Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Hậu phương nam định trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________

CAO THỊ HUẾ

HẬU PHƯƠNG NAM ĐỊNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(1954 – 1975)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 602.203.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN

Vinh – 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các cá nhân, tập thể và các ban ngành.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS.
NGUYỄN TRỌNG VĂN - người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và thời gian nghiên cứu đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường
Đại học Vinh.
Em xin trân trọng cảm ơn các quý cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình sưu tầm tư liệu như: Thư viện tỉnh Nam Định, Bộ chỉ huy


Quân sự tỉnh Nam Định, Bảo tàng tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa - Thể thao Du lịch tỉnh Nam Định, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Ban Tuyên giáo
tỉnh ủy Nam Định...
Em xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 8 năm 2015
Tác giả
CAO THỊ HUẾ


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................2
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN...........................................4
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................................2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.....................................................................4
5. Đóng góp của luận văn...................................................................................................5
6. Bố cục của luận văn........................................................................................................6

NỘI DUNG.......................................................................................................7
Chương 1..........................................................................................................7
HẬU PHƯƠNG NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1964..............7
1.1. Sự ra đời hậu phương Nam Định.................................................................................7
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội Nam Định.........................................................7
1.1.2. Nam Định trở thành hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ.......................18
1.2. Nam Định xây dựng và củng cố hậu phương............................................................32
1.2.1. Về kinh tế...................................................................................................................32
Công tác phát triển kinh tế miền biển cũng đã có nhiều cố gắng, các cấp ủy huyện, xã đã đi

vào lãnh đạo các hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, tập trung khai thác mở rộng đồng muối.
Nghề cá cũng được chú trọng phát triển, hàng năm đánh bắt được khoảng 7.000 đến 8.000
tấn cá....................................................................................................................................38
1.2.2. Về chính trị.................................................................................................................38
1.2.3. Về quân sự..................................................................................................................42
1.2.4. Về văn hóa - giáo dục - y tế.......................................................................................46

Chương 2........................................................................................................51
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG NAM ĐỊNH.........................51
TRONG NHỮNG NĂM 1965 - 1975...........................................................51
2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và nhiệm vụ đặt ra cho quân dân Nam Định........................51
2.2. Xây dựng hậu phương................................................................................................53
2.2.1. Về kinh tế...................................................................................................................53
2.2.2. Về chính trị.................................................................................................................57


2.2.3. Về quân sự..................................................................................................................63
2.2.4. Về văn hóa - giáo dục - y tế.......................................................................................67
2.3. Bảo vệ hậu phương....................................................................................................70
2.3.1. Quân dân Nam Định góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế
quốc Mỹ...............................................................................................................................70
2.3.2. Quân dân Nam Định góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc
Mỹ........................................................................................................................................83

Chương 3........................................................................................................91
NAM ĐỊNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG..........................91
3.1. Nam Định thực hiện nghĩa vụ hậu phương cùng quân dân miền Nam chống Mỹ giai
đoạn 1954 – 1965..............................................................................................................91
3.2. Hậu phương Nam Định góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ............................................................................................................................95

3.3. Hậu phương Nam Định góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
của đế quốc Mỹ...............................................................................................................101
3.4. Góp sức cùng cả nước giải phóng và thống nhất đất nước......................................104

KẾT LUẬN..................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................120
PHỤ LỤC.........................................................................................................1

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Kí hiệu chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt


BCH

Ban chấp hành

BCHTƯ

Ban chấp hành trung ương



Trung ương

ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt nam


TU

Tỉnh ủy

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Nxb

Nhà xuất bản


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh đầy hy sinh và gian
khổ của dân tộc đã kết thúc thắng lợi, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ
và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975).
Thắng lợi vĩ đại đó của toàn thể dân tộc đã và đang là một hướng nghiên cứu
hấp dẫn đối với sử học. Ngoài bình diện chung của cả nước thì ở góc độ của
mỗi địa phương cũng đã được chú ý nghiên cứu, bởi mỗi địa phương là một
bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc.
Do vị trí chiến lược trọng yếu và điều kiện tự nhiên riêng của mình,
Nam Định được xác định là một căn cứ, hậu phương vững chắc trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng chung sức với quân dân miền Bắc,
nhân dân Nam Định hăng hái thi đua sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại của Mỹ, nhằm xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ
nghĩa vững chắc và lớn mạnh. Chi viện to lớn về người và của cho tiền tuyến
miền Nam, góp phần cùng quân dân miền Nam đánh bại đế quốc Mỹ xâm
lược. Do đó đề tài sẽ giúp lý giải một cách khoa học rằng, tại sao phải đối đầu
với đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quốc phòng lớn mạnh, quân đội, vũ khí
hiện đại nhưng dân tộc ta vẫn giành được thắng lợi? Trong những nguyên
nhân làm nên thắng lợi này có vai trò quyết định của hậu phương miền Bắc
nói chung, hậu phương Nam Định nói riêng.
Thế nhưng, cho đến nay chưa có công trình nào mang tính chất chuyên
khảo về hậu phương Nam Định dưới góc độ lịch sử. Rút ra bài học kinh
nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay khi Đảng và Nhà
nước đã nhấn mạnh đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.


2
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Hậu phương Nam
Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” làm đề tài Luận
văn cao học Thạc sĩ ngành Lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên cơ sở các tài liệu đề cập đến Lịch sử Việt Nam giai đoạn (19541975) gián tiếp có liên quan đến đề tài như: “Chiến tranh cách mạng Việt
Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học” của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh
trực thuộc Bộ chính trị (2000), hay các tập sách tổng kết lại lịch sử cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc do Bộ quốc phòng – Viện
lịch sử quân sự biên soạn như: “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1954 – 1975” đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản.
Những sách trên, đã khái quát một cách toàn diện cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước trên phạm vi cả nước, khắc họa hậu phương miền Bắc trong những

năm tháng chống Mỹ. Và đương nhiên, hậu phương Nam Định cũng mang
những đặc điểm chung của hậu phương lớn miền Bắc, nhưng với vị trí và đặc
điểm riêng của mình, Nam Định lại có những đóng góp rất riêng trong việc
thực hiện nghĩa vụ hậu phương.
Đặc biệt, người viết còn tham khảo một số tài liệu có liên quan trực tiếp
đến đề tài như cuốn “Nam Định - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ 1945- 1975” của Đảng ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định
(1999). Trong cuốn này các tác giả liệt kê xen kẽ các sự kiện, các cuộc chiến
đấu của bộ đội địa phương, chủ lực và dân quân tự vệ trong hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và Mỹ ở địa phương… Tuy nhiên, các tác giả có phần
nghiêng về trình bày thành tích các trận đánh hơn là dựng lại một bức tranh
toàn diện lịch sử của cuộc chiến đấu. Gần đây nhất, năm 2001, Ban chấp hành
Đảng bộ Nam Định xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930 1975” cuốn sách cũng thiên về việc ghi lại những chặng đường lịch sử vẻ


3
vang của Đảng bộ Nam Định mà ít nêu được mối quan hệ giữa hậu phương
Nam Định đối với tiền tuyến miền Nam. Tuy vậy, các cuốn sách trên cũng
cung cấp nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy về các sự kiện, con số cụ thể
để người viết sử dụng nghiên cứu luận văn của mình, ngoài những công trình
kể trên hầu hết các huyện, các xã cũng đã viết lịch sử Đảng bộ của mình.
Một số chuyên đề, hội thảo đã được tổ chức như: Hội thảo Lịch sử
kháng chiến tỉnh Nam Định (1945 – 1975), chuyên đề Báo cáo về điều kiện tự
nhiên xã hội, lịch sử, văn hóa của mảnh đất và con người Nam Định, triển
lãm hội thảo hưởng ứng ngày Truyền thống thi đua yêu nước với chủ đề Bác
Hồ với quê hương Nam Hà... Đó là những tài liệu có liên quan đến địa
phương Nam Định trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngoài ra, còn có những bản hồi ức và những bản viết tay, những ghi
nhớ của những người trong cuộc tuy tản mạn nhưng có giá trị tham khảo góp
thêm nhiều sự kiện làm cho lịch sử sinh động hơn, tính nhân dân rõ nét hơn.

Các công trình tiêu biểu kể trên, có tác dụng gợi mở hướng nghiên cứu
và là cơ sở giúp người viết hoàn thành luận văn của mình. Trên cơ sở tiếp thu
có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các bậc thầy đi trước, người viết
đã định hướng nên nội dung luận văn và rút ra những đặc điểm riêng biệt của
hậu phương Nam Định trên bình diện chung của hậu phương lớn miền Bắc.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương Nam Định từ 1954 đến
1975.
- Nam Định thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền
Nam, góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
3.2. Nhiệm vụ


4
Trên cơ sở các nguồn tài liệu được sưu tầm, nghiên cứu, luận văn nhằm
giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Công cuộc xây dựng và củng cố hậu phương Nam Định trong những
năm 1954- 1964.
- Xây dựng và bảo vệ hậu phương Nam Định trong những năm 1965 –
1975.
- Nam Định thực hiện nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến lớn miền
Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước từ 1954 đến 1975.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung phản ánh những hoạt động xây
dựng, bảo vệ hậu phương, và sự đóng góp chi viện cho tiền tuyến miền Nam
của quân và dân Nam Định.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để phục vụ mục đích nghiên cứu và yêu cầu của đề tài, người viết đã
nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tư liệu:
- Tài liệu gốc: Gồm có các công văn, chỉ thị, báo cáo, nghị quyết của
Đảng bộ, Chính quyền có liên quan đến đề tài được lưu trữ tại các cơ quan
của Trung ương và địa phương…
- Tài liệu nghiên cứu: Các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu viết
về hậu phương trong chiến tranh cách mạng, các sách nghiên cứu viết về lịch
sử địa phương Nam Định.
- Tài liệu hồi cố: Các hồi ký, ghi chép của các nhà lãnh đạo trực tiếp
cách mạng Nam Định, của các nhân chứng lịch sử đã từng hoạt động cách
mạng ở địa phương.


5
- Ngoài các nguồn tài liệu thành văn còn có các tư liệu thu thập được
thông qua việc điền dã khảo sát từ các chứng tích lịch sử, các tài liệu hiện vật
và thực địa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tuân thủ theo các phương pháp chuyên ngành: phương pháp
lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra đề tài còn có sự kết hợp của các phương
pháp như: phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp, phỏng vấn,
điều tra làm sáng tỏ vấn đề trình bày.
5. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn công cuộc xây dựng và sự đóng góp của nhân dân Nam
Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nó chứng minh địa
phương Nam Định ngoài mang những đặc điểm chung của hậu phương lớn
miền Bắc, Nam Định còn có những đặc điểm riêng thể hiện sự phong phú, sâu
sắc của cách mạng địa phương và đóng góp cho tiền tuyến. Luận văn dựng lại

một bức tranh trung thực, sinh động một thời kỳ lịch sử hào hùng của quân và
dân Nam Định. Từ đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê
hương cho thế hệ trẻ.
- Luận văn còn có thể bổ sung tài liệu cho việc nghiên cứu về kháng
chiến chống Mỹ của toàn dân tộc nói chung và của nhân dân Nam Định nói
riêng. Rút ra bài học kinh nghiệm từ lịch sử đấu tranh chống Mỹ, những kinh
nghiệm trong xây dựng và bảo vệ hậu phương, xây dựng quân đội, công tác
chi viện cho tiền tuyến, vận dụng cho công cuộc đổi mới ngày nay để xây
dựng địa phương Nam Định trong tình hình mới nhằm thực hiện tốt hai nhiệm
vụ chiến lược của Đảng là: Xây dựng Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
- Luận văn là tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch sử địa
phương.


6
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương.
Chương 1. Hậu phương Nam Định trong giai đoạn 1954 – 1964
Chương 2. Xây dựng và bảo vệ hậu phương Nam Định trong những
năm 1965 – 1975
Chương 3. Nam Định thực hiện nghĩa vụ hậu phương


7
NỘI DUNG
Chương 1
HẬU PHƯƠNG NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1964
1.1. Sự ra đời hậu phương Nam Định
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội Nam Định

1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nam Định là tỉnh nằm ở phần nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp
tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình,
phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ. Toàn bộ đất đai của tỉnh nằm trong khoảng từ
19,57 đến 20,12 độ vĩ bắc và từ 105,32 đến 106,05 độ kinh đông, rộng chừng
1.671,6 ki-lô-mét vuông, có độ cao tương ứng giảm dần từ tây bắc xuống
đông nam.
Nam Định là mảnh đất nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn: sông Hồng và
sông Đáy. Sông Hồng phía đông bắc của tỉnh làm thành ranh giới tự nhiên
ngăn chia địa giới giữa Nam Định và Thái Bình. Đây là dòng sông chiếm giữ
vai trò rất quan trọng cả về kinh tế và quân sự ở miền Bắc nói chung và đối
với Nam Định nói riêng. Sông Đáy chạy qua phía tây của tỉnh, làm thành ranh
giới tự nhiên ngăn chia địa giới giữa Nam Định và Ninh Bình. Sông Đào ngăn
chia hai vùng nam bắc trong tỉnh. Sông Ninh Cơ, sông Sò là giới hạn giữa các
huyện trong tỉnh. Phía Nam tỉnh Nam Định có bờ biển dài. Mấy nghìn năm
trước đây, vùng đất này còn chìm dưới nước biển. Lượng phù sa lớn theo
dòng chảy các con sông Hồng, sông Đáy bị các dãy đồi núi thuộc Ý Yên và
Vụ Bản chắn giữa làm cho lắng đọng và dồn tụ ngày càng nhiều. Theo tài liệu
khảo cổ học và sử học thì cuối thời Vua Hùng thứ 18, các bộ tộc Văn Lang
đẩy nhanh việc khai thác vùng đất mới bồi ven sông Hồng. Các di chỉ khảo cổ
học tìm được ở núi Lê, xã Tam Thanh và núi Hổ, xã Liên Minh huyện Vụ
Bản cho thấy vùng đất xung quanh các dãy núi này đã có người Việt cổ đến


8
khai thác từ sơ kỳ thời đại kim khí. Cho đến đầu công nguyên, nhiều nhóm cư
dân Việt cổ từ vùng trung du thuộc các tỉnh phía tây và phía bắc kéo xuống
phía nam, là vùng đất thấp đã được tổ chức khai khẩn, đào đất đắp đê, khắc
phục trở ngại của thiên nhiên, hình thành nên các cánh đồng và xóm làng….
Nhiều thế kỷ tiếp theo, người dân nơi đây vừa chống chọi với thiên

nhiên vừa đấu tranh với các thế lực áp bức xâm lược để mở mang bờ cõi và
xây dựng quê hương bản quán của mình.
Thời nhà Lý trị vì đất nước, miền đất Nam Định nằm trong lộ Hải
Thanh và lộ Hoàng Giang. Cuối triều Lý, nhiều người thuộc dòng họ Trần ở
làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng (nay thuộc địa phận thành phố Nam Định) đã
tham gia triều chính.
Năm 1225, Trần Cảnh bấy giờ đang giữ chức vụ Chi hậu chính, Chi
ứng cục hậu cần đã kết duyên với Lý Chiêu Hoàng – vị vua cuối cùng của
triều Lý. Ngày 12 tháng Chạp năm Ất Dậu (tức ngày 11- 1- 1226), Lý Chiêu
Hoàng chính thức nhường ngôi hoàng đế cho chồng. Trần Cảnh lên làm vua
với hiệu là Trần Thái Tông. Từ năm 1239, ông cho xây dựng tại hương Tức
Mặc nhiều cung điện và nhà cửa cho nhà Vua. Năm 1242, triều Trần đã chia
nước thành 12 lộ, đặt quan chức, duyệt kê hộ khẩu đến từng đơn vị xã; đặt ra
các chức đồn điền chánh sứ, phó sứ nhằm đôn đốc khẩn hoang và cày cấy.
Năm 1262, hương Tức Mặc được đổi thành phủ Thiên Trường, thuộc lộ Thiên
Trường. Trong suốt 175 năm trị vì đất nước, các Thái Thượng Hoàng và các
vị vua Trần kế nghiệp đều lui về cố hương Tức Mặc – phủ Thiên Trường tĩnh
dưỡng. Nơi đây được quan tâm phát triển, thực sự trở thành kinh đô thứ hai
của nước Đại Việt trong thế kỷ XIII và XIV.
Thời nhà Hậu Lê, dưới triều vua Lê Thánh Tông, vùng đất Nam Định
thuộc thừa tuyên Sơn Nam, sau đổi là xứ Sơn Nam. Năm 1741, Lê Cảnh


9
Hưng tách Sơn Nam làm hai. Phần đất có Nam Định và Thái Bình ngày nay
gọi là lộ Sơn Nam Hạ.
Dưới triều Nguyễn, các dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ và Nguyễn
Chánh thừa lệnh Triều đình đã chiêu mộ dân lấn biển, mở đường, đào kênh
mương, lập làng. Đầu triều Nguyễn, Nam Định thuộc xứ Sơn Nam Hạ sau đổi
thành trấn Sơn Nam Hạ, đến năm Minh Mệnh thứ XI đổi là Nam Định, có 4

phủ, 18 huyện (bao gồm cả phần đất tỉnh Thái Bình). Năm 1890, Toàn quyền
Ðông Dương đã ra Nghị định tách vùng đất phía tả ngạn sông Hồng ra thành
lập tỉnh Thái Bình. Vùng đất còn lại ở hữu ngạn sông Hồng đến giáp sông
Đáy chạy xuôi ra phía biển và hàng năm được bồi lấn thêm ra biển hàng trăm
héc- ta đất, được đặt tên là tỉnh Nam Định.
Nam Định là tỉnh cửa ngõ đồng bằng Bắc Bộ. Đây là vùng đất có sông
biển bao bọc, có địa hình đa dạng với nhiều đường giao thông thủy bộ quan
trọng.
Nhìn tổng thể, đại bộ phận miền đất phía bắc của tỉnh là vùng đồng
chiêm trũng. Bên cạnh những cánh đồng ngập nước vào mùa nước lại nổi lên
các dãy đồi núi cao như: Phương Nhi, Ngô Xá, Già, Ngăm, Tiên Hương,
Báng, Lê Xá, Gôi, Hổ Sơn. Những dãy đồi núi này có độ cao trung bình từ 40
mét đến 75 mét. Xung quanh các dãy núi đồi kể trên là làng xóm xen với
những cánh đồng lúa, đồng màu tương đối bằng phẳng. Đồi núi ở phía trên,
phía dưới có dòng chảy của khe ngòi liền kề tạo nên cảnh non nước hữu tình.
Non Côi - sông Vị bao đời nay đã trở thành biểu tượng của Nam Định mà cả
nước đều biết đến.
Tại phần đất phía nam của tỉnh được phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi
đắp nên địa hình tương đối bằng phẳng, phì nhiêu. Phần lớn làng mạc xen kẽ
đồng lúa. Nhiều sông ngòi kênh mương ngang dọc phục vụ cho sản xuất và đi
lại. Được thiên nhiên ưu đãi nhưng đó cũng là công sức, mồ hôi, nước mắt và


10
cả xương máu của các thế hệ con người Nam Định trong việc quai đê, ngăn
mặn, khai phá sông ngòi, tiêu, tưới nước, vượt thổ tạo nên vùng đồng quê trù
phú, mở ấp, lập làng. Cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên ở đây là bản anh
hùng ca của nhiều thế hệ con người kế tiếp nhau. Mảnh đất này ngày càng mở
rộng bao nhiêu thì càng thu hút con người nơi khác đến đây lập nghiệp bấy
nhiêu. Họ đã hình thành một cộng đồng có chung mục đích và ý chí, đó là

đoàn kết, hợp sức nhau lại giành giật với thiên nhiên những sản phẩm nuôi
sống con người. Sự đoàn kết này đã tạo thành nét đẹp truyền thống giàu tính
nhân văn ở các làng xã và liên tục phát triển cho đến ngày nay.
Bờ biển Nam Định dài 72 ki-lô-mét, bị chia cắt bởi 4 cửa sông lớn Ba
Lạt và Hà Nạn huyện Giao Thủy, Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu, cửa Đáy
thuộc huyện Nghĩa Hưng. Dọc bờ biển có nhiều bãi cát, có các khu vực làm
muối thuộc các huyện Giao Thủy và huyện Hải Hậu.
Nam Định là vùng có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng.
Đường 21, dài 45 ki-lô-mét, chạy từ bờ biển Văn Lý ngược lên qua các thị
trấn Cồn, Yên Định, huyện lỵ Hải Hậu; vượt bến phà Lạc Quần tới thị trấn Cổ
Lễ huyện lỵ Trực Ninh, qua bến Đò Quan vào thành phố Nam Định, vượt thị
trấn huyện Mỹ Lộc đến địa phận tỉnh Hà Nam gặp đường số 1 ở thị xã Phủ
Lý. Đây là con đường độc nhất nối Hà Nội với Nam Định.
Đường số 55 dài 55 ki-lô-mét chạy từ bờ biển Nghĩa Phúc huyện Nghĩa
Hưng qua thị trấn Đông Bình lên thị trấn Liễu Đề - huyện Nghĩa Hưng, qua
huyện lỵ Nam Trực ở chợ Chùa rồi nối với đường 21 tại Đò Quan để vào
thành phố Nam Định.
Đường số 10 từ Thái Bình qua thành phố Nam Định nối với thị xã Ninh
Bình ở phía tây nam, dài gần 40 ki-lô-mét. Đường 10 là tuyến đường chiến
lược phía nam đồng bằng Bắc Bộ.
1.1.1.2. Điều kiện xã hội


11
Nam Định là tỉnh đông dân. Cuối năm 1945, dân số Nam Định hơn 80
vạn người, năm 1959 có 1.027.385 người, năm 1997 có 1.927.000 người [49;
18]. Hiện nay, mật độ trung bình là 1.141 người trên 1 ki-lô-mét vuông. Dân
số chủ yếu là người Kinh, trong đó có trên 22 vạn người theo đạo Thiên Chúa.
Đa số giáo dân tập trung ở các huyện ven biển. Hệ thống nhà thờ Thiên Chúa
giáo ở Nam Định được xây dựng kiên cố, thành từng tuyến, thường được đặt

những nơi hiểm yếu.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, nhiều nhà xứ và tòa giám mục ở Nam Định bị bọn
phản động đội lốt hoặc lợi dụng tôn giáo trú náu để vạch kế hoạch thành lập
cái gọi là “tỉnh Công giáo tự trị”, phục vụ cho đế quốc thực hành chính sách
“dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”…
Như thế, tình hình tôn giáo ở Nam Định từng có thời rất phức tạp do
âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù hòng chia rẽ lương – giáo, phục vụ cho mục
đích xâm lược của chúng.
Nhân dân Nam Định có 90 phần trăm dân số làm nghề nông. Đất đai
trồng trọt ở đây phần lớn phì nhiêu dễ canh tác. Hàng năm Nam Định có thể
sản xuất một khối lượng lương thực chiếm hơn 1 phần 10 tổng sản lượng
lương thực của toàn miền Bắc với nhiều giống lúa quý cho sản lượng và chất
lượng cao…
Nam Định có nguồn lợi thiên nhiên lớn về cá biển và muối. Hàng năm,
các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng có thể đánh bắt trung bình gần
10.000 tấn cá, tôm và hàng nghìn tấn thủy hải sản khác, sản xuất hơn 70.000
tấn muối.
Nam Định có nhiều nghề truyền thống và thủ công tinh xảo, nổi tiếng
như nghề nước mắm ở Sa Châu (Giao Thủy), dệt tơ lụa ở Báo Đáp (Nam
Trực), Dịch Diệp, Phương Để (Trực Ninh), nghề rèn ở Vân Tràng (Nam


12
Trực), nghề đúc ở Tống Xá (Ý Yên), nghề mộc và chạm khắc gỗ ở La Xuyên
(Ý Yên)…
Thành phố Nam Định, trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh,
rộng 53,3 ki-lô-mét vuông với dân số năm 1946 là 60 nghìn người, đến năm
2010 có trên 200 nghìn. Từ năm 1898, dưới tác động của chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp, thành phố Nam Định trở thành thành phố công

nghiệp nhẹ với một số xí nghiệp Sợi, Tơ, Điện, Nước, máy Chiếu, máy Chai,
máy Rượu do chủ tư bản Pháp nắm giữ; trong đó nhà máy Dệt sợi có quy mô
lớn nhất. Năm 1939, nhà máy có tới 14 nghìn công nhân, đây đã từng là nhà
máy dệt lớn nhất Đông Dương. Sự ra đời của nhà máy đã tạo điều kiện cho
phong trào cách mạng trong giai cấp công nhân của tỉnh hình thành và lớn
mạnh không ngừng.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà máy Dệt
ngừng hoạt động. Nhưng để đáp ứng yêu cầu may mặc của nhân dân, 10
nghìn khung cửi dệt tay đã thay thế và kịp thời sản xuất hơn 10 triệu thước
vải. Đồng thời nghề rèn, nghề đúc chuyển sang xây dựng các công binh
xưởng sản xuất, sửa chữa vũ khí. Từ đó, hàng trăm tấn vũ khí đạn dược các
loại đã được sản xuất, sửa chữa, cung cấp kịp thời cho cuộc chiến đấu của
quân và dân ta.
Người Nam Định từ xa xưa đã thông minh, tài trí, tạo lập nên truyền
thống tốt đẹp của quê hương và có những đóng góp quan trọng vào nền văn
hiến của đất nước. Những hình ảnh đua thuyền, đấu vật, đấu giáo, dùng giáo
đâm hổ báo đã được ghi lại trên mặt trống đồng Côi Sơn (Vụ Bản) hoặc trên
các bức phù điêu, các hình chạm khắc ở đền Trần, đình Đệ Tam (ngoại thành
Nam Định), tam quan chùa Cự Trữ (Trực Ninh) và nhiều nơi khác. Truyền
thống văn hiến đất Nam Định còn được chứng tỏ bởi nhiều danh nhân qua các
triều đại. Như thời Lý, Nam Định có hai bậc đại thiền sư là Dương Không Lộ


13
và Nguyễn Giác Hải uyên thâm giáo lý, nổi tiếng về thi ca và là những danh y
có tài. Trong lịch sử Nam Định là tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu
học của cả nước. Mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích của triều Trần,
cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Thời Trần có tới 128 vị
đại khoa là người đất Nam Định và Hà Nam. Trong đó có trạng nguyên
Nguyễn Hiền (1234 - 1255) người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ

Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông
thi đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch
sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16
(1247) thời vua Trần Thái Tông.
Thời nhà Lê có trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441–1496), còn gọi
là Trạng Lường sinh tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam
(nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Là
một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ. Ông đỗ trạng
nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm.
Trong các khoa thi thế kỷ XIX, làng Hành Thiện là nơi có nhiều người
đỗ đạt cao. Tính riêng con số những người thi đỗ đạt, thậm chí ở đây còn
nhiều hơn cả tổng số các tỉnh Nam Kỳ cộng lại. Dưới thời Nguyễn, nho sư –
tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh quê ở Ý Yên còn được cử làm Tế tửu Quốc Tử
Giám.
1.1.1.3. Truyền thống đấu tranh
Nam Định chứa đựng trong mình dòng máu lịch sử kiên cường, là đất
có truyền thống thượng võ. Từ những năm đầu công nguyên, nhân dân nhiều
nơi trong tỉnh đã đứng dưới cờ nghĩa Hai Bà Trưng đánh quân xâm lược. Đền
thờ ghi công Thục Côn công chúa ở xã Lộc Vượng thành phố Nam Định còn
lại đến ngày nay đã là một trong số những dẫn dụ về sự tham gia của nhân
dân Nam Định vào phong trào khởi nghĩa Hai Bà Trưng.


14
Những năm 776 – 779, Phùng Hưng đã lấy các huyện Đại An, Ý Yên
làm căn cứ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường (Trung Quốc).
Thời vua Đinh Tiên Hoàng, tướng quân Trần Lãm – bố nuôi của Đinh
Bộ Lĩnh là người đất Giao Thủy đã giữ vững cửa biển Kỳ Bố và lập nhiều
chiến công giữ nước, được triều đình phong tặng “Phụ lục quốc chính Thượng
Công”.

Năm 1258, quân Nguyên mượn cớ đánh Chăm Pa để điều động quân sĩ
đánh Đại Việt. Vua Trần Thái Tông và thái sư Trần Thủ Độ đã lãnh đạo nhân
dân đánh giặc. Thực hiện kế “vườn không nhà trống” cho giặc ở tạm Thăng
Long có 9 ngày, sau đó kéo đại quân ra tiêu diệt.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, vua Trần
Nhân Tông đã giao Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết
chế thống lĩnh toàn bộ quân đội đánh giặc. Theo lệnh của Trần Quốc Tuấn,
các đơn vị chủ lực được phân bố về các vị trí chiến đấu. Thanh niên các xóm
làng tự vũ trang lập thành các đội dân binh để bảo vệ quê hương và phối hợp
với quân đội triều đình… Toàn dân sẵn sàng thực hiện kế “vườn không nhà
trống”… khi giặc kéo đến quê nhà, phải liều chết mà đánh… không được đầu
hàng.
Trước thế mạnh ban đầu của địch, quân ta thực hiện kế rút lui chiến
lược về Thiên Trường để củng cố và bổ sung lực lượng. Tại Hoàng Khu trại
(nay là thôn Phú Thôn xã Tân Khánh huyện Vụ Bản), Đô Giám Đại phu,
tướng công Trần Chấn, dòng dõi hoàng tộc, cháu ngoại của làng đã tuyển
chọn 24 chàng trai khỏe mạnh của 10 dòng họ trong làng làm đội quân gia
thần thủ túc theo ông đi đánh giặc (1). Nhà vua phong ông làm Đô thống Đại
tướng quân. Cùng với Quốc Công Tiết chế Trần Quốc Tuấn, ông là người có
1()

. Ngọc phả có chép về Đức Trấn quốc Đại vương Trần Chấn – được chép vào năm
1572, bản dịch được dịch năm 1998, hiện đang lưu giữ tại đình làng Phú Thôn, xã Tân Khánh,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Người viết khi điền dã thực địa đã ghé qua.


15
công trong việc thực hành cuộc hành binh đầy mưu trí, lừa giặc, buộc chúng
phải phân tán lực lượng và bị sa lầy do không tìm được đối phương để tiêu
diệt. Và khi thời cơ lớn xuất hiện, quân ta mở cuộc tập kích chiến lược đánh

bại nửa triệu quân Nguyên vào tháng 6 năm 1285.
Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên lại chia làm ba đạo đánh vào nước
ta. Nhưng ngay trận đầu, bọn xâm lược đã bị tiêu diệt lớn ở Vân Đồn. Khi
tiến vào chiếm thành Thăng Long, chúng lại gặp cảnh vườn không nhà trống
và liên tục bị vây hãm. Tháng 3 năm 1288, Thoát Hoan ra lệnh rút lui. Đầu
tháng 5 năm 1288, toàn bộ quân địch rút theo đường thủy bị chôn vùi tại sông
Bạch Đằng. Toán quân bộ rút theo đường Lạng Sơn cũng bị thất bại nặng nề.
Thoát Hoan phải mở đường máu mới thoát chết. Thắng lợi vĩ đại của cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên của nước Đại Việt vào thế kỷ XIII có công
lao to lớn của con em nhân dân tỉnh Nam Định.
Quân Minh xâm lược nước ta, chúng kéo đến vùng đất Nam Định,
người đàn bà làng Ngọc Chuế, xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên đã có nhiều mưu
kế giúp nghĩa quân Lam Sơn tập kích thành Cổ Lộng thuộc xã Yên Thọ, diệt
nhiều tên xâm lược. Bà được vua Lê phong là Kiến quốc Phu nhân.
Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, Đốc học Nam Định là
Phạm Văn Nghị đã dâng tấu “Trà Sơn kháng sở”, xin tổ chức một đội quân
tình nguyện vào Nam chống quân Pháp xâm lược.
Năm 1860, đoàn quân 65 người do Phạm Văn Nghị chỉ huy tuy chưa
trực tiếp đánh địch nhưng đã biểu lộ khí phách kiên cường của người Nam
Định trước họa xâm lăng.
Năm 1873, giặc Pháp đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất. Đốc
học Phạm Văn Nghị trong khi phòng giữ bờ biển đã chỉ huy quân sĩ nã phát
súng thần công đầu tiên vào tàu giặc khi chúng đang theo sông Đáy vào đến
ngã ba Độc Bộ. Lúc thành phố Nam Định thất thủ, Phạm Văn Nghị chiêu mộ


16
được 7 nghìn nghĩa sĩ xây dựng căn cứ ở vùng Ý Yên, Phong Doanh, Thanh
Liêm, tiếp tục chiến đấu.
Giặc Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, chính sách đô hộ của chúng đã

thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của quân dân ta ở nhiều nơi. Những cuộc nổi
dậy của Võ Đức Huy (Vụ Bản), Hoàng Văn Tuấn (Ý Yên), đội Võ (Giao
Thủy)… đã làm cho quân giặc ăn không ngon, ngủ không yên. Lòng yêu quê
hương đất nước của quân dân Nam Định từ đây càng được nhân lên và sáng
mãi.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài về sau, cũng như nhiều nơi
trong cả nước, các cuộc khởi nghĩa nổi dậy nhỏ lẻ, tự phát của quân dân Nam
Định đều bị thực dân Pháp dập tắt.
Sự thống trị của chế độ thực dân Pháp làm cho Nam Định có sự phân
hóa sâu sắc cả về kinh tế và chính trị.
Từ năm 1909 trở đi, công nhân dệt, sợi, tơ Nam Định đã liên tục đấu
tranh đòi giảm giờ làm, phản đối khám xét xúc phạm nữ công nhân, chống
bọn chủ ép chụp ảnh làm thẻ căn cước, chống đuổi việc và đối xử hà khắc đối
với những người làm công trong các phân xưởng, xí nghiệp… Thông qua các
cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, xã hội, ý thức tập thể của đội ngũ công
nhân Nam Định tăng dần.
Ngày 30 tháng 4 năm 1925, cuộc đấu tranh của hơn 2.500 công nhân
nhà máy sợi Nam Định phản đối chủ sa thải 300 anh chị em công nhân đã
tham gia đấu tranh trước đó và đòi tăng lương, giảm giờ làm. Trước khí thế
đấu tranh của những người thợ, bọn chủ phải nhượng bộ.
Năm 1925, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời. Tháng
9 năm 1927, tỉnh bộ lâm thời Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Nam Định
được thành lập. Cuốn “Đường cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc được đồng
chí Nguyễn Lương Bằng đưa từ nước ngoài về trao cho đồng chí Nguyễn


17
Công Hoan – Bí thư Tỉnh bộ. Nhờ đó lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin ngày
càng được truyền bá sâu rộng trong hội viên thanh niên, học sinh và các tầng
lớp yêu nước khác. Hơn hai năm sau, hội viên Việt Nam cách mạng thanh

niên trong tỉnh đã lên tới hàng trăm người.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thống nhất
lại thành Đảng Cộng sản Viêt Nam, sau gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương
và Tỉnh bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Nam Định cũng được đổi
thành Tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Nam Định.
Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng ở địa phương, phong trào đấu
tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân dâng lên không ngừng. Từ ngày
17 tháng 8 đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Nam Định, các lực lượng chính trị, vũ trang tuyên truyền của tỉnh từ thành
phố đến các huyện, xã đã kịp thời nắm bắt thời cơ, chủ động, tổ chức tốt lực
lượng lòng cốt, vận động lôi cuốn hàng nghìn quần chúng nhân dân đứng lên
khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm
1945 giành chính quyền trên quê hương Nam Định khẳng định truyền thống
yêu nước bất khuất của người dân Nam Định luôn luôn được giữ gìn và phát
huy trong mọi hoàn cảnh.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946 1954), Nam Định là địa bàn đông người nhiều của, bị giặc chiếm đóng, chia
rẽ lương – giáo, nhưng trong mọi hoàn cảnh, các tầng lớp nhân dân Nam Định
luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng từng bước phát triển lực lượng, đoàn
kết nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp tạo nên nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ quân và dân Nam
Định tiếp tục tiến lên giành nhiều chiến công to lớn, khi đất nước đấu tranh
chống xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân Nam Định lại kế tục truyền thống
yêu nước và cách mạng của cha ông trong lịch sử, ra sức xây dựng và bảo vệ


18
quê hương để Nam Định trở thành hậu phương vững chắc của cuộc kháng
chiến, đảm bảo chi viện tối đa sức người sức của cho tiền tuyến đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược.
1.1.2. Nam Định trở thành hậu phương của cuộc kháng chiến

chống Mỹ
1.1.2.1. Lý luận về xây dựng hậu phương
Khi nghiên cứu đường lối chiến lược cho một cuộc chiến tranh, các
chiến lược gia luôn nhận thấy rằng hậu phương là một điều kiện không thể
thiếu nếu muốn giành thắng lợi. Không thể tiến hành chiến tranh nếu không
có hậu phương. Hậu phương có một vai trò to lớn trong các cuộc chiến tranh,
dù đó là chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa. Khi bàn về chiến tranh cách
mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Muốn tiến hành chiến tranh một
cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc”. Hậu phương
và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền
tuyến mạnh. Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và
tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương củng cố và xây dựng. Ngược lại, việc
xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền
tuyến.
Có thể nói, hậu phương có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến tranh.
Hậu phương được hiểu là “vùng lãnh thổ và dân cư của một bên tham chiến,
không có hoặc ít có chiến sự, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh;
nơi có điều kiện duy trì sinh hoạt về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa… và huy động các nguồn lực cho tiền tuyến, cùng với tiền tuyến tạo
thành không gian chiến tranh”. [63; 453].
Hậu phương của chiến tranh có các cấp độ khác nhau, có hậu phương
chiến lược, có hậu phương tại chỗ, có những căn cứ du kích. Có khi lực lượng
cách mạng chưa có một vùng đất để làm căn cứ nhưng họ lại có một hậu


19
phương vững chắc đó là lòng dân. Dân bao bọc, chở che nhờ đó mà lực lượng
cách mạng phát triển, cách mạng có điều kiện giành đất tạo nên những căn cứ
hậu phương. Nhưng xét trên ý nghĩa bao quát nhất, lực lượng cách mạng
muốn chiến thắng kẻ địch trong chiến tranh nhất định phải có một hậu

phương chiến lược. Khẳng định vai trò to lớn của hậu phương, J.V.Xtalin
viết: “Không có quân đội nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc
mà chiến thắng được (cố nhiên là chúng ta nói một cuộc chiến thắng bền vững
lâu dài). Hậu phương có một tầm quan trọng bậc nhất với tiền tuyến. Chính
hậu phương và chỉ có hậu phương mới cung cấp cho tiền tuyến chẳng những
nhu cầu đủ mọi loại, mà còn cả binh lính, cả tình cảm lẫn tư tưởng nữa. Hậu
phương không vững chắc, nhất định sẽ biến những đội quân ưu tú nhất và cố
kết nhất thành một đám quần chúng không vững vàng và hèn yếu”. [65; 369].
Có hậu phương vững mạnh tức là có nguồn cung cấp sức người, sức
của cho tiền tuyến; có hậu phương vững mạnh tức là có nguồn sức mạnh
tinh thần cho người chiến sĩ ngoài mặt trận. Ngược lại, nếu hậu phương
không vững chắc sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và khả năng chiến đấu của
quân đội. J.V.Xtalin khi viết về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên
Xô đã từng khẳng định: “Một quân đội không có hậu phương vững chắc thì
thế nào? Chẳng đáng kể gì hết. Những đội quân lớn nhất, những đội quân
được trang bị tốt nhất thường tan rã và tiêu tan chỉ vì không có hậu phương
vững chắc, không có sự đồng tình, ủng hộ của hậu phương, của nhân dân
lao động”.
Việt Nam, một đất nước phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược. Hơn ai hết chúng ta hiểu rõ vai trò của hậu phương trong
chiến tranh. Đặc biệt từ khi Đảng ra đời, tiếp thu lý luận Mác- Lênin, chúng ta
đã biết rằng: muốn chiến thắng, nhất là chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh
hơn chúng ta rất nhiều lần, trước hết chúng ta phải có một hậu phương vững


20
chắc, chúng ta không thể tay không mà đánh giặc, nhịn đói mặc rét chống
giặc trong sự thiếu thốn vũ khí. Vấn đề xây dựng hậu phương lớn, căn cứ địa
vững chắc phục vụ cho tiền tuyến lớn luôn luôn được sự quan tâm, chú ý của
Đảng ta. Cũng chính vì ý thức được vị trí của một hậu phương lớn, nên sau

khi giành được độc lập năm 1945, trước sự quay trở lại xâm lược nước ta của
thực dân Pháp, Đảng và Bác Hồ đã tiến hành ký kết “Hiệp định sơ bộ 6-31946” và “Tạm ước 14-9-1946” để có thêm thời gian khắc phục khó khăn
trước mắt, ổn định cuộc sống cho nhân dân, khôi phục sản suất, chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến lâu dài.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến
tranh chính nghĩa, để giành lại nền tự do, độc lập và đem lại hạnh phúc cho
nhân dân, vì vậy nó nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và của các
lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã đoàn kết một lòng, anh dũng
chiến đấu cùng với sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế
giới, dân tộc ta đã làm nên chiến thắng lẫy lừng. Làm nên chiến thắng oanh
liệt ấy chúng ta không thể không nói tới một vai trò vô cùng quan trọng đó
chính là vai trò của hậu phương miền Bắc. Sau khi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam trở thành căn cứ địa của cả
nước, một quốc gia có chủ quyền, có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên
thế giới. Miền Bắc được xây dựng từng bước lên chủ nghĩa xã hội, có nhiệm
vụ làm hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam.
Từ năm 1965, miền Bắc còn là tiền tuyến trực tiếp chống chiến tranh phá hoại
của giặc Mỹ. Trong bom đạn, nhân dân miền Bắc vừa giáng trả đích đáng các
chiến dịch có mục đích hủy diệt của không quân và hải quân Mỹ, vừa tiếp tục
xây dựng CNXH trong thời chiến, đồng thời thắt lưng buộc bụng để chi viện
cho miền Nam ruột thịt với mức độ cao nhất. Vai trò của miền Bắc XHCN


×