Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng gạo của một số dòng lúa thuần ngắn ngày mới trồng trong vụ hè thu năm 2015 tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.07 MB, 89 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN HỮU

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA
MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN NGẮN NGÀY MỚI
TRỒNG TRONG VỤ HÈ THU 2015 TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN HỮU

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA
MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN NGẮN NGÀY MỚI
TRỒNG TRONG VỤ HÈ THU 2015 TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Xuân Sinh

NGHỆ AN, 2015


3

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hữu


4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến TS. Trương Xuân

Sinh, giảng viên Khoa Nông lâm ngư - Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong việc định hướng đề tài cũng như trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy cô giáo Khoa Nông lâm ngư,
Trường Đại học Vinh ; Ban Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An, Ban
lãnh đạo Trạm Thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Để hoàn thành được đề tài này, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cán bộ Trạm Thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên
Thành trong việc triển khai và theo dõi các thí nghiệm.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, hỗ trợ về vật chất và
tinh thần của gia đình, bạn bè.
Tôi xin trân trọng biết ơn những tình cảm cao quý đó!
Thành phố Vinh, ngày 08 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hữu


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….

1

1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………….

1


2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài………………………………………….

2

2.1. Mục tiêu……………………………………………………………….

2

2.2. Yêu cầu ……………………………………………………………….

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……………………………….

2

3.1. Ý nghĩa khoa học …………………………………………………….

2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ……………………………………………………..

2

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ……………………………...

3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài …………………………………………….


3

1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới …………………...

4

1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới ……………………………...

4

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ………………………………...

13

1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Việt Nam …………………...

15

1.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam ………………....................

15

1.3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam …………………………………

18

1.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu …………………………………………….

20


Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……….

21

2.1. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………...

21

2.2. Vật liệu nghiên cứu …………………………………………………...

21

2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………..

21

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ……………………………………..

21

2.3.2. Diện tích thí nghiệm ………………………………………………..

22

2.3.3. Các biện pháp kỹ thuật ……………………………………………..

23

2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ……………………………..


24

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………

34


6

2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………..

35

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN …………….

36

3.1. Một số chỉ tiêu về mạ của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

36

3.2. Đặc điểm hình thái của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

37

3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

39

3.4. Thời gian sinh trưởng và phát dục của các dòng lúa mới trồng trong

vụ Hè thu 2015 …………………………………………………………….

41

3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng lúa mới trồng
trong vụ Hè thu 2015 ……………………………………………………...

46

3.6. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu
2015 qua các thời kỳ ……………………………………………………….

49

3.7. Khả năng đẻ nhánh của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

51

3.8. Diện tích lá các dòng lúa trồng mới trong vụ Hè thu 2015 …………..

54

3.9. Chỉ số diện tích lá các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015 …...

56

3.10. Khối lượng chất khô các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

59


3.11. Tình hình sâu bệnh hại của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

62

3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng lúa mới
trồng trong vụ Hè thu 2015 ………………………………………………..

63

3.13. Một số chỉ tiêu về hạt gạo của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè
thu 2015 …………………………………………………………………...

66

3.14. Chất lượng thử nếm của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………

70

1. Kết luận …………………………………………………………………

70

2. Kiến nghị ………………………………………………………………

71


TÀI LIÊU THAM KHẢO ……………………………………………….

72


7

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

IRRI

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

F1

Thế hệ con lai đầu tiên

MAS

Chọn giống bằng phương pháp đánh dấu chuẩn phân tử

QTL

Những loci của tính trạng số lượng (Quantitative trait loci)

USDA


Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture)

FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug
Administration)

EC

Ủy ban Châu Âu (European Commission)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RCBD

Khối ngẫu nhiên hoàn toàn

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TB

Trung bình

BRHX


Bén rễ hồi xanh

BĐĐN

Bắt đầu đẻ nhánh

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

BĐT

Bắt đầu trỗ

KTT

Kết thúc trỗ

CHT

Chín hoàn toàn

ĐC

Đối chứng

BVTV

Bảo vệ thực vật


KL

Khối lượng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

Cs

Cộng sự


8

LA

Diện tích lá

LAI

Chỉ số diện tích lá


9


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

STT bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thế giới những năm gần đây

13

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số nước trên thế giới

14

Bảng 1.3 Diện tích năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam thời kỳ 2000 - 2013

19

Bảng 1.4 Điều kiện thời tiết khí hậu

20

Bảng 2.1 Các dòng lúa thuần mới trồng trong vụ Hè thu 2015

21

Bảng 2.2 Các công thức thí nghiệm


22

Bảng 2.3 Phân loại chiều dài và hình dạng hạt gạo

34

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về mạ của các dòng lúa thí nghiệm

36

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

38

Bảng 3.3 Đặc điểm sinh trưởng của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu
2015

40

Bảng 3.4 Thời gian trải qua các giai đoạn của các dòng lúa mới trồng trong vụ
Hè thu 2015

42

Bảng 3.5

Chiều cao cây của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015 qua các thời kỳ

46


Bảng 3.6

Số lá của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015 qua các thời kỳ

50

Bảng 3.7

Khả năng đẻ nhánh của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

52

Bảng 3.8 Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

53

Bảng 3.9 Diện tích lá (LA) của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

55

Bảng 3.10 Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

57

Bảng 3.11 Khả năng tích lũy chất khô của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

60

Bảng 3.12 Tình hình sâu bệnh hại của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015


62

Bảng 3.13 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các dòng lúa mới trồng
trong vụ Hè thu 2015
Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu về hạt của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

64
67


10

Bảng 3.15 Chất lượng thử nếm của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

68


11

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT hình

Tên hình

Trang

Hình 3.1 Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng lúa mới trồng
trong vụ Hè thu 2015


44

Hình 3.2 Tổng thời gian sinh trưởng của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

45

Hình 3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng lúa mới trồng trong vụ
Hè thu 2015

48

Hình 3.4. Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

54

Hình 3.5 Diện tích lá của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

56

Hình 3.6 Chỉ số diện tích lá của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

59

Hình 3.7 Khối lượng chất khô của các dòng lúa mới trồng trong vụ Hè thu 2015

61

Hình 3.8 So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng lúa mới
trồng trong vụ Hè thu 2015


66

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oryza sativa) là loại cây trồng quan trọng cho hơn một nửa dân số
trên hành tinh. Có khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực
chính và 20% dân số sử dụng trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Ở Châu
Á, lúa gạo cung cấp 30 - 80 % lượng calo hàng ngày.
Ở Việt Nam lúa là cây lương thực chính, chiếm trên 90% sản lượng lương
thực. Sự phát triển của nghề trồng lúa gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân
Việt Nam. Lúa gạo không những đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh lương thực mà còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Từ một nước sản xuất chỉ mang tính tự cung tự cấp, thì đến nay chúng ta đã trở
thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Đạt được thành tựu đó, là do


12

chúng ta đã nghiên cứu, tuyển chọn và sử dụng nhiều giống lúa trên các cánh
đồng lúa ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa nước nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do sự biến đổi thất thường của
thời tiết khí hậu và sự phát sinh gây hại của các loại sâu bệnh. Cùng với đó là quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm diện tích nông nghiệp có xu hướng ngày
càng giảm. Lúa gạo Việt Nam vẫn còn kém chất lượng so với các nước xuất khẩu
gạo khác nên giá gạo nước ta vẫn thấp hơn. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có
những giống lúa mới có tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều
kiện ngoại cảnh bất lợi đồng thời cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng thị
hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, công tác nghiên cứu để chọn những giống lúa
mới đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra là việc làm thường xuyên và cần thiết.

Tính đến năm 2014, Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn thứ 8 trong
cả nước với gần 188.000 ha, trong đó diện tích lúa lai chiếm khoảng 73.500 ha.
Chủ yếu nguồn giống lúa lai được nhập nội từ Trung Quốc và một số giống lúa
lai chọn tạo trong nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu hạt giống thường gặp khó
khăn như chủng loại giống không phù hợp, chất lượng giống không ổn định, giá
thành lại cao. Do đó, việc nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống lúa thuần cần
được quan tâm đúng mức. Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng gạo
của một số dòng lúa thuần ngắn ngày mới trồng trong vụ Hè thu năm 2015 tại
Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua nghiên cứu tuyển chọn được những dòng lúa thuần nổi trội về năng
suất, chất lượng, khả năng chống chịu và phù hợp cho vụ Hè thu tại Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu góp phần mô tả, đánh giá đặc trưng hình thái, sinh trưởng,
phát triển, năng suất và phẩm chất của một số dòng lúa mới có triển vọng để làm
cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.


13

Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà chọn tạo giống và cán
bộ kỹ thuật xây dựng được quy trình canh tác hợp lý nhằm khai thác tối đa hiệu
quả kinh tế của các giống lúa mới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được dòng lúa có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất
cao để khuyến cáo phục vụ sản xuất tại Nghệ An. Đồng thời góp phần thay đổi
cơ cấu giống lúa của Tỉnh theo hướng giảm bớt diện tích lúa lai tăng cường diện
tích lúa thuần chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Đa dạng cơ cấu giống lúa trên địa bàn Tỉnh phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng
sản xuất hàng hoá.


14

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống là tiền đề của năng suất và chất lượng. Mỗi vùng có điều kiện tiểu
khí hậu đặc trưng, do đó cần có bộ giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của địa phương. Một giống lúa tốt phải đạt được một số yêu cầu sau:
- Sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai, và điều
kiện canh tác tại địa phương.
- Cho năng suất cao và ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn biến
động của thời tiết.
- Có tính chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng đáp ứng với yêu cầu sử dụng.
Vì vậy, một trong những biện pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm tận dụng các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp với một
vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp.
Việc xác định đưa cơ cấu giống lúa chất lượng vào sản xuất ở mỗi vùng,
mỗi khu vực sản xuất nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó
với điều kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ
giữa cơ cấu giống lúa đó với điều kiện đất đai, với tập quán canh tác, còn phải
quan tâm tới phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó.
Theo quy luật phát triển của chọn lọc và tiến hoá thì những giống lúa được
tạo ra sau thường có tính ưu việt hơn giống trước đó và được thay thế cho nhau.
Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do môi trường sản xuất không thích
hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Hiện nay các giống lúa này tồn tại

xen kẽ nhau và thích hợp với từng điều kiện của mỗi địa phương.
Các giống lúa khác nhau có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái,
thổ nhưỡng ở mỗi vùng khác nhau. Để xác định được giống tốt cho một vùng sản
xuất nào đó cần phải tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua một số vụ
sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng của giống đó. Do đó, việc xác định tính
thích nghi của giống nào đó trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng phải tiến
hành bố trí gieo trồng tại nhiều vùng có đặc điểm sinh thái khác nhau nhằm đánh


15

giá khả năng thích ứng, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu,
bệnh, mức độ chịu đất chua mặn, khả năng cho năng suất, hiệu quả kinh tế của
giống đó so với các giống đang gieo trồng đại trà hiện có tại một khu vực hoặc
một địa phương nào đó.
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Dân số hiện nay của thế giới đã là hơn 7 tỷ người. Con số này sẽ đạt tới 8
tỷ vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần
do đất được chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Áp lực của tăng dân số
cùng với áp lực từ thu hẹp diện tích đất trồng trọt lên sản xuất lương thực của thế
giới ngày càng tăng. Cách duy nhất để con người giải quyết vấn đề này là ứng
dụng khoa học kỹ thuật tìm cách nâng cao năng suất các loại cây trồng.
Giống lúa có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, nó làm
tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, góp phần quan trọng trong việc ổn định an
ninh lương thực. Công tác giống được chú trọng phát triển cùng với các biện
pháp kỹ thuật và khả năng đầu tư sẽ làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển
nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng nông sản.
Giống lúa mới được coi là tốt phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ các
yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại

cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu bệnh
hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Muốn phát
huy hết tiềm năng năng suất của giống tốt đó phải sử dụng chúng hợp lý, phù
hợp với đất đai, điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội của vùng đó.
Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi
vùng khác nhau. Xác định được một số giống tốt cho từng vùng sản xuất nông
nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian. Một giống mới trước khi đưa
ra sản xuất trên diện rộng thì giống đó phải được trồng ở những vùng sinh thái
khác nhau. Việc làm đầu tiên là đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, tính ổn
định, khả năng thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất
thuận và khả năng cho năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống đó. Vì


16

giống là tiền đề của năng suất và phẩm chất. Một giống lúa tốt cần thoả mãn một
số yêu cầu sau:
- Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu đất đai và điều kiện
canh tác tại địa phương.
- Cho năng suất cao ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn của
biến động thời tiết.
- Có tính chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
* Chất lượng gạo: Trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thì chất lượng gạo
quyết định phần lớn giá trên thị trường.
- Hình dạng hạt: Các yếu tố cấu thành hình dạng của hạt gạo gồm: kích
thước và hình dạng hạt, độ đồng đều, độ bóng, độ bạc bụng, màu sắc hạt, tỷ lệ
gạo/thóc...ngoài ra còn phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi dân tộc.
- Kích thước và hình dạng hạt: là một chỉ tiêu phân loại giúp cho việc đánh
giá phẩm chất hạt tốt hơn và được xếp thành 3 loại: dài, trung bình, ngắn.

- Nội nhũ và độ bạc bụng: Độ bạc bụng là đặc điểm không mong muốn
nó làm giảm năng suất xay xát bởi những hạt bạc bụng thường yếu và dễ vỡ, đó
là sự sắp xếp rời rạc các hệ tinh bột và Prôtêin. Độ bạc bụng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: thu hoạch ở ẩm độ cao, chín không đều trong cùng bông lúa, thời
kỳ sau trỗ bông gặp nhiệt độ cao làm gia tăng độ đục, do vậy sẽ làm giảm giá trị
trên thị trường.
- Màu sắc hạt: Màu sắc được sử dụng như một tiêu chuẩn chất lượng gạo,
được quyết định bởi màu của vỏ trấu và nội nhũ, thông thường vỏ cám có màu
vàng đến màu đỏ thẫm.
- Chất lượng xay xát: Đây là tiêu chuẩn quan trọng của gạo. Giá trị của
năng suất xay xát là tỷ lệ gạo nguyên, gạo gãy và tấm, trong đó tỷ lệ gạo gãy và
tấm vào khoảng 30 - 50% khối lượng toàn bộ hạt [7].
- Chế biến: Những đặc điểm về xay xát và nấu ăn có tính quyết định hầu
hết giá trị kinh tế của hạt gạo. Chất lượng cơm ngon liên quan đến mùi thơm, độ
dẻo, vị ngọt, độ sáng của cơm. Đó chính là tiêu chuẩn cho sự đánh giá phẩm


17

chất hạt gạo [19].
Tất cả các giống lúa trước khi đưa ra khuyến cáo sản xuất đại trà cần phải
qua khảo nghiệm và khu vực hoá.
Lúa là một trong ba cây lương thực chính của thế giới. Do đó việc nghiên
cứu lúa đã được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm từ rất sớm.
Lúa trồng Oryza sativa (2n = 24 ) được các nhà khoa học trên thế giới
phân làm các loài phụ là O.S. Indica, O.S. japonica và O.S. Javanica. Theo
Glaszman (1987), lúa trồng còn có các nhóm trung gian giữa các loài phụ trên.
Nhân loại cũng đã biết đến 2 loại gạo chất lượng cao chính: gạo hạt dài chất
lượng cao (thuộc loài phụ Indica), được sản xuất ở các nước nhiệt đới và loại hạt
tròn (thuộc loài phụ Japonica) được sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa

Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp
hơn và có chứa amylopectin. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi vàng
do có hàm lượng protein trong hạt khá cao [26].
Kato (1928) đã báo cáo rằng có hai loại lúa trên thế giới và đặt tên là lúa
india ở vùng nhiệt đới và lúa Japonica ở vùng ôn đới. Matsuo (1952) căn cứ trên
hình dạng của cây mà xếp loại thành 3 nhóm A, B và C và sau đó được đối chiếu
với Japonica, Javanica và Indica. Morinaga (1954) cũng có cách xếp loại tương
tự Matsuo (1952). Nakagawara (1978) xếp thành 4 loại: Japonica, Javanica,
Indica và Scinica.
Oka (1958) [35] xếp loại 147 giống lúa ở Châu Á thành hai loại, tên là lúa
“Lục địa” và lúa “quần đảo”, sau đó được đối chiếu với India và Japonica. Tác
giả căn cứ vào một số đặc tính chính như chiều dài của đuôi, phản ứng rượu
phenol của hạt, kháng KClO3 và chống chịu nhiệt độ thấp và hạn hán. Phương
pháp xếp loại lúa này có tính chất tổng quát và dựa vào khảo sát vật lý nên không
đi sâu vào cấp độ tế bào để được chính xác hơn.
Jacquot và Atanud (1979) nghiên cứu về vị thế của lúa rẫy liên hệ đến xếp
loại theo hình dạng Japonica (A), Javanica (B) và Indica (C), đã được tìm thấy
trước kia bởi Matsuo (1952). Ngoài ra, sự xếp loại IRRI-IBPGR (1980) hầu hết


18

căn cứ vào hình thể và phân biệt ra ba loại cây đã mô tả bởi Matsuo (1952) thêm
vào “loại lai.”
Chang (1979) cho biết rằng sự xếp loại lúa cổ xưa ở Trung Quốc gồm loại
Hsien (Indica) và Keng (Japonica) có thể được dùng cho tất cả lúa ở Châu Á.
Những đặc tính chính được dùng để phân loại này gồm có hình dạng hạt, phản
ứng phenol, lông của trấu, lông của lá, khoảng cách giữa hai mắt của trục gié lúa
và màu vỏ lúa khi trổ bông. Các nhà khoa học Trung Quốc đề nghị dùng tên
Hsien và Keng vì Indica và Japonica ám chỉ về sự phân phối địa dư, không thích

ứng với tình trạng hiện tại, nhưng đề nghị này chưa được các nhà khảo cứu trên
thế giới chấp nhập rộng rãi, vì sự thay đổi danh từ không giúp thêm lợi ích cho
người dùng.
Glaszmann và cs. (1984) [27] đã nghiên cứu sự đóng góp của 7 enzim của
252 giống lúa từ IRRI, IRAT và Thái Lan bằng phương pháp điện di. Tác giả dựa
trên sự phân bố alen trong 14 loci đã phân các giống thành 2 nhóm: nhóm Indica
và nhóm Japonica và Javanica. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tất cả các giống lúa
cạn từ Châu Phi, Nam Mỹ và hầu hết Đông Nam Á có dạng Japonica hoặc
Javanica.
Glaszmann (1987) [26] đã nghiên cứu trên 1.688 giống lúa cổ truyền của
Châu Á bằng cách dùng đến 15 polymorphic loci làm mã số cho 8 enzymes. Sự
biến đổi của enzyme được khám phá bằng sự phân giải điện tử chất tinh bột
(starch gel electrophoresis) đã được dùng để nghiên cứu cấu trúc di truyền của
các loài O. sativa, L. Phân tích thống kê các kết quả khảo cứu thu thập được cho
phép nhận diện 6 nhóm giống lúa với hai nhóm chính: nhóm I và nhóm VI.
Nhóm I tượng trưng cho các giống Indica ở vùng nhiệt đới và nhóm VI dành
cho lúa Japonica, được tìm thấy hầu hết ở vùng ôn đới và những nơi có cao độ.
Giữa hai nhóm này có các nhóm khác như nhóm IV và V thì gần với nhóm VI
(Japonica), trong khi nhóm II và III gần với nhóm I (Indica).
Mackill (1995) nhận thấy đánh dấu DNA (RAPD) random amplified
polymorphic) rất tiện dụng để xếp loại các giống lúa Japonica thành Japonica ôn


19

đới và Japonica nhiệt đới (Javanica). Ông đã tìm thấy rằng khoảng cách giữa
Japonica ôn đới và Japonica nhiệt đới ít hơn giữa Indica và Japonica.
Mặc dù sự khác biệt về khí hậu và tình trạng nhiệt độ ở các vùng trồng lúa
còn tồn tại, sự phân biệt giữa các giống lúa Indica và Japonica đã dần dần trở
nên ít đi do sự lai tạo giữa hai nhóm lúa này ngày càng được dùng nhiều trong

các chương trình lai tạo giống mới. Ở nhiều nơi lúa Japonica và Indica được
trồng lẫn lộn nhau trong những vùng rộng lớn như ở vùng Bắc Trung Quốc, tạo
ra cơ hội cho những tạp giao chéo và những giống trung gian của hai nhóm lúa
này. Cho nên, tạp giao đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác xếp loại lúa chính xác.
Chaudhary và Trần Văn Đạt (2001) [6] chỉ ra rằng khuynh hướng tạo giống
lúa vừa có năng suất cao và mùi thơm được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Các cuộc lai tạo thành công với giống có năng suất cao, nhưng mùi thơm không
còn tương tự với lúa mẹ. Ở Trung Quốc trong những năm từ 1985 đến 1997 các
nhà khoa học đã tạo ra 61 giống lúa thơm cải tiến, trong đó 47,5% thuộc Indica
và 52,5% thuộc Japonica. Các giống lúa thơm cải tiến này có năng suất kém hơn
lúa không thơm khoảng 5-10%.
Năm 2000, các nhà khoa học đã tạo ra giống lúa có khả năng sản xuất và
tồn trữ chất β-carotene trong hạt gạo. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở cây lúa có
chứa chất GGDP (Geranyl Diphosphate), một tiền chất quan trọng trong tổng
hợp β-carotene. Giáo sư Ingo Potrykus của Thụy Sỹ và Tiến sĩ Peter Beyer của
Đức đã sử dụng gen PSy (Phytocone Syntheses) từ Narciscus và gen Pds
(Phytocone disaturase) từ vi khuẩn mã hóa cho những enzim bị thiếu và họ đã
thành công trong chuyển đổi cây lúa để sản xuất chất β-carotene. Kết quả giống
lúa đầu tiên tạo được chất β-carotene trong hạt gạo đã được tạo ra. Đó là giống
Teipei309 thuộc nhóm Japonica được báo chí gọi là “cây lúa vàng” [25].
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ingopotrykus và nhóm của
Toshihino Yoshishra ở Nhật Bản có hàm lượng sắt cao trong hạt gạo bằng cách
chuyển nạp gen tạo ra chất Ferintin, một loại protein giàu sắt dự trữ trong cây
đậu. Gen điều khiển tổng hợp Ferintin trong cây đậu được phân lập và chuyển
vào nhờ vi khuẩn.


20

Theo hướng này, mới đây Thái Lan đã tạo được giống lúa giàu sắt với

hàm lượng sắt gấp 30 lần các giống lúa thông thường khác. Ngoài ra các giống
này còn chứa protein, kẽm và các tác nhân chống oxi hóa. Với sự ra đời của các
giống này đã góp phần khắc phục bệnh thiếu máu ở người, đặc biệt là ở trẻ em và
phụ nữ mang thai. Đây là một tiến bộ vượt bậc trong công tác giống trên thế giới
đồng thời mở ra hướng chọn tạo giống mới nhờ tiến bộ của khoa học bằng công
nghệ chuyển nạp gen.
Từ lâu Thái Lan đã nổi tiếng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Nước này cũng được thiên nhiên ưu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì
nhiêu. Các trung tâm nghiên cứu giống lúa được thành lập ở nhiều tỉnh và khu
vực. Nhiệm vụ của các cơ sở này là tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các
giống lúa tốt phục vụ cho nội tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu, thu ngoại tệ. Tiêu
chí chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống lúa phải có thời
gian sinh trưởng trung bình đến dài ngày (Vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng
được 1 vụ/năm) hạt gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi
trọng chất lượng hơn là năng suất… Điều này cho chúng ta thấy tại sao giá gạo
xuất khẩu của Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo hướng này, Thái Lan
đã tạo ra các giống lúa chất lượng nổi tiếng thế giới, trong đó phải kể đến các
giống như: Khao dawk mali, Jasmin (Hương Nhài). Các giống này cũng được
gieo trồng ở Việt Nam và một số nước khác [30].
Nhật Bản và Hàn Quốc là nơi có diện tích trồng lúa ít nhưng năng suất
bình quân cao: Nhật Bản có 2 triệu ha, Hàn Quốc có 1,2 triệu ha nhưng năng suất
đạt trên 60 tạ/ha. Có được kết quả đó là do người Nhật chỉ trồng lúa 1 vụ/năm,
cây lúa được gieo trồng trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất, công tác giống
lúa của Nhật cũng được đặc biệt chú trọng nhất là các giống chất lượng. Các nhà
khoa học Nhật Bản đã lai tạo và đưa vào sản xuất các giống lúa vừa có năng suất
cao, chất lượng tốt như Koshihikari, Sasanisiki, Koenshu... đặc biệt ở Nhật đã lai
tạo được 2 giống lúa có mùi thơm đặc biệt, chất lượng gạo ngon và năng suất cao
như giống: Miyazaki1 và Miyazaki2. Cho đến giờ các giống này vẫn giữ được vị



21

trí hàng đầu về 2 chỉ tiêu quan trọng đó là hàm lượng Protein cao tới 13%, hàm
lượng Lysin cũng rất cao.
Chọn giống lúa theo phương pháp truyền thống dựa trên cơ sở chọn lọc
kiều hình trong quần thể con lai đang phân ly của một tổ hợp lai nào đó. Phương
pháp này thường gặp phải một số khó khăn về tương tác giữa kiểu gen và môi
trường (GxE). Mặt khác, nhiều quy trình chọn theo kiểu hình rất đắt tiền, tốn thời
gian, tiền của và công sức lao động. Chọn tạo giống bằng phương pháp đánh dấu
chuẩn phân tử (MAS) có khả năng khắc phục những nhược điểm đó [2].
Hiệu quả của MAS để cải tiến năng suất lúa, nhưng nó chỉ rõ ràng hơn khi
kết hợp với phương pháp bản đồ QTL. Những alen QTL đối với thành phần năng
suất lúa, nguồn gốc từ lúa hoang Oryza rufipogon, được phát hiện thông qua
quần thể hồi giao cải tiến (AB-QTL). Nghiên cứu này mặc dù có hiệu suất thấp
nhưng nó có ảnh hưởng tốt đối với năng suất và thành phần năng suất trong
giống lúa trồng đóng vai trò vật liệu nhận, Một vài QTL đối với năng suất lúa
hoang không liên kết với bất cứ một QTL bất lợi nào. Trong nhiều trường hợp
khác nhau, các alen của Qryza rufipogon thể hiện cùng một ảnh hưởng trên một
nền tảng di truyền và môi trường khác nhau, tạo ra tính chất ổn định của QTL
năng suất.
Những QTL đối với KL 1000 hạt gần đây cũng được xác định trên nhiễm
sắt thể số 6. Thông qua sử dụng quẩn thể các dòng cận giao từ cặp lai giữa giống
lúa Japonica năng suất cao và giống lúa Indica năng suất thấp. Người ta áp dụng
MAS du nhập vào một dòng NIL của Nipponbare, QTL như vậy làm tăng KL
1000 hạt lên 10% và năng suất lúa lên 15% trên mỗi cây mà không gây một ảnh
hưởng bất lợi nào khác về dạng hình cây lúa cao sản. Vùng mục tiêu trong
genome nơi QTL định vị được đánh dấu bởi nhiều marker phân tử. Chúng có thể
được dùng trong việc du nhập QTL này nhằm làm gia tăng năng suất trong các
giống lúa cao sản [2].
Hầu hết các ứng dụng thành công của MAS trong chọn giống đến nay đều

thuộc về gen chủ lực điều khiển tính kháng bệnh (gen R). Trên cây lúa, Singh và
CS, 2001 đã phát hiện 3 gen R chồng lên giống PR106, đó là: gen xa-5, xa-13 và


22

xa-21 kháng bệnh bạc lá lúa [39]. Jeol và CS, 2003 [31] đã tìm ra gen Pi-5(t)
kháng bệnh đạo ôn. Hittalmani và CS, 2000 [29] đã tìm ra 3 gen kháng bệnh đạo
ôn, đó là: Pi-l, Piz5 và Pita. Hayashi và CS, 2004 [28] phát hiện 2 gen kháng
bệnh đạo ôn là Pi-z và Pi-zt. Sardesai và CS, 2002 [37] đã tìm ra gen kháng sâu
năn là Gm-7. Murai và CS, 2001 [34] đã phát hiện gen bph-2 kháng rầy nâu.
Lúa là cây của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, do vậy nhiệt độ thấp là bất
lợi khi trồng lúa ở vùng ôn đới và vùng có độ cao khá lớn. Bao phấn ở giai đoạn
làm đòng rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Strees do lạnh làm trì hoãn thời gian trỗ
bông hay thời gian chín, làm giảm năng suất nghiêm trọng do bị lép. Có một liên
kết chặt chẽ giữa một SNP của gen oxidase (AOX) với hai QTL (Ctb1 và Ctb2)
điều khiển tính chống chịu nhiệt độ thấp, liên quan đến bao phấn ở giai đoạn làm
đòng, định vị trên nhiễm sắt thể số 4. Tác giả ghi nhận biến dị alen ở mức độ
phân tử của thể đồng dạng AOX trong các giống lúa phản ứng khác nhau trong
điều kiện nhiệt độ lạnh, đồng phân ly với sự có mặt của QTL này. Như vậy, sự
sai khác SNP được xem như một công cụ rất tốt cho MAS để chọn lọc QTL
chống chịu lạnh.
Hiện nay, biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ khí
quyển ấm dần lên. Sự khan hiếm nước tưới phục vụ nông nghiệp là vấn đề cấp
thiết trên quy mô toàn cầu. Tính đến nay, nước phục vụ nông nghiệp chiếm 70%
nguồn nước phục vụ dân sinh của toàn thế giới [11]. Muốn đạt được 1 kg thóc,
người ta cần 5.000 lít nước [15]. Nhiều quốc gia như Ai Cập, Úc, Nhật Bản đã cố
gắng cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm xuống 1,3 m 3 nước/kg
thóc. Ở Trung Quốc, các nhà chọn giống đang thử nghiệm mô hình canh tác cây
lúa trên đất thoáng khí. Do hiện tượng thiếu nước nên khô hạn là stress có ý

nghĩa lớn nhất hiện nay và trong tương lai.
Theo Lilley và CS, 1996 [32], Robin và CS, 2003 [36] ; một QTL điều
khiển áp suất thẩm thấu trong trường hợp khô hạn đối với cây lúa được xác định
trên nhiễm sắt thể số 8. Người ta thực hiện bản đồ so sánh trên vùng mục tiêu của
nhiễm sắt thể số 8, kết quả cho thấy QTL của áp suất thẩm thấu đồng dạng với
một đoạn phân tử trên nhiễm sắt thể 7S của lúa mì, mà locus này được xác định


23

bởi Morgan và Tan (1996) [33]. Theo Teulat và CS, 2003 [40] QTL còn đồng
dạng với vùng mục tiêu nhiễm sắt thể 1 của lúa mạch, nơi mà có một QTL liên
quan đến hàm lượng nước trong điều kiện khô hạn. Cũng theo Zhang và CS,
2001 [42] QTL của cây lúa điều khiển áp suất thẩm thấu định vị trên nhiễm sắt
thể 3 tương đồng với một vùng trên nhiễm sắt thể số 1 của cây bắp. Tại vùng
mục tiêu này của cây bắp, nhiều tính trạng sinh lý và nông học ảnh hưởng đến
tính chống chịu khô hạn.
Đối với cây lúa canh tác nhờ nước trời, tăng trưởng bộ rễ có tính chất
thích nghi là một yêu cầu quan trọng. Những QTL điều khiển tính trạng cho năng
suất trong điều kiện có nước tưới và khô hạn được xác định trên bản đồ di truyền
với quần thể đơn bội kép (DH). Vùng mục tiêu đối với năng suất trong điều kiện
khô hạn được xác định tại nhiễm sắt thể số 4. Các tính trạng của rễ (chỉ số ăn sâu
vào đất, chiều dài rễ, lực nhổ cây mạ và hình thái học của bộ rễ) được xác định
trên cùng một bản đồ di truyền. Babu và cs. (2003) [23] nhận thấy có tương quan
thuận giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trong điều kiện stress do
khô hạn trên vùng mục tiêu của nhiễm sắt thể số 4.
Shen và cs. (2001) [38] cho rằng việc áp dụng marker phân tử trong chọn
dòng hồi giao (BC) được thực hiện để cải tiến các tính trạng rễ ảnh hưởng đến
tính chống chịu khô hạn của giống IR64. Chọn lọc alen của Azucena (giống lúa
rẫy thuộc loại hình Japonica nhiệt đới) tại 4 QTL liên quan đến tính trạng rễ mọc

sâu, trên quần thể BC3F2. Những dòng NIL được chọn lọc đã cải tiến được chiều
dài rễ (12 – 17% so với IR64) hoặc cải tiến được trọng lượng rễ mọc sâu.
Chọn tạo giống lúa bằng phương pháp bắn gen đã được các nhà nghiên
cứu trên thế giới quan tâm. Iran là nước đầu tiên trồng cây lúa chuyển gen trong
sản xuất đại trà từ năm 2006. Trung Quốc đã sẵn sàng thủ tục còn lại để đưa ra
sản xuất trong thời gian sớm nhất. Công ty Bayer Crop Science thông báo giống
lúa LLRICE 601 một dòng lúa biotech có tính chất điều hòa của gen, hạt gạo dài
sẽ trở thành giống thương mại. Cả USDA và FDA đều công nhận hai giống lúa
LLRICE 62 và LLRICE 06 đều an toàn cho việc sử dụng làm lương thực và an


24

toàn cho môi trường trồng lúa. Ủy ban Châu Âu (EC) cấp chứng nhận cho giống
lúa chuyển gen LLRICE 601 của Mỹ được nhập làm lương thực.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa là một loại cây lương thực chính và cung cấp lương thực cho hơn một
nửa dân số thế giới. Người ta ước tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới
phải tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995. Về mặt lý thuyết, lúa có khả
năng cho sản lượng cao hơn nếu điều kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất
lượng đất, biện pháp thâm canh và giống được cải thiện. Trong tất cả các yếu tố
đó, cải tạo giống đóng vai trò rất quan trọng. Thành công và đóng góp từ nghiên
cứu lúa lai từ Trung Quốc mở ra một triển vọng mới giúp thế giới có một cái
nhìn lạc quan hơn về an ninh lương thực trong tương lai.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thế giới những năm gần đây
Năm
2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích

Năng suất

(triệu ha)
154,9
155,6
155,1
159,8
158,5
159,4
164,2
162,9
165,2

(tạ/ha)
40,9
41,2
42,3
43,0
43,4
43,5
44,5
45,1

44,9

Sản lượng
(triệu tấn)
634,4
640,9
656,8
688,0
686,9
702,0
722,7
734,9
740,9
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)

Hiện nay, cây lúa có mặt trên hơn 120 quốc gia trên thế giới, phân bố từ
35 vĩ độ Bắc đến 35 vĩ độ Nam. Đặc biệt, lúa được trồng ở Kerala (Ấn Độ) thấp
hơn mực nước biển, ngoài ra nó còn được trồng ở độ cao 2000 mét ở Kasmia (Ấn
Độ) và Nêpan. Lúa có thể trồng trên cạn, điều kiện nước sâu trung bình, hoặc
nước sâu khoảng 1,5 – 5,0 mét. Tuy nhiên, do điều kiện sinh thái, điều kiện kinh
tế - xã hội và tập quán canh tác khác nhau nên diện tích, năng suất và sản lượng
lúa gạo ở các nước, ở các khu vực trên thế giới không giống nhau.
Từ năm 2005 đến 2013 diện tích trồng lúa thế giới liên tục tăng từ 154,9
triệu ha lên 165,2 triệu ha. Các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới


25

đứng đầu vẫn là các nước Châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh,
Thái Lan, Mianmar, Việt Nam, Philippines. Ở những nước sử dụng lúa gạo làm

lương thực, công tác nghiên cứu cải tiến giống và kỹ thuật thâm canh cây lúa
được coi trọng nên năng suất lúa thế giới liên tục tăng. Năm 2013, năng suất lúa
thế giới đạt 44,9 tạ/ha, nước sản xuất lúa đạt năng suất cao nhất là Mỹ, Ai cập,
Autralia (80 - 90 tạ/ha), Trung Quốc (67 tạ /ha) và Việt Nam đạt 55,3 tạ/ha.
Cùng với sự tăng trưởng của diện tích và năng suất, sản lượng lúa gạo thế giới
liên tục tăng đạt 740,9 triệu tấn năm 2013.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số nước trên thế giới
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên nước

Diện tích

Trung Quốc
Ấn độ
Indonesia
Việt Nam
Thái Lan
Brazil
Mỹ

Pakistan
Nhật Bản

(triệu ha)
2012
2013
92,8
94,1
97,1
99,3
17,4
17,6
88,7
90,7
13,6
13,7
19,6
20,9
60,2
59,4
12,7
13,4
19,1
19,3

Năng suất

Sản lượng

(tạ/ha)

(triệu tấn)
2012
2013
2012
2013
58,5
58,9
54,3
55,5
30,2
29,6
29,3
29,3
50,8
50,8
88,4
89,8
54,6
54,3
48,4
49,2
31,3
30,2
42,8
41,5
45,8
48,2
89,9
100,9
59,2

73,4
35,6
43,6
26,5
27,2
33,7
36,4
61,3
61,0
11,7
11,8
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)

Về tình hình xuất khẩu gạo, năm 2008 Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới với hơn 9 triệu tấn, Việt Nam đứng thứ hai với 3,8 triệu tấn, chiếm
3% sản lượng xuất khẩu gạo của Châu Á. Năm 2012, Việt Nam vươn lên vị trí
dẫn đầu về xuất khẩu gạo. Theo IRRI, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dùng
nội địa, có khoảng 6 - 7% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới được lưu thông
trên thị trường quốc tế.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Nguồn gen cây lúa Việt Nam thuộc dạng phong phú. Bên cạnh nguồn gen
bản địa, việc nhập nội các mẫu giống lúa từ quốc tế cũng đóng góp nguồn vật


×