Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hóa của ếch nuôi ở huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THẾ TÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
HÌNH THÁI, SINH LÍ, SINH HOÁ CỦA ẾCH
NUÔIỞ HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành sinh học thực nghiệm)

Nghệ An - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THẾ TÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
HÌNH THÁI, SINH LÍ, SINH HOÁ CỦA ẾCH
NUÔIỞ HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGYỄN NGỌC HỢI



Nghệ An - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Trần Thế Tài


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
các thầy, cô giáo, bạn bè và người thân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Hợi, người đã trực tiếp giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ,
các nhà khoa học, xin cảm ơn các thầy cô ở Phòng sau đại học, khoa sinh
trường Đại Học Vinh, thư viện trường Đại Học Vinh đã tạo mọi điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn trang trại nuôi ếch tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã cộng
tác và giúp tôi thực nghiệm thành công.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình
đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránh

khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo và các bạn.

Tác giả luận văn


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................iii
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv
STT....................................................................................................................v
Tên bảng............................................................................................................v
Trang.................................................................................................................v
1.........................................................................................................................v
6.........................................................................................................................v
2.........................................................................................................................v
13.......................................................................................................................v
3.........................................................................................................................v
43.......................................................................................................................v
4.........................................................................................................................v
52.......................................................................................................................v
5.........................................................................................................................v
53.......................................................................................................................v
6.........................................................................................................................v
58.......................................................................................................................v
7.........................................................................................................................v
70.......................................................................................................................v
8.........................................................................................................................v
62.......................................................................................................................v

9.........................................................................................................................v
64.......................................................................................................................v
10.......................................................................................................................v
65.......................................................................................................................v
11.......................................................................................................................v
66.......................................................................................................................v


iii
12.......................................................................................................................v
69.......................................................................................................................v
13.......................................................................................................................v
70.......................................................................................................................v
14.......................................................................................................................v
73.......................................................................................................................v
15.......................................................................................................................v
74.......................................................................................................................v
16......................................................................................................................vi
75......................................................................................................................vi
17......................................................................................................................vi
76......................................................................................................................vi
18......................................................................................................................vi
77......................................................................................................................vi
19......................................................................................................................vi
79......................................................................................................................vi
20......................................................................................................................vi
80......................................................................................................................vi
21......................................................................................................................vi
81......................................................................................................................vi
22......................................................................................................................vi

83......................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.1. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................4
1.2. Tổng quan về ếch đồng 1.2.1. Phân loại khoa học.....................................7
1.2.3. Đặc điểm phân bố..................................................................................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................37
2.2. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu........................................................38


iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................38

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Từ viết tắt
DD
DO
TB
SD
p

HC
BC
Hb

Viết đầy đủ
Dung dịch
Hàm lượng oxy hòa tan
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Độ tin cậy
Hồng cầu
Bạch cầu
Hemoglobin

DANH MỤC BẢNG


v
Tên bảng

STT

1

Bảng 1.1. So sánh giá trị dinh dưỡng của thịt cóc, ếch với các loại
thịt khác

Trang
6


2

Bảng 1.2. Đặc điểm phân biệt ếch đực và ếch cái

13

3

Bảng 2.1. Lập đường chuẩn xác định NH3

43

4

Bảng 2.2. Lập đường chuẩn xác định protein

52

5

Bảng 2.3. Bảng thực nghiệm của Luxisun

53

6

Bảng 3.1. Sự biến động nhiệt độ trong các ao nuôi

58


7

Bảng 3.2. Sự biến động pH trong mô hình nuôi

70

8

Bảng 3.3. Sự biến động độ ẩm trong các mô hình nuôi

62

9

Bảng 3.4. Sự biến động hàm lượng NH3 trong các mô hình nuôi

64

10

Bảng 3.5. Sự biến động hàm lượng H2S trong các mô hình nuôi

65

11

Bảng 3.6. Sự biến động hàm lượng DO trong các mô hình nuôi

66


12

Bảng 3.7. Biểu hiện tỉ lệ sống của ếch sau 3 tháng nuôi

69

13

Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng (g/con) của ếch

70

14

Bảng 3.9. Tương quan giữa mật độ quang và nồng độ protein

73

15

Bảng 3.10. Hàm lượng protein trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi

74


vi
16

Bảng 3.11. Hàm lượng Lipit trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi


75

17

Bảng 3.12. Tương quan giữa mật độ quang và nồng độ gluxit

76

18

Bảng 3.13. Hàm lượng gluxit trong thịt ếch từ hai mô hình

77

19

Bảng 3.14. Số lượng hồng cầu (T/L) trong máu ếch

79

20

Bảng 3.15. Số lượng bạch cầu (G/L) trong máu ếch

80

21

Bảng 3.16. Hàm lượng Hb (g/L) trong thịt ếch


81

22

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế từ hai mô hình nuôi ếch

83

DANH MỤC HÌNH


vii

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


Tên hình
Hình 1.1. Hình thái bên ngoài của ếch đồng Việt Nam
Hình 1.2. Chu trình sinh học của ếch
Hình 1.3. Phân biệt giữa ếch đực và ếch cái
Hình 2.1. Máy đo nhiệt độ, pH
Hình 2.2. Thiết bị đo độ ẩm
Hình 2.3. Máy quang phổ
Hình 2.4. Phá hủy tủy sống ếch
Hình 2.5. Máy đo huyết học 18 thông số
Hình 3.1. Sự biến động nhiệt độ trong ao đất
Hình 3.2. Sự biến động nhiệt độ trong bể xi măng
Hình 3.3. Sự biến động pH trong ao đất
Hình 3.4. Sự biến động pH trong bể xi măng
Hình 3.5. Sự biến động độ ẩm trong ao đất
Hình 3.6. Sự biến động độ ẩm trong bể xi măng
Hình 3.7. Sự biến động NH3 trong các mô hình nuôi
Hình 3.8. Sự biến động H2S trong các mô hình nuôi

Trang
8
12
14
39
40
41
50
51
59
59

60
61
62
63
64
65

Hình 3.9. Sự biến động DO(mg/L) trong các mô hình bể xi măng
17
18
19

66
Hình 3.10. Sự biến động DO(mg/L) trong các mô hình ao đất
Hình 3.11. Tỉ lệ sống của ếch khi nuôi trong các mô hình nuôi

67
69


viii

20
21
22
23
24
25
26
27

28

Hình 3.12. Sự tăng trong lượng của ếch
Hình 3.13. Đường chuẩn hàm lượng protein
Hình 3.14. Hàm lượng protein trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi
Hình 3.15. Hàm lượng lipit trong thịt ếch thu từ hai mô hình nuôi
Hình 3.16. Đường chuẩn hàm lượng Glucose
Hình 3.17. Hàm lượng gluxit trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi
Hình 3.18. Số lượng hồng cầu trong máu ếch từ hai mô hình nuôi
Hình 3.19. Số lượng bạch cầu trong máu ếch từ hai mô hình nuôi
Hình 3.20. Hàm lượng Hb trong máu ếch từ hai mô hình nuôi

71
73
74
75
77
78
79
80
81


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thập niên gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
không ngừng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Ngành thủy sản đã đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho
đất nước và cung cấp khối lượng sản phẩm tôm cá, giáp xác, nhuyễn thể...Để

đạt được điều đó thì ngành nuôi trồng thủy hải sản không chỉ dừng lại việc tạo
ra những giống mới mà phải luôn nghiên cứu các quy trình, phương pháp nuôi
khác nhau để cho hiệu quả kinh tế cao.
Thủy hải sản như ếch, ba ba, cá sấu,.. đang được rất nhiều người quan
tâm. Trong đó ếch được nuôi nhiều ở một số nước trên thế giới như: Đài
Loan, Mỹ, Thái Lan...và Việt Nam. Thêm vào đó, ếch là sản phẩm thủy sản
rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Thịt ếch được ví như
“Thịt gà đồng” và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất bổ dưỡng, da
ếch còn được làm nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao.
Tuy nhiên từ trước đến nay, sản lượng ếch chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn
vào tự nhiên. Mặc dù ở nước ta đã có nhiều mô hình nuôi ếch với phương
pháp thủ công dân gian nhưng không phổ biến do tỷ lệ sống thấp, tốn nhiều
thời gian, không mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc khai thác ếch
ngoài tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho côn
trùng phá hoại mùa màng phát triển và ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
Trong vài năm gần đây, một số địa phương trong nước đã nuôi ếch với
quy mô công nghiệp, cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc nuôi ếch thương
phẩm còn khá mới mẻ đối với người dân của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Nghề nuôi ếch ở huyện Nghi Xuân xuất hiện chưa lâu, bước đầu cũng cho lại
hiệu quả kinh tế. Nhưng, người dân hiện nay vẫn đang còn nuôi ếch theo
nhiều cách khác nhau, chưa xác định được phương pháp nuôi ếch nào phù
hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Do đó việc tìm ra mô hình nuôi ếch


2
thích hợp và có hiệu quả kinh tế với điều kiện tự nhiên của huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí,

sinh hóa của ếch nuôi ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên sự sinh
trưởng và phát triển của ếch đồng nuôi trong hai mô hình ao đất và bể xi
măng như: nhiệt độ, độ ẩm, pH, hàm lượng DO, NH3, H2S.
2.2. Đánh giá sự tăng trọng của ếch đồng nuôi ở hai lô thí nghiệm khác
nhau: ao đất và bể xi măng theo thời gian.
2.3. So sánh tỉ lệ sống của ếch đồng nuôi ở hai lô thí nghiệm khác nhau:
ao đất và bể xi măng theo thời gian.
2.4. So sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thịt ếch nuôi từ
hai lô thí nghiệm như: Lipit, Protein và Gluxit.
2.5. Nghiên cứu các chỉ số sinh lý máu của ếch: Số lượng Hồng cầu,
Bạch cầu và hàm lượng Hemoglobin.
2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hai mô hình nuôi ếch: bể xi măng và
ao đất.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, hàm lượng DO,
NH3, H2S ở các ao nuôi.
3.2. Đặc điểm sinh học của ếch.
3.3. Thành phần dinh dưỡng của ếch.
3.4. Các chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hóa của ếch trong các điều kiện
môi trường khác nhau.
3.4.1.Tỷ lệ sống và sự tăng trọng của ếch trong các môi trường nuôi
khác nhau.


3
3.4.2. Các chỉ tiêu Hồng cầu, Hemoglobin, Bạch cầu của máu ếch trong
các môi trường nuôi khác nhau.
3.4.3. Các chỉ tiêu sinh hóa của thịt ếch (Protein, Lipit, Gluxit) trong

các môi trường nuôi khác nhau.
3.5. Hiệu quả kinh tế và dinh dưỡng theo các mô hình nghiên cứu.


4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua, ếch (đặc biệt là ếch đồng) được xem là một
trong những loài thủy sản nội địa có giá trị kinh tế cao ở đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, việc khai thác loài ếch bản địa
đã làm nguồn lợi ếch ngày càng một cạn kiệt, nên việc nghiên cứu đầu tư quy
trình sản xuất từ sinh sản nhân tạo đến nuôi ếch thương phẩm để thay thế
nguồn ếch bản địa ngoài tự nhiên là hết sức cần thiết.
Câu hỏi được đặt ra là: loài ếch nào là phù hợp để tham gia vào quy
trình sản xuất nói trên? Trước đây, Việt Nam đã du nhập nhiều loài ếch khác
nhau từ nhiều nguồn khác nhau (như Cuba, Mexico, Brazil,…) nhưng khả
năng thích nghi của các loài này kém nên không phát triển rộng rãi ở Việt
Nam, vì thế mà loài ếch đồng Việt Nam vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh mẽ.
Nhưng cho đến 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã du nhập một loài ếch mới từ
Thái Lan. Theo ý kiến của ông Lê Thanh Hùng và Ban Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang cho biết, loài ếch Thái Lan này
là loài thích hợp để đưa vào quy trình sản xuất hàng loạt ở An Giang nói riêng
và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bởi đặc điểm sinh trưởng của ếch
Thái Lan là rất phù hợp với điều kiện môi trường ở đây, đặc biệt là điều kiện
nuôi giữ và ăn mồi tĩnh như thức ăn viên hay thức ăn tự chế. Từ những nhu
cầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ ếch thương phẩm và sự thích nghi

tốt của loài ếch Thái Lan này, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã tiếp
nhận chuyển giao quy trình sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan từ Trường đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn vị tiếp nhận là Trung tâm Nghiên
cứu sản xuất giống thủy sản An Giang. Cho đến nay, trung tâm đã triển khai
được 5 đợt bố trí thí nghiệm sinh sản nhân tạo và sản xuất giống ếch Thái Lan


5
thành công và ổn định quy trình với 147 cặp ếch bố mẹ tham gia sinh sản và
kết quả đạt được như sau: tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống
trung bình qua các đợt bố trí lần lượt là 90, 80, 75, 70%. Qua kết quả đạt được
cho thấy, chỉ có tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ sống là đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo
hợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và sản xuất giống Thái
Lan.
Hiện nay, Trung tâm Sản xuất giống vẫn tiếp tục đầu tư nhập thêm 300
cặp ếch bố mẹ từ Thái Lan để tiếp cho sinh sản nhân tạo nhằm mục đích vừa
cung ứng con giống cho một hộ nông dân lành nghề và vừa chọn lựa một thế
hệ bố mẹ mới trong tương lai để gia tăng nguồn ếch bố mẹ chuẩn bị cho vụ
sinh sản ở năm sau mà không cần phải nhập ếch bố mẹ từ Thái Lan. Trước
những kết quả đáng khích lệ như đã nói ở trên là nguồn động lực để Sở Khoa
học và Công nghệ kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản
tiếp tục tiến hành thực hiện các mô hình khảo nghiệm nuôi thương phẩm ếch
Thái Lan trong tương lai ở một số điểm trình diễn trong địa bàn tỉnh An
Giang, với 3 mô hình nuôi như nuôi ếch trong ao đất, trong bể xi măng và
trong giai hay đăng quầng, nhằm chọn ra mô hình nuôi thâm canh ếch thương
phẩm hiệu quả nhất, để từ đó có thể nhân rộng sản xuất đại trà ở các hộ nông
dân, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập mới từ giống ếch Thái Lan còn
mới mẻ này [18].
Năm 2005 là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
nuôi ếch Thái Lan ở nhiều tỉnh, thành. Nếu năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí

Minh chỉ lác đác một số ít hộ nuôi loại ếch này mang tính thử nghiệm, thì đến
cuối năm 2005 qua thống kê sơ bộ đã có đến khoảng 300 hộ nuôi ếch Thái
Lan với các quy mô khác nhau. Đây là tốc độ phát triển rất nhanh đối với loại
vật nuôi còn rất mới.
Hiện nay một số lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do bị
săn bắt làm thực phẩm, hoặc do sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và gây ô nhiễm


6
môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và được tổ chức gây nuôi những
loài có ý nghĩa kinh tế như ếch đồng…
Ở Việt Nam, thịt ếch đồng, ếch nhẽo, ếch ang, ếch gai được coi là thực
phẩm ưa chuộng. Thành phần dinh dưỡng của thịt ếch, cóc có giá trị rất lớn
khi so sánh với thịt gia súc, gia cầm và được thể hiện ở bảng 1.1. như sau:
Bảng 1.1. So sánh giá trị dinh dưỡng của thịt cóc, ếch với các loại thịt khác
Loại thịt
Thịt cóc
Thịt ếch
Thịt lợn nạc
Thịt gà
Thịt bò

Protein (g%)
53.16
62.80
72.60
78.40
85.00

Sắt (mg%)

65.0
13.5
5.8
8.7
12.2

Kẽm (mg%)
9.75
8.0
2.2
3.56
13.5

Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g thịt ếch có 75g nước,
20g protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt,
0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12, 2,1mg vitamin PP...cung cấp cho
cơ thể khoảng 92kcal [17].
Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) ếch còn có tên gọi là điền kê (gà
đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, không độc [1]. Nó có công
dụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa, trị phù thủng...
Trung dược học bản thảo viết: "Thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, trị
chứng sung độc do nhiệt kết tụ bằng cách bồi đắp, và để bồi dưỡng sau sinh
nở, sau ốm người bệnh chóng hồi phục".
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong hai thập niên cuối của thế kỉ 20 trên phạm vi toàn thế giới nuôi
trồng thủy sản có mức tăng sản lượng cao nhất trong tất cả các lĩnh vực sản
xuất lương thực, thực phẩm. Kể từ năm 1984 đến nay tỉ lệ tăng trưởng của
ngành nuôi trồng thủy sản trung bình đạt 11% con số này của ngành chăn
nuôi gia súc, gia cầm chỉ là 3,1% và tăng trưởng của khai thác thủy sản chỉ
tăng 0,8%. Trong thập kỉ 70, 80 của thế kỉ 20 sản lượng nuôi trồng thủy sản

chỉ chiếm tỉ lệ 10% tổng sản lượng thủy sản thì đến những năm cuối thế kỉ 20


7
sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt 30%. Hiện nay trên thế giới có
hàng trăm đối tượng thủy sản được thuần hóa và sử dụng nuôi trồng thủy sản
ở cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn. Trong nhóm đối tượng nuôi nước ngọt, ếch
là giống dễ nuôi, mau lớn, thức ăn cho ếch công nghiệp cũng dễ kiếm nên nó
là đối tượng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như: Ấn Độ, Nhật Bản,
Đài Loan, Thái Lan...

1.2. Tổng quan về ếch đồng
1.2.1. Phân loại khoa học
- Tên Tiếng Anh: East Asian Bullfrog
- Tên Tiếng Việt: Ếch đồng
- Tên khác:Chinese Edible Frog, Taiwanese Frog
- Ngành: Chordata
- Lớp: Amphibia
- Bộ: Anura
- Họ: Ranidae
- Giống: Hoplobatrachus
- Loài: Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)
1.2.2. Đặc điểm hình thái
1.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của ếch đồng
Ếch đồng có tên khoa học là Rana rugulosa Weigmann và nhiều tên
phân loại khác, người Kinh gọi là “ ếch ruộng”, người Mường gọi là “ếch
cum”, người Thái gọi là “tu kộp”, người Tày gọi là “ti cốp”. Ếch đồng là loại
ếch có kích cỡ trung bình, chiều dài cơ thể khoảng 8-13 cm, trọng lượng trung
bình khoảng 150 – 300 g.
Ếch đồng có thân ngắn và rộng, cổ không rõ ràng, nhìn chung cơ thể

ếch có thể chia làm 3 phần sau: Đầu, thân (cuối thân có lỗ huyệt) và tứ chi
gồm hai chi trước và hai chi sau. Trên mặt lưng có những nếp da đứt đoạn
chạy dọc. Lưng màu nâu đất đến xám nhạt pha những vệt xám đen. Da bụng
trắng hai bên sườn đôi khi có màu vàng [13].


8

Hình 1.1. Hình thái ngoài của ếch đồng Việt Nam
Đầu tương đối hẹp và rộng. Miệng là một khe rộng đến mang tai nên
ếch đớp và giữ mồi được dễ dàng. Trước đầu mõm ở mặt lưng có một đôi lỗ
mũi ngoài. Mắt lớn và lồi ra có ba mí: mí trên phát triển, mí dưới không cử
động, mí thứ ba là một màng nhày ở góc mắt rất linh hoạt có thể phủ kín cả
mắt. Sau mắt là màng nhĩ tròn. Ở cá thể đực, thềm miệng có hai túi âm, túi âm
thanh được cấu tạo bằng một màng mỏng có màu đen. Khi ếch kêu, hai túi âm
thanh phồng lên, có tác dụng như một bộ phận cộng hưởng làm tăng cường độ
âm thanh, xương lá mía có hai hàng xiên rất lớn, viền trước của nó ngang
bằng với viền trước của lỗ mũi hầu.
Hàm dưới có hai chỗ nhô lên giống như răng hàm rất phát triển ở trước
mõm vừa khít với các lỗ ở hàm trên. Chiều rộng của đầu tại góc miệng ngang
bằng với khoảng cách giữa chóp mõm và vị trí hai chân trước, mõm ngắn và
tròn. Lỗ mũi nằm giữa mắt và chóp mõm. Ổ mắt hẹp hơn mí mắt trên, màng
nhĩ dễ nhận thấy bằng ¾ đường kính của mắt [13].
Thân ếch phủ da trần, thường xuyên ẩm ướt. Da ếch không dính liền
với lớp cơ bên dưới, dùng kẹp có thể nhấc da qua lại, tách hẳn với lớp cơ bên
dưới. Da chỉ gắn với lớp cơ bên dưới theo một vài đường, nên tạo thành
những xoang chứa đầy bạch huyết góp phần làm da ếch luôn ẩm ướt thích


9

ứng với sự vận chuyển và hô hấp. Da trên lưng có rất nhiều gờ nhỏ dài ngắn
khác nhau dễ nhận thấy với nhiều nốt sần nhỏ, không có nếp gấp ngang và
nếp gấp bên hông. Trên lưng màu nâu với nhiều đốm đen hơi tròn, không có
cơ quan đường bên. Mặt dưới hơi trắng với những vân màu nâu ở cổ và ngực,
bắp đùi có nhiều vân màu nâu. Cuối thân có một lỗ: lỗ huyệt (nơi bài tiết
phân, nước tiểu và sản phẩm sinh dục).
Chi trước có bốn ngón, chi sau có năm ngón, gốc ngón 1 (ngón hướng
vào cơ thể ếch) có một mấu lồi có tên gọi là chai sinh dục, chai sinh dục phát
triển to trong mùa sinh dục có vai trò như cái mấu, khi đực ôm cái, 2 cái mấu
đó mắc vào nhau làm cho động tác ôm cái được chặt hơn, làm 2 tay không bị
tuột. Ngón tay hình búp măng, không mở ra ở đầu, ngón thứ hai ngắn hơn
ngón thứ nhất và bằng ngón thứ tư. Các chi sau được nối với nhau bởi một
màng bơi phát triển, nhờ đó ếch đồng bơi lội giỏi trong nước. Chi trước và chi
sau ếch đồng không đủ sức đào hang.
1.2.2.2. Cơ quan hô hấp
Ếch vừa sống được dưới nước vừa sống được trên cạn. Phổi ếch là cơ
quan hô hấp khi ếch ở trên cạn, còn da giúp cho ếch hô hấp trong nước hoặc
môi trường ẩm ướt. Da ếch có nhiều tuyến nhầy nên da luôn ẩm ướt, tuyến
này có khả năng hoà tan được O2 trong môi trường nước cũng như môi trường
cạn.
Trong lớp biểu bì của da có nhiều mao mạch giúp cho sự hô hấp bằng
da được thuận lợi. Dưới da ếch có nhiều túi bạch huyết là nơi cung cấp nước
cho da, làm da luôn ẩm ướt. Da ếch đóng vai trò quan trọng trong hô hấp, nó
có khả năng vận chuyển 51% O2 và 86% CO2.
1.2.2.3. Hệ bài tiết
Ếch có nhu cầu nước rất lớn, do đó sự hấp thụ và bài tiết rất nhanh.
Thận bài tiết nước tiểu qua ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi vào bóng đái.
Bóng đái là một túi lớn, mỏng đổ thẳng vào xoang huyệt. Lượng nước tiểu bài



10
tiết trong 24 giờ có khi bằng ½ trọng lượng cơ thể. Khi gặp nguy hiểm ếch có
khả năng phóng nước tiểu ra ngoài để cơ thể nhẹ hơn, di chuyển nhanh lẹ.
1.2.2.4. Hệ tiêu hoá và tính ăn
- Hệ tiêu hoá
+ Ếch đồng có khe miệng rộng dẫn đến khoang miệng lớn giúp con vật
có thể đớp được con mồi to. Răng ếch như hình nón có đỉnh hướng về phía
sau và gắn vào xương hàm trên, hàm dưới và xương lá mía ở vòm miệng,
chúng giúp giữ con mồi không tuột ra khỏi miệng.
+ Lưỡi ếch có phần trước dính vào thềm miệng và phần sau tự do
hướng lưỡi vào phía trong họng. Do đó lưỡi ếch có thể lật ra ngoài để bắt mồi.
Mặt trên của lưỡi có chất dính do lưỡi tiết ra.
+ Dạ dày ếch có thành cơ dày. Ruột ngắn song có các tuyến tiêu hoá
phát triển. Ở gan ếch có chất dự trữ đặc biệt glucogen và mỡ được tích nhiều
vào mùa hè, là nguồn năng lượng dự trữ cho ếch trong mùa trú đông. Phân
được đổ vào xoang miệng rồi mới đổ ra ngoài qua hố nguyệt nằm ở cuối lưng.
- Tính ăn
+ Nòng nọc mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng. Sau ba ngày tuổi nòng
nọc bắt đầu ăn được thức ăn bên ngoài gồm động vật phù du như: Daphnia.
Sp, moina, trùn chỉ và một số thuỷ sinh động vật khác. Khi nòng nọc biến thái
thành ếch con chúng có thể ăn mồi là động vật sống: giun, tép, ốc, tôm, cua,
cá nhỏ…Trong ương nuôi nếu thiếu thức ăn thì nòng nọc và ếch con có thể ăn
lẫn nhau dẫn đến tỷ lệ sống thấp.
+ Ếch trưởng thành là động vật ăn tạp thiên về động vật. Ếch bắt mồi
thụ động, thường ngồi một chỗ quan sát con mồi di chuyển, khi con mồi ở gần
ếch phóng lưỡi ra rất nhanh để lưỡi cuộn lấy con mồi rồi nuốt chửng. Do
miệng rộng nên ếch có thể ăn được những con mồi khá to như cua, cá…
1.2.2.5. Hệ sinh dục
Sự thụ tinh của ếch là thụ tinh ngoài do đó ếch đực không có cơ quan
giao cấu. Ếch đực có một đôi tinh hoàn nhỏ hình bầu dục, ếch cái có hai



11
buồng trứng. Tinh dịch được đổ vào ống dẫn niệu rồi vào xoang huyệt. Trứng
rơi vào ống dẫn trứng rồi rơi xuống xoang huyệt. Bám trên tinh hoàn và
buồng trứng là thể mỡ màu vàng, cần thiết cho sự phát triển của tinh hoàn và
trứng.
1.2.3. Đặc điểm phân bố
Nhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi
ếch hết sức phong phú như: ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun,
ếch bám đá, ếch leo cây, trong đó ếch đồng là có giá trị hơn cả [15].
Ếch đồng sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng,
những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Ếch là loại động vật máu lạnh,
sống ở 2 môi trường trên cạn và dưới nước.
Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi, ếch còn thở bằng
da. Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, ôxy trong không khí hoà tan vào chất
nhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch, còn CO 2 được thải ra
theo con đường ngược lại, nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết. Ếch có
thể sống tới 15 - 16 năm, ếch kém chịu rét và nóng, lại không biết đào hang
hầm để trú đông. Ếch thích những vùng nước có nhiều thức ăn thiên nhiên:
Ruồi, muỗi, giun, ốc, trai, hến, các loại ấu trùng côn trùng.
Mắt ếch lồi to, có mí mắt. Tuy ngồi giương mắt ếch nhưng thực tế lại
kém tinh, ếch chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh da
trời) và phản ứng bắt mồi rất nhạy bén. Còn những vật tĩnh, ếch lại phát hiện
kém.
Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống,
cũng là cách nguỵ trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi, ếch không ưa đất
nước chua mặn, sợ rắn, chuột, sợ kim loại nặng, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào và
các chất độc khác.
1.2.4. Dinh dưỡng



12
Ngoài thức ăn tự nhiên nói trên, ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô,
bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch. Khi còn nhỏ, chúng rất thích ăn
cám gạo (có can xi giúp cho nòng nọc phát triển bộ xương), ốc, cua, cá giã
nhỏ và các ấu trùng, côn trùng. Ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song
thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở, ếch thường
ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần,
ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốn
ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con mồi.
Nó có thể nuốt được một con cua khá to. Người ta quan sát thấy nó
dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ, rúm cả chân, càng lại, nộp
mình cho nó nuốt dễ dàng. Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tục ngồi rình con mồi
khác.
1.2.5. Sinh trưởng
Trứng ếch khi thụ tinh sẽ nở sau 18-38 giờ. Sau ba tuần thì nòng nọc có
thể biến thái thành ếch con, sau một tháng thì thành ếch giống với trọng lượng
từ 1,5-2,5 g. Ếch thương phẩm sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt từ 200-400g.
Chu trình sinh học của ếch được thể hiện rõ qua hình 1.2.

Hình 1.2. Chu trình sinh học của ếch
1.2.6. Sinh Sản


13
Thời vụ sinh sản của ếch thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âm
lịch, ếch đẻ hai đến ba lứa trong năm. Chúng thường đẻ ở các thuỷ vực nước
cạn, sau những cơn mưa rào, khi nhiệt độ nước thấp hơn bình thường (2535oC).
Sự sinh sản thường xảy ra vào những cơn mưa đầu mùa, con đực sẽ

dùng tiếng kêu để thu hút con cái. Khi ếch bắt cặp thì con đực sẽ leo lên lưng
con cái và bám chặt nhờ chai sinh dục. Sự thụ tinh là thụ tinh ngoài, con đực
phóng tinh trùng vào trứng con cái vừa đẻ ra. Sau khi thụ tinh trứng rơi xuống
và trương to dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước. Trứng có
dạng hình tròn gồm hai phần đen và trắng rõ rệt, phần nửa hình cầu màu đen
gọi là cực động vật, phần nửa hình cầu màu trắng gọi là cực thực vật [13].
Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra các
đồng lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu vang dậy không gian, đó là những
tiếng kêu tỏ tình của chúng trong đêm hội giao hoan mừng vũ cốc. To mồm
và lắm lời nhất là lũ ếch đực, còn ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạc.
Phân biệt ếch đực, cái (bảng 1.2): ếch đực có túi âm thanh dưới cằm
thông với xoang miệng, túi âm thanh nằm dưới hai cằm, là một nếp nhăn có
màu vàng đen. Ngoài ra ở ngón chân thứ nhất chi trước của ếch đực có một
mấu lồi ra hơi nhám gọi là “chai sinh dục”, nó giúp con đực bấu chặt con cái
khi giao cấu. Con cái có bụng tròn to, da hai bên bụng hơi nhám hơn con đực
trong mùa sinh sản.
Bảng 1.2. Đặc điểm phân biệt ếch đực và ếch cái
Ếch đực

Ếch cái

Màng nhỉ lớn hơn mắt

Màng nhỉ nhỏ hơn mắt

Dưới cằm có hai túi phát âm

Không có túi phát âm

Có chai sinh dục ở góc ngón chi trước Không có chai sinh dục

Cơ thể nhỏ hơn

Cơ thể lớn hơn


14
Ếch đực kêu to vang vọng là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoang
miệng như hai chiếc loa thùng khuếch đại âm thanh. Những tiếng kêu là sự
đấu khẩu giữa các con đực để giành giật con cái, khiến con cái không thể chịu
được nữa sẽ hướng theo tiếng gọi mà tìm đến kết đôi. Những con đực yếu thế
đành bỏ cuộc, đi tìm đối tượng khác.
Bàn tay (chi trước) của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứ
nhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục.
Chai tay này có sức truyền cảm giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi
(hình 1.3).

Hình 1.3. Phân biệt giữa ếch đực và ếch cái
Nó luồn hai tay vào nách con cái, ôm ghì chặt rồi dùng bàn tay chai
tình tứ sờ vào ngực ếch cái. Con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp
thời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho trứng. Ðó là sự thụ tinh ngoài (giống
như họ hàng nhà cá). Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương
to lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước. Trứng ếch hình
tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu
màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía
dưới. Trứng tiếp tục phát triển thành bào thai, sau 7-10 ngày trứng nở thành
nòng nọc (thở bằng mang như cá). Nòng nọc phát triển 30-40 ngày sau, 2


×