Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên UEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT






BÁO CÁO THỐNG KÊ



ĐỀ TÀI: Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn ngành của sinh viên
khoa kinh tế-trƣờng đại học Kinh Tế-Luật





Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Nguyễn Đình Uông
Sinh viên thực hiện : NHÓM 10
Lớp : K11401
KHÓA : 11





Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 2 năm 2013




Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 2



DANH SÁCH NHÓM


1. Phạm Thị Thúy Hằng K114010018
2. Vũ Tuấn Kiệt K114010028
3. Nguyễn Ngọc Quí K114010059
4. Trƣơng Thanh Sang K114010061
5. Nguyễn Phƣớc Tấn K114010064
6. Trần Nguyên Thiệu K114010069
7. Trần Thị Xuân Thủy K114010073
8. Phùng Minh Tuấn K114010087


Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 3

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 5
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................. 5
2.Sự cần thiết của đề tài .................................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................................. 8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............ 8

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ............................................................................................................. 8
1. Yếu tố về cá nhân có ảnh hƣởng đến quyết định của học sinh. ........................................ 8
2. Yếu tố về đặc điểm của trƣờng đại học. .............................................................................. 9
3. Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh. .................................................................................. 9
4. Yếu tố về cơ hội học tập cao hơn trong tƣơng lai ............................................................. 10
5. Yếu tố cơ hội việc làm trong tƣơng lai. ............................................................................. 10
6. Yếu tố đặc trƣng giới tính của học sinh. ........................................................................... 10
7. Lí thuyết chọn nghề của John Holland ............................................................................. 10
II. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 13
1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới. ........................................................................... 13
2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................................... 15
CHƢƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI .................................................................................. 19
1. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................................. 19
2. Bảng câu hỏi khảo sát ......................................................................................................... 19
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 19
a. Tổng thể nghiên cứu: .......................................................................................................... 19
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 20
5. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................................... 21
CHƢƠNG III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................................................... 22
I. Đánh giá của sinh viên về tính đúng đắn của quyết định chọn ngành của sinh viên. ... 22
1. Lí do sinh viên muốn đổi ngành. ........................................................................................ 23
2. Nguyên nhân sinh viên chọn ngành không phù hợp ........................................................ 24
II. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn ngành của sinh viên ..................................... 25
1. Thời gian bắt đầu chọn ngành ảnh hƣởng đến quyết định chọn lựa ngành học của sinh
viên. .............................................................................................................................................. 26
2. Ảnh hƣởng của ngành thi chính đến quyết định đổi ngành. ........................................... 26
3. Ảnh hƣởng của việc tìm kiếm thông tin từ website của trƣờng đến quyết định chọn
ngành của sinh viên. .................................................................................................................... 27
4. ảnh hƣởng của sở thích của sinh viên đến quyết định chọn ngành. ............................... 28
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông


NHÓM 10 Page 4

5. Ảnh hƣởng của tài chính gia đình đến quyết định chọn lựa ngành học của sinh viên. 29
6. Tính “hot” của ngành ảnh hƣởng đến quyết định chọn lựa ngành học của sinh viên .. 30
7. Ảnh hƣởng của điểm chuẩn đến quyết định chọn ngành của sinh viên. ........................ 31
8. Sự ảnh hƣởng của danh tiếng của trƣơng đại học đến quyết định chọn ngành nghề của
sinh viên ....................................................................................................................................... 32
CHƢƠNG IV GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 34
I. GIẢI PHÁP .......................................................................................................................... 34
II. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 42




Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Từ sau thời kì đổi mới, đất nƣớc ta đi vào phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo
định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, từng bƣớc hội nhập kinh tế thế giới với nhiều động thái
khác nhau, cụ thể là việc gia nhập các tổ chức quốc tế, đặc biệt là sự kiện nƣớc ta trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Điều đó đƣa đến
cho đất nƣớc những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén trong
việc nắm bắt và tiếp thu các tri thức tiên tiến, các thành tựu khoa học công nghệ từ các
nƣớc phát triển. Để thực hiện đƣợc điều đó, trƣớc tiên chúng ta phải có đƣợc đội ngũ

trí thức, đội ngũ kỹ sƣ, công nhân lành nghề. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là nền
giáo dục của chúng ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập chƣa tìm ra hƣớng
giải quyết. Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục hiện nay quan tâm là tình hình
đào tạo Đại học – Cao đẳng và thực trạng thừa thầy thiếu thợ. Có thể nói, nguyên nhân
chính của vấn đề này xuất phát từ việc chọn trƣờng, chọn ngành thi vào Đại học – Cao
đẳng của học sinh THPT.
Theo thống kê gần đây mỗi năm có khoảng 1,1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp
THPT ở Việt Nam nhƣng hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp chỉ có thể tiếp nhận khoảng 20%-30% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tình hình
này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề cho các học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh đại
học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm, số thí sinh mỗi năm mỗi tăng
cao. Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo tháng 8 năm 2006, có
khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp nhƣng không tìm đƣợc việc làm. Kết quả khảo sát
của đề tài trọng điểm cấp Bộ do ĐH Sƣ Phạm TP HCM cho thấy việc học tập không
định hƣớng dẫn đến hơn 50% sinh viên tốt nghiệp phải đƣợc đào tạo lại khi đƣợc
tuyển dụng. Việc định hƣớng nhƣ thế nào cho các công dân trẻ tuổi này nhận thấy sự
quan trọng của công việc mình đã chọn, tƣơng lai của họ sẽ nhƣ thế nào với sự lựa
chọn đó cũng nhƣ tạo ra một lòng nhiệt tâm trong công việc là một trong những vấn
đề đã và đang tồn tại. Những câu hỏi lớn đƣợc đặt ra là học sinh đã chọn ngành nghề
cho mình nhƣ thế nào? Họ dựa vào đâu để chọn trƣờng đại học cho mình?
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 6

Riêng về sinh viên khoa kinh tế trƣờng đại học kinh tế luật những năm gần đây
đã có những biểu hiện sa sút về học tập và nghiên cứu, nhiều ý nghĩ bi quan về tƣơng
lai của ngành, cơ hội việc làm sau khi ra trƣờng. Nguyên nhân có phải do việc tƣ vấn
tuyển sinh chƣa tới nơi tới chốn hay do sự yếu kém của chính sinh viên?
Để trả lời các câu hỏi này, chúng tôi xin thực hiện đề tài: “Những yếu tố ảnh
hƣởng đến việc chọn ngành của sinh viên khoa kinh tế-trƣờng đại học Kinh Tế-

Luật” nhằm xác định, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố then chốt ảnh
hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học của những sinh viên và từ đó đƣa ra các
giải pháp giúp các trƣờng phổ thông hay các trƣờng đại học, cao đẳng, các tổ chức hỗ
trợ cho học sinh, sinh viên cũng nhƣ thầy cô, gia đình, bố mẹ có biện pháp thiết thực
nhằm định hƣớng và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT lựa chọn trƣờng đại
học.
2. Sự cần thiết của đề tài
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để
giành đƣợc một chiếc ghế lên giảng đƣờng Đại học thì không ít sinh viên khoa kinh tế
đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi
cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không ngừng học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại nhƣ vậy? Một trong những lý
do là khả năng tiếp cận thông tin của SV ta còn kém. Khi còn học phổ thông, đặc biệt
là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, ngƣời
thân là phải vào Đại học. Nhƣng bản thân những cô, cậu ấy chƣa hoặc không nhận
thức đƣợc vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục
tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu
vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và
ngƣời thân chứ không phải đạt đƣợc ƣớc mơ của chính bản thân thì làm gì có đƣợc sự
trân trọng thành quả cố gắng học tập.
Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thƣờng chịu ảnh hƣởng nhiều từ
“sự hƣớng dẫn” của các anh chị đi trƣớc. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính
mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh
viên Đại học, thỏa mãn mong ƣớc của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 7

tự hào và hài lòng về bản thân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả
hơi” rất có tình, có lý. Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong

thả, năm ba cố gắng, năm tƣ chuẩn bị ra trƣờng thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà
thôi vội gì. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học,
thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ
không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, còn không thì... học
lại.... Những bạn này thƣờng đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đƣơng nhiên kết
quả đạt đƣợc chỉ có... trời mới biết. May mắn thì qua, coi nhƣ thoát hiểm, còn không
lại lục đục mƣợn vở bạn bè ôn luyện, lại thi, qua đƣợc lần hai có thể thở phào, hú vía,
còn nếu không, chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh
viên đƣợc “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhƣng
không biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy
kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng
nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội
vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo
nổi chƣơng trình học ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó
không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhƣng kết quả
học tập vẫn đạt điểm cao. Sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho
chuyên môn của mình.
Đặc thù của khoa kinh tế là nghiên cứu, không có nhiều sinh viên quan tâm.
Hơn nữa khó có thể tìm hiểu đúng về ngành ngay từ ban đầu, điểm đầu vào thấp nhất
biến khoa kinh tế trở thành phao cứu sinh cho những bạn rớt ngành chính. Tỉ lệ sinh
viên chọn đại, chọn sai ngành vì thế mà rất cao. Mà nhƣ vậy sẽ gây ra những hậu quả
sau này rất nghiêm trọng sẽ trình bày trong phần sau.
Chúng tôi tin rằng nghiên cứu này sẽ giải quyết đƣợc những vấn đề xảy ra
trong công tác học tập của sinh viên khoa kinh tế, từ công tác tuyển sinh đến dạy học
và hỗ trợ sau khi ra trƣờng. chúng tôi mong muốn khoa kinh tế sẽ ngày càng phát triển
hơn .


Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông


NHÓM 10 Page 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU


I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
D.W.Chapman đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn
trƣờng đại học của các học sinh. Dựa vào kết quả,thống kê mô tả, ông cho thấy
có 2 nhóm yếu tố ảnh hƣởng nhiều đến quyết định chọn trƣờng đại học của học
sinh. Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Thứ hai là một số
yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng cụ thể nhƣ các cá nhân ảnh hƣởng, các đặc điểm cố
định của trƣờng đại học và nỗ lực giao tiếp của trƣờng đại học với các học sinh.
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W.
Chapman và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến quyết định lựa chọn trƣờng đại học của học sinh:
Cabera và La Nasa (đƣợc bởi trích M. J. Burn) đã nghiên cứu mô hình 3
giai đoạn lựa chọn trƣờng đại học của học sinh dựa trên nền tảng của mô hình
chọn trƣờng của D.W.Chapman và K. Freeman (đƣợc trích bởi M. J. Burn) và từ
kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa nhấn mạnh rằng những mong đợi về
công việc trong tƣơng lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trong tác
động đến quyết định lựa chọn trƣờng đại học của học sinh. M. J. Burn đã ứng
dụng các kết quả từ các nghiên cứu của Chapman (1981) và Cabera và La Nasa
(2000) vào một trƣờng đại học cụ thể tại Mỹ một lần nữa khẳng định các kết quả
nêu trên, đó là mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định
chọn trƣờng đại học của học sinh.
Tóm lại, tổng hợp các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn

trƣờng đại học của học sinh đã đƣợc tổng quan ở trên sẽ là cơ sở hình thành mô
hình nghiên cứu của đề tài này.
1. Yếu tố về cá nhân có ảnh hƣởng đến quyết định của học sinh.
Theo D.W.Chapman, trong việc lựa chọn trƣờng đại học, các học sinh bị
tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 9

chính họ. Sự ảnh hƣởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể đƣợc thực
hiện theo 3 cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hƣởng đến mong đợi về một trƣờng
đại học cụ thể nào đó là nhƣ thế nào. (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về
nơi mà học sinh nên tham dự thi. (3) Trong trƣờng hợp là bạn thân, thì chính
nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học
sinh.
Theo Hossler và Gallagher một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hƣởng
mạnh mẽ của bố mẹ, sự ảnh hƣởng của bạn bè cũng là một trong những ảnh
hƣởng mạnh đến quyết định chọn trƣờng của học sinh. Bên cạnh đó, Hossler
và Gallagher còn cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân tại
trƣờng học cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định chọn trƣờng của học
sinh. Xét trong điều kiện giáo dục của Việt Nam, cá nhân có ảnh hƣởng lớn đến
quyết định chọn trƣờng của học sinh chính là thầy cô của các học sinh. Do vậy,
gia đình, bố mẹ, anh chị, bạn thân và các thầy cô phổ thông chính là những
nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định của học sinh.
2. Yếu tố về đặc điểm của trƣờng đại học.
Trong nghiên cứu của mình, D.W.Chapman cho rằng các yếu tố cố định
của trƣờng đại học nhƣ học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay
môi trƣờng ký túc xá sẽ có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học
sinh.
M.J. Burns và các cộng sự đã bổ sung thêm một số các yếu tố về đặc

điểm của trƣờng đại học có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học
sinh. Cụ thể hơn, yếu tố về học bổng, sự an toàn trong điều kiện ký túc xá, chất
lƣợng của sinh viên tại trƣờng, mức độ nổi tiếng và uy tín của trƣờng, tỉ lệ chọi
đầu vào, điểm chuẩn của trƣờng và mức độ hấp dẫn của nghành học sẽ là
những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.
3. Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh.
D.W.Chapman cho rằng các yếu tố của tự thân cá nhân học sinh là một
trong những nhóm yếu tố ảnh hƣởng lớn đến quyết định chọn trƣờng của bản
thân họ. Trong những yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 10

học sinh là hai yếu tố ảnh hƣởng lớn đến quyết định chọn trƣờng đại học rõ
nhất.

4. Yếu tố về cơ hội học tập cao hơn trong tƣơng lai
D.W.Chpman và Cabrera và La Nasa đều đã khảo sát sự ảnh hƣởng của sự
mong đợi về học tập trong tƣơng lai đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.
5. Yếu tố cơ hội việc làm trong tƣơng lai.
Theo Cabrera và La Nasa, ngoài mong đợi về việc học tập trong tƣơng lai thì
mong đợi về công việc trong tƣơng lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến
quyết định chọn trƣờng của học sinh.
S.G.Wadhburn và các cộng sự còn cho rằng sự sẵn sang của bản thân cho công
việc và cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh
hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.

6. Yếu tố đặc trƣng giới tính của học sinh.
Mô hình nghiên cứu của Ruth E. Kallio còn cho thấy rằng giới tính cũng có tác
động đến quyết định chọn trƣờng. Mức độ tác động của các nhóm yếu tố trực tiếp sẽ

bị ảnh hƣởng không nhỏ của đặc trƣng về giới tính của học sinh. Ruth E. Kallio cho
rằng giới tính khác nhau sẽ có mức độ tác động gián tiếp khác nhau lên quyết định
lựa chọn trƣờng đại học của học sinh.
7. Lí thuyết chọn nghề của John Holland
Sau đây chúng tôi xin phép đƣợc giới thiệu sơ lƣợc lí thuyết lựạ chọn nghề
nghiệp của tiến sĩ tâm lí học của Holland. Lí thuyết này nghiên cứu về những ngành
nghề, hoạt động giải trí phù hợp với tính cách và kĩ năng của từng ngƣời. Holland đƣa
ra vài trắc nghiệm để đánh giá cá nhân thuộc về nhóm tính cách nào và đƣa ra lời
khuyên về ngành nghề phù hợp. Lí thuyết này có thể làm cơ sở giúp sinh viên chọn
nghề tốt hơn.

Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 11


NHÓM MÃ TÍNH
CÁCH KỸ
NĂNG
NGHỀ
NGHIỆP
HOẠT
ĐỘNG
NGHỀ
NGHIỆP
HOẠT
ĐỘNG
GIẢI TRÍ
Kỹ thuật
(Realistic)

R Thực tế,
đáng tin
cậy, đơn
giản, coi
trọng
truyền
thống, kiên
gan, thao
tác vận
động khéo
léo.
Thiên nhiên
và nông
nghiệp, cơ
khí, xây
dựng, kỹ
thuật, công
nghệ, thể
thao, quân
sự, dịch vụ
bảo vệ nghề
thủ công.
Vận hành
máy móc,
sử dụng
công cụ,
xây dựng,
sửa chữa.
Có hứng
thú với máy

móc, thiết
bị, thao tác
vận động,
xây dựng,
sửa chửa,
cắm trại, lái
xe, làm việc
ngoài trời.
Nghiên cứu
(Investigative)
I Độc lập,
sâu sắc,
ham hiểu
biết. Khả
năng định
hƣớng, khả
năng tự
học, tự tổ
chức
nghiên cứu,
khả năng
phân tích,
viết, toán
học.
Nghiên cứu
khoa học,
toán học,
vật lí học, tự
nhiên, y
khoa.

Tiến hành
nghiên cứu
thí nghiệm,
khám phá,
giải quyết
các vấn đề
trừu tƣợng.
Có hứng
thú với
khoa học, y
học, toán
học, nghiên
cứu đọc
sách, làm ô
chữ, câu đố
khai thác
internet.
Nghệ thuật
(Artistic)
A Sáng tạo,
độc lập,
độc đáo,
sức tƣợng
tƣợng
phong phú,
khả năng
âm nhạc,
biểu diễn
nghệ thuật.
Viết và

truyền
thong, nghệ
thuật biểu
diễn, nghệ
thuật hình
ảnh vào tạo
hình, nghệ
thuật ẩm
thực.
Soạn nhạc,
biểu diễn,
sáng tác,
nghệ thuật
tạo hình.
Thích tự thể
hiện, thu
thập các tác
phẩm nghệ
thuật, tham
dự có buổi
biểu diễn,
tham quan
bảo tang,
chơi nhạc
cụ, quan
tâm đến
truyền
thống, văn
hóa.
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông


NHÓM 10 Page 12

Xã hội
(Social)
S Thích hợp
tác, rộng
lƣợng, phục
vụ ngƣời
khác. Kỹ
năng nói,
nghe, giảng
giải, các kỹ
năng làm
việc với
ngƣời khác.
Khoa học xã
hội, tƣ vấn
và giúp đỡ
nhân sự và
đào tạo,
giảng dạy
và giáo dục,
dịch vụ
chăm sóc
sức khỏe,t
ôn giáo và
tâm linh.
Giảng giải,
chỉ dẫn, đào

tạo và chăm
sóc, giúp
đỡ, hỗ trợ.
Thích làm
việc với con
ngƣời, tham
gia các hoạt
động tình
nguyện, đọc
sách, hoàn
thiện bản
thân.
Mạnh bạo
(Enterprising)
E Quyết
đoán, tự tin,
năng động,
thích giao
lƣu, ƣa mạo
hiểm, cạnh
tranh, địa
vị, có khả
năng gây
ảnh hƣởng,
thuyết phục
và chỉ đạo
ngƣời khác.
Quản lí,
kinh doanh
Marketing

và bán hàng
chính trị và
diễn thuyết,
luật.
Quản lí, bán
hàng, thuyết
phục.
Có hứng
thú với lĩnh
vực kinh
donh chính
trị, lãnh
đạo, doanh
nhân.
Tổ chức
(Conventional)
C Sống thực
tế có tổ
chức ngăn
nắp, tỉ mỉ,
chính xác,
ổn định,
hiệu quả,
có khả năng
làm việc
với các dữ
liệu, số
liệu.
Quản trị văn
phòng, kế

toán, tài
chính, đầu
tƣ, công
chức nhà
nƣớc, phát
triển phần
mềm
Thiết lập
các thủ tục,
hệ thống, tổ
chức, lƣu
trữ nhiều dữ
liệu, sử
dụng các
phần mềm
ứng dụng.
Có hứng
thú trong
lĩnh vực tổ
chức, quản
lí dữ liệu,
kế toán đầu
tƣ, hệ thống
thong tin,
tham gia
các hoạt
động tình
nguyện
Bảng tóm tắt 6 tính cách môi trƣờng làm việc nhƣ sau:
Nguồn tham khảo:



www.careerkey.org
/>ly-luan-cua-Dr-John-Holland.html
Lý thuyết của Holland là cơ sở tốt nhất để xem xét các tác động của tính cách
bản thân mỗi con ngƣời đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của họ. Chúng tôi thiết
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 13

nghĩ nếu lựa chọn nghề của John Dolland đƣợc vận dụng vào trong công tác tƣ vấn
hƣớng nghiệp và tƣ vấn tuyển sinh sẽ góp phần nâng cao hơn hiệu quả. Lý thuyết này
là một cơ sở lí luận tốt để giúp các bạn học sinh, sinh viên hiểu rõ bản thân phù hợp
với nghề nghiệp nào, môi trƣờng làm việc nhƣ thế nào để các bạn có thể lựa chọn
ngành nghề tốt nhất.

II. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề đƣợc nghiên cứu,chúng tôi sẽ
trình bày tóm tắt một số nghiên cứu, các bài viết, sách, tƣ liệu có liên quan đến quá
trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh:
1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới.
Có thể nói những tƣ tƣởng về định hƣớng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ
thời cổ đại, tuy nhiên ở dƣới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia,
phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi ngƣời trong
xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất bình đẳng
trong phân công lao động xã hội. Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát triển
cùng với những tƣ tƣởng tích cực về giải phóng con ngƣời trên khắp thế giới thì khoa
học hƣớng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.
Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa
nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tƣơng

ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp mà cá nhân
có thể chọn để có đƣợc kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L Holland đã
đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hƣớng nghiệp trên thế giới.
Trên cơ sở các luận điểm về hƣớng nghiệp của C.Mác và V.I Lênin các nhà
giáo dục Liên xô nhƣ B.F Kapêep; X.Ia Batƣsep; X.A Sapôrinxki; V.A Pôliacôp
trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ giữa
hƣớng nghiệp và các hoạt động sản xuất xã hội, và nếu sớm thực hiện giáo dục
hƣớng nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn, có sự phù
hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội. Đồng thời các tác giả này
cũng đã trình bày những nguyên tắc, phƣơng pháp thực hành lao động nghề nghiệp
cho HS phổ thông tại các cơ sở học tập - lao động liên trƣờng. Mei Tang, Wei Pan và
Mark D.Newmeyer đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 14

(SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để khảo sát các yếu tác động đến xu hƣớng
lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học.
Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu
tố: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích, và kết quả mong
đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của học sinh trung học. Mối quan hệ của
các yếu tố này là động, vì vậy, để can thiệp thành công cần phải xem xét mối quan hệ
phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức độ đa hệ
thống. Các nhà tƣ vấn nên góp phần vào sự phát triển và thực hiện một chƣơng trình
phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp học sinh phát triển năng lực nghề nghiệp thông
qua hoạt động học tập thiết thực. Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton, trên cơ sở
khảo sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã
đã đƣa ra kết luận: Cả nhà trƣờng và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và
hƣớng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh
niên. Giáo viên có thể xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích

học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hƣớng nghiệp hoặc
tham quan những cơ sở sản xuất. Phụ huynh học sinh có ảnh hƣởng rất lớn đến việc
cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lƣa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn
có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè...
Cuốn sách “Hƣớng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp đƣợc xem là
cuốn sách đầu tiên nói về hƣớng nghiệp. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự
phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp
từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hƣớng nghiệp là một vấn đề quan trọng
không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội
phát triển.
Michael Borchert, trên cơ sở khảo sát 325 học sinh trung học của trƣờng Trung
học Germantown, bang Wisconsin đã đƣa ra nhận xét: trong ba nhóm yếu tố chính
ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trƣờng, cơ hội và đặc điểm cá nhân
thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa
nghề nghiệp của học sinh trung học.
Trong nghiên cứu của mình D.W.Chapman cho rằng các yếu tố cố định
của trƣờng đại học nhƣ học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 15

trƣờng ký túc xá sẽ có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh. Ngoài
ra ông còn nhấn mạnh ảnh hƣởng của nỗ lực của các trƣờng đến quyết định chọn
trƣờng của học sinh. D.W.Chapman còn cho rằng, các yếu tố tự thân cá nhân học
sinh là một trong những nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của bản
thân họ.
M.J.Burns và các cộng sự (đƣợc trích bởi Quí và Thi), đã cho rằng mức độ nổi
tiếng và uy tín của trƣờng, đội ngũ giáo viên danh tiếng cũng là những yếu tố ảnh
hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh. M.J.Burns và các cộng sự (đƣợc
trích bởi Quí và Thi), cho rằng: “tỷ lệ chọi” đầu vào, điểm chuẩn của trƣờng là những

yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh . Theo Cabera và La Nasa
(đƣợc trích bởi M.J.Burns), ngoài mong đợi về học tập trong tƣơng lai thì mong đợi
về công việc trong tƣơng lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định chọn trƣờng của học sinh. S.G.Washburn và các cộng sự còn cho rằng sự sẵn
sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp
cũng là những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.
D.W.Chapman, trong việc chọn trƣờng, các học sinh bị tác động mạnh mẽ
bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình. Bên cạnh đó, Hossler và
Gallagher (đƣợc trích bởi Quí và Thi) còn cho rằng các cá nhân tại trƣờng học
cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.

2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam giáo dục hƣớng nghiệp tuy đƣợc xếp ngang tầm quan trọng với
các mặt giáo dục khác nhƣ đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhƣng bản thân nó lại rất
non trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn, rất thiếu về lực lƣợng, không
mang tính chuyên nghiệp... Vì vậy, việc thực hiện không mang lại nhiều hiệu quả.
Vấn đề hƣớng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và đƣợc xã hội quan tâm khi nền kinh tế
đất nƣớc bƣớc sang cơ chế thị trƣờng với sự đa dạng của các ngành nghề và nhu cầu
rất lớn về chất lƣợng nguồn nhân lực. Đảng và Nhà nƣớc ta cũng rất quan tâm công
tác hƣớng nghiệp, điều này đƣợc thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện, các
nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nƣớc. Có thể lấy ví dụ nhƣ nghị định 126/CP
ngày 19/03/1981 của Chính phủ về công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông và
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 16

việc sử dụng hợp lý HS các cấp PTCS và THPT tốt nghiệp ra trƣờng. Trong văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ IX đã ghi rõ “Coi trọng công tác hƣớng nghiệp và phân luồng
HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù
hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nƣớc và từng địa phƣơng”. Luật Giáo

dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT nhằm giúp cho HS củng cố và phát
triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi vào cuộc sống lao động”. Chiến lƣợc phát triển
giáo dục năm 2001 - 2010 đã xác định rõ: “Thực hiện chƣơng trình phân ban hợp lý
nhằm đảm bảo cho HS có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng
thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi HS, giúp HS có những hiểu biết
về kỹ thuật, chú trọng hƣớng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng
sau THPT, để HS vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp”.
Về mặt nghiên cứu khoa học hƣớng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia
thì ngành hƣớng nghiệp Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ vào những
năm 1970, 1980. GS. Phạm Tất Dong là ngƣời có những đóng góp rất lớn cho giáo
dục hƣớng nghiệp Việt Nam, ông đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực
tiễn cho giáo dục hƣớng nghiệp nhƣ xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hƣớng
nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan điểm, nguyên
tắc hƣớng nghiệp, các nội dung, phƣơng pháp, biện pháp giáo dục hƣớng nghiệp...
Điều này đƣợc thể hiện ở rất nhiều các báo cáo, bài báo, sách, giáo trình của ông nhƣ
bài: “Hƣớng nghiệp cho thanh niên”, đăng trên tạp chí Thanh Niên số 8 năm 1982;
Báo cáo: “Một con đƣờng hình thành lý tƣởng nghề nghiệp cho HS lớn”; các tác phẩm
nhƣ: “Nghề nghiệp tƣơng lai - giúp bạn chọn nghề” hay cuốn “Tƣ vấn hƣớng nghiệp -
sự lựa chọn cho tƣơng lai”. Trong một công trình nghiên cứu gần đây ông đã chỉ ra
rằng: “Công tác hƣớng nghiệp góp phần điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niên
theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế”. Bởi vì theo tác giả, đất nƣớc đang trong giai
đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, trong quá trình CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế sẽ
chuyển theo hƣớng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Xu
hƣớng chọn nghề của thanh niên phù hợp với xu hƣớng chuyển cơ cấu kinh tế là một
yêu cầu của công nghiệp. GS. Nguyễn Văn Hộ [5] cũng là một trong những ngƣời rất
tâm đắc và nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục hƣớng nghiệp. Trong luận án tiến sĩ
Giảng Viên Hƣớng Dẫn: Nguyễn Đình Uông

NHÓM 10 Page 17


của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống hƣớng nghiệp
cho HS Việt Nam”. Tác giả đã xây dựng đƣợc luận chứng cho hệ thống giáo dục
hƣớng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Gần đây (2006),
ông cũng đã cho xuất bản cuốn sách: “Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp và giảng dạy
kĩ thuật trong trƣờng THPT”, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí
luận của giáo dục hƣớng nghiệp, vấn đề tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng
THPT và giảng dạy kĩ thuật ở nhà trƣờng THPT trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và
sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc hiện nay. Trong thời gian gần đây nhằm hiện thực
hoá những phƣơng hƣớng, mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra về
giáo dục hƣớng nghiệp và phân luồng HS phổ thông. Đã có rất nhiều những nghiên
cứu về hƣớng nghiệp ở nhiều cách tiếp cận khác nhau tạo nên một giai đoạn mới với
sự đa dạng trong nghiên cứu khoa học hƣớng nghiệp ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Khoa Tâm lý – Đại học sƣ phạm Hà Nội [13] đã rút ra
kết luận: (1) Các hình thức hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông hiện tại chƣa
thực sự phong phú và đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Nhiều hình thức hấp dẫn, có sức
thuyết phục tốt nhƣ tham quan thực tế các cơ sở sản xuất địa phƣơng, nghe các nghệ
nhân nói chuyện về nghề ... ít đƣợc thực hiện. (2) Nhu cầu tìm hiểu nghề là nhu cầu
chính đáng của học sinh, nhƣng khi tìm hiểu về nghề thì các em gặp phải rất nhiều
khó khăn nhƣ nhà trƣờng ít tổ chức hƣớng nghiệp, các nội dung hƣớng nghiệp thực
hiện không đồng bộ...(3) Do tác động của nhà trƣờng trong việc hƣớng nghiệp chƣa
cao nên các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận đƣợc khi chọn nghề phần lớn từ
các kênh ngoài nhà trƣờng, ngoài giáo viên nhƣ từ cha mẹ ngƣời thân, từ những
ngƣời đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hoặc phƣơng tiện thông tin đại
chúng khác.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – ĐHQG TP.HCM do PGS.TS Nguyễn Văn Tài chủ trì [12], qua khảo sát hệ
thống thứ bậc động cơ chọn ngành học tại ĐHQG TP.HCM đã kết luận: Yêu thích
nghề nghiệp và có đƣợc nghề phù hợp với năng lực là lựa chọn chính của sinh viên
khi vào học tại các trƣờng thuộc ĐHQG TP.HCM, ngƣợc lại các yếu tố nhƣ: điểm

tuyển thấp và cơ hội vào học cao, theo ý kiến của bạn bè, theo truyền thống gia đình
không phải là động cơ thúc đẩy sinh viên lựa chọn ngành học. Kết quả nghiên cứu

×