Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Nghiên cứu thành phân loài thực vật ngành thông đất (lycopodiophyta) và dương xỉ (polypodiophyta) ở xã bình chuẩn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.65 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC

NGUYỄN THỊ HOÀI NAM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NGÀNH THÔNG ĐẤT
(LYCOPODIOPHYTA) VÀ DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) Ở XÃ BÌNH
CHUẨN THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

VINH- 10/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC

NGUYỄN THỊ HOÀI NAM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NGÀNH THÔNG ĐẤT
(LYCOPODIOPHYTA) VÀ DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) Ở XÃ BÌNH
CHUẨN THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật
Mã số: 60.42.01.11

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Ngọc Đài


VINH- 10/2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến TS. Đỗ Ngọc Đài - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là
người thầy đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất, giúp
tôi từng bước trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô trong Ban
chủ nhiệm khoa Sinh học, Phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn thực vật,
Trường Đại học Vinh. Qua đây Tôi cũng gửi lời cám ơn đến Ban quản lý Khu
BTTN Pù Huống, Trạm Kiểm Lâm Bình Chuẩn, các bạn đồng nghiệp, học
viên cao học, sinh viên, gia đình và người thân đã động viên và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Vinh, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Hoài Nam


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1. Thành phần thực vật Khu BTTN Pù Huống
19
Bảng 3.1. Danh lục thực vật ngành Thông đất và Dương xỉ ở xã Bình 28
Chuẩn thuộc Khu BTTN Pù Huống
Bảng 3.2. Phân bố các taxon lớp trong ngành Thông đất và Dương xỉ ở Bình 36
Chuẩn

Bảng 3.3. Phân chia số loài và cho theo họ của ngành Thông đất và 37
Dương xỉ
Bảng 3.4. Thống kê 5 họ đa dạng nhất của ngành Thông đất và Dương xỉ
39
Bảng 3.5. Thống kê các chi đa dạng nhất trong ngành Thông đất và 39
Dương xỉ
Bảng 3.6. So sánh ngành Thông đất và Dương xỉ ở Bình Chuẩn với Pù Mát
40
Bảng 3.7. So sánh ngành Thông đất và Dương xỉ ở Bình Chuẩn với Việt 41
Nam
Bảng 3.8. Các nhóm dạng sống của các loài thuộc ngành Thông đất và 42
Dương xỉ
Bảng 3.9. Giá trị sử dụng của các loài cây trong ngành Thông đất và 43
Dương xỉ
Bảng
Phân bố các bậc taxon loài hai ngành theo nơi sống
45
3.10.
Bảng 3.11. Yếu tố địa lý của các loài trong hai ngành ở Bình Chuẩn
47
Bảng
Danh lục ngành Thông đất và Dương xỉ ở xã Bình Chuẩn bổ 49
3.12.
sung cho Khu BTTN Pù Huống
Bảng
Thống kê các loài đang bị đe dọa ở Bình Chuẩn
54
3.13.



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.

Trang
Bản đồ xã Bình Chuẩn
21
Phân bố các taxon bậc họ, chi loài trong ngành Thông đất và 37
Dương xỉ
So sánh tương quan tỷ lệ chi, loài của ngành Thông đất và 41
Dương xỉ ở Bình Chuẩn với Pù Mát
So sánh tương quan tỷ lệ chi, loài của ngành Thông đất và 42
Dương xỉ ở Bình Chuẩn với Việt Nam
Tỷ lệ % các nhóm dạng sống ở Bình Chuẩn
43
Giá trị sử dụng của các loài ở xã Bình Chuẩn
45
Phân bô nơi sống của các loài ở Bình Chuẩn
46
Tỷ lệ % các yếu tố địa lý ở Bình Chuẩn
48



MỤC CÁC ẢNH (PHẦN PHỤ LỤC)
Ảnh
1.
Tác
giả
chuẩnDANH
bị bào
nghiên
Ảnh
2.
Tác
giảvàquan
sát
tử cứu
Ảnh
3.
Xử

ép
mẫu
Ảnh
4.
Định
loại
trong
phòng
thí nghiệm
Ảnh
5.
Sinh

cảnh
rừng
thứ
Ảnh
6.
Sinh
cảnh
trảng
câysinh
bụi sinh
Ảnh
7.
Sinh
cảnh
rừng
nguyên
Ảnh 8. Sinh cảnh rừng hỗn giao tre nứa
Ảnh
9.
Selaginella
(Retz.)
Spring
Ảnh
10.
Selaginellaciliaris
delicatula
(Desv.)
Alston
Ảnh
11.

Selaginella
effusa
Alston
Ảnh
12.
Selaginella
giffithii
Spring
Ảnh
13.
Selaginella maireiH.
intermedia
(Blume) Spring
Ảnh
14.
Selaginella
Lev.
Ảnh
15.
Selaginella
ornata
(Hook.&Grev.)
Spring
Ảnh
16.
Selaginella
petelotii
Aslton
Ảnh
17.

Selaginella
picta
A. Br. ex Barke&Grev.) Spring
Ảnh
18.
Selaginella
chrysocaulos(Hook.
Ảnh
19.
Selaginella
wallichii
(Wall.
exDixit
Hook. & Grev.) Spring
Ảnh
20.
Huperzia
fordii
(Baker)
R.D.
Ảnh
21.
Huperzia
serrata
(Thunb.)
Trevis.
Ảnh
22.
Huperzia
phlegmaria

(L.)
Rothm.
Ảnh
23.
Lycopodiella
cernua (L.)
Pic. Serm
Ảnh
24.
Lycopodium
clavatum
L.
Ảnh
25.
Adiantum
soboliferum
Wall.
ex Hook.
Ảnh
26.
Adiantum
stenochlamys
Baker
Ảnh
27.
Angiopteris
annamensis
C.
Chr. & Tardieu
Ảnh

28.
Angiopteris
yunnanensis
Hieron
Ảnh
29.
Asplenium
bullatum
ex Mett.
Ảnh
30.
Asplenium
nidus
L. Wall.
Ảnh
31.
Asplenium
obscurum
Blume
Ảnh
32.
Asplenium
Ảnh
33.
Aspleniumpseudolaserpitiifolium
tenuifoliumKuntze
D. Don Ching ex Tardieu
Ảnh
34.
Asplenium

thunbergii
Ảnh
35.
Athyrium
anisopterum
H.
Christ
Ảnh
36.
Belvisia annamensis
(C.Chr.)
Tagawa
Ảnh
37.
Calymnodon
gracilis
(Fee)
Copel
Ảnh
38.
Colysis
digitata
(Baker)
Ching
Ảnh
39.
Colysis
longisora
(Baker)
Ching

Ảnh
40.
Thelypteris
falcicola
(Hook.)
Ching
Ảnh
41.
Coryphopteris
hirsutipes
(C.B.
Clarke)
Holttum
Ảnh
42.
Crepidomanes
auriculata
(Blume)
K. Iwats.
Ảnh
43.
Cyathea
contaminans
(Wall.
ex
Hook.)
Copel.
Ảnh
44.
Cyathea

gigantea
(Wall.
ex
Hook.)
Holttum
Ảnh
45.
Athyrium
boryanum
(Widd.)
Tagawa
Ảnh
46.
Dicranopteris
linearis
(Burm.f.)
Underw.Nakai
Ảnh
47.
Diplopterygium
laevissimum
(H.Christ)
Ảnh
48.
Diplazium
dilatatum
Blume
Ảnh
49.
Diplazium

esculentum
(Retz.)
Sw.
Ảnh
50.
Diplazium
hainanense
Ching
Ảnh
51.
Diplazium
malaccense
C.C.Presl
Ảnh
52.
Diplazium
platychlamys
Ching C.Presl
Ảnh
53.
Diplazium
sorzogonense
(C.Presl)
Ảnh
54.
Diplazium
tomentosum
Blume
Ảnh
55.

Diplazium
virescens
Kunze
Ảnh
56.
Drynaria
bonii
H. (Kunze
Christ. ex Mett.) J. Sm.
Ảnh
57.
Drynaria
fortunei
Ảnh
58.
Helminthostachys
zeylanica
(L.) &
Hook.
Ảnh
59.
Heterogonium
colaniae
(C.(Mett.)
Chr.
Tardieu) Houlttum
Ảnh
60.
Heterogonium
sagenoides

Holttum
Ảnh
61.
Histiopteristenuifolia
incisa (Thunb.)
J. Sm.
Ảnh
62.
Hypolepis
(G.
Forst.)
Bernh.
ex C. Presl
Ảnh
63.
Lemmaphyllum
carnosum
(Hook.) C. Presl
Ảnh
64.
Lindsaea
lucida
Blume
Ảnh
65.
Lindsaea
Sw.(Thunb.) Sw.
Ảnh
66.
Lygodiumensifolia

japonicum
Ảnh
67.
Lygodium
salicifolium
C. Presl Ching
Ảnh
68.
Microsorum
fortune
(T.Moore)
Ảnh
69.
Microsorum
steerei
(Harr.)
Ching
Ảnh
70.
Ophioglossus
petiolatum
Hook.
Ảnh
71.
Phymatosorus
nigrescens
(Blume)
Pic.Pic.
Serm.
Ảnh

72.
Phymatosorus
scolopendria
(Burm.f.)
Serm.
Ảnh
73.
Platycerium
holttumii
Jonch.
&
Hennipman
Ảnh
74.
Polystichum
chingae
Ching
Ảnh
75.
Polystichum
grande
Ching
Ảnh
76.
Polystichum
semifertile
(C.B. Clarke)
Ảnh
77.
Pronephrium

parishii
(Bedd.)
HolttumChing
Ảnh
78.
Pteris
ensiformis
Burm.
f.
Ảnh
79.
Wall. ex Agardh
Ảnh
80. Pteris
Pteris grevilleana
tokioi
Masam.
Ảnh
vitatta
L.
Ảnh 81.
82. Pteris
Pyrrosia
lanceolata
(L.) Farw.
Ảnh
83.
Pyrrosia
piloselloides(Wall.
(L.) M.G.

Price Copel.
Ảnh
84.
Tectaria
polymorpha
ex Hook.)
Ảnh
85.
Tectaria
stenoptera
(Barke)
Ching
Ảnh
86.
Tectaria
triglossa
Tardieu
&
C.
Chr.
Ảnh
87. Vittaria
Trigonospora
ciliateFee
(Benth.) Holttum
Ảnh
88.
amboiensis
Ảnh
89.

Vittaria
forrestiana
Ching
Ảnh 90. Crepidomanes radicans (Sw.) I. Iwants


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn Thiên nhiên
VQG: Vườn quốc gia
DS: Dạng sống
Ph:Cây chồi trên đất
Th:Cây chồi một năm
Ch: Cây chồi sát đất
Hm: Cây có chồi nửa ẩn
YTĐL: Yếu tố địa lý
2. Liên nhiệt đới
3.1. Cổ nhiệt đới châu Á và châu Úc
4. Nhiệt đới Châu Á
4.1. Đông Dương – Malêzi
4.3. Lục địa Đông Nam Á
4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.5. Đông Dương
5.3. Ôn đới Địa Trung Hải-Châu Âu-Châu Á
5.4. Đông Á
6. Đặc hữu
6.1. Cận đặc hữu
8. Chưa xác định
GTSD: Giá trị sử dụng
M: Cây làm thuốc
F: Cây ăn được

Or : Cây làm cảnh.
NS: Nơi sống


a. Ven rừng
b. ven suối
c. rừng thứ sinh
d. trảng cây bụi
e. sống ký sinh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) là
các ngành lớn, rất đa dạng trong nhóm Thực vật sinh sản bằng bào tử, có khoảng
300 chi, trên 12.000 loài, phân bố khắp trái đất, nhưng đặc biệt phong phú ở các
khu rừng nhiệt đới [52].
Ở Việt Nam hiện biết khoảng 726 loài, 142 chi, 28 họ [45]. Hai ngành sinh
sản bằng bào tử trên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thảm thực
vật dưới tán rừng, có tác dụng giữ độ ẩm, chống xói mòn, tạo điều kiện thuận lợi
cho cây rừng phát triển và là kho tàng cây thuốc có giá trị trong y học.Nhiều loài
trong ngành Thông đất và ngành Dương xỉ có ý nghĩa kinh tế, trước hết là giá trị
về mặt dược liệu [10]. Trong đó, một số loài được người dân trồng làm cảnh như:
Thông đất (Lycopodiella cernua), Thông lá dẹt (Lycopodium complanatum), Quyển
bá đốm (Selaginella picta), Ổ rồng (Aglaomorpha coronans), Tổ chim (Asplenium
nidus), Bổ cốt toái (Drynaria fortunei), Tắc kè đá (Drynaria bonii), Tóc thần vệ nữ
(Adiantum capillus-veneris),...Nhiều loài được sử dụng làm rau ăn cho đồng bào
miền núi như Rau cần trời (Ceratopteris thalictroides), Rau dớn xanh (Diplazium
virescens)...hoặc làm thức ăn cho gia súc... [6], [10], [20].
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về ngành Thông đất và ngành Dương

xỉ ở Việt Nam đang còn rất lẻ tẻ nằm trong một số công trình chung của cả hệ
thực vật, chưa có một công trình nào mang tính hệ thống. Trong đó, hai ngành
này ở khu BTTN Pù Huống chỉ được đề cập trong các công trình điều tra đa dạng
sinh học chung của hệ thực vật, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
2 ngành này ở Bình Chuẩn. Do đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần
loài thực vật ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) ở xã Bình Chuẩn thuộc khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống,
tỉnh Nghệ An”.
10


2. Mục tiêu
Xác định thành phần loài thực vật hai ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
và ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), lập phổ dạng sống và các yếu tố địa lý thực
vật của 2 ngành trên tại xã Bình Chuẩn thuộc khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống.
3. Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp những dẫn liệu mới về ngành Thông đất và Dương xỉ xã Bình
Chuẩn cho Khu BTTN Pù Huống và Nghệ An.
Đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý, giá
trị sử dụng và nguồn gen quý hiếm.

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu thực vật
1.1.1. Trên thế giới
Thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người như

cung cấp lương thực, thực phẩm đến các nguyên liệu, nhiên liệu dùng trong công
nghiệp, các loài thuốc chữa bệnh và các vật liệu sử dụng hàng ngày. Do đó, việc
đi sâu nghiên cứu giới thực vật là rất cần thiết. Để tạo thuận lợi cho việc nghiên
cứu, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thực vật người ta đã phải tiến hành phân
loại chúng.
Từ thế kỷ XV - XVI với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo
theo sự phát triển của thực vật học. Thời kỳ này xảy ra 3 sự kiện quan trọng đối
với sự phát triển của thực vật học đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế
kỷ XVI, thành lập vườn bách thảo (thế kỷ XV-XVI) và biên soạn cuốn “Bách
khoa toàn thư về thực vật” [theo 11]. Từ đây xuất hiện các công trình của Andrea
Caesalpino (1519 - 1603) ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên và được đánh giá
cao [theo 11]; John Ray (1628 - 1705) mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong
cuốn “Lịch sử thực vật” [theo 36]. Tiếp sau đó, Linnée (1707 - 1778) với bảng
phân loại được coi là đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật. Ông đã đưa ra
cách đặt tên bằng tiếng Latinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử
dụng và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: Giới, ngành, lớp, bộ, họ,
chi, loài [59]. Decadolle (1778 - 1841) đã mô tả được 161 họ thực vật trên cơ sở
đó, vào năm 1813 ông đã đưa phân loại học trở thành môn học chính đó là môn
phân loại học [theo11].
Đối với các nước Âu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ đã
được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các
12


phòng mẫu khô (Herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh), Bảo tàng lịch sử tự
nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)...Vì vậy, khi xây
dựng các khu BTTN và VQG hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Có nhiều công
trình có giá trị được công bố như: Thực vật chí Anh (1869), Thực vật chí Ấn Độ
(1872-1897) [theo 36]. Đối với các nước khu vực Đông Nam Á, một số nước đã
được nước ngoài tài trợ, giúp đỡ cho nên tuy chưa hoàn thành nhưng cơ bản các

nước đó đã có bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh như Thái Lan, Indonexia,
Malaysia,.... [theo36].
Đến nay, trên thế giới đã thống kê được 1.700.000 loài sinh vật, trong đó
thực vật bậc cao có 250.000 loài và dưới loài (số loài ước tính khoảng 300.000
loài) [theo46]. Như vậy, số lượng loài chưa xác định được còn khá lớn. Đặt ra cho
các nhà nghiên cứu thực vật nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu để xác định và đặt tên
cho những loài chưa được xác định đó.
1.1.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam diễn ra chậm hơn ở các nước khác, tuy
nhiên giá trị của các công trình nghiên cứu đã được đánh giá cao trong việc góp
phần vào sự phát triển khoa học, phục vụ chính đời sống của người dân. Thời
gian đầu chỉ có các nhà nho, thầy lang sưu tập các loài cây có giá trị làm thuốc để
chữa bệnh như: Lý Thời Chân (1595) trong “Bản thảo cương mục” đã đề cập đến
trên 1.000 vị thuốc thảo mộc. Trong tác phẩm “Nam dược thần hiệu”, Tuệ Tĩnh
(1623 - 1713) đã mô tả được 759 loài cây có giá trị làm thuốc; trong “Vân đài loại
ngữ”, Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI) đã phân ra cây cho hoa, quả, ngũ cốc,…; Lê Hữu
Trác (1721 - 1792) đã có những nghiên cứu dựa trên tác phẩm “Nam dược thần
hiệu” của Tuệ Tĩnh, ông đã bổ sung thêm 239 vị thuốc mới trong tác phẩm “Hải
Thượng y tôn tâm linh”. Trong tác phẩm “Lĩnh nam bản thảo”, Lê Hữu Trác đã
tổng hợp được 2.850 bài thuốc chữa bệnh; Đến đời nhà Lê, Nguyễn Trữ trong tác
phẩm “Việt Nam thực vật học” đã mô tả nhiều loài cây trồng khác nhau,…
[theo37].
13


Thời kỳ Pháp thuộc, có một số công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển
của các tác giả là người nước ngoài nhằm thống kê các loài thực vật Việt Nam: J.
Loureiro (1793), trong tác phẩm “Thực vật Nam Bộ” đã mô tả gần 700 loài cây;
J.B.L. Pierre (1880) [57] trong “Thực vật rừng Nam Bộ” đã mô tả 800 loài cây gỗ
và đến đầu thế kỷ XX có H. Lecomte và cộng sự (1907 - 1952) [56] trong “Thực

vật chí Đông Dương” đã lập khóa mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn lãnh
thổ Đông Dương. Đây là những công trình được đánh giá là nền tảng cơ sở cho
các nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam sau này. Để biên soạn bộ sách này, các tác
giả đã thu mẫu, định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ
lãnh thổ Đông Dương lúc bấy giờ.
Bên cạnh đó còn có các bộ sách khác như: “Thực vật chí Camphuchia, Lào
và Việt Nam” (1960 - 1996) [55]; “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” (1969 1976) [21]. Năm 1969-1988, Viện điều tra quy hoạch rừng đã công bố 7 tập “Cây
gỗ rừng Việt Nam” [47]. Trong những tác phẩm này, các tác giả đã giới thiệu và
mô tả khá chi tiết các loài cùng với hình vẽ minh hoạ.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về đa dạng thành phần loài: T. Pócs
(1965) khi nghiên cứu về hệ thực vật ở Miền Bắc Việt Nam đã thống kê được ở
miền Bắc có 5.196 loài [49]. Thái Văn Trừng (1978) nghiên cứu, phân tích và cho
rằng hệ thực vật Việt Nam, gồm 7.004 loài, 1850 chi, 289 họ trong đó, ngành thực
vật Hạt kín chiếm ưu thế với 6.366 loài, 1.727 chi và 239 họ [44]. Nguyễn Nghĩa
Thìn (1997) đã tổng hợp, chỉnh lý tên các loài thực vật theo hệ thống Brummitt
(1992) và đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ
thực vật bậc cao [theo 39]. Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam
có 9.628 loài cây hoang dại có mạch, 2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như
vậy tổng số lên tới 10.361 loài, 2.256 chi, 305 họ [27]. Lê Trần Chấn và công sự
(1999) khi nghiên cứu một số đặc điểm của khu hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận
10.192 loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật [8]. Nguyễn Tiến Bân
(2005) đã thống kê và đi đến kết luận hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.603 loài và
dưới loài, trong đó ngành Ngọc lan với 10.775 loài và dưới loài [3].
14


Trong số các tài liệu về thực vật học được xuất bản trong thời gian gần đây,
đáng chú ý nhất phải kể đến bộ sách của Phạm Hoàng Hộ “Cây cỏ Việt Nam”
(1991 - 1993, 1999 - 2000) [16], [17]. Đây là bộ sách được đánh giá là tài liệu đầy
đủ nhất, dễ sử dụng nhất và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thực vật ở

Việt Nam. Trong bộ sách này, tác giả đã thống kê, mô tả và kèm theo hình vẽ của
hơn 11.600 loài và dưới loài của hệ thực vật Việt Nam. Gần đây, tập thể các nhà
thực vật Việt Nam đã cùng nhau biên soạn 3 tập “Danh lục các loài thực vật Việt
Nam” (2001, 2003, 2005) [4], [45]. Mặc dù không có phần mô tả chi tiết và hình vẽ
nhưng thực sự đây là một công trình có giá trị khoa học cao thể hiện tính đa dạng,
phong phú của hệ thực vật Việt Nam, là tài liệu quý giúp cho công tác nghiên cứu
phân loại thực vật.
Ngoài ra, còn có những bộ sách của các tác giả như: “1900 loài cây có ích ở
Việt Nam” của Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [30], “Từ điển cây thuốc Việt
Nam” của Võ Văn Chi (2012) [10], “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” của Võ Văn Chi
và Trần Hợp (1999, 2001) [12], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” của Triệu Văn Hùng
và cs (2007) [20], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003)
[26], “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cs
(2004) [6], … Đây thực sự là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa về hệ thực
vật Việt Nam trong đó quan tâm đến giá trị kinh tế của chúng.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về hệ thực vật nói chung, còn có một số
tài liệu về các họ riêng biệt đã được công bố như Euphorbiaceae (Nguyễn Nghĩa
Thìn, 2006) [51], Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000) [5], Lamiaceae (Vũ Xuân
Phương, 2002) [32], Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002) [25], Cyperaceae
(Nguyễn Khắc Khôi, 2002) [23], Verbenaceae (Vũ Xuân Phương, 2005) [33],
Apocynaceae (Trần Đình Lý, 2005) [31], ... Tuy chỉ đề cập đến một họ nhất định
nhưng đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu, trình bày đầy đủ các thông tin
cần thiết về các loài trong họ. Là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh
giá về đa dạng phân loại của các họ thực vật Việt Nam.
15


Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về
hệ thực vật bậc cao có mạch ở các vùng khác nhau của Việt Nam như: năm 1996,
Phùng Ngọc Lan và cộng sự khi nghiên cứu hệ thực vật ở Cúc Phương đã xác định

được 1.817 loài và dưới loài của 838 chi, 188 họ [24]. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng
sự (2004), trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó và kết quả
nghiên cứu đã lập danh lục khu hệ thực vật ở VQG Pù Mát, Nghệ An gồm 202
họ, 931 chi và 2.494 loài và dưới loài [42]. Năm 2006, tác giả Nguyễn Nghĩa
Thìn đã công bố tính đa dạng của hệ thực vật khu BTTN Na Hang, Tuyên Quang
với 1.162 loài và dưới loài của 604 chi, 159 họ [38]. Trần Minh Hợi và cộng sự
(2008) công bố tính đa dạng sinh học của VQG Xuân Sơn, Phú Thọ với 1.217 loài
và dưới loài của 680 chi, 180 họ [18]. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008)
công bố đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên với 2432 loài của 898 chi, 209 họ
[43], ….

1.1.3. Ở Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn, phong phú và đa dạng. Các khu
rừng chạy dọc theo dãy Trường Sơn được đánh giá là một trong những trung tâm
về đa dạng sinh học. Nhưng việc nghiên cứu hệ thực vật ở đây chủ yếu theo
hướng điều tra thành phần loài ở từng vùng như: Đặng Quang Châu (1999) và
cộng sự trong đề tài cấp Bộ đã công bố 883 loài, 460 chi, 144 họ của hệ thực vật
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát [9].
Phạm Hồng Ban (2001) với công trình "Nghiên cứu tính đa dạng sinh học
của các hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An" đã công bố 506
loài, 334 chi, 105 họ thực vật bậc cao [1].
Nguyễn Anh Dũng 2002, “Thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ởxã
Môn Sơn vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát” đã công bố 496 loài 391 chi [13].
Nguyễn Văn Luyện (1998)“Thảm thực vật trong hệ canh tác của người Đan
Lai ở vùng đệm Pù Mát”[29]. Nguyễn Thị Quý (1999) đã điều tra các loài dương
16


xỉ ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát thống kê được 90 loài, 42 chi, 32 họ [36].
Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) trong công trình

"Cây thuốc của đồng bào Thái, Con Cuông, Nghệ An" đã công bố 551 loài cây
thuốc, 364 chi, 120 họ [40]. Đặc biệt nhất là năm 2004 vườn Quốc gia Pù Mát
cho xuất bản cuốn sách "Đa dạng VQG Pù Mát" công bố với 2.494 loài thực vật
có mạch [42]. Gần đây, Phạm Hồng Ban và cs (2010) đã công bố 509 loài thực
vật bậc cao có mạch ở khu vực phía Bắc của huyện Quỳnh Lưu [2]. Nguyễn Đức
Linh và cs (2010), đã công bố hơn 300 loài thực vật ở núi đá vôi vùng Đông Bắc
huyện Nghĩa Đàn [28]. Năm 2012, Lê Thị Hương và cs đã công bố 856 loài thực
vật có mạch ở Khu BTTN Pù Hoạt [19].
1.2. Nghiên cứu về Dương xỉ và Thông đất
1.2.1. Trên thế giới
Ngành Thông đất và ngành Dương xỉ đã được chú ý nghiên cứu từ lâu. Một số
tác giả như: Linnaues (1753 - 1754) dựa vào cấu tạo của túi bào tử đã mô tả được 17
chi, 213 loài của ngành Dương xỉ [59]. Swartz (1806) sử dụng đặc điểm túi bào tử,
áo túi bào tử và một số đặc điểm về hình thái, đã phân chi Dương xỉ thành 38 chi và
mô tả được hơn 700 loài và dưới loài [theo 36]. W.J. Hooker (1842) dựa vào đặc
điểm cấu tạo của cơ quan sinh sản, đã vẽ hình và mô tả cho 135 chi với trên 2.400
loài và dưới loài [theo 36]. A. L. A. Féc đã sử dụng các đặc điểm hình thái và giải
phẫu để phân loại Dương xỉ, kết quả đã liệt kê được 2.100 loài và dưới loài của 188
chi, trong đó có một số chi được tác giả mô tả lần đầu tiên [theo 36]…. Năm 1947,
Copeland đã chia ngành Dương xỉ thành 3 bộ (Phioglosales, Marattiales và
Filicales), trong đó, Filicales được phân loại thành 19 họ với 298 chi. Ông đã phân
tích, lựa chọn và giới hạn các đặc điểm phân loại ở bậc chi [theo 36].
1.2.2. Ở Việt Nam
Trên bình diện chung của cả nước, chưa có công trình nghiên cứu riêng lẻ
nào về ngành Dương xỉ. Ở khu vực Miền Trung, kết quả nghiên cứu của Nguyễn
17


Thị Quý tại khu BTTN Pù Mát, Nghệ An, tác giả đã xác định được 90 loài và
dưới loài của 42 chi thuộc 23 họ của ngành Dương xỉ [36].

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về thực vật của cả nước, hay khu vực thì
các nhà nghiên cứu hệ thực vật đã thống kê phân loại đáng giá thành phần loài
của ngành Dương xỉ, như: Năm 1997, trên cơ sở tổng hợp, thống kê, Nguyễn
Nghĩa Thìn đã công bố ngành Dương xỉ ở Việt Nam có 25 họ với 137 chi với 669
loài và dưới loài [theo 39].
Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” (tập 1), tác giả Phạm Hoàng Hộ (1999) đã
mô tả và vẽ hình của 22 họ, 139 chi với 712 loài và dưới loài của ngành Dương xỉ
có mặt ở Việt Nam [17].
Đến năm 2001, Phan Kế Lộc trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”
(tập 1) đã xác định ở Việt Nam, ngành Dương xỉ có 29 họ với 135 chi với 718 loài
và dưới loài; ngành thông đất có 4 chi và 52 loài [45].
Về thành phần loài ngành Dương xỉ và Thông đất ở một số khu vực cụ thể,
các nhà nghiên cứu khi đánh giá đa dạng thực vật đều thống kê phân loại thành
phần loài và sắp xếp theo hệ thống của Brummit về ngành Dương xỉ, chẳng hạn:
Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đã xác định được 63 loài và dưới loài của 34 chi
thuộc 17 họ của ngành Dương xỉ có mặt tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang [38]. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008) khi nghiên cứu đa dạng sinh
học VQG Hoàng Liên đã xác định được 280 loài và dưới loài của 98 chi, 25 họ
của ngành Dương xỉ [43]. Khi nghiên cứu đa dạng sinh học tại VQG Xuân Sơn,
tỉnh Phú Thọ, nhóm tác giả Trần Minh Hợi và cộng sự (2008) đã ghi nhận tại đây
có 74 loài và dưới loài của 38 chi thuộc 22 họ của ngành Dương xỉ [18], …. Năm
2010, Đỗ Ngọc Đài đã thống kê ở VQG Bến En có 26 họ, 66 chi và 139 loài
thuộc các ngành sinh sản bằng bào tử [14].
Gần đây, Xin-Mao Zhou và cs (2015) đã công bố 15 loài mới thuộc họ
Quyển bá phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc [54]. Cũng năm 2015, Đỗ Văn

18


Trường và cs đã công bố 2 loài mới thuộc ngành Dương xỉ cho hệ thực vật Việt

Nam [53].
1.2.3. Ở Nghệ An
Ngoài công trình nghiên cứu khá đầy đủ về ngành Dương xỉ ở Pù Mát của
Nguyễn Thị Quý (1999) đã điều tra các loài dương xỉ ở khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Mát thống kê được 90 loài, 42 chi, 32 họ [36]. Đặc biệt nhất là năm 2004 vườn
Quốc gia Pù Mát cho xuất bản cuốn sách "Đa dạng VQG Pù Mát" công bố với
168 loài thuộc 25 họ của ngành Dương xỉ và Thông đất [42].
Ở các khu vực khác nhau của Nghệ An thì chỉ có một số công trình được
công bố về ngành Thông đất và Dương xỉ được ở các công trình nghiên cứu về đa
dạng thực vật như: Phạm Hồng Ban (2001)[1],Nguyễn Anh Dũng (2002)
[13],Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001)[40].
1.3. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật
Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực vật khác nhau, các yếu tố này thể hiện
ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các
hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó.
Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên
cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để hiểu bản chất cấu thành của nó làm
cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và dẫn giống vật nuôi, cây trồng...
Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt địa lý trước tiên
phải kể đến các công trình của Gagnepain: “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” (1926)
và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1944) [theo 44]. Theo tác giả, hệ thực vật Đông
Dương bao gồm các yếu tố:
Yếu tố Trung Quốc

33,8%

Yếu tố Xích Kim - Himalaya

18,5%


Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác

15,0%

Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương

11,9%

Yếu tố nhập nội và phân bố rộng

20,8%
19


Theo Pócs Tamás (1965) [49], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, đã phân biệt 3
nhóm các yếu tố như sau:
- Nhân tố bản địa đặc hữu
Của Việt Nam

39,90 %
32,55 %

Của Đông Dương

7,35 %

- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới:

55,27 %


Từ Trung Quốc

12,89 %

Từ ấn Độ và Himalaya

9,33 %

Từ Malaysia - Indonesia
Từ các vùng nhiệt đới khác

25,69 %
7,36 %

- Nhân tố khác
Ôn đới

4,83 %
3,27 %

Thế giới

1,56 %

Tổng:

100,00 %

Nhân tố nhập nội, trồng trọt


3,08 %

Năm 1978, Thái Văn Trừng [44] căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ thực vật Bắc
Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Nhưng khi thảo luận
tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ nam Trung Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm
một và căn cứ vào khu phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài
đặc hữu bản địa lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), còn
yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Hymalaya - Vân
Nam - Quý Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố khác theo tác giả chỉ
chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Năm 2007 Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của Pócs (1965) và Ngô
Chinh Dật (1993), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực
vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như
sau [39]:
1- Yếu tố toàn cầu
2- Yếu tố Liên nhiệt đới
2.1- Yếu tố Á - Mỹ
2.2- Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Phi, Châu Mỹ
20


2.3-Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương
3- Yếu tố Cổ nhiệt đới
3.1- Yếu tố Á - Úc
3.2- Yếu tố Á - Phi
4- Yếu tố nhiệt đới châu Á
4.1- Yếu tố Đông Dương - Malêzi
4.2- Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ
4.3- Yếu tố Đông Dương - Himalaya
4.4- Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa

4.5- Yếu tố Đông Dương
5- Yếu tố Ôn đới
5.1- Yếu tố Đông Á - Nam Mỹ
5.2- Yếu tố ôn đới Cổ thế giới
5.3- Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải
5.4- Yếu tố Đông Nam Á
6- Yếu tố đặc hữu Việt Nam
6.1- Yếu tố gần đặc hữu.
6.2- Yếu tố đặc hữu.
7- Yếu tố cây trồng.
Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã lần lượt xác
định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên
trong cả nước. Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật chính ở Vườn
Quốc gia Bạch Mã (2003) [41] được chỉ ra như sau:
Yếu tố toàn cầu:

0,61 %

Yếu tố nhiệt đới:

62,93 %

Yếu tố ôn đới:
Yếu tố đặc hữu:
Yếu tố cây trồng:

3,76 %
25,12 %
1,64 %


Đối với Vườn Quốc gia Pù Mát [42], năm 2004 các yếu tố địa lý thực vật chính đã được
tác giả và cộng sự chỉ ra như sau:
21


Yếu tố toàn cầu:

2,40 %

Yếu tố nhiệt đới:

65,05 %

Yếu tố ôn đới:

5,35 %

Yếu tố đặc hữu:

14,19 %

Yếu tố cây trồng:

5,56 %

Năm 2006, khi nghiên cứu hệ thực vật Na Hang [38], Nguyễn Nghĩa Thìn đã đưa ra các
yếu tố địa lý như sau:
Yếu tố toàn cầu:

2,58 %


Yếu tố nhiệt đới:

80,21 %

Yếu tố ôn đới:

5,25%

Yếu tố đặc hữu:

8,87 %

Yếu tố cây trồng:

0,34 %

Năm 2010, Đỗ Ngọc Đài và cs [15] đã đưa ra yếu tố của hệ thực vật Xuân Liên như sau:
Yếu tố nhiệt đới: 66,49%
Yếu tố đặc hữu: 25,95
Yếu tố ôn đới: 2,10%
Yếu tố cây trồng: 1,79%
Yếu tố toàn cầu: 0,42%

1.4. Nghiên cứu đa dạng về phổ dạng sống của hệ thực vật
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi
trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng với
điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với từng
loài thực vật.
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [50] về phổ dạng

sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại
này gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản.
1- Cây có chồi trên đất (Ph)
2- Cây chồi sát đất (Ch)
3- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
22


4- Cây chồi ẩn(Cr)
5- Cây chồi một năm (Th)
Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 dạng nhỏ:
a- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)
b- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)
c- Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)
d- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
e- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g- Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
h- Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc)
i- Cây có chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp)
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả Pócs Tamás
(1965) [49] đã đưa ra một số kết quả như sau :
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)

4,85%

- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)

3,80%


- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)

8,02%

- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)

9,08%

- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)

6,45%

- Cây chồi sát đất (Ch)
- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
- Cây chồi ẩn (Cr)

}

40,68%

- Cây chồi một năm (Th)

7,11%

Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,Hm, Cr) + 7,11Th.
Raunkiaer [50] đã phân tích hơn 1000 loài thực vật trên khắp thế giới và đưa ra phổ dạng
sống tiêu chuẩn sau:
SB = 48Ph + 9Ch + 26Hm + 8Cr + 15Th.
RichardP.R.[34] đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới:

SB = 88Ph + 12Ch + 0Hm + 0Cr + 0Th.
23


Đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả (1996) [24] đưa ra
phổ dạng sống như sau:
SB = 57,78Ph + 10,46Ch + 12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th.
Đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [41] đã công
bố dạng sống như sau:
SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th.
Còn ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [42] đã
lập được phổ dạng sống :
SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th.
Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu bảo tồn Na Hang [38].
SB = 70,14Ph+ 4,33Ch + 3,50Hm+ 11,98Cr + 10,05Th.
Năm 2010, Đỗ Ngọc Đài và cs [15] đưa ra phổ dạng sống của hệ thực vật Xuân Liên như

sau:
SB = 84,77 Ph + 4,94 Ch + 2,41 Hm + 3,05 Cr + 4,83 Th.
1.5. Điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông) thuộc Khu BTTN Pù Huống cách
thành phố Vinh 150 km về phía Tây Tây Bắc, có tọa độ địa lý như sau: từ 19o15'5”
đến 19o28'31”vĩ độ Bắc; từ 104o44'27’’ đến 105o1'9” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp
xã Nam Sơn huyện Quỳ Hợp. Phía Nam giáp xã Đôn Phục của huyện Con
Cuông; phía Đông giáp các xã của huyện Tân Kỳ; phía Tây giáp xã Căm Lâm
huyện Con Cuông và xã Xiềng My của huyện Tương Dương.
1.5.1.2. Địa hình
Khu BTTN Pù Huống nằm trải dài ở 2 mái dông chính từ tam giác Pù

Huống đến Pù Lòn với chiều dài 43km, có các đỉnh núi cao như Pù Lòn cao
1.447m, Pù Pâng cao 1.302m, Pù Huống cao 1.200m, Pa Hồng cao 1.022m, Pa
Cẩu cao 959m, Cô Tầng cao 957m, Pù Tèn Be cao 931m,... và nhiều đỉnh núi
khác có độ cao trên 900m. Khu vực có rừng trên núi đá vôi ở các xã Bình Chuẩn
và Nga My, nhìn chung khu vực có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông, từ Tây
24


Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình 750m, độ dốc trung bình 25 0, nhiều nơi
có độ dốc trên 400… Địa hình hiểm trở, dốc lớn với hệ thống chia cắt mạnh của
sông suối đã tạo nên vùng có tính đa dạng sinh học cao và giàu tài nguyên thiên
nhiên.
1.5.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Lịch sử phát triển địa hình bề mặt trái đất nói chung và khu vực nghiên cứu
nói riêng liên quan chặt chẽ với các chuyển động tân kiến tạo. Vận động tân kiến
tạo là những vận động của vỏ trái đất xảy ra vào các thời kỳ Neogen-Đệ Tứ và có
ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành những nét căn bản của địa hình hiện đại.
Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng biệt như vùng
núi cao dốc, có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, những thung lũng hẹp và
sâu... Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, của khí hậu,
thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Huống đa
dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau: nhóm dạng đất feralít
mùn trên núi trung bình (FH), nhóm dạng đất feralít điển hình trên vùng đồi và
núi thấp (F) và nhóm dạng đất thung lũng (T).
1.5.1.4. Khí hậu thủy văn
Khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu miền Trường Sơn Bắc, không những
phân hóa theo độ cao từ 300m đến 1.500m mà còn phân hóa do ảnh hưởng yếu
dần của mùa Đông Bắc tới sườn Bắc Pù Huống và sườn Nam lại chịu ảnh hưởng
của vùng khô hạn điển hình Mường Xén-Kỳ Sơn. Sự mạnh lên của gió mùa Tây
Nam và suy yếu của gió mùa Đông Bắc khi tới Pù Huống tạo nên những nét riêng

của miền này có khác với Đông Bắc và Tây Bắc nhưng riêng Pù Huống lại có
những đặc thù riêng. Triền Bắc với các trạm Quỳ Châu và Quỳ Hợp do có ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc, triền Nam là các trạm Tương Dương và Con
Cuông, cho thấy các chỉ số về mưa ẩm đã thấp, các chỉ số về nóng, bốc hơi, khô
hạn lại cao hơn triền phía Bắc như: lượng bốc hơi năm, nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ
không khí tối cao thấp. Sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng kỳ thú ở hai triền núi
cao trên 1.000 m thường xuyên có mây mù và ẩm độ cao hơn tại vùng ranh giới
chân núi, điều đó in rõ nét lên sự phân bố và thành phần các loài thực vật.

25


×