Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái học và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến loài kiến vàng (oecophylla smaragdina fabricius) trên cây cam bù huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 88 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

ĐƯỜNG DŨNG TIẾN
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN LOÀI KIẾN
VÀNG (Oecophylla smaragdina Fabricius) TRÊN CÂY
CAM BÙ TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ
TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

ĐƯỜNG DŨNG TIẾN
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN LOÀI KIẾN
VÀNG (Oecophylla smaragdina Fabricius) TRÊN CÂY
CAM BÙ TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ
TĨNH
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60-62-01-10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN LAM

NGHỆ AN, 2015


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để
bảo vệ một ai nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Đường Dũng Tiến


ii

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Trương Xuân Lam đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư, Trường
Đại học Vinh đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm ứng dụng khoa học bảo vệ cây trồng
vật nuôi huyện Hương Sơn, Trung tâm BVTV Khu IV, Viện Sinh thái & Tài
nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện

thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo các xã Sơn Trường, Sơn Mai, Sơn Phú huyện
Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn trong thời gian qua.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp người thân trong
gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đường Dũng Tiến


iii

MỤC LỤC
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt mồi trên
cây cam bù...............................................................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến................9
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt mồi trên
cây cam..................................................................................................................11
1.2.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến..............13
Cho đến nay, mặc dù việc sử dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina trong
phòng trừ sinh học đã được đề cặp và ghi nhận nhưng các đặc điểm sinh học
của loài này gần như chưa được nghiên cứu. Để có thể sử dụng loài này một
cách dễ dàng và tạo điều kiện cho quần thể kiến phát triển nhanh chóng trong
tự nhiên. Trong điều kiện tự nhiên ghi nhận được kiến thợ có mang trứng
chiếm tỉ lệ 93 % với số lượng trứng trung bình là12,5 trứng/con. Các trứng
trong tổ có kích thước bằng kích thước trứng trong bụng kiến thợ phát triển
thành kiến đực. Tuy nhiên chưa ghi nhận thấy kiến thợ đẻ trứng trong điều
kiện nhà lưới. Kết quả quan sát trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và
ngoài tự nhiên chưa ghi nhận thấy kiến chúa bắt cặp. Kiến chúa không thụ tinh

vẫn có thể đẻ trứng, nhưng trứng phát triển thành kiến đực. Các quần thể kiến
mới thiết lập có thể chấp nhận nhộng của quần thể kiến khác để phát triển về
mật số, số tổ và kích thước tổ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005, 2007) [1], [2]......13
1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên một số loài côn
trùng bắt mồi trên cây cam...................................................................................16


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật.

CAQ

:

Cây ăn quả.

CDTB

:

Chiều dài trung bình

CT


:

Công thức

CTTN

:

Công thức thí nghiệm.

CRTB

:

Chiều rộng trung bình.

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐC

:

Đối chứng

KBT


:

Khu bảo tồn

SL

:

Số lượng

STT

:

Số tứ tự

ST và TNSV :

Sinh thái và tài nguyên sinh vật

VQG

Vườn quốc gia

:


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt mồi trên
cây cam bù...............................................................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến................9
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt mồi trên
cây cam..................................................................................................................11
1.2.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến..............13
Cho đến nay, mặc dù việc sử dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina trong
phòng trừ sinh học đã được đề cặp và ghi nhận nhưng các đặc điểm sinh học
của loài này gần như chưa được nghiên cứu. Để có thể sử dụng loài này một
cách dễ dàng và tạo điều kiện cho quần thể kiến phát triển nhanh chóng trong
tự nhiên. Trong điều kiện tự nhiên ghi nhận được kiến thợ có mang trứng
chiếm tỉ lệ 93 % với số lượng trứng trung bình là12,5 trứng/con. Các trứng
trong tổ có kích thước bằng kích thước trứng trong bụng kiến thợ phát triển
thành kiến đực. Tuy nhiên chưa ghi nhận thấy kiến thợ đẻ trứng trong điều
kiện nhà lưới. Kết quả quan sát trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và
ngoài tự nhiên chưa ghi nhận thấy kiến chúa bắt cặp. Kiến chúa không thụ tinh
vẫn có thể đẻ trứng, nhưng trứng phát triển thành kiến đực. Các quần thể kiến
mới thiết lập có thể chấp nhận nhộng của quần thể kiến khác để phát triển về
mật số, số tổ và kích thước tổ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005, 2007) [1], [2]......13
1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên một số loài côn
trùng bắt mồi trên cây cam...................................................................................16

DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt mồi trên
cây cam bù...............................................................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến................9
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt mồi trên
cây cam..................................................................................................................11
1.2.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến..............13

Cho đến nay, mặc dù việc sử dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina trong
phòng trừ sinh học đã được đề cặp và ghi nhận nhưng các đặc điểm sinh học


viii
của loài này gần như chưa được nghiên cứu. Để có thể sử dụng loài này một
cách dễ dàng và tạo điều kiện cho quần thể kiến phát triển nhanh chóng trong
tự nhiên. Trong điều kiện tự nhiên ghi nhận được kiến thợ có mang trứng
chiếm tỉ lệ 93 % với số lượng trứng trung bình là12,5 trứng/con. Các trứng
trong tổ có kích thước bằng kích thước trứng trong bụng kiến thợ phát triển
thành kiến đực. Tuy nhiên chưa ghi nhận thấy kiến thợ đẻ trứng trong điều
kiện nhà lưới. Kết quả quan sát trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và
ngoài tự nhiên chưa ghi nhận thấy kiến chúa bắt cặp. Kiến chúa không thụ tinh
vẫn có thể đẻ trứng, nhưng trứng phát triển thành kiến đực. Các quần thể kiến
mới thiết lập có thể chấp nhận nhộng của quần thể kiến khác để phát triển về
mật số, số tổ và kích thước tổ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005, 2007) [1], [2]......13
1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên một số loài côn
trùng bắt mồi trên cây cam...................................................................................16


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây cam bù (Citrus reticulata) thuộc họ cây có múi (Rutaceae) là đặc sản
nổi tiếng của Hà Tĩnh, đã có uy tín và danh tiếng lâu đời. Đây là giống được Bộ
NN- PTNT công nhận là loại cây ăn quả chất lượng cao và được đưa vào danh
mục các loại cây ăn quả đặc sản quý cần bảo tồn quỹ gen.
Hương Sơn là huyện có diện tích đồi núi chiếm 72%, mấy năm gần đây
UBND huyện đã chú trọng đưa nhiều giống cây ăn quả vào trồng theo mô hình

kinh tế trang trại. Qua nhiều lần thử nghiệm thì giống cam bù được đánh giá là
loại cây ăn quả đạt giá trị kinh tế cao nhất, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vì
thế cam bù đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện.
Hiện nay toàn huyện có 780 ha cây cam bù, trong đó có 310 ha cam bù
trồng theo mô hình vườn và mô hình trang trại, tập trung ở các xã Sơn Mai, Sơn
Trường, Sơn Kim, Sơn Phố. Hội trồng cam bù ở Hương Sơn đang lên phương án
trồng cam bù sạch để đưa vào hệ thống siêu thị toàn quốc để tiêu thụ nhằm tăng
giá trị sản phẩm.
Cam bù là giống chín muộn, chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên giá trị
kinh tế rất cao, giá 1kg cam bù 70.000- 100.000 đồng/kg. Do đó, cam bù là một
trong những cây ăn quả chủ lực của huyện Hương Sơn, là sản phẩm đặc sản mà
tỉnh Hà Tĩnh khuyến khích phát triển, tập trung sản xuất theo hướng hàng hoá
chất lượng cao phục vụ mục tiêu xuất khẩu, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân huyện Hương Sơn.
Xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây cam bù trong việc phát
triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và huyện
Hương Sơn đã có chiến lược cụ thể phát triển cây cam bù trong thời gian tới, Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1235/QĐ - Ủy ban nhân dân
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020, trong đó kế hoạch sản
xuất cây cam bù trong thời gian tới là tập trung phục hồi, lưu trữ, bảo tồn nguồn


2
giống và phát triển diện tích trồng cam bù lên 1.177 ha vào năm 2020, tập trung
ở 2 huyện Hương Sơn 982 ha và Vũ Quang 195 ha. Tập trung, khuyến khích đẩy
mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá, phát triển các trang trại sản xuất cam bù có
quy mô, sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhận thấy lợi ích của việc bảo tồn và phát triển sản phẩm cam bù, xây dựng
và bảo vệ thương hiệu, ngày 18/6/2008, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt danh mục các
dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để
tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2009-2010, trong đó có dự án “Tạo lập, quản
lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cam bù tại Hương Sơn cho sản phẩm cam
quả huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của huyện Hương Sơn, từ năm 2005 đến
nay, diện tích trồng Cam Bù tăng chậm, có những nơi đang tiềm ẩn nguy cơ bị
xoá sổ, nguyên nhân là do tình hình sâu bệnh nhiều (đặc biệt là bệnh Greening
do rầy chồng cánh lan truyền). Những diện tích trồng cũ đã và đang bị thoái hóa
do bệnh Greening.
Bên cạnh đó tập quán sử với tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một
cách tràn lan đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả sạch của cam bù –
Hương Sơn, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống cũng như sự sinh
trưởng, phát triển của các loài thiên địch đặc biệt là các loài côn trùng bắt mồi,
làm mất cân bằng sinh thái. Vì thế liều lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng năm
sau luôn cao hơn năm trước. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát
triển lâu dài về thương hiệu cam bù Hương Sơn, làm giảm hiệu quả kinh tế vì chi
phí đầu tư cao, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như
làm mất cân bằng sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc
điểm sinh học, sinh thái và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến loài kiến vàng
(Oecophylla smaragdina Fabricius) trên cây cam bù tại huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh”.


3
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái học và một
số yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của loài kiến vàng (Oecophylla

smaragdina) trên cây có múi tại Hương Sơn (Hà Tĩnh), các kết quả này là những
tư liệu khoa học mới để sử dụng trong công tác nghiên cứu vào đào tạo.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần côn trùng bắt mồi, côn trùng gây hại CAQ có múi và
nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài kiến vàng (Oecophylla smaragdina), từ
đó xác định khả năng sử dụng chúng trong việc khống chế số lượng rệp muội nâu
đen hại cây cam bù ở Hương Sơn và các vùng phụ cận.
2.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, mức độ phổ biến của các loài côn trùng bắt mồi
trên cây cam bù ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Phổ vật mồi và khả năng khống
chế sâu hại của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến.
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học của loài kiến vàng tại khu vực
nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài.
2.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã đề xuất sử dụng loài kiến vàng (Oecophylla smaragdina) trong
phòng trừ một số loại sâu hại cây cam bù một cách có hiệu quả, góp phần sản xuất
cây cam bù an toàn, bền vững cho vùng Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
- Nghiên cứu biến động số lượng, ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
hay sử dụng lên một số loài bắt mồi phổ biến (chủ yếu nhóm kiến bắt mồi họ
Formicidae) trên cây cam bù.
- Đề xuất những biện pháp cho việc bảo vệ duy trì và lợi dụng chúng có
hiệu quả nhằm kiểm soát sâu hại chính trên cây cam bù nhằm hạn chế tối thiểu
việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.


4
3. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trên cây cam bù và nghiên
cứu một số đặc điểm sinh thái học của kiến vàng (Oecophylla smaragdina) trong

phòng trừ một số loại sâu hại cây cam bù nhằm đề xuất biện pháp kiểm soát và
phòng chống sâu hại cam một cách hiệu quả theo hướng tổng hợp nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Cung cấp dẫn liệu giúp người dân cũng như cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý
ở địa phương nhận biết, bảo vệ và sử dụng các loài côn trùng bắt mồi phòng trừ
sâu hại trong quá trình sản xuất cam an toàn


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt
mồi trên cây cam bù
Kiến thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera), chúng phân bố ở vùng khí hậu
nhiệt đới, cận nhiệt đới và bán khô hạn. Trong phạm vi 460 vĩ bắc và nam bán
cầu. Ước tính phạm vi phân bố của kiến chiếm 2/3 diện tích bề mặt trái đất
(Bolton B.,1994) [22].
Đến nay đã biết có khoảng 2700 loài kiến trong đó có 7 phân họ:
Kalotermitinae, Temropsinae, Homotermitinae, Formicinae, Rhinotermitinae,
Serritermitinae và Mastotermitinae quan trọng. Sáu trong số 7 phân họ được xếp
vào “kiến thấp” với đặc điểm vi sinh vật sống cộng sinh trong ruột là trùng roi.
Họ còn lại là “Fomicinae” có độ đa dạng cao nhất được xếp vào “kiến cao chiếm
75% số loài kiến đã phát hiện, chúng có vi sinh vật cộng sinh trong ruột là
(bacteria) (Bolton B., 1994) [22].
Kiến đã được con người biết đến từ lâu, nhưng mãi đến 1778 công việc
nghiên cứu khoa học đầu tiên trên thế giới về kiến mới được Konig nhà tự nhiên
học người đức công bố. Tác giả đã mô tả 3 loài kiến được tìm thấy ở ấn độ và

Srilanca. Sau đó có nhiều công trình nghiên cứu về kiến, nổi bật là chuyên khảo
về kiến được xuất bản nam 1858, tác giả đã ghi nhận 98 loài thuộc các vùng địa
lý động vật khác nhau trên thế giới (King et al., 1998)[37].
Nửa đầu thế kỷ XX (1901 - 1949): Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của
các nghiên cứu phân loại hình thái kiến. Theo Thakur (1983) có nhiều tên tuổi
các nhà khoa học về kiến xuất hiện trong giai đoạn này và được xem như những
người đặt nền móng cho các nghiên cứu về phân loại học kiến . Từ 1950 – nay: Ở
giai đoạn này các nghiên cứu về kiến phát triển rất đa dạng, một mặt đẩy mạnh


6
các nghiên cứu phân loại học, phát hiện thêm các loài mới, mặt khác là công việc
tu chỉnh, đặc biệt là các taxon bậc loài. Những đóng góp có ý nghĩa về kiến ở
vùng đông phương là các công trình của Ahmad (1958, 1965); Akhtar (1976)
(dẫn theo Jaitrong and Hashimoto, 2012) [32].
Kusnezov (1957) [41] đã cho công bố công trình nghiên cứu về chủng loại
phát sinh các giống kiến dựa trên đặc điểm hàm trên cuả kiến thợ và kiến cánh.
Gần nủa thế kỷ sau Sand (1998) cũng có một công trình tương tự với các giống
kiến thuộc kiến đất của vùng châu Phi và Trung Á . Ngoài các đặc điểm chính để
phân biệt hàm trên của kiến thợ Sand còn sử dụng các đặc điểm cấu tạo nội quan
như hình thái ruột, cấu tạo anterric valve, cấu tạo hệ thống manlpighi để phân
loại đến giống, thậm chí có trường hợp có thể phân loại đến loài và lập cây chủng
loại phát sinh của chúng. Tài liệu này là công cụ hữu ích để giải quyêt một số
trường hợp các mẫu phân loại khó phân biệt bằng các đặc điểm hình thái bên
ngoài. Tác giả đã thống kê được 172 loài kiến, trong đó có 16 giống mới mới
được phát hiện bởi các tác giả khác nhau cho vùng đông phương.
Các loài kiến có thể được tìm thấy trong bất kỳ môi trường sống nào từ
Bắc Cực đến xích đạo (Holldobler and Wilson, 1990), mặc dù chúng vắng mặt
tại các vùng băng giá như Iceland, Greenland và Nam Cực. Số lượng các loài suy
giảm theo sự tăng lên của vĩ độ, độ cao và sự khô cằn (Farji Brener & Ruggiero,

1994; Fowler & Claver, 1991; Kusnezov, 1957; Samson et al., 1997) [28], [29],
[41], [56].
Mặc dù thực tế là các khu rừng nhiệt đới là những nơi có số lượng loài kiến
được mô tả ít nhất, nơi đây được ghi nhận là có sự đa dạng loài cao nhất
(Holldobler and Wilson, 1990). Trên diện tích 4km 2 rừng không có tán ở khu vực
Amazon của Brazil, phía Nam của Brazil, ở Úc và Tasmania đã ghi nhận có 98,
66, 41 và 12 loài kiến, đại diện cho các khu vực từ nhiệt đới, cận nhiệt đới cho
tới ôn đới. Sự đa dạng các loài kiến ở từng khu vực cũng rất cao ( dẫn theo
Samson et al., 1997) [56].
Điều tra trên tổng số 250 km 2 rừng nhiệt đới của Malaysia đã ghi nhận có
460 loài kiến, 216 loài thuộc tất cả các phân họ kiến có mặt ở khu vực Đông


7
phương đã được ghi nhận ở Vườn thực vật của Bogor, phía Đông Java của
Indonesia (Ito, 2001). Thậm chí ở các khu vực khô cằn cũng có sự đa dạng loài
khá cao, như trên diện tích 18km2 của vùng đất khô cằn ở phía nam của Úc đã
ghi nhận 248 loài kiến thuộc 32 giống (Andersen & Clay, 1996) [21].
Các vùng đất ngập nước đã làm giảm sự đa dạng của các loài kiến ở đây, sự
phong phú của các loài giảm dần từ 98 loài ở vùng đất cao xuống 88 loài ở vùng
đất thấp và 55 loài ở vùng sình lầy (Majer & Delabie, 1994) [42].
Nghiên cứu về sự đa dạng của kiến ở các sinh cảnh khác nhau được King et
al. (1998) [37] công bố, ghi nhận sự đa dạng của các loài trên các sinh cảnh từng
tự nhiên không bị tác động ở Úc là cao nhất và thấp nhất là ở những khu vực
rừng đã bị chặt hết và đang trong quá trình trồng mới.
Nghiên cứu của Rango (2012) [53] về đa dạng các loài kiến ở ba sinh cảnh
khác nhau của ngọn núi St. Helens ở Mỹ cho thấy có một mối tương quan đáng
kể giữa sự đa dạng các loài kiến và sự đa dạng của các loài thực vật ở đây. Trong
một môi trường sống, một số loài thực vật có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy
giảm số lượng của một vài loài kiến và ở một môi trường sống khác, nơi có sự đa

dạng của thảm thực vật cao sẽ có nhiều loài kiến sinh sống. Kết quả này cho thấy
kiến là đầu mối quan trọng trong việc theo dõi phục hồi sinh học ở những nơi đã
bị tàn phá. Nghiên cứu về kiến cho thấy chúng cũng có thể được sử dụng như các
loài chỉ thị sinh học cho sự biến đổi môi trường và hệ sinh thái nông nghiệp như
sự ô nhiễm, biến đổi của đất, thói quen canh tác hay việc sử dụng thuốc trừ sâu .
Các nghiên cứu về kiến trên cây cam bù đã được thực hiện với nhiều kết
quả phong phú. Theo các nghiên cứu ở Ấn Độ, Ribas et al. (2012) [54] đã ghi
nhận 11 loài kiến, ruồi, ong bắp cày và những loài côn trùng khác trên cây cam,
bưởi.
Năm 1932, Liên Xô cũ đã ghi nhận và nhập nội loài bọ rùa từ Ai Cập có sức
tiêu thụ rất mạnh các loài rệp sáp hại cam Pseudococcus gabani, Pseudococcus
cirti và rệp giống Pulvinaria phá hoại trên cây cam bù, kết quả là đã diệt được
phần lớn các loài rệp này (Peck et al., 1998) [51]


8
Ba Lan đã ghi nhận 15 loài kiến (họ Formicidae) và ong bắt mồi thuộc (họ
Vespidae) trên cây cam, canh và bưởi. Việc bảo vệ các loài này trên cây để diệt
các loài sâu hại quả cho kết quả rất khả quan (dẫn theo Yamane et al., 2002) [57].
Ong bắt mồi có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt côn trùng gây hại cây
trồng, đặc biệt là nhóm sâu hại. Theo Dang Thi Hoa (2012) [25] đã ghi nhận
trong 18 ong bắt mồi có mặt trên cây có múi. Trong đó có 9 trường hợp sử dụng
bọ rùa thành công trong đấu tranh sinh học trên cây cam, chanh. Các nhà sinh
học Liên Xô đã sử dụng thành công loài bọ rùa Serangium parcesetosum trong
việc phòng trừ rệp hại cam ở miền Nam Liên Xô (dẫn theo Hoàng Đức Nhuận,
1982) [7].
Trên thế giới, nghiên cứu về các ong bắt mồi thuộc họ Vespidae và các loài
kiến thuộc họ Formicidae trên cây cam bù đã được thực hiện từ những năm đầu
của thế kỷ 17, thống kê được họ Vespidae có khoảng 50 loài (Pickett &
Carpenter, 2010) và họ Formicidae có hơn 15 loài (Bolton, 2005). Các loài trong

nhóm này có tính đa dạng cao, nhưng rất đặc trưng cho từng khu vực (dẫn theo
Bui and Eguchi (2003) [23].
Các loài ong bắt mồi họ Vespidae trên cây có múi gồm 3 phân họ
Eumeninae, Polistinae và Vespinae. Ở Thái Lan, Philippin, Đài Loan có tổng số
các loài thuộc 3 phân họ Polistinae, Vespinae lần lượt là 17, 12 (Carpenter, 1996;
Kojima & Carpenter, 1997) [24], [39]. Riêng ở Indonesia có 18 loài của cả 3
phân họ (Nugroho, 2011) [49]. Nghiên cứu các loài ong bắt mồi họ Vespidae và
sử dụng chúng làm thiên địch trên cây có múi đã được tiến hành nghiên cứu ở
nhiều nước trên thế giới. Picanco et al. (2010) đã chỉ ra loài Polybia ignobilis có
hiệu quả cao trong việc diệt trừ sâu cánh vảy ở Nam Mỹ. Loài Polybia
platycephala (Richards) có khả năng kiểm soát các loài sâu hại bộ cánh vảy và
bộ hai cánh ở bang Minas Gerais, Brazil (dẫn theo Prezoto et al., 2006) [52].
Các loài kiến có thể được tìm thấy bất cứ vị trí nào trên cây có múi. Mặc dù
thực tế trên cây ăn quả các loài kiến có số lượng loài kiến được mô tả không
nhiều, nơi đây được ghi nhận là có sự đa dạng loài cao nhất (Holldobler and
Wilson, 1990) [31].


9
Khu vực trồng cam ở Brazil, phía Nam của Brazil, ở Úc và Tasmania đã ghi
nhận có 18, 16, 11 và 12 loài kiến, đại diện cho các khu vực từ nhiệt đới, cận
nhiệt đới cho tới ôn đới. Sự đa dạng các loài kiến ở từng khu vực cũng rất cao.
Trong 216 loài kiến thuộc tất cả các phân họ kiến có mặt ở khu vực Đông
phương đã được ghi nhận ở trên cây cam là 13 loài (Majer et al., 2007) [43].
Các kết quả nghiên cứu về các loài bọ xít bắt mồi phải kể đến những công
trình nghiên cứu về thành phần loài có liên quan tới khu hệ bọ xít bắt mồi ở vùng
Đông Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam mà điển hình là những
nghiên cứu của các tác giả Ấn Độ như Distant (1910) đã mô tả và phân loại hình
thái 422 loài bọ xít bắt mồi, trong đó 322 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Reduviidae.
Vitalis (1919) đã công bố 8 loài bọ xít bắt mồi bao gồm họ Reduviidae có 5 loài,

họ Nabidae có 1 loài, họ Pentatomidae có 2 loài thuộc giống Cazira và Dalpada
trên cây có múi (dẫn theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn, 2004) [8] .
Theo ghi chép được trong lịch sử nhân loại thì thực tiễn đầu tiên sử dụng
biện pháp sinh học trừ côn trùng hại với khái niệm hiện đại là việc nông dân
Trung Quốc dùng kiến vàng trong các vườn cam quýt. Theo Eguchi et al., (2005)
[26], từ năm 1200, các chủ nhân vườn chà là ở Yêmen hàng năm lên núi tìm
kiếm những tổ kiến có ích chuyển về thả chúng lên cây chà là để phòng chống
các côn trùng hại chà là.
1.1.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến
Cấu trúc tổ và hang giao thông của các loài kiến là khía cạnh hấp dẫn các
nhà nghiên cứu về kiến, bởi lẽ các tập tính khác nhau cho cấu trúc tổ cũng khác
nhau (Eguchi et al., 2011) [27].
Thông thường thì ở mỗi loài có cấu trúc tổ riêng (Carpenter, 1996) [24].
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật như vậy. Khi
nghiên cứu chi tiết về cấu trúc tổ của loài M. subhualinus và M. bellicosus.
Jaitrong và Yamane (2011) [33] đã phát hiện thấy rằng, các loài kiến này
ngay trong cùng một khu vực cũng có 2 loại kiểu tổ khác nhau, có nhiều ý kiến
đưa ra để lý giải hiện tượng này, tuy nhiên đa số ý kiến cho rằng kiểu cấu trúc tổ
là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố như đặc điểm sinh thái vùng, đặc tính


10
lý hóa của đất nơi làm tổ và tập tính chuyên hóa của loài. Do vậy khi các thành
phần trong tổ hợp đó thay đổi đẫn đến sự thay đổi của cấu trúc tổ.
Nghiên cứu về tương quan giữa kích thước tổ kiến, số lương cá thể kiến đã
được Jaitrong và Yamane (2012) [34] tiến hành ở loài Macrotemes bellicosus.
Trên cơ sở các dẫn liệu thực nghiệm tác giả đã đưa ra các phương trình toán học
giúp cho việc dự đoán tuổi cuả tổ kiến và số lượng cá thể trong quần thể căn cứ
vào kích thước đo được của tổ kiến. Bên cạnh cấu trúc cuả tổ kiến thì cấu trúc và
sự phân bố của hệ thống hang giao thông cuả tổ kiến cũng được nghiên cứu khá

chi tiết. Hệ thống hang giao thông, kiếm ăn của loài này có đặc tính phân bố
phóng xạ, luôn nằm các mặt đất một khoảng 2 – 6 cm và chúng có thể đi xa kiếm
ăn cách tổ đến 50m.
Các đẳng cấp và chức năng xã hội của mỗi đẳng cấp đã được các nhà
nghiên cứu kiến biết đến từ những năn 70 (Haris, 1971; Lee and Wood 1971).
Thành phần đẳng cấp cơ bản trong tổ kiến là kiến sinh sản, kiến thợ và kiến lính.
Chúng đảm nhận các chức năng khác nhau. Nghiên cứu tỷ lệ của các đẳng cấp
trong quần thể về sự phân công lao động trong các hoạt động của tổ kiến đã cung
cấp dẫn liệu giúp cho sự hiểu biết về tiến hóa của loài kiến ( Jermy Bono, 2001)
[66]. Mặt khác chúng còn làm cơ sở để xây dụng các biện pháp phòng trừ kiến
một cách hữu hiệu nên được nhiều nhà nghiên cứu chú ý (dẫn theo Kojima and
Carpenter, 1997) [39].
Tỷ lệ đăng cấp trong tổ một số loài kiến đã được xác định trong các nghiên
cứu của (Rhorhmann, 1977) tại Swziland, của (Collin, 1981) tại Nigeria, của
(Darlington, 1984) tại Kenya của (Gerber, 1988) tại Abidijan. Kết quả cho thấy
các loài khác nhau có tỷ lệ dẳng cấp trong đàn kiến cũng khác nhau, ở mỗi loài
có tỷ lệ giao động trong một giới hạn phụ thuộc vào tuổi của đàn kiến
(Darlington 1984). Kết quả phân tích của Gerber về tỷ lệ của kiến thợ
Macrotemes bellicosus tham gia trong các hoạt động khác nhau (kiếm ăn, xây tổ)
đã minh chứng cho sự tồn tại của quá trình phân công lao động theo đẳng cấp của
kiến thợ (dẫn theo Ogata K., 2001) [50].


11
Ngoài việc phân công lao động theo đẳng cấp ở kiến còn có phân công lao
động theo lứa tuổi (Age polyethism). Đây là một đặc trưng thường gặp phổ biến
ở kiến; các cá thể có tuổi khác nhau đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau trong
quần thể, các cá thể non với nhiệm vụ chủ yếu là duy trì các hoạt động trong tổ,
trong khi các cá thể già hơn tham gia các hoạt động bên ngoài tổ (Oster and
Wilson, 1978). Badertscher et al (1983) đã phát hiện ra rằng, các cá thể kiến thợ

dưới 30 ngày tuổi sử dụng thức ăn mà các kiến già đem về để. Các cá thể trên 30
ngày tuổi tham gia các hoạt động kiếm ăn. Dựa vào bằng chứng có đất hay không
có đất Gerber et al 1988 cũng đưa ra nhận xét tương tự .Ngoài ra Passteels
(1965); Gerber (1988); Steiner (1984) (theo Gerber, 1988 và Billen et al 1989) đã
quan sát thấy các tế bào của tuyến nước bọt có kích thước thay đổi theo tuổi và
theo chức năng hoạt động của cá thể kiến. Như vậy do có đặc tính phân công lao
động nên chỉ có một phần số lượng cá thể tham gia các hoạt động ở bên ngoài tổ
kiến (Zryanin, 2011) [58]
Hiện nay công tác nghiên cứu kiến được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Ngoài các nghiên cứu sâu hơn về phân loại học, phát hiện các loài kiến mới, tu
chỉnh những loài hiện có, các nghiên cứu về sinh học cũng được quan tâm với sự
chú ý đặc biệt đến cấu trúc tổ, sự phân công lao động và chức năng xã hội của
các đẳng cấp.
1.2. Những nghiên cứu trong nước
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài kiến và các côn trùng bắt
mồi trên cây cam
Ở Việt Nam, tổng số gần 290 loài kiến thuộc 78 giống của 12 phân họ đã
được ghi nhận (Yamane et al., 2002; Bui & Eguchi, 2003; Eguchi et al., 2005;
Zryanin, 2011). Một số loài kiến được sử dụng trong phòng trừ sâu hại cam ở
nước ta như kiến vàng Oecophylla smaragdina (Fabricius) (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2005, 2007) [1], [2].
Thành phần của các loài kiến tại các khu bảo tồn (KBT) hay vườn quốc gia
(VQG) cũng đã được một số tác giả nghiên cứu như 151 loài thuộc 50 giống và
11 phân họ được ghi nhận ở VQG Tam Đảo (Eguchi et al., 2005) [26]


12
150 loài thuộc 50 giống và 8 phân họ được ghi nhận ở VQG Cúc Phương
(Yamane et al., 2002), 87 loài thuộc 33 giống và 8 phân họ được ghi nhận ở
VQG Hoàng Liên (Bui & Eguchi, 2003) và 272 loài thuộc 68 giống và 12 phân

họ được ghi nhận ở VQG Nam Cát Tiên (Jaitrong and Yamane, 2013) [35].
Các nghiên cứu về kiến ở khu vực Đông Bắc nước ta đã thống kê có 51 loài
thuộc 16 giống và 3 phân họ được ghi nhận ở đây (Jaitrong & Yamane, 2011,
2012, 2013; Jaitrong & Hashimoto, 2012; Jaitrong et al., 2012; Eguchi et al.,
2011) [32], [33], [34], [35], [27]. Một số loài kiến được sử dụng trong phòng trừ
sâu hại ở nước ta như kiến vàng Oecophylla smaragdina (Fabricius), có loài
được sử dụng làm thực phẩm và chữa bệnh như kiến gai đen Polyrhachis dives
Smith (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005) [1].
Kết quả điều tra côn trùng ở miền Bắc Việt Nam năm 1976 đã ghi nhận 26
loài côn trùng bắt mồi thuộc 3 bộ, 6 họ trên cây có múi, trong đó đã xác định
được tên 4 loài kiến thuộc họ Formicidae trên cây cam quýt (Viện bảo vệ thực
vật (1976) [20].
Tại Vĩnh Phúc trong 8 loài bắt mồi trên trên một số cây trồng trong đó có
2 loài trên cây cam quýt thuộc 2 bộ bao gồm bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số
lượng loài lớn nhất (37,8%) bao gồm kiến vàng Oecophylla smaragdina và
Oecophylla sp. (Phạm Văn Lầm, 1995, 2005) [9], [10].
Loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri và kiến đen Campylomma chinensis mà
vật mồi là loài bọ trĩ và một số loài sâu cuốn lá hại cam quýt đã được nghiên cứu
đặc điểm hình thái cũng như diễn biến mật độ (Bùi Tuấn Việt, 1993) [18].
Theo Vũ Quang Côn (1995) [4] trong nghiên cứu bước đầu về thành phần
loài có hại và lợi trên một số cây trồng tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo
(Mê Linh - Vĩnh Phúc) đã thu thập được 25 loài bọ xít có lợi trong đó có 12 loài
thu được trên một số cây trồng đậu tương, ngô, chè và cây ăn quả, đặc biệt có 3
loài có số lượng cao và xuất hiện thường xuyên như: loài Cantheconidae
furcellata, loài Sycanus croceovittatus, loài Coranus fuscipennis và loài kiến
vàng Oecophylla smaragdina. Trong đó loài loài kiến vàng Oecophylla


13
smaragdina thuộc họ Formicidae là loài bắt mồi phổ biến trên cây ăn quả ở miền

Bắc Việt Nam.
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [8] trong thành phần bọ xít bắt
mồi trên trang trại vườn rừng ở một số điểm ở miền Bắc Việt Nam xác định được
16 loài bọ côn trùng bắt mồi thuộc trong đó ghi nhận được loài Cantheconidae
concinna, Cantheconidae sp. trên cây cam.
Nghiên cứu về các loài ong bắt mồi thuộc họ Vespidae đã thống kê có 5 loài
ong đơn lẻ thuộc 3 giống của phân họ Eumeninae và 6 loài ong xã hội thuộc 3
giống của ba phân họ Polistinae và Vespinae trên cây cam (Nguyễn T. P.Liên,
2007; Nguyễn T. P.Liên & Khuất Đăng Long, 2003) [11], [12].
Các loài ong bắt mồi thuộc họ Vespidae được biết đến như là nhóm bắt mồi
quan trọng, một số loài được sử dụng trong phòng trừ sâu hại cây ăn quả trong đó
có cây cam như: loài Polistes olivaceus (DeGeer), một số loài có vai trò thụ phấn
cho thực vật như Polistes japonicus de Saussure, Polistes sagittarius de Saussure
và một số loài có khả năng nhân nuôi với số lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế
cao như Vespa ducalis Smith và Vespa afinis (Linnaeus) (Nguyen et al., 2013,
2006a,b) [46], [47], [48].
Tại Cần thơ, thành phần côn trùng bắt mồi trên cây cam quýt đã ghi nhận
được 5 loài kiến, 4 loài bọ xít, 1 loài bọ ngựa, 14 loài bọ rùa, 2 loài bọ chân chạy
và 1 loài họ vằn hổ bắt mồi (Nguyễn Công Thuật, 1995) [16].
1.2.2. Những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài kiến
Cho đến nay, mặc dù việc sử dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina trong
phòng trừ sinh học đã được đề cặp và ghi nhận nhưng các đặc điểm sinh học của
loài này gần như chưa được nghiên cứu. Để có thể sử dụng loài này một cách dễ
dàng và tạo điều kiện cho quần thể kiến phát triển nhanh chóng trong tự nhiên.
Trong điều kiện tự nhiên ghi nhận được kiến thợ có mang trứng chiếm tỉ lệ 93 %
với số lượng trứng trung bình là12,5 trứng/con. Các trứng trong tổ có kích thước
bằng kích thước trứng trong bụng kiến thợ phát triển thành kiến đực. Tuy nhiên
chưa ghi nhận thấy kiến thợ đẻ trứng trong điều kiện nhà lưới. Kết quả quan sát
trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài tự nhiên chưa ghi nhận thấy



14
kiến chúa bắt cặp. Kiến chúa không thụ tinh vẫn có thể đẻ trứng, nhưng trứng
phát triển thành kiến đực. Các quần thể kiến mới thiết lập có thể chấp nhận
nhộng của quần thể kiến khác để phát triển về mật số, số tổ và kích thước tổ
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005, 2007) [1], [2].
Theo Nguyễn Thị Vân Thái (2008) [13] do đốt bụng thứ nhất của kiến nằm
thụt vào trong ngực nên phần bụng mà ta nhìn thấy bắt đầu từ đốt bụng thứ hai.
Đốt bụng này và có thể cả đốt tiếp theo thường thắt nhỏ lại thành cuống bụng,
phần bụng còn lại có dạng phình to. Cuống bụng có một đốt, râu đầu hình đầu
gối, hàm có dạng kìm, gồm hàm trên và hàm dưới. Hàm trên kiến chúa và kiến
đực thường kém phát triển. Mắt kiến gồm mắt đơn và mắt kép. Mắt kép của kiến
đực có nhiều mắt đơn nhất, kế đó là mắt kép của kiến chúa và cuối cùng là mắt
kép của kiến thợ. Kiến chúa và kiến đực có cánh phát triển, còn kiến thợ không
có cánh. Cánh kiến chúa sẽ rụng đi sau khi giao phối, kiến đực thường không
rụng cánh do chúng sẽ chết sau khi giao phối một thời gian ngắn. Do không có
cánh nên kiến thợ có ngực nhỏ hơn so với kiến chúa, ngực kiến thợ thường nhẵn,
trong khi ngực kiến chúa có các mảnh chitin cứng và có nếp nhăn. Kiến đực có
cơ thể nhỏ nhắn và bụng thon hơn so với kiến chúa.
Theo Nguyen L.T.P và Carpenter (2013) [45] khi một đàn kiến vươn tới sự
trưởng thành, lúc này kiến chúa và kiến đực mới được sinh ra nhằm sản sinh ra
một thế hệ tiếp theo. Những nhân tố chủ yếu quyết định quá trình này là: mùa
trong năm, lượng thức ăn có sẵn trong tổ cung cấp cho sự phát triển của ấu trùng,
kích cỡ và số lượng trứng được sinh ra, pheromone hoặc hormone được tiết ra
bởi kiến chúa và cuối cùng là độ tuổi của kiến chúa. Về mặt di truyền, kiến cái
(bao gồm kiến chúa và kiến thợ) ở thể lưỡng bội nên chúng sẽ tạo ra hai bản sao
của mỗi nhiễm sắc thể, trong khi con đực ở thể đơn bội nên chỉ có một bản sao
duy nhất của mỗi nhiễm sắc thể. Chính vì lý do này, khi trứng và tinh trùng kết
hợp sẽ phát triển thành con cái, trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành con
đực.

Theo theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2007) [2] ấu trùng kiến có hình dạng rất
khác với cha mẹ của chúng, chúng có lớp da mướt và trắng như sữa, không có


15
chân và cánh. Trong quá trình phát triền lớn lên, ấu trùng lột xác nhiều lần, sau
khi phát triển đầy đủ, ấu trùng hoá nhộng. Nhộng rất giống thành trùng nhưng cơ
thể nhộng mềm, trắng, không ăn và không di chuyển, sau một thời gian ngắn,
nhộng hoá thành kiến trưởng thành
Khi điều kiện thích hợp, kiến chúa và kiến đực ở một vùng nhất định sẽ rời
khỏi tổ để đi giao phối. Chính vì thế, một số lượng khổng lồ kiến đực và kiến
chúa rời tổ trong cùng một ngày. Đa số những ấu trùng cuối cùng còn lại sẽ nở
muộn hơn một vài ngày. Kiến chúa mới sau khi giao phối sẽ cố gắng xây dựng tổ
mới; kiến đực thường chết sau vài ngày sau khi chúng rời khỏi tổ. Kiến chúa sau
khi giao phối với kiến đực một thời gian thì bắt đầu dẻ trứng, thời gian ấp trứng
từ 4-8 ngày, ấu trùng có 4 tuổi, thời gian nhộng từ 5-7 ngày, vòng đời của kiến từ
19-32 ngày chu kỳ sinh trưởng của kiến từ trứng đến thành trùng kéo dài khoảng
26 ngày (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2005) [1].
Ghi nhận của Nguyễn Thị Thu Cúc (2007) [2] việc nuôi kiến vàng trên
vườn cam, quýt tại ĐBSCL đối với bà con nông đân là một việc làm không đơn
giản. Cho đến nay sự thành công của việc du nhập và định cư được kiến ở trong
vườn đối với bà con trồng cam quýt, ngay cả ngay cả những nông dân trồng cam
quýt lâu đời vẫn còn phó thác rất nhiều cho sự may rủi, vì có rất nhiều tổ kiến
được du nhập nhưng không tồn tại.
Theo theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2005) [1] thức ăn của kiến rất đa dạng,
bao gồm cả hai nhóm: chất đạm và chất đường. Tuy nhiên không giống như
những loài kiến khác, kiến vàng thích chất đạm hơn đường. Chất đạm có thể
được tìm thấy trong thịt, cá, gà, chuột và chất đạm cũng hiện diện trong một
nhóm đối tượng khác rất quan trọng đối với chúng ta, đó là côn trùng. Kiến vàng
tìm kiếm thức ăn rất tích cực, kiến thường đem thức ăn về tổ để ăn đồng thời để

cung cấp cho ấu trùng và những cá thể kiến khác sống trong tổ.
Theo Zryanin (2011) [58] kiến là loài ăn thịt, hay ăn dịch ngọt của mật hoa
hay cộng sinh để ăn mật ngọt của các loài rệp, chúng giúp tiêu diệt các loài sâu
bọ phá hại cây trồng.
Kiến vàng thường thích làm tổ trên những cây cao, phần lớn là cây đa niên,
đặc biệt là những cây có lá to và mềm như: mãng cầu xiêm, cóc, mận, bình bát.
Tổ kiến có cấu trúc bằng lá và cành cây liên kết lại với nhau bởi chất tơ trắng,
trên một cây ngoài tổ chính còn có thể có nhiều tổ phụ. tổ kiến là do kiến thợ


16
làm, kiến thợ sẽ cắn các mép lá kéo sát lại đồng thời tha những ấu trùng đến, ấu
trùng sẽ nhả tơ kết chặt lá lại với nhau (Zryanin, 2011) [58].
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2005) [1] thì sự bộc phát những loài côn trùng
chích hút tiết mật không bao giờ xảy ra nếu ta chăm sóc tốt đàn kiến trong vườn
và tránh sử dụng thuốc trừ sâu. Vì khi số lượng mật nhiều hơn số lượng kiến cần,
kiến có thể tiêu diệt một số côn trùng này. Trong mỗi bầy đàn, có thể tìm thấy
một hoặc nhiều kiến chúa trong cùng một tổ (mùa khô) hoặc trong nhiều tổ (mùa
mưa). Những con kiến chúa trong cùng một tổ có thể chia kiến thợ để thành lập
những quần thể mới.
1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên một số loài
côn trùng bắt mồi trên cây cam
Sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu hại không những gây ô nhiễm
môi trường mà còn tác động lớn tới mật độ của nhiều loài thiên địch của sâu hại.
Theo Lê Văn Khoa (2007) [6] có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự mẫn cảm
của thiên địch đối với thuốc trừ sâu và việc đánh giá ảnh hưởng của thuốc hóa
học đối với thiên địch là một khía cạnh quan trọng để định hướng sử dụng thuốc
hợp lý.
Sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu hại cây có múi không những
gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng xấu thậm trí tiêu diệt nhiều loài thiên

địch của sâu hại (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [17].
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự mẫn cảm của thiên địch đối với
thuốc trừ sâu và việc đánh giá ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với thiên địch là
một khía cạnh quan trọng để định hướng sử dụng thuốc hợp lý. Có nhiều loại
thuốc bảo vệ thực vật như Fenvalcrate, Permethrin, Cypermethrin, Deltamethrin,
Diethquinalphion, Azinphosmethyl, Methomyl có độ độc cao đối với thiên địch
đặc biệt là côn trùng bắt mồi (Trương Xuân Lam, Vũ Quang Côn, 2004) [8].
Ảnh hưởng của 5 loại thuốc hóa học (Monocrotophos, Dimaathoate,
Methylparathion, Quinalphos và Endosulfan) lên số lượng của loài kiến vàng
Oecophylla smaragdina đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy thuốc
Methylparathion đã làm ảnh hưởng rất lớn đến số lượng ấu trùng kiến này. Trong
5 loại thuốc nghiên cứu trên thì thuốc Endosulfan làm ảnh hưởng tới số lượng
thiếu trùng cũng như trưởng thành ít nhất (Nguyễn Xuân Thành, 2000) [14].


17
17
Theo Tạ Huy Thịnh (2004) [15] biện pháp hóa học phòng trừ sâu hại đã làm
suy giảm đa dạng sinh học.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2007) [2] thì kiến vàng có khả năng không chế sự
bộc phát của bọ xít xanh, sâu xanh hại cam quýt, hạn chế sự gây hại của sâu vẽ
bùa và rệp muội nâu đen, giới hạn sự bộc phát của rầy chổng cánh, qua đó gián
tiếp hạn chế bệnh vàng lá Greening trên cây cam quýt. Nếu có trên 50 con kiến
vàng trong một cây cam (4-5 năm tuổi) chúng sẽ có khả năng khống chế được
mật số của rệp muội nâu đen, rệp sáp và sâu vẽ bùa.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến số lượng của kiến vàng
Oecophylla smaragdina cho thấy thuốc Trebon 10EC dùng ở 2 liều lượng (0,7 và
1,0 lít/ha đều làm giảm mật độ quần thể kiến vàng Oecophylla smaragdina từ
13,9 - 54,6% và từ 3,9 đến 57,6% (tương ứng). Thuốc Bassa 50EC làm giảm mật
độ quần thể kiến vàng Oecophylla smaragdina với tỷ lệ rất cao (88,4 – 89,5%)

(Trương Xuân Lam, Vũ Quang Côn, 2004) [8].
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến tập
đoàn thiên địch trong đó có nhóm côn trùng bắt mồi, tuy nhiên kết quả mới chỉ
xác định được ảnh hưởng của một số loại thuốc và số lần phun thuốc đến mật độ
và sự xuất hiện trở lại của nhóm thiên địch này.
Nhận xét chung
Ở Việt Nam các nghiên cứu hệ thống về thành phần loài côn trùng bắt mồi,
mối quan hệ giữa chúng với sâu hại cam và biến động số lượng cũng như ảnh
hưởng của thuốc trừ sâu lên một số côn trùng bắt mồi (đặc biệt là kiến bắt mồi)
trên cây cam chưa được quan tâm. Việc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu bằng hoá
học, lạm dụng quá mức gây ra những vấn đề về tiêu thụ, sức khoẻ và môi trường
và tạo ra sản phẩm cam không an toàn cho người tiêu dùng. Các nghiên cứu sử
dụng loài kiến vàng Oecophylla smaragdina cũng đã ghi nhận và nghiên cứu, tuy
nhiên các nghiên cứu chưa thật hệ thống và tập trung bởi Nguyễn Thị Thu Cúc
(2005, 2007) [1], [2]. Tuy nhiên các nghiên cứu về loài kiến này ở Hà Tĩnh chưa
được quan tâm. Nhiều thông tin còn chưa được biết tới nhất là các nghiên cứu về
sinh thái học và sử dụng loài kiến này phòng trừ sâu hại trên cam bù.
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh


×