Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng gạo của một số giống lúa lai trồng trong vụ xuân 2015 tại hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 149 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
…—&–…

PHẠM THANH BIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA MỘT
SỐ GIỐNG LÚA LAI TRỒNG TRONG VỤ XUÂN
2015 TẠI HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


ii

…—&–…

PHẠM THANH BIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA MỘT
SỐ GIỐNG LÚA LAI TRỒNG TRONG VỤ XUÂN
2015 TẠI HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Điệp

NGHỆ AN, 2015


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả điều tra nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, các số liệu được thu thập qua các thí nghiệm và các
đợt khảo sát do bản thân tiến hành và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong luận văn đã
được chính bản thân tôi tiến hành tại xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Biên


iv

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Nông Lâm Ngư - Trường
Đại học Vinh và để hoàn thành được đề tài và bản luận văn này, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, gia đình và anh em,
bạn bè, đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Vinh; các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Nông Lâm Ngư đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và nghiên cứu về chuyên ngành Khoa học cây trồng. Đặc biệt, tôi xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh, thầy giáo TS. Trương
Xuân Sinh và thầy giáo TS. Lê Văn Điệp - những người đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực tập và viết luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn gia đình; tập thể Lãnh đạo; các đồng chí,
đồng nghiệp đang cùng công tác tại Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành khoá học này.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, anh em, bạn bè, đồng
nghiệp để luận văn thạc sĩ nông nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Biên


v

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... III
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... IV
MỤC LỤC................................................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................VI
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU...................................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................................... IX
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 82
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................................. 87
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM..............................................87


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT:

Công thức

DT :

Diện tích

NS :

Năng suất


SL :

Sản lượng

ĐVT:

Đơn vị tính

TB:

Trung bình

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

Đ/c :

Đối chứng

STT:

Số thứ tự

BĐĐN:

Bắt đầu đẻ nhánh

KTĐN :


Kết thúc đẻ nhánh


vii

BĐT:

Bắt đầu trổ

KKT:

Kết thúc trổ

CHT:

Chín hoàn toàn

TGST:

Thời gian sinh trưởng

P1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt

Nhị ưu 986 (đ/c):

Giống Nhị ưu 986 (đối chứng)


QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

LA:

Diện tích lá

LAI:

Chỉ số diện tích lá

Cs:

Cộng sự

RCBD:

Randomized Complet Block Design
Khối ngẫu nhiên hoàn toàn

CV:

Coefficienct of variance
Hệ số biến động

LSD:

Least Significant Difference
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thế giới những năm gần đây.....15
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các châu lục năm 2013......16
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa một số nước năm 2013.............17
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam những năm gần đây....23
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa một số tỉnh năm 2013...............24
Bảng 1.6. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam những năm gần đây......................25
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Hà Tĩnh những năm gần đây. .27
Bảng 2.1. Tên và nguồn gốc của các giống lúa thí nghiệm...................................32
Bảng 2.2. Phân loại chiều dài và hình dạng hạt gạo..............................................44
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá chất lượng cảm quan của cơm...........................44
Bảng 2.4. Xếp hạng chất lượng cảm quan của cơm..............................................44
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về mạ của các giống lúa thí nghiệm............................46
Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm.....................48
Bảng 3.3. Thời gian trải qua các giai đoạn của các giống lúa thí nghiệm............51
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm....................54
Bảng 3.5. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm................................56
Bảng 3.6. Số nhánh của các giống lúa thí nghiệm qua các thời kỳ theo dõi........58
Bảng 3.7. Chiều cao cây của các giống lúa qua các thời kỳ theo dõi...................60
Bảng 3.8. Số lá của các giống lúa thí nghiệm qua các thời kỳ theo dõi...............63
Bảng 3.9. Diện tích lá (LA) của các giống lúa thí nghiệm....................................65
Bảng 3.10. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống lúa thí nghiệm......................66
Bảng 3.11. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm..................68
Bảng 3.12. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm........................70
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí
nghiệm....................................................................................................................73

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về chất lượng hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm....76
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu về chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm......78


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm......................53
Hình 3.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm...........................57
Hình 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm..........................59
Hình 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm.......62
Hình 3.5. Động thái tăng trưởng số lá của các giống lúa thí nghiệm.............64
Hình 3.6. Diện tích lá (LA) của các giống lúa thí nghiệm..............................66
Hình 3.7. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống lúa thí nghiệm................67
Hình 3.8. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm.............69
Hình 3.9. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm....................72
Hình 3.10. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí

nghiệm...................................................................................................................75


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với khoảng 70%
dân số sống bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp chiếm 44,8% tổng sản phẩm
xã hội, trong dó canh tác lúa nước vẫn là ngành truyền thống quan trọng bậc nhất
trong sản xuất nông nghiệp. Từ một nước sản xuất chỉ mang tính tự cung tự cấp,
thì đến nay chúng ta đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Đạt

được thành tựu đó, là do chúng ta đã nghiên cứu, tuyển chọn và sử dụng các
giống lúa lai trên các cánh đồng lúa ở Việt Nam.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, các giống lúa thuần đã thể hiện thế
“kịch trần” về năng suất và khó có thể nâng cao sản lượng trong điều kiện quỹ
đất hạn hẹp. Một trong những tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng
lúa là sử dụng thành công ưu thế lai vào sản xuất.
Vào năm 1974, các nhà Khoa học của Trung Quốc đã cho ra đời những tổ
hợp ưu thế lai cao, đồng thời quy trình sản xuất hạt lai hệ "3 dòng" được hoàn
thiện và đưa vào sản xuất 1975, đánh dấu bước ngoặt to lớn trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp nói riêng và thế giới nói chung. Các giống lúa lai của Trung
Quốc được tạo ra trong thời gian gần đây đều có tính ưu việt hơn hẵn về năng
suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu, bệnh.
Trong những năm gần đây, việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa nước nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do sự biến đổi thất thường của
thời tiết khí hậu và sự phát sinh gây hại của các loại sâu bệnh. Trước tình hình đó
đòi hỏi phải có những giống lúa mới có tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với
sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi đồng thời cho năng suất cao, chất lượng
tốt, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy công tác nghiên cứu để chọn
những giống lúa mới đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra là việc làm thường
xuyên và cần thiết.
Tuy nhiên cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, nền nông nghiệp
nước ta còn lạc hậu, cơ sở sản xuất nông nghiệp còn thiếu thốn, năng suất lúa
bình quân đạt 55,8 tạ/ha còn thấp so với nhiều nước khác (Australia: 102,18


2

tạ/ha, Ai Cập: 95,30 tạ/ha, Mỹ: 86,24 tạ/ha, Thổ Nhĩ Kỳ: 81,38 tạ/ha). Năng suất
lúa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: giống, môi trường, kỹ thuật canh tác như:
làm đất, bón phân, mật độ cấy, chế độ chăm sóc, nước tưới.... Trong đó giống là

yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất lúa gạo.
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, vị trí địa lý thuộc khu vực khí
hậu nhiệt đới gió mùa, với gió Đông Bắc vào mùa đông và Tây Nam vào mùa hè.
Tuy vậy, với sự tồn tại của dãy Trường Sơn chắn gió khiến khí hậu Hà Tĩnh trở
nên khắc nghiệt và cực đoan quanh năm. Những hiện tượng thời tiết bất lợi bao
gồm: hạn hán, mưa kéo dài, bão, lũ lụt, những đợt lạnh của gió mùa Đông bắc và
gió Lào khô nóng thổi từ phía Tây Nam... thường xẩy ra. Do đó ảnh hưởng lớn
đến sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa.
Tính đến năm 2013, diện tích trồng lúa của Hà Tĩnh là 98.700 ha, trong đó
diện tích lúa lai chiếm khoảng 8-10%. Chủ yếu nguồn giống lúa lai được nhập
nội từ Trung Quốc và một số giống lúa lai chọn tạo trong nước. Tuy nhiên việc
nhập khẩu hạt giống thường gặp khó khăn như: nguồn giống không ổn
định, nhiều năm bị sâu bệnh hại nặng, dẫn đến năng suất và chất lượng không đạt
yêu cầu mong muốn. Để khắc phục những hạn chế này, yêu cầu đặt ra là cần
nghiên cứu, đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu của các giống
lúa trước khi đưa vào cơ cấu sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất
lượng gạo của một số giống lúa lai trồng trong vụ Xuân 2015 tại Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được các chỉ tiêu về sinh lý, sinh trưởng, phát triển của các
giống lúa thí nghiệm để từ đó lựa chọn được những giống lúa lai có ưu thế về
năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, đồng thời phù
hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của người nông dân Hà Tĩnh
trong sản xuất lúa vụ Xuân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học


3


Đề tài nhằm góp phần mô tả, đánh giá đặc trưng hình thái, sinh trưởng,
phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống lúa lai
có triển vọng để làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được giống lúa có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng
suất cao, chất lượng tốt để khuyến cáo phục vụ sản xuất tại Hà Tĩnh.
- Nâng cao năng suất lúa bình quân, giảm thiểu rủi ro cho người trồng lúa,
đảm bảo an ninh lương thực.
- Đa dạng cơ cấu giống lúa trên địa bàn nghiên cứu phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội.


4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc
Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu đời và khá
phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và
sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo
không gian và thời gian. Sự tiến hóa này bị ảnh hướng rất lớn bởi hai tiến trình
chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Hiểu biết hơn về nguồn gốc cây
lúa trồng giúp ta hình dung quá trình tiến hóa và hiểu được điều kiện môi trường
cùng với những yêu cầu sinh thái tự nhiên mà cây lúa cần cho nhu cầu sinh
trưởng và phát triển đặc biệt của nó. Điều này sẽ rất cần thiết cho công cuộc
nghiên cứu cải tiến giống và các biện pháp kỹ thuật để gia tăng năng suất lúa.
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay
vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất.
Theo Grist, cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên phía Bắc.
Gutchtchin, Ghose, Eughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông Dương là cái

nôi của cây lúa trồng. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn Độ mới là
nơi xuất phát chính của lúa trồng. Đinh Dĩnh (Trung Quốc) dựa vào lịch sử phát
triển lúa hoang ở trong nước cho rằng lúa trồng có xuất xứ ở Trung Quốc. Một số
nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở Miền Nam nước ta
và Camphuchia. Các tài liệu khảo cổ học Thái Lan cũng chỉ ra rằng: Cây lúa đã
được trồng ở vùng này vào cuối thời kỳ đồ đá mới đến đầu thời kỳ đồ đồng (4000
năm trước công nguyên) [7].
Tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu
lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện
rỗng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng
nguồn gốc của cây lúa là ở vùng đàm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các
nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở
vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liện với lúa
gạo đã minh chứng về nguồn gốc của lúa trồng [6].


5

Ở Việt Nam cây lúa được coi là cây trồng “bản địa” vì nó không phải là
loại cây trồng từ nơi khác đưa vào, lúa được trồng từ hàng nghìn năm trước đây
và được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là
một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen đa dạng và phong
phú nhất [4].
Về tổ tiên lúa trồng, hai loài lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. ở Châu
Á và Oryza glaberrima Steud. ở Châu Phi, mà xuất xứ của nó còn có nhiều nghi
vấn.
Porteres (1956) cho rằng tổ tiên chung của lúa trồng là một loại hình lúa
nổi có thể sinh sản bằng thân ngầm nhưng không cho biết tên nó là gì. Sampath
(1962) và Oka (1964) xem Oryza perennis Moench, là tổ tiên chung của cả 2 loài
lúa trồng ở Châu Á và Châu Phi. Sharma và Shastry (1965) thì cho rằng Oryza

nivara, một loài lúa hoang hàng năm ở vùng trung tâm Ấn Độ là tổ tiên trực tiếp
của loài lúa trồng Châu Á. Đinh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980) cho rằng
Oryza fatua có khả năng là tổ tiên trực tiếp của lúa trồng hiện nay.
Chang (1976) đã tổng kết nhiều tư liệu nghiên cứu và đưa ra cơ sở tiến
hóa của các loài lúa trồng hiện nay. Theo ông, cả 2 loài lúa trồng đều có chung
một thủy tổ, do quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên lâu đời, đã phân hóa thành
2 nhóm thích nghi với điều kiện ở 2 vùng địa lý xa rời nhau là Nam – Đông Nam
Châu Á và Châu Phi nhiệt đới.
1.1.2. Phân loại lúa
Giống lúa trồng ngày nay bắt nguồn từ các giống lúa hoang dại, xuất hiện
từ xa xưa nên việc phân loại là rất khó khăn. Có nhiều cách phân loại cây lúa
khác nhau như sau:
1.1.2.1. Theo đặc tính thực vật học
Lúa là cây hàng năm có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24. Về mặt phân loại
thực vật, cây lúa thuộc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza. Oryza
có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam và
Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở Châu
Úc (Chang, 1976 theo De Datta, 1981). Trong đó, chỉ có 2 loài là lúa trồng, còn
lại là lúa hoang hàng năm và lâu năm. Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi


6

rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L. Loài này
hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ vùng xích đạo, nhiệt đới
đến ôn đới, từ khắp vùng phù sa nước ngọt đến vùng đất cát sỏi ven biển nhiễm
mặn phèn… Một loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima Steud., chỉ được trồng
giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi và hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza
sativa L..
Tateoka (1963, 1964) lại phân biệt 22 loài, trong đó, cũng thống nhất 2

loài lúa trồng O. sativa L. và O. glaberrima Steud. Ông xem dạng lúa Châu Phi
(O. perennis Moench) như là một loài riêng, O. barthii A. Chev., và dạng lúa
Châu Á và Châu Mỹ thuộc về loài O. rufipogon Griff. Ông cũng bổ sung 2 loài
mới: O. longiglumis Jansen và O. angustifolia Hubbard [6].
2.1.2.2. Theo sinh thái địa lý
Từ 200 năm trước công nguyên, các giống lúa ở Trung Quốc được phân
thành 3 nhóm: “Hsien”, “Keng” và nếp. Năm 1928 – 1930, các nhà nghiên cứu
Nhật Bản đã đưa lúa trồng thành 2 loại phụ: “indica” và “japonica” trên cơ sở
phân bố địa lý, hình thái cây và hạt, độ bất dục khi lai tạo và phản ứng huyết
thanh (Serological reaction) và sau đó đã thêm một nhóm thứ 3 “javanica” để
đặt tên cho giống lúa cổ truyền của Indonesia là “bulu” và “gundil”.
1.1.2.3. Theo đặc tính sinh lý
Lúa, nói chung, là loại cây ngày ngắn, tức là loại thực vật chỉ cảm ứng ra
hoa trong điều kiện quang kỳ ngắn. Phản ứng đối với quang kỳ (độ dài chiếu
sáng trong ngày) thay đổi tuỳ theo giống lúa. Dựa vào mức độ cảm ứng đối với
quang kỳ của từng giống lúa, người ta phân biệt 2 nhóm lúa chính: nhóm cảm
quang và nhóm không cảm quang.
- Nhóm lúa cảm quang: Là nhóm giống lúa có cảm ứng với quang kỳ , chỉ
ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn thích hợp, nên gọi là lúa mùa, tức lúa
chỉ trổ và chín theo mùa. Tùy mức độ mẫn cảm với quang kỳ nhiều hay ít, mạnh
hay yếu người ta phân biệt: lúa mùa sớm, mùa lỡ hoặc mùa muộn. Phần lớn các
giống lúa cổ truyền của ta đều là giống lúa cảm quang.
- Nhóm lúa không cảm quang: Hầu như các giống lúa mới lai tạo phục vụ
cho việc thâm canh tăng vụ hiện nay đều không cảm quang. Các giống lúa này lại


7

ngắn ngày (90-120 ngày) hoặc trung mùa (120-150 ngày) có thời gian sinh
trưởng hầu như không thay đổi khi trồng trong các thời vụ khác nhau nên có thể

trồng được nhiều vụ 1 năm và có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, miễn bảo
đảm đủ nước tưới và yêu cầu dinh dưỡng.
1.1.2.4. Theo điều kiện môi trường canh tác
Dựa vào điều kiện môi trường canh tác, đặc biệt là nước có thường xuyên
ngập ruộng hay không, người ta phân biệt nhóm lúa rẫy (upland rice) hoặc lúa
nước (lowland rice).
Trong lúa nước người ta còn phân biệt lúa có tưới (irrigated lowland rice),
lúa nước trời (rainfed lowland rice), lúa nước sâu (deepwater rice), hoặc lúa nổi
(floating rice).
Tùy theo đặc tính thích nghi với môi trường, người ta có lúa chịu phèn,
lúa chịu úng, lúa chịu hạn, lúa chịu mặn…
Tuỳ theo chế độ nhiệt khác nhau, người ta cũng phân biệt lúa chịu lạnh
(các giống japonica), lúa chịu nhiệt (các giống indica).
1.1.2.5. Theo đặc tính sinh hóa hạt gạo
Ta biết rằng tinh bột có 2 dạng là amylose và amylopectin, hàm lượng
amylose trong thành phần tinh bột hạt gạo càng thấp thì hàm lượng amylopectin
càng cao, tức là gạo càng dẻo. Tùy theo lượng amylose trong tinh bột hạt gạo,
người ta phân biệt lúa nếp và lúa tẻ.
1.1.2.6. Theo đặc tính của hình thái
Dựa vào đặc tính hình thái của cây lúa, người ta còn phân biệt theo:
- Cây: cao (>120 cm) - trung bình (100 – 120 cm) - thấp (dưới 100 cm).
- Lá: thẳng hoặc cong rủ, bản lá to hoặc nhỏ, dầy hoặc mỏng.
- Bông: loại hình nhiều bông (nở bụi mạnh) hoặc to bông (nhiều hạt),
dạng bông túm hoặc xòe, cổ bông hở hoặc cổ kính (tùy theo độ trổ của cổ bông
so với cổ lá đòng), khoe bông hoặc giấu bông (tùy theo chiều dài và gốc độ lá
đòng và tùy độ trổ của bông ra khỏi bẹ lá cờ), dầy nách hay thưa nách (tùy độ
đóng hạt trên các nhánh gié của bông lúa).
- Hạt lúa: dài, trung bình hoặc tròn (dựa vào chi ều dài và tỉ lệ dài/ngang
của hạt lúa).



8

- Hạt gạo: Gạo trắng hay đỏ hoặc nâu, tím (màu của lớp vỏ ngoài hạt gạo);
có bạc bụng hay không; dạng hạt dài hay tròn. Các đặc tính này rất quan trọng ảnh hưởng
tới giá trị thương phẩm của gạo trên thị trường trong và ngoài nước. [6]
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa lai trên thế giới
Trung Quốc đã thành công trong sản xuất lúa lai trong hơn 30 năm qua
đối với một loài cây trồng tự thụ phấn là một minh chứng cho tiềm năng to lớn
của ưu thế lai. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới trồng lúa lai trên
diện rộng vào năm 1976, chiếm hơn 50% diện tích trồng lúa hiện nay. Sau đó Việt Nam
và Ấn Độ cũng phát triển thành công lúa lai với diện tích 0,5 – 0,6 triệu ha/năm.
Hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều tổ chức và cơ sở nghiên cứu
quốc tế đảm nhiệm việc thu thập tập đoàn giống và cung cấp nguồn gen để cải
tạo và chọn lọc giống lúa.
Năm 1960 Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đã được thành lập tại
Losbunos – Philippin. Viện là Trung tâm quốc tế về thu thập bảo tồn và nghiên
cứu để cung cấp hạt giống lúa.
Vào năm 1974, các nhà Khoa học của Trung Quốc đã cho ra đời những tổ
hợp ưu thế lai cao, đồng thời quy trình sản xuất hạt lai hệ "3 dòng" được hoàn
thiện và đưa vào sản xuất 1975, đánh dấu bước ngoặt to lớn trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp nói riêng và thế giới nói chung. Các giống lúa lai của Trung
Quốc được tạo ra trong thời gian gần đây đều có tính ưu việt hơn hẵn về năng
suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu, bệnh [20].
Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa đứng đầu thế giới, là nước nghiên
cứu lúa lai khá sớm; đồng thời cũng là nước đi đầu trong cuộc "cách mạng xanh"
về việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là giống mới vào sản xuất, làm
nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo của Ấn Độ. Các giống lúa chất lượng
cao nổi tiếng thế giới như giống: Basmati, Brimphun có giá trị rất cao trên thị

trường tiêu thụ; một số tổ hợp lai được sử dụng rộng rãi như: IR58025A/IR9716,
PMS8A/IR46, ORI136...
Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc
điểm hình thái cây lúa.


9

Theo Yoshida (1972) cho rằng: những giống lúa có thời gian sinh trưởng
quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế.
Nhưng các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá dài thì cũng cho năng suất thấp
vì dễ bị lốp đổ. [40]
Hướng chọn tạo của các nhà chọn giống hiện nay là chọn tạo ra các giống
ngắn ngày, cảm ôn để dễ dàng tăng vụ, tăng sản lượng lương thực.
Khi nhiên cứu về loại hình Jenning (1979) Yoshida (1972) cho là cây
ngắn , lá thẳng thì đẻ nhánh khoẻ. [32], [39]
Khi nghiên cứu về lá Tsuoda (1962) và Tanaka (1964) cho biết sự sinh
trưởng của lá đứng thẳng kết hợp với lá tương đối ngắn làm giảm mạnh hiện
tượng che cớm lẫn nhau, và nâng cao hiệu quả sử dụng ánh sáng. Gần đây
Hayashi và Ito cho rằng: Những đặc trưng hình thái như góc rũ của lá và độ dày
của lá có liên quan chặt chẽ với những khác biệt tuỳ giống về sự truyền ánh sáng
của từng lá. [35]
Qua hơn 30 năm nghiên cứu, bằng các phương pháp lai xa huyết thống, lai
xa địa lý Trung Quốc đã tạo được hơn 600 dòng vật liệu bất dục di truyền tế bào
chất (A) và dòng duy trì (B) tương ứng và hơn 3000 dòng phục hồi (R) để tạo ra
nhiều tổ hợp lai. Trong đó có hơn 200 tổ hợp được gieo trồng tại nhiều vùng sinh
thái như Sán ưu, Kim ưu, Bác ưu, Thanh ưu, Quảng ưu …[22].
Năm 2000, các nhà khoa học đã tạo ra giống lúa có khả năng sản xuất và
tồn trữ chất β-carotene trong hạt gạo. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở cây lúa có
chứa chất GGDP (Geranyl Diphosphate), một tiền chất quan trọng trong tổng

hợp β-carotene. Giáo sư Ingo Potrykus của Thụy Sỹ và Tiến sĩ Peter Beyer của
Đức đã sử dụng gen PSy (Phytocone Syntheses) từ Narciscus và gen Pds
(Phytocone disaturase) từ vi khuẩn mã hóa cho những enzim bị thiếu và họ đã
thành công trong chuyển đổi cây lúa để sản xuất chất β-carotene. Kết quả giống
lúa đầu tiên tạo được chất β-carotene trong hạt gạo đã được tạo ra. Đó là giống
Teipei309 thuộc nhóm Japonica được báo chí gọi là “cây lúa vàng” [1].
Ngoài ra nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ingopotrykus và nhóm của
Toshihino Yoshishra ở Nhật Bản có hàm lượng sắt cao trong hạt gạo bằng cách
chuyển nạp gen tạo ra chất Ferintin, một loại protein giàu sắt dự trữ trong cây


10

đậu. Gen điều khiển tổng hợp Ferintin trong cây đậu được phân lập và chuyển
vào nhờ vi khuẩn.
Theo hướng này, mới đây Thái Lan đã tạo được giống lúa giàu sắt với
hàm lượng sắt gấp 30 lần các giống lúa thông thường khác. Ngoài ra các giống
này còn chứa protein, kẽm và các tác nhân chống oxi hóa. Với sự ra đời của các
giống này đã góp phần khắc phục bệnh thiếu máu ở người, đặc biệt là ở trẻ em và
phụ nữ mang thai. Đây là một tiến bộ vượt bậc trong công tác giống trên thế giới
đồng thời mở ra hướng chọn tạo giống mới nhờ tiến bộ của khoa học bằng công
nghệ chuyển nạp gen.
Lúa lai hai dòng luôn gắn liền với việc nghiên cứu phát hiện các dòng bất
dục đực nhân nhạy cảm với quang chu kỳ (PGMS) và dòng bất dục đực nhân
nhạy cảm với nhiệt độ (TGMS). Từ 2 nguồn vật liệu ban đầu là PGMS – Nông
ken 58 (phát hiện năm 1973) và TGMS – Anôngs (1988), các nhà khoa học
Trung Quốc đã tiến hành lai tạo để cho ra các dòng P(T)GMS mới có nền di
truyền khác nhau, Trên cơ sở đó phương pháp sản xuất lúa lai 2 dòng ra đời. Đây
được xem như là bước đột phá trong công nghệ sản xuất giống lúa lai [5]. Tổ hợp
lúa lai hai dòng đầu tiên đưa ra sản xuất từ dòng mẹ Peiai 64s và dòng bố TeQuing đã cho năng suất rất cao (170 tạ/ha) vào năm 1997 và được gieo cấy trên

diện tích 0,13 triệu ha. [9]
Các dòng PGMS và TGMS phục vụ cho sản xuất lúa lai 2 dòng đang được
phát triển mạnh ở Trung Quốc gồm: các dòng PGMS thuộc loài phụ Japonica
(5047s, 5088s …), các dòng TGMS thuộc loài phụ Indica (545s, 5460s, 8902s,
Annong S-1, Hengnong S-1, K9S, K14S, N8S, P64S, W6111S, W6154S) (Yuan
L.P, 2003) [9].
Phương pháp đột biến phóng xạ là một trong những phương pháp được sử
dụng rộng rãi trong gây tạo đột biến, mục đích là tạo ra các đột biến gen kiểm
soát tính trạng bất dục đực ở lúa. Vấn đề gây tạo đột biến phóng xạ đã mở ra
triển vọng lớn trong công tác chọn giống. Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong
lĩnh vực ứng dụng bức xạ nguyên tử vào Nông nghiệp. Thành công bằng việc sử
dụng bức xạ nguyên tử gây đột biến gen tạo ra được 325 giống của 29 loài cây
trồng trong đó có một số giống cây ăn quả và giống lúa mì cao sản. [18]


11

Viện Khoa học đời sống Hồ Nam – Trung Quốc đã xử lý đột biến nguồn
Gamma Co60 liều lượng 350 GY với dòng bất dục đực TGMS Shuangdis có điểm
nhiệt độ tới hạn gây hữu dục (CFP) rất thấp, đã thu được 7 thể đột biến có cổ
bông dài từ quần thể M2. Sau quá trình gieo trồng và chọn lọc trong điều kiện tự
nhiên và nhân tạo tại đảo Hải Nam, các tác giả đã thu được 3 dòng TGMS mới
ổn định là Shuangdipeies-1, Shuangdipeies-7 và Shuangdipeies-8. Sử dụng các
dòng TGMS này trong sản xuất hạt lai đã không phải phun GA3 và chúng rất ổn
định về ngưỡng trong chuyển hóa hữu dục. [16]
Ngoài lúa lai hệ ba dòng đang giữ vai trò chủ lực trong sản xuất hiện nay,
hệ thống lúa lai hai dòng cũng được nghiên cứu thành công và đang ngày càng
mở rộng trong sản xuất. Tính đến năm 2001, diện tích lúa lai hai dòng tại Trung
Quốc đạt 2,5 triệu ha và năng suất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5 – 10%. Diện tích
sản xuất hạt giống lúa lai hai dòng là 115.000 ha, với năng suất hạt lai bình quân

đạt 2,7 tấn/ha. [16]
Chọn giống lúa theo phương pháp truyền thống dựa trên cơ sở chọn lọc
kiều hình trong quần thể con lai đang phân ly của một tổ hợp lai nào đó. Phương
pháp này thường gặp phải một số khó khăn về tương tác giữa kiểu gen và môi
trường (GxE) [1]. Mặt khác, nhiều quy trình chọn theo kiểu hình rất đắt tiền, tốn
thời gian, tiền của và công sức lao động. Chọn tạo giống bằng phương pháp dấu
chuẩn phân tử (MAS) có khả năng khắc phục những nhược điểm đó [2].
Hiệu quả của MAS để cải tiến năng suất lúa, nhưng nó chỉ rõ ràng hơn khi
kết hợp với phương pháp bản đồ QTL. Những alen QTL đối với thành phần năng
suất lúa, nguồn gốc từ lúa hoang Oryza rufipogon, được phát hiện thông qua
quần thể hồi giao cải tiến (AB-QTL). Nghiên cứu này mặc dù có hiệu suất thấp
nhưng nó có ảnh hưởng tốt đối với năng suất và thành phần năng suất trong
giống lúa trồng đóng vai trò vật liệu nhận. Một vài QTL đối với năng suất lúa
hoang không liên kết với bất cứ một QTL bất lợi nào. Trong nhiều trường hợp
khác nhau, các alen của Qryza rufipogon thể hiện cùng một ảnh hưởng trên một nền tảng
di truyền và môi trường khác nhau, tạo ra tính chất ổn định của QTL năng suất [1].
Những QTL đối với KL1000 hạt gần đây cũng được xác định trên nhiễm
sắt thể số 6. Thông qua sử dụng quẩn thể các dòng cận giao từ cặp lai giữa giống


12

lúa Japonica năng suất cao và giống lúa Indica năng suất thấp. Người ta áp dụng
MAS du nhập vào một dòng NIL của Nipponbare, QTL như vậy làm tăng KL
1000 hạt lên 10% và năng suất lúa lên 15% trên mỗi cây mà không gây một ảnh
hưởng bất lợi nào khác về dạng hình cây lúa cao sản. Vùng mục tiêu trong
genome nơi QTL định vị được đánh dấu bởi nhiều marker phân tử. Chúng có thể
được dùng trong việc du nhập QTL này nhằm làm gia tăng năng suất trong các
giống lúa cao sản.
Shen và ctv. (2001) cho rằng việc áp dụng marker phân tử trong chọn

dòng hồi giao (BC) được thực hiện để cải tiến các tính trạng rễ ảnh hưởng đến
tính chống chịu khô hạn của giống IR64. Chọn lọc alen của Azucena (giống lúa
rẫy thuộc loại hình Japonica nhiệt đới) tại 4 QTL liên quan đến tính trạng rễ mọc
sâu, trên quần thể BC3F2. Những dòng NIL được chọn lọc đã cải tiến được chiều
dài rễ (12 – 17% so với IR64) hoặc cải tiến được trọng lượng rễ mọc sâu [33].
Hàm lượng Amylose là tính trạng quan trọng của phẩm chất cơm. Viện
Lúa đồng bằng Sông Cửu Long đã tiến hành áp dụng MAS trong chọn lọc giống
có Amylose thấp và trung bình trên cơ sở Maker phân tử. [1]
Hàm lượng Amylose được xem là tính trạng có ý nghĩa quyết định đến sự
mềm cơm và ngược lại. Hàm lượng Amylose cao có tính trội không hoàn toàn so
với hàm lượng Amylose thấp, nó do một gen điều khiển kèm theo một số
modifiers (gen phụ có tính chất cải biên). Các thể đột biến về hàm lượng
Amylose cũng được nghiên cứu trên giống lúa Japonica với hai dạng hình 2064
và EM16. Các Mutants này có thể được chuyển sang giống lúa Indica nhờ lai trở
lại với IR36 hai lần. Do đó gen điều khiển sự co giãn hàm lượng Amylose ae
(amylose extender) được xác định trên nhiễm sắc thể số 2 [34]. Sử dụng
Microsatellite maker, người ta đã phân loại các nhóm Amylose (gen Wx) trong
quỹ gen cây lúa (Ayres và CTV, 1997). Dựa vào hàm lượng Amylose trong hạt
gạo các giống lúa được phân ra làm 2 nhóm Waxy (1-2%) và Nonwaxy (>2%).
Đối với Nonwaxy chia làm 3 nhóm: Hàm lượng amylose thấp (AC = 10-20%),
hàm lượng Amylose trung bình (AC = 20 – 25%), hàm lượng Amylose cao
thường cứng cơm (AC > 25%). Tất cả các mẫu giống Basmati của Ấn Độ và
Pakistan, giống Sadri được xếp chung vào nhóm hàm lượng Amylose trung bình.


13

Xu và ctv, 1995 cho rằng hàm lượng amylose có thể liên quan ảnh hưởng
chính bởi tam bội thể của phôi nhũ [36]. Người ta tạo ra quần thể F2 và thiết lập
bản đồ QTL kiểm soát chất lượng lúa gạo (He và ctv. 1997). He và ctv, 1999 đã

tìm thấy AC được kiểm soát bởi gen chính định vị trên nhiễm sắc thể số 5 và 6
với gen Wx và các alen chính giải thích biến thiên di truyền 91,1%. Đó là 2 maker
RG573, C624 định vị trên nhiễm sắc thể số 5 và Wx trên nhiễm sắc thể số 6. [31]
Hàm lượng amylose được kiểm soát bởi 3 alen của một gen Waxy. Do đó
người ta khó đánh giá chính xác bằng bản đồ di truyền đơn gen, cần phối hợp
đánh giá bằng bản đồ di truyền QTL. Viện lúa Đồng bằng Sông cửu long sử dụng
Microsatellite maker liên kết với hàm lượng amylose là Wx-F-r định vị trên
nhiễm sắc thể số 6. Kết quả còn ghi nhận QTL mục tiêu liên kết với maker này
đã giải thích biến thiên kiểu hình AC trung bình là 17,8% cho cặp lai IR64/Hoa
Lài và 19,7% cho IR64/Khao Dawk Mali105.
Đánh giá trên quần thể của Nàng Nhen và OM3536 giá trị đoán mức chính
xác trong khi so sánh kiểu gen và kiểu hình là 97%. Thực hiện “Fine mapping”
trong quần thể BC2F2 của IR64/OM1706 để đánh giá ước đoán chính xác của
hàm lượng amylose.
Viện đã tiến hành chọn lọc 100 cá thể BC 2F2 được 11 dòng có dạng hình
và hàm lượng amylose trung bình đến ít hơn 25%. Kết quả phát triển giống lúa
OM4495 chất lượng gạo tốt, năng suất cao thích nghi vùng đất xám và một số
vùng khó khăn. Hàm lượng AC ổn đinh 24%.
Mùi thơm của gạo và cơm là tiêu chuẩn chọn lọc lý tưởng của các nhà
chọn giống trong hơn nửa thế kỷ qua. Lúa thơm có vị trí đặc biệt trong thị trường
gạo xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Người ta đã chứng minh rằng mủi thơm của
2 giống lúa Basmati 370 và Khao dawk mali 105 do hợp chất 2-Acetin-1pyrroline.
Gen điều khiển mùi thơm của gạo được nhiều tác giả nghiên cứu với
nhiều kết luận khác nhau.
- Một gen lặn. [37], [28]
- Một gen trội [33]
- Hai gen lặn, hoạt động bổ sung (tỷ lệ 7:9) ở F2. [1]


14


- Hai gen lặn hoạt động lặp đoạn (tỷ lệ 1:15) ở F2. [30]
- Hai gen lặn, một gen hoạt động như một yếu tố ức chế (tỷ lệ 3:13 ) ở F2. [1]
- Ba gen lặn (tỷ lệ 27:37) ở F2. [33]
- Bốn gen lặn (tỷ lệ 81:175) ở F2. [30]
- Đa gen. [1]
Tại Đại học Cornell, Ahn và ctv. (1992) đã áp dụng RFLP maker để
nghiên cứu gen điều khiển tính trạng mùi thơm cây lúa. Đó là một gen lặn, kí
hiệu Fgr, định vị trên nhiễm sắc thể số 8, liên kết chặt với maker RG28, khoảng
cách di truyền giữa maker này và Fgr là 4,5 cM. Nhiều tác giả đang cố gắng thiết
kế primer của RG28, để ứng dụng trong kỹ thuật chọn lọc giống lúa thơm, nhờ
maker phân từ MAS. [26], [27]
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Lúa là cây tự thụ phấn, việc nghiên cứu và khai thác cường lực giống lai
trên cây lúa được Viên Long Bình (Yuan Longping), nhà khoa học Trung Quốc,
được xem là cha đẻ của lúa lai, nghiên cứu và áp dụng thành công trên diện rộng
đầu tiên trên thế giới. Ông đã phát hiện cây lúa có cường lực ưu thế lai trong tự
nhiên vào năm 1964 do sự biểu hiện vượt trội với các cây lúa xung quanh, chính
nhờ phát hiện bất ngờ này đã khích lệ ông tìm hiểu và nghiên cứu thành công tạo
ra giống lúa lai ba dòng cho năng suất tăng từ 15 – 20 % so với lúa thường. Trải
qua quá trình phát triển, hiện nay lúa lai chủ yếu là lúa lai hệ hai dòng, với năng
suất tăng từ 20 – 30 % so với lúa thường.
Nhờ phát minh ra lúa lai, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề thiếu hụt
lương thực đối với một đất nước đông dân nhất thế giới, hơn một tỷ người. Các
nhà khoa học Trung Quốc tạo ra giống lúa lai đầu tiên năm 1974. Năm 1976,
diện tích lúa lai của Trung Quốc là 12,4 triệu ha, năng suất bình quân 6,9 tấn/ha.
Năm 1995, diện tích lúa lai hai dòng là 2,6 triệu ha, chiếm 18 % diện tích lúa lai
của Trung Quốc, năng suất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5 – 10 % [4]. Năm 2006,
diện tích gieo trồng lúa lai của Trung Quốc lên tới 18 triệu ha, chiếm 66 % diện tích trồng
lúa cả nước, năng suất bình quân 7 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha. [25]

Ngoài cái nôi là Trung Quốc, lúa lai cũng đã mở rộng ra các nước trồng
lúa châu Á khác như Ấn Độ, Philipines, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Ai


15

Cập và Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Quốc
tế FAO (Food and Agricuture Organization), Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế
IRRI (International Rice Research Institute), Chương trình Phát triển của Liên
Hiệp Quốc UNDP (United Nations Development Programme) và Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB - Asian Development Bank). Trong những năm 2001 – 2002 diện
tích trồng lúa lai của các nước trên khoảng 800.000 ha [26]; năm 2006 chỉ tính
riêng diện tích lúa lai của Việt Nam và Bangladesh đã đạt 786.429 ha. [12], [13]
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực - Liên hợp
quốc (FAO) thì đến thời điểm năm 2013, cây lúa có mặt tại 117 quốc gia, vùng
lãnh thổ và phân bố ở tất cả các châu lục trên thế giới. Là cây có nguồn gốc nhiệt
đới, dễ trồng, thích ứng rộng nên ngoài những vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu, thời tiết thuận lợi, lúa còn được trồng ở vùng thấp hơn mực nước biển
như Kerala (Ấn Độ) hay được trồng ở độ cao 2.000 mét so với mặt nước biển
như ở Kasmia (Ấn Độ) và Nêpan. Lúa có thể trồng trên cạn, điều kiện nước sâu
trung bình, hoặc nước sâu khoảng 1,5 – 5,0 mét [21]. Tuy nhiên, do điều kiện sinh thái,
điều kiện kinh tế - xã hội và tập quán canh tác khác nhau nên diện tích, năng suất
và sản lượng lúa gạo ở các nước, ở các khu vực trên thế giới không giống nhau.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thế giới những năm gần đây

2004

Diện tích
(triệu ha)
150,58


Năng suất
(tạ/ha)
40,35

Sản lượng
(triệu tấn)
607,58

2

2005

155,04

40,91

634,28

3

2006

155,63

41,18

640,92

4


2007

155,09

42,35

656,78

5

2008

160,04

42,99

688,04

6

2009

158,10

43,45

686,93

7


2010

161,20

43,55

701,97

8

2011

162,48

44,48

722,72

9

2012

162,94

45,10

734,91

10


2013

165,16

44,86

740,90

TT

Năm

1

Nguồn: FAOSTAT, 2004-2013


16

Về diện tích, theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 2004 đến 2013 diện
tích trồng lúa thế giới liên tục tăng từ 150,58 triệu ha lên 165,16 triệu ha. Châu Á
vẫn là khu vực sản xuất lúa lớn nhất thế giới với tổng diện tích 146,95 triệu ha
(chiếm 90,44% tổng diện tích lúa thế giới), trong đó dẫn đầu là các nước Ấn Độ
(43,94 triệu ha), Trung Quốc (30,31 triệu ha), Indonesia (13,84 triệu ha), Thái
Lan (12,37 triệu ha), Bangladesh (11,77 triệu ha), Việt Nam (7,90 triệu ha), Mianmar
(7,50 triệu ha), Philippines (4,75 triệu ha), Campuchia (3,10 triệu ha) và Pakistan
(2,79 triệu ha). Tiếp sau Châu Á là Châu Phi (10,89 triệu ha), Châu Mỹ (6,56
triệu ha), Châu Âu (0,65 triệu ha) và ít nhất là Châu Đại dương với 0,12 triệu ha.
Về năng suất, do áp dụng được các tiến bộ về khoa học kỹ thuật như: Đầu

tư phân bón, sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao và phẩm chất tốt, xây
dựng cơ sở vật chất, cải tiến và hoàn chỉnh về biện pháp kỹ thuật nên năng suất
lúa thế giới trong những năm vừa qua liên tục tăng lên. Năm 2004, năng suất lúa
trung bình toàn thế giới là 40,35 tạ/ha, đến năm 2013 đã tăng lên đến 44,86 tạ/ha.
Trong đó, Châu Đại dương là khu vực có năng suất lúa trung bình cao nhất với
99,95 tạ/ha và thấp nhất là Châu Phi với 26,38 tạ/ha. Trong nhóm các nước có
năng suất lúa cao nhất thế giới năm 2013, dẫn đầu là Australia với 102,18 tạ/ha,
tiếp theo là các nước Ai Cập (95,30 tạ/ha), Mỹ (86,24 tạ/ha), Thổ Nhĩ Kỳ (81,38 tạ/ha),
Uruguay (78,56 tạ/ha), Hy Lạp (77,74 tạ/ha), Uzbekistan (76,51 tạ/ha), Morocco
(75,43 tạ/ha) và Tajikistan (75,39 tạ/ha). Theo số liệu thống kê của FAO, năng
suất lúa Việt Nam năm 2013 đứng thứ 24 của thế giới với 55,73 tạ/ha.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các châu lục năm 2013
Sản lượng
Cơ cấu sản
Giá trị
lượng lúa thế
(triệu tấn)
giới (%)
671,01
90,57

TT

Tên châu lục

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)


1

Châu Á

146,95

45,66

2

Châu Mỹ

6,56

55,01

36,08

4,87

3

Châu Phi

10,89

26,38

28,74


3,88

4

Châu Âu

0,65

60,08

3,90

0,53

5

Châu Đại Dương

0,12

99,95

1,17
0,16
Nguồn: FAOSTAT, 2013


×