theo công thức này thì béo phì được xác định khi P > 20% cân nặng
lý tưởng.

- Chỉ số khối cơ thể: đây là chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá béo
phì và tỉ số tương hợp với khối mỡ cơ thể.
BMI (Body Mass Index) hay chỉ số Quetelet. Là chỉ số thường áp dụng
trong lâm sàng.
BMI = cân nặng(kg)/chiều cao(m)2 x 100
Theo số liệu của Viện dinh dưỡng Hà Nội: Người 26-40 tuổi sống tại
miền Bắc.
BMI ở nam: 19,2 ± 2,28. Nữ: 19,75 ± 3,14.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): người bình thường: BMI: 25(23-25)
ở nam.
BMI: 21 (18,7-23,8) ở nữ.
BMI > 25: Quá cân.
BMI > 27: Béo phì.
Chẩn đoán béo phì của WHO năm 2000 dành cho người châu Á.
Người gầy:

BMI < 18,5

Người bình thường:

BMI: 18,5-22,9

Người béo

BMI > 23

- Có nguy cơ

BMI: 23-24,9


- Béo độ I

BMI: 25-29,9

- Béo độ II

BMI: > 30


10

Phân loại theo sự phân bố khối mỡ: sự phân bố khối mỡ này có vai trò
của cơ địa di truyền và yếu tố môi trường chi phối.
Béo phì dạng nam:
Mô mỡ chiếm ưu thế ở phần trên cơ thể, bụng và các tạng.
Dễ có các biến chứng chuyển hóa và tim mạch.
Tỉ lệ vòng eo/vòng hông ≥ 1.
1.1.5. Hậu quả của thừa cân béo phì
Béo phì là một bệnh lý thực sự, đặc biệt là béo phì bụng có mối liên hệ
chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch và chuyển hóa như tăng triglyceride,
tăng cholesterol máu, tăng đường huyết và tăng huyết áp.
Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, béo phì còn ảnh hưởng đến nhiều
vấn đề khác như các bất lợi trong việc làm và làm tăng giá thành sản phẩm.
Các ảnh hưởng này tác động đến từng cá nhân, tổ chức và cả chính phủ. Chi
phí cho các thực phẩm ăn kiêng hàng năm riêng ở Mỹ ước khoảng 40-100 tỷ
đô la Mỹ. Năm 1998, chi phí y tế cho béo phì ở Mỹ là 78,5 tỷ đô la Mỹ hoặc
9,1% ngân sách y tế [90].
1.1.5.1. Biến chứng tim mạch
Sự quá cân thường kết hợp với nguy cơ tổn thương mạch vành, phì đại
thất trái, suy tim và đột tử, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, trong khi béo phì

bụng thường phối hợp với tăng huyết áp và nguy cơ mạch máu.
- Bệnh mạch vành:
Cả béo phì bụng và béo phì toàn thể đều đưa đến những biến chứng
tim mạch.
Murphy N.F. và cộng sự nghiên cứu bệnh tim mạch do béo phì cho kết quả
tỷ số chênh của tử vong do bệnh tim mạch là 1,60 (KTC 95% 1,45-1,78) [86].
Tiến triển của bệnh mạch vành rất đa dạng. Độ trầm trọng phụ thuộc
vào đặc tính ổn định hay không ổn định, sự tưới máu của các mạch vành bị
tổn thương và chức năng thất trái.


11

+ Đột tử
Trong khuôn khổ nghiên cứu Framingham, theo dõi 26 năm, Hubert đã
chứng minh rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập cho sự xuất hiện một
bệnh lý tim mạch, và đặt biệt là đột tử. Các đối tượng béo phì có nguy cơ loạn
nhịp và đột tử ngay cả khi không có rối loạn chức năng tim và tăng đột tử do
tim khi thừa cân nặng ở cả 2 giới [63].
Có tương quan thuận giữa BMI và kéo dài khoảng QT. Kéo dài khoảng
QT tìm thấy ở khoảng 30% các đối tượng có suy giảm dung nạp glucose. Các
đối tượng béo phì nặng thường có bệnh lý cơ tim giãn, loạn nhịp gây tử vong.
Giảm 10% cân nặng ở người béo phì nặng cải thiện có ý nghĩa khả năng thích
ứng của hệ thần kinh tự động tim.
Murphy N.F. và cộng sự nghiên cứu 15.000 đối tượng béo phì trung
niên (Renfrew-Paisley study), cho thấy rung nhĩ với tỷ số chênh 1,75 (KTC
95% 1,17-2,65) [86].
Trong nghiên cứu Framingham, đột tử do tim hàng năm ở nam giới và
nữ giới béo phì ước tính cao hơn 40 lần tỷ lệ tử vong do ngừng tim không rõ
nguyên nhân ở các đối tượng không béo phì. Đặc biệt, ở các đối tượng béo

phì nặng, tăng 6-12 lần tỷ lệ tử vong ở các nhóm tuổi 35-44 và 25-34 tuổi
theo thứ tự [57].
+ Nhồi máu cơ tim
Trong một nghiên cứu tiến cứu của Willet tiến hành trên 115.818 điều
dưỡng tuổi từ 30-55, không có tiền sử bệnh mạch vành và theo dõi trong 18
năm. Một sự thừa cân dù khiêm tốn cũng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh
mạch vành và nhồi máu cơ tim không tử vong; nguy cơ là 1,25 khi tăng 5-7,9
kg; 1,64 khi tăng 8-10,9 kg; và 2,6 khi tăng 11-19 kg.
+ Suy tim do bệnh mạch vành
Khi các chất lắng đọng cholesterol và mỡ hình thành trong các động
mạch vành, ngăn cản dòng máu đến cơ tim, làm tổn thương cơ tim và mô cơ
tim còn lại phải làm việc nặng hơn gây suy tim sớm.


12

- Suy tim:
Người béo phì nặng giảm trầm trọng chức năng tim phổi tương tự như
suy tim rối loạn chức năng tâm thu. Hơn nữa, ở các đối tượng này khi làm
nghiệm pháp gắng sức, có một tương quan nghịch giữa BMI và chức năng tim
phổi. Các số liệu gợi ý rằng suy giảm Vo2 max ở người béo phì nặng có liên
quan đến BMI và có lẽ với các yếu tố khác làm suy giảm chức năng tim.
Murphy và cộng sự nghiên cứu suy tim trên các đối tượng trung niên
béo phì (BMI > 30), tỷ lệ suy tim cao hơn 2,09 lần so với các đối tượng có
BMI < 30 [86].
Hệ thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin-aldosterone dường như
đóng vai trò quan trọng trong sự ứ nước và muối làm tăng huyết áp ở các đối
tượng béo phì. Béo phì bụng và mô mỡ lạc chỗ có thể có vai trò quan trọng trong
hoạt động của hệ thống này làm tổn thương cơ quan đích xảy ra sau đó [68].
- Phì đại thất trái:

Nhiều cơ chế là nguồn gốc của phì đại thất trái quan sát thấy ở người
béo phì: lượng nước, tăng gánh cơ học thất trái và cường giao cảm.
+ Lượng nước: Nước toàn thể, nước ngoại bào và lưu lượng máu đều
tăng ở người béo phì giải thích sự giãn thất trái.
+ Tăng gánh cơ học thất trái: Khi béo phì, tồn tại chủ yếu một quá tải
thể tích thất trái do tăng khối lượng và lưu lượng thất trái. Nhưng khi có tăng
huyết áp, sẽ thêm vào sự quá tải khí áp (barometry). Sự quá tải cơ học hỗn
hợp này giải thích sự tăng đồng thời khối lượng và thể tích thất trái.
- Tăng huyết áp:
Phối hợp giữa tăng huyết áp và béo phì đã được báo cáo, mặc dầu bản
chất chính xác của mối liên quan vẫn còn chưa rõ.


13

TĂNG KHỐI LƯỢNG MỠ
Ngưng thở
lúc ngủ

Leptin

Acid
béo tự do

Các yếu
tố tế bào
mỡ khác
(TNFα,…
)


Kháng
insulin

Rối loạn
chức năng
nội mạch


mỡ
RAS

Áp lực
vật lý
nội thận

Insulin
máu
Acid béo
tự do
Hoạt hóa giao cảm
Giải phóng NO
nội mạc
Rối loạn chức
năng nội mạc
Acid
béo tự
do

Phản ứng
mạch máu

với các đối
kháng αCo mạch

Kháng
insulin

Hoạt động thần
kinh giao cảm thận
Ang. II

Tăng tái hấp thu
ống thận

Ứ muối

TĂNG HUYẾT ÁP
Sơ đồ 1.1. Cơ chế sinh tăng huyết áp của béo phì
(Nguồn: Montani et al. Pathways from obesity to hypertension) [85]
+ Cường giao cảm: Béo phì phối hợp với tình trạng cường giao cảm, cơ
chế chưa hoàn toàn sáng tỏ. Cường giao cảm làm tăng nồng độ catecholamin
máu nhưng chủ yếu làm giảm nhạy cảm các thụ thể ß-adrenergic, góp phần làm
mạch nhanh, tăng huyết áp và giảm co bóp cơ tim.


×