Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Sự chuyển biến trong đời sống của người nông dân huyện diễn châu (nghệ an) thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.64 KB, 96 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
----------***---------

nguyễn thị ánh

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Sự CHUYểN BIếN TRONG đời sống của ngời nông dân
huyện diễn châu (nghệ an) thời kỳ đổi mới
(từ năm 1986 đến năm 2009)
Chuyên ngành: lịch sử việt nam

Vinh – 2010 2010

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................4


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................4
5. Đóng góp của đề tài......................................................................................5
6. Bố cục của đề tài..........................................................................................6
NỘI DUNG.......................................................................................................7
Chương 1. Một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và đời sống
người nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) trước thời kì đổi mới (trước
năm 1986).........................................................................................................7
1.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự


phát triển kinh tế,xã hội huyện Diễn Châu (Nghệ An)......................................7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

7

1.1.2. Điều kiện xã hội

10

1.2. Một vài quan điểm về người nông dân.....................................................14
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp nơng dân...............14
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nông dân...........21
1.3. Một vài nét về đời sống của người nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ An)
trước thời kì đổi mới(trước năm 1986)............................................................23
1.3.1. Đời sống kinh tế của người nông dân huyện Diễn Châu trước năm 1986.....23
1.3.2. Đời sống tâm lý của người nông dân huyện Diễn Châu trước năm 1986.......29
Chương 2. Những chuyển biến trong đời sống của người nông dân huyện
Diễn Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới(từ năm 1986 đến năm 2009)........37
2.1. Chủ trương đổi mới đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam và tình hình
nhiệm vụ cách mạng ở Diễn Châu(Nghệ An).................................................37

1


2.1.1.Chủ trương đổi mới đất nước của Đảng cộng sản..................................37
2.1.2. Đảng bộ và nhân dân Diễn Châu thực hiện đường lối đổi mới từ năm
1986 đến năm 2009........................................................................................44
2.2. Những chuyển biến chính trong đời sống của người nơng dân huyện Diễn
Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới(từ năm 1986 đến năm 2009)......................49
2.2.1.Tình hình sản xuất nơng nghiệp và đời sống nông dân huyện Diễn Châu

từ năm 1986 đến năm 2009.............................................................................49
2.2.1.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp.........................................................49
2.2.1.2. Những thành quả đạt được trong đời sống kinh tế của người nông dân
huyện Diễn Châu.............................................................................................60
2.2.2. Sự chuyển biến trong đời sống tâm lý của người nông dân huyện Diễn
Châu thời kỳ đổi mới(từ năm 1986 đến năm 2009)........................................62
2.2.2.1. Nhận thức và tâm lý của nông dân về vấn đề đất đai.........................63
2.2.2.2. Nhận thức và tâm lý của nông dân khi ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh............................................................66
2.2.2.3 Nhận thức về vấn đề giáo dục, y tế và một số vấn đề xã hội khác......67
2.2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nâng cao đời sống của người nông dân huyện Diễn Châu..............................70
KẾT LUẬN....................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................81
PHỤ LỤC


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt Nam

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cho đến nay công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm (từ
năm 1986 đến năm 2009). Những thành tựu to lớn đạt được trong quá trình
đổi mới đã đưa đất nước ta vượt qua được khủng hoảng kinh tế, xã hội để ổn
định và phát triển. Trong nội dung cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước,
Đảng ta đã xác định lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Khâu mở đầu và lĩnh
vực đổi mới thành công sớm nhất là đổi mới kinh tế trong nông nghiệp. Nền
kinh tế của Việt Nam nói chung, kinh tế nơng nghiệp nói riêng đã có một diện
mạo mới của nền nơng nghiệp cơ khí hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế ổn định và
phát triển tương đối nhanh. Bên cạnh đó, an ninh chính trị được giữ vững, trật
tự xã hội được đảm bảo, quốc phòng vững mạnh cũng là những thành tựu to
lớn mà chúng ta đã đạt được.
Là một tỉnh lớn ở khu vực Bắc Trung bộ, Nghệ An sớm hưởng ứng
theo đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Diện mạo của nông
thôn Nghệ An đã có những biến đổi sâu sắc, sức sản xuất được giải phóng,
các tiềm năng được đánh thức, lực lượng lao động phát triển nhanh trên các

lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Cùng với nhân dân Nghệ An nói chung, nhân dân
huyện Diễn Châu nói riêng trong hơn 20 năm hưởng ứng thực hiện đường lối
đæi mới của Đảng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể vÒ đời sống vật
chất cũng như đời sống tinh thần. Kinh tế xã hội chuyển từ tập thể hóa, tập
trung hóa với cơ chế quản lí bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần, đẩy mạnh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đời sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện. Tuy đã đạt được những thành tựu lớn như vậy
nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương vẫn còn tồn tại
những hạn chế, vướng mắc cần giải quyết.

1


Nghiên cứu về sự chuyển biến trong đời sống của người nông dân
huyện Diễn Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2009)
nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo trong đường lối đổi mới
đất nước của Đảng ta, mặt khác còn rút ra bài học kinh nghiệm, xác định
nhiệm vụ trọng tâm để nhân dân huyện Diễn Châu thực hiện thắng lợi và tồn
diện cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “Sự chuyển biến
trong đời sống của người nơng dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) trong thời kì
đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2009)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở góc độ nhà nước, nghiên cứu về thời kì đổi mới và người nơng dân
cũng đã có một số tài liệu đề cập đến như: “Giáo trình lịch sử Đảng và các
văn kiện Đại hội Đảng”; các sách báo lý luận như: “Lịch sử Việt Nam từ 1975
đến nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Bá Đệ.
Cuốn sách: “Tâm lý nông dân trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế thị
trường”(2002), tác giả Vũ Dũng chủ biên, nhà xuất bản Khoa học - Xã hội,

Hà Nội do Uỷ ban Khoa học Xã hội và Nhân văn đảm nhận. Nhìn chung, các
tác phẩm đều mang tính lý luận cao và đã đặt ra những giải pháp thiết thực
cho công cuộc đổi mới hiện nay. Riêng tác phẩm của Uỷ ban Khoa học xã hội
và Nhân văn Quốc gia còn là một cơng trình khảo cứu bổ ích về những
chuyển biến trong tâm lý, nhận thức của người nông dân thời kỳ đầu phát
triển kinh tế thị trường.
Ở góc độ địa phương, nghiên cứu về lịch sử huyện Diễn Châu suốt hai
phần ba thế kỉ qua (từ 1930 đến nay) có nội dung chủ yếu là lịch sử chính trị,
lịch sử quân sự. Việc nghiên cứu đề tài “Sự chuyển biến trong đời sống người
nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến năm
2009)” hoàn tồn chưa có một cơng trình chun khảo nào. Thực tế đây còn

2


là một vấn đề nghiên cứu còn hết sức mới mẻ. Tuy nhiên, các nội dung liên
quan của đề tài cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập ít nhiều như:
Năm 1995, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn “Sơ thảo
lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản huyện Diễn Châu (1945 đến 1975), tập 2,
cuốn sách trình bày vai trị lãnh đạo của Đảng bộ và cuộc đấu tranh của nhân
dân huyện Diễn Châu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đổi mới quê
hương. Tuy nhiên cuốn sách chưa đánh giá đầy đủ, khách quan về những
thành tựu kinh tế và những tác động của nó đến đời sống của người nông dân.
Năm 1995, nhà xuất bản Nghệ An có xuất bản cuốn “Diễn Châu địa chí
văn hóa làng xã”. Đây là một bản điều tra xã hội học về các mặt chủ yếu như: cư
dân, dấu vết lịch sử, văn hóa, giáo dục, đơn vị hành chính và có điểm qua về các
ngành nghề kinh tế nơng nghiệp như: trồng trọt, đánh bắt hải sản, nghề thủ công
truyền thống .
Năm 2005, nhà xuất bản Lao động Xã hội xuất bản cuốn: “Lịch sử

Đảng bộ Đảng cộng sản huyện Diễn Châu (1930 đến 2005) ” là tài liệu có
chất lượng tốt, hữu ích cho việc tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và một phần kinh tế
huyện Diễn Châu (đặc biệt từ năm 1986 đến năm 2005).
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Trương Văn Bính “Kinh tế Diễn Châu
từ 1975 đến 2005” năm 2006 cũng là một cách tiếp cận mới, có hệ thống về
tình hình kinh tế huyện Diễn Châu từ năm 1975 đến năm 2005.
Năm 2007, cuốn “Diễn Châu xưa và nay” do tác giả Đậu Hồng Sâm
chủ biên, nhà xuất bản Lao động Xã hội ấn hành là một cơng trình nghiên cứu
dưới góc độ văn hóa qua các thời kỳ lịch sử.
Ngồi ra, trong hệ thống đề tài chung của chương trình “Con người Nghệ
An trước u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” do giáo sư Lê
Bá Hán làm chủ nhiệm, tiến sĩ Đồn Minh Duệ làm thư ký có nghiên cứu về
cộng đồng dân cư và nét đặc thù bản sắc con người xứ Nghệ trong sự phát triển
xã hội, nơng thơn. Trong đó có bài nghiên cứu của phó giáo sư Phan Văn Ban
khắc họa đậm nét về những đặc điểm người nông dân tiểu nông.

3


Các tài liệu gốc là các báo cáo tổng kết theo từng thời gian của các ban
ngành, các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Diễn Châu từ nhiệm kì XV đến
XXVIII, ®ược lưu hành nội bộ trong các cơ quan, tổ chức của huyện, xã là
nguồn tài liệu hết sức quan trọng của đề tài.
Tôn trọng kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở kế
thừa những thành tựu đó, với nguồn tài liệu phong phú đáng tin cậy, chúng tơi hi
vọng có thể tái hiện được những nét chuyển biến trong đời sống của người nông
dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2009).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về những chuyển biến trong đời sống

của người nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới (từ năm
1986 đến năm 2009).
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1986
đến năm 2009. Tuy nhiên để thấy rõ hơn, tồn diện hơn về vấn đề này chúng
tơi cịn tìm hiểu vài nét về thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986).
Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi địa bàn các
xã huyện Diễn Châu (gồm 38 xã và 1 thị trấn) nhưng khóa luận chỉ tập trung
chủ yếu trên địa bàn các xã sau: Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Lâm, Diễn
Hồng, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Cát, Diễn Thắng, Diễn Phú, Diễn Thọ,
Diễn Lộc, Diễn Lợi, Diễn Đồng, Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Kim, Diễn Vạn,
Diễn Thịnh, Diễn Xuân …
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Thực hiện đề tài “Sự chuyển biến trong đời sống của người nông dân
huyện Diễn Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới(từ năm 1986 đến năm 2009)’’
chúng tôi chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu:

4


- Nhóm tài liệu gốc: gồm các báo cáo tổng kết của các ban ngành, đoàn
thể, các đơn vị được lưu trữ tại kho lưu trữ huyện ủy, Uỷ ban nhân dân,
thư viện, phịng thống kê huyện Diễn Châu.
-Nhóm tài liệu thành văn như: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Lịch
sử kinh tế từ 1975 đến nay… và các tài liệu mang tính lý luận khác như: các
tác phẩm của C.Mác, Ph.Ănghen, V.I. Lênin…
Ngoài ra, để thực hiện đề tài này chúng tơi cịn sử dụng nguồn tài liệu
điền dã, tiếp xúc, trao đổi và khảo sát thực tiễn về đời sống người nông dân
tại địa bàn huyện Diễn Châu.

4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu vấn đề này chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về lịch sử, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng. Bên cạnh đó, do đặc trưng của khoa học lịch sử nên
phương pháp lịch sử được coi trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trên cơ
sở những tư liệu lịch sử chúng tơi đi đến hệ thống hóa, khái qt hóa vấn đề,
đề tài cũng sử dụng cả các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so
sánh, tổng hợp … để rút ra những kết luận phù hợp với những vấn đề đặt ra
của khóa luận.
Ngồi ra, các phương pháp liên ngành khác như: điền dã, toán học,
thống kê cũng được sử dụng trong đề tài này.
5. Đóng góp của đề tài
Vấn đề đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện
Diễn Châu nói riêng đã được đề cập ít nhiều trong các cơng trình nghiên cứu,
song vấn đề mà chúng tơi nghiên cứu: “Sự chuyển biến trong đời sống người
nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) thời kỳ đổi mới(từ năm 1986 đến năm
2009)’’ là một vấn đề nghiên cứu mới mẻ, thông qua sự nghiên cứu này tơi
mong muốn đóng góp một vài phương diện sau:

5


Thơng qua việc trình bày một số quan điểm về người nơng dân để thấy
được đóng góp to lớn của người nông dân trong lịch sử và trong giai đoạn
hiện nay.
Khóa luận tái hiện lại một cách có hệ thống về những đổi thay lớn
trong đời sống người nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) từ năm 1986 đến
năm 2009, từ đó đánh giá một cách khách quan những thành tựu kinh tế, xã
hội nổi bật qua các giai đoạn cụ thể. Đồng thời cũng khảo sát và nhận ra
những chuyển biến tâm lý của người nông dân khi bước vào thời kỳ kinh tế

thị trường. Từ đó chỉ ra các yếu tố tâm lý tác động tích cực hay tiêu cực đối
với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người nơng dân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc biên soạn lịch sử địa
phương, đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp để các cơ quan tham
khảo nhằm hoạch định những chính sách, chủ trương về nông dân, nông
nghiệp và nông thôn tiến tới thực hiện thành cơng cơng cuộc xóa đói, giảm
nghèo, xây dựng nơng thơn hiện đại, văn minh và giàu mạnh.
Ngồi ra, đề tài cịn góp phần giáo dục tinh thần tự lực, tự cường, củng
cố niềm tin vào con đường mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra, thúc đẩy
những hành động tích cực, cụ thể nhằm đổi thay cuộc sống của người nông
dân huyện Diễn Châu theo hướng nông thôn giàu mạnh, văn minh.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo …nội dung khóa luận
được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và đời
sống người nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) trước thời kỳ đổi mới
(trước năm 1986).
Chương 2: Những chuyển biến trong đời sống của người nông dân
huyện Diễn Châu thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2009).

6


B - NI DUNG
Chơng 1
Một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, xà hội và
đời sống ngời nông dân huyện Diễn Châu (Nghệ an) trớc thời kỳ đổi mới (trớc năm 1986)
1.1.Vi nột khỏi quỏt v iu kin tự nhiên và xã hội ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển kinh tế xã hội huyện Diễn Châu (Nghệ An).

1.1.1.Điều kiện tự nhiên
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh
Nghệ An, phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc,
phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đơng giáp biển Đơng. Địa
hình huyện Diễn Châu ngày nay chia làm 3 vùng:vùng sườn đồi, vùng đất phù
sa, đồng bằng ven biển, song Diễn Châu cũng có nhiều núi như: núi Bạc, núi
Ong, núi Chạch, núi Mụa, núi Bà, núi Thần Vũ, núi Ta, núi Mộ Dạ, hòn
Nhọn, hòn Trơ, lèn Hai Vai, lèn Dơi …
Vị trí tiếp giáp và địa hình nói trên đã tạo điều kiện khơng nhỏ trong
việc phát triển kinh tế: trao đổi sản phẩm giữa các vùng nội và ngoại huyện,
trao đổi kinh nghiệm cải tạo tự nhiên … Đồng thời tạo ra cơ hội thuận lợi
trong giao lưu văn hóa chính trị, xã hội giữa các vùng trong huyện, giữa
huyện với các vùng phụ cận.
Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng Diễn Châu lại ở miền
biển nên thường nhận được 3 luồng gió: Gió mùa Đơng Bắc, gió mùa Tây
Nam (gió Lào) và gió Đơng Nam. Do vị trí địa lý nên khí hậu Diễn Châu hình
thành hai mùa rõ rệt: mùa Đơng và mùa Hạ. Tồn bộ thiên nhiên đến con
người ở nơi đây đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu này. Các hoạt động kinh
tế, xã hội cũng phải tiến hành ở thời điểm phù hợp. Gió mùa Đơng Bắc đem
theo mưa phùn nhưng địa hình xa dãy Trường Sơn nên tính chất giá lạnh và
kèm theo mưa phùn chỉ diễn ra trong vài ba ngày chứ không kéo dài như các

7


địa bàn xung quanh: Nam Đàn, Thanh Chương …Mùa Đông ở Diễn Châu có
gió biển thổi vào làm cho khí hậu các xã ven biển và vùng phụ cận có phần
ấm hơn. Điều này có lợi cho sức khỏe con người và sản xuất rau quả, chăn
nuôi gia súc, gia cầm.
Về mùa Hạ, Diễn Châu chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nhưng

khơng nắng nóng như các huyện khác. Nhiệt độ trung bình là 23,4 độ C. tổng
lượng nhiệt cả năm lên tới 8000 độ C. Độ ẩm trung bình là 85%, bức xạ nhiệt
mặt trời và độ ẩm khơng khí cao cho phép phát triển những vụ cây ngắn ngày,
cây lương thực và cây nơng nghiệp có sản lượng, có năng suất cao. Lượng
mưa bình qn là 1690mm/năm, lượng bốc hơi bình quân là 986mm/năm.
Theo thống kê của huyện ủy và Uỷ ban nhân dân huyện, đến năm 2004 Diễn
Châu có diện tích là 30.492,36 ha (304,92 km vng) trong đó đất dùng trong
nơng nghiệp chiếm 51% tổng diện tích. Đất đai chia thành nhiều loại như: đất
trồng lúa, đất trồng rau và các loại cây có giá trị kinh tế cao, đất đồi núi thấp
và những bãi cỏ, đất ven biển, đất bằng phẳng … Việc tập trung phân vùng
đất đai theo hướng chuyên canh sẽ phát huy, khơi dậy tiềm năng sẵn có đưa
các lĩnh vực của kinh tế ngày càng khởi sắc.
Nguồn nước của Diễn Châu khá dồi dào, ngay cái tên Diễn Châu nghĩa
là “nước chảy dưới đất” đã nói lên điều đó. Hay như tên gọi “Sông cầu Bùng”
– trong ngôn ngữ của Diễn Châu có nghĩa là đang to ra, đang lớn lên. Tài
nguyên nước còn được bổ sung bằng một hệ thống các sông đào như “Kênh
nhà Lê”; sông Cầu Lồi; sông Yên Sở; Kênh Sơn Tịnh … Ngày nay cùng với
các cơng trình thủy lợi, các con sơng đã phát huy tốt vai trò tưới tiêu cho đồng
ruộng, vườn đồi, đồng muối, phục vụ cho sản xuất, góp phần phát triển nơng
nghiệp và diêm nghiệp.
Nhìn từ trên xuống ta thấy rõ 25km bờ biển của huyện chạy từ Bắc vào
tạo thành một đường cong parabol, đây là cơ sở quan trọng để phát triển kinh
tế biển. Đây cũng là thuận lợi chung về điều kiện tự nhiên cho các huyện

8


Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò … mà khơng phải địa phương nào
cũng có được.
Biển Diễn Châu phong phú về hải sản, đa dạng về chủng loại, hầu hết

các loại hải sản ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đều có ở vùng biển Diễn Châu, đem
lại giá trị kinh tế cao. Hằng năm huyện có thể khai thác được sản lượng lớn
tôm,cá và mực để xuất khẩu, thềm lục địa Diễn Châu nông, bằng phẳng, nước
chỉ sâu từ 4 đến 9 m nên thuận tiện cho việc thả lưới rê, lưới quét. Dọc bờ
biển là các là tuyến rừng phòng hộ phi lao và dừa xanh, phần giáp ranh có
phần thiếu dinh dưỡng nhưng nếu biết chăm bón cẩn thận, có kế hoạch thì các
loại cây ăn quả như xồi, nhãn, đu đủ vẫn có thể cho năng suất cao. Khí hậu
biển mát mẻ, có thêm cảnh quan thiên nhiên đẹp, có bãi tắm loại tốt, tạo thuận
lợi cho việc xây dựng các loại hình du lịch – dịch vụ. Hai điểm tiêu biểu về
bãi tắm là Diễn Thành và Cửa Hiền (Diễn Trung) là bằng chứng được nhiều
người biết đến.
Tuy khơng giàu có về khống sản như một số nơi khác, song Diễn
Châu vẫn có những mỏ sắt, cồn sị điệp. Sị khơng chỉ là loại hải sản có giá trị
mà là vật liệu tốt cho xây dựng các cơng trình dân dụng. Cùng các vùng
Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, cồn sị điệp ở Diễn Châu cịn góp phần cung cấp vật
liệu xây dựng thành Trai, thành cổ Vinh trước kia.
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đã nêu trên, điều
kiện địa lí tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Diễn Châu cũng có những khó
khăn nhất định. Về địa hình :đăc điểm dễ thấy nhất là sự chia cắt, ngay ở một
số nơi có thể vừa xảy ra q trình tích lũy, lại vừa xảy ra q trình rửa trơi
làm cho bề mặt đất khơng ổn định, khơng đồng đều gây khó khăn cho quá
trình canh tác, nhất là vấn đề mất nước trong mùa khơ. Ảnh hưởng của gió
Lào khơ nóng, cộng thêm sự cắt xẻ phức tạp của địa hình làm cho một số nơi
xuất hiện gió xốy hoặc mưa đá gây hư hại tài sản của nhân dân. Ngoài ra,

9


Diễn Châu cũng là địa bàn chịu ảnh hưởng trên con đường đổ bộ của các cơn
bão trong mùa bão tố.

Cũng như toàn thể cư dân Nghệ An, cư dân huyện Diễn Châu đã vất vả
trong việc chế ngự thiên nhiên, thời tiết, khí hậu để sinh sống và sản xuất.
Nhìn chung Diễn Châu là một huyện có tiềm năng về đất đai, sơng ngịi, biển
để hướng tới một nền nơng nghiệp đa canh. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận
lợi song cũng cịn khơng ít khó khăn, do đó vấn đề đặt ra là phải triệt để khai
thác những mặt tích cực, có kế hoạch hình thành một cơ cấu kinh tế thích hợp,
làm tăng tổng sản phẩm xã hội. Đồng thời tìm mọi cách hạn chế thấp nhất
những mặt tổn hại đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
1.1.2.Điều kiện xã hội
Khơng chỉ có cảnh đẹp núi sơng, biển cả và sự giàu có của thiên nhiên,
Diễn Châu cịn được biết đến là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Căn cứ vào sử cũ và sách địa chí, chúng ta khẳng định tên gọi Diễn
Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (tức năm 627) đời vua Đường Thái
Tông, cách ngày nay 1382 năm (năm 2009).
Diễn Châu là nơi hội tụ, giao lưu của hai nền văn hóa Bắc – Nam,
ngồi ra còn phải kể đến sự tiếp cận với nền văn hóa Đơng Nam Á. Ở đây,
các di tích khảo cổ tìm thấy thuộc nền văn hóa Đơng Sơn, Sa Huỳnh (như
gốm, mộ đất, mộ nồi, khuyên tai …), các di chỉ như Rú Ta, Đồng Mỏm (Diễn
Thọ); lèn Hai Vai (Diễn Minh) …cho phép khẳng định ở Diễn Châu con
người đã sinh sống từ lâu và đã hình thành những phong tục nhất định.
Bằng sức lao động cần cù, óc thơng minh, trí sáng tạo tuyệt vời, các thế
hệ cha ông đã tận dụng điêu kiện thuận lợi về địa lý, địa hình,khắc phục trở
ngại, chế ngự thiên nhiên, xây dựng quê hương thành một thực thể gắn bó
máu thịt với xứ Nghệ, với quốc gia, dân tộc Việt Nam. Những kết quả khai
khẩn từ thế hệ này sang thế hệ khác đã biến Diễn Châu từ miền biên cương
hẻo lánh, “phên giậu” của đất nước thành vùng đất phì nhiêu, màu mỡ với

10


những cánh đồng mênh mơng, lúa dập dìu lượn sóng, những vườn cây trĩu

quả, những phiên chợ đơng người. Đó là kết quả của bao mồ hôi nước mắt
của lớp người tiên phong khai sơn phá thạch nơi đây.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân dân từng bước biết dùng trâu, bị làm
sức kéo, phỏng đốn thời tiết, lập thời vụ, áp dụng các biện pháp thâm canh
tăng vụ và tích lũy kinh nghiệm sản xuất để lưu lại đời sau. Các nghề thủ
công phát triển khắp các vùng ven biển như nghề nước mắm, đóng thuyền,
đan gai, chắp lưới . Từ chỗ chưng cất nước biển lấy muối tiến lên xây ơ đổ nại
là cả một q trình đổi mới khơng ngừng. Miền đồng bằng trung du có nghề
trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, luyện sắt, đúc đồng…Cùng với việc xây dựng đời
sống nông nghiệp định cư cư dân lao động nơi đây cũng đã góp phần sáng tạo
văn hóa dân tộc phong phú và đậm đà tính nhân dân.
Nhân dân huyện Diễn Châu cũng kiên cường chống giặc ngoại xâm và
chống lại giai cấp thống trị vươn lên làm chủ cuộc đời. Gần 90 di tích cịn sót
lại trên vùng đất này làm bằng chứng hào hùng về truyền thống lịch sử kiên
trung bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân.
Diễn Châu còn là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, văn
chương. Truyền thống hiếu học trọng đạo lý làm người không chỉ thể hiện
trong ý thức, tư tưởng mà còn biểu hiện trong các hoạt động thực tế. Hầu hết
các thơn, xã đều có ruộng học điền, có văn miếu, hội tư văn, tư võ, hội đồng
mơn. Nhiều tên làng, tên xã nói lên truyền thống đó của quê hương như: Văn
Hiến, Văn Vật, Văn Tập, Bút Điền, Tam Khôi, Thư Phủ, Nho Lâm …
Về sinh hoạt tinh thần của nhân dân Diễn Châu cũng có những sắc thái
riêng biệt độc đáo. Ở các làng, xã trong huyện đều có đền thờ thành hồng
làng, có chùa thờ Phật, có văn chỉ để thờ tiên thánh hậu hiền. Nhiều thơn
trước đây có phường hát như : hát hội ở làng Bùng, Thừa Sủng; hát chèo ở Lý
Nhân, Thanh Bích; hát hị ở Đại Thăng; hát ví, hát dặm… kể về nhiều giai
thoại văn học. Các thế hệ nhân dân nơi đây có quyền tự hào về truyền thống

11



trọng đạo lý, truyền thống hiếu học, truyền thống chống ngoại xâm ngàn đời
ấy. Khơi dậy và đánh thức tiềm năng, phát huy truyền thống hiếu học, phong
tục tập quán là việc làm hết sức cần thiết đối với Diễn Châu hơm nay. Lực
lượng trí thức trẻ được đào tạo bài bản,có chun mơn và năng lực cơng tác,
có nhận thức về quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ góp phần bảo tồn các giá trị
truyền thống nói chung và xây dựng đời sống vật chất, tinh thần ngày càng
cao cho nhân dân nói riêng.
Đất Diễn Châu là một trong những địa phương có cơ sở hạ tầng thuộc
loại tốt trong tỉnh Nghệ An. Ngồi những cơ sở, cơng trình kinh tế, chính trị,
văn hóa, thể thao,các trung tâm như Phủ Diễn, cầu Bùng, ga Yên Lý, đền
Cuông, hồ Xuân Dương, khu công nghiệp Diễn Hồng, bãi biển Diễn Thành
…còn phải kể đến hệ thống nhà bưu điện, trạm xá, trường học, trạm bơm,
trang trại, cơ sở sản xuất và chế biến nơng – lâm – ngư nghiệp có mặt ở hầu
khắp các xã, thơn. Nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Diễn Châu cơ bản
đã đáp ứng và phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Mạng lưới giao thông huyện khá đa dạng, thuận tiện nhiều mặt. Quốc
lộ 1A đi qua huyện dài 30km từ Diễn Trường đến Diễn An, quốc lộ 7 chạy
qua Diễn Châu dài 12km (nối tỉnh Nghệ An với nước bạn Lào), tỉnh lộ 38 từ
cầu Bùng lên Yên Thành, đường 48 đi từ Yên Lý ra Nghĩa Đàn, Quế Phong,
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên qua 3 huyện có đến 3 ga (gaYên Lý,
ga chợ Si và ga Mĩ Lý). Kênh nhà Lê từ Nghi Lộc ra Diễn Phú qua Diễn An,
Diễn Tân, Diễn Phúc rồi nối vào sông cầu Bùng ở gần cầu Đò Đao. Thuyền
bè đi trên biển cả cũng phải qua hải phận của Diễn Châu và thường lấy “Lèn
Hai Vai” làm hoa tiêu. Đó là chưa kể tới cửa Lạch Vạn, vốn là nơi ra vào của
nhiều thuyền buôn bán và thuyền đánh cá.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông như đã nêu trên tạo thuận lợi cho
việc đi lại, phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa, giao lưu và tiếp xúc văn hóa
với các huyện phụ cận, phát triển các loại hình dịch vụ vận tải. Các tuyến


12


đường nội, ngoại tỉnh gắn hoạt động của ba huyện Diễn Châu, Yên Thành,
Quỳnh Lưu thành một cửa ngõ rộng lớn của phía Bắc Nghệ An và là nơi gặp
gỡ, giao lưu của nhiều luồng thông tin.
Nghiên cứu về làng xã, nông thôn Nghệ An, ta không thể không nhắc
tới các địa danh ở đất Diễn gắn liền với các sản phẩm tiêu biểu, ví dụ như
luyện quặng và rèn ở Nho Lâm, đúc đồng ở Diễn Tháp, đúc lưỡi cày ở Diễn
Kỷ, đóng thuyền ở Diễn Bích, nước mắm Vạn Phần, dệt vải và tơ lụa ở
Phượng Lịch … Có lẽ Diễn Châu là nơi có làng nghề thủ cơng vào loại nhất
nhì tỉnh Nghệ An, đây là một lợi thế để phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ ở Diễn Châu mà không phải địa phương nào cũng có được.
Nói về điều kiện xã hội và cư dân cần phải kể đến bản lĩnh và tính khí
con người nơi đây. Trong sách “Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí lược” do các
quan lại soạn tâu vua năm 1886 – 1888 có viết về Diễn Châu “Đất xấu,
nghèo, phong tục cần kiệm, chất phác. Dân miền ven biển làm nghề tôm cá.
Dân miền núi làm nghề chặt củi đốt than để mưu sinh, ăn mặc,việc tang việc
tế không chuộng xa xỉ, hoang phí …”. Người Diễn Châu mang khí chất chung
của con người chung xứ Nghệ, họ là những con người đứng đầu sóng ngọn
gió, cần cù khai khẩn đất đai, không ngừng tranh đoạt với thiên nhiên để làm
nên những cánh đồng màu mỡ, xây dựng cuộc sống của mình. Truyền thống,
khí chất của con người cùng với lực lượng lao động dồi dào đã trở thành
nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương
ngày nay.
Tiểu kết: Tóm lại, với đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên sẵn có đã
tạo cho Diễn Châu nhiều khả năng phát triển một nền kinh tế đa dạng, tổng
hợp. Hiện tại và trong tương lai, khai thác tiềm năng biển, phát triển du lịch –
dịch vụ, tạo điều kiện cho quá trình giao dịch với các tỉnh trong nước và với
nước ngồi. Q trình chinh phục tự nhiên, xây dựng cuộc sống và truyền

thống lịch sử văn hóa, con người, nguồn lao động …trở thành những tiềm

13


năng to lớn, bài học kinh nghiệm và là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại sẽ
giúp Đảng bộ huyện, chính quyền và nhân dân huyện Diễn Châu xây dựng
phát triển kinh tế bền vững xứng đáng là một trong những hình ảnh tiêu biểu
của q hương Xơ Viết anh hùng thời kỳ đổi mới.
1.2. Một vài quan điểm về người nông dân
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp nông dân
Giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ chiếm
hữu nô lệ, sự tồn tại của giai cấp nông dân gắn liền với hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Trong chế độ phong kiến ở nhiều quốc gia vai trò của nông dân
được đánh giá rất cao. Ở phương Đông, nông dân được xếp hàng thứ 2 trong
cơ cấu giai cấp xã hội “nhất sĩ nhì nơng” thậm chí trong một số hồn cảnh đặc
biệt thì “hết gạo chạy rơng, nhất nơng nhì sĩ”. Ở phương Tây, dưới quan điểm
của trường phái “trọng nơng”, nơng dân khơng những đóng vai trò quan trọng
trong chế độ phong kiến mà ngay cả khi chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên, những quan điểm trước C.Mác, trong cách nhìn của giai
cấp thống trị, giai cấp nơng dân chỉ là “lực lượng tiêu cực” hoặc là lực lượng
đáng thương hại và là lực lượng để sai khiến của của giai cấp thống trị mà
thôi.
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin từ chỗ phân tích địa vị kinh
tế, xã hội của giai cấp công nhân đã khẳng định: “Giai cấp cơng nhân- lực
lượng có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đồng thời các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác cũng đã phát hiện và đi đến khẳng định vai trò to lớn, vị trí quan trọng và
sức mạnh của giai cấp nơng dân trong tiến trình lịch sử, đặc biệt là trong quá
trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân.

Trên cơ sở phân tích địa vị kinh tế và đặc điểm về chính trị tâm lý của
giai cấp nông dân, Mác; Ăngghen; Lênin đã đưa ra những kết luận khoa học
về giai cấp nơng dân trong q trình phát triển xã hội như sau:

14


Thứ nhất: Giai cấp nông dân - những người sản xuất nhỏ, tư hữu nhỏ.
Đây là đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của người nông dân. Nông dân là những
chủ sở hữu nhỏ về đất đai, nông cụ và do đó khơng có nền kinh tế độc lập.
Với họ sở hữu ruộng đất là nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải được sở hữu
và đã trở thành điều thiêng liêng mà giai cấp nông dân nâng niu, trân trọng, là
của cải cha truyền con nối từ đời này qua đời khác. Mảnh ruộng gìn giữ là bầu
trời riêng của người nông dân, thực sự là tổ quốc của họ.
Với chút tài sản riêng tư cùng phương thức sản xuất thô sơ, nhỏ bé đã
chi phối đặc điểm tư tưởng, tâm lý của người nông dân. Mảnh ruộng con, qua
nhiều đời đã nuôi dưỡng cho người nông dân tư tưởng tư hữu nhỏ, “thâm căn
cố đế” nên hành động, suy nghĩ, lợi ích của người nơng dân ln diễn ra trong
cái ranh giới đó. Điều đó đã dẫn đến tính cách bảo thủ, tính cục bộ địa
phương, trở thành một trong những thuộc tính cơ bản của người nơng dân.
Trạng thái biệt lập, phân tán cũng là những đặc điểm của giai cấp này. Người
nơng dân “chỉ sống vì những lợi ích riêng nhỏ nhặt của họ, vì cái khung cửi,
vì mảnh vườn cỏn con của họ và khơng biết gì đến phong trào mạnh mẽ đang
lay động lồi người ở bên ngồi làng xóm của họ” [4, 488].
Vì thế “nông dân không bao giờ vượt ra khỏi phạm vi những quan hệ
địa phương gần nhất và khỏi cái chân trời địa phương chật hẹp gắn liền với
những quan hệ đó [4, 188] . Sự tồn tại tách biệt, phân tán của người nông dân
xuất phát từ phương thức sản xuất của họ “mảnh đất cỏn con, người nông dân
và gia đình anh ta, cạnh kề một mảnh đất cỏn con khác, một nơng dân khác,
một gia đình khác” [5, 515]. Cùng với nền kinh tế tự cung tự cấp không làm

cho họ liên hệ với nhau mà làm cho họ biệt lập với nhau. Tính tư hữu, bảo
thủ, cục bộ địa phương và tình trạng phân tán biệt lập là những đặc điểm cơ
bản của giai cấp nông dân. Đặc điểm đó hạn chế rất nhiều khả năng đấu tranh
cũng như khả năng phát triển của giai cấp nông dân.

15


Thứ hai: là tính hai mặt của nơng dân. Mặc dù là những người sở hữu
nhỏ ruộng đất nhưng trong phương thức sản xuất phong kiến để được sở hữu
hoặc lĩnh canh ruộng đất đó, nơng dân phải chịu những khoản đóng góp hết
sức nặng nề, bất cơng: lao dịch, địa tô, thuế thân, tiền bảo hộ và mọi khoản
thuế khác đều trút lên đầu người nông dân. “Trong xã hội phong kiến, toàn bộ
cơ cấu xã hội gồm vương công, quan lại, quý tộc đều đè nặng lên vai người
nông dân” [5, 471].
Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản đã đem lại
ruộng đất, xóa bỏ xiềng xích phong kiến cho người nơng dân. Nhưng khi củng
cố được địa vị thống trị, giai cấp tư sản lại bóc lột người nơng dân một cách tàn
tệ hơn. C.Mác viết: “bọn cho vay nặng lãi ở thành thị đã thế chân bọn phong
kiến, chế độ tư sản đã lại trở thành con quỷ hút máu và não của mảnh đất con đó
và đem trút máu và não ấy vào các bình cổ cong luyện vàng của tư bản” [5, 520].
Chính sự áp bức bóc lột này là cơ sở để hình thành ở người nơng dân tư
tưởng phản kháng đối với chế độ phong kiến trước đây và chế độ tư bản chủ
nghĩa sau này. Lợi ích của giai cấp nông dân gắn liền với chế độ tư hữu nhỏ,
họ là người có đầu óc “thực tế và thiết thực”, họ tham gia đấu tranh chỉ để bảo
vệ những lợi ích vật chất cụ thể của mình. Sự đấu tranh đó của nơng dân
khơng phải là sự giác ngộ về quyền lợi giai cấp, dân tộc mà là những tính tốn
quyền lợi vật chất. Vì thế, đúng như C. Mác nhận xét “họ không cách mạng
mà bảo thủ, thậm chí họ có thể trở thành phản động khi cố tình tìm cách làm
cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại, tất cả chỉ là để bảo vệ lợi ích vật chất

nhỏ bé của mình”.
Mác, Ăngghen và Lênin đã nhận ra và nhiều lần đề cập đến bản chất
hai mặt của giai cấp nông dân là người tư hữu nhỏ, họ có thể tự phát đi theo
chủ nghĩa tư bản, thỏa hiệp với tư sản và địa chủ để bảo vệ tài sản nhỏ bé của
mình. Nhưng mặt khác, là người lao động bị áp bức, bóc lột nơng dân có khả
năng đi theo giai cấp vơ sản để làm cuộc cách mạng giải phóng cho bản thân

16



×