Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Nghiên cứu chính sách trợ giúp xã hội cho người dân ven biển huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ THỊ HỒNG HẢO

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI
CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ THỊ HỒNG HẢO

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI
CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC,
TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. MAI NGỌC CƯỜNG



NGHỆ AN - 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Trường Đại học Vinh trong
suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức và các phương pháp để tôi
có thể áp dụng trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong luận văn của
mình. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Mai Ngọc Cường, người đã
nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Thị Hồng Hảo


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Thị Hồng Hảo


iii
MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................8
6. Đóng góp của luận văn.................................................................12
7. Kết cấu luận văn...........................................................................13
Chương
MỘT

1
SỐ

VẤN

ĐỀ



LUẬN



THỰC


TIỄN

VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN..............14
1.1. Chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện: thực chất và tầm
quan trọng..............................................................................................14
1.1.1. KHÁI NIỆM TRỢ GIÚP XÃ HỘI ......................................................14
1.1.2. PHÂN LOẠI TRỢ GIÚP XÃ HỘI.......................................................17
1.1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH TGXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 19
1.1.4. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN...........................................................................................................23
1.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến chính sách trợ giúp xã hội
trên địa bàn huyện..................................................................................24
1.2.1. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN...........................................................................................................24
1.2.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH TGXH....................35


iv
1.2.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TGXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN..................................................................36
1.3. Thực tiễn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở một số địa
phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hậu Lộc..................41
1.3.1. KINH NGHIỆM MỘT SỐ HUYỆN VEN BIỂN.................................41
Kết luận chương 1............................................................................44
Chương
THỰC

2
TRẠNG


CHÍNH

SÁCH

TRỢ

GIÚP



HỘI

VÙNG VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA.......................45
2.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến
thực hiện chính sách trợ giúp xã hội huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 45
2.1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HUYỆN HẬU LỘC .....................................45
2.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN HẬU LỘC........................................47
2.1.3. TÌNH HÌNH XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH TGXH51
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển
huyện Hậu Lộc ......................................................................................53
2.2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TGXHTX CHO CÁC ĐỐI
TƯỢNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ EM MỒ CÔI VÀ NGƯỜI GIÀ CÔ
ĐƠN TẠI CÁC XÃ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC ......................53
2.2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TGXHĐX QUA ĐIỀU
TRA KHẢO SÁT TẠI CÁC XÃ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC . 57
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội vùng ven
biển huyện Hậu Lộc...............................................................................59
2.3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ MỨC ĐỘ BAO PHỦ, MỨC ĐỘ
TÁC ĐỘNG, MỨC ĐỘ KỊP THỜI VÀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VỀ TÀI
CHÍNH, MỨC ĐỘ CÔNG BẰNG CỦA HOẠT ĐỘNG TGXH...................59

2.3.2. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TGXH ..65


v
Kết luận chương 2............................................................................80
Chương

3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ
GIÚP



HỘI

CHO

NGƯỜI

DÂN

VÙNG

VEN

BIỂN

HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA.....................................................81
3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách trợ giúp xã

hội ở huyện Hậu Lộc thời gian tới ........................................................81
3.1.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA TỈNH THANH HÓA VỀ CÔNG TÁC ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI ...............................................................................81
3.1.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TGXH CỦA HUYÊN
HẬU LỘC THỜI GIAN TỚI..........................................................................83
3.1.3. DỰ BÁO ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
TGXH CỦA HUYỆN HẬU LỘC NÓI CHUNG, CÁC XÃ VÙNG BIỂN
NÓI RIÊNG.....................................................................................................85
3.1.3.2. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TGXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC NHỮNG NĂM TỚI.............87
PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TGXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC NHỮNG NĂM TỚI LÀ
NÂNG CAO MỨC ĐỘ BAO PHỦ, MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG, TÍNH KỊP
THỜI VÀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VỀ TÀI CHÍNH, MỨC ĐỘ CÔNG
BẰNG TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TGXH:..................................87
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách TGXH....................................89
3.2.1. HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH
SÁCH TGXH..................................................................................................89
3.2.2. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ
.........................................................................................................................90


vi
3.2.3. NÂNG CAO NHẬN THỨC TOÀN XÃ HỘI VÀ NGƯỜI DÂN
TRONG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI
NÓI RIÊNG, CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NÓI CHUNG....................................93
3.2.4. ĐẨY MẠNH ĐA DẠNG HÓA VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN..........95
3.3. Một số kiến nghị và đề nghị với cấp trên..................................96
3.3.1. KIẾN NGHỊ VỚI UBND TỈNH THANH HÓA ..................................96

3.3.2. KIẾN NGHỊ VỚI BỘ LAO ĐỘNG - TB VÀ XÃ HỘI.......................96
Kết luận chương 3............................................................................97
KẾT LUẬN.....................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................102
PHỤ LỤC......................................................................................................106

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ASXH
BHXH
BHYT
BTTHPT
BTXH
CSXH
CTXH
DS-KHH
GDP
HTX
HTX DV
KH
LĐ-TB&XH
NCT
NKT
NTM
NTT
SXKD

An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bổ túc trung học phổ thông

Bảo trợ xã hội
Chính sách xã hội
Cứu trợ xã hội
Dân số kế hoạch hóa
Tổng sản phẩm quốc dân
Hợp tác xã
Hợp tác xã dịch vụ
Kế hoạch
Lao động, thương binh và xã hội
Người cao tuổi
Người khuyết tật
Nông thôn mới
Người tàn tật
Sản xuất kinh doanh


vii
TEMC
TGXH
TGXHĐX
TGXHTX
THCS
THPT
UBND
ƯĐXH
VHVN, TDTT
XDCB

Trẻ em mồ côi
Trợ giúp xã hội

Trợ giúp xã hội đột xuất
Trợ giúp xã hội thường xuyên
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
Ưu đãi xã hội
Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
Xây dựng cơ bản


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình nhận được các hình thức hỗ trợ của các hộ.......................58
Bảng 2.2. Mức độ bao phủ TGXHTX .............................................................59
Bảng 2.3. Mức độ tác động của TGXH TX......................................................60
Bảng 2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chế độ TGXH......................64
Bảng 2.5. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường thể chế luật pháp
và cơ chế chính sách đến việc thực hiện chính sách TGXH..............................71
Bảng 2.6. Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý nhà nước, năng lực
đội ngũ cán bộ và sự phối hợp thực hiện chính sách TGXH.............................76
Bảng 2.7. Đánh giá nhận thức xã hội và sự tham gia của xã hội
vào thực hiện chính sách TGXH......................................................................78
Bảng 3.1. Dự báo đối tượng TGXH của huyện Hậu Lộc đến năm 2020...........87


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trải qua thời

gian chiến tranh đã dẫn đến có một bộ phận không nhỏ dân cư cần trợ giúp xã
hội để được hỗ trợ về đời sống, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch...
Chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) cho đối tượng bảo trợ xã hội
(BTXH) ở Việt Nam được hình thành từ cách mạng tháng 8 năm 1945, với
mục đích là cứu đói cho những người chịu hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên
tai, trẻ mồ côi, người tàn tật. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
chính sách trợ giúp xã hội đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của
xã hội, đến nay chính sách trợ giúp xã hội là một trong những chính sách bộ
phận quan trọng của chính sách an sinh xã hội (ASXH). TGXH không chỉ là
cứu đói, hỗ trợ lương thực cho cá nhân, hộ gia đình chịu hậu quả chiến tranh,
thiên tai, mà đã mở rộng thành các hợp phần chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên (TGXHTX) và trợ giúp xã hội đột xuất (TGXHĐX). Tuy vậy,
chính sách và cơ chế TGXH hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách
thức, thiếu tính đồng bộ và đổi mới chậm; chế độ trợ giúp không còn phù hợp
với quá trình tăng trưởng kinh tế, mức sống trung bình của dân cư, tiền lương
tối thiểu và các chế độ của các chính sách xã hội (CSXH) khác; mức trợ giúp
chưa thực sự có tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của các đối tượng
xã hội. Sự hạn chế này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong
đó có yếu tố chủ quan từ nghiên cứu xây dựng chính sách. Trong bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, cuộc sống
của các đối tượng xã hội với nguồn thu nhập thấp, vốn đã khó khăn lại càng
khó khăn do sự thay đổi của mặt bằng giá cả và thu nhập của dân cư tăng
nhanh trong những năm gần đây. Để góp phần hạn chế tốc độ gia tăng khoảng


2
cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, đòi
hỏi cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách trong thời gian tới theo
hướng có sự điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, khoa
học, hội nhập và hài hòa với các CSXH khác.

Là một huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa, Hậu Lộc có 27 xã, thị
trấn với đủ ba dạng địa hình gồm đồng bằng, vùng đồi núi và vùngven
biển. Hậu Lộc có khí hậu đặc trưng của vùng bắc Trung Bộ Việt Nam. Trời
thường khá lạnh vào mùa đông, rất nóng vào mùa hè. Do tác động của sóng
biển vào mùa bão lụt hàng năm, vùng ven biển (gồm 6 xã: Hòa Lộc, Ngư
Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc) thường xuyên bị xói lở và
hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt cơn bão số 7 năm 2005 và số 5
năm 2007 đã tàn phá nặng nề kinh tế và đời sống của người dân 6 xã vùng
biển của huyện. Hiện nay Hậu Lộc là một trong 61 huyện của cả nước nằm
trong diện được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết số 30/A/2008/NQCP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
Tính đến tháng 12 năm 2014, toàn huyện có 10.828 đối tượng bảo trợ xã
hội, trong đó 6 xã vùng biển có 3.499 đối tượng, chiếm 32,3% số đối tượng
toàn huyện.
Trong những năm qua thực hiện chính sách BTXH, việc triển khai hoạt
động trợ giúp xã hội đã được huyện nghiêm túc chấp hành, góp phần đảm bảo
cuộc sống của các đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, với một huyện ven biển
thuộc diện thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững của Chính phủ,
nhiều vấn đề bất cập từ đối tượng, thời gian, và mức độ tác động của chính
sách TGXH cần được hoàn thiện. Chính vì thế, việc lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu chính sách trợ giúp xã hội cho người dân vùng ven biển huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị là
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.


3
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm qua, với các phương pháp tiếp cận khác nhau đã có
nhiều nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về trợ giúp xã hội ở Việt Nam.
Cụ thể như: Nguyễn Hải Hữu (2008), trong đề tài khoa học năm 2007 - 2008
“Đổi mới chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội trong bối cảnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” đã đánh giá thực trạng chính sách và
cơ chế TGXH hiện hành; đề xuất các nội dung đổi mới chính sách và cơ chế
TGXH ở Việt Nam cho phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế; Kiến nghị các
giải pháp thực hiện đổi mới chính sách. Những điểm mới mà công trình đóng
góp cho nghiên cứu hoàn thiện chính sách TGXH là:
Thứ nhất, phân tích tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập tới nhu cầu trợ giúp xã hội và chế độ trợ giúp xã hội, từ đó
khẳng định tính tất yếu khách quan phải đổi mới chính sách và cơ chế trợ giúp
xã hội.
Thứ hai, phân tích thực trạng hệ thống chính sách, cơ chế TGXH hiện
hành, chỉ ra mặt được cơ bản của chính sách trợ cấp xã hội, phân tích và làm
rõ những hạn chế và thách thức chủ yếu: (1) Mức chuẩn TGXH quy định vẫn
còn thấp, chỉ đảm bảo 60% mức sống tối thiểu; (2) Tuy số lượng đối tượng
được hưởng chính sách trợ cấp, TGXH được tăng nhanh, nhưng xét ở tầm vĩ
mô về độ bao phủ của chính sách này so với tổng dân số thì vẫn ở mức thấp
so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Thứ ba, đã đề xuất một số nội dung đổi mới chính sách, cơ chế
TGXH phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế: (1) Đổi mới chính sách trợ cấp, TGXH theo hướng mở rộng độ bao
phủ và theo hướng nâng cao mức trợ cấp xã hội hàng tháng; (2) Đổi mới
chính sách trợ cấp, TGXH theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả trợ
giúp thông qua việc cung cấp tiền mặt thay cho cơ chế miễn giảm; (3) Đổi


4
mới về cơ chế tài chính thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp. Thứ tư, đề
xuất thực hiện theo 4 nhóm giải pháp: (1) Giải pháp về nhận thức; (2) Giải
pháp về tiếp cận xây dựng chính sách; (3) Giải pháp về tài chính; (4) Giải
pháp về tổ chức thực hiện; (5) Mở rộng hợp tác quốc tế để hoàn thiện chính
sách trợ cấp, TGXH.

Mai Ngọc Cường (2009), trong đề tài khoa học “Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội” đã coi tăng cường vai trò của Nhà
nước về ASXH nói chung như là một biện pháp để đảm bảo phát triển ASXH
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo đó Nhà nước sớm tổ chức xây dựng
hoàn chỉnh các luật về ASXH, tiến tới xây dựng bộ luật hoàn chỉnh về ASXH
ở nước ta; hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế tài chính cho hoạt động hệ
thống ASXH được vận hành; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý việc vi
phạm thực hiện quy định pháp luật về ASXH; đảm bảo tài chính cho trợ cấp
xã hội (TCXH) thường xuyên, ưu đãi xã hội (ƯĐXH); đảm bảo tài chính cho
những đối tượng theo luật quy định để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH),
bảo hiểm y tế (BHYT); đồng thời có chính sách hỗ trợ các đối tượng khác
tham gia vào các chương trình ASXH, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh
tế. Điểm mới của đề tài là:
Thứ nhất, làm sáng tỏ nội hàm của phạm trù ASXH và hệ thống chính
sách ASXH.
Thứ hai, điểm nổi bật của đề tài là ở chỗ, những vấn đề then chốt của
ASXH được đặt ra để xem xét và đánh giá. Từ đó chỉ ra những thách thức mà
hệ thống chính sách ASXH ở nước ta phái đối mặt.
Thứ ba, đề xuất hệ thống quan điểm và phương hướng xây dựng, hoàn
thiện hệ thống tổng thể quốc gia về ASXH và chính sách ASXH ở nước ta
giai đoạn 2006 - 2015, làm căn cứ khoa học vững chắc giúp Đảng và Nhà
nước ta hoạch định chính sách ASXH phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị,


5
văn hóa, xã hội và luật pháp nước ta, với phát triển nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế.
Thứ tư, đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách ASXH ở nước ta, trên cơ sở quán triệt xu hướng phát triển kinh tế
thị trường, tăng cường xã hội hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn Ngọc Toản (2010), trong luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách
trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ỏ Việt Nam”đã nghiên cứu làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn về chính sách TGXHTX cộng đồng, khẳng định tính
tất yếu, khách quan của chính sách TGXHTX cộng đồng trong bối cảnh phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam; đánh giá thực trạng đối tượng BTXH và
nhu cầu TGXHTX, thực trạng chính sách TGXHTX cộng đồng; kiến nghị
giải pháp hoàn thiện chính sách và công cụ trong thời gian tới. Luận án hướng
tới mục tiêu bảo đảm bao phủ hết các đối tượng BTXH khó khăn, các chính
sách hỗ trợ để đối tượng có cuộc sống hòa nhập cộng đồng, từng bước góp
phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu khoa học - xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh; phương pháp
tổng hợp... Luận án đã tiến hành điều tra trẻ mồ côi và điều tra cán bộ làm
chính sách TGXHTX cộng đồng. Đồng thời luận án sử dụng cơ sở dữ liệu thứ
cấp trong quá trình phân tích thực trạng đối tượng bảo trợ xã hội và thực trạng
chính sách và chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn
2005 - 2010; tổng hợp kinh nghiệm một số nước, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm vận dụng cho Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp chính là:
Thứ nhất, những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: đã bổ sung lý
luận về chính sách TGXHTX cộng đồng ở Việt Nam, trong đó đưa ra khái
niệm TGXH toàn diện bao gồm cả vai trò của nhà nước và xã hội: (1) Đưa ra
7 nguyên tắc chính sách, trong đó bổ sung 4 nguyên tắc mới (bảo đảm tính


6
hiệu lực, tính hiệu quả, tính công bằng và đảm bảo sự ổn định, bền vững); (2)
Đưa ra 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng chính sách; (4) Bổ sung 6 chỉ tiêu đánh giá
chính sách. Các đóng góp này góp phần hoàn thiện cơ sở chính sách và khắc
phục những hạn chế trong quan niệm TGXH, làm cơ sở phân tích đánh giá hệ
thống chính sách TGXH Việt Nam giai đoạn hiện nay, đề xuất giải pháp hoàn

thiện giai đoạn tới.
Thứ hai, những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên
cứu, khảo sát của luận án bao gồm: (1) Định hướng đổi mới chính sách:
Chuyển từ quan điểm chính sách nhân đạo sang chính sách bảo đảm thực hiện
quyền cho đối tượng hưởng lợi, đồng thời phải bảo đảm sự tương đồng với
các CSXH khác trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và cải cách thể chế hành
chính; (2) Các giải pháp cụ thể: Mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ
toàn bộ dân cư khó khăn, đề xuất mức chuẩn trợ cấp tối thiểu và các hệ số xác
định mức trợ cấp đối với mỗi nhóm đối tượng cụ thể, đa dạng các hình thức
chăm sóc, nghiên cứu xây dựng luật TGXH và hoàn thiện kế hoạch chính
sách TGXHTX cộng đồng.
Phan Thị Kim Oanh (2013), trong luận án tiến sĩ kinh tế “Vai trò của
Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” với mục tiêu
nghiên cứu lý luận và thực tiễn các nước và Việt Nam hiện nay, đề xuất các
phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH
đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới. Luận án đã xây dựng khung lý
thuyết vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân thông qua tổng hợp
các nghiên cứu trong và ngoài nước, kinh nghiệm thực tiễn của một số nước.
Thông qua hệ thống tài liệu thứ cấp từ các bộ, ngành có liên quan và số liệu
điều tra, khảo sát phỏng vấn tại ba tỉnh Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh, Nghệ An và
Thanh Hóa, Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước về
ASXH đối với nông dân ở Việt Nam, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và


7
nguyên nhân hạn chế. Khuyến nghị các phương hướng và giải pháp tăng
cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những
năm tới.
Nhìn chung, các nghiên cứu mới đề cập đến chính sách TGXH nói
chung và trên phạm vi cả nước. Việc phân tích chính sách TGXH trên địa bàn

huyện nhất là các huyện ven biển hầu như chưa được đề cập trong các công
trình nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách TGXH, luận
văn đánh giá thực trạng chính sách TGXH tại các xã vùng ven biển huyện
Hậu Lộc hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách TGXH cho người dân vùng ven biển của huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
chính sách TGXH trên địa bàn huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách TGXH cho người dân vùng
ven biển huyện Hậu Lộc hiện nay; chỉ ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và
tăng cường tổ chức quản lý hoạt động TGXH cho người dân vùng ven biển
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trợ giúp xã hội, bao gồm các chính sách TGXHTX (tập trung vào 03
nhóm đối tượng là người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn) và TGXHĐX.


8
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 6 xã vùng ven
biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
• Phạm vi thời gian: Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu
thập từ 2008 - 2013; thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra khảo

sát năm 2014 đề xuất giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu
Có nhiều cách tiếp cận về chính sách TGXH, như:
Tiếp cận theo quan điểm quyền theo đó, con người làm trung tâm của
mục tiêu các chính sách;
Tiếp cận theo quan điểm quản lý rủi ro theo đó, mọi thành viên trong
xã hội luôn có nguy cơ bị rủi ro;
Tiếp cận theo quan điểm phổ cập, theo đó mọi thành viên xã hội đều có
nhu cầu được đảm bảo về an sinh xã hội;
Tiếp cận theo quan điểm mục tiêu, với quan điểm này tiêu chí xác định
đối tượng phải gắn với những điều kiện giới hạn đối tượng hưởng lợi: nghèo,
không tự bảo đảm được cuộc sống;
Tiếp cận theo quan điểm tổng thể, theo đó tiếp cận chính sách TGXH
dựa trên các quan điểm tiếp cận khác nhau để lựa chọn mô hình trợ giúp xã
hội vừa kết hợp đảm bảo quyền, thực hiện chức năng chính sách, phổ cập
hoặc mục tiêu ưu tiên chính sách.
Luận văn này lựa chọn cách tiếp cận cuối cùng để nghiên cứu vấn đề
TGXH cho người dân nhằm trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, thực chất của chính sách TGXH cho người dân trên địa bàn
huyện là gì? Chính sách TGXH cho người dân các huyện ven biển có đặc
điểm giống và khác gì với chính sách TGXH nói chung?


9
Thứ hai, thực trạng chính sách TGXH cho người dân trên địa bàn các
xã ven biển huyện Hậu Lộc hiện nay như thế nào? Có những thành tựu và hạn
chế gì?
Thứ ba, việc hoàn thiện chính sách TGXH cho người dân các xã ven
biển huyện Hậu Lộc những năm tới đòi hỏi những biện pháp nào?

5.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, thống kê, phân tích logic… Thu thập số liệu thông qua các
Báo cáo kết quả trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Hậu Lộc từ năm 2008 2013; Tài liệu, văn bản hình ảnh liên quan đến hoạt động TGXH của huyện
Hậu Lộc.
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Số liệu thứ cấp thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã
được công bố, từ các báo cáo về chính sách TGXH của tỉnh, huyện và các xã
ven biển huyện Hậu Lộc, từ các tài liệu thống kê có liên quan đến tình hình
thực hiện và kết quả của chính sách TGXH.
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thứ nhất, thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn
Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát phỏng vấn tại địa bàn
6 xã ven biển huyện Hậu Lộc và các cấp quản lý có liên quan. Dự kiến cụ thể
sẽ thiết kế ba mẫu điều tra, phỏng vấn, khảo sát cho ba nhóm đối tượng.
Nhóm thứ nhất, là các nhóm đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội hay hưởng
TGXHTX (tập trung vào nhóm người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn).
Nhóm thứ hai, là đối tượng nhận TGXHĐX.
Nhóm thứ ba, là cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện và xã.
Nội dung, yêu cầu đối với phiếu điều tra chín nhóm đối tượng nhận
TGXHTX là: điều kiện kinh tế xã hội của đối tượng, tình hình nhận


10
TGXHTX, sự đánh giá của đối tượng về việc thực hiện chính sách trợ giúp và
mong muốn của các nhóm đối tượng về chính sách TGXH của nhà nước.
Nội dung, yêu cầu đối với phiếu điều tra nhóm nhận TGXHĐX là: điều
kiện kinh tế xã hội của đối tượng, tình hình thiệt hại của đối tượng trước biến
động của thiên tai, đánh giá của các đối tượng việc việc tổ chức triển khai và
mong muốn của nhóm đối tượng về hoạt động TGXHĐT.

Nội dung yêu cầu điều tra đối với những đối tượng cán bộ quản lý các
cấp là: đánh giá về cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chính
sách TGXH hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới hoàn thiện
hoạt động TGXH những năm tới.
Thứ hai, phương pháp chọn mẫu điều tra và địa bàn điều tra.
Mẫu điều tra là 100 phiếu, trong đó 60 phiếu cho nhóm đối tượng
hưởng TGXHTX và TGXHĐX trên địa bàn 6 xã ven biển của huyện Hậu
Lộc; 40 phiếu cho cán bộ từ thôn đến xã, huyện và tỉnh.
Việc lựa chọn đối tượng điều tra điều tra được thực hiện theo phương
pháp ngẫu nhiên. Cụ thể phân bổ như sau:
Tổng số

6 Xã

60

60

45

45

- TGXHĐX

15

15

Phỏng vấn cán bộ quản lý


40

Tổng số

100

Điều tra đối tượng hưởng TGXHTX
và TGXHĐX
Tr.đó - Người tàn tật, trẻ mồ côi,
người già cô đơn

Huyện

Tỉnh

20

10

10

80

10

10

Thứ ba, các thước đo và thang đo. Để đánh giá tình hình TGXH, tác
động của TGXH, mức độ đạt được của chính sách TGXH, nguyên nhân và



11
những yêu cầu, mong muốn của các đối tượng thụ hưởng cũng như các cán bộ
quản lý các cấp luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Để thuận tiện cho
việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ tác động
các biến độc lập đến biến phụ thuộc tác giả quy ước:
- Mean < 1.8:

Mức kém

- Mean = 1.8- < 2.6:

Mức thấp

- Mean = 2,6- <3.4:

Mức trung bình khá

- Mean = 3.4 - < 4.2:

Mức khá

- Mean = 4.2 trở lên:

Mức cao

5.2.3. Phương pháp xử lý tài liệu
Sau khi chỉnh lý phiếu điều tra sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
5.3. Khung phân tích của luận văn
Nhân tố ảnh hưởng

- Luật pháp và chính sách
- Tổ chức quản lý
- Năng lực đội ngũ
- Sự phối hợp chính sách
- Mức độ xã hội hóa
- Nhận thức xã hội

Nội dung
chính sách

Tiêu chí
đánh giá

- TGXHTX (người
tàn tật, trẻ mồ côi,
người già cô đơn)
- TGXHĐX

- Các tiêu chí
phản ánh kết
quả đầu ra
- Các tiêu chí
phản ánh nguồn
lực đầu vào

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách TGXH
Khung phân tích luận văn
Theo khung phân tích trên ta thấy



12
Các yếu tố đầu vào với tư cách như là biến số độc lập của chính sách
TGXH bao gồm các vấn đề về môi trường luật pháp và cơ chế, chính sách;
công tác tổ chức quản lý nhà nước về TGXH; Năng lực đội ngũ cán bộ làm
công tác TGXH; Sự phối hợp chính sách TGXH với các chính sách xã hội
khác và mức độ xã hội hóa trong thực hiện hoạt động trợ giúp.
Các hoạt động TGXHTX và TGXHĐX như là các biến số phụ thuộc
của hoạt động trợ giúp.
Các chỉ tiêu nghiên cứu đầu vào thể hiện ở mức độ đầy đủ, đồng bộ,
phù hợp của cơ chế chính sách và môi trường luật pháp, năng lực bộ máy và
đội ngũ cán bộ quản lý, sự phối hợp chặt chẽ của các chính sách xã hội khác
và mức độ tham gia của xã hội vào chính sách TGXH.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra là mức độ bao phủ của đối tượng
thụ hưởng, mức độ tác độ của chính sách, tính kịp thời của trợ giúp và tính
bền vững về tài chính để thực hiện chính sách TGXH.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu luận văn giúp hình thành khung lý thuyết đầy đủ về
vấn đề trợ giúp xã hội cho các huyện nghèo của Việt Nam, đặc biệt là những
huyện nghèo ven biển.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên thực tế, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chính sách trợ giúp xã
hội cho người dân vùng ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa” giúp rút ra
những nguyên nhân chính yếu của những tồn tại trong việc trợ giúp xã hội đối
với các huyện này và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
chính sách trợ giúp xã hội cho các huyện ven biển nghèo trên địa bàn tỉnh
thanh hóa trong thời gian tới.


13

7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách trợ giúp xã
hội cho người dân trên địa bàn huyện
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách trợ giúp xã hội cho người
dân vùng ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chính sách trợ
giúp xã hội cho người dân vùng ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa


14
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1. Chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện: thực chất và
tầm quan trọng
1.1.1. Khái niệm trợ giúp xã hội
TGXH được hiểu theo các quan điểm tiếp cận, tính chất, chức năng,
hình thức và mô hình khác nhau. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu đã giải
thích thuật ngữ gần với Trợ giúp xã hội như: bảo trợ xã hội, công tác xã hội,
phúc lợi xã hội, cứu trợ xã hội, an sinh xã hội,... nhưng chưa lý giải một cách
toàn diện về khái niệm trợ giúp xã hội
Nguyễn Hải Hữu (2008) cho rằng “Trợ giúp xã hội” được hiểu là giúp
đỡ, trợ giúp một khoản tiền nhất định hoặc trợ giúp một vấn đề cụ thể nào đó
cho các đối tượng xã hội [5, 20].
Nguyễn Văn Định (2008) cho rằng TGXH là sự giúp đỡ thêm của cộng
đồng xã hội bằng tiền hoặc bằng các phương tiện thích hợp để người được trợ
giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống bản thân và gia
đình, sớm hòa nhập với cộng đồng [119, 16].

Nguyễn Ngọc Toản (2010) tổng hợp “Trợ giúp xã hội” là các biện
pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng bảo
trợ xã hội nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu
dài trong cuộc sống. Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài
chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng [13, 28].
Tại Nhật Bản TGXH được dùng gần với phạm trù ASXH. Sự khác
nhau cơ bản giữa ASXH và TGXH là TGXH sử dụng phần lớn nguồn tài
chính từ ngân sách nhà nước. Trong hoàn cảnh Việt Nam, thuật ngữ TGXH


15
được dùng để chỉ những trợ giúp xã hội từ nguồn ngân sách nhưng không bao
gồm các đối tượng của BTXH và cứu trợ xã hội (CTXH).
Mai Ngọc Cường (2009) [10] cho rằng ASXH là sự đảm bảo thu nhập
và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước
những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất
khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho
những người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, nạn
nhân chiến tranh, nạn nhân thiên tai thảm họa... và TGXH được hiểu theo
nhiều cách:
- TGXH “Là sự giúp đỡ bằng tiền hoặc hiện vật, có tính chất khẩn thiết,
“cấp cứu” ở mức độ cần thiết cho những người bị lâm vào cảnh bần cùng
không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân và gia
đình” [29, 641]. Theo đó, những người già yếu cô đơn không có người nuôi
dưỡng, trẻ em mồ côi cha mẹ, người tàn tật không có nguồn nuôi dưỡng,
người bị bệnh hiểm nghèo không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, người và
gia đình bị thiên tai, địch họa, gây tác hại nặng nề... được Nhà nước và cộng
đồng cứu giúp.
- TGXH “Là sự giúp thêm bằng tiền mặt hoặc điều kiện và phương tiện
sinh sống thích hợp để đối tượng được giúp đỡ và có thể phát huy khả năng, tự

lo liệu cuộc sống của mình và gia đình, sớm hòa nhập với cộng đồng” [29,
641]. Theo đó, việc trợ giúp thường tiến hành cho các đối tượng bị suy giảm
mức thu nhập, sức khỏe yếu, mất hay thiếu phần lớn phương tiện sinh sống, nơi
cư trú, người già yếu, người tàn tật không có nguồn sống ổn định, hoặc gia đình
thiếu người trụ cột về thu nhập do ốm đau, tàn tật, chết, người thiếu ăn...
Tổng hợp các giải thích trên cho thấy, TGXH không chỉ là hoạt động
của cộng đồng và xã hội mà là trách nhiệm của Nhà nước, không những thế
mà còn là hoạt động có tính chất về công tác xã hội, không chỉ dành riêng cho


×