Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái, tỷ lệ nhiễm virus của các loài muỗi culicinae và vai trò truyền bệnh viêm não nhật bản ở tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 100 trang )


BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN








BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM
SINH THÁI, TỶ LỆ NHIỄM VIRUS CỦA CÁC LOÀI MUỖI
CULICINAE VÀ VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH VIÊM NÃO
NHẬT BẢN Ở TÂY NGUYÊN

CƠ QUAN QUẢN LÝ: BỘ Y TẾ
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN
CƠ QUAN PHỐI HỢP CHÍNH: VIỆN SR – KST – CT TRUNG ƯƠNG

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. ĐẶNG TUẤN ĐẠT







7277
31/3/2009

BUÔN MA THUỘT – 2008



BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN







BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI,
TỶ LỆ NHIỄM VIRUS CỦA CÁC LOÀI MUỖI CULICINAE VÀ
VAI TRÒ TRUYỀN BÊNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Ở TÂY NGUYÊN




Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐẶNG TUẤN ĐẠT
Cơ quan (tổ chức) chủ trì đề tài: VIỆN VỆ SINH DỊCH TẼ TÂY NGUYÊN
Cấp quản lý: BỘ Y TẾ
Cơ quan phối hợp chính: VIỆN SR – KST – CT TƯ
Mã số đề tài (nếu có):

Thời gian thực hiện: từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 12 năm 2007
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 225.000.000 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH 225.000.000 triệu đồng




BUÔN MA THU
ỘT -2008


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



1. Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh thái, tỷ lệ nhiễm virus
của các loài muỗi Culicinae và vai trò truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở Tây
Nguyên.
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đặng Tuấn Đạt
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: CN. Phan Đình Thuận

6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):

7. Danh sách những người thực hiện chính:
- CN. Phan Đình Thuận Viện VSDT Tây Nguyên
- BS. Phạm Công Tiến Viện VSDT Tây Nguyên
- CN Phan Duy Thanh Viện VSDT Tây Nguyên
- KTV. Trịnh Thị Thảo Viện VSDT Tây Nguyên
- TS. Nguyễn Văn Châu Viện SR – KST – CT TƯ
- CN. Đỗ Thị Hiền Viện SR – KST – CT TƯ
- CN. Nguyễn Thị Hương Liên Viện SR – KST – CT TƯ
- Khoa Côn Trùng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
-
Khoa virus Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
- Khoa virus Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương


8. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 12 năm 2007













NHỮNG CHỮ VIẾT TẮC TRONG BÁO CÁO



Ae: Aedes
Ar: Armigeres
Cx: Culex

bq: bẫy quạt
bđ: bẫy đèn
DL : Đắk Lắk
DN : Đắk Nông
GL : Gia Lai
KT : Kon Tum
LĐ : Lâm Đồng
KST- CT : Ký sinh trùng- Côn trùng
M : Mansonia
RT - PCR: Reverse transcription - Polymerase Chain Reaction
TN : Tây Nguyên
TT: Thị trấn
TX: Thị xã
TƯ : Trung Ương
VSDT : Vệ sinh Dịch tễ
VNNB: Viêm não Nhật Bản













MỤC LỤC
Trang
A. TÓM TẮT KẾT QUẢ NỖI BẬT CỦA ĐỀ TÀI…………………… ………. 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………. 5
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….………. 7
2.1. Nghiên cứu về thành phần, phân bố các loài muỗi Culicinae và khả năng truyền
bệnh VNNB trên thế giới, Việt Nam và Tây Nguyên……………………………….
7
2.2. Những nghiên cứu về virus viêm não Nhật Bản trên thế giới, Việt Nam và ở
Tây Nguyên. …………………………………………………………………………
14
2.3.Tình hình bệnh VNNB trên thế giới, Việt Nam và Tây Nguyên ……………… 18
2.4. Một số yếu tố tự nhiên và xã hội ở
Tây Nguyên ……… 24
III. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………… 28
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………… 28
3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu………………………………………………. 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 33
3.3.1. Phương pháp thu thập và định loại muỗi Culicinae………………… 33
3.3.2. Kỹ thuật phân lập virus………………………………………………………. 35
3.4. Xử lý số liệu……………………………………………………………………. 36
IV. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 37
4.1. Thành phần, đặc điểm sinh thái các loài muỗi Culicinae ở Tây Nguyên 37
4.1.1. Kết quả thu thập muỗi và bọ gậy tại các đ
iểm nghiên cứu (12/05 – 12/07) 37
4.1.2. Thành phần, phân bố của các loài muỗi Culicinae ở TN (12/2005-12/2007)…. 38
4.1.3. Các loài muỗi có vai trò truyền bệnh được ghi nhận ở TN 47

4.1.4. Đặc điểm sinh thái một số loài muỗi có khả năng truyền bệnh VNNB ở TN 48
4.2. Kết quả phân lập virus từ một số loài muỗi ở TN ……………… 54
4.2.1. Kết quả phân lập virus từ một số loài muỗi Culex thu thập ở TN, 2006-2007 54
4.2.2. Kết quả phân lập virus VNNB từ một s
ố loài muỗi Culex ở TN, năm 2006 55
4.2.3. Kết quả phân lập virus VNNB từ một số loài muỗi Culex ở TN, năm 2007… 58
4.2.4. Kết quả phân lập chủng virus Nam Định từ muỗi Culex ở Tây Nguyên 60
4.2.5. Kết quả phân lập virus viêm não theo thành phần loài muỗi thuộc giống
Culex ở Tây Nguyên (12/2005 - 12/2007)………………………….

61
4.2.6. Kết quả phân lập virus viêm não theo điểm nghiên cứu ở Tây
Nguyên, (12/2005 - 12/2007)……………………………………………

62
4.3. Tình hình bệnh viêm não tại Tây Nguyên 63
V. BÀN LUẬN………………………………………………………………… 64
VI. KẾT LUẬN………………………………………………………………… 72
VII. ĐỀ NGH
Ị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 1,2 77






Lời cảm ơn


Hoàn thành đề tài chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
• Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế đã hỗ trợ kinh phí.
• Khoa Côn trùng Viện Sốt rét - KST - CT Trung Ương.
• PGS.TS. Phan Thị Ngà labo Virus Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương đã
giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật phân lập virus viêm não Nhật Bản để chúng
tôi thực hiện đề tài này.
• Chúng tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Y học dự phòng các tỉnh Tây
Nguyên, Ủy Ban nhân dân và trạm Y tế các xã cùng nhân dân địa phương đã
giúp đỡ nhiều mặt khi các đoàn đến địa phương thực hiện đề tài.






1

Phần A

TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỖI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1. Kết quả nỗi bật của đề tài
a. Đóng góp mới của đề tài
- Đã bổ sung 21 loài, 2 giống muỗi thuộc phân họ Culicinae Meigen, 1901 cho
khu hệ muỗi Culicinae ở Tây Nguyên.
- Đã bổ sung 12 điểm nghiên cứu về muỗi Culicinae trên địa bàn 4 tỉnh: Kon
Tum 3 điểm (trừ Ia Chiêm là điểm trước đây các tác giả khác đã nghiên cứu), Gia
Lai 4 điểm, Đắk Lắk 3 điểm và Đắk Nông 2
điểm.
- Bổ sung 50 tiêu bản mẫu muỗi và bọ gậy của một số loài Culicinae hiếm gặp

trên địa bàn Tây Nguyên.
- Xác định mật độ các vectơ chủ yếu truyền viêm não Nhật Bản như Culex
tritaeniorhynchus , culex vishnui và culex gelidus ở hầu hết các điểm nghiên cứu
tương đối cao (từ 5-16 con/giờ /người).
- Đã phát hiện thêm loài Culex pseudovishnui có khả năng nhiễm virus viêm não
Nhật Bản tại xã Tâm Thắng, huy
ện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vào tháng 12 năm
2006.
- Đã phát hiện loài Culex quinquefasciatus dương tinh với chủng virus Nam Định
bằng kỹ thuật di truyền (PCR).
- Đã phân lập được 17 chủng virus viêm não Nhật Bản từ 5 loài muỗi Culex
(Culex tritaeniorhynchus, Cx. gelidus, Cx. vishnui, Cx. pseudovishnui, Cx.
fuscocephala) tại 4 điểm nghiên cứu và chủng virus Nam Định từ 4 loài muỗi
Culex (Culex tritaeniorhynchus, Cx. gelidus, Cx. vishnui, Cx. quinquefasciatus).
Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể)
Trong thờ
i gian từ năm 2006-2007, đã tiến hành 20 lượt điều tra thu thập
muỗi Culicinae, tại 13 điểm, thuộc 12 huyện, thị trấn, thị xã của 4 tỉnh ở Tây
Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Đã thu thập được 9.557 cá
thể muỗi và 1.991 cá thể bọ gậy, thuộc 44 loài 7 giống. Đã bổ sung cho khu hệ

2
muỗi Culicinae Tây Nguyên 21 loài là: Aedes ceacus, Ae. desmotes, Ae.
lineatopennis, Ae. vexans, Armigeres kucchingensis, Culex hutchinsoni, Cx.
khazani, Cx. malayi, Cx. mimeticus, Cx. minor, Cx. nigropunctatus, Cx.
pallidothorax, Cx. sinensis, Cx. whitei, Heizmannia communis, Lutzia fuscana,
Mansonia annulifera, Masonia ocharacea, Masonia uniformis và Tripteroides
powelli (trong đó 7 loài chỉ thu thập được bọ gậy) và 2 giống là Heizmannia
Ludlow, 1905 và Lutzia Tanaka, 2003.
Thành phần loài muỗi Culicinae hiện biết trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên

gồm 63 loài, thuộc 9 giống. Trong đó, giống Aedes có số loài nhiều nhất (22 loài-
chiếm 34,9% tổng số loài muỗi Culicinae ở Tây Nguyên), giống Armigeres 9 loài,
giống Culex 18 loài, giống Heizmannia 1 loài, giống Lutzzia 1 loài, giống Masonia
5 loài, giống Malaya 1 loài, gi
ống Toxorhynchus 3 loài và giống Triptroides 3 loài.
Trong tổng số 63 loài muỗi Culicinae đã phát hiện được ở Tây Nguyên, có
14 loài đã được xác định là vectơ các bệnh nguy hiểm như bệnh sốt xuất huyết –
Dengue, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh giun chỉ và các bệnh khác. Các loài muỗi
đó là: Aedes aegypti, Ae. albopictus, Ae.vexans , Armigeres subalbatus, Culex
bitaeniorhynchus, Cx. fuscocephala, Cx. gelidus, Cx. pseudovishnui, Cx.
quinquefasciatus, Cx. tritaeniorhynchus, Cx. vishnui, Mansonia annulifera ,
Mansonia indiana và Mansonia uniformis. Các loài muỗi này phân bố hầu hết các
điểm nghiên cứu ở Tây Nguyên.
Mật độ các loài vectơ chủ yếu truy
ền viêm não Nhật Bản như Culex
tritaeniorhynchus , culex vishnui và culex gelidus ở hầu hết các điểm nghiên cứu
tương đối cao (từ 5-16 con/giờ /người).
Đã phân lập được 17 chủng virus viêm não Nhật Bản từ 5 loài muỗi thuộc
giống Culex (Culex tritaeniorhynchus, Cx. gelidus, Cx. vishnui, Cx. pseudovishnui,
Cx. fuscocephala, tại 4 điểm nghiên cứu, thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên và phân lập
được 6 chủng virus Nam Định từ 4 loài muỗi thuộc giống Culex (Culex
tritaeniorhynchus, Cx. gelidus, Cx. vishnui, Cx. quinquefasciatus
Bổ sung 50 tiêu bản mu
ỗi và bọ gậy của những loài hiếm gặp trên địa bàn
Tây Nguyên như: Aedes albolineatus, Ae. annandalei, Ae. caecus, Ae. desmotes,

3
Ae. dux, Ae. imprimens Ae. lineatopennis Ae. macfalanei Ae. mediolineatus , Cx.
miniticus, Cx. nigropunctatus, Cx. hutchinsoni …
C- Hiệu quả về đào tạo:

- Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, các đơn vị tham gia đã hợp tác nghiên
cứu, trao đổi kỹ thuật chuyên môn và học hỏi chuyên môn lẫn nhau cùng nâng
cao trình độ về phương pháp điều tra, kỹ thuật phân loại muỗi Culicinae, kỹ
thuật phân lập virus viêm não Nhật Bản, kỹ thuật xác định các chủng virus
bằng kỹ thuật sinh học phân tư
(RT- PCR) đáp ứng yêu cầu của đề tài .
- Bổ sung tiêu bản muỗi, bọ gậy Culicinae cho Tây Nguyên nhằm phục vụ đào
tạo và nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên khu vực Tây Nguyên.
- Số liệu đề tài nghiên cứu đã được sử dụng cho việc đào tạo thạc sĩ của 2 cán
bộ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
D. Hiệu quả kinh tế
- Kết quả điều tra, nghiên cứu thành ph
ần loài và phân bố muỗi Culicinae ở Tây
Nguyên đã và sẽ góp phần phục vụ cho chương trình nghiên cứu một số bệnh
do muỗi truyền như giun chỉ Bạch huyết, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh sốt
xuất huyết –Dengue trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Các Trung tâm vệ sinh phòng dịch các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên, Viện vệ
sinh dich tễ Tây Nguyên, Vụ Vệ sinh phòng dịch Bộ Y sẽ tiết kiệm được
nhiều kinh phí, thời gian… nế
u sử dụng, tham khảo các số liệu nghiên cứu cơ
bản của đề tài này khi cần thiết để đặt ra biện pháp phòng chống các bệnh do
muỗi Culicinae truyền.
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được tham khảo và áp dụng rộng rãi bởi
các cơ sở vệ sinh phòng dịch ở Tây Nguyên, của cả dân và quân y. Dựa vào
kết qu
ả nghiên cứu của đề tài để có thể dự báo khả năng xẩy ra một số dịch
bệnh do muỗi Culicinae lan truyền ở một số địa phương trong thời điểm nhất
định, từ đó kịp thời đề ra biện pháp phòng trừ vectơ và dịch bệnh có hiệu quả
nhất.


4
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê
duyệt
a. Tiến độ thực hiện:
- Đề tài thực hiện đúng tiến độ đã đề ra.
- Đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu đã đề ra trong đề cương: (1) Xác định
thành phần loài, phân bố các loài muỗi Culicinae có vai trò truyền bệnh viêm não ở
khu vực Tây Nguyên, (2) Phát hiện vi rút viêm não trong mộ
t số loài muỗi
Culicinae ở Tây Nguyên.
- Các sản phẩm tạo ra đúng với dự kiến của bản đề cương
b. Đánh giá sử dụng kinh phí
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 225 000 000 đồng
- Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học : 225 000 000 đồng
- Kinh phí ngân sách khác: không
c. Các ý kiến đề xuất
- Tiếp tục điều tra bổ sung thành phần loài muỗi Culicinae ở khu vực Tây
Nguyên, chú ý mở rộng điểm nghiên cứu.
- Cần tiếp tục giám sát virus viêm não Nhật Bản trên quần thể muỗi
Culicinae vào các tháng mùa khô ở các điểm đã có bệnh nhân VNNB và
nghi có bệnh nhân VNNB ở Tây Nguyên, để phát hiện và phòng chống bệnh
dịch kịp thời.
- Tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sâu về mối liên quan giữa điều kiện môi
trường- vector- mầm bệnh ở các ổ dịch viêm não Nhật Bản để có cơ sở khoa
học đề ra các biện pháp phòng ngừa b
ệnh viêm Não Nhật Bản ở địa bàn Tây
Nguyên.












5

Phần B: BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Muỗi Culicinae có thành phần loài khá phong phú, chúng phân bố rộng ở
khắp nơi trên thế giới. Sự hiện diện các loài thuộc nhóm côn trùng này có khả năng
truyền bệnh ở các địa phương là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dịch xảy ra khi có xuất
hiện hoặc lưu hành nguồn bệnh. Hiện nay một số bệnh do virus được xác định là
do vector truyền như bệnh sốt Dengue / sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD), viêm
não Nhật Bản (VNNB) trong
đó bệnh Viêm não Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng ở nhiều quốc gia và khu vực.
Trên thế giới bệnh viêm não Nhật Bản đã biết từ năm 1871, bệnh lưu hành ở
vùng Châu Á, Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, từ năm 1959 đã phát hiện được hội
chứng viêm não ở trẻ em, bệnh đã xảy ra trên địa bàn rộng và trong nhiều năm
nay[28].
Tây Nguyên có địa hình phức tạp, khu hệ động vật, thực vật phong phú nhất cả
nước, khí hậu và thời tiết thuận lợi cho sự lưu hành nhiều loại dịch bệnh do muỗi
truyền như bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, và gần đây là bệnh viêm não Nhật

Bản.
Trong các năm 2000-2001, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có nhiều trường
hợp có hội chứng não cấp trong đó đã xác
định được 21 trường hợp VNNB, phân
bố rải rác trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum và
Đắk Lắk[7]. Từ đó đến nay, hàng năm bệnh viêm não Nhật Bản vẫn được ghi nhận
ở một số địa phương của các tỉnh trong khu vực. Theo số liệu điều tra của Viện Vệ
sinh dịch tễ Tây Nguyên, từ năm 2002 đến 2005 trên địa bàn Tây Nguyên đã phát
hiện được trên 283 trường hợp do viêm não trong
đó có 50 trường hợp tử vong.
Đặc biệt ở tỉnh Gia Lai đã phát hiện được 46 trường hợp viêm não Nhật Bản từ 74
bệnh phẩm từ bệnh nhân có hội chứng não cấp (HCNC), bằng kỹ thuật MAC-

6
ELISA. Đồng thời, đã phân lập được 6 chủng virus Nam Định từ các loài muỗi:
Culex gelidus, Culex vishnui, Culex tritaeniorhynchus và Culex fuscocephala.
Những năm gần đây đã có một số công trình điều tra nghiên cứu về vector
truyền bệnh cũng như điều tra nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh viêm não Nhật
Bản ở khu vực Tây Nguyên và đã được công bố như công trình nghiên cứu “Điều
tra khu hệ côn trùng y học ở Tây Nguyên” của
Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái
Phương, Lý Thị Vi Hương [3]; “Điều tra cơ bản muỗi Culicinae ở Việt Nam” của
nhóm tác giả: Vũ Đức Hương, Nguyễn Thị Hoà, Đỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị Bạch
Ngọc, Nguyễn Văn Hà, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thị Bích Liên, năm 1996; công
trình “Giám sát, chẩn đoán viêm não Nhật Bản ở Việt Nam, 2000-2001” của nhóm
tác giả: Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh, V
ương Đức Cường, Vũ Sinh Nam,
Phạm Thị Minh Hằng, Trần Văn Tiến, 2002.v.v Song Tây Nguyên là một địa bàn
rộng lớn, địa hình và sinh cảnh đa dạng, phức tạp, thành phần loài động vật nói
chung và côn trùng nói riêng rất phong phú và khả năng truyền bệnh của chúng rất

đa dạng. Đặc biệt tình hình bệnh viêm não Nhật Bản ngày càng có xu hướng gia
tăng. Vì vậy việc nghiên cứu vector truyền bệnh và tình hình dịch tễ VNNB cần
được tiế
p tục ở các tỉnh Tây Nguyên là điều cần thiết.
Do đó, chúng tôi xây dựng và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài,
đặc điểm sinh thái của các loài muỗi Culicinae và vai trò truyền bệnh viêm não
Nhật Bản ở Tây Nguyên” với mục tiêu:
1. Xác định thành phần loài, phân bố các loài muỗi Culicinae ở khu vực Tây
Nguyên.
2. Phát hiện virus viêm não Nhật Bản trong một số loài muỗi Culex ở Tây
Nguyên.








7

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Nghiên cứu về thành phần, phân bố các loài muỗi Culicinae và khả năng
truyền bệnh VNNB trên thế giới, Việt Nam và Tây Nguyên.
2.1.1. Vật truyền bệnh hay vector


Hình 1 : Muỗi Culex - vật trung gian truyền

bệnh viêm não Nhật Bản

Khả năng lây truyền virus VNNB qua
vector được xác định bởi một số yếu tố:
Vector có khả năng truyền bệnh phải là
những loài muỗi cái có khả năng hút
máu và trở thành muỗi bị nhiễm virus.
Vector đó phải có điều kiện tốt để virus
nhân lên trong nó với hiệu giá cao.
Trên thế giới hiện nay đã biết 17
loài muỗi khả năng truyền virus VNNB, trong đó có khả năng truyền bệ
nh cao
nhất. Các loài muỗi này sinh sản ở đồng ruộng, đôi khi xa nơi ở của người, nhưng
bay đến được những vùng xung quanh nhà người ở để hút máu. Muỗi Culex
tritaeniorhynchus có thể bay xa 1,5 km và được phát hiện ở độ cao 13-15m so với
mặt đất; đó là độ cao mà các loài chim thường trú đậu. Chính đó là điều kiện để
virus VNNB có thể lây truyền giữa các loài chim. Muỗi hút máu động vật có virus,
đặc biệt là lợn, chim trong thời kỳ
nhiễm virus huyết, sau đó muỗi có khả năng
truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virus sang đời sau qua trứng. Virus thường
phát triển tốt trong cơ thể muỗi ở nhiệt độ 27
0
C -30
0
C. Nếu dưới 20
0
C thì sự phát
triển của virus dừng lại. Đó cũng là lý do thể hiện bệnh VNNB xảy ra ở những
tháng nóng, ở những vùng nhiệt đới[28].
2.1.2. Trên thế giới:

Có nhiều loài muỗi Culicinae đã được đã được xác định là trung gian truyền
bệnh viêm não Nhật Bản. Một số nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Singapor,
Indonesia, Philippin, Malaysia việc điều tra nghiên cứu về khu hệ, sinh thái học, vai trò
truyền bệnh và biện pháp phòng chố
ng những loài muỗi Culicinae là trung gian truyền

8
bệnh VNNB đã được nhiều tác giả quan tâm như G.L. Chiang và CS, 1985; I.
Vythilingam và CS., 1992; M.S. Chang và CS., 1993…
Những loài muỗi sau đây đã được xác định là vector của bệnh viêm não
Nhật Bản và đã được nhiều tác giả nghiên cứu:
Culex gelidus Theobald, 1901 có thể truyền viêm não Nhật Bản ở Malaysia
và Thái Lan. Theobald 1901, đã thu thập loài muỗi này ở Taipang, Perak, Malaya
and Quilon, Travancore, Ấn Độ và đặt tên là Culex cuneatus. Năm 1907,Theobald
thu thập được ở Ấn Độ và Sarawak (Borneo), ông đặt tên là Culex bipunctata.
Loài muỗi này phân bố ở khu v
ực châu Á Thái Bình Dương gồm các nước
Mianma, Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Nê Pan, Niu Gui Nê,
Pakixtan, Philippin, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Ấu trùng tìm thấy ở các loại ổ
nước tạm thời khác nhau, ổ nước bán cố định và cố định như ao tù, các vũng nước
nhỏ và những cống rãnh nhỏ. Thỉnh thoảng tìm thấy ấu trùng trong các dụng cụ
nhân tạo như thùng, bể chứa nước. Muỗi cái hút máu nguy hiểm, chúng ưa thích
hút máu gia súc và người (Bram, 1967)[32].
Culex tritaeniorhynchus Giles, 1901 là vector chủ yếu của bệnh viêm não
Nhật Bản B vùng Đông Phương (Riental region). Theobald 1905, đã thu thập loài
muỗi này ở Bom Bay Ấn Độ và đặt tên là Culex biroi. Dyar 1920, đã thu thập loài
muỗi này ở Los Banos, Philippin và đặt tên là Culex summorosus. Baraud and
Christophers 1931, đã thu thập loài muỗi này ở Chieng Mai, Thái Lan và đặt tên là
Culex siamensis. Loài muỗi này phân bố hầu như khắp thế giới: Angôla, Camerun,
Cộng Hoà Trung Phi, Dahomaey, Ai Cập, Gambia, Gha Na, Ấn Độ, Iran, Iraq,

Israel, Jordan, Kenya, Lebanon, Malagasy, đảo Maldive, Mozambique, Nigeria,
Nga, Arập Xê út, Senegal, Sri Lanka, Syry, Tanzania, Togo, Thổ Nhĩ kỳ, Turkmen,
khu vực Châu Á Thái Bình d
ương. Ấu trùng tìm thấy ở nhiều loại ổ nước khác
nhau, các vũng nước cố định hay bán cố định, có ánh nắng mặt trời và cây cỏ. Nơi
sống không giới hạn, gồm đầm lầy, ao tù, mương, rãnh Muỗi cái chủ yếu hút
máu các loài gia súc có sừng và lợn nhưng hút cả máu người khi thiếu gia súc
(Bram,1967)[32].

9
Culex vishnui Theobald, 1901 là vector quan trọng của bệnh viêm não Nhật
Bản. Loài muỗi này phân bố khá rộng, hầu như khắp các nươc thuộc châu Á –Thái
Bình Dương: Bangladesh, Mianma, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Nhật Bản, Malaysia, Nê Pan, Philippin, Singapo, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan,
Đông Timor, Việt Nam. Ấu trùng đặc biệt tìm thấy trong ao tù, bao gồm chỗ nước
bùn, mương rãnh, ao, vũng chân gia súc, lốp bánh xe, và ở đồng ruộng mới cho
nước vào và lúa mới cấy. Muỗi cái chủ yếu hút máu các loài chim và lợn, nhưng
sẵn sàng hút cả
máu người khi thiếu gia súc (Sirivanakarn 1976)[32].
Culex sitiens Wiedmann, 1929 có khả năng truyền viêm não Nhật Bản và
nhiễm tự nhiên với giun chỉ Brugia malayi ở Thái Lan (Harbach,1988). Walker
1859, đã thu thập được loài muỗi này ở Makessar, Celebes và đặt tên là Culex
impellens. Theobald 1901, đã thu thập được loài muỗi này ở Quilon, Travancore,
Madras, and Shahjahanpur provinces và đặt tên là Culex microannulatus. Nhưng
năm 1901, ông thu thập được loài muỗi này ở Australia thì lại đặt tên là Culex
annulirostris; năm 1903, những mẫu thu thập ở Bruas, Dindings của Malaya ông
đặt tên là Culex somaliensis. Taylor 1912, 1913, 1914 đã đặt các tên khác nhau khi
thu thậ
p ở các địa phương khác nhau như: Culex saibaii, Culex paludis, Culex
annulata và Culex milni. Harbach 1988, đã đặt tên là Culex mauritanicus cho

những mẫu thu thập ở Taghjicht, Morocco. Ấu trùng loài muỗi này đã tìm thấy ở
môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt đọng trên đất và ở những dụng cụ
nhân tạo chứa nước ở vùng ven biển. Muỗi cái chủ yếu hút máu các loài chim và
lợn, nhưng sẵn sàng đốt người (Harbach, 1988)[32].
2.1.3. Ở Vi
ệt Nam và khu vực Tây Nguyên:
Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ, sinh thái, dịch tễ học của
muỗi Culicinae, vector của một số bệnh nguy hiểm như bệnh giun chỉ, sốt xuất
huyết… của các tác giả: Vũ Thị Phan, và CS, 1975; Vũ Đức Hương và CS.,1984,
1992, 1996; Đỗ Sĩ Hiển và CS., 1992; Trần Tiến, 1992. Một số công trình đi sâu
nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh lý, sinh thái của muỗi truyền b
ệnh viêm não
ở miền Bắc Việt Nam của các tác giả: Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Trương Quang
Học, Tạ Huy Thịnh và CS., 1993.v.v…đã được công bố. Những năm gần đây, các

10
công trình nghiên cứu đã quan tâm đến biện pháp phòng trừ muỗi bằng hoá chất,
biện pháp sinh học, biện pháp môi trường… đồng thời tiếp tục đánh giá sự nhạy
cảm của các vector với các hoá chất đang sử dụng ở Việt Nam. Các kết quả nghiên
cứu đó đã góp phần tích cực vào việc phòng chống các bệnh này.
Trước năm 1954, các công trình nghiên cứu về muỗi Culicinae ở Việt Nam
chủ yếu do ngườ
i nước ngoài thực hiện : Borel (1926,1928, 1930), Toumanoff
(1933, 1937, Galiard (1936), Galiard và Dang Van Ngu (1947, 1949, 1950). Vào
những năm 50 của thế kỷ trước, bệnh viêm não Nhật Bản đã được phát hiện ở Việt
Nam (Prevot, 1953, 1954).
Năm 1954-1975, bệnh sốt xuất huyết Dengue đã phát hiện ở Hà Nội (1969),
các công trình nghiên cứu về trung gian truyền bệnh ở miền Bắc Việt Nam được
tiến hành kết hợp với công tác điều tra cơ bản khác như các công trình của Vũ Thị


Phan (1957), Bộ môn ký sinh trùng Đại học Y dược Hà Nội (1961), Grokhovskaia
(1967), Vũ Thị Phan và CS., 1973. Ở miền Nam có công trình của Stojanovich và
Scott (1966), Renert (1973), Nguyễn Thị Kim Thoa (1966, 1974)… [22].
Từ năm 1964 đến 1968, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Trung Ương
và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương đã phối hợp điều tra, phân lập virus từ muỗi
trên quy mô lớn, và đi tới nhận định là nhóm Culex tritaeniorhynchus, Culex
vishnui có liên quan mật thiết đến mùa dịch viêm não Nhật Bản B. Song tất cả các
phân lậ
p virus từ muỗi đều không thành công. Năm 1971, tiếp tục tìm hiểu vai trò
truyền bệnh viêm não Nhật Bản của muỗi ở nước ta, xác định sự liên quan giữa các
loài muỗi và dịch tễ bệnh viêm não ở thực địa (tại xã M.T, huyện Từ Liêm - Hà
Nội và xã H.T, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc) cũng như sự cảm thụ của chúng
trong thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã rút ra nhận xét:
- Muỗi Culex tritaeniorhynchus
có mật độ cao từ tháng 5 đến tháng 9.
- Số bệnh nhân có hội chứng viêm não phát hiện vào tháng 6,7.
- Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 đã phân lập được 3 chủng viêm não
Nhật Bản B từ muỗi Culex tritaeniorhynchus.

11
Đồng thời tham khảo kết quả của các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã
khẳng định: Culex tritaeniorhynchus là một loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật
Bản B ở Việt Nam [29].
Từ năm 1975 đến nay, khi bệnh sốt xuất huyết Denge và bệnh viêm não
Nhật Bản xảy ra ở hầu khắp địa phương trong cả nước, việc nghiên cứu về muỗi
Culicinae mang tính chất quy mô và rộng lớn hơn, ch
ủ yếu do người Việt Nam tiến
hành, gồm các công trình của các tác giả : Phan Thị Như Ý (1974, 1975), Đỗ
Quang Hà (1976, 1978), Vũ Đức Hương (1984), Vũ Đức Hương, Nguyễn Thị
Bạch Ngọc và CS (1985, 1987, 1993), Vũ Sinh Nam và CS. (1990, 1992), Đỗ Sĩ

Hiển và CS. (1992), Trần Tiến (1992), Nguyễn Thị Bạch Ngọc (1993, 1995)…
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái một số loài muỗi có vai trò truyền
bệnh viêm não Nhật Bản của các tác giả đượ
c tóm tắt như sau:
Culex gelidus Theobald, 1901 thường thấy ở những làng mạc thuộc nội,
ngoại thành Hà Nội, nhất là những nơi có nhiều ao hồ. Muỗi thường ở những nơi
bẩn thỉu, có phân súc vật như chuồng trâu bò, chuồng lợn…còn ở trong nhà thì ít
thấy (nhất là những nhà không nuôi súc vật). Muỗi này thường đậu ở những chỗ
thấp có bóng tối như bãi cỏ, bụi rậm chung quanh chuồng nuôi súc vậ
t. Muỗi
Culex gelidus có quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất vào tháng 10, tháng
11[1].
Culex tritaeniorhynchus Giles, 1901 ở khắp những nơi có hồ ao, bụi rậm,
nhất là những nơi có chuồng nuôi súc vật như trâu, bò, gà, lợn…Trong nhà người ở
ít khi thấy, chỉ có những nhà mà chung quanh có chuồng gia súc mới thấy muỗi.
Nói chung, ở những nơi cao ráo, ít hồ ao, ít bụi rậm thì muỗi này rất hiếm. Muỗi ưa
đậu ở những chỗ thấp, tối. Mu
ỗi này phát triển quanh năm, nhưng nhiều nhất là từ
tháng 10, tháng 11[1].
Culex vishnui Theobald, 1901 có ở khắp mọi làng mạc thuộc nội ngoại thành
Hà Nội, nhất là những nơi ao hồ, bụi rậm, chuồng trâu bò, v.v…Ít khi thấy loài
muỗi này ở trong nhà, chỉ có những nhà chung quanh có hồ ao hoặc nuôi súc vật,
trâu bò…mới có nhiều. Nói chung muỗi ưa những nơi bẩn, bụi rậm, ít ánh sáng,

12
còn những nơi cao ráo thì ít thấy. Muỗi thường đậu ở chổ tối. Quanh năm đều thấy
có loài muỗi này[1].
Culex fuscocephala Theobald, 1907 thường ở những nơi thiếu ánh sáng, bẩn
thỉu nhất là những nơi hồ, ao có nước đọng. Thường thấy đậu ở những bãi cỏ, bụi
rậm quanh hồ ao. Trong nhà người ở và chuồng nuôi gia súc ít có loài muỗi này.

Chúng phát triển quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8[1].
Năm 1987-1990, mộ
t nghiên cứu về “Sinh học một số loài muỗi Culicinae
có ý nghĩa dịch tễ ở Hà Nội” đã được tiến hành. Kết quả, đã thu thập được 21 loài
thuộc 6 giống. Muỗi Culex tritaeniorhynchus có nhiều ở chuồng gia súc vào ban
đêm, ở chuồng trâu, bò có nhiều hơn ở chuồng lợn, phát triển vào mùa khô, từ
tháng 4 đến tháng 10, có hai đỉnh cao vào tháng 4 và tháng 8. Bọ gậy tìm thấy
nhiều ở ruộng lúa, mương máng, ao, hồ, hố vũng có th
ực vật thủy sinh là cây thảo
và rong. Muỗi Culex vishnui có đặc điểm về biến động số lượng, nơi hoạt động và
nơi trú ẩn, ổ bọ gậy giống với muỗi Culex tritaeniorhynchus, nhưng có số lượng
muỗi và bọ gậy nhiều hơn[6].
Năm 1992, một nghiên cứu khá đầy đủ và lý thú về đặc điểm sinh thái Culex
tritaeniorhynchus đã được tiến hành tại th
ực địa ở xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà
Tây của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Trương Quang Học, Tạ Huy Thịnh,
cho thấy rằng: muỗi Culex tritaeniorhynchus phát triển vào mùa khô (từ tháng 4
đến tháng 9). Trong thời gian này thời tiết ấm áp và các ruộng trồng lúa hầu như có
nước thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho bọ gậy phát triển. Ở đây, quần thể
muỗi Culex tritaeniorhynchus có đỉnh cao vào tháng 5, mậ
t độ muỗi hoạt động hút
máu ban đêm tăng cao kể cả trong nhà, chuồng trâu bò và chuồng lợn. Muỗi
thường trú đậu và tiêu máu ngoài nhà, ở chuồng trâu bò nhiều hơn chuồng lợn và
trong nhà. Tập tính hút máu của loài muỗi này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khí
hậu, đặc biệt bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lượng mưa. Vào những tháng mưa nhiều
số lượng muỗi trú ẩn trong nhà và chuồng gia súc ban ngày gia tă
ng. Vào ban đêm
muỗi tích cực hoạt động để tìm mồi ở chuồng gia súc và ở cả trong nhà, mật độ
muỗi cao nhất ở chuồng trâu là 30con/chuồng; ở chuồng lợn là 3,5 con/chuồng và
trong nhà 7 con/nhà. Muỗi vào nhà hút máu người cao nhất thời gian từ 20-24h và


13
sau đó giảm dần. Các tác giả đã nhận xét: số lượng quần thể muỗi có liên quan chặt
chẽ với cảnh quan khu dân cư. Nơi nào nuôi lợn nhiều, mật độ dân cư cao, diện
tích thổ cư chật hẹp làm cho mối liên hệ giữa người và gia súc gần gủi, tạo điều
kiện thuận lợi cho bệnh viêm não Nhật Bản lan truyền thông qua các vector như
Culex tritaeniorhynchus [22].
Ổ bọ gậy: loài Culex tritaeniorhynchus
có liên quan chặt chẽ đến tới đồng
ruộng và việc trồng lúa. Tại ruộng lúa, khi thủy vực mới được hình thành lần đầu
trong năm (tháng 1, tháng 2) và khi nhiệt độ còn thấp (15-16,5
0
C) số lượng bọ gậy
ít. Từ tháng 3 số lượng bọ gậy bắt đầu gia tăng mạnh mẽ, bọ gậy tuổi 3-4 đạt đỉnh
cao vào tháng 4, tháng 5 và tháng 9, phù hợp với mật độ muỗi trưởng thành trong
khu dân cư và với hai mùa lúa trổ bông vào thời điểm cuối vụ chiêm (tháng sáu).
Trong mùa đông khi đồng ruộng khô cạn hẳn thì muỗi đẻ ở các mương dẫn nước
và các hố, vũng còn sót lại trên đồ
ng ruộng. Bằng cách đó chúng duy trì quần thể
qua mùa rét[22].
Điều tra cơ bản muỗi Culicinae ở Việt Nam đã được nhóm tác giả Vũ Đức
Hương và cộng sự tiến hành từ năm 1992 - 1995 trên địa bàn 12 tỉnh, thuộc miền
Bắc, miền Trung, đông Nam Bộ, Tây Nam bộ và Tây Nguyên. Kết quả đã phát
hiện được 86 loài muỗi Culicinae thuộc 11 giống. Tại tỉnh Kon Tum, đã phát hiện
27 loài thuộc 7 giống; Gia Lai 26 loài thuộc 7 gi
ống, Đắk Lắk 27 loài thuộc 5
giống, Lâm Đồng 20 loài thuộc 5 giống[7].
Ở Tây Nguyên, năm 1993 các tác giả Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương,
Lý Thị Vi Hương và cộng sự đã xác định có 41 loài muỗi thuộcphân họ Culicinae.
Trong đó giống Aedes có 16 loài, Culex: 9 loài, Armigeres: 8 loài, Mansonia: 1

loài, Orthopodomya: 1 loài, Malaya: 1 loài, Toxorhynchites: 3 loài, Tripteroides: 2
loài. [3]
Năm 1992-1994, tại Hà Nội đã phát hiện được 209 trường hợp mắc hội
chứng não cấp ở trẻ em, trong đó 21 trường hợp ở nội thành, và vi
ệc giám sát
vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nội, ngoại thành Hà Nội đã được tiến
hành. Kết quả cho thấy, muỗi Culex tritaeniorhynchus thu thập được quanh năm,
nhưng nhiều nhất vào tháng 4, 5 và 8, 9. Ở ngoại thành Culex tritaeniorhynchus

14
thu được ở chuồng trâu bò nhiều hơn. Trong nội thành, không có chuồng bò, loài
muỗi này thu được ở chuồng lợn nhiều hơn ở trong nhà. Mật độ Culex
tritaeniorhynchus giảm dần từ ngoại thành vào nội thành[24].
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần, phân bố của
muỗi Culicinae ở khu vực trong những năm trước đây. Song số điểm điều tra chưa
nhiều, số lượ
ng loài đã được xác định và sự phân bố của chúng chưa phản ảnh một
cách đầy đủ của các loài muỗi thuộcphân họ Culicinae ở Tây Nguyên. Vì vậy việc
mở rộng diện điều tra nhằm thu thập và xác định được đầy đủ hơn thành phần loài,
sự phân bố của chúng là thực sự cần thiết.

2.2. Những nghiên cứu về virus viêm não Nhật Bản trên thế giới, Việt Nam
và Tây Nguyên
2.2.1. Virus viêm não Nhật Bản:



Tác nhân gây bệnh VNNB là virus thuộc họ Togaviridae trong nhóm B của
giống flavi virus. Virus có dạng hình cầu, đường kính trung bình 40-50nm. Về cấu trúc
virus VNNB gồm có:

- Lõi được cấu tạo bởi axit ribonucleic, sợi đơn, là vật liệu di truyền của virus .
- Capsit bao bọc chung quanh lõi được cấu tạo bởi nucleoprotein.
- Vỏ bọc ngoài cấu tạo bởi glycoprotein. Đó là kháng nguyên bề mặt có tính ngưng kết
hồng cầu nên gọi là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu và có hoạt tính trung hoà. Đặc
tính của virus : không b
ị phá hủy ở pH = 7-9, tốt nhất pH = 8. Virus bị bất hoạt nhanh
Hình 2 : Hình ảnh của virus viêm
não Nhật Bản

15
ở nhiẹt độ 50
0
C, vì trên bề mặt virus có lipid nên rất nhạy cảm với các chất dung môi
hoà tan mỡ ête, desoxycholat natri. Ngoài ra, virus còn bị bất hoạt nhanh bởi tia hồng
ngoại.
2.2.2. Ổ chứa (reservoir) virus
Mức độ cảm nhiễm của các loài động vật đối với virus VNNB khác nhau. Tỷ lệ
kháng thể dương tính cao đối với virus VNNB đã được chứng minh ở các súc vật như
lợn, ngựa, các loài chim và tỷ lệ dương tính thấp ở trâu, bò, dê, cừu, chó, khỉ. Lợn và
chim là những vật chủ quan trọng nhất dự trữ, nhân lên và lan rộng virus VNNB, bò
không thể hiện là vật chủ khuyếch đại quan trọ
ng của virus VNNB. Vector chủ yếu có
hút máu bò và có những bằng chứng về huyết thanh học thể hiện bò bị nhiễm virus.
Nhưng bò sống lâu năm nên hàng năm không xuất hiện nhiều quần thể bò cảm nhiễm
mới; ngựa cũng bị nhiễm bệnh VNNB, nhưng nó không đóng vai trò trong việc lan
truyền bệnh. Lợn được coi là nguồn nhiễm virus huyết quan trọng truyền qua muỗi là
vì:
- Chỉ số lợn b
ị nhiễm virus trong tự nhiên cao hơn cả.
- Sự xuất hiện virus trong máu lợn thường xảy ra ngay sau khi lợn bị nhiễm

virus VNNB.
- Chu kỳ bình thường của virus VNNB trong thiên nhiên được thừa nhận là
một chu kỳ “CHIM - MUỖI”. Về mùa hè chu kỳ cơ bản này phát triển thêm
ra một chu kỳ “MUỖI - LỢN”, từ đó có thể phát sinh tiếp nối một chu kỳ
đặc biệt “ MUỖI - NGƯỜI”. Căn cứ vào ý kiến
đề xuất của P. Mollaret và J.
Schneider (1963) và trên cơ sở hiểu biết về sinh thái học của virus VNNB,
có thể minh hoạ chu kỳ tự nhiên của bệnh VNNB như sau:

MUỖI MUỖI
CHIM CHIM MUỖI LỢN LỢN
MUỖI NGƯỜI MUỖI



16
2.2.3. Những nghiên cứu về virus viêm não Nhật Bản
Trong hai năm (2000-2001), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương và Viện Vệ
sinh dịch tễ Tây Nguyên đã tiến hành điều tra dịch tễ, huyết thanh học ở 8 tỉnh,
thành miền Bắc, Tây Nguyên với tổng số 1589 mẫu máu lợn, xác định trung bình
nhân hiệu giá kháng nguyên virus VNNB ở những vùng trọng điểm của miền Bắc
59,05 đến 117,93. Những vùng dịch xảy ra mang tính chất r
ải rác, lẻ tẻ như Bắc
Giang, Tây Nguyên hiệu gía kháng thể 29,31- 38,91. Đã phân lập được 3 chủng
virus VNNB từ hai loài muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex annulus, và một
chủng virus VNNB từ máu lợn. Kết quả chẩn đoán huyết thanh học cho thấy bệnh
VNNB xảy ra trong mùa hè và chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 83,18% tổng
số mắc. Các tác giả đã rút ra nhận xét : “Do kết quả sử dụng vacxin, tỷ lệ mắc
VNNB trong nhóm bệnh nhân từ 1-4 tuổi giảm so với các năm trước, chỉ chiếm
17,28% tổng số mắc”[13].

Việc sử dụng tế bào muỗi Aedes albopictus dòng C6/36 đã phân lập được 6
chủng virus từ dịch não tủy của bệnh nhân có hội chứng não cấp. Định loại virus
bằng kỹ thuật ELISA-Sandwich và kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, đã
xác định 4 chủng virus viêm não Nhật Bản, 2 chủng chư
a xác định. Có 43,26%
(196/453) trường hợp hội chứng não cấp ở miền Bắc do virus viêm não Nhật Bản.
Tỷ lệ mắc VNNB ở trẻ em 1-4 tuổi ở miền Bắc đã giảm từ 37,62 trong năm 1989-
1995 xuống còn 11,22% trong năm 2002, do việc tăng cường sử dụng vacxin
VNNB cho trẻ em từ 1-5 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng [15].
Việc ứng dụng kỹ thuật ức chế hồng cầu để
nghiên cứu sự chuyển đổi kháng
thể virus VNNB ở lợn tại Hoài Đức - Hà Tây của nhóm tác giả: Phan Thị Ngà, Vũ
Sinh Nam, Masahiro Takagi (2002) cho thấy rằng, sự chuyển đổi kháng thể ở lợn
xảy ra quanh năm. Đã phân lập được 7 chủng virus VNNB từ 83 mẫu muỗi và 4
chủng virus VNNB từ 30 mẫu máu lợn. Các chủng virus VNNB phân lập từ muỗi
và từ máu lợn vào thời điểm trong và ngoài mùa dịch. Kết quả nghiên cứu đ
ã xác
định có sự lưu hành của virus VNNB thuộc nhóm genotyp I ở miền Bắc Việt Nam
trong năm 2000[16].

17
Nghiên cứu hình thái cấu trúc virus viêm não Nhật Bản trong các loạt vacxin
sản xuất tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, 28 loạt vacxin viêm não do Viện Vệ sinh
dịch tễ Trung Ương sản xuất có độ tinh khiết cao, các hạt virus có hình khối cầu
đều đặn, nguyên vẹn, giữa có lõi, bên ngoài là vỏ bọc, ngoài cùng là các lông
chiếu. Đường kính trung bình của các hạt này 45-50nm. Đôi khi quan sát thấy các
mảnh, các cấu tử nhỏ, đó là thành phần của hạt virus đang trong quá trình hoàn
chỉnh[11].

ng dụng kỹ thuật MAC-ELISA để xác định tần suất nhiễm virus viêm não

Nhật Bản trong quần thể lợn ở Cát Quế- Hoài Đức - Hà Tây từ tháng 9-2001 đến
tháng 8-2002 cho thấy: tần suất nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong quần thể lợn
trong mùa dịch rất cao, với tỷ lệ xác định dương tính là 82,00% trong tháng 6.
Ngược lại trong các tháng ngoài mùa dịch tần xuất nhiễm virus viêm não Nhật Bản
trong quần thể lợn rất thấp (1,96-14,00%)[14].
So sánh
độ nhạy của kỹ thuật ngưng kết hạt với kỹ thuật MAC-ELISA trong
chẩn đoán nhanh viêm não Nhật Bản thấy rằng: độ nhạy của kỹ thuật ngưng kết hạt
phát hiện kháng thể đặc hiệu IgM là 91,11%, độ nhạy của kỹ thuật MAC-ELISA là
97,77% [12].
Nghiên cứu đánh giá đáp ứng kháng thể đối với các chủng viêm não Nhật Bản
phân lập được ở Việt Nam (n
ăm 2000), kết quả cho thấy: 100% (57/57) trẻ em có
đáp ứng kháng thể cao với chủng virus này [4].
Nghiên cứu phân tích sự tiến hoá của virus VNNB ở miền Bắc Việt Nam qua
kiểm tra 15000 nucleotid vùng gen vỏ - Enelope (E) mã hoá; 9 chủng virus VNNB
phân lập ở miền Bắc Việt Nam được xác định trình tự và so sánh với những chủng
của Việt Nam phân lập từ não tử thi trong các năm 1987, 1989 thuộc nhóm
genotyp 3. Các chủng phân lập từ lợn và muỗi trong các năm 2001 và 2002 thuộc
nhóm genotyp 1. Sự xuấ
t hiện virus VNNB genotyp 1 ở miền Bắc Việt Nam trong
các kết quả phân lập từ muỗi và lợn lần đầu tiên được ghi nhận [17].
Năm 2002, chủng virus Arbo mới có ký hiệu 02VN208 được phân lập từ dịch
não tủy của bệnh nhân có hội chứng não cấp ở miền Bắc Việt Nam bằng dòng tế

18
bào C6/36. Virus hình cầu có vỏ, kích thước khoảng 50nm, vật liệu di truyền ARN.
Trình tự vật liêụ di truyền của chủng virus không giống trình tự của các chủng
virus đã công bố trên thế giới và các tác giả đã đặt tên là Virus Nam Định (NĐ-
theo tên địa phương của bệnh nhân)[18]. Virus Nam Định - một virus Arbo mới

được phân lập từ bệnh nhân hội chứng não cấp ở miền Bắc Việt Nam năm 2002, sự
lưu hành của virus này
đã được ghi nhận ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Đã xác định sự nhân lên của virus Nam Định trên tế bào Aedes albopictus dòng
C6/36 bằng phương pháp lát cắt siêu mỏng sau gây nhiễm 48 giờ. Đã xác định
virus Nam Định nhân lên trong bào tương tế bào, là đặc trưng điển hình của virus
có vật liệu di truyền ADN .v.v…[21]. Những năm sau đó, virus Nam Định đã được
phân lập ở Gia Lai [19].

2.3. Tình hình bệnh VNNB trên thế giới, Việt Nam và Tây Nguyên

Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương
hệ thống thần kinh trung ương, có ổ bệnh trong thiên nhiên. Bệnh gây ra do virus
VNNB lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Cơ chế lưu hành, tác nhân
gây bệnh, sinh lý bệnh, ổ chứa virus, vector truyền bệnh, cách lây truyền đã được
nghiên cứu khá đầy đủ .
Bệnh viêm não Nhật Bản đã được biết năm 1871, nhưng mãi đến nă
m 1935 người
ta mới phân lập được virus từ não của người bệnh ở Tokyo, Nhật Bản.
Năm 1938, Mitamura đã phân lập được virus viêm não Nhật Bản ở muỗi Culex
tritaeniorhynchus.
Đến năm 1959, những nghiên cứu ở Nhật Bản đã xác định ổ chứa virus chủ yếu là
lợn, chim, và muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector chính truyền bệnh VNNB giữa
các động vật có xương sống và từ đó truyền sang người.
Bệ
nh VNNB lưu hành rộng rãi ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc, Philippin, vùng viễn đông nước Nga, tất cả các nước Đông Nam Á
và Ấn Độ. Ở Ấn Độ, bệnh xẩy ra hàng năm với số lượng bệnh nhân nhiều, có năm đến
10.000 trường hợp. Ở miền Bắc Thái Lan, hàng năm tỷ lệ mắc bệnh từ 10-20/100.000
dân. Hầu hết những nước này đều có nhiệt

độ cao vào mùa hè và mưa nhiều thuận lợi

19
cho việc trồng lúa nước, đồng thời nghề chăn nuôi lợn ở đây cũng phổ biến. Chính nền
tảng nông nghiệp – xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu hành virus VNNB
trong tự nhiên, từ đó dẫn đến những vụ dịch VNNB ở người.
Những năm gần đây bằng phương pháp tiêm phòng vacxin, bệnh VNNB đã được
khống chế ở Nh
ật Bản và Hàn Quốc. Riêng ở Nhật Bản hàng năm chỉ ghi nhận dưới
20 trường hợp. Nhưng bệnh lại có xu hướng tăng lên ở Ấn Độ, Nê Pan, Myanma,
Srilanka và Việt Nam[28].

Hình 3. Bản đồ phân bố bệnh viêm não trên thế giới (1986-1990)[28]
Từ năm 1959, ở Việt Nam người ta đã phát hiện được chứng viêm não ở trẻ
em. Sau đó bệnh đã tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương và trong nhiều năm
và trở nên nghiêm trọng vì ngày càng có nhiều người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
cao. Nhưng các nghiên cứu về bệnh viêm não Nhật Bản ở Việt Nam từ
trước đến
nay chủ yếu tập trung điều tra tình hình mắc bệnh ở người trên phạm nhiều tỉnh,
nhiều vùng khác nhau trong cả nước; đánh giá tỷ lệ nhiễm virus trong một số loài
động vật dễ cảm nhiễm vớí virus VNNB như lợn, một số loài chim. Nghiên cứu
ứng dụng một số kỹ thuật chẩn đoán bệnh và xét nghiệm tìm virus VNNB và

×