Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Lịch sử văn hóa dòng họ nguyễn trọng (xã nam trung, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XV đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 130 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

NGUYN TRNG TRNG

lịch sử - văn hóa dòng họ nguyễn trọng
(xã nam trung, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an)
từ thế kỷ xv đến 2014

LUN VN THC S KHOA HC LCH S

NGH AN - 2015


B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

NGUYN TRNG TRNG

lịch sử - văn hóa dòng họ nguyễn trọng
(xã nam trung, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an)
từ thế kỷ xv đến 2014

Chuyờn ngnh: Lch s Vit Nam
Mó s: 60.22.03.13

LUN VN THC S KHOA HC LCH S

Ngi hng dn khoa hc:

TS. NG NH THNG



NGH AN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn như là lời cảm ơn chân thành nhất của tác giả gửi
tới TS. Đặng Như Thường vì sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, chu đáo của
cô trong suốt thời gian qua. Đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo khoa Sau Đại học, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh đã tạo
điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hỗ trợ khi tiến hành đề tài.
Qua đây cũng cho tác giả gửi lời tri ân, cảm tạ đến Ban Liên lạc dòng
họ Nguyễn Trọng, bác Nguyễn Trọng Phác, bác Nguyễn Trọng Điềm, bác
Nguyễn Trọng Hồng, bác Đào Tam Tỉnh, chú Nguyễn Trọng Nghĩa, Thư viện
Nghệ An, Thư viện Viện Hán nôm Hà Nội, Thư viện trường Đại học Vinh,
UBND xã Nam Trung đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận
văn này.
Tác giả cũng đặc biệt cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
luôn giúp đỡ, ủng hộ tác giả trong suốt những năm qua.
Xin tỏ lòng thành kính !
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Trọng Tráng


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài.......................................................................................5
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................7
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................9

4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................10
5.Đóng góp của luận văn............................................................................12
6.Bố cục của luận văn................................................................................12
NỘI DUNG................................................................................................13
CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG
HỌ NGUYỄN TRỌNG Ở XÃ NAM TRUNG, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH
NGHỆ AN TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN 2014........................................................13
1.1.Vài nét về quê hương dòng họ Nguyễn Trọng................................13
1.1.3.Những dòng họ tiêu biểu ở Nam Trung..............................27
1.2. Sự phát triển của dòng họ Nguyễn Trọng (thế kỷ XV đến năm
2014)................................................................................................................32
1.2.1. Nguồn gốc dòng họ...............................................................32
1.2.2. Sự phát triển của dòng họ Nguyễn Trọng..........................33
CHƯƠNG 2 VĂN HÓA DÒNG HỌ NGUYỄN TRỌNG Ở XÃ NAM
TRUNG, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN.........................................43
2.1. Gia phong dòng họ Nguyễn Trọng.................................................43
2.2. Truyền thống hiếu học, khoa bảng.................................................51
2.3. Truyền thống trung quân ái quốc...................................................54
2.4.Các nghề truyền thống....................................................................57
2.5. Di sản văn hóa................................................................................59
2.5.1. Đình làng...............................................................................59


5
2.5.2. Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Trọng [76]..............................67
2.5.3. Sự nghiệp trước tác của dòng họ Nguyễn Trọng..............70
CHƯƠNG 3 NHỮNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU CỦA DÒNG HỌ
NGUYỄN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC.......................................76
3.1. Nguyễn Trọng Thường...................................................................76
3.2. Nguyễn Trọng Đang.......................................................................80

3.3. Nguyễn Đường...............................................................................82
3.4. Nguyễn Trọng Võ..........................................................................85
3.5. Trần Quốc Hoàn.............................................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................105
PHỤ LỤC.................................................................................................110
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết
nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang
nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” 1. Đứng trước sự bùng nổ của cách
mạng khoa học - công nghệ, sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực
hóa, các quốc gia, dân tộc, nhất là các nước đang phát triển đều ý thức sâu sắc
việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị đặc sắc và đa dạng của văn hóa dân tộc, chống
nguy cơ bị đồng hóa. Vì vậy, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở
thành yêu cầu khách quan, là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em với hơn 200 dòng họ 2.Các dòng
họ Việt Nam đã góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,
trong đó có những dòng họ nòng cốt vươn lên nắm giữ vương quyền lãnh đạo.
1

Bài viết đăng trên báo Cứu quốc 8/10/1945
Theo số liệu đăng ký ở Hội các dòng họ Việt Nam thuộc tổ chức UNESCO - Việt Nam

2


6
Nhiều dòng họ thông qua công đức tên tuổi các danh nhân trong các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng đã trở thành những danh gia
vọng tộc lưu truyền hậu thế. Nhiều dòng họ trong bách tính, tuy ở chốn hương
thôn nhưng công đức tiên tổ, huyết mạch cội nguồn, tinh thần con cháu rất
được coi trọng. Sự phát triển của các dòng họ Việt Nam gắn liền với sự thịnh
suy của đất nước: Đất nước nô lệ - dòng họ lầm than; đất nước độc lập - dòng
họ mở mang phát triển; đất nước phục hưng - dòng họ rực rỡ.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chế độ phong kiến sụp đổ,
các dòng họ Việt Nam bước sang lối rẽ trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa,
thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, nêu cao tính cộng đồng, tinh thần
tự quản, luôn đoàn kết phát huy truyền thống, ra sức giữ gìn, thực hiện giấy
rách giữ lấy lề, gạn đục khơi trong, xây dựng gia đình, dòng họ phồn vinh tốt
đẹp. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rằng: Nhà nước và giai cấp có thể bị diệt
vong nhưng dòng họ thì vẫn trường tồn, văn hóa dòng họ ngày càng thêm rực
rỡ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa dòng họ có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất Nghệ An trong lịch sử từng được xem là vùng đất khoa bảng với
truyền thống hiếu học và chuộng lễ nghĩa. Đặc biệt, người dân Hoan Châu từ
xưa vốn là những người chất phác, cần cù, cương trực nên thường rất khẳng
khái và có ý thức giữ gìn những vấn đề mang tính truyền thống. Xã Nam
Trung, huyện Nam Đàn ngày nay bao gồm ba làng Dương Liễu, Trung Cần,
Đông Châu xưa, vốn là nơi trù mật, phong cảnh thanh nhàn, nhân dân giàu
sang thịnh vượng, trước có dòng Lam trong mát, sau tựa dãy Thiên Nhẫn, ứng
với câu ca “nhất cận thủy, nhị cận sơn”, được coi là nơi đất lành chim đậu,
đất văn hiến lâu đời. Đây cũng chính là nơi phát tích của dòng họ Nguyễn
Trọng -nổi tiếng là “dòng họ thi thư chi lệ, dịch thế trâm anh, đức độ hiền
lương, thanh liêm trung trực, cần cù, nhân hậu, thông minh và hiếu học”.
Ở trên mảnh đất này, dòng họ Nguyễn Trọng phát triển thành nhiều chi
họ, với một truyền thống văn hóa rực rỡ, nổi tiếng với câu ca:



7
“Quốc thể ngũ niên trùng cống phỉ.
Thư hương tam thế ngũ hoàng hoa”
Dịch nghĩa:
“Năm lần đi sứ phong độ làm rạng danh quốc thể
Ba đời nghiên bút năm đời làm sứ giả” [76].
Nghiên cứu về dòng họ Nguyễn Trọng - một dòng họ tiêu biểu của xứ
Nghệ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa, con người, gia tộc, cộng đồng,
cũng như mối quan hệ giữa các dòng họ ở xứ Nghệ nói riêng và cả nước nói
chung. Từ đó, chúng ta thêm trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống;
thấy được trách nhiệm bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, gìn giữ gia
phong; làm rạng ngời văn hóa gia tộc trong di sản văn hóa dân tộc.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Lịch sử văn hóa dòng họ Nguyễn Trọng (xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An) từ thế kỷ XV đến năm 2014” làm Luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về dòng họ là một đề tài hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm
đặc biệt của những người làm lịch sử. Trong xu thế hiện nay với chính sách
mới của Đảng, Nhà nước thì rất nhiều các chương trình tìm về nguồn được
triển khai ở cả địa phương lẫn trung ương. Dòng họ Nguyễn Trọng là một dòng
họ lớn, có danh tiếng ở xứ Nghệ và đã được nhiều tác giả đề cập đến dù với
những mức độ khác nhau trong các tác phẩm viết về địa lý tự nhiên, con người
vùng đất Nghệ An nói chung và Nam Đàn nói riêng. Tuy nhiên chưa có một tác
phẩm nào nghiên cứu cụ thể về lịch sử và văn hóa dòng họ Nguyễn Trọng ở xã
Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiếp cận được một số tư liệu như sau:
- Trong “An Tĩnh cổ lục” (Levieux An - Tinh), tác giả Hippolyte Le
Breton đã nói đến vùng đất Nam Đàn - Nghệ An nơi dòng họ Nguyễn Trọng
chọn làm nơi sinh cơ lập nghiệp.
- Trong các tác phẩm: “Nghệ An ký”; “Thanh Chương huyện chí”, tác
giả Bùi Dương Lịch đã giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và con



8
người Nam Đàn, đồng thời tác giả cũng đề cập đến dòng họ Nguyễn Trọng ở
Nam Trung với Tam thế ngũ hoàng hoa.
- Trong “Khoa bảng Nghệ An”, tác giả Đào Tam Tỉnh đã đề cập đến
thân thế, sự nghiệp của các nhân vật tiêu biểu thuộc dòng họ Nguyễn Trọng
như Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đang, Nguyễn Đường...
- Trong các tác phẩm: “Các nhà khoa bảng Việt Nam” của Ngô Đức
Thọ (chủ biên); “Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam” (nhiều tác
giả); “Lịch triều tạp kỷ” của Cao Lãng (biên soạn), Xiển Trai (bổ sung);
“Quốc triều hương khoa lục” của Cao Xuân Dục;“Đại Việt lịch triều đăng
khoa lục” của Tạ Thúc Khải (dịch); có liệt kê đến tên tuổi, quê quán, khoa
bảng, hoạn lộ của các nhân vật tiêu biểu trong dòng họ Nguyễn Trọng.
- Các tác phẩm như “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái;
“Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn; “Lược sử Ngoại
giao Việt Nam qua các thời kỳ” của Nguyễn Lương Bích; “Lịch triều hiến
chương loại chí” của Phan Huy Chú; “Khảo về đồ sứ cổ men lam Huế” của
Vương Hồng Sển; “Khâm định Đại Nam hội điển sự lễ”của Nội các triều
Nguyễn… có nhắc đến các sự kiện lịch sử liên quan đến các nhân vật họ
Nguyễn Trọng trong thời gian làm quan tại triều đình.
- Các tác phẩm: “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ; “Lịch đại danh
hiền phổ” của Nguyễn Thượng Khôi; “Đăng khoa sưu giảng” của Trần Tiến;
“Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Ân… có ghi chép
những câu chuyện mang tính chất truyền miệng, thần bí của dân gian về nhân
vật Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đang, Nguyễn Đường.
- Các tác phẩm như “Câu đối xứ Nghệ” của Đào Tam Tỉnh; “Nam Đàn
xưa và nay” - phần Di sản Hán Nôm huyện Nam Đàn; “Nghĩa Quận công
Tống Tất Thắng trong lòng quê hương dòng họ” của tác giả Tống Trần Tùng;
“Nghệ Tĩnh trong Tổ quốc Việt Nam” của Trần Thanh Tâm; “Hương xã Nam

Trung” của Hồ Khải Đại… có đề cập đến những Di sản văn hóa mà dòng họ


9
Nguyễn Trọng để lại trên quê hương như hệ thống câu đối Hán Nôm, đình
Trung Cần, đình Dương Liễu, hệ thống nhà thờ họ, thơ ca...
Bên cạnh đó còn các bài tham luận trong Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa
các dòng họ ở Nghệ An”; Kỷ yếu hội thảo “Truyền thống văn hóa dòng họ
Nguyễn Trọng, Trung Cần, Nghệ An” do Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh
Nghệ An phối hợp với Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam tổ chức. Trong kỷ yếu hội thảo có sự tham gia viết bài của một số
chuyên gia đầu ngành như: PGS.TS Đinh Quang Hải, PGS.TS Nguyễn Đức
Nhuệ, PGS.TS Hà Mạnh Khoa, PGS.TS Nguyễn Minh Tường, PGS.TS
Chương Thâu (Viện sử học); PGS.TS Nguyễn Quang Hồng (Khoa Lịch sử Đại học Vinh); TS. Đỗ Thị Bích Tuyển (Viện nghiên cứu Hán Nôm); cùng
với bài viết của nhiều Thạc sĩ, nhà nghiên cứu trong nước.
Về cơ bản, trong các tài liệu chúng tôi tiếp cận trên đã nói đến dòng họ
Nguyễn Trọng với truyền thống văn hóa và các nhân vật tiêu biểu, những
đóng góp của các nhân vật đó đối với lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc. Tuy
nhiên các bài viết đó còn mang tính chất lẻ tẻ, chỉ tập trung vào một vài cá
nhân tiêu biểu, nét văn hóa tiêu biểu chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ
thống quá trình phát triển và những đóng góp của dòng họ Nguyễn Trọng
trong tiến trình lịch sử địa phương cũng như lịch sử nước nhà.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng

- Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn
Trọng ở xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Truyền thống văn hóa của dòng họ Nguyễn Trọng và những nhân vật
tiêu biểu của dòng họ này cùng với những đóng góp của họ đối với lịch sử
dân tộc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


10

- Về thời gian: Trên cơ sở tài liệu hiện có, chúng tôi tìm hiểu lịch sử
và văn hóa dòng họ Nguyễn Trọng trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến
năm 2014 (bắt đầu từ nguồn gốc là cụ Thủy tổ Nguyễn Quyên cho đến hiện
nay với 25 đời).
- Về không gian: Chủ yếu, chúng tôi tìm hiểu dòng họ Nguyễn Trọng
trên địa bàn hai làng Trung Cần và Dương Liễu, nay là xã Nam Trung, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhưng trong quá trình phát triển, dòng họ Nguyễn
Trọng ở Nam Trung có sự lan tỏa đi các nơi khác. Do đó, trong đề tài chúng
tôi có đề cập đến một số không gian có liên quan (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An; huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã tham khảo, nghiên cứu các
nguồn tài liệu sau:
4.1.1. Tài liệu gốc
Chúng tôi tham khảo gia phả của các chi họ Nguyễn Trọng - Trung
Cần, chi họ Nguyễn Trọng – Dương Liễu, xã Nam Trung;chi họ Nguyễn
Trọng – Thanh Chương; chi họ Nguyễn Trọng – Đức La, Đức Thọ; chi họ
Nguyễn Trọng – Nghi Thạch, Nghi Lộc, chi họ Nguyễn Trọng – Kim Lũ, Hà
Đông, Hà Nội, chi họ Nguyễn Trọng ở Vân Diên, Nam Đàn… và các đạo dụ,
sắc phong, hoành phi, câu đối ở nhà thờ Đại tôn dòng họ Nguyễn Trọng ở
làng Trung Cần, xã Nam Trung.
4.1.2. Các tài liệu nghiên cứu
* Các bộ sử của các triều đại: “Lịch triều hiến chương loại chí” của
Phan Huy Chú; “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên; “Đại Nam thực

lục”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Khâm định Đại Nam hội điển sự lễ” của
Quốc sử quán triều Nguyễn...


11
* Các tác phẩm ghi chép về Nghệ An, Nam Đàn như: “An Tĩnh cổ lục”
của Hippolyte Le Breton; “Nghệ An ký”, “Thanh Chương huyện chí” của Bùi
Dương Lịch; “Nghệ An toàn chí”, “Nam Đàn xưa và nay”…
4.1.3. Các tài liệu khác
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu khác như: “Từ điển các
nhân vật lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Thế Bá,
“Các nhà khoa bảng Việt Nam” của Ngô Đức Thọ (CB), “Quốc triều Hương
khoa lục” của Cao Xuân Dục, “Khoa bảng Nghệ An” của Đào Tam Tỉnh,
“Đại Việt lịch triều đăng khoa lục”, “Đăng khoa lục Nghệ An”, “Câu đối xứ
Nghệ”, “Hương xã Nam Trung” của Hồ Khải Đại...
Chúng tôi còn khai thác các bài viết trong cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa
học về dòng họ Nguyễn Trọng - Nam Trung, một số tài liệu chép tay, các bài
báo, tạp chí liên quan đăng trên Tạp chí Khoa học - Công nghệ Nghệ An.
4.1.4. Tài liệu điền dã
Để bổ sung tư liệu cho đề tài chúng tôi còn tìm hiểu, khảo cứu, đi thực
tế tại các nhà thờ họ Nguyễn Trọng ở các chi: nhà thờ ở làng Trung Cần và
làng Dương Liễu, xã Nam Trung; nhà thờ ở huyện Nghi Lộc; ở huyện Thanh
Chương; ở xã Vân Diên, huyện Nam Đàn; ở huyện Hưng Nguyên; ở huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; di tích lịch sử đình Trung Cần, đình Dương Liễu ở
xã Nam Trung... Đồng thời chúng tôi còn gặp gỡ, trao đổi với các cụ cao niên
của dòng họ Nguyễn Trọng như cụ tộc trưởng Nguyễn Trọng Ngọ, Nguyễn
Trọng Tứ, Nguyễn Trọng Phác, Nguyễn Trọng Điềm, bác Nguyễn Trọng
Hồng, Nguyễn Trọng Tuấn, Nguyễn Trọng Nghĩa...
4.2. Phương pháp nghiên cứu.


- Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic,
phương pháp so sánh để trình bày sự hình thành, phát triển và đóng góp của
dòng họ Nguyễn Trọng ở Nam Trung.


12

- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, đối chiếu, so
sánh, phân tích để tiến hành sưu tầm tư liệu tại Viện Hán Nôm Hà Nội, thư
viện tỉnh Nghệ An, sưu tầm gia phả các dòng họ.
5. Đóng góp của luận văn

- Về mặt khoa học:Luận văn sẽ trình bày một cách hệ thống về
lịch sử 500 năm hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn Trọng ở
xãNam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Qua đó, góp phần nghiên
cứuvà làm rõ những nét nổi bật về văn hoá truyền thống, những di sản
văn hoá; sự ảnh hưởng và những đóng góp của dòng họ Nguyễn Trọng
với cộng đồng quê hương đất nước. Đồng thời, nghiên cứu về các nhân
vật tiêu biểu của dòng họ Nguyễn Trọng và làm rõ những đóng góp của
họ trong lịch sử dân tộc.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn tư
liệu cho công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương. Kết quả nghiên
cứu của luận văn là cơ sở cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch
sử địa phương trong các trường học ở trên địa bản tỉnh Nghệ An.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Nguyễn
Trọng ở xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ thế kỷ XV đến
2014(33 trang)

Chương 2: Văn hóa dòng họ Nguyễn Trọng ở xã Nam Trung, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (35 trang)
Chương 3: Những nhân vật tiêu biểu của dòng họ Nguyễn Trọng
trong lịch sử dân tộc (25 trang)


13

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ
NGUYỄN TRỌNG Ở XÃ NAM TRUNG, HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN 2014
1.1.

Vài nét về quê hương dòng họ Nguyễn Trọng.

1.1.1 Quê hương Nam Đàn.
* Vị trí, diên cách địa lý.
Nam Đàn là một huyện của tỉnh Nghệ An, nằm ở hạ lưu sông Lam, kéo
dài từ 18034’ đến 18047’ vĩ độ Bắc và trải rộng từ 105 024’ đến 105037’ kinh
độ Đông với diện tích là 294 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm
48%, còn lại là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ. Phía Đông và Đông Nam,
huyện Nam Đàn giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp
huyện Thanh Chương, phía Bắc giáp huyện Đô Lương, phía Nam giáp huyện
Hương Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ của Nam Đàn
đóng ở thị trấn Nam Đàn, trên đường quốc lộ 46 Vinh - Đô Lương, cách
thành phố Vinh 21 km về phía Tây.
Trong khoảng không gian địa lý đó, hiện tại Nam Đàn có các xã Nam
Giang, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam

Thái, Vân Diên, Xuân Hòa, Hồng Long, Kim Liên, Xuân Lâm, Nam Cát nằm
ở phía tả ngạn sông Lam. Bên hữu ngạn sông Lam có các xã: Nam Thượng,
Nam Tân, Khánh Sơn, Nam Trung, Nam Cường, Nam Phúc, Nam Kim. Đây
là các xã thuộc vùng Chín Nam.Sỡ dĩ có cách gọi đó là vì trong từng giai
đoạn lịch sử, địa giới hành chính các xã ở vùng hữu ngạn sông Lam thuộc địa
phận Nam Đàn thay đổi nên tên gọi cũng từng thay đổi.
Xưa kia đất này là trung tâm của Bộ Việt Thường khi nước ta mang tên
Văn Lang, Âu Lạc.Năm 207 trước Công Nguyên, nước Nam Việt của Triệu
Đà thôn tính Âu Lạc. Triệu Đà đã chia Âu Lạc thành 2 quận là Giao Chỉ ở


14
phía Bắc và Cửu Chân ở phía Nam, lấy vùng Tam Điệp (Ninh Bình) hiện nay
làm ranh giới của hai quận này.
Thời Hán Vũ Đế (140 - 87 Tr.CN), huyện Hàm Hoan bao gồm vùng đất
Nam Đàn ngày nay là một trong những huyện lớn thuộc quận Cửu Chân trước
đó.Hàm Hoan chính là tên gọi đầu tiên của huyện Nam Đàn.
Thời Tam Quốc (Ngụy, Thục, Ngô) huyện Cửu Đức thuộc Đông Ngô,
bao gồm các huyện Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn và một phần Đô
Lương, Đức Thọ ngày nay. Sau đó, nhà Ngô đã tách riêng đất Nam Đàn và
Đô Lương thành lập huyện Đô Giao, huyện lỵ đóng ở vùng Nam Xuân, Nam
Thanh ngày nay.Thế kỷ thứ VI, Cửu Đức đổi làm Đức Châu, Nam Đàn là
vùng đất thuộc huyện Đức Châu.
Nhà Đường chia Nghệ Tĩnh thành Hoan Châu và Diễn Châu. Hoan
Châu gồm có 4 huyện: Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài An. Năm
Cửu Đức thứ 5, Việt Thường đổi tên là Minh Châu gồm 3 huyện: Vạn An,
Minh Hoàng và Minh Định. Nam Đàn là vùng đất của huyện Vạn An có thủ
phủ ở Sa Nam. Đây chính là nơi Mai Hắc Đế xây thành Vạn An, đặt đại bản
doanh chống lại sự đô hộ của nhà Đường (713 - 723).
Dưới thời Lê Đại Hành (981 - 1005), huyện Hàm Hoan đổi tên thành

huyện Hoan Đường thuộc Hoan Châu. Chữ Hoan được giữ lại từ tên huyện
Hàm Hoan trước đó, có nghĩa là vùng đất thuộc Hoan Châu, còn chữ
“Đường” có nghĩa là vùng đất nhiều ao hồ.
Năm 1036, Lý Thái Tổ sau khi dời đô, đã đổi Hoan Châu thành châu
Nghệ An, huyện Hoan Đường vẫn giữ nguyên tên gọi như trước đó. Năm
1041, Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Lý Thái Tổ vào trấn thủ Nghệ An đã
có rất nhiều công lao trong việc phát triển nông nghiệp, giáo dục. Ông đã cho
đắp đê phòng lũ dọc sông Lam, xây dựng hệ thống giáo dục trong dân gian để
dạy chữ Hán và truyền bá đạo lý Khổng Mạnh.
Đến thời nhà Trần, vùng đất từ Nghệ An trở vào vẫn là vùng biên ải của
Tổ quốc và dân vùng này được coi là “Trại” để phân biệt với “Kinh” ở vùng
phía Bắc. Vì vậy, nhà Trần trong chính sách tuyển chọn nhân tài đã đặt lệ lấy hai


15
Trạng nguyên: “Kinh Trạng nguyên” dành cho các lộ phía Bắc và “Trại Trạng
nguyên” dành cho Thanh Hóa và Nghệ An để khuyến khích việc học của
phương Nam. Đến năm 1275, nhà Trần bỏ lệ lấy “Trại Trạng nguyên”.
Thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã đổi tên huyện Hoan Đường thành huyện
Thạch Đường. Nhà Minh sang xâm chiếm nước ta đã tách thành 3 huyện là
Thạch Đường, Kệ Giang và Sa Nam. Sau khi Lê Thái Tổ đánh thắng quân
Minh, năm 1467 nhà Hậu Lê đã sắp xếp lại bản đồ hành chính và đổi tên
huyện Hoan Đường thành huyện Nam Đường, bao gồm tả ngạn sông Lam, từ
Hữu Biệt lên tận Tam Sơn thuộc huyện Anh Sơn ngày nay. Huyện Nam
Đường có 8 tổng: Nộn Liễu, Lâm Thịnh, Hoa Lâm, Đại Đồng, Đô Lương,
Thuần Trung, Bạch Hà và Lãng Điền gồm 90 xã, thôn, phường, trại, giáp,
vạn, sách.
Đến đời vua Minh Mệnh thứ 3 – 1829, nhà Nguyễn đổi phủ Anh Đô
làm Anh Sơn, phủ lỵ đặt tại Hà Nam (xã Vân Diên hiện nay). Năm 1840, 4
tổng Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà, Lãng Điền của huyện Nam Đường

và tổng Đặng Sơn của huyện Thanh Chương được tách ra để thành lập huyện
Lương Sơn (Đô Lương và Anh Sơn hiện nay).
Năm 1886, Đồng Khánh lên làm vua (để tránh phạm húy), chữ
“Đường” được đọc chệch thành chữ “Đàn”. Huyện Nam Đàn lúc bấy giờ có 4
tổng là Nộn Liễu, Lâm Thịnh, Hoa Lâm, Đại Đồng bao gồm 77 xã thôn.
* Điều kiện tự nhiên
Nam Đàn là vùng đất linh thiêng, tựa như một thung lũng rộng lớn với
dãy Đại Huệ ở phía Bắc, dãy Thiên Nhẫn ở phía Nam và Tây Nam cùng hàng
trăm núi non xếp trùng trùng điệp điệp, như những đàn voi, đàn ngựa rong
ruổi, che chắn và bảo vệ cho vùng đất này. Sông Lam như một con rồng xanh
biếc uốn lượn chảy quanh. Hai bên bờ Lam Giang, làng mạc sầm uất, đồng
ruộng phì nhiêu như câu hát cổ nghìn năm vọng mãi:
“Nam Đàn gió thổi phi phong
Núi non mây bá giăng mùng xung quanh
Lam Giang một dải xanh xanh
Vòng qua Nhẫn Đụn băng mình về xuôi” [26, 13].


16
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn tương đối khắc nghiệt.Hằng
năm, mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 8, mùa mưatừ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm
cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão
lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện
tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.
Hoàng giáp Bùi Huy Bích đã miêu tả tóm tắt và khá đúng trong 4 câu
thơ chữ Hán ghi trong “Nghệ An thi tập” như sau:
“Hạ lai phong tự hỏa
Thu khứ vũ như ma
Thập nguyệt giang hoàn lạo

Trùng cửu cúc vị hoa”
Dịch nghĩa:
Hè đến gió Lào như lửa đốt
Thu qua mưa phùn lấm tấm sa
Tháng mười sông còn tràn nước lũ
Mồng 9 tháng 9 cúc chưa nở hoa [46, 6]
* Lịch sử văn hóa
Thông qua các di chỉ khảo cổ học, ngôn ngữ và phong tục, tập quán thì
có thể khẳng định rằng, Nam Đàn là một vùng đất ngàn năm văn hiến. Các
nhà khảo cổ học đã phát hiện vết tích của văn hóa Sơn Vi, văn hóa Quỳnh
Văn, văn hóa Bàu Tró, văn hóa Đông Sơn khi khai quật di tích núi Trăn (Nam
Xuân - Nam Đàn) và tìm thấy lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi rìu, mũi nhọn bằng
đồng cùng đồ gốm khá phong phú của thời tiền sử.
Cuối thời Hùng Vương, cư dân Nam Đàn đã sống định cư theo triền núi
Đại Huệ từ Nam Hưng, Nam Nghĩa xuống Nam Giang khai hoang phát rẫy.
Bên vùng hữu ngạn sông Lam, cư dân Nam Đàn định cư theo triền núi Thiên
Nhẫn và phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp lúa nước.
Nam Đàn có truyền thống quật khởi chống giặc ngoại xâm từ thời lập
nước cho đến ngày nay. Bùi Dương Lịch thế kỷ XVIII viết: “Huyện Đông
Thành và huyện Nam Đường vĩ nhân đã nhiều, mà khí tiết cũng thiên về mặt


17
cương cường quả cảm [37, 212]. Le Breton, nguyên Hiệu trưởng Quốc học
Vinhđầu thế kỷ XX viết về Nghệ Tĩnh nói chung: “Nghệ Tĩnh trong tất cả
mọi thời đại, từ cổ đại cho đến ngày nay là một cái lò phản kháng và là một
cái lò trí thức về truyền thống văn hóa”. Truyền thống vẻ vang ấy đã được
khẳng định qua những mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc.
Đầu tiên là khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống lại sự đô hộ của nhà
Đường thế kỷ thứ VIII.Sách “Tiên chân bảo huấn chân kinh” có ghi 2 bài thơ

về ông. Trong đó có những câu:
“Hùng cứ Hoan Châu đất một phương
Vạn An thành lũy Vạn An hương
Bốn phương dậy tiếng hô Mai Đế
Trăm trận sức dư át Lý Đường”.
(Bản lưu tại đền Vua Mai, ở Nam Đàn)
Từ đầu thế kỷ X cho đến giữa thế kỷ XIX, bao sự kiện trọng đại của
lịch sử nước nhà đã in dấu ấn lên đất Nam Đàn. Đây là địa bàn đại thắng quân
Chămpa, Chân Lạp của quân và dân ta dưới thời Lý; là hành cung Nam Hoa
của Trần Trùng Quang; là đất “lập cước” và xây thành Lục Niên của Lê Lợi;
là nơi vua Quang Trung và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn để xây dựng
Sùng Chính Viện...
Năm 1858, thực dân Pháp vũ trang xâm lược nước ta, mở đầu bằng đại
bác bắn vào cửa biển Đà Nẵng. Từ đó đến năm 1945, Nam Đàn là mảnh đất
bất khuất kiên cường với khởi nghĩa Giáp Tuất năm 1874, tiếp đến là những
ngày rầm rập hưởng ứng chiếu Cần Vương, là phong trào Đông Du và Duy
Tân của nhà chí sĩ kiệt xuất Phan Bội Châu.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, Nam Đàn luôn đi tiên phong trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Nam Đàn đã tổ chức xây dựng các tổ chức tiền
thân của Đảng như Hội Phục Việt sau đổi thành Đảng Tân Việt và là nơi sinh
ra người Bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản đầu tiên của Nghệ An - ông Nguyễn
Tiềm người làng Dương Liễu. Nam Đàn tiến hành rầm rộ Cao trào Xô - Viết
trong 2 năm 1930 - 1931, chủ động khôi phục phong trào sau Xô - Viết (1933
- 1939). Từ đó tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng


18
tháng Tám năm 1945. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam Đàn cùng với nhân dân cả nước
đã đóng góp sức người, sức của cho các chiến trường, góp phần làm nên

những chiến công vang dội trước giặc ngoại xâm, viết nên những trang sử hào
hùng của dân tộc.
Lịch sửđấu tranh dựng nước và giữ nước của Nam Đàn đã sinh ra
những người con kiệt xuất như Mai Hắc Đế, Tống Tất Thắng, Phan Bội Châu,
Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tiềm, Trần Quốc Hoàn... và người anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Bên cạnh truyền thống yêu nước quật khởi chống xâm lăng, Nam Đàn
còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học, trước hết là đất khoa bảng, rạng
danh đất văn vật, hiếu học, khổ học, là mảnh đất ươm mầm phát triển mạnh
của trường học và nhiều thế hệ thầy giáo tài danh từ khi lập nước cho đến
nay. Nam Đàn là quê hương của 38 vị đại khoa Việt Nam tiêu biểu như: Trại
Trạng nguyên Trương Xán đời Trần, Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Đức
Đạt; Thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn; Đình nguyên Tiến sĩ Vương
Hữu Phu, Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc...
Thời hiện đại cũng có rất nhiều người nổi tiếng như: Bộ trưởng Bộ nội
vụ Trung tướng Trần Quốc Hoàn; Bộ trưởng Bộ quốc phòng Tạ Quang Bửu;
Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Thứ
Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS. TSKH Bành Tiến Long; Thứ trưởng Bộ
tư pháp PGS. TS Hoàng Thế Liên; Trưởng đoàn đàm phán Thương mại Việt Mỹ Nguyễn Đình Lương, Phó Viện Trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối
cao Dương Thanh Biểu, Thiếu tướng Nguyễn Phong Phú - Phó chính uỷ Quân
khu 4, Tổng Giám đốc Binh đoàn Trường Sơn Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung.
Nam Đàn còn có các Giáo sư như:Nguyễn Thạc Cát,Nguyễn Văn
Trương,Phạm Như Cương, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Văn Ngọ,Nguyễn
Thúc Hải,Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Xuân Quỳnh, Tạ Quang Hải, Phạm
Thị Ngọc Yến, Nguyễn Trọng Các; các Phó giáo sư như: Đại tá Trần Đình


19
Mai, Nguyễn Quang Hồng, Trần Văn Thụy. Ngoài ra, còn có các Tiến sĩ,
Thạc sĩ trong nước và quốc tế, các danh nhân trên các lĩnh vực kinh tế, văn

hóa, khoa học, chính trị, xã hội.
Nam Đàn là địa phương có nền văn học dân gian mang sắc thái điển
hình của xứ Nghệ với hát phường vải, hát đò đưa, ca dao, hò vè, truyện
kể.Văn học thành văn với chủ đề trung tâm là lòng yêu nước.Thời phong kiến,
các nhà Nho trở thành nhà học thuật, nhà thơ, nhà văn.Thời kỳ cận hiện đại,
họ lại là các chí sĩ hoạt động cách mạng, trong đó nổi tiếng và thành danh hơn
cả là Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh.
Nam Đàn còn là đất của nghệ thuật kiến trúc với hệ thống thành luỹ,
lăng mộ, tháp, đình, đền phong phú đa dạng và có tính mỹ thuật cao như
thành Vạn An, thành Lục Niên, Tháp Nhạn ở Hồng Long, lăng của Kinh Bắc
Hầu - Bùi Tôn Trụ ở rú Co, lăng Tiến sĩ Võ Duy Dương ở Bến Kén, đình
Hoành Sơn, đình Trung Cần, đình Đông Châu, đền Vua Mai ở Vân Diên, đền
Xuân Hồ thờ Giáng tiên Liễu Hạnh...
1.1.2. Nam Trung - Mảnh đất giàu truyền thống
* Vị trí và diên cách địa lý
Xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một xã nằm sát đê
hữu ngạn sông Lam. Từ thành phố Vinh có thể đến Nam Trung bằng quốc lộ
46 lên thị trấn Nam Đàn. Sau đó, qua cầu Nam Đàn và xuôi theo hữu ngạn
sông Lam bằng quốc lộ 15A, men theo chân núi Thiên Nhẫn, qua đền Thống
Chinh trên núi Quải Bái, qua địa phận các xã Nam Lộc, Khánh Sơn rồi rẽ trái
đi theo con đường huyện đã được rải nhựa qua núi Nam Sơn, đi theo con đê
hữu ngạn sông Lam, khoảng 10 km nữa là tới.
Một hướng khác để đến Nam Trung là từ thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh)
qua cầu Thọ Tường - Đức Thọ rẽ phải, đi theo con đường huyện Đức Châu
qua Nam Cường ở phía Nam cầu Yên Xuân rồi ngược theo đê sông Lam
khoảng 3 km. Hoặc sau khi đi qua thị trấn Đức Thọ, đến Tùng Ảnh quê


20
hương Tổng Bí thư Trần Phú, qua cầu Linh Cảm rẽ phải, theo quốc lộ 15A, đi

hết địa phận xã Nam Kim, rồi rẽ phải đi vào đường liên xã giữa đồng lúa Nam
Trung. Con đường lâu đời nhất là từ Vinh theo đường 12/9 vào đê 42 (đê Tả
Lam) qua cầu Yên Xuân sang đê hữu ngạn sông Lam đi ngược lên Trung
Cần.
Từ đời Gia Long trở về trước, Nam Trung có tên là Trang Cần Cung
thuộc xã Nam Hoa Thượng, tổng Nam Hoa, huyện Thanh Chương, trấn Nghệ
An. Năm 1831, vua Minh Mạng đã thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn
trên phạm vi toàn quốc, cho đổi đơn vị hành chính cấp trấn thành tỉnh. Tổng
Nam Hoa đổi thành tổng Nam Kim.Từ năm 1910, tổng Nam Kim được tách
ra và nhập vào huyện Nam Đàn.
Hiện nay, Nam Trung là tên gọi của xã gồm 3 làng: Dương Liễu, Trung
Cần, Đông Châu trước đây, tức là do 2 xã Nam Dương và Nam Trung nhập
lại, ra đời ngày 24/3/1969, có diện tích đất tự nhiên là 84.922 ha, đất nông
nghiệp 44.699 ha, đất chuyên dùng 7.469 ha, đất thổ cư 3.087 ha, đất chưa sử
dụng 29.667 ha có 6361 nhân khẩu, trong đó nữ có 3.343, lao động có 3.031
trong đó nữ có 16713. Nam Trung hiện nay có 14 xóm: từ xóm 1 đến xóm 6
(làng Dương Liễu - gồm 3 xóm cũ: Trung Chính, De Đình và Tân Hoa). Từ
xóm 7 đến xóm 11(làng Trung Cần: xóm Gát, xóm Bãi, xóm Vũng, xóm Hác;
xóm Bàu, xóm Chùa Cồn). Xóm 12, 13, 14 (làng Quang Thái cũ).
Xã Nam Trung cũ gồm: Xã Trung Cần cũ, một phần thôn Đông Châu 4;
xưa Trung Cần là Trang Cần Cung, đến đời Lê tách riêng thành 1 xã. Xã Nam
Dương cũ là làng Dương Liễu, đầu thế kỷ XIX nằm trong xã Nam Hoa
Thượng, xa xưa gọi là Hoài Liễu, thời Tây Sơn đổi là Dương Lĩnh, đầu đời
Nguyễn mới gọi là Dương Liễu; sau Cách mạng tháng Tám nhập với Trung
Cần thành xã Tân Hợp.
Nhìn tổng quát, có thể nói Nam Trung là hình ảnh thu nhỏ của tổng
Nam Kim: trước mặt là sông, sau lưng là núi - núi Đông Sơn (Rú Hốc) là
3

Số liệu tính đến ngày 31/12/2014

Từ tổng Phù Long huyện Hưng Nguyên cắt sang, nay gọi là làng Quang Thái

4


21
ngọn núi cuối cùng của nhánh phía Đông của dãy Thiên Nhẫn, dừng lại ở đất
làng Dương Liễu, còn gọi với tên khác là núi “Đầu Voi”. Nam Trung là vùng
đất được ví von với nhiều hình tượng sinh động và linh thiêng, nào là “thanh
gươm yên ngựa” của núi Thiên Nhẫn, rồi là “nghìn ngựa ruổi rong”; “cánh
cung chinh chiến”, “vầng trăng thượng tuần” , “trang sách học trò”, “lò lửa
mùa hè”.... [9, 12]
Từ trên đỉnh Đông Sơn, nhìn về phía Đông và Đông Nam, ta có thể
thấy toàn bộ vùng đất thuộc các xã Nam Trung, Nam Cường, Nam Phúc…
được bao bọc bởi một số ngọn núi lớn thuộc vùng hạ lưu sông Lam. Khi nhìn
xa hơn về hướng Nam, ta thấy dãy Hồng Lĩnh chạy dài trên vùng đất Nghi
Xuân (Hà Tĩnh) - quê hương của đại thi hào Nguyễn Du và nhà doanh điền
Nguyễn Công Trứ...Chếch về hướng Đông Bắc có rú Thành, thuộc địa phận
huyện Hưng Nguyên. Đây là lỵ sở của trấn Nghệ An từ đầu thế kỷ XV đến
thế kỷ XVIII với tên gọi Lam Thành - Phù Thạch; gắn liền với cuộc kháng
chiến chống quân Minh đầu thế kỷ XV, với bao sự kiện, nhân vật lịch sử
trong các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Lê Lợi tổ chức
lãnh đạo (1407 - 1426). Dưới chân núi Thành còn có dấu tích của trường thi
Hương Nghệ An, nơi hàng vạn sỹ tử Nghệ An, Hà Tĩnh lều chõng, bút nghiên
về dự thi từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.
Khi nhìn về phía Tây Nam, ta thấy dãy Thiên Nhẫn với thế núi hùng vĩ,
trông như “ngàn ngựa rong ruổi”. Trong dãy Thiên Nhẫn, có núi Hoàng Tâm,
nơi Bình Định vương Lê Lợi và Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn chọn làm đại
bản doanh khi chuyển về hoạt động trên đất Nghệ An (1424 - 1426). Dấu tích
thành Lục Niên và đại bản doanh xưa vẫn còn.Trên đường đi đến thành Lục

Niên, người ta vẫn còn nhìn thấy dấu tích nhà ở của La Sơn phu tử Nguyễn
Thiếp và phần mộ của ngài cùng với Chính thất phu nhân.Bên cạnh đó là núi
Bùi Phong với dấu tích của Sùng Chính viện - nơi Quang Trung Nguyễn Huệ


22
mong muốn trở thành nơi đào tạo nhân tài cho vương triều của mình.Phía
Nam là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
* Truyền thống văn hóa
Nam Đàn là vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng, đã sản
sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước.Trong đó, xã Nam Trung xưa lại là cái nôi
khoa bảng của huyện Nam Đàn, cùng với các xã Hoành Sơn, Xuân Hồ, Xuân
Liễu. Bởi vậy nên mới có câu ca:
“Làng ta khoa bảng thật nhiều
Như cây trên núi, như diều trên không”
Đất Trung Cần là nơi có nhiều người đậu đạt trong các kỳ thi Hương,
thi Hội, thi Đình dưới các triều đại phong kiến trước đây. Theo sách “Khoa
bảng Nghệ An” (1075 - 1919) do Đào Tam Tỉnh biên soạn, Nghệ An có hai
làng nổi tiếng về số người khoa bảng cao, đó là làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh
Lưu và làng Trung Cần huyện Nam Đàn. Theo “Nho tiên tục bi ký” của “Nam
Kim tổng Từ vũ hậu tự” được chép lại trong “Nam Đàn xưa và nay” thì chỉ
trong khoảng nửa cuối của thế kỷ XIX, ở Trung Cần đã có đến hàng chục
người đỗ Đại khoa và Trung khoa, trong đó có một người đỗ Thám hoa là
Nguyễn Văn Giao và một người đỗ Hoàng giáp là Nguyễn Hữu Lập.
Trung Cần - Nam Trung là đất hiếu học, là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài
cho đất nước, là quê hương của những con người kiệt xuất trong lịch sử dân
tộc. Tiêu biểu nhất có thể kể đến như: Lại bộ Thượng thư Nhập nội hành
khiển, tước Nghĩa Quận công Tiến sĩ Tống Tất Thắng - người khai khoa cho
đất Trung Cần, được nhân dân kính trọng tôn là Thành hoàng làng; Trung
Quận công Tạo sĩ Nguyễn Nhân Mỹ - người có công khôi phục triều Lê

Trung Hưng; dòng họ Nguyễn Trọng với Tam thế ngũ Hoàng hoa thời Lê
Trung Hưng gồm Lại bộ Thượng thư Cần Quận công Tiến sĩ Nguyễn Trọng
Thường, Hàn lâm viện Thị độc Tiến sĩ Nguyễn Trọng Đang, Kim hoa điện
Học sĩ Tiến sĩ Nguyễn Đường, các Cử nhân thời Nguyễn như Nguyễn Trọng
Võ, Nguyễn Trọng Ngọc, Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Trọng Lượng,


23
Nguyễn Chương Đạt; họ Nguyễn Hữu với Đình nguyên Hoàng giáp đệ nhất
danh Hữu Tham tri bộ Binh Nguyễn Hữu Lập và Hàn lâm viện Thị độc Học sĩ
Thám hoa Nguyễn Văn Giao là “Thúc điệt đăng khoa đồng triều”, Tri phủ
Hoài Nhân Phó bảng Nguyễn Tư Tái, Cử nhân Nguyễn Trọng Dực; họ Lê
Nguyên “Ngũ thế kế hoa” xứng đáng là gương mặt khoa cử thời Nguyễn, tiêu
biểu nhất là Tổng đốc Tế tửu Cử nhân Lê Nguyên Trung, Tiến sĩ Ngự sử Lê
Bá Hoan, Hồng lô Tự khanh Lê Bá Đôn,…
Thời Pháp có Nguyễn Hữu Khang người Trung Cần là Tiến sĩ Luật đầu
tiên của Việt Nam tại Pháp; Ở Mỹ có Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thái (Rechar Thái).
Thời cận hiện đại có những danh nhân như Bí Thư tỉnh uỷ đầu tiên của
Nghệ An, Xứ uỷ Trung kỳ Nguyễn Tiềm; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ
nội vụ Trần Quốc Hoàn (Nguyễn Trọng Cảnh); các chiến sĩ Xô viết như
Nguyễn Thị Phia (Cử Phia), Nguyễn Hữu Nhượng (Xứ uỷ Trung Kỳ),
Nguyễn Hữu Đang, Trần Ngọc Thiện, Trần Đình San, Hà Sâm... Những cán
bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước như Nguyễn Hữu Dụng, Nguyễn Thị
Đông, Trần Văn Được, Lê Trọng Khoan, Nguyên Phổ, Phạm Bích, Nguyễn
Hữu Lương, Nguyễn Văn Kích, Nguyễn Hữu Hùng; Hoạ sĩ bậc thầy Nguyễn
Tư Nghiêm, Giáo sư họa sỹ Nguyễn Trọng Các; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Bình Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoài; Hiệu trưởng trường Nguyễn Ái Quốc 5 Nguyễn Trọng Trường từng được Bác Hồ chọn vào tổ thư ký của Bác
(Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi), Hiệu trưởng trường
thông tin quân báo của Bộ quốc phòng Đại tá Nguyễn Trọng Kháng ...
Hiện nay, ở Nam Trung phần lớn con em đều tốt nghiệp trung học, cao

đẳng, đại học. Điển hình như gia đình Nguyễn Hy Lạng có hai cha con là
Nguyễn Hữu Khôi và Nguyễn Hữu Nam đều là Tiến sĩ. Nguyễn Hữu Khôi
được phong hàm Giáo sư năm 2007.Trung Cần còn có Tiến sĩ Y khoa Nguyễn
Hữu Chánh, Tiến sĩ Nông nghiệp Vương Nam Trung, Thạc sĩ Tự động hoá
Nguyễn Nam Trung.Họ Nguyễn Trọng có Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhuận, Giáo


24
sư họa sỹ Nguyễn Trọng Các.Ngoài ra Trung Cần còn có nhiều Thạc sĩ, Kỹ
sư, Cử nhân trong nước và quốc tế.
Xã Nam Trung từ xưa đến nay đã hình thành, tạo dựng một bề dày văn
hoá phát triển từ đời này qua đời khác, ngày càng phong phú đa dạng.
Về di tích lịch sử văn hóa: Đình Trung Cần - một công trình được xây
dựng uy nghi với kiến trúc đẹp, độc đáo là dựa vào thần thế, nhân tài, vật lực
và truyền thống lịch sử oai hùng của vùng đất Trung Cần xưa. Thuở trước, đình
là nơi tập trung Thần tổ, Thành hoàng của 21 xã thôn của tổng Nam Kim hội tụ
về đây để làm lễ cầu đảo cầu mưa trong những năm hạn hán nặng nề. Tại đây,
lễ Kỳ phúc (cầu yên) hàng năm được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch; lễ
hội được tổ chức khá quy mô, có rước bài vị sắc thần về đình tế lễ rồi được
rước quanh làng rồng rắn nhộn nhịp; phần hội có các trò chơi dân gian như vật
võ, đánh côn, múa kiếm, thi bơi, đánh cờ người, đu tiên...
Ngoài đình Trung Cần, Nam Trung còn có hệ thống đền thờ, trong đó
thờ Tiến sĩ Tống Tất Thắng - người khai khoa cho làng xã, Tam Toà đại
vương Lý Nhật Quang, thần núi Cao Sơn Cao Các và Tứ vị Thánh nương; đền
thờ Tạo sĩ Nguyễn Nhân Mỹ, đền thờ Đường Cảnh Thành hoàng, đền thờ Đức
Ông sông nước; có 3 chùa thờ Phật: chùa Bàu (Hoa Bảo tự), chùa Giai, chùa
Bà; có nhà Văn Thánh xã, nhà Văn Thánh tổng thờ các danh nhân khoa bảng;
có nhiều nhà thờ họ hoành tráng như nhà thờ họ Nguyễn Trọng, họ Nguyễn
Hữu, họ Lê, họ Trần, họ Nguyễn Nhân...
Đặc biệt, Nam Trung còn có “Bản sơ đồ cụm Đình và Đền thờ” được

bố trí theo phương vị Ngũ hành với đình Dương Liễu làm trung tâm; có chợ
Rồng - chợ lớn nhất trong tổng Nam Hoa, nằm trên bến sông Lam, hàng hóa
thuyền bè trao đổi nhộn nhịp, náo nhiệt. Nam Trung còn có đường lũy Nam
Hoa Thượng với chiều dài hàng chục cây số, phần lớn nằm trên đất Trung
Cần và Dương Liễu. Đó vừa là lũy chiến hào, vừa là con đường giao thông
chiến lược, con đường hành quân, vận lương huyết mạch của đời xưa. Bãi Mồ
Ngô ra đời trong các cuộc chiến ác liệt giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân


25
Minh xâm lược.Khi Lê Lợi tuyên đọc Bình Ngô Đại cáo đã khẳng định đây là
mồ chôn quân Minh trên cánh đồng Đại Trại.
Cánh đồng Đại Trại là một trong những trang trại lớn do Uy Minh
vương Lý Nhật Quang lập nên, sử triều Lý viết: “Đồng Đại Trại là cánh đồng
thẳng cánh cò bay” nó nằm giữa hai làng Trung Cần phía Nam và Dương
Liễu phía Bắc. Đây là cánh đồng rộng nhất, màu mỡ nhất vùng Nam Hoa.
Triều Trần cũng cử người trong vương tộc vào đây khai phá đất đai, lập ấp và
trở thành dòng họ cổ nhất trong số 30 họ về sinh sống ở đây, dòng họ gắn liền
với tên tuổi Điện Quận công Trần Mậu Long. Từ cuối đời Trần đến thời Trịnh
- Nguyễn phân tranh, nơi đây là chiến trường ác liệt.Vua Quang Trung
Nguyễn Huệ trên đường hành quân ra Bắc diệt quân Thanh cũng đã từng nghỉ
chân tại đây để tuyển thêm quân lính. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các thế lực
phong kiến tranh đấu giành giật, dân cư xóm làng mở rộng, Đại Trại ngày
càng bị thu hẹp.
Nam Trung là đất giàu truyền thống. Trước hết là truyền thống hiếu
học, phát triển nghề dạy học rồi nghề y dược, nghề lý số (xem mạch đất đai,
đặt mồ, xem tướng). Nghề nông là nghề gốc của làng xã với những lợi thế về
diện tích ruộng đất lớn, nguồn nước dồi dào, có nhiều công trình thủy lợi
được hình thành từ xa xưa, nhân dân có kinh nghiệm phong phú được tích lũy
qua quá trình sinh sống, thích nghi với môi trường khắc nghiệt nơi đây. Cùng

với nghề nông, nhân dân cũng thông thạo các nghề phụ như trồng bông, trồng
dâu, nuôi tằm, dệt vải, nghề trồng lạch, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm.Ngoài
ra còn có các nghề thủ công như nghề mộc, nghề nề, nghề đánh bắt tôm cá và
các hoạt động thương mại buôn bán khắp lưu vực sông Lam.
Nam Trung có những hoạt động văn hoá nghệ thuật cổ truyền làng xã
phong phú như hát phường vải, thơ, ca, hò vè, ví dặm, đò đưa, truyện kể...Đây
là đất có tiếng về dệt vải, dệt lụa nên hát phường vải, hát ví, hát dặm rất phổ
biến và phát triển.Tương truyền chí sĩ Phan Bội Châu cũng đã từng có mặt
trong các đêm hát phường vải và để lại nhiều giai thoại lý thú. Cùng với hát là


×