Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.43 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHÙNG NGỌC TIẾN

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG THÂN DÂN
CỦA NGUYỄN TRÃI VÀO HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60. 31. 02. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Viết Quang

VINH - 2015


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều
sự động viên và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Qua
đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Viết
Quang, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn
thành Luận văn Thạc sỹ của mình.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý
Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức bổ ích cho bản thân trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học
và Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học


Vinh đã tạo điều kiện để tôi được theo học ngành Thạc sỹ
Khoa học Chính trị tại quý trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè,
những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình!
Vinh, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Phùng Ngọc Tiến


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và những kết luận khoa học của luận văn
không trùng lặp với các đề tài khác, nếu sai tôi hoàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả

Phùng Ngọc Tiến


4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan

Mục lục
A. MỞ ĐẦU
......................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài
......................................................................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
......................................................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
......................................................................................................................
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
......................................................................................................................
5. Đóng góp về khoa học của đề tài
......................................................................................................................
6. Kết cấu của đề tài
......................................................................................................................
B. NỘI DUNG
......................................................................................................................
Chương 1: Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
......................................................................................................................
Lý luận chung về tư tưởng thân dân
......................................................................................................................
Những tiền đề hình thành tư tưởng thân dân Nguyễn Trãi
......................................................................................................................
Những nội dung cơ bản trong tư tưởng thân dân Nguyễn Trãi
......................................................................................................................
Kết
luận
chương
1
......................................................................................................................

Chương 2: Tư tưởng thân dân với quá trình hoàn thiện hệ thống
chính
trị

Việt
Nam
hiện
nay

1
2
3
4
5
5
10
11
11
11
12
13
13
13
14
30
53
54

54
61

114
115
118


2.1 Khái quát về hệ thống chính trị và việc vận dụng tư tưởng thân dân
Nguyễn Trãi trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam
hiện
nay
5
......................................................................................................................
2.2 Một số giải pháp nhằm vận dụng
tư tưởng
A. MỞ
ĐẦU thân dân Nguyễn Trãi vào
quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
......................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài
Kết
luận
chương
2
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng “dân vi bang bản” (dân là gốc
......................................................................................................................
của nước) luôn là một trong những
lối trị nước
C.
KẾT tư tưởng chủ đạo về đườngLUẬN
......................................................................................................................
không chỉ của các triều đại phong kiến, mà hiện nay vẫn còn nguyên giá trị đối

D.
DANHxây dựng
MỤC
LIỆU
KHẢO
với sự nghiệp
và bảo TÀI
vệ Tổ quốc
xã hội chủTHAM
nghĩa ở nước
ta. Chính vì
......................................................................................................................
vậy, tư tưởng lấy dân làm gốc luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm khi
nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt
Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì việc tìm hiểu và vận dụng tư
tưởng thân dân vào quá trình xây dựng đất nước cũng được quan tâm nhiều hơn.
Trong quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu liên quan tới hướng nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu đã được công bố
rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có thể chia các tài liệu đó thành hai
mảng chủ đề:
Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về tư tưởng thân dân của
Nguyễn Trãi.
Trong các nghiên cứu về tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi, có nhiều
chuyên khảo, bài viết đề cập đến vấn đề này như:
- Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Võ Xuân Đàn (1996), Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử tư
tưởng Việt Nam, Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
- Nguyễn Phạm Hùng (1999), Nguyễn Trãi – về tác giả và tác phẩm, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.
- Trần Huy Liệu (2000), Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp, Nxb. Văn
hoá – Thông tin, Hà Nội.


6
- Nguyễn Thị Thục Anh (1998), Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ở thế kỷ XV, Tạp chí Triết học (số 6)
- Nguyễn Khánh Toàn (1980), Về tư tưởng yêu nước thân dân của
Nguyễn Trãi, Tạp chí Triết học (số 3).
Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích tư tưởng thân dân của
Nguyễn Trãi trên nhiều bình diện khác nhau, song tựu trung lại đều tập trung ở
quan điểm dân là gốc.
Tác giả Trần Huy Liệu trong Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp khi bàn
về tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi cũng khẳng định “trong cuộc sống cũng
như trong thơ văn, Nguyễn Trãi luôn hướng về phía nhân dân. Ở Nguyễn Trãi,
hình như lúc nào cũng có nhân dân”. Theo tác giả, tư tưởng thân dân của
Nguyễn Trãi tuy chịu ảnh hưởng từ tư tưởng thân dân Khổng – Mạnh, nhưng ở
Nguyễn Trãi “tư tưởng nhân dân đậm đà, sâu sắc hơn, có hệ thống hơn và nhất
trí với nhau từ đầu đến cuối hơn, nó vì nhân dân hơn là vì lợi ích của giai cấp
phong kiến. Đó là tư tưởng thân dân do thực tế Việt Nam hun đúc lên”.
Đặc biệt Trần Huy Liệu đã nhấn mạnh quan điểm thân dân của Nguyễn
Trãi qua khát vọng của ông về xây dựng một xã hội lý tưởng mà ở đó: “Vua
Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn/Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền”.
Trong công trình Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử tư tưởng
Việt Nam của tác giả Võ Xuân Đàn đã trình bày một cách khái quát hoàn cảnh
xã hội và nguồn gốc hình thành toàn bộ tư tưởng của Nguyễn Trãi. Khi trình bày
khái quát nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi, tác giả công trình này đã tập trung
làm rõ ba nội dung: tư tưởng chính trị; tư tưởng quân sự và tư tưởng đạo đức;
giáo dục và mỹ học của Nguyễn Trãi. Đề cập đến tư tưởng chính trị của Nguyễn

Trãi, tác giả đã nêu rõ nhân nghĩa là tư tưởng cốt lõi trong hệ tưởng chính trị của
Nguyễn Trãi. Theo tác giả “tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không phải là
một thứ đạo lý chung chung, mà là một tư tưởng hành động phục vụ đất nước”,


7
“yêu nước, thương dân là những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa
Nguyễn Trãi”.
Khi nghiên cứu về tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi, tác giả Võ Xuân
Đàn đã nhấn mạnh rằng, đối với Nguyễn Trãi, nhân dân là một lực lượng to lớn
có sức mạnh “chở thuyền” và “lật thuyền”. Do đó, “nhân dân đối với Nguyễn
Trãi là niềm thương yêu, là định hướng, là nội dung chính của tư tưởng nhân
nghĩa” của Nguyễn Trãi. Vì vậy, sau khi đất nước giành được độc lập, Nguyễn
Trãi hăm hở bắt tay vào xây dựng một mô hình xã hội tốt đẹp để thực hiện được
chính sách an dân của mình…
Điều đáng chú ý là Nhà xuất bản Giáo dục đã giới thiệu cuốn sách đồ sộ
Nguyễn Trãi – về tác giả và tác phẩm hơn một ngàn trang tập hợp các công trình
nghiên cứu về tác gia và tác phẩm của Nguyễn Trãi. Cuốn sách được chia thành
ba phần: thứ nhất là về quan điểm văn học nghệ thuật của Nguyễn Trãi; thứ hai
là về tác phẩm của Nguyễn Trãi; thứ ba là các công trình phác họa chân dung
Nguyễn Trãi như một danh nhân văn hóa. Trong cuốn sách này, tư tưởng thân
dân của Nguyễn Trãi luôn chiếm một vị trí quan trọng với số lượng trang viết
nhiều nhất. Tuy nhiên, điều chúng tôi quan tâm nhiều nhất là cần phải làm rõ
tâm thế của bậc đại chân nho như Nguyễn Trãi khi nghĩ đến dân đã không vượt
ra khỏi khuôn khổ của thành lũy phong kiến, coi dân chỉ là đối tượng bị trị và
thương dân trong bối cảnh loạn lạc, lầm than.
Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị Việt Nam
và quá trình đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam.
Liên quan đến mảng đề tài này có thể kể tên một số công trình sau:
- Nguyễn Duy Quý (chủ biên, 2008), Hệ thống chính trị nước ta trong

thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt
Nam (1986 – 2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


8
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng lý
luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ đoàn cơ sở, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
- Lê Hữu Nghĩa (2013), Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị
ở nước ta hiện nay: một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Tạp chí Lý luận chính trị,
(số 1)…
Trong Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới do GS.VS Nguyễn
Duy Quý chủ biên đã tổng kết, đánh giá hiện trạng, những thành tựu và hạn chế
của hệ thống chính trị nước ta từ năm 1986 đến 2008. Đồng thời, dự báo xu
hướng vận động, phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam trong những thập
niên tới và các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong tình hình
mới.
Công trình Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 –
2011) của Phạm Ngọc Trâm tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát
triển hệ thống chính trị Việt Nam từ năm 1945 đến 1986, trên cơ sở đó phân
tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới, hoàn thiện hệ
thống chính trị ở nước ta giai đoạn 1986 – 2011 dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số công trình tập trung nghiên cứu một nhân tố trong
hệ thống chính trị Việt Nam như:
- Nguyển Trọng Yểu, Lê Hữu Nghĩa (2006), Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
- Lê Minh Quân (chủ biên, 2009), Nhà nước trong hệ thống chính trị ở

Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Đổng (2009), Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong
hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội…


9
Các công trình này đã trình bày được vị trí, vai trò của các yếu tố cấu
thành hệ thống chính trị Việt Nam và đã nêu ra những yêu cầu bức thiết trong
việc hoàn thiện và phát triển các yếu tố trong trong giai đoạn phát triển mới của
đất nước.
Có thể nói, những công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu rất phong
phú, cần được khai thác một cách sâu rộng hơn. Song qua tìm hiểu nội dung các
công trình đã được nêu, chúng tôi thấy cần phải tập trung làm rõ hơn nữa mối
liên hệ trong bước phát triển tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi vào quá trình
hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam, điều mà ở các công trình khoa học đã
được công bố từ trước tới nay chưa thực sự đi sâu phân tích.
Tư tưởng “dân vi bang bản” được xuất hiện từ lâu trong lịch sử triết học
phương Đông, đặc biệt là ở một số học thuyết chính trị - xã hội Trung Quốc như
Nho gia, Mặc gia. Khi du nhập vào Việt Nam do sự khúc xạ văn hóa và những
lý do về mặt lịch sử, tư tưởng thân dân nhanh chóng được các triều đại phong
kiến Việt Nam tiếp thu và kết hợp với các yếu tố bản địa nên đã có những biến
đổi về chất và mang nhiều nét đặc thù của văn hóa bản địa. Sự khác biệt ấy của
tư tưởng thân dân được biểu hiện một cách sinh động trong tư tưởng của
Nguyễn Trãi (1380 – 1442), một bậc khai quốc công thần, đồng thời là nhà tư
tưởng kiệt xuất của Việt Nam dưới thời Lê sơ. Ông là nhà nho chân chính, lại
thấm nhuần tính dân tộc sâu sắc, do đó tư tưởng thân dân của ông đã góp phần
quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà
Minh cũng như xây dựng vương triều Lê sơ. Tư tưởng thân dân của ông được
một số bậc quân vương anh minh của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng
như các nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử kế thừa để xây dựng và bảo vệ đất

nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi luôn
được họ chú trọng và bồi đắp thêm, song phải đến thời đại Hồ Chí Minh, tư
tưởng thân dân mới thực sự trở thành tư tưởng dân chủ, nghĩa là quan điểm “dân
vi bang bản”, “dân vi quí” được nâng lên tầm “dân là chủ” và “dân làm chủ”.


10
Lịch sử của dân tộc ta đã chỉ ra rằng, nhân dân luôn là chủ thể sáng tạo ra
mọi thành quả to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong giai đoạn
đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống chính trị Việt
Nam để xây dựng nước ta thực sự là một nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta chú trọng. Độc lập
cho dân tộc, dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc tìm
hiểu và kế thừa những yếu tố tích cực trong tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
đối với việc hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp bách.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng
thân dân của Nguyễn Trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài luận Thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng thân dân
của Nguyễn Trãi, qua đó đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng thân
dân vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau đây:
- Làm rõ nội dung và ý nghĩa thời đại của tư tưởng thân dân của Nguyễn

Trãi.
- Tìm hiểu, đánh giá việc vận dụng tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam
hiện nay.


11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tưởng thân dân nói chung, tư tưởng thân dân của
Nguyễn Trãi nói riêng và ảnh hưởng của tư tưởng đó đối với hệ thống chính trị
Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong tư tưởng thân dân của
Nguyễn Trãi ở thế kỷ thứ XV và những ảnh hưởng của tư tưởng đó đến việc
đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới (1986) cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng tư tưởng “dân vi bang bản” của Nho giáo, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí và vai trò của
nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp lịch sử - logíc, phương pháp so sánh, đối chiếu, v.v… để
làm rõ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và ảnh hưởng của nó đối với quá
trình hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam.

5. Đóng góp về mặt khoa học của đề tài
Thông qua nguồn tài liệu thu thập được, luận văn tập trung phân tích để
làm rõ các nội dung cơ bản trong tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và bước
đầu luận giải giá trị của tư tưởng đó vào hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam
hiện nay.


12
Từ kết quả đạt được, luận văn góp phần làm rõ tư tưởng “dân vi bang
bản” (dân là gốc nước) trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trên cơ sở đó thấy được
giá trị lịch sử của tư tưởng dân là gốc nước đối với sự nghiệp xây dựng và hoàn
thiện hệ thống chính trị Việt Nam vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tư tưởng – chính trị Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 2 chương với 5 tiết.
- Chương 1: Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
- Chương 2: Tư tưởng thân dân với quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị
ở Việt Nam hiện nay.


13

B. NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI
1.1. Lý luận chung về tư tưởng thân dân
Trong lịch sử tư tưởng phương Đông, tư tưởng thân dân xuất hiện từ rất

sớm. Không phải đến Khổng Tử tư tưởng thân dân mới được bàn tới, mà vấn đề
đã được đặt ra từ thời Nghiêu – Thuấn cách đó hàng nghìn năm lịch sử. Nhưng
chỉ đến khi Khổng Tử sáng lập ra học thuyết Nho giáo vào thời Xuân Thu Chiến Quốc thì từ đó tư tưởng thân dân mới thực sự trở thành một hệ thống và
được các thế hệ học trò của ông bổ sung đầy đủ thêm.
Trong học thuyết Nho giáo, đặc biệt là trong Nho giáo nguyên thủy, khái
niệm dân được đề cập tới rất nhiều dưới những tên gọi khác nhau. Đó có thể là
“tiểu nhân”, là “bá tính”, “thiên hạ”, hay “nhân dân” như cách gọi của Mạnh Tử.
Nhưng cho dù được gọi bằng những tên gì đi nữa thì các nhà sáng lập Nho giáo
luôn nhìn thấy ở nhân dân một vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội. Trên cơ sở của việc chỉ ra vai trò, sức mạnh của nhân dân, các nhà tư
tưởng đã đưa ra tư tưởng “dân vi bang bản” và đòi hỏi những người cai trị phải
thực hiện đường lối thân dân.
Thân dân là từ ngữ của kẻ cầm quyền, của người cai trị. Cho nên nói đến
tư tưởng thân dân là nói đến thái độ, cách cư xử của người cầm quyền đối với
dân; đó là sự thương yêu, gần gũi, tiếp cận dân, là sự đùm bọc, chăm lo tới đời
sống của dân. Nó không chỉ đơn thuần là tình cảm, là thái độ của người cầm
quyền đối với dân mà nó còn được biểu hiện ra thông qua hành động, việc làm
của chính quyền nhằm mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. Quan hệ đó tốt
hay xấu là tùy thuộc vào thái độ, cách cư xử sự của người cầm quyền.


14
Trong sách Đại học của Nho giáo, “thân dân” cũng là một nội dung để
dạy người ta phép tu tề, học cách làm quan: “Đại học chi đạo, tại minh minh
đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” [13, tr.6]. Khi bàn về khái niệm “thân dân”
Phan Bội Châu cho rằng từ Tống Nho trở về sau nhiều người đổi chữ “thân”
thành chữ “tân” tức là “tân dân” – làm cho dân đổi mới. Nhưng các nhà nho đời
nay thì dùng chữ “thân dân” đúng hơn [11, tr.293]. Quả thực, nếu chúng ta sử
dụng khái niệm “tân dân” thì sẽ làm cho nó có phần hiện đại hóa tư tưởng của
Nho giáo Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, ranh giới để phân định hai khái niệm này

cũng không phải là tuyệt đối bởi chúng có mối quan hệ tương tác với nhau.
Chẳng hạn, giáo hóa dân là một trong những nội dung của tư tưởng thân dân,
nhưng chính giáo hóa dân cũng sẽ làm cho dân đi tới thay đổi theo hướng tích
cực. Cũng về khái niệm thân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Thân dân
tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết” [52, tr.377]. Như
vậy, việc phân biệt hai khái niệm này chỉ mang tính tương đối mà thôi. Cho nên
trong phần trình bày tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi dưới đây, chúng tôi sẽ
sử dụng khái niệm “thân dân” để bám sát tinh thần của Nho giáo hơn.
1.2. Những tiền đề hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
1.2.1. Tiền đề chính trị - xã hội
1.2.1.1. Khái quát thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, con Thái học sinh Nguyễn
Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
Tổ tiên của Nguyễn Trãi ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, trấn Kinh Bắc (nay
là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau chuyển về làng Ngọc Ổi,
huyện Thượng Phúc, Hà Đông (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thượng Tín, Hà
Nội).
Thân phụ Nguyễn Trãi tuy đỗ bảng nhãn vào năm 1374 nhưng do Thượng
hoàng Trần Nghệ Tông cho là con nhà thường dân mà lại lấy con gái họ tôn thất
nên không bổ ông ra làm quan. Chính vì vậy, ông không ra làm quan cho nhà


15
Trần mà trở về quê ở làng Nhị Khê mở trường dạy học. Trong thời gian Nguyễn
Phi Khanh (lúc này là Nguyễn Ứng Long) dạy học ở Nhị Khê, Nguyễn Trãi
sống cùng mẹ tại tư dinh của ông ngoại Trần Nguyên Đán.
Năm 1385, Trần Nguyên Đán cáo quan về sống tại động Thanh Hư trên
núi Côn Sơn. Lúc này Nguyễn Trãi mới lên năm tuổi cũng theo mẹ và ông ngoại
về sống tại Côn Sơn. Ít lâu sau, bà Trần Thị Thái mất và đến năm 1390 Trần
Nguyên Đán cũng qua đời. Lúc này Nguyễn Trãi trở về làng Nhị Khê sống cùng

cha.
Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, Nguyễn Ứng Long đã đổi tên là Nguyễn
Phi Khanh và ra nhận chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa Trung thư, Hàn lâm
viện học sĩ, kiêm lĩnh chức Tư nghiệp Quốc tử giám. Cũng trong năm này,
Nguyễn Trãi tham gia vào khoa thi đầu tiên của nhà Hồ và đỗ Thái học sinh
(1400). Sau khi thi đỗ, Nguyễn Trãi được Hồ Quý Ly mời ra giữ chức Ngự sử
đài chánh chưởng.
Giữa lúc cha con Nguyễn Trãi đang giúp Hồ Quý Ly thực hiện các cải
cách về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi
khủng hoảng thì cuối năm 1406 nhà Minh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược
nước ta. Sau sáu tháng chống cự, cuộc kháng chiến của triều Hồ bị thất bại hoàn
toàn. Cha con Hồ Quý Ly và các triều thần bị bắt đưa về Trung Quốc, trong số
đó có Nguyễn Phi Khanh.
Nghe tin cha bị giặc bắt và áp giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi cùng em
trai là Nguyễn Phi Hùng tìm đến nơi giam giữ tù binh của quân Minh để tìm
cha. Sau đó cả hai anh em Nguyễn Trãi theo đoàn xe tù lên ải Nam Quan để
sang Bắc quốc hầu hạ cha trong lúc bị cầm tù. Tại đây, Nguyễn Phi Khanh đã
bảo với Nguyễn Trãi rằng: “Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục
cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải theo cha khóc
lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?” [86, tr.13].


16
Nghe lời dạy của cha, Nguyễn Trãi đã gạt nước mắt từ biệt cha ở ải Nam
Quan để quay về tìm đường rửa nhục nước, báo thù nhà theo lời giáo huấn của
cha. Trên đường trở về Nguyễn Trãi bị quân Minh bắt và đem giam lỏng ở thành
Đông Quan. Mặc dù bị đe dọa, mua chuộc, ông quyết không chịu ra làm quan
cho nhà Minh.
Vào khoảng năm 1416 hoặc khoảng năm 1420, Nguyễn Trãi tìm đến với
chủ quân Lam Sơn và dâng Bình Ngô sách. Theo Ngô Thế Vinh (nửa đầu thế kỉ

thứ 19), viết trong tựa sách Ức Trai di tập thì phương châm cơ bản nêu trong
Bình Ngô sách “không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh
vào lòng người” [86, tr.14]. Tư tưởng chiến lược này chính là một trong những
nhân tố quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn.
Trong thời gian kháng chiến, Nguyễn Trãi một mặt giúp Lê Lợi trù hoạch
việc quân cơ, mặt khác ông đại diện cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn viết thư
cho các tướng nhà Minh để mắng nhiếc hoặc khiêu khích, dụ hàng chúng. Trước
những lời lẽ đanh thép nhưng luôn trừ cho kẻ thù một con đường thoát của
Nguyễn Trãi, hàng loạt các tướng giặc đã đem quân ra hàng như tướng Lưu
Thanh trấn thủ thành Tam Giang, các tướng ở thành Nghệ An, Diễn Châu,
Thuận Hóa, Tây Đô...
Với tài năng và bản lĩnh của mình, Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi và
nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng, làm cho
thế và lực của quân Minh ngày càng suy kiệt. Đến ngày 12 tháng 12 năm Đinh
Mùi (tức ngày 29 tháng 12 năm 1427) cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống
quân Minh xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn khi Vương Thông đem toàn bộ
quân rút về nước.
Những năm tham gia trong phong trào của nghĩa quân Lam Sơn là những
năm mà tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi được hoàn thiện và thực thi trong
hiện thực hoàn chỉnh nhất. Suốt mười năm “nằm gai nếm mật” với nhân dân đã
giúp Nguyễn Trãi có cái nhìn thấu đáo về những nỗi khổ nhục của một người


17
dân mất nước và cũng trong khó khăn đó sức mạnh của nhân dân cũng được bộc
lộ. Điều này đã giúp Nguyễn Trãi đưa ra đường lối chiến tranh nhân dân lấy
nhân nghĩa làm nền tảng. Vì thế mà cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng
dành được những thắng lợi quan trọng, và cũng chính sự phát triển của cuộc
khởi nghĩa đã tạo điều kiện để Nguyễn Trãi hoàn thiện tư tưởng của mình về vai
trò và sức mạnh của nhân dân.

Sau khi đất nước giành được độc lập, Nguyễn Trãi được Lê Lợi ban cho
quốc tính và được phong tước Quan Phục hầu. Dưới thời Lê Thái Tổ, Nguyễn
Trãi giữ chức Lại bộ thượng thư kiêm Nhập nội hành khiển trông coi Viện khu
mật, đến đời Lê Thái Tông là Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự, chức Hàn
lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc Tử giám.
Với những cương vị mà mình đảm trách, Nguyễn Trãi đã tham gia đề
xuất, bàn luận và soạn thảo những vấn đề nhằm mục tiêu quốc thái, dân an. Tuy
nhiên, khi những hoài bão của ông còn đang giang dở thì ông bị chính triều đình
mà ông đã dốc toàn tâm, toàn ý để dành và giữ lấy khép cho tội âm mưu giết vua
Thái Tông, ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (tức ngày 19 tháng 9 năm 1442),
Nguyễn Trãi và gia tộc phải rơi đầu trong vụ án Lệ Chi viên.
Đến năm Quang Thuận thứ 5, tức năm 1464 vua Lê Thánh Tông đã xuống
chiếu rửa oan cho ông. Nguyễn Trãi được vua Thánh Tông truy phong chức Đặc
tiến kim tử Vinh lộc đại phu tước Tán trù bá. Con cháu ông được tìm lại và bổ
dụng, riêng người con duy nhất của ông thoát khỏi án tru di là Nguyễn Anh Vũ
được bổ làm quan Tri huyện.
Chính cuộc đời đầy bi hùng của Nguyễn Trãi đã tạo cho ông một cái nhìn
hoàn toàn khác về nhân dân. Những năm tháng sống cùng cha ở làng Nhị Khê,
mười lăm năm lưu lạc phải ẩn mình trong nhân dân để tránh sự kiểm soát của
quân Minh, gần mười năm “nằm gai, nếm mật” với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
giúp Nguyễn Trãi có cái nhìn thấu đáo về những nỗi khổ nhục của một người
dân mất nước và cũng trong khó khăn đó sức mạnh của nhân dân cũng được bộc


18
lộ. Điều này đã giúp Nguyễn Trãi đưa ra đường lối chiến tranh nhân dân lấy
nhân nghĩa làm nền tảng. Vì thế mà cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng
dành được những thắng lợi quan trọng, và cũng chính sự phát triển của cuộc
khởi nghĩa đã tạo điều kiện để Nguyễn Trãi hoàn thiện tư tưởng của mình về vai
trò và sức mạnh của nhân dân.

1.2.1.2. Tình hình đất nước cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV và sự xác
lập nền độc lập – tự chủ của vương triều Lê
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều đại nhà Trần là một triều đại
hiển hách với ba lần đại phá quân Nguyên Mông cũng như bình phục được
Chiêm Thành. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XIV nhà Trần bước vào giai đoạn
khủng hoảng với những biến động sâu sắc. Kinh tế thái ấp điền trang đã trở nên
lạc hậu và là lực cản đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Trong khi đó nền kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ tá điền ngày càng được
củng cố phát triển và chiếm ưu thế trong xã hội.
Mâu thuẫn này đặt ra yêu cầu cho lịch sử lúc này là phải thủ tiêu chế độ
thái ấp điền trang, giải phóng nông nô nô tì khỏi sự bóc lột của tầng lớp quý tộc
nhà Trần và từng bước xác lập quan hệ kinh tế - xã hội mới của nền kinh tế địa
chủ nhằm mở đường cho chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên một giai
đoạn mới.
Cơ sở nhất định của xã hội thời Trần là chế độ nô tì và chế độ thái ấp điền
trang. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ, số lượng nô tì
cũng như số lượng thái ấp điền trang tăng lên rất nhiều. Tự mãn trước thành quả
đã đạt được, tầng lớp quý tộc và đại quý tộc ngày càng ăn chơi suy đồi và tăng
cường vơ vét, bóc lột nhân dân. Đặc biệt sau khi Thượng Hoàng Minh Tông mất
(1357), tính chất xa hoa, trụy lạc của vua quan nhà Trần càng bộc lộ một cách
cao độ. Theo tác giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược thì sau khi
“Thượng Hoàng mất rồi, bọn cựu thần như ông Trương Hán Siêu, ông Nguyễn
Trung Ngạn mất cả, từ đó việc chính trị bỏ trể nãi. Bọn gian thần mỗi ngày một


19
đắc chí”. Người đứng đầu đất nước là vua Trần Dụ Tông lại ham “rượu chè chơi
bời, xây cung điện, đào hồ đắp núi, rồi lại cho gọi những nhà giàu vào trong
điện để đánh bạc. Bắt vương hầu công chúa phải đặt chuyện hát tuồng và bắt các
quan thi nhau uống rượu” [38, tr.180 - 181]. Trước sự sa đọa và sự vơ vét bóc

lột của tầng lớp đại quý tộc, tầng lớp nông nô, nô tì ngày càng mất hứng thú sản
xuất. Nền sản xuất trì trệ, đời sống nông nô, nô tì bị bần cùng hóa. Thêm vào đó,
trong nước liên tiếp mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra buộc vua Dụ Tông phải
“xuống chiếu khuyên các nhà giàu ở các lộ bỏ thóc ra chẩn cấp cho dân nghèo”
[14, tr.642]. Trong bối cảnh đời sống ngày càng cùng quẫn, hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra liên tiếp dưới sự lãnh đạo của của các thủ lĩnh
như Ngô Bệ, Trần Tế, Nguyễn Sư Ôn... Bên ngoài, nhà Minh và Chiêm Thành
bắt đầu gây chiến tranh xung đột với nước ta càng làm cho cuộc khủng hoảng
thêm sâu sắc, đe doạ sự tồn tại của vương triều nhà Trần.
Trước tình hình như trên, Hồ Quý Ly với cương vị là Phụ chính Thái sư
đã tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế, chính trị, văn hóa nhằm đưa đất
nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Về kinh tế, ông đưa ra chính sách cải cánh
tiền tệ bằng cách thu hồi tiền đồng và ban hành tiền giấy bắt dân phải tiêu; ông
còn quy định về sở hữu ruộng đất, theo đó “trừ những bậc đại vương, công chúa
ra, thì những người thứ dân không được có hơn 10 mẫu, ai có thừa ra thì phải
đưa nộp quan”. Về chính trị, Quý Ly tiến hành định lại phẩm phục của triều
thần, đặt lại quan chức và đổi tên các lộ, trấn. Hồ Quý Ly còn tiến hành cải cách
chế độ khoa cử, dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa [38, tr.192 - 193].
Năm Kiến Tân thứ hai (1400), Hồ Quý Ly phế Thiếu Đế Trần Án, tự
xưng là hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, đặt niên hiệu là “Thánh Nguyên”
lập ra triều Hồ.
Mặc dù đã mạnh dạn đưa ra một loạt các cải cách, song Hồ Quý Ly vẫn
không đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng cuối thế kỷ XIV.
Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng cao.


20
Lợi dụng tình hình này, năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần,
nhà Minh đem quân vượt biên giới tiến vào xâm lược nước ta. Sau 6 tháng
chống cự với giặc, tháng 5 năm 1407 cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại

hoàn toàn. Từ đó, nước ta rơi vào ách đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh
trong suốt 20 năm (1407 - 1427).
Sau khi thôn tính nước ta, nhà Minh đã thiết lập sự cai trị của mình bằng
cách biến nước ta thành một quận thuộc Đại Minh, thi hành chính sách cai trị
nặng nề và tàn khốc ở nước ta. Để thuận lợi cho quá trình cai trị, nhà Minh đã
tiến hành đồng hóa Việt Nam. Theo Trần Trọng Kim, để khiến người An Nam
đồng hóa với người Tàu, nhà Minh đã “lập ra đền miếu, bắt người mình cúng tế
theo tục bên Tàu, rồi từ cách ăn mặc cho chí sự học hành, việc gì cũng bắt theo
người Tàu cả. Còn cái gì di tích của nước mình như là sách vở, thì thu thập đem
về Tàu hết sạch. Lại đặt ra thuế lệ, bổ thêm sưu dịch để lấy tiền của, làm cho dân
ta bấy giờ phải chịu nhiều điều khổ nhục” [38, tr.217 - 218]. Bàn về tội ác của
giặc, Nguyễn Trãi đã phải thốt lên “thui dân đen trên lò bạo ngược, hãm con đỏ
dưới hố tai ương. Dối trời lừa người, kế gian đủ muôn nghìn khóe. Cậy binh gây
hấn, ác chứa gần hai chục năm” [86, tr.77].
Dưới sự áp bức bóc lột nặng nề của nhà Minh, nhân dân ta ngay từ đầu
khi họ Hồ mất nước vào tay giặc đã đứng lên đấu tranh phản kháng lại sự đô hộ
của quân xâm lược.
Giữa năm 1407, nhân dân huyện Đông Lân và Trà Thanh thuộc Diễn
Châu nổi lên đốt phá nhà ngục, giết bọn quan lại; tại miền Thất Nguyên (Lạng
Sơn) nhân dân thiểu số cũng nổi lên đánh quân Minh; khởi nghĩa của Phạm
Chấn ở Đông Triều.
Năm 1408 có khởi nghĩa của Chu Sư Nhạn, Trần Nguyên Khoáng ở Thái
Nguyên; Hà Thế Trật, Hà Khả Chính, Hà Nhân Tráng ở Tam Đại (Phú Thọ);
Trần Nguyên Tôn, Nguyễn Nhật Tân ở Ninh Giang (Hải Dương); v.v...


21
Trong các phong trào đấu tranh của nhân dân ta sau khi nhà Minh thiết lập
ách đô hộ, đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút hàng vạn nhân dân tham gia và đã giành

được những thắng lợi nhất định. Trước thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, quân
Minh đã phải huy động lực lượng quân đội để đàn áp phong trào một cách dã
man. Đến năm 1414 cuộc khởi nghĩa thất bại hoàn toàn.
Thất bại của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng cũng như các
cuộc khởi nghĩa trước đó một phần do lực lượng của ta còn yếu, phong trào diễn
ra một cách tự phát và thiếu tính tổ chức. Duy chỉ có cuộc khởi nghĩa của Trần
Ngỗi và Trần Quy Khoáng là có sự tổ chức và đã tập hợp được một lực lượng
đông đảo nhân dân tham gia, nhưng bản thân những người lãnh đạo của phong
trào lại mất đoàn kết với nhau cho nên cũng không tránh khỏi thất bại. Việc thất
bại của cuộc khởi nghĩa này cũng chứng tỏ rằng tầng lớp quý tộc nhà Trần đã
hết vai trò lịch sử của mình.
Tuy các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta đều
đi đến thất bại, song cũng chính các phong trào này lại càng hun đúc thêm lòng
yêu nước và căm thù giặc của nhân dân ta. Chính vì vậy, khi Lê Lợi dựng cờ
khởi nghĩa thì Lam Sơm trở thành nơi tụ nghĩa của anh hùng hào kiệt khắp mọi
miền đất nước.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thốn
về mọi mặt, “đất chẳng qua một thành, quân chẳng qua một lữ (...), cơm ăn
chẳng nề hai bữa, áo mặc chẳng nề đông hè, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới
thì như không trơn”. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi
nghĩa quân đã vượt qua mọi khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ
Lam Sơn, phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra khắp cả nước và biến thành
một cuộc khởi nghĩa toàn dân tộc chống lại ách đô hộ của quân Minh. Quả là
“gặp khốn mà thông, càng đánh càng thắng, đến đâu cũng bẻ gãy đập tan” kẻ thù
[86, tr.138].


22
Sau mười năm “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận” chịu nhiều cực khổ
với một “chí ở phục thù, thức ngủ chẳng quên”, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã

giành thắng lợi hoàn toàn, đã “rửa nổi sỉ nhục ngàn thu” và “mở nền thái bình
muôn thưở” cho dân tộc [86, tr.78 - 82].
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nhà nước
quân chủ tập quyền Lê sơ được xác lập dưới sự cai quản của Lê Thái Tổ - Lê
Lợi. Những con người đã từng vào sinh ra tử trong phong trào khởi nghĩa Lam
Sơn nay lại sát cánh cùng Lê Lợi bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước sau
chiến tranh. Một loạt các cải cách được thực thi để đưa đất nước thoát khỏi cuộc
khủng hoảng cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV cũng như những tổn thất mà kẻ thù
đã gây ra trong suốt mười năm xâm lược. Một mặt, chính quyền Lê sơ tiếp tục
các cải cách mà nhà Hồ đã thực thi trước đó trong chính sách ruộng đất nhằm
hạn chế sự tồn tại và phát triển của chế độ thái ấp điền trang, thay vào đó là
chính sách lộc điền và quân điền. Mặt khác, nhà Lê sơ cũng tiến hành tổ chức lại
bộ máy chính quyền ở các cấp để củng cố sức mạnh của chính quyền Trung
ương; chế độ khoa cử cũng được đổi mới nhằm tuyển chọn và bổ sung lực lượng
quan lại cho triều đình...
Những cải cách về kinh tế - chính trị xã hội của triều đình Lê sơ đã nhanh
chóng phát huy tác dụng và đưa chế độ phong kiến ở Việt Nam phát triển đến
giai đoạn cực thịnh. Nền sản xuất phát triển đã tạo điều kiện cho việc cải thiện
đời sống của nhân dân. Trong dân gian thời kỳ này có truyền tụng câu ca “Đời
vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa đầy đồng, gà chẳng thèm ăn”, đã phần nào
phản ánh hiện thực của đất nước lúc bấy giờ.
Những tưởng sau khi đất nước giành được độc lập những bậc khai quốc
công thần như Nguyễn Trãi sẽ có điều kiện để thực hiện ước mơ, hoài bão của
mình để xây dựng một xã hội thịnh trị thái bình. Nhưng thực tế, sau kháng chiến
một bộ phận công thần bắt đầu có tư tưởng thỏa mãn với những gì mà mình đã
giành được. Lối sống hưởng thụ, tư lợi chỉ biết vun vén cho bản thân mình mà


23
quên đi nhân dân – những người đã luôn sát cánh cùng họ trong cuộc kháng

chiến chống quân Minh – ngày càng có xu hướng phát triển. Ngay cả “động
chủ” Lê Lợi cũng bắt đầu nghi kị những công thần đã vào sinh ra tử với mình để
dẫn tới cái chết của đệ nhất công thần Trần Nguyên Hãn và thái úy Phạm Văn
Xảo, bản thân Nguyễn Trãi trong thời gian này cũng bị triều đình Lê sơ hạ ngục.
Trước những biến động của thời cuộc, Nguyễn Trãi đã từng cáo quan lui
về quy ẩn ở Côn Sơn nhưng tấm lòng vì nước vì dân của ông vẫn đêm ngày cháy
bỏng. Chính vì vậy khi được Lê Thái Tông vời ra làm Gián Nghị đại phu kiêm
Tri tam quán sự tuy đã “sáu chục tuổi thân tàn” nhưng Nguyễn Trãi vẫn tiếp
cống hiến tài năng của mình cho nước cho dân.
Hiện thực sinh động và đầy biến động của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ
XIV, đầu thế kỷ XV đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm của các nhà tư tưởng
đương thời trong đó có Nguyễn Trãi. Là người trực tiếp tham gia cuộc khởi
nghĩa với tư cách là quân sư của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã có thời gian sống và
chiến đấu với nhân dân. Điều này giúp ông thấu hiểu hơn ai hết nỗi cơ cực của
người dân dưới ách đô hộ tàn bạo của kẻ thù và cũng thông qua cuộc kháng
chiến, Nguyễn Trãi cũng nhận ra sức mạnh vô địch của nhân trong sự nghiệp
giải phóng đất nước. Tất cả những trải nghiệm đó là tiền đề, là cơ sở để hoàn
thiện tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi.
1.2.2. Tiền đề lý luận
1.2.2.1. Tư tưởng thân dân trong Nho giáo Khổng - Mạnh
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một học thuyết chính trị - xã hội
do Khổng Tử (551 – 479 trCN) sáng lập ở Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến
Quốc. Sau khi Khổng Tử mất, Nho giáo đã được các học trò của ông kế thừa và
phát triển theo những khuynh hướng khác nhau.
Lúc đầu, khi “Lão giáo và Mặc giáo còn đang thế lực, Nho giáo chưa
chiếm được độc quyền ở trong xã hội Tàu. Đến cuối thế kỷ thứ hai trước Tây
lịch kỷ nguyên, vua Vũ Đế nhà Hán nghe lời thỉnh cấu của Đổng Trọng Thư,


24

mới bắt các học giả phải chuyên trị lục nghệ và bãi truất bách gia. Từ đó về sau
Nho giáo thành ra quốc giáo và những người nho học mới chiếm được địa vị tôn
trọng ở triều đường. Kế đến đời Đông Hán vào quãng thế kỷ thứ nhất sau Tây
lịch kỷ nguyên, Nho giáo mới là cực thịnh” [40, tr.33].
Sau khi trở thành quốc giáo ở Trung Hoa, cùng với sự bành trướng của
chế độ phong kiến phương Bắc, Nho giáo được truyền bá rộng rãi trong các
nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Về cơ bản Nho giáo du nhập vào Việt Nam theo hai con đường chính: từ
các thế lực xâm lăng phương Bắc và từ quá trình tiếp biến văn hóa của nước ta.
Khi vào Việt Nam, Nho giáo là công cụ cai trị của ngoại xâm phương Bắc đối
với nhân dân ta. Nhưng khi đất nước ta giành được độc lập sau một nghìn năm
Bắc thuộc, Nho giáo lại được chính các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận
và biến nó thành công cụ cai trị của vương triều mình.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh Nho giáo đã xác lập được chỗ đứng của
mình trong đời sống chính trị Việt Nam, hơn nữa lại xuất thân từ một gia đình
Nho học, bản thân Nguyễn Trãi cũng là một nhà nho, đã thi đỗ Thái học sinh
dưới thời nhà Hồ và trở thành một trí thức Nho học đương thời, nên Nguyễn
Trãi không thể không chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Ông cũng đã từng tự răng
mình “nhà ngặt ta bền đạo Khổng Nhan” [86, tr.449]. Chính vì vậy, tư tưởng
thân dân của Nguyễn Trãi cũng dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Nho giáo,
đặc biệt là Nho giáo Khổng - Mạnh.
Trong hệ thống lý luận của mình, chữ “dân” được Khổng Tử và Mạnh Tử
quan niệm ở các cấp độ khác nhau. “Dân” ở đây có thể là những kẻ “tiểu nhân”
đối lập với những người “quân tử”. Theo nghĩa này, “dân” là những người nô lệ,
bị trị. Họ là những người chịu sự sai khiến của những kẻ cầm quyền. Chính
Khổng Tử đã khẳng định “Quân tử chi đức phong, tiểu nhơn chi đức thảo. Thảo
thượng chi phong tất yển” (đức vị của người quân tử tỷ như gió; địa vị của kể
tiểu nhân tỷ như cỏ. Gió thổi qua thì cỏ rạp xuống) [13, tr.190 - 191]. Tương tự,



25
Mạnh Tử gọi “dân” là những người “lao lực” để đối lập với những người “lao
tâm”. Theo Mạnh Tử “Hoặc lao tâm, hoặc lao lực. Lao tâm giả trị nhơn; lao lực
giả trị ư nhơn. Trị ư nhơn giả tự nhơn; trị nhơn giả tự ư nhơn” (Có người làm
việc bằng tâm trí; có kẻ làm việc bằng tay chân. Người làm việc bằng tâm trí thì
cai trị dân chúng; còn kẻ làm việc bằng tay chân thì chịu quyền điều khiển. Kẻ
chịu sự điều khiển có phận sự cung cấp cho người bề trên; nhà cai trị dân chúng
được dân chúng phụng dưỡng) [13, tr.166 - 167].
“Dân” còn được hiểu là thần dân trăm họ, là “bá tính”, là “thiên hạ” để
đối lập với vua. Trong nghĩa này, Mạnh Tử cũng đã sử dụng tới khái niệm “nhân
dân” khi ông viết “chư hầu chi tam bảo: thổ địa, nhơn dân, chính sự. Bảo châu
ngọc giả, ương tất cập thân” (nghĩa là một vị vua chư hầu nên quý trọng ba việc:
Thổ địa, nhân dân và chính sự. Nếu chê ba điều ấy mà quý trọng châu ngọc, ắt
thân mình phải vướng lấy tai ương) [13, tr.270 - 271].
Khi đã xác định được “dân” bao gồm những ai, Nho giáo đi đến nhận
định vai trò của dân. Dân trong quan điểm của Khổng – Mạnh có vai trò hết sức
quan trọng. Họ chính là những người làm ra nguồn của cải vật chất nuôi sống và
duy trì sự tồn tại của xã hội. Không chỉ sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho
xã hội, dân còn là gốc của nước. Theo Nho giáo, không có dân thì không có
nước và mỗi khi không có nước thì địa vị của vua cũng không được bảo đảm.
Chính vì vậy khi được hỏi về cách cai trị, Khổng Tử đã trả lời nhà cầm quyền
cần có ba điều là “túc thực, túc binh, dân tín” (tức là lương thực cho đủ nuôi
dân, binh lực chi đủ bảo vệ dân và lòng tin của dân đối với mình). Trong ba điều
đó theo Khổng Tử, có thể bỏ “túc thực” và “túc binh” nhưng tuyệt đối không
được bỏ “dân tín”, bởi nếu mất lòng tin của dân thì cũng có nghĩa là mất chính
quyền [13, tr.184 - 185]. Mạnh Tử cũng đã khuyến cáo “một vị vua chư hầu nên
quý trọng ba việc: “Thổ địa, nhân dân và chính sự”. Nếu chê ba điều ấy mà quý
trọng châu ngọc, ắt thân mình phải vướng lấy tai ương”. Cũng đề cập tới quan
điểm dân là gốc nước, Tuân Tử cũng khẳng định “quân giả là thuyền, thứ dân là



×