Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Kinh tế ven biển hà tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________

LÊ THỊ HOÀI

KINH TẾ VEN BIỂN HÀ TĨNH
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

NGHỆ AN - 2015


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________

LÊ THỊ HOÀI

KINH TẾ VEN BIỂN HÀ TĨNH
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM


Mã số: 602.203.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Cán bộ hướng khoa học:
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG VĂN

NGHỆ AN - 2015


4

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và những người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Trọng
Văn, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi về vật chất cũng như tinh thần để tôi có
điều kiện học tập, nghiên cứu tốt.
Do nguồn tài liệu, thời gian hạn chế và bản thân mới bước đầu nghiên
cứu một đề tài khoa học mới, chắc chắn khóa luận này khó tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của hội đồng khoa học và các bạn!
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Hoài

MỤC LỤC



5

Trang
3.3.1. Thiên tai và sự cố môi trường biển, biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.........................................................................................................93
3.3.2. Suy giảm chất lượng môi trường...................................................95
3.3.3. Suy giảm tài nguyên sinh học........................................................96
3.3.4. Xung đột giữa các ngành, lĩnh vực................................................98
3.3.4.1. Quản lý theo ngành dọc..........................................................98
3.3.4.2. Đô thị hóa các địa phương ven biển.......................................99


6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
3.3.1. Thiên tai và sự cố môi trường biển, biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.........................................................................................................93
3.3.2. Suy giảm chất lượng môi trường...................................................95
3.3.3. Suy giảm tài nguyên sinh học........................................................96
3.3.4. Xung đột giữa các ngành, lĩnh vực................................................98
3.3.4.1. Quản lý theo ngành dọc..........................................................98
3.3.4.2. Đô thị hóa các địa phương ven biển.......................................99


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, biển đã có vai trò quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta, đối với công cuộc dựng
nước và giữ nước của nhân dân ta. Do đó, khi đất nước hoàn toàn được giải
phóng, biển và tài nguyên biển luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà
nước ta.
Ngày nay, mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới là sự đổi mới mang tính bước ngoặt trong tư duy kinh tế của Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam kể từ Đại hội VI trên cơ sở đường lối đổi mới nói
chung. Trong sự hội nhập đó, kinh tế biển được xác định là một lĩnh vực đóng
vai trò là “động lực thời đại” và trở thành chiến lược phát triển kinh tế của
nước ta.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của biển và đại dương, nên khai thác lợi thế biển
trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia
biển. Việt Nam là một quốc gia có biển với rất nhiều tiềm năng, với xu hướng
lấy kinh tế biển và vùng ven biển làm nền tảng và động lực thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, với “Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020”, Việt Nam mong muốn các tỉnh ven biển trở thành “khu vực” phát
triển tiên phong và vượt trội hơn hẳn so với sự phát triển của cả nước.
Hà Tĩnh là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ cũng trong xu thế
chung của cả nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh đã tác động đến
tất cả các địa bàn trong tỉnh, từ miền núi, trung du, đồng bằng đến ven biển,
trong đó diễn ra tập trung và trọng điểm là vùng ven biển. Vùng ven biển của
Hà Tĩnh được xem là vùng có tiềm năng lợi thế, đồng thời cũng là vùng nằm
trong chiến lược kinh tế mang tính thời đại của đất nước.


2

Hà Tĩnh có đường bờ biển dài hơn 137 km thuộc địa bàn 5 huyện là

Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh với diện tích thềm lục
địa khoảng 18.400 km2. Hà Tĩnh có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn nhất
cả nước, có Khu kinh tế Vũng Áng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh
vực cùng với các khu kinh tế khác của khu vực miền Trung, tạo thành chuỗi
các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành
những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp luyện kim - dịch vụ cảng
biển - du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ; Là đầu mối giao lưu quốc tế quan
trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Bắc Trung Bộ và trở thành cầu
nối với thị trường Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Với những tiềm năng, lợi thế như vậy, Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế ven biển, nhất là trong bối cảnh nước ta đang ngày càng
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Trước thời kỳ đổi mới, kinh tế ven biển Hà Tĩnh chưa được quan tâm
đúng mức nên không phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Kéo theo đó
đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh cũng gặp nhiều
khó khăn và không bắt kịp với xu hướng mới của đất nước.
Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế ven biển Hà Tĩnh đã có những khởi
sắc, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nhà. Đặc
biệt, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Ủy ban nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển
đến năm 2020, với mục tiêu "phấn đấu đưa Hà Tĩnh trở thành một tỉnh mạnh
về biển, trở thành một trong những trung tâm kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ;
kinh tế biển trở thành động lực thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng, anh ninh; gắn với bảo


3

vệ và phát triển môi trường biển,.. kinh tế biển sẽ đóng góp trên 55% GDP

của tỉnh".
Ngày 27 tháng 11 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050. Trong đó có quan điểm phát triển: "Tập trung nguồn lực
để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, phát triển
mạnh kinh tế biển và ven biển, tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất
lượng tăng trưởng gắn với thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; từng
bước xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn
của đất nước".
Do đó, trong những năm qua, hoạt động kinh tế - xã hội vùng ven biển
Hà Tĩnh diễn ra khá sôi động, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản; kinh tế hàng
hải và giao thông biển; du lịch; khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong đó
Khu kinh tế Vũng Áng đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là 1 trong 5
Khu kinh tế ven biển của cả nước để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015.
Có thể nói, quá trình đổi mới đã tác động trực tiếp lên khu vực ven biển
Hà Tĩnh và làm biến đổi cục diện khu vực này so với truyền thống trên nhiều
phương diện: kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần, an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, dù được đánh giá là tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn về phát
triển kinh tế biển, nhưng Hà Tĩnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng,
ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Những
biến đổi tiêu cực của đời sống dân cư do mặt trái của lối sống công nghiệp đô
thị, của nền kinh tế thị trường mang lại cũng như vấn đề an ninh trên biển đòi
hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng.


4


Mong muốn làm rõ sự phát triển các ngành kinh tế ven biển Hà Tĩnh
cũng như tác động của nó đối với kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Hà
Tĩnh, đánh giá đúng thực trạng về sự phát triển kinh tế ven biển trong thời kỳ
đổi mới, chúng tôi chọn đề tài: “Kinh tế ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi
mới từ năm 1986 đến năm 2014”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Kinh tế ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến
năm 2014” là đề tài hoàn toàn mới mẻ. Do đó, cho đến thời điểm này vẫn
chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Vấn đề này mới
chỉ được điểm qua ở những bản tham luận, những báo cáo của Tỉnh ủy Hà
Tĩnh bàn về kinh tế Hà Tĩnh nói chung như: Tham luận của Sở Tài nguyên
và Môi trường Hà Tĩnh tại Hội thảo khoa học “Khai thác tiềm năng biển,
đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung” với tên gọi:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả
tiềm năng, lợi thế về biển Hà Tĩnh vì mục tiêu phát triển bền vững”; Báo
cáo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về: “Sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Dự thảo của
UBND tỉnh Hà Tỉnh về: “Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2020, định hướng đến 2030”…
Đồng thời, một số khía cạnh khác của vấn đề cũng được đề cập đến
trong các ấn phẩm như: “Hà Tĩnh trên đường phát triển” của Chu Viết Luận;
“Tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh sau 20 năm tái lập tỉnh (1991 - 2011) của
Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tập III (1975 2010) của Ban chấp hành Đảng bộ Hà Tĩnh…
Nhìn chung với những tư liệu đã tiếp cận được, trên cơ sở hệ thống các
kết quả nghiên cứu về kinh tế Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận
thấy các công trình còn chung chung, chưa thực sự đi sâu vào vấn đề mà đề


5


tài đề cập đến. Do đó, trên cơ sở kế thừa những kết quả của những người đi
trước, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, khách
quan về “kinh tế ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến
năm 2014”.
3. Đối tượng nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ lịch sử kinh tế, làm rõ tiềm năng, sự phát
triển các ngành kinh tế ven biển Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ làm rõ:
- Tình hình kinh tế ven biển Hà Tĩnh trước thời kỳ đổi mới
- Tình hình kinh tế ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm
1986 đến năm 2014
- Tác động của kinh tế ven biển Hà Tĩnh đối với kinh tế - xã hội
Hà Tĩnh
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sâu về kinh tế ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi
mới từ 1986 - 2014 với những vấn đề chủ yếu: đặc điểm dân cư ven biển,
tiềm năng kinh tế ven biển, các ngành kinh tế ven biển và tác động của kinh tế
ven biển.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Đây là đề tài lịch sử
kinh tế nên nội dung được thể hiện theo trình tự thời gian và không gian cụ
thể, sử dụng phương pháp loogic và lịch sử cũng như các phương pháp khác
như: phân tích, tổng hợp, so sánh…


6


5. Đóng góp của đề tài
Đề tài hệ thống hóa sự phát triển kinh tế ven biển Hà Tĩnh từ khi đổi
mới đến năm 2014 trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước.
Từ việc phân tích những tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế ven biển,
đề tài làm rõ những sự chuyển biến của kinh tế Hà Tĩnh qua các thời kỳ trước
và trong đổi mới.
Đề tài cũng phân tích, đánh giá một cách khách quan những tác động
của kinh tế ven biển Hà Tĩnh đối với kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Hà
Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những thực trạng và một số giải pháp về sự
phát triển kinh tế ven biển Hà Tĩnh ngày nay.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lụ,
phần nội dung của đề tài gồm có ba chương:
- Chương 1: Kinh tế ven biển Hà Tĩnh trước thời kỳ đổi mới
- Chương 2: Kinh tế ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ 1986 - 2014
- Chương 3: Vai trò của kinh tế ven biển đối với kinh tế - xã hội Hà
Tĩnh.


7

CHƯƠNG 1
KINH TẾ VEN BIỂN HÀ TĨNH TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Lịch sử nhân loại đã cho thấy nhiều nước phát triển trên thế giới đều là
những quốc gia có biển. Biển là một nguồn lực hết sức quan trọng cho sự phát
triển kinh tế của một quốc gia. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi nền
kinh tế của mỗi nước chịu tác động mạnh mẽ bởi quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế biển nói chung và kinh tế ven biển nói riêng
là một ngành được xác định là vai trò “động lực thời đại” trong bối cảnh loài

người đang tiến ra biển và đại dương. Phát triển kinh tế biển đã và đang được
coi là chiến lược của nhiều quốc gia có biển.
Hiện nay, trên thế giới, các nước chưa có sự thống nhất về khái niệm
kinh tế biển, bởi mỗi quốc gia biển có cách nhìn riêng phụ thuộc vào giá trị
đóng góp của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, chúng ta có thể
thấy rằng, khi nói tới kinh tế biển, tức là ta nói đến một khu vực hay một vùng
kinh tế dùng để phân biệt với vùng kinh tế đất liền.
Về mặt khái quát có thể hiểu kinh tế biển là tổng thể các hoạt động kinh
tế diễn ra trên biển, ven biển và hải đảo. Các hoạt động kinh tế diễn ra trên
biển bao gồm: Đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí ngoài khơi, vận tải biển và
dịch vụ cảng biển (gọi là kinh tế hàng hải), dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn,
du lịch biển....
Khác với kinh tế biển, kinh tế ven biển lại bao gồm toàn bộ các hoạt
động kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các
huyện ven biển hoặc cũng có thể là các tỉnh tiếp giáp biển - có địa giới tiếp
giáp biển), bao gồm cả các lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp; diêm nghiệp,
công nghiệp chế biến thủy, hải sản, công nghiệp khai thác chế biến dầu khí;


8

đóng tàu và sửa chữa tàu biển; cung cấp dịch vụ biển; thông tin liên lạc biển;
nghiên cứu khoa học và công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển...[20, tr.24].
Như vậy, kinh tế ven biển là một bộ phận của kinh tế biển. Muốn
phát triển kinh tế biển, mở mang các ngành nghề trên biển, trước hết phải
coi trọng việc xây dựng và phát triển vùng ven biển. Đây là bàn đạp, là căn
cứ rất quan trọng để chúng ta tiến ra biển, làm chủ biển, khai thác và sử
dụng tài nguyên biển.
Việt Nam là một quốc gia có biển, dù tài nguyên thiên nhiên biển có

thể to lớn hay hạn chế thì đó cũng là sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên đối với
nước ta. Là một bộ phận cấu thành nên lãnh thổ Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh có
những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế ven biển.
1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế ven biển ở Hà Tĩnh
1.1.1. Vị trí địa chính trị - kinh tế tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc miền Trung (khu IV cũ), được thành lập năm
1831, hợp nhất với Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1976 và chính thức
được tái lập vào ngày 1/9/1991.
Hà Tĩnh nằm ở tọa độ 17°54’ - 18°50’ và 105° - 108° độ kinh độ đông,
thuộc miền nhiệt đới của Bắc bán cầu, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và
ngoảnh mặt nhìn ra biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp
tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông
giáp biển Đông.
Hà Tĩnh có hai thị xã là Hà Tĩnh và Hồng Lĩnh và 8 thị trấn của 8
huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh,
Hương Sơn, Vinh khoảng 50km.


9

Vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh nằm trong phạm vi từ 17°53’50’’ ÷
18°45’40’’độ vĩ Bắc và 105°40’24’’ ÷ 106°30’20’’ độ kinh Đông bao gồm
thành phố Hà Tĩnh và 5 huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm X uyên,
Kỳ Anh với chiều dài 137km.
Vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với
cả tỉnh, mà còn với cả nước và các nước trong khu vực thông qua các giao
thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh,
đường biển; Quốc lộ 8 đi cửa khẩu Quốc tế Cấu Treo và Quốc lộ 12 nối cửa
khẩu Cha Lo Quảng Bình với cảng biển nước sâu Vũng Áng.
Với vị trí đó cho phép Hà Tĩnh phát triển mạnh các ngành kinh tế ven

biển, thu hút lao động và nâng cao mức sống dân cư.
Tuy nhiên, đứng trước những lợi ích to lớn của vùng biển Đông, một số
quốc gia nằm trong vùng biển này đã tự đưa ra tuyên bố về chủ quyền lãnh
hải, kiểm soát về hoạt động khai thác tài nguyên hải sản, dầu khí, vận tải biển
mà không được sự công nhận của luật pháp quốc tế và sự đồng thuận của các
quốc gia có quyền và lợi ích liên quan. Điều này khiến cho khu vực biển
Đông tiềm ẩn nhiều bất ổn, tranh chấp có khả năng dẫn đến xung đột. Gần
đây nhất là động thái của Trung Quốc khi ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái
phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của nước ta, gây ra những căng thẳng chưa từng có trong quan hệ giữa hai
nước Việt - Trung kể từ khi bình thường hóa quan hệ với nhau từ năm 1991.
Ngoài ra, các vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, ô nhiễm
môi trường, các hiện tượng cực đoan từ biến đổi khí hậu...cũng đang trở nên
nghiêm trọng hơn. Những diễn biến này đã và đanh ảnh hưởng đến an ninh
quốc phòng và tính bền vững trong hoạt động phát triển kinh tế biển nước ta
nói chung và kinh tế ven biển Hà Tĩnh nói riêng.


10

1.1.2. Đặc điểm địa hình và đất đai
1.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện
tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, có 4 dạng địa hình sau:
- Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo
thành một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ
1000m trở lên, trong đó vó một vài đỉnh cao trên 2000 m như Pulaleng (2.711
m), Rào Cỏ (2.335m).
- Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn
diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức

tạp.
- Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần
diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ
yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng
song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị
xâm thực.
- Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển có địa hình trung
bình trên dưới 3m, nị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi
phía Tây càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng
phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có
thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ. Khu vực sát biển có độ cao tự
nhiên từ +1,00 trở xuống, phần lớn đất đai chua và bị nhiễm mặn.
Các loại địa hình này đã tạo cho Hà Tĩnh nhiều cảnh quan du lịch có
giá trị.
1.1.2.2. Đất đai
Tổng diện tích đất 5 huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh là 237.140 ha, trong
đó diện tích đất nông nghiệp là 63.536 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 108.367


11

ha, diện tích đất chuyên dùng là 23.048 ha và diện tích đất ở là 4.649 ha. Các
nhóm đất vùng ven biển Hà Tĩnh bao gồm nhóm đất cát (38.204 ha, chiếm
6,3% diện tích tự nhiên); nhóm đất mặn (4.432 ha, chiếm 0,73% diện tích tự
nhiên); nhóm đất phèn mặn (17.919,3 ha, chiếm 2,95% diện tích tự nhiên);
nhóm đất phù sa (100.277,3 ha, chiếm 17,73% diện tích tự nhiên).
1.1.3. Khí hậu
Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và vùng ven biển nói riêng nằm trong khu vực
khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và mùa hè nóng với đặc trưng là
thời tiết khắc nghiệt và cực đoan trong suốt cả năm. Những hiện tượng thời

tiết bất lợi bao gồm mưa kéo dài, bão, lũ lụt, những đợt lạnh và gió Lào khô
nóng thổi từ phía Tây Nam. Hà Tĩnh dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tái diễn và
mối đe dọa lâu dài của biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23÷270C. Trong năm, khí hậu
được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí
hậu nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ cao nhất lên tới 38,5 ÷ 400C.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng
từ 170C đến 220C với nhiều ngày ở một số khu vực có nhiệt độ dưới 7 0C
(tháng 11, tháng 12). Số giờ nắng: 1.400 ÷ 1.600 giờ/năm.
Chế độ mưa: Hà Tĩnh có lượng mưa khá lớn, trung bình trên
2.000mm/năm, cá biệt năm 2010 lên đến 3.622,1mm/năm. Lượng mưa phân
bố không đồng đều trong năm: mùa Đông - Xuân chiếm 25% lượng mưa năm,
chủ yếu là mưa phùn kết hợp với gió mùa Đông Bắc; mưa lớn tập trung vào
mùa Hạ và Thu, chiếm 85% lượng mưa năm, đặc biệt cuối thu mưa rất to.
Mưa lớn thường gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét. Lũ thường bắt đầu vào tháng
Tám nhưng xảy ra nhiều nhất từ tháng Chín đến tháng Mười Một.


12
Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao (trung bình khoảng từ 84 ÷
87%), độ ẩm trung bình cao nhất khoảng 92 ÷ 96%, vào các tháng 1, 2, 3, độ
ẩm trung bình thấp nhất khoảng 55 ÷ 70% vào các tháng 6, 7, 8.
Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 800 mm. Lượng bốc hơi
lớn thường xảy ra vào tháng 7 với mức trung bình tháng đạt 180 ÷200 mm.
Tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất: 27 ÷ 34 mm.
Chế độ gió: Hà Tĩnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió
mùa và gió Lào nhưng hướng gió mang tính chất phân mùa không rõ rệt như
một số địa phương khác thuộc khu vực Bắc Trung Bộ hoặc Bắc Bộ. Tốc độ
gió trung bình đạt từ 1,7 ÷ 2,4m/s. Mùa Đông hướng gió chủ đạo là gió Tây
Bắc rồi đến gió Bắc và Đông Bắc, tần suất tổng cộng tới 50 ÷ 60%. Mùa hè

hướng gió chủ đạo là gió Nam, tần suất 40 ÷ 50%.
Bão: Hà Tĩnh thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới và áp
thấp nhiệt đới, từ Tây Bắc Thái Bình Dương và biển Đông. Tính trung bình,
cứ 10 năm Hà Tĩnh lại chịu ảnh hưởng của 9 cơn bão như vậy, kèm theo mưa
lớn và gió mạnh. Bão thường xảy vào tháng Tám, tháng Chín (54%), tháng
Bảy và tháng Mười (30%). Trong 5 thập kỷ qua, 47 cơn bão đã trực tiếp hoặc
gián tiếp tấn công Nghệ An, Quảng Bình và Hà Tĩnh; trong số này có 18 cơn
bão trực tiếp đổ bộ vào Hà Tĩnh.
Thủy triều: Vùng biển Hà Tĩnh đặc trưng bởi chế độ nhật triều không
đều. Hàng năm có gần nửa số ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng trong
ngày. Ở các vùng cửa sông thời gian triều cường thường chỉ 10 giờ nhưng
thời gian triều rút thường kéo dài khoảng 15÷16 giờ. Biên độ triều theo số
liệu trung bình ở trạm Thạch Đồng khoảng 19,86 cm (tháng 1) đến 30,93 cm
(tháng 7, tháng 8). Chiều cao sóng biển từ 0,25m đến 0,75m, chiếm 33,52%,
chiều cao sóng từ 0,75m đến 1,25m chiếm 12,78%, còn lại là sóng lặng.


13

Đặc điểm khí hậu nói trên một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh
phát triển các ngành kinh tế ven biển, mở rộng liên kết và giao lưu kinh tế với
ngoài tỉnh, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước. Mặt khác, nó cũng
đặt ra không ít thách thức đối với nhân dân Hà Tĩnh trong quá trình phát triển
các ngành kinh tế ven biển, đặc biệt là trước những biến đổi của khí hậu.
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ven biển và biển Hà Tĩnh
1.1.4.1. Tài nguyên nước
Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn nước mặt lớn. Lượng mưa hàng năm khá cao,
cùng với nguồn nước từ trên 30 con sông lớn, nhỏ trong tỉnh (tổng chiều dài
trên 400 km, quanh năm có nước) đã tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước
khoảng 11 - 13 tỷ m3/năm. Trung bình cứ một ha đất tự nhiên có 13.840 m 3

nước. Tuy nhiên trữ lượng lớn nhưng không phân bố đều giữa các tháng trong
năm, mùa mưa thì thừa nước, mùa khô thì thiếu nước.
Các con sông của tỉnh đều xuất phát từ Đông Trường Sơn chảy ra biển.
Tổng lưu vực của một số sông lớn vào khoảng 5.436 km 2. Trong đó, sông La
là do hai con sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố hợp thành với lưu vực rộng
3.221 km2. Sông Cửa Sót là hợp lưu của hai con sông chính sông Nghèn và
sông Rào Cái có lưu vực rộng 1.349 km 2. Sông Cửa Nhượng có lưu vực rộng
356 km2, gồm hai nhánh: sông Gia Hội và sông Rác. Sông Cửa Khẩu là hợp
lưu của sông Kênh, sông Trí, sông Quyền với lưu vực rộng 510 km 2. Trên
thượng nguồn sông Trí có thể xây dựng các công trình thủy lợi. Sông Ngàn
Trươi có lưu vực lớn, là nguồn sinh thủy tốt để xây dựng hồ chứa nước và nhà
máy thủy điện.
Nước dưới đất ở đồng bằng Hà Tĩnh gồm các huyện Can Lộc, Thạch
Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh và Kỳ Anh, diện tích khoảng 1.500 km 2.
Trong vùng có các tầng chứa nước lỗ hổng và nước khe nứt. Nước lỗ hổng
nằm trong trầm tích Đệ tứ Holocen và Pleistocen. Đây là nguồn cung cấp


14

nước quan trọng. Các tầng chứa nước bao gồm Tầng chứa nước Holocen,
phân bố rộng rãi, kéo dài ven biển các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên,
Kỳ Anh với chiều rộng từ 1- 2km đến 5 - 6km. Thành phần thạch học của
tầng chứa gồm chủ yếu là cát hạt nhỏ đến hạt thô; chiều dày từ 5m đến 25m,
trung bình 13m. Tầng chứa nước Pleistocen phân bố trong phạm vi các huyện
Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, song bị phủ hoàn toàn. Nước khe nứt trong
phạm vi các huyện ven biển, nước khe nứt nằm trong các thành tạo xâm nhập
rất nghèo nước, trữ lượng không đáng kể.
Vùng biển Hà Tĩnh đặc trưng bởi chế độ nhật triều không đều. Hàng
năm có gần nửa số ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng trong ngày. Ở

các vùng cửa sông thời gian triều cường thường chỉ 10 giờ nhưng thời gian
chiều lại thường kéo dài khoảng 15 ÷ 16 giờ. Biên độ triều theo số liệu
trung bình 10 năm (1994 ÷ 2004) ở trạm Thạch Đồng khoảng 19,86 cm
(tháng 1) đến 30,93 cm (tháng 7, tháng 8). Chiều cao sóng biển từ 0,25m
đến 0,75m, chiếm 33,52% chiều cao sóng từ 0,75m đến 1,25m chiếm
12,78% còn lại là sóng lặng.
1.1.4.2. Tài nguyên thực vật
1.1.4.2.1.Tài nguyên rừng ngập mặn
Hà Tĩnh có địa hình dốc, sông ngắn tạo nên khả năng bồi lắng kém,
sông ít uốn khúc do đó không tạo được các đầm phá, hồ móng ngựa để phát
triển rừng ngập mặn. Diện tích rừng ven biển năm 2010 khoảng 47.749 ha
đến năm 2012 khoảng 42.445 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ phân bố dọc theo
các xã ven biển. Rừng ngập mặn (RNM) gồm rừng tự nhiên ngập mặn và
rừng trồng cây ngập mặn, phèn tập trung tại các vùng như Cửa Hội (Nghi
Xuân), đê tả ngạn sông Nghèn (Can Lộc), Lộc Hà, Thạch Hà, các tuyến đê
huyện Kỳ Anh. tạo nên các hệ sinh thái cửa sông với hệ thực vật đặc trưng
như các loài Mắm, Sú, Đước, Vẹt, Bần chua, Ô rô gai và nguồn lợi động vật


15

như loài Giáp xác (tôm, cua…), Thân mềm như: Trai ốc, Sò, Ngao, Vẹm…,
nhiều loài cá đặc trưng cho vùng Bắc Trung bộ như họ cá Liệt
(Leiognathidae), họ cá Móm (Gerridae), họ cá Hồng (Lutjanidae), họ cá Răng
cưa (Terraponidae), họ cá Đối (Mugilidae),… Phần lớn các khu RNM ở Hà
Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt nên phát triển tương đối
chậm, tuy nhiên chức năng phòng hộ vẫn phát huy một cách hiệu quả.
1.1.4.2.2. Rạn san hô và thảm cỏ biển
Với hàm lượng muối dinh dưỡng Phốt phát từ 5 - 12 mg/m 3 và Silic từ
90 mg/m3, nhiệt độ quanh năm cao và lượng ô-xy hoà tan phong phú nên chu

trình chuyển hoá của muối dinh dưỡng hữu cơ sang vô cơ xảy ra trong thời
gian ngắn hơn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các rạn san hô và
thảm cỏ biển. Tổng diện tích rạn san hô của tỉnh khoảng 15 ha. Hiện nay, các
rạn san hô này đang bị khai thác không đúng mục đích chủ yếu dùng để nung
vôi, đồ trang trí với các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt như bằng
mìn gây ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật khác, đồng thời phá hủy và làm
mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật có ích sống trong rạn san hô.
Biển Hà Tĩnh xuất hiện các thảm cỏ biển có vai trò làm thức ăn cho
nhiều loài động vật không xương sống, cá biển và là nơi sinh sống, đẻ trứng,
trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển khác nhau như động vật đáy. Ngoài ra,
thảm cỏ biển cũng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các loài cá sống
trong các rạn san hô. Vì vậy, giữa các hệ sinh thái san hô và hệ sinh thái cỏ
biển ở vùng biển nhiệt đới có mối liên quan rất chặt chẽ. Diện tích thảm cỏ
biển trong hệ sinh thái biển Hà Tĩnh hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể. Sự
xuất hiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hiện tượng xói lở, xâm thực bờ
biển, đất đai bị nhiễm mặn, hoang mạc hóa, ô nhiễm nguồn nước đang ảnh
hưởng ngày càng sâu rộng đến đời sống, sự phát triển kinh tế của cộng đồng


16

dân cư, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển sinh vật biển nói chung và của
các rạn san hô và thảm cỏ biển nói riêng.
1.1.4.3. Tài nguyên hải sản
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km với 4 cửa sông và nhiều bãi triều. Các
vùng đất ngập nước, các bãi triều, các dải cát ven biển có thể phát triển nuôi
trồng thủy sản mặn, lợ với tổng diện tích khoảng 8.000 ha. Biển Hà Tĩnh có
267 loài cá thuộc 90 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm và
đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (193 loài tảo).
Tiềm năng hải sản rất lớn, trữ lượng cá ước tính 86.000 tấn, trữ lượng

cá đáy 45.000 tấn, cá nổi 41.000 tấn. Trong đó cho phép đánh bắt 54.000
tấn/năm. Trữ lượng tôm vùng lộng khoảng 500 - 600 tấn, trữ lượng mực vùng
lộng 3.000 - 3.500 tấn. Phương tiện khai thác hải sản chủ yếu, toàn tỉnh có
2.270 tàu thuyền các loại với 43.265 CV.
1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh có nhiều loại khoáng sản khác nhau. Mỏ
sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Việt Nam, phân bố trên địa phận 3 xã
Thạch Khê, Thạch Hải và Thạch Đỉnh thuộc huyện Thạch Hà. Trữ lượng
loại quặng tự nhiên 544 triệu tấn, trong đó khả năng khai thác 369,9 triệu
tấn. Hàm lượng kẽm trong quặng sắt ở Hà Tĩnh là 0.07%. Ngoài ra, tỉnh còn
có một số quặng sắt nhỏ hơn như các điểm khoáng sản sắt - mangan Phú
Lộc, Thượng Lộc (huyện Can Lộc), Núi Bạc xã Đức Lập (huyện Đức Thọ)
và các biểu hiện khoáng sản sắt - mangan Đồng Kèn (xã Thịnh Lộc, huyện
Lộc Hà), Vũng Chùa (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân), Hàm Sơn (xã Tân
Lộc, huyện Lộc Hà).
Tài nguyên khác trong tỉnh, trong đó có quặng khoáng sản như titan.
Tại các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh đã ghi
nhận 10 diện tích sa khoáng titan (Ilmenit-zircon) gồm: Thạch Trị, Thạch Hội


17

(huyện Thạch Hà), Cẩm Hoà, Cẩm Dương, Cẩm Long, Cẩm Nhượng, Cẩm
Sơn (huyện Cẩm Xuyên). Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Kỳ Xuân, Kỳ Lợi, Kỳ Phương
(huyện Kỳ Anh), Xuân Sơn, Văn Sơn (huyện Nghi Xuân). Ngoài ra có một số
diện tích Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên); Phổ Thịnh, Song Nam, Cương Gián
(Nghi Xuân) đã được địa phương thăm dò. Diện phân bố titan (Ilmenitzircon) kéo dài dọc ven biển từ Nghi Xuân đến Đèo Ngang. Cát thuỷ tinh
phân bố tại các xã Thạch Minh và Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà. Thạch anh
và thạch anh tinh thể phân bố khá nhiều nơi trên diện tích huyện Kỳ Anh: Yên
Hưng (xã Kỳ Trinh), Xóm Quán, Ba Hưng, Vàng Tim (xã Kỳ Lạc). Các mỏ

cát xây dựng Lạc Sơn xã Kỳ Lạc và Cây Xanh xã Kỳ Lâm thuộc huyện Kỳ
Anh đã được tìm thấy.
Hà Tĩnh đã và đang khai thác một phần nguồn tài nguyên khoáng sản
quan trọng của mình ở dạng nguyên liệu thô, nhưng chưa có các ngành công
nghiệp chế biến để nâng cao giá trị nguồn tài nguyên này. Trong tương lai, Hà
Tĩnh có tiềm năng lớn trong việc tiếp tục khai thác các nguồn khoáng sản và
thiết lập các ngành công nghiệp liên quan đến kim loại.
1.1.6. Tài nguyên du lịch
Bờ biển Hà Tĩnh còn có nhiều bãi biển đẹp có khả năng phát triển du
lịch, nghỉ dưỡng như: Chân Tiên, Thạch Hải, Thạch Bằng, Thiên Cầm, Xuân
Thành, Đèo Con... Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, lãnh hải hàng chục ngàn
km2, với 4 cửa sông lớn (Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu). Cách
bờ biển Nghi Xuân 4 km có hòn Nồm, hòn Lạp; ngoài khơi Cửa Nhượng có
hòn Én (cách bờ 5km), hòn Bơớc (cách bờ 2 km); ở nam Kỳ Anh cách bờ
biển 4 km có hòn Sơn Dương độ cao 123 m, xa hơn phía Đông có hòn Chim.
Các vùng cửa sông ven biển chủ yếu là sinh vật nước mặn, lợ và rất thích hợp
với nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.


18

Hà Tĩnh có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng. Đây là
quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích văn - hoá lịch sử như khu di
tích Đại thi hào Nguyễn Du, khu lưu niệm Tổng bí thư Hà Huy Tập, khu di
tích Ngã Ba Đồng Lộc.v.v… Vì vậy, từ bao đời nay Hà Tĩnh luôn nổi tiếng là
vùng “địa linh nhân kiệt”.
Vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh
thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia tiêu biểu như đền Chiêu Trưng (Lộc
Hà), đền Bà Bích Châu (Kỳ Anh),… chiếm khoảng 30% tổng số di tích toàn
tỉnh với đầy đủ các loại hình như đình, chùa, đền thờ, nhà thờ, am miếu,….

Cùng với đó có nhiều lễ hội dân gian, truyền thống, Các lễ hội còn lưu giữ
được những nét văn hóa riêng từng vùng miền, tái hiện lại những phong tục
tập quán và cuộc sống của nhân dân vùng biển, có sức hấp dẫn du khách.
Hà Tĩnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ và cả nuớc, trên
“Tuyến du lịch xuyên Việt”, điểm đầu của tuyến du lịch “Con đường Di sản
Miền Trung”, một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch
“Hành lang Đông - Tây”, với hệ thống giao thông đường bộ (QL 1A, QL 8,
QL12, đường Hồ Chí Minh), đường sắt và đường thủy nối với các trung tâm
du lịch lớn và các tỉnh trong cả nước, với nước CHDCND Lào qua các cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình).v.v... Với vị trí đó,
xét về mặt địa lý du lịch, Hà Tĩnh có vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng
để phát triển du lịch trong đó đặc biệt có mối liên kết Đông - Tây với
CHDCND Lào, Thái Lan, Myanma và các nước khác trong khối ASEAN.
Với 137 km bờ biển, Hà Tĩnh có những bãi tắm giá trị như Xuân
Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con.v.v… Biển Hà
Tĩnh là nơi cung cấp nhiều đặc sản như cá, tôm, cua, mực... là thế mạnh để
phát triển du lịch biển, đảo.


19

1.1.7. Cơ sở hạ tầng
1.1.7.1. Đường bộ
Tỉnh có đường quốc lộ 1A đi qua TP Hà Tĩnh và đường Hồ Chí Minh
phía Tây của tỉnh. Các phương tiện giao thông từ Thái Lan và Lào có thể ra
biển qua cảng Vũng Áng của Hà Tĩnh bằng đường quốc lộ 8 và 12 và các hệ
thống mạng lưới tỉnh lộ, huyện, xã và liên xã. Ngoài ra, hiện nay tỉnh đang
đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng
với chiều dài khoảng 65 km được bắt đầu từ cầu Cửa Hội (thuộc địa phận xã
Xuân Hội, huyện Nghi Xuân) và kết thúc tại điểm nối vào đường vành đai

thuộc Hộ Độ, huyện Lộc Hà. Đây là con đường giao thông chiến lược của Hà
Tĩnh, đáp ứng cùng một lúc ba nhiệm vụ: Mở hướng liên kết vùng trong phát
triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo đảm giao thông thông suốt
trong mùa mưa lũ.
1.1.7.2. Đường sắt
Đường sắt Bắc - Nam đi qua phía Tây của tỉnh và không đi qua các
trung tâm kinh tế trọng điểm. Theo quy hoạch, sẽ tiến hành xây dựng 3 tuyến
đường sắt mới tạo thuận lợi cho việc di chuyển người và hàng hóa của tỉnh:
- Đường sắt từ Thạch Khê đi KKT Vũng Áng với mục đích chính là
vận chuyển quặng sắt;
- Đường sắt quốc tế từ Lào nối với Vũng Áng;
- Đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
1.1.7.3.Cảng và giao thông thủy
Tỉnh có 3 cảng là Sơn Dương, Xuân Hải và Vũng Áng. Cảng Sơn
Dương là một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất ở Việt Nam cùng với
cảng Vũng Áng nằm trong KKT Vũng Áng có tổng công suất 1,5 triệu
tấn/năm và có khả năng tiếp nhận tàu đến 200.000 DWT. Cảng Xuân Hải nằm
tại xã Xuân Hải huyện Nghi Xuân với công suất 1,2 -1,5 ngàn tấn/năm. Ngoài


×