Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa hai mảng đỏ (lemnia biplagiata swartz) trên ngô vụ đông xuân tại huyện anh sơn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 96 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGÔ ĐỨC HIẾU

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT
MỒI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA
LOÀI BỌ RÙA HAI MẢNG ĐỎ (Lemnia
biplagiata Swartz) TRÊN NGÔ VỤ ĐÔNG XUÂN
TẠI HUYỆN ANH SƠN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGÔ ĐỨC HIẾU

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT
MỒI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA
LOÀI BỌ RÙA HAI MẢNG ĐỎ (Lemnia
biplagiata Swartz) TRÊN NGÔ VỤ ĐÔNG XUÂN
TẠI HUYỆN ANH SƠN TỈNH NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60-62-01-10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN LAM

NGHỆ AN, 2015


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận
án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một luận văn nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Nghệ An, ngày 22 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Ngô Đức Hiếu


4
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về những chỉ dẫn tận tình
của PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong quá trình thực hiện và
hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Nông Lâm Ngư
trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp các kiến thức quý
báu và những chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian học tập và hoàn thành

luận văn thạc sĩ này.
Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của
Lãnh đạo và cán bộ thuộc Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI, Cục Bảo vệ
thực vật về thời gian cũng như kinh phí để học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn về tất cả những giúp đỡ quí báu đó.
Cuối cùng, tôi muốn giành sự biết ơn đặc biệt đến gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp – những người đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để hoàn
thành bản luận văn.


5
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH LỤC CÁC BẢNG
DANH LỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU

i
ii
iii
v
vii

1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................

1
1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………..

2

1.3. Yêu cầu nghiên cứu …………………………………………………

2

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ……………………………………….

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................

1.1 Những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên ngô trên thế giới …

4

1.2. Những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên ngô ở Việt Nam ...

10

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................

18

2.2. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................


18

2.3. Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................
2.4. Dụng cụ điều tra ...................................................................................

18
18

2.5. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………….

19

2.6. Phương pháp điều tra, nghiên cứu ....................................................

19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra thành phần, mức độ phổ biến của các loài côn trùng bắt mồi

25

trên ngô vụ đông xuân tại địa điểm điều tra ............................................
3.2. Phổ vật mồi và khả năng khống chế rệp ngô của loài bọ rùa hai mảng

31


6
đỏ trên cây ngô tại địa điểm điều tra ........................................................
3.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài bọ rùa


40

hai mảng đỏ Lemnia biplagiata .................................................................
3.4. Đề xuất các biện pháp lợi dụng, bảo vệ các côn trùng bắt mồi nhằm

56

hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cây ngô tại vùng điều tra
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... .....

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................

64

PHẦN PHỤ LỤC ...................................................... ...............................

77


7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thành phần, mức độ xuất hiện các loài côn trùng bắt mồi trên
cây ngô vụ Đông - Xuân tại huyện Anh Sơn - Nghệ An
Bảng 3.2: Tỷ lệ số lượng của họ, giống và loài của nhóm côn trùng bắt
mồi trên cây ngô vụ Đông xuân ở Anh Sơn - Nghệ An
Bảng 3.3: Phổ vật mồi của loài bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata

trên một số cây trồng ở Anh Sơn tỉnh Nghệ An

25
29
32

Bảng 3.4: Diễn biến mật độ bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata và tỷ
lệ hại của rệp ngô trên giống DK 6919 vụ đông 2014 tại huyện Anh Sơn,

33

Nghệ An
Bảng 3.5: Diễn biến mật độ bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata tỷ lệ
hại của rệp ngô trên giống DK 8868 vụ đông 2014 tại huyện Anh Sơn,

36

Nghệ An
Bảng 3.6: Kích thước các pha phát dục của bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia
biplagiata Swartz
Bảng 3.7: Vòng đời của bọ rùa bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagata
Swartz với thức ăn là rệp ngô
Bảng 3.8: Khả năng đẻ trứng của bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata
Swartz
Bảng 3.9: Thời gian sống của trưởng thành bọ rùa hai mảng đỏ L.
biplagiata
Bảng 3.10: Tỷ lệ nở của trứng bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplagiata
Bảng 3.11: Khả năng ăn rệp ngô của ấu trùng bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia
biplagiata so với ấu trùng bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica


40
44
46
47
49
50


8

Bảng 3.12: Khả năng ăn rệp ngô của trưởng thành bọ rùa hai mảng đỏ và
trưởng thành bọ rùa Nhật Bản

51

Bảng 3.13: Biến động mật độ của trưởng thành và ấu trùng bọ rùa hai
mảng đỏ Lemnia biplagiata ở vụ đông xuân 2014-2915 tại huyện Anh

53

Sơn - Nghệ An
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với ấu trùng của bọ rùa
hai mảng đỏ Lemnia biplagiata
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với trưởng thành bọ rùa hai
mảng đỏ Lemnia biplagiata

55

56



9
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Tỉ lệ phần trăm giữa các bộ côn trùng bắt mồi trên cây ngô tại tại
huyện Anh Sơn - Nghệ An
Hình 3.2: Các loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên ngô tại tại huyện Anh
Sơn - Nghệ An

30
31

Hình 3.3: Diễn biến mật độ của bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata và
tỷ lệ hại của rệp ngô trên giống DK 6919 vụ đông 2014 tại huyện Anh Sơn,

34

Nghệ An
Hình 3.4: Diễn biến giữa mật độ của bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata
và tỷ lệ hại của rệp ngô trên giống DK 8868 vụ đông 2014 tại huyện Anh

37

Sơn, Nghệ An
Hình 3.5. Quan hệ giữa mật độ của loài bọ rùa hai mảng đỏ và bọ rùa 6 vằn
bắt mồi trên cây ngô tại Anh Sơn, Nghệ An vụ Đông xuân 2014-2015
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa loài bọ rùa hai mảng đỏ với rệp ngô tại huyện
Anh Sơn, Nghệ An vụ Đông xuân năm 2014-2015
Hình 3.7 : Hình thái các pha phát dục của bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia
biplagiata

Hình 3.8: Nhịp điệu sinh sản của bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata
Hình 3.9. Ảnh hưởng của mật độ ấu trùng đến tỷ lệ vào nhộng và vũ hóa
trưởng thành của bọ rùa hai mắt trắng
Hình 3.10: Mối quan hệ của trưởng thành và ấu trùng bọ rùa hai mảng đỏ
với rệp ngô vụ đông xuân 2014-2015 ở Anh Sơn, Nghệ An
Hình 3.11: Sơ đồ nhân nuôi bọ rùa hai mảng đỏ trong phòng thí nghiệm
bằng rệp đậu

38
39
42
47
52
54
58


10
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau
lúa nước (Nguyễn Hữu Tình, 1997) [31]. Cây ngô được du nhập vào Việt Nam
khoảng thế kỷ 16 theo 2 con đường chính: từ Trung Quốc vào miền Bắc và từ quần
đảo vào phía Nam. Sản xuất ngô tăng ở cả 8 vùng sinh thái nông nghiệp (trải rộng
cả nước) ở mỗi địa phương ngô được trồng nhiều vụ trong năm. Ngô là cây thức ăn
chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay. Ngô là thức ăn xanh ủ chua lý tưởng cho gia
súc, đặc biệt là bò sữa. Gần đây, ngô còn dùng làm thực phẩm, người ta dùng ngô
bao tử làm rau vì hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngô còn là nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến và cũng là nguyên liệu trong dược và thuốc chữa bệnh cho con
người.

Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An, đây là huyện
được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển miền
tây Nghệ An.Vùng đất Anh Sơn nghiêng dần từ phía Tây về phía Đông, điểm cao
nhất là đỉnh núi Kim Nhan. Địa hình đồi núi có 41.416ha, chiếm 80% diện tích tự
nhiên. Phần còn lại là ruộng và đất bãi ven sông. Khí hậu mang những nét chung
của vùng nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Phơn
Tây Nam Lào. Anh Sơn là huyện có diện tích trồng ngô lớn nhất tỉnh tập trung ở
các xã như Tường Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Hùng Sơn, Cẩm Sơn, Hoa Sơn, Đức
Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn. Diện tích trồng ngô với 3.200 ha được sản xuất 2 vụ
chính trong năm và khoảng 1.000 ha ngô vụ 3, tổng sản lượng thu hoạch hàng năm
hơn 30.500 tấn ngô hạt. Ngô Anh Sơn không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi cho địa bàn nội huyện mà còn xuất bán ra các địa phương khác, đem
lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.
Cùng với việc tăng năng suất, sản lượng cây ngô, thì hình hình sâu hại ngô
cũng gia tăng, nhiều loại sâu hại thường phát dịch ở những ruộng ngô bị hạn vào


11
thời kỳ ngô sắp trỗ cờ, kết bắp. Trong khi đó, với trình độ hiểu biết hạn chế, người
nông dân liên tục sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu hại, gây mất cân bằng sinh
thái, ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng tính kháng của
nhiều loại sâu hại nguy hiểm, đặc biệt các loài rệp hại ngô. Thuốc hóa học không
những diệt sâu hại mà còn tiêu diện hết các loài thiên địch trên cánh đồng ngô
trong đó phải kể đến các loài côn trùng bắt mồi (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [33].
Việc điều tra, nghiên cứu phòng trừ các loại sâu hại trên ngô là một yêu cầu
cấp bách trong thức tế sản xuất ngô hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải đánh giá hiện
trạng các loài côn trùng bắt mồi, tìm ra được các biện pháp phòng trừ sinh học, lợi
dụng tập đoàn côn trùng bắt mồi để phòng trừ sâu hại ngô nhằm tăng sản lượng,
chất lượng của ngô nhưng lại an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái. Từ những yêu
cầu trong thực tiễn chúng tôi thực hiện đề tài: Điều tra thành phần côn trùng bắt

mồi, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa hai mảng đỏ (Lemnia
biplagiata Swartz) trên cây ngô vụ đông xuân tại huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trên cây ngô,
đồng thời nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa hai mảng
đỏ Lemnia biplagiata Swartz. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bảo vệ tập đoàn
côn trùng bắt mồi trên ngô, lợi dụng và duy trì chúng trong phòng trừ sinh học sâu
hại ngô nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cánh đồng, bảo vệ
môi trường sinh thái và tạo sản phẩm ngô an toàn cho người và gia súc ở tỉnh Nghệ
An.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, mức độ phổ biến của các loài côn trùng bắt mồi
trên cây ngô tại địa điểm điều tra. Phổ vật mồi và khả năng khống chế sâu hại của
một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên ngô tại địa điểm điểu tra.
- Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia
biplagiata Swartz và đề xuất những biện pháp cho việc sử dụng côn trùng bắt mồi


12
có hiệu quả nhằm kiểm soát sâu hại chính trên ngô và hạn chế việc sử dụng thuốc
trừ sâu hóa học.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần thiên địch bọ xít bắt mồi trên
cây ngô tại huyện Anh sơn tỉnh Nghệ An; Đặc điểm sinh học, sinh thái học và khả
năng sử dụng loài loài bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata Swartz trong hệ sinh
thái trông cây ngô giúp người trồng ngô có nhận thức về các loài bắt mồi một cách
hợp lý.
Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trên cây ngô và nghiên

cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia
biplagiata Swartz tiến hành đề xuất biện pháp kiểm soát và phòng chống sâu hại
ngô một cách hiệu quả theo hướng tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội
và môi trường.
Cung cấp dẫn liệu giúp người dân cũng như cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý
ở địa phương nhận biết, bảo vệ và sử dụng các loài côn trùng bắt mồi phòng trừ sâu
hại ngô trong quá trình sản xuất ngô đảm bảo an toàn cho người và gia súc.


13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên ngô trên thế giới
1.1.1. Các nghiên cứu về thành phần loài và khả năng sử dụng côn trùng
bắt mồi trên ngô.
Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên cây ngô và các
nghiên cứu một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trong phòng trừ sinh học sâu hại
ngô cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 61 loài côn trùng bắt mồi sâu
hại ngô đã được ghi nhận, trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả
phòng trừ cao như bọ xít bắt mồi Oriorus sp. và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. tại
California Environmental Protection Agency phòng trong năm 1975 (Coppel and
Mertins, 1977) [38]. Theo Lane (2000) [46] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng
trên ngô trong gồm Chrysoperla carnea, C. rufilabris, Chrysopa spp., ruồi ăn rệp
Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens. Các loài côn
trùng bắt mồi này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp
hại. Nghiên cứu các loài bắt mồi phổ biến cũng đã được nghi nhận gồm ruồi ăn rệp
Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens. Gillian
Ferguson (2005) [40] đã mô tả và nghiên cứu và ghi nhận một số loài như ruối ăn
rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa Hippodamia convergens, Harmonia axyridis và
bọ mắt vàng Chrysoperla sp. trên cây ngô. Để phòng trừ rệp Aphis gossypii, rệp

Macrosiphum euphorbiaend và rệp Aulacorthum solani thì biện pháp phòng trừ
sinh học được ưu tiên và sử dụng với việc thả một số loài côn trùng bắt mồi như
ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa Hippodamia convergens, Harmonia
axyridis . Trong công trình phòng chống bọ trĩ hại ngô thì có thể sử dụng loài bọ
xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae (Jamie Intosh, 2008) [43].
Bọ rùa ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt côn trùng gây hại cây
trồng, đặc biệt là nhóm rệp hại. Theo De Bach (1968) [39] đã ghi nhận trong 118


14
trường hợp thành công mỹ mãn trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đã
có tới 21 trường hợp hoàn toàn chỉ sử dụng bọ rùa. Tính cho tới nay thì đã có 29
trường hợp sử dụng bọ rùa thành công trong đấu tranh sinh học, các nhà sinh học
Liên Xô đã sử dụng thành công loài bọ rùa Ấn Độ (Serangium parcesetosum) trong
việc phòng trừ rệp cánh trắng hại cam (Dialeurodes citri) ở miền Nam Liên Xô
(dẫn theo Hoàng Đức Nhuận , 1982) [27].
Để phát huy tác dụng của côn trùng nói chung và bọ rùa nói riêng, một số
tác giả còn nghiên cứu một số khía cạnh phối hợp côn trùng ăn thịt bản xứ với côn
trùng ăn thịt nhập nội. Trong 225 trường hợp nhập nội thiên địch để trừ sâu hại trên
thế giới thì có 51 trường hợp sử dụng bọ rùa (Bing et al., 1992; De Bach, 1964)
[37],[39].
Tại Trung Á đã sử dụng thành công bọ rùa 11 chấm (Semiadalia 11- notata) và
bọ rùa 8 chấm (Brumus octosignatus) trừ rệp hại bông ở Châu Âu, các nhà sinh học đã
tiến thêm một bước trong việc sử dụng phức hệ bọ rùa địa phương có nhiều đặc tính
sinh học khác nhau; bọ rùa 7 chấm (Coccinella septempunctata), bọ rùa 2 chấm
(Adalia bipunctata), bọ rùa sặc sỡ (Adonia variegata), bọ rùa 14 chấm (Harmonia
14 - punctata) và bọ rùa mập (Harmonia conglobata) trong công tác phòng trừ rệp
củ cải đường (dẫn theo Hoàng Đức Nhuận , 1982) [27].
Để phòng trừ sâu hại trên cây ngô trong thời gian từ 7/1993 đến tháng
6/1995 tiến hành điều tra ở nhiều đồn điền trồng ngô ở Đông Bắc Ấn Độ đã kết

luận: Trong số các loài bắt mồi thì nhóm Phytoseiid được xem như một tác nhân
sinh học điều hòa sâu hại ngô có hiệu quả nhất và ưu thế nhất (Hill and Waller,
1988; Srivastava & Butani, 1987) [42], [50].
Đã ghi nhận 39 loài côn trùng bắt mồi thuộc các họ Reduviidae, Carabidae,
Coccillenidae, Vespidae, Formicidae. Đồng thời các tác giả cũng cho biết sự tác
động lẫn nhau các nhóm với thuốc trừ sâu . Trên cơ sở nghiên cứu các tác giả trên
đi đến kết luận: bảo tồn côn trùng bắt mồi bằng cách sử dụng chọn lọc các loại


15
thuốc trừ sâu như Fenazaquin và Sulfur đã làm tăng số lượng một số loài bắt mồi
và lựa chọn các giống ngô phù hợp là cơ sở để đạt được những thành công trong
chương trình IPM đối với sâu hại trên ngô (Muraleedharan, 1991)[47].
Mureleedharan (1992) [47] đã nghiên cứu tính ăn mồi của loài Chrysilla
versicolor (Phintella versicolor) đối với rầy xanh Empoasca flavescens Fabr. trong
phòng thí nghiệm. Kết quả là một ngày đêm, một nhện trưởng thành ăn 17,6 rầy
trưởng thành và 80,5 rầy non, một con non có thể ăn tối đa 32,6 rầy trưởng thành
và 62,5 rầy non.
Susan (1999)[51] đã xác định loài ruồi bắt mồi trên sâu đục thân ngô
Ostrinia nubilalis Hubner là Lydella thompsoni. Trong số đó có 6 loài bắt mồi đã
tồn tại được ở Mỹ. Tuy nhiên chỉ có 3 loài Eriborus terebran, Macrocentrus
grandii, Lydella thompsoni là có khả năng phân bố rộng và có hiệu quả trong
phòng trừ sinh học. Loài ruồi bắt mồi Lydella thompsoni đã có mặt ở rất nhiều
vùng ở nước Mỹ mà những vùng đó không được nhân thả. Nhiều năm sau đó loài
ruồi này đã trở thành một loài ruồi bắt mồi quan trọng nhất trừ sâu đục thân ngô ở
nhiều vùng ở nước Mỹ, tỷ lệ sâu đục thân ngô bắt mồi lên tới 75%.
Nhưng đến năm 1960 số lượng loài ruồi bắt mồi giảm một cách đột ngột,
nhiều vùng thuộc phía Nam Carolina, nhiều nơi không còn thấy sự xuất hiện của
loài ruồi này. Cho đến nay sự xuất hiện của loài ruồi này được ghi nhận từ phía tây
Connecticut đến trung tâm Ohio và phía nam Carolina. Trên cơ thể của ruồi có rất

nhiều lông. Trứng phát triển hoàn toàn bên trong cơ thể trưởng thành cái cho đến
khi sắp nở. Trưởng thành cái đẻ trứng bên ngoài cơ thể sâu non. Mỗi trưởng thành
cái có khả năng đẻ 1000 quả trứng. Mùi phân của sâu non sâu đục thân ngô đã hấp
dẫn trưởng thành cái đến đẻ trứng. Trứng của ruồi đẻ ra nở ngay ra ấu trùng và
chúng xâm nhập vào cơ thể sâu non. Nó thích tấn công sâu non tuổi 4. Thời gian
phát triển của giòi khoảng 8 ngày. Vòng đời của ruồi gắn liền với vòng đời của sâu
đục thân ngô và phát triển mạnh nhất vào mùa xuân (Kieckhefer , 1984; Kieckhefer
and Gellner, 1988) [44], [45].


16
De Bach (1964) [39] đã nhận xét thành phần thiên địch của sâu đục thân ngô
bao gồm cả các loài ký sinh và các loài bắt mồi. Những loài bắt mồi ở pha sâu non
tuổi nhỏ có hiệu quả hơn cả. Nhóm bắt mồi phổ biến là Orius insidious (Say)
(Hemiptera: Anthocoridae), Chrysoperla spp. (Neuroptera: Chrysopidae), các loại bọ
rùa (Coleoptera: Coccinellidae).
Các loài côn trùng bắt mồi trên cây ngô đã tiêu diệt được khoảng 10 đến 20%
trứng và sâu non của sâu đục thân ngô. Đã tìm thấy 24 loài bắt mồi trên sâu đục thân
ngô. Có 6 loài đã được nghiên cứu thành công. Trong 6 loài này có loài ruồi bắt mồi
sâu đục thân ngô Lydella thompsoni Herting (Diptera: Tachinidae) là quan trọng hơn
cả. Nó tiêu diệt được trên 30% sâu đục thân ngô ở nhiều vùng. Nhưng sự bắt mồi của
loài này không ổn định chúng có thể biến mất ở nhiều vùng. Một số loài bắt mồi
khác là Eriborus terebrans Gravenhorst, Simpiesis viridula và Macrocentris grandii
Goidanich (Vidya t al., 1983; Wang et al., 1997) [52], [53].
Rantulangi (2004)[48] cho biết ở Maros, Barru, Takalar, Jeneponto,
Bantaeng, Bulukumba và Sinjai (phía nam Sulawesi) đã tìm thấy các loài côn trùng
bắt mồi Proreus sp., Euborellia sp., Chysopa sp., và Orius tristicolor. Loài ruồi bắt
mồi Lydella thompsoni Herting là một loài bắt mồi thường xuyên ở miền nam nước
Pháp trên ký chủ sâu non của Ostrinia nubilalis[ Pyralidae], Sesamia nonagrioides,
Archanara geminipuncta và A. dissolute.

Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên ngô đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 41 loài côn trùng bắt mồi sâu hại ngô đã được
ghi nhận, trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả phòng trừ cao
như: bọ xít bắt mồi Oriorus sp. và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. Lane Greer (2000)
[46] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên ngô gồm Chrysoperla carnea, C.
rufilabris, Chrysopa spp., ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi
Hippodamia convergens. Các loài thiên địch này là những tác nhân quan trọng và
hiệu quả trong phòng trừ rệp hại. Nhân nuôi và

thả các loài

ruồi ăn rệp

Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens tốt nhất là vào


17
thời gian nhiệt độ lạnh. Gillian Ferguson (2005) [40] đã mô tả và nghiên cứu và
phát triển một số loài như ruối ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa Hippodamia
convergens, Harmonia axyridis và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. để phòng trừ rệp
ngô. Các biện pháp phòng trừ sinh học được ưu tiên và sử dụng với việc thả một số
loài ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa Hippodamia convergens,
Harmonia axyridis. Trong công trình phòng chống bọ trĩ hại cây ngô thì có thể sử
dụng loài bọ xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae (Jamie 2008) [43]
1.1.2. Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái của bọ rùa và bọ rùa hai
mảng đỏ Lemnia biplagiata
Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ rùa Propylea japonica được
nghiên cứu ở Trung Quốc trong các năm 1978-1981, bọ rùa P. japonica có thể
hoàn thành 10 thế hệ trong 1 năm. Song ngoài tự nhiên nó chỉ có 6 thế hệ trong 1
năm. Tuổi thọ của bọ rùa trưởng thành kéo dài 50 ngày. Điều kiện thích hợp cho bọ

rùa phát triển là 25°C và 70-90% (Hamasaki Kenji and Matsui Masaharu, 2006)
[41].
Semyanov (1999) [49] cho biết, bọ rùa Propylea japonica Thunberg là động
vật ăn rệp bông quan trọng ở phía đông Hồ Bắc, Trung Quốc, đã được nghiên cứu
vào năm 1980-1981. Chúng có 4-5 thế hệ/năm. Trưởng thành qua đông trong vết
nứt trong đất và rễ cây trồng. Chúng tiếp tục hoạt động trong tháng 2, tháng 3 và
đầu tháng 5 chúng di cư đến các cánh đồng bông, và phát triển nhiều vào tháng 6,
tháng 7. Từ tháng 10, chúng đã di cư đến ruộng lúa. Trứng nở trên bề mặt dưới của
lá bông gian phát dục là 2-6 ngày, ấu trùng vừa nở đã hoạt động trên phần trên của
cây trồng. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 6-9 ngày. Trong quá trình phát triển, mỗi ấu
trùng tiêu thụ 128-184 (trung bình 169,9) rệp . Giai đoạn nhộng kéo dài 3-4 ngày.
Trưởng thành được hoạt động ban ngày, và ghép đôi thường xuyên. Trưởng thành
cái đẻ 281 quả trứng mỗi ngày. Mật độ bọ rùa trên bông biến động cùng với mật độ
rệp bông.


18
Yang (1985) [55] đã nghiên cứu sự phát triển của ấu trùng, nhộng, và sự
sinh sản của Propylea japonica Thunberg khi được cung cấp trứng ngài bột
Ephestia kuehniella . Ấu trùng và trưởng thành có thể phát triển trên trứng E.
kuehniella như trên rệp vừng đậu Acyrthosiphon Pisum Harris. Khi cung cấp đầy
đủ thức ăn chúng có thể phát triển với mật độ cao. Khả năng sinh sản của trưởng
thành cái khi nuôi bằng trứng E. kuehniella chỉ được khoảng một phần ba khi nuôi
bằng A. pisum, tỷ lệ nở của trứng là 63,7-66,5% và những ấu trùng phát triển bình
thường.. Các kết quả này cho thấy rằng trứng E. kuehniella có thể sử dụng làm thức
ăn thay thế. Tuy nhiên, để có được số lượng lớn ấu trùng và trứng có chất lượng thì
ấu trùng nuôi bằng trứng E. kuehniella và trưởng thành cần được nuôi bằng A.
pisum.
Lemnia biplagiata có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,
Miến Điện và Ấn Độ. Nó là loài ăn tạp, ăn các loài rệp trên tre, lúa, ngô, rau , đậu,

cây ăn quả. Khả năng sinh sản của trưởng thành cái khi ăn rệp Aphid craccivora là
1064±96,6 quả/con cái (690–1229) , khi ăn rệp đào Myzus persicae là 1651,0±840
quả/con cái (1047-1852). ở nhiệt độ 20°C thời gian phát dục của pha trứng là 5
ngày, pha ấu trùng là 16 ngày và pha nhộng là 7 ngày. ỏ 25°C thời gian phát dục
của các pha tương ứng là 3 ngày,10 ngày và 4 ngày. ỏ 30°C thời gian phát dục của
các pha tương ứng là 2 ngày, 8 ngày và 2,5 ngày. Trong cả giai đoạn phát dục
trưởng thành cái tiêu thụ vật mồi rệp tuổi 3- 4 Aphid craccivora ở 20oC,25oC, 30oC
là 258,2±11,3; 226±8,7 và 224,8±8,6 rệp. Trưởng thành đực tiêu thụ tương ứng là
203,0±14,0; 188,3±6,7 và 187,3±12,5 rệp (Semyanov, 1999) [49].
Behura (1983) [36] trong nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đã nghiên
cứu về khả năng ăn mồi của Lemnia biplagiata cho biết, cả pha ấu trùng L.
biplagiata ăn hết 430 ± 42 rệp Aphis gossypii, trưởng thành ăn hết 1548 ± 118 rệp
trong vòng 14–38 ngày sau vũ hóa.


19
1.2. Những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên ngô ở Việt Nam
1.2.1.Các nghiên cứu về thành phần loài
Côn trùng bắt mồi trên ngô có vai trò khá quan trọng trong hạn chế sự gia
tăng của các loài sâu hại, chúng đã được khá nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu (Nguyễn Đức Khiêm, 2001) [17]. Theo Phạm Văn Lầm (1996) [20] ghi nhận
59 loài côn trùng bắt mồi của sâu hại ngô. Chúng thuộc 36 họ côn trùng, nhện, nấm
và virus. Các loài thiên địch thu thập được nhiều nhất ở bộ cánh màng (26 loài
chiếm 30,6% tổng số loài thu thập được) và bộ cánh cứng (19 loài chiếm 26,3%),
bộ cánh nửa có 9 loài (chiếm 12,5%). Các bộ khác như bộ cánh mạch, bộ cánh
thẳng, bộ hai cánh phát hiện từ 1 – 4 loài. Trong các loài trên đã xác định tên được
40 loài (chiếm 57,1%).
Côn trùng bắt mồi của ngô xuất hiện khá phổ biến trên đồng ruộng. Tại Gia
Lâm – Hà Nội, Nguyễn Thị Lương (2003) [24] đã cho biết trên vụ ngô Xuân năm
2003, xuất hiện 15 loài thuộc 3 bộ, 8 họ. Trong đó bộ cánh cứng (chủ yếu là họ bọ

rùa Coccillenidae) có số loài thu được nhiều nhất (11 loài). Ba loài xuất hiện với
mức độ phổ biến cao là: Bọ rùa 6 vằn, chân chạy dạng kiến và bọ cánh cộc
Theo Nguyễn Xuân Chính (2004) [7] các loài côn trùng bắt mồi sâu hại ngô
thu được 15 loài, 3 loài có mức độ phổ biến cao là: Bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn và bộ
cánh cộc nâu.
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [18] đã có nhận xét số lượng cá
thể của nhóm bắt mồi là bọ xít tỷ lệ số lượng cá thể trên cây ngô đạt 6,93 - 8,52%.
Tỷ lệ số lượng cá thể của nhóm bọ xít bắt mồi (họ Reduviidae) đạt trung bình 17,02
- 24,91% , nhóm bọ rùa (Coccinellidae) đạt 27,12 - 34,01%, nhóm bọ chân chạy bắt
mồi (họ Carabidae) trung bình 9,04 - 20,92%, nhóm ong bắt mồi (họ Vespidae,
Polistidae và Sphecidae) trung bình 10,06 - 14,4% và nhóm côn trùng bắt mồi khác
(họ Staphylinidae, Cicindeliae, Formicidae, Asilidae, Coenagrionidae và Mantidae)
trung bình 12,36 - 25,71%.


20
Theo tài liệu của Nguyễn Công Thuật (1996) [32], những loài bắt mồi phổ
biến của các loài sâu hại ngô gồm 25 loài côn trùng thuộc cánh cứng và bọ xít bắt
mồi, trong đó có vai trò quan trọng là các loài trong họ bọ chân chạy, họ bọ rùa và
họ bọ xít ăn sâu.
Tại Đức Trọng-Lâm Đồng có 13 loài côn trùng bắt mồi (Phạm Văn Lầm,
1995) [19]. Tại vụ ngô hè thu và thu đông ở Thanh Trì-Hà Nội cho thấy có 5 loài
bắt mồi. Trong đó bọ rùa đỏ hoạt động mạnh và có vai trò quan trọng trong tiêu
diệt rệp. Các loài kiến đỏ kiến đen có ý nghĩa trong việc tiêu diệt sâu non và nhộng
sâu đục thân. Bộ cánh cụt có vai trò tích cực trong việc làm giảm số lượng ấu trùng
của sâu hại khác (Phạm Văn Lầm, 2005) [22].
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (2001)[11] trên sinh quần
ruộng ngô tại Gia Lâm-Hà Nội có 17 loài côn trùng bắt mồi của sâu hại ngô thuộc
7 bộ, trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số lượng nhiều nhất (7 loài), tiếp
đến là bộ cánh màng (4 loài) và nhiều loài thiên địch khác.

Tại Nam Đàn-Nghệ An trên các giống ngô ở 2 vụ ngô đông và ngô xuân có
26 loài thiên địch sâu hại ngô ( Phan Xuân Hảo, 2007) [14].
Họ Bọ rùa (Coccinellidae), bộ (Coleoptera), lớp (Insecta) có một lịch sử
phát triển khá lâu dài. Theo ý kiến của Iablokoff - Khazorian thì họ Coccinellidae
hiển nhiên được hình thành từ khu vực nào đấy ở vùng nhiệt đới mà hiện nay ở đó
họ Coccinellidae cũng vô cùng phong phú và đa dạng (Bộ Khoa học và công nghệ Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007; Hoàng Đức Nhuận ,1982) [2], [27].
Triển vọng sử dụng bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng ở Việt
Nam là rất lớn, do trên một phạm vi đất đai không lớn nhưng Việt Nam có rất
nhiều loài bọ rùa có ích đồng thời phát triển. Hệ bọ rùa có ích ở Việt Nam rất
phong phú, tuy nhiên từ trước đến nay chưa được điều tra một cách có hệ thống.
Năm 1976, Viện bảo vệ thực vật đã công bố danh sách bọ rùa gồm 63 loài và phân
loài, trong đó có 48 loài có ích. Cho tới nay số loài bọ rùa có ích trong khu hệ bọ


21
rùa Việt Nam lên tới 165 loài, thuộc 5 phân họ, 60 giống, trong đó có 159 loài ăn
rệp, và những sinh vật nhỏ khác hại thực vật (Phạm Văn Lầm, 1995) [19].
Các loài côn trùng bắt mồi trên ngô với vật mồi là sâu hại ngô có vai trò khá
quan trọng trong hạn chế sự gia tăng của các loài sâu hại ngô, chúng đã được khá
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu (Bùi Sỹ Doanh và Lê Ngọc Quỳnh, 1993)
[10].
Phạm Văn Lầm (2005) [22] ghi nhận 72 loài thiên địch của sâu hại ngô
(trong đó có 28 loài bắt mồi ). Chúng thuộc 36 họ côn trùng, nhện, nấm và virus.
Các loài thiên địch thu thập được nhiều nhất ở bộ cánh màng (26 loài chiếm 30,6%
tổng số loài thu thập được) và bộ cánh cứng (19 loài chiếm 26,3%). Bộ nhện lớn đã
phát hiện được 13 loài (chiếm 18,1%), bộ cánh nửa có 9 loài (chiếm 12,5%). Các
bộ khác như bộ cánh mạch, bộ cánh thẳng, bộ hai cánh, bộ nấm, virus mỗi bộ phát
hiện từ 1 – 4 loài. Trong các loài trên đã xác định tên được của 63 loài gồm 40 loài
bắt mồi ăn thịt (chiếm 57,1%), 17 loài ký sinh trên sâu hại ngô (chiếm 21,45%), 4
loài ký sinh bậc 2 (chiếm 5,7%), 2 loài ký sinh trên côn trùng ăn rệp ngô (chiếm

2,9%) và 2 loài vi sinh vật gây hại cho sâu hại ngô (chiếm 2,9%).
Côn trùng bắt mồi trên cây ngô xuất hiện khá phổ biến trên đồng ruộng. Tại
Gia Lâm – Hà Nội, Trần Đình Chiến (1991) [5] đã cho biết trên vụ ngô Xuân năm
2003, xuất hiện 15 loài thuộc 3 bộ, 8 họ. Trong đó bộ cánh cứng có số loài thu
được nhiều nhất (11 loài). Ba loài xuất hiện với mức độ phổ biến cao là: Bọ rùa 6
vằn, chân chạy dạng kiến và bọ cánh cộc
Theo Hồ Thị Thu Giang (1996) [12] các loài côn trùng bắt mồi trên sâu hại
ngô thu được 15 loài, 3 loài có mức độ phổ biến cao là: Bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn và
bộ cánh cộc nâu.
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004)[18] đã có nhận xét số lượng cá
thể của nhóm bắt mồi là bọ xít tỷ lệ số lượng cá thể trên cây ngô đạt 6,93 - 8,52%.
Tỷ lệ số lượng cá thể của nhóm bọ xít bắt mồi (họ Lygaeidae) đạt trung bình 37,02


22
- 44,91%, nhóm bọ chân chạy bắt mồi (họ Carabidae) trung bình 9,04 - 20,92%,
nhóm ong bắt mồi (họ Vespidae, Polistidae và Sphecidae) trung bình 10,06 - 14,4%
và nhóm côn trùng bắt mồi khác (họ Staphylinidae, Cicindeliae, Formicidae,
Asilidae, Coenagrionidae và Mantidae) trung bình 12,36 - 25,71%.
Về biện pháp phòng trừ sâu hại ngô, đã từ lâu đời người dân đã tự biết chăm
sóc ruộng ngô của mình bằng biện pháp thủ công, tuy nhiên đối với mỗi loài sâu
hại thì có những biện pháp phòng trừ khác nhau.
1.2.2. Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái của bọ rùa và bọ rùa hai
mảng đỏ Lemnia biplagiata
Nghiên cứu về vòng đời, đặc điểm sinh vật học của các loài bọ rùa tuy chưa
nhiều nhưng cũng đã có những công trình nghiên khá chi tiết về một số loài bọ rùa
phổ biến. Nghiên cứu của Hồ Thị Thu Giang (1996) [12] về loài bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmaculatus khi nuôi bằng rệp cải có vòng đời trung bình là 28,8 ±
0,9 ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 18,9 0C, ẩm độ trung bình là 81,6%.
Khả năng đẻ trứng của bọ rùa dao động 272,5 – 328 quả. Sâu non bọ rùa có 4

tuổi, sức ăn rệp cải của bọ rùa tăng dần từ tuổi 1 đến trưởng thành. Sức ăn của
sâu non tuổi 1 cao nhất đạt 9,8 ± 0,20 con/ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình
là 21,70C, ẩm độ trung bình 75,6 %, còn trưởng thành đạt 81,1 ± 0,99 con/ngày
ở điều kiện nhiệt độ trung bình ở 20,1 0C, ẩm độ trung bình 93,1%.
Bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata có vòng đời trung bình từ 17,7 ngày
(nuôi bằng rệp muội Aphis craccivora) đến 24,0 ngày (nuôi bằng rệp mía
Ceratovacuna lanigera). Một trưởng thành cái đẻ được 22,3 trứng khi ăn rệp muội
Aphis craccivora và 183,5 trứng khi ăn rệp mía Ceratovacuna lanigera (Quách Thị
Ngọ và Phạm Văn Lầm,1999) [26].
Trần Đình Chiến (2002) [6], Phạm Văn Lầm (1998) [21] cho biết vòng đời
của loài bọ rùa bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus trung bình 25,31 ± 2,61
ngày ở 25,9 – 29,00C và ẩm độ 81,7 – 90,3%. Trưởng thành cái đẻ trung bình 219,4


23
quả trứng, ăn 87,6 con rệp đậu tương trên ngày. Chúng có khả năng ăn nhiều loại
rệp khác nhau (rệp đậu tương, rệp ngô, rệp cải) nhưng thích ăn nhất là rệp đậu
tương. Sức ăn của ấu trùng tăng dần từ tuổi 1 đến tuổi 4, tuổi 4 có khả năng ăn cao
nhất, trung bình một ngày đêm ăn hết 59,1 con rệp.
Bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata có vòng đời trung bình từ 14,8
ngày khi nuôi ở nhiệt độ 30,7°C đến 17,7 ngày ở nhiệt 27,1°C. Một cá thể trưởng
thành cái đẻ trung bình 21,9-28,6 trứng. Tuổi thọ của trưởng thành trung bình là
22,8-24,2 ngày. Một cá thể bọ rùa 18 chấm trong cả đời nó có thể tiêu diệt khoảng
972,5 trứng nhện đỏ cam (Phạm Quỳnh Mai, 2009) [25].
Vòng đời của bọ rùa 17 chấm Harmonia sedecimnotata dài hơn vòng đời
của bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. và trung bình là 19,1-23,2 ngày khi ở nhiệt độ
thay đổi từ 30,3°C xuống 26,8°C. Một cá thể trưởng thành cái đẻ trung bình 414,7
trứng. Tuổi thọ của trưởng thành trung bình là 33,0 ngày. Một trưởng thành bọ rùa
17 chấm Harmonia sedecimnotata trong vòng 24 giờ tiêu diệt được khoảng 119,6
– 134,0 rệp muội đen Toxoptera aurantii, hoặc 72,4-85,8 ấu trùng rầy chổng cánh.

(Nguyễn Thành Vĩnh và nnk, 2005) [34].
Bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis có vòng đời kéo dài rừ 20 – 27
ngày. Trong đó pha trứng 3-4 ngày, pha ấu trùng 14 – 17 ngày, pha nhộng 3 – 6
ngày. Khả năng ăn rệp Aphis gossypii của bọ rùa trưởng thành trung bình là 29±3
rệp/ngày. Nếu thiếu thức ăn, cả ấu trùng và trưởng thành đều ăn trứng hoặc các ấu
trùng tuổi nhỏ hơn (Mai Phú Quý và nnk, 2005) [29].
Vòng đời của bọ rùa đỏ khi ăn rệp đậu tương (Aphis glycines) là 26,54±1,25
ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 29,8°C và ẩm độ trung bình là 83,5%. Vòng
đời của bọ rùa đỏ là 36,56±1,7 ngày ở nhiệt độ trung bình là 25,6°C. Sức ăn của bọ
rùa đỏ trong một ngày tăng dàn từ tuổi 1 đến trưởng thành. Pha trưởng thành ăn hết
808,56±23,39 rệp. Loài rệp thích hợp nhất cho bọ rùa đỏ là rệp đậu, rệp ngô, rệp


24
cải. Tổng số trứng đẻ trung bình cảu một trưởng thành là 182,7 quả ở nhiệt độ
23,5°C và ẩm độ 87% (Hồ Thị Thu Giang và Trần Đình Chiến 2005) [13].
Theo Nguyễn Quang Cường và nnk (2009) [8] khi nuôi bọ rùa hai mảng đỏ
bằng 2 loại thức ăn khác nhau thì tổng thời gian phát triển từ giai đoạn trứng cho
đến giai đoạn trưởng thành có sự khác nhau không lớn. Khi nuôi bằng rệp mía thì
thời gian phát dục kéo dài trung bình khoảng 12 ngày, còn thức ăn là rệp đậu màu
đen là khoảng 11 ngày. Thời gian sống của trưởng thành bọ rùa hai mảng đỏ đối
vói con đực là 40,43±6,74 ngày, con cái là 54,0±9,42 ngày. Tổng số trứng đẻ trung
bình của một con cái là 1113,07±196,26 quả.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh và nnk (2008) [15] về bọ rùa Nhật Bản
Propylea japonica với thức ăn là rệp đậu màu đen, ở nhiệt độ 23°C, ẩm độ 75% thì
khả năng đẻ trứng của BRNB là 208-1843 quả, trung bình 615 quả. Tuổi thọ trưởng
thành cái trung bình là 50,9 ngày, trưởng thành đực là 57,8 ngày. Cùng điều kiện
khi không được giao phối khả năng đẻ trứng của con cái chỉ đạt 170-690 quả, trung
bình 412,6 quả. Tuổi thọ con cái kéo dài trung bình là 84,9 ngày, con đực là 85,3
ngày.

Vòng đời của bọ rùa Nhật Bản kéo dài 14-15 ngày, trong đó giai đoạn trứng
phát triển trung bình 2,08±0,04 ngày, giai đoạn ấu trùng phát triển trong khoảng 56 ngày, giai đoạn nhộng 2,62±0,27 ngày, giai đoạn trước đẻ trứng 4,5±0,23 ngày.
Khả năng ăn mồi của ấu trùng bọ rùa Nhật Bản tương đối cao, mỗi ấu trùng có thể
ăn hết 208-293 ngày, trung bình 257±7 rệp đậu màu đen. Mỗi trưởng thành bọ rùa
Nhật Bản trong 3 ngày đầu tiên ăn hết trung bình 196±10 rệp. Trong 15 ngày đẻ
trứng đầu tiên, mỗi bọ rùa cái có thể đẻ từ 326-498 trứng, trung bình 430 trứng.
Khả năng ăn rệp cao ở cả giai đoạn ấu trùng và cả trưởng thành, trung bình cả pha
ấu trùng mỗi cá thể ăn hết 257 rệp, trong 3 ngày đầu sau vũ hóa mỗi trưởng thành
bọ rùa Nhật Bản ăn hết 196 rệp (Vũ Thị Chỉ, 2007) [4].


25
Gần đây, các nghiên cứu đều tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của côn
trùng bắt mồi và hướng lợi dụng chúng trong việc kìm hãm sự phát triển của sâu
hại ngô. Đồng thời các nghiên cứu cũng tập trung nghiên cứu thành phần loài, đặc
điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu hại, tạo cơ sở khoa học trong biện pháp
đấu tranh sinh học nhằm giảm sử dụng thuốc hoá học, hạn chế ô nhiễm môi trường
(Trương Đích, 2000; Bùi Sỹ Doanh và Lê Ngọc Quỳnh, 1993; Hà Quang Hùng,
2005) [9], [10], [16]
Theo Quách Thị Ngọ và Phạm Văn Lầm (1999) [26], Nguyễn Thị Kim
Oanh (1993) [30] loài bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata khi nuôi bằng rệp
muội Aphis craccivoracó vòng đời dài hơn khi nuôi bằng rệp mía Ceratovacuna
lanigera. Trưởng thành cái đẻ được ít trứng khi ăn rệp muội Aphis craccivora và
nhiều trứng khi ăn rệp mía Ceratovacuna lanigera
Loài bọ rùa đỏ Nhật bản khi nuôi bằng rệp cải có vòng đời trung bình là
38,8 ± 0,9 ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 18,9 0C, ẩm độ trung bình là
81,6%. Sức ăn rệp cải của bọ rùa tăng dần từ tuổi 1 đến trưởng thành. Sức ăn
của sâu non tuổi 1 cao nhất đạt 10,8 ± 0,20 con/ngày ở điều kiện nhiệt độ trung
bình là 21,7 0C, ẩm độ trung bình 75,6 %, còn trưởng thành đạt 91,1 ± 0,99
con/ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình ở 20,1 0C, ẩm độ trung bình 93,1% (Hồ

Thị Thu Giang, 1996) [12]
Trưởng thành cái loài bọ rùa bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus đẻ trung
bình 219,4 quả trứng và đẻ nhiều hơn loài bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata
khi rệp đậu tương trên ngày. Loài bọ rùa bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus và
bọ rùa hai mảng đỏ Lemnia biplagiata có khả năng ăn nhiều loại rệp khác nhau
(rệp đậu tương, rệp ngô, rệp cải) nhưng thích ăn nhất là rệp đậu tương (Trần Đình
Chiến, 2002) [6].
Việc từ bỏ hoàn toàn biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu hại nhìn chung
khó thực hiện, vì vậy cần phải xây dựng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp bảo vệ


×