Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp- tất yếu khách quan để phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.67 KB, 8 trang )

“ Cổ phần hóa ” các đơn vị sự nghiệp công
lập – tất yếu khách quan để phát triển
Lê Thị Hồng Nhung CQ50/23.02
SĐT: 0975196994
Ở Việt Nam tính đến nay hiện có khoảng gần 18.000 đơn vị hành chính sự
nghiệp, con số này đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước (NSNN) hàng tháng
phải chi trả một khoản tương đối lớn về lương của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức trong các đơn vị này. Theo thống kê, khoảng 70% chi thường xuyên của
NSNN hiện nay dành cho chi lương, trong khi áp lực giảm chi NSNN đang là vấn
đề đặt ra hàng đầu của Chính phủ, song vấn đề đảm bảo lộ trình tăng lương theo
thời gian cũng đang được chính phủ hết sức quan tâm. Bài toán đặt ra là làm thế
nào để vừa giảm bớt chi thường xuyên về lương cho NSNN, vừa có nguồn để tăng
lương cho khối nhân sự trong khu vực công. Một trong những lời giải cho bài toán
này, đó là việc đưa các đơn vị sự nghiệp công lập có thu ra khỏi sự bao cấp của
NSNN, đồng thời nâng cao tính tự chủ của các đơn vị này để dành nguồn NSNN
chi trả lương cho các cán bộ, công chức ở khối cơ quan hành chính. Và một trong
những giải pháp để đẩy mạnh tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập này, đó
chính là cổ phần hóa – chuyển đổi mô hình hoạt động.
Tình hình hoạt động và cơ chế quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập
(SNCL) hiện nay
Hiện nay, phần lớn các đơn vị SNCL là đơn vị SNC đảm bảo một phần chi
thường xuyên và đơn vị SNC do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Ở các đơn
vị này các hoạt động thu chi đều thực hiện dựa trên dự toán ngân sách nhà nước.
1


Được nhà nước bao cấp nên các đơn vị SNCL có xu hướng trông chờ, ỷ lại vào
Nhà nước, vào các cơ quan cấp trên, chưa thực sự chủ động sang tạo trong việc
thực hiện nhiệm vụ cũng như chủ động tăng nguồn thu cho đơn vị mình.Vì vậy,
tính tự chủ ở các đơn vị SNCL hiện nay chưa cao.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã cho thấy những tồn tại, hạn chế như: việc cấp phát


của NSNN còn bình quân chưa gắn kết việc giao nhiệm vụ cho đơn vị theo số
lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công tương ứng với giao kinh phí; vẫn còn
tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, không khuyến khích đơn
vị tăng thu, giảm chi, không tạo động lực đổi mới đối với đơn vị sự nghiệp công
lập. Một số sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước vẫn duy trì chính sách
định giá thấp hơn chi phí cần thiết cung cấp dịch vụ (như học phí, viện phí...) dẫn
đến Nhà nước hỗ trợ qua giá đối với tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sự nghiệp
công, không phân biệt đối tượng giàu, nghèo, có mức thu nhập khác nhau. Mặt
khác, do thu thấp hơn chi phí nên các đơn vị không có điều kiện hạch toán đầy đủ
chi phí và có tích lũy để tái đầu tư phát triển, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công. Vì vậy, nghị định 16/2015/NĐ-CP đã ra đời nhằm khắc phục
những hạn chế đó.Theo Nghị định này, các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính
được chia thành 4 loại : Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp
công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (được nhà nước đặt hàng, giao nhiệm
vụ cung cấp dịc vụ sự nghiệp….); Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm
chi thường xuyên (không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp). Lộ trình tính giá dịch
vụ sự nghiệp công, đến năm 2016: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp
(chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định); đến năm 2018: Tính
đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu
hao tài sản cố định); đến năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp,
2


chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Lộ trình, bước đi thích hợp nay
hướng tới đổi mới toàn diện, có hiệu quả cơ chế quản lý, hoạt động của đơn vị sự
nghiệp công lập. Kết quả đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
hướng tới việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân;
đảm bảo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được tiếp cận và hưởng thụ
các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu với chất lượng cao hơn, công bằng hơn. Ngoài

ra, xây dựng lộ trình còn giúp xoá bỏ bao cấp qua giá, phí cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công; theo hướng giá dịch vụ sự nghiệp công từng bước tính đủ tiền lương,
chi thường xuyên theo lộ trình phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của
người dân, tạo điều kiện cơ cấu lại NSNN, thực hiện chính sách cải cách tiền lương
Nhà nước; Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách sử dụng dịch vụ
sự nghiệp công... Lộ trình này đưa ra, một cách trực tiếp buộc các đơn vị SNCL
phải đi theo hướng tự chủ, không thể khác được.
Các đơn vị SNCL muốn tự chủ được thì phải có cơ chế huy động nguồn tài chính
vì nói đến tự chủ tức là các đơn vị này phải giảm dần và đi đến xóa bỏ bao cấp.
Điều đó đồng nghĩa với việc các đơn vị SNCL không còn được nhận những khoản
tiền đều đặn thường xuyên từ NSNN mà thay vào đó là phải tự tìm ra nguồn thu để
đảm bảo cho các hoạt động của đơn vị. Đối với các đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định các
đơn vị này được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất
cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định.
Nhưng như thế vẫn chưa đủ, nếu đơn vị có nhu cầu về vốn lớn và thường xuyên
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, tăng năng suất lao động của người lao
động, và thực hiện các dự án phát triển mới cần thiết và phù hợp với đơn vị mình.
Để giải quyết triệt để vấn đề đó, một trong các giải pháp hiệu quả nhất đó là cổ
phần hóa các đơn vị SNCL.
3


Cổ phần hóa đơn vị SNCL là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu một phần tài
sản của Nhà nước , biến đơn vị SNCL từ sở hữu của nhà nước thành dạng sở hữu
hỗn hợp trong đó Nhà nước có thể giữ một lượng vốn nhất đinh, tỷ lệ này tùy thuộc
vào vai trò, vị trí của nó trong nền kinh tế.
Theo quyết định 22/2015/QĐ-TTg quy định các đơn vị thuộc đối tượng chuyển
đổi từ loại hình đơn vị SNC thành công ty cổ phần là : Các đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân

dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước có đủ điều kiện :
- Tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất
với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc có khả năng tự bảo đảm được toàn bộ
kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi chuyển đổi.
- Thuộc danh mục chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục
và đào tạo thì đẩy mạnh hoạt động theo cơ chế tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn,
hạch toán như doanh nghiệp. Khuyến khích liên kết hợp tác trên cơ sở bảo toàn tài
sản và mục đích cung cấp dịch vụ công. Thí điểm cho thuê quản lý, thuê cơ sở vật
chất, thí điểm cổ phần hóa trên nguyên tắc bảo đảm tiếp tục cung cấp dịch vụ công
với chất lượng tốt hơn.
Lợi ích đạt được nếu chọn cách chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành
công ty cổ phần
Cổ phần hóa huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động cung cấp
dịch vụ, nhờ đó doanh nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển kinh
doanh theo chiều sâu. Bên cạnh đó đơn vị SNC ngoài lượng vốn đầu tư cúa NSNN
4


đơn vị có thể vừa bán cổ phần cho lao động trực tiếp làm việc trong đơn vị, vừa
bán cho tổ chức hay cá nhân ngoài đơn vị, thu hút lượng vốn đáng kể. Có như vậy
thì các chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ mới đạt và vượt kế hoạch đề ra làm lợi cho
đơn vị.
Các chủ thể nắm cổ phần trong CTCP đều là chủ sở hữu của CTCP. Tuỳ vào
mức cổ phần của mình trong công ty, cổ đông được hưởng mức lợi nhuận hay trách
nhiệm tài chính hoặc các khoản nợ khác nhau tạo ra một sự phân tán rủi ro. Khi đã
trở thành cổ đông, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với sự tồn
tại và phát triển của đơn vị, nếu muốn trở thành người chủ của doanh nghiệp thì

người lao động sẽ có trách nhiệm với công ty hơn. Có như vậy thì kết quả cung cấp
dịch vụ của công ty mới thực sự có hiệu quả, họ mới được hưởng lợi nhuận cao
xứng đáng với sức lao động mà mình bỏ ra.
CTCP tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt. Hoạt
động của đơn vị chịu sự chi phối của cơ chế thị trường. Điều này đã tạo cho đơn vị
sự thay đổi trong hoạt động quản trị từ tư tưởng dựa dẫm sang ý thức tự lực, dễ
thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thi trường, lời ăn, lỗ chịu. Bộ máy quản lý của
đơn vị được bố trí tinh giản, gọn nhẹ thực sự là đại diện cho cổ đông. Mọi hoạt
động của công ty được tiến hành theo điều lệ và quy định chặt chẽ của công ty. Bên
cạnh đó, đơn vị được chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết
bị phù hợp với yêu cầu cung cấp dịch vụ. Việc mua xắm máy móc thiết bị, công
nghệ được hội đồng quản trị bàn và quyết định trên cơ sở tính toán xem doanh
nghiệp cần mua gì, đổi mới gì có phù hợp với điều kiện cung cấp dịch vụ và tình
hình tài chính của công ty không? Vì chỉ có những người trực tiếp làm việc với nó
mới hiểu rõ cái gì là cần thiết và đem lại hiệu quả cao nhất.

5


CPH là một yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán (TTCK), đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế khu vực và trên Thế
Giới. Các đơn vị SNC có cơ hội tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia
niêm yết cổ phiếu trên TTCK, đơn vị có thể huy động vốn một cách nhanh chóng,
thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy
tín của đơn vị được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, đơn vị
không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ
đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và
chiến lược dài hạn của mình. Mặt khác để được niêm yết chứng khoán, đơn vị
phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, cũng như cơ cấu tổ chức. Thực tế đã chứng minh,
niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh

nghiệp, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…Không những
thế nó còn tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp. Khi đơn vị được
niêm yết trên TTCK sẽ giúp các cổ đông của đơn vị dễ dàng chuyển nhượng cổ
phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu, tạo nên tính hội nhập
trên cả khu vực và Thế Giới cho khu vực công.
Vậy nên việc cấp thiết hiện nay là cải tổ, sắp xếp, cổ phần hóa càng nhanh càng
tốt, tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập và dịch vụ trên cả nước. Đây cần được coi
là nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách đang phải gắng sức gồng
mình mà thâm hụt dường như chỉ có tăng hiện nay.

Tài liệu tham khảo
Giáo trình quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
6


/>Nghị định 16/2015/NĐ-CP
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg

7


8



×