Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Lịch sử văn hóa dòng họ võ tá huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh, từ thế kỉ XVI đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.67 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HẰNG

LỊCH SỬ - VĂN HÓA DÒNG HỌ VÕ TÁ
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH,
TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HẰNG

LỊCH SỬ - VĂN HÓA DÒNG HỌ VÕ TÁ
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH,
TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG THỊ THANH HẢI


NGHỆ AN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài “Lịch sử - văn hóa dòng họ Võ
Tá huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, từ thế kỉ XVI đến năm 2013”, tôi xin
gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Lịch sử Trường
Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn người thầy của
tôi TS. Dương Thị Thanh Hải - người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
và có nhiều sự gợi mở độc đáo cho tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về
dòng họ, từ đó sửa chữa và bổ sung hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới hội đồng dòng họ Võ Tá ở
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là tộc trưởng họ Võ Tá đại tôn ông
Võ Tá Thành và thư kí dòng họ ông Võ Tá Thịnh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình cùng bạn bè,
những người luôn ở bên tôi những lúc khó khăn, giúp đỡ, động viên và khích
lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi mong muốn được lắng nghe những ý kiến đóng góp quý báu
của các Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................8
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu..............................................11
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................12
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................14
6. Bố cục đề tài............................................................................................14
B. NỘI DUNG.............................................................................................15
Chương 1 KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT THẠCH HÀ - HÀ TĨNH...............15
1.1. Khái quát về vùng đất Hà Tĩnh...........................................................15
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................15
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................18
1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hóa......................................................20
1.2. Thạch Hà - đất và người.......................................................................26
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên......................................................26
1.2.2. Địa danh Thạch Hà qua các thời kì...............................................30
1.2.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa.......................................................31
Tiểu kết chương 1........................................................................................37
Chương 2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ VÕ TÁ Ở HUYỆN
THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 2013..........38
2.1. Đôi nét về dòng họ Vũ - Võ ở Việt Nam.............................................38
2.1.1. Sơ lược tiểu sử Vũ Hồn.................................................................38
2.1.2. Họ Vũ làng Mộ Trạch...................................................................42
2.2. Nguồn gốc dòng họ Võ Tá ở Thạch Hà - Hà Tĩnh...............................44
2.3. Quá trình định cư, phát triển cuả dòng họ ở Thạch Hà - Hà Tĩnh........50
2.3.1. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.....................................................50
2.3.2. Từ thế kỉ XIX đến năm 2013.........................................................67
Tiểu kết chương 2........................................................................................74
Chương 3 ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ VÕ TÁ ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG
VÀ LỊCH SỬ DÂN TỘC............................................................................75
3.1. Đóng góp về lĩnh vực quân sự - chính trị.............................................75
3.2. Đóng góp về lĩnh vực kinh tế - xã hội..................................................96

3.3. Đóng góp về lĩnh vực văn hóa - giáo dục.............................................99
3.3.1. Gia phong dòng họ........................................................................99


5
3.3.2. Nhà thờ, lăng mộ và miếu Quan Quận........................................103
Tiểu kết chương 3......................................................................................113
KẾT LUẬN...............................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................118
PHỤ LỤC..................................................................................................122


6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ tiên người Việt Nam từ xưa sinh sống trên mảnh đất này, trải qua
hàng nghìn năm đã tạo nên một nền văn hóa chung cho cả dân tộc đó là văn
hóa Việt. Trên nền chung ấy, mỗi vùng miền, mỗi dòng họ đều có những nét
văn hóa đặc sắc riêng. Trong dòng chảy văn hóa dân tộc, các dòng họ đều in
đậm dấu ấn của mình, đồng thời góp phần tạo nên diện mạo văn hóa của một
vùng nói riêng, của đất nước nói chung. Dòng họ chính là nơi hình thành, bảo
tồn và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc. Văn hóa dòng họ là một
trong những thành tố của văn hóa một đất nước. Do đó, nghiên cứu về dòng
họ là góp phần nghiên cứu về văn hóa Việt Nam.
Sự hình thành phát triển của các dòng họ luôn gắn liền với sự vận động
của lịch sử dân tộc. Lịch sử của các dòng họ luôn phản ánh một phần lịch sử
dân tộc. Ngoài những phần chung có trong chính sử, lịch sử dòng họ còn ẩn
chứa những phần không có trong chính sử. Vì vậy, nghiên cứu về dòng họ
góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc, và sự bổ sung đó là cần
thiết. Bởi, chính sử phần lớn viết theo thể “biên niên” hoặc “cương mục”,

“thiên về ghi chép sự hưng vong tan hợp của các triều đại vua quan chính
thống, đi vào những mặt chung nhiều hơn mặt riêng, nhưng đời sống nhân
dân và nhiều mặt quan trọng khác… bị bỏ trống” [63; 11]. Bởi vậy, nghiên
cứu về dòng họ góp phần bổ sung thêm, làm sáng rõ thêm cho lịch sử dân tộc
về kinh tế, văn hóa, về tiểu sử của các nhân vật lịch sử, về các triều đại phong
kiến, về quân sự, về lịch sử dân tộc học, về xác minh những vấn đề địa lý hoc,
xác minh niên đại và những bí mật lịch sử.
Lịch sử của dân tộc đã đi vào quá khứ nhưng văn hóa của các dòng họ
vẫn trường tồn. Mỗi dòng họ đều có sự đóng góp nhất định cho quê hương đất


7
nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu đánh giá đúng vai trò cũng như sự đóng góp
của các dòng họ là việc làm cần thiết. Từ đó, chúng ta thấy được những hạn
chế và tích cực của văn hóa dòng họ, văn hóa làng xã, góp phần định hướng
trong công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong xã hội hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, sự giao lưu tiếp xúc
văn hóa diễn ra mạnh mẽ, vấn đề giáo dục ý thức gìn giữ bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa lịch sử cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Việc nghiên
cứu tìm hiểu về dòng họ giúp thế hệ trẻ hiểu được những đóng góp của các dòng
họ đối với quê hương đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tôc, lòng biết ơn tôn
kính với các bậc tiền nhân, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, phát huy truyền
thống tốt đẹp của cha ông đã để lại. Từ đó, thúc đẩy sự đoàn kết cũng như niềm
đam mê nghiên cứu lịch sử nước nhà cho các thế hệ trẻ hôm nay.
Đối với vùng đất xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, từ xa xưa vốn
đã là “phên dậu” phía nam của đất nước, trong tiến trình lịch sử đã chứng kiến
biết bao biến cố cũng như sự mở cõi đi về phương nam, trong đó có sự di cư
của các dòng họ. Bởi vậy, vùng đất Nghệ Tĩnh có rất nhiều dòng họ từ phía
bắc di cư vào đây cư trú. Họ đã sinh sống tạo dựng nên các dòng họ cựu tộc ở
đây như họ Nguyễn Cảnh ở huyện Đô Lương, họ Nguyễn ở Tiên Điền (Nghi

Xuân), họ Phan Huy ở huyện Thạch Hà… “Chính họ đã tích tụ chất “gien” xứ
sở này, để từ thế kỉ XVI trở về sau, Nghệ Tĩnh phát triển thành một vùng văn
hóa có nhiều đặc thù, đất hiếu học nổi trội so với một số vùng khác, có nhiều
người kiệt xuất làm rạng rỡ trang sử vàng của dân tộc. Gia phả của họ đã tôn
vinh điều đó, quốc sử cũng tôn vinh điều đó” [20; 60 - 61]. Và họ Võ Tá ở
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là một trong số những dòng họ góp phần tạo
nên sự đặc thù ấy.
Dòng họ Võ Tá từ thế kỉ XVI đã đến định cư ở vùng đất Thạch Hà, trải
qua hơn 400 năm tồn tại, dòng họ đã xây dựng cho mình một truyền thống


8
văn hóa vẻ vang với sự nghiệp võ cử phát triển rực rỡ, nhất là dưới thời Lê Trịnh. Đó là dòng họ đã sản sinh nhiều nhân tài võ tướng có nhiều đóng góp
cho quê hương đất nước. Thế nhưng, cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về dòng họ Võ Tá ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh. Là một người con sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, nhận thức rõ tầm quan
trọng của vấn đề nghiên cứu văn hóa dòng họ cũng như việc giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc, tôi chọn vấn đề “Lịch sử - văn hóa dòng họ Võ
Tá huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, từ thế kỉ XVI đến năm 2013” làm đề tài
luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiểu về dòng họ Võ Tá huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thực tế
đã được một số nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm, đề cập đến trong các công
trình lịch sử sau:
Thứ nhất, cuốn “Danh tướng Việt Nam tập 3” - danh tướng trong chiến
tranh nông dân thế kỉ XVIII phong trào Tây Sơn của Nguyễn Khắc Thuần đã
đề cập tới những danh tướng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII.
Trong đó, những vị tướng họ Võ Tá được nói tới khi tham gia vào công cuộc
đánh dẹp, bảo vệ đất nước, nhưng tác giả không đi sâu nghiên cứu về tiểu sử
của họ cũng như dòng họ Võ Tá.

Cuốn “Văn hóa dòng tộc dân gian” của Ngô Bạch là tác phẩm viết về
những đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của văn hóa dòng họ đối với làng xã, với quê
hương đất nước. Tác giả cũng khái quát một số dòng họ lớn như: họ Đặng, họ
Hoàng, họ Nguyễn, họ Đỗ, họ Trịnh, họ Lê… Đó là những dòng họ có truyền
thống văn hóa, phổ biến ở Việt Nam, trong đó có họ Vũ. Thế nhưng, tác giả
chỉ dừng lại ở việc tổng quát các dòng họ chứ không tìm hiểu cụ thể về một
dòng họ nào.
Bài viết “Tìm hiểu lịch sử võ cử ở nước ta” của tác giả Nguyễn Thúy
Nga, in trong tạp chí Hán Nôm số 2 năm 2003 đã trình bày khái quát về lịch


9
sử võ cử của nước ta thời phong kiến, từ khởi thủy đến khi kết thúc. Trong đó,
tác giả liệt kê số khoa thi võ cùng số lượng người thi đỗ của từng khoa thi qua
các triều đại chứ không đưa ra danh sách cụ thể những người thi đỗ.
Cuốn “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch là một tác phẩm viết về vùng
đất Nghệ An và Hà Tĩnh. Tác giả đã đề cập đến những đặc điểm về thiên
nhiên, địa lý, cương vực của vùng đất này trong đó có đề cập đến những con
người nơi đây. Họ Võ Tá được biết đến là một dòng họ nổi tiếng với những
nhân vật xuất sắc như Võ Tá Liễn, Võ Tá Sắt…, tác giả đã giành nhiều trang
viết về những chiến tích của các ông trong việc bảo vệ quê hương, xã tắc với
những trận đánh ghi đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, Bùi Dương Lịch chỉ
dừng lại ở việc khái quát sơ lược về dòng họ Võ Tá chứ không đi sâu vào tìm
hiểu cụ thể về họ.
Cuốn “Hà Tĩnh nhân vật chí” của Nguyễn Hoằng Ân lưu tại thư viện
tỉnh Hà Tĩnh là một tác phẩm viết về những nhân vật nổi tiếng, điển hình trên
mảnh đất Hà Tĩnh, trong đó họ Võ Tá được nói đến với nhiều nhân vật như
Võ Tá Đoan, Võ Tá Lí… có công dẹp loạn giặc Bồng, giặc Tế, bảo vệ đất
nước. Tuy vậy, tác giả chỉ nêu khái quát những chiến tích mà các ông đã đạt
được chứ không tìm hiểu cụ thể về từng người hay về dòng họ Võ Tá.

Công trình “Về với cội nguồn” do tác giả Võ Tá Khánh sưu tầm và viết
đã cho biết về dòng họ Vũ - Võ ở các vùng miền của đất nước. Tác giả đã đưa
ra những “gạch nối” giữa các dòng họ Vũ - Võ ở phương Nam với dòng họ
Võ Tá ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Qua tác phẩm này chúng ta biết thêm
về sự phát triển của dòng họ, một số chi họ Võ có mối quan hệ với họ Võ Tá
ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Mặc dù nội dung còn hạn chế song tác giả đã
góp phần mở ra hướng mới trong việc nghiên cứu về dòng họ Võ Tá.
Luận văn Thạc sĩ “Lịch sử - văn hóa dòng họ Trương Quốc ở Thạch
Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh từ thế kỉ XVI đến năm 2010” của Nguyễn Thị Thùy


10
Dương đã có đề cập tới vùng đất Thạch Hà – một vùng đất có vị trị chiến lược
quan trọng của tỉnh và giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Con người nơi
đây có những phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống
hiếu học, trọng đạo lí… Đây là nền tảng bền vững cho dòng họ Trương Quốc
cũng như họ Võ Tá định cư và phát triển sự nghiệp.
Luận án Tiến sĩ của ông Võ Hồng Hải với đề tài “Di sản văn hóa dòng
họ và vấn đề nghiên cứu danh nhân văn hóa, phát triển nhân tài hiện nay
(qua khảo sát một số dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh)” là luận án gần đây nghiên
cứu về văn hóa dòng họ ở Hà Tĩnh, trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu cụ thể
hai dòng họ là dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền - Hà Tĩnh và dòng họ Nguyễn
Huy ở Trường Lưu (Can Lộc - Hà Tĩnh) trong quá khứ từ nhiều góc độ: sự
hình thành, phát triển và suy thoái, mối quan hệ giữa hai dòng họ này và với
các dòng họ khác; sự giao lưu văn hóa, kinh tế, lịch sử, chính trị, tư tưởng...
từ đó tác giả đề xuất những định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa của dòng họ. Trong quá trình khảo sát các dòng họ ở tỉnh Hà Tĩnh, tác giả
đã khảo sát dòng họ Võ Tá - một dòng họ lớn ở Hà Tĩnh, tuy nhiên tác giả
không đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về dòng họ này.
Với cuốn “Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh”, tác giả Thái Kim Đỉnh đã làm

rõ truyền thống khoa bảng của tỉnh Hà Tĩnh dưới thời phong kiến, đồng thời
tác giả đã thống kê những người Hà Tĩnh đỗ đạt qua các khoa thi. Đặc biệt,
ngoài những người đỗ khoa bảng văn học, tác giả còn đưa ra danh sách những
người đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ), trong đó có danh sách 15 người họ Võ Tá đỗ
Tạo sĩ thế kỉ XVII - XVIII. Mặc dù, tài liệu bước đầu đã có sự tiếp cận dòng
họ Võ Tá ở khía cạnh khoa bảng giáo dục song vẫn còn hạn chế.
Công trình “Tộc phả họ Vũ (Võ) (thế kỉ IX- XIX)” do Ban liên lạc họ Vũ
(Võ) cung cấp là một công trình nghiên cứu về sự phát triển họ Vũ (Võ) ở
Việt Nam. Công trình chủ yếu nói về sự hình thành và phát triển họ Vũ ở tỉnh


11
Hải Dương, với ngũ chi bát phát họ Vũ (Võ) khác nhau; khẳng định họ Vũ là
một dòng họ lớn có bề dày truyền thống khoa bảng và là gốc tích của một số
dòng họ Vũ (Võ) khác đang sinh sống trên mọi miền đất nước. Bên cạnh đó,
công trình đã tổng hợp được danh sách khoa bảng những người họ Vũ (Võ)
qua các triều đại phong kiến Việt Nam; danh sách những người họ Vũ (Võ)
đỗ Tạo sĩ, trong đó họ Võ Tá có 16 người; làm rõ thêm một số vấn đề về thủy
tổ Vũ Hồn và nói rõ làng Mộ Trạch là quê hương của họ Vũ (Võ) ở Việt
Nam. Công trình còn đưa ra bản “Vũ tộc ngọc phả” phần chữ Hán và phần
dịch nghĩa có nội dung cơ bản giống với bản dịch nghĩa “Vũ tộc ngọc phổ”
lưu giữ tại họ Võ Tá huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, công trình chỉ
mới tiếp cận họ Vũ ở tỉnh Hải Dương là chủ yếu, còn phổ họ Võ Tá chưa tiếp
cận vì thế công trình chưa đề cập đến quá trình hình thành, phát triển của
dòng họ Võ Tá huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Như vậy, những công trình nghiên cứu trên đã có đề cập đến dòng họ
Võ Tá ở những khía cạnh khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ và toàn diện về dòng họ Võ Tá huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh. Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu để làm rõ hơn những vấn đề về
dòng họ Võ Tá.

3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện quá trình định cư, phát triển của
dòng họ cũng như những nét văn hóa đặc trưng và những đóng góp của dòng
họ Võ Tá trên các lĩnh vực quân sự - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo
dục từ thế kỉ XVI đến năm 2013.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:


12
- Làm rõ nguồn gốc, quá trình định cư, thời gian định cư và phát triển của
dòng họ Võ Tá ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ thế kỉ XVI đến năm 2013.
- Nghiên cứu và làm rõ những đóng góp tích cực của dòng họ Võ Tá ở
Thạch Hà - Hà Tĩnh đối với quê hương đất nước từ thế kỉ XVI đến năm 2013,
đặc biệt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX trên các lĩnh vực quân sự - chính trị,
kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
- Làm rõ nét văn hóa truyền thống và những di sản văn hóa của dòng
họ Võ Tá ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu dòng họ Võ Tá huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh từ thế kỉ XVI đến năm 2013.
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát
triển và những đóng góp của dòng họ ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát
triển của dòng họ Võ Tá trên mảnh đất Thạch Hà - Hà Tĩnh, những nét văn
hóa đặc trưng cũng như làm rõ những đóng góp tích cực của dòng họ đối với
quê hương, dân tộc.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu

- Nguồn tư liệu gốc:
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng gia phả của dòng họ Võ Tá (gia
phả họ Võ Tá, gia phả dòng họ Vũ Tá - Hà Hoàng huyện Thạch Hà - tỉnh Hà
Tĩnh), các câu đối ở nhà thờ dòng họ.
- Nguồn tài liệu nghiên cứu:
Các tài liệu nghiên cứu tôi sử dụng tham khảo cho đề tài như: Nghệ An
kí, Yên Hội thôn chí của Bùi Dương Lịch; Về văn hóa xứ Nghệ của Ninh Viết
Giao, Gia phả khảo luận và thực hành của Dã Lan Nguyễn Đức Dụ; Danh


13
tướng Việt Nam tập 3 của Nguyễn Khắc Thuần; Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh
của Thái Kim Đỉnh; Chúa Trịnh của Phạm Khang…, các bộ chính sử như
Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí… Bên
cạnh đó còn có một số ấn phẩm của ban liên lạc dòng họ Võ ở các tỉnh.
Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm những tác phẩm viết về dòng họ như:
Văn hóa dòng họ của Văn Hạnh; một số luận văn nghiên cứu về lịch sử văn
hóa dòng họ như luận văn cao học của chị Nguyễn Thị Thùy Dương, luận án
tiến sĩ của Võ Hồng Hải. Kỉ yếu thội thảo “Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An
với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỉ XXI” năm
1997. Đồng thời, tôi cũng sử dụng những tài liệu để tra cứu như: Từ điển địa
danh lịch sử văn hóa Việt Nam của Nguyễn Văn Tân, Từ điển nhân vật lịch
sử Việt Nam của Đinh Xuân Lâm và Trương Hữu Quýnh…
- Nguồn tài liệu điền dã:
Để bổ sung tài liệu cho đề tài, tôi còn tìm hiểu, khảo sát thực tế tại nhà
thờ dòng họ Võ Tá ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, khu lăng mộ Võ Tá Sắt
ở xã Thạch Liên, miếu Quan Quận ở xã Thạch Hạ. Đồng thời, tôi cũng gặp gỡ
trao đổi và phỏng vấn với những người trong họ Võ như tộc trưởng đại tôn
Võ Tá Thành, thư kí dòng họ Võ Tá Thịnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày quá trình định cư,
phát triển của dòng họ theo thời gian.
Trên cơ sở nguồn tư liệu lịch sử, những sự kiện lịch sử có thật để đi đến
phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề đã được đặt ra. Bên cạnh đó tôi
còn tiến hành sưu tầm, tích lũy, sao chép tư liệu ở thư viện Hà Tĩnh, thư viện
Đại học Vinh, sử dụng các phương pháp phỏng vấn, điều tra, so sánh đối
chiếu, thống kê để từ đó rút ra những nhận xét, kết luận phù hợp với vấn đề


14
đặt ra của luận văn, đánh giá và xác định vị trí của dòng họ Võ Tá ở Thạch Hà
- Hà Tĩnh.
5. Đóng góp của đề tài
- Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi hi vọng làm sáng tỏ hơn về nguồn
gốc, quá trình định cư, phát triển tại vùng đất Đàng Ngoài của họ Võ Tá ở
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ thế kỉ XVI đến năm 2013. Qua đó luận văn
giúp mọi người hiểu rõ hơn về dòng họ Võ Tá - một dòng họ lớn của tỉnh Hà
Tĩnh và xứ Nghệ.
- Qua việc nghiên cứu lịch sử văn hóa dòng họ Võ Tá huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh tôi mong muốn góp phần tôn vinh những nét đẹp văn hóa đặc
trưng của dòng họ, làm sáng tỏ những đóng góp của dòng họ Võ Tá đối với
quê hương và đất nước, với lịch sử dân tộc.
- Nghiên cứu dòng họ Võ Tá góp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho
thế hệ trẻ, phát huy những giá trị văn hóa dòng họ, truyền thống văn hóa của
địa phương trong sự nghiệp xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bổ sung thêm nguồn tài liệu lịch sử địa phương trong việc giảng dạy
và học tập lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu than khảo và phụ lục, luận văn

được bố cục thành ba chương sau:
Chương 1: Khái quát vùng đất Thạch Hà - Hà Tĩnh.
Chương 2: Lịch sử phát triển của dòng họ Võ Tá ở huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh từ thế kỉ XVI đến năm 2013.
Chương 3: Đóng góp của dòng họ Võ Tá đối với quê hương và lịch sử
dân tộc.


15
B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT THẠCH HÀ - HÀ TĨNH
1.1. Khái quát về vùng đất Hà Tĩnh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung của Việt Nam, thuộc
vùng Bắc Trung Bộ, trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến
108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An vốn từ xưa đã cùng chung
trong “xứ Nghệ”, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình được phân giới bởi dãy
Hoành Sơn từ Trường Sơn đổ ra biển, phía tây giáp hai tỉnh của nước bạn Lào
là Borikhamxay và Khammuane, tựa lưng vào dãy Trường Sơn sừng sững mà
vươn mình về phía đông, nơi có biển Đông trải rộng mênh mông, tạo nên một
hình thể thoai thoải theo chiều dốc từ tây sang đông. Trong lịch sử dân tộc,
dưới sự trị vì đất nước của vương triều Nguyễn, vị trí địa lý của các tỉnh thành
trong nước cũng như tỉnh Hà Tĩnh được ghi chép khá cụ thể. Tỉnh Hà Tĩnh
được gọi là đạo Hà Tĩnh, thuộc khu vực sao Dực, sao Chẩn, về tinh thứ sao
Thuần Vĩ “đông tây cách nhau 55 dặm, nam bắc cách nhau 165 dặm, phía
đông đến biển 18 dặm, phía tây đến địa giới huyện Hương Sơn tỉnh Nghệ An
37 dặm, phía nam đến sơn phận Hoành Sơn quan (đèo Ngang) thuộc huyện
Bình Chính tỉnh Quảng Bình 133 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Can Lộc

(trước là Thiên Lộc) tỉnh Nghệ An 32 dặm; từ lỵ sở của đạo đi về phía nam
vào Kinh 437 dặm” [44; 96].
Về mặt tổ chức hành chính, đến năm 2013, Hà Tĩnh có 1 thành phố
(thành phố Hà Tĩnh), 9 huyện (Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương
Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh) và thị xã
Hồng Lĩnh.


16
Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.055 km², chiếm khoảng 1,7
% diện tích toàn quốc. Trong đó, diên tích đất ở là 6799 ha, đất nông nghiệp
là 98,171 ha, đất lâm nghiệp là 240,529 ha. Dân số của tỉnh là 1.242.700
người, mật độ dân số 207 người/km² (2013).
Vị trí địa lý đó là điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh phát triển sản xuất
hàng hóa và những ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng liên kết, giao lưu kinh
tế với các tỉnh khác và quốc tế, sớm hội nhập vào xu thế phát triển chung
của cả nước.
Địa hình:
Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ bé ở miền Trung của đất nước có cấu trúc địa
hình khá đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Hà Tĩnh nằm ở phía đông
của dãy Trường Sơn nên hình thể của tỉnh gần giống như một hình thang lệch,
bề rộng phía bắc là 85km, phía nam là 90km, chiều dài theo bờ biển là
137km, dọc theo biên giới Việt - Lào là 143km. Bởi vậy địa hình hẹp và dốc,
nghiêng dần từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1,2%.
Đất đai Hà Tĩnh không rộng và phân bố không đều. Đồi núi chiếm phần
lớn diện tích trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở phía tây và phía nam (80% diện
tích toàn tỉnh). Các dãy núi ở Hà Tĩnh nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc.
Dãy Trường Sơn soải rộng ra thành từng lớp đồi trọc lan xuống tận các miền
thượng Đức Thọ, tây nam huyện Can Lộc và Thạch Hà, rồi nhập vào dãy
Hoành Sơn ở huyện Kỳ Anh. Dãy Giăng Màn (tên chữ là Khai Trướng) sừng

sững như một bức thành trấn giữ ở phía tây. Miền tây Hà Tĩnh có các vùng núi
Vũ Quang (Hương Khê), Đại Hàm (Hương Sơn) là miền đất gắn liền với lịch
sử đấu tranh chống ngoại xâm trong tỉnh qua nhiều thời kì. Từ Trường Sơn đồi
núi nối tiếp chạy dài, vây thành cụm, chắn ngang hoặc chia cắt miền đồng
bằng, tạo thành những thung lũng hẹp, xen kẽ nhau, đây đó hiện ra một vài dãy
núi nhỏ như Thiên Nhẫn (Hương Sơn), Long Mã (Đức Thọ), Trà Sơn (Can
Lộc), Hồng Lĩnh (Nghi Xuân), Nam Giới (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm


17
Xuyên), Cao Võng (Kỳ Anh) tạo nên những nét chấm phá hùng vĩ cho phong
cảnh toàn vùng.
Đồng bằng Hà Tĩnh hẹp chiếm khoảng 20% diện tích toàn tỉnh nằm rải
rác theo các thung lũng và xen kẽ giữa các cụm đồi. Biển đóng vai trò quan
trọng trong sự hình thành của đồng bằng nên đất ở đây thường nghèo, ít phù
sa sông. Dải đồng bằng quan trọng nhất của tỉnh nằm dọc theo lưu vực sông
La, từ miền hạ Đức Thọ kéo qua Can Lộc tới giáp miền biển Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, rộng chừng 1000 km². Ngoài ra, trong tỉnh còn có một số vùng đất
bằng phẳng hẹp dọc theo thung lũng các sông Ngàn Sâu (Hương Khê), Ngàn
Phố (Hương Sơn) và những vùng đồng bằng nhỏ bị đứt quãng dọc theo bờ
biển các huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh. Đồng bằng Hà Tĩnh tuy hẹp, bị cắt xén
và đất đai chóng xói mòn do nằm trên độ dốc lớn, nhưng với truyền thống cần
cù, chịu khó trong lao động và trí thông minh của con người nên đó vẫn là
vựa thóc chính đáp ứng cuộc sống của nhân dân nơi đây.
Hà Tĩnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc. Tổng chiều dài các con
sông khoảng 400km. Hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố cùng với các
nhánh của nó trải ra khắp miền Hương Sơn và Hương Khê, đến ngã ba Tam
Soa dưới chân núi Tùng (Linh Cảm), thì hợp dòng thành sông La chảy qua
Đức Thọ, rồi nhập vào sông Lam ở Đức Quang (Đức Thọ). Từ đó sông Lam
chạy dọc theo hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, rồi đổ ra cửa Hội (Nghi Xuân).

Ngoài ra, trong tỉnh còn có nhiều sông khác như: Minh Giang (Can Lộc),
Ngàn Mọ, Hộ Độ (Thạch Hà)… Sông ngòi ở đây có đặc điểm thường ngắn và
dốc, dòng chảy mạnh nên lũ thường lên nhanh. Tuy nhiên, từ xa xưa mạng
lưới sông ngòi đã là mạch máu giao thông thuận lợi cho việc trao đổi buôn
bán của nhân dân và là nguồn cung cấp phù sa cho các đồng bằng trong tỉnh.
Biển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên và cuộc sống của con
người Hà Tĩnh. Vùng biển của Hà Tĩnh rộng khoảng 20 000 km² với nhiều
đảo to nhỏ. Đường bờ biển dài 137 km phần lớn bằng phẳng. Bãi cát chạy dọc


18
suốt ven biển với nhiều cửa lạch, cửa sông, nhiều đầm phá, ngư trường tạo
thành những điểm thuận lợi cho việc đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy
hải sản. Từ Nghi Xuân đến Đèo Ngang có nhiều cửa biển tốt như cửa Hội
(Nghi Xuân), cửa Nhượng (Cẩm Xuyên), cửa Khẩu (Kỳ Anh), đặc biệt là
cảng nước sâu Vũng Áng (Kỳ Anh). Đây là điểm thuận lợi cho Hà Tĩnh mở ra
nhiều triển vọng tốt trong hội nhập và giao lưu quốc tế.
Khí hậu:
Thiên nhiên Hà Tĩnh hùng vỹ và thơ mộng nhưng khí hậu rất khắc
nghiệt. Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên,
do tính chất chuyển tiếp của khí hậu giữa Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
Bộ nên vào mùa đông, Hà Tĩnh vẫn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa
đông bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về. Bởi vậy, mùa đông ở đây vẫn lạnh
nhưng bớt lạnh hơn, ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và có đặc trưng mưa
phùn kéo dài 2 - 3 tháng. Nhiệt độ bình quân vào mùa đông dưới 18°C. Nhiệt
độ trung bình năm thường cao trên 20°C. Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều ở miền
Bắc Việt Nam. Trừ một phần nhỏ ở phía bắc, còn lại các vùng khác có lượng
mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
Dãy núi Trường Sơn Bắc là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào
với các đèo thấp, làm cho mùa hạ ở đây có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi

mạnh gây nên hiện tượng thời tiết khô và nóng nhiều ngày. Nhiệt độ vào mùa
hè có thể lên tới 40°C, cá biệt có nơi như Hương Sơn, Hương Khê nhiệt độ
trên 40°C. Nhưng sau những ngày hạn hán kéo dài, khoảng cuối tháng 7 đến
đầu tháng 10, bão có thể ấp đến đem theo mưa lớn và nước lũ gây thiệt hại
cho sản xuất và đời sống con người ở đây.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự đa dạng về địa hình là một thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Hà
Tĩnh. Đó sự hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp.


19
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ở miền Trung có diện tích rừng tương
đối lớn (trên 300 000 ha rừng và đất rừng). Rừng núi là kho của cải vô giá đối
với Hà Tĩnh. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, sến, táu… Rừng
còn cung cấp hàng trăm loại lâm sản quý, nhiều loài chim thú quý khác có giá
trị nhiều mặt. Xung quanh rừng dọc theo miền bán sơn địa ở Kỳ Anh, Cẩm
Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn… có những đồng cỏ trải rộng mênh
mông, thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi và cho phép tỉnh hình
thành nên những lâm trường.
Nếu như vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, phát triển lâm
nghiệp thì các đồng bằng có thế mạnh hình thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh. Những đồng bằng ở Hà Tĩnh tuy
bị cắt xẻ thành những mảnh nhỏ nối tiếp nhau chạy sát bờ biển nhưng nằm xen
kẽ với những con sông đổ ra biển nên đồng bằng ở đây thường được bồi đắp.
Việc chuyên canh cây lúa và các loại hoa màu vì thế phát triển khá thuận lợi.
Mặc dù tỉnh không có những bãi cá lớn, nổi tiếng nhưng Hà Tĩnh vẫn
có khả năng phát triển ngành đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản,
du lịch biển dựa trên những thế mạnh của tỉnh. Hiện nay, ngành nuôi trồng
thủy, hải sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh và đang làm thay đổi
khá rõ nét cơ cấu kinh tế vùng nông thôn ven biển.

Bên cạnh đó, cơ cấu công nghiệp đang hình thành và bước đầu phát
triển dựa trên một số thế mạnh của tỉnh như: nguồn nguyên liệu của nông,
lâm, thủy sản; nguồn lao động dồi dào, tương đối trẻ; nguồn tài nguyên
khoáng sản có trữ lượng lớn như quặng sắt Thạch Khê cách thành phố Hà
Tĩnh 6km, trữ lượng khoảng 500 triệu tấn; ô xít ti tan nằm dọc theo bờ biển,
trữ lượng khoảng 3 - 5 triệu tấn. Trong tỉnh, một số khu công nghiệp đã hình
thành như: khu công nghiệp Hồng Lĩnh, đặc biệt khu kinh tế Vũng Áng ở
huyện Kỳ Anh. Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, từ cảng này theo
tuyến hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mĩ, Châu Âu và


20
các nước trên thế giới. Với những thế mạnh ấy, Hà Tĩnh có động lực to lớn để
phát triển các ngành công nghiệp và dich vụ.
Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay
đổi to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cho đến nay, mạng lưới
giao thông chủ yếu gồm: quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và đường Hồ Chí
Minh đi xuyên qua chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 8A nối trung tâm thị xã
Hồng Lĩnh với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, có cửa khẩu quốc tế Cầu
Treo. Sự phát triển giao thông Đông - Tây cùng với các tuyến đường liên
huyện đã và đang xây dựng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường giao
thương giữa các vùng miền, giữa các tỉnh lân cận, giữa các nước láng giềng
và quốc tế, góp phần phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị.
Với địa hình đồi núi chủ yếu như vậy nhưng thiên nhiên khá ưu ái cho
Hà Tĩnh. Núi, rừng, sông, biển chẳng những là nơi cung cấp sản vật mà còn là
nơi chứa đựng những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Kia núi Hồng sông La
hùng vỹ, đây thác Vũ Môn in thuyết “cá chép hóa rồng”; Thiên Cầm ai gãy
như tiếng đàn trời ngân xa… những cảnh sắc thiên nhiên ấy là thế mạnh của
tỉnh trong việc xây dựng và phát triển ngành du lịch.
Bên cạnh những thế mạnh nêu trên, Hà Tĩnh còn có nhiều hạn chế như:

sự khắc nghiệt của thiên nhiên, mức sống của người dân còn thấp. Mặc dù
chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả để lại vẫn còn, cơ sở hạ tầng một số vùng
còn nghèo, việc thu hút đầu tư còn hạn chế… nên kinh tế của tỉnh còn thấp so
với cả nước.
1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hóa
Từ lúc khai sơn lập quốc, vùng đất Hà Tĩnh ngày nay thuộc vào lãnh
thổ của nước Văn Lang. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng thuở ấy Hùng
Vương lên ngôi, chia nước làm 15 bộ, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức. Đến thời
nhà Hán (Bắc thuộc), vùng đất Hà Tĩnh thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận
Cửu Chân, sau là quận Nhật Nam. Bước sang thời nhà Ngô (thời kì độc lập tự


21
chủ), Hà Tĩnh thuộc Cửu Đức. Thời nhà Đinh - Tiền Lê: vùng Nghệ An, Hà
Tĩnh gọi là Hoan Châu, vùng địa đầu phía nam của nước Đại Cồ Việt, tiếp
giáp với nước Chiêm Thành và nước Ai Lao. Thời Lý - Trần, từ năm 1030,
bắt đầu gọi là châu Nghệ An. Thời Hậu Lê, vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh ngày
nay gọi là xứ Nghệ An, phần đất thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay là đất thuộc 2
phủ Đức Quang (sau này là Đức Thọ) và phủ Hà Hoa. Phủ Hà Hoa lúc ấy
gồm 2 huyện: Thạch Hà và Kỳ Hoa (tức là Kỳ Anh và Hoa Xuyên sau này).
Thời Tây Sơn, vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh được gọi là Nghĩa An trấn. Năm
Gia Long nguyên niên (1802), vùng đất ấy đặt làm Nghệ An trấn. Năm 1831,
vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An làm 2 tỉnh: Nghệ An phía bắc sông Lam,
Hà Tĩnh phía nam sông Lam. Năm Tự Đức thứ 6 đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo,
hợp vào Nghệ An làm An Tĩnh, sau đặt lại như trước.
Thời Pháp thuộc, tỉnh Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ nằm trong Liên bang
Đông Dương. Đến năm 1975 “hợp nhất hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An thành
tỉnh Nghệ Tĩnh” [4; 288], sau đó lại tách ra làm hai tỉnh vào năm 1991. Khi
tách, Hà Tĩnh có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Tĩnh và 8 huyện trong đó
có huyện Thạch Hà. Như vậy, qua bao lần đổi thay về tổ chức hành chính

cũng như tên gọi thì Hà Tĩnh và Nghệ An vẫn nằm chung trong xứ Nghệ vùng đất Hoan Châu xưa, cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam
Hồng - có chung biểu tượng núi Hồng sông Lam. Hai tỉnh có cùng phương
ngữ - tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm,
cùng uống chung dòng nước sông Lam.
Hà Tĩnh - một vùng đất nằm phía nam sông Lam, thiên nhiên không
mấy ưu đãi nhưng được coi là vùng “địa linh nhân kiệt”. Theo kết quả nghiên
cứu các di chỉ khảo cổ học ở các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ và
nhiều cứ liệu văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ… cho biết cách đây hàng vạn năm,
những người tiền sử đã đến vùng đất này sinh sống. Trải qua hàng nghìn năm,


22
bằng sự lao động cần cù, sáng tạo không ngừng nghỉ những con người đầu
tiên ấy đã dựng nên những xóm làng đông đúc như ngày nay. Đất tuy nghèo
và thiên nhiên khắc nghiệt nhưng con người vẫn bám trụ xây dựng quê
hương, bảo vệ đất nước. Người Kinh ở miền xuôi hay người Mường, người
Thái, người Chứt ở miền ngược cùng chung dòng máu nòi giống “tiên rồng”,
đồng lòng hai chữ “kết đoàn” viết lên những trang sử yêu nước và đậm chất
cách mạng của con người Hà Tĩnh. Mở đầu là những cuộc đấu tranh hưởng
ứng cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận Nhật Nam trong những năm giữa thế
kỉ II chống lại sự thống trị của phong kiến phương Bắc. Từ đó về sau, phong
trào quật khởi của nhân dân Hà Tĩnh lúc âm ỉ, lúc bùng cháy, khi xuất phát từ
địa phương, lúc hối hợp với phong trào chung của cả nước từ thời kì này sang
thời kì khác không bao giờ dập tắt.
Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, miền đất Nghệ Tĩnh nói chung và
Hà Tĩnh nói riêng có vinh dự đã từng là trung tâm nhiều của nhiều cuộc
kháng chiến. Đầu thế kỉ XV, vùng đất Nghệ Tĩnh là một trung tâm phát triển
khá mạnh trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1407 - 1427).
Đặng Dung quê ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã cùng Nguyễn Cảnh Chân quê
ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) lấy huyện La Sơn (Đức Thọ) làm căn cứ, lập

con cháu nhà Trần là Trần Quý Khoáng làm vua, tập hợp lực lượng đánh quân
Minh nhiều trận quyết liệt. Tiếp đó là cuộc khởi nghĩa vào năm 1419 của binh
lính huyện Nha Nghi (Nghi Xuân) do Phan Liêu chỉ huy, bắt bọn quan lại nhà
Minh, đánh úp thành Nghệ An, sau đó lấy đất Ngọc Ma (miền thượng Hương
Sơn và Hương Khê ngày nay) làm căn cứ. Từ năm 1425 cùng với vùng Đỗ
Gia (Hương Sơn) được chọn làm một trong những căn cứ chiến lược quan
trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Dãy núi Thiên Nhẫn là đại bản doanh của Lê
Lợi và nhân dân Hà Tĩnh là chỗ dựa vững chắc của nghĩa quân Lam Sơn
chống giặc Minh. Những tên đất như Lục Niên, Cửa Khuất, Tiêu Hoa… gắn


23
liền với tên những người con anh hùng của Hà Tĩnh như Nguyễn Tuấn Thiện,
Nguyễn Biên, Bùi Bị… mãi mãi lưu danh với núi sông.
Bước sang thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam đi vào giai đoạn
khủng hoảng suy vong, phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân
đã nhanh chóng phát triển thành một cuộc đấu tranh dân tộc hoàn thành oanh
liệt sứ mạng chống thù trong giặc ngoài. Cả hai lần nghĩa quân Tây Sơn hành
quân ra Bắc vào năm 1786 và năm 1788, nhân dân lao động Hà Tĩnh với tinh
thần yêu nước đã đứng hẳn về phía Tây Sơn, kéo theo cả một số đông sĩ phu
quan lại như Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích… cũng ủng hộ quân Tây Sơn.
Thế kỉ XIX, nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục cùng nhân dân cả nước kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, điển hình là khởi nghĩa Hương Khê
(1885 - 1896) do cụ Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo. Cuộc khởi
nghĩa đặt căn cứ chính ở Vũ Quang - Hương Khê, hoạt động kéo dài trên 10
năm, giành được nhiều thắng lợi to lớn và giữ vai trò là một phong trào trung
tâm, trở thành cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất cho phong trào Cần Vương
chống Pháp của cả nước.
Từ sau khi Đảng Cộng sảnViệt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
truyền thống yêu nước của nhân dân Hà Tĩnh ngày càng phát triển mạnh mẽ

hơn. Không cam chịu làm nô lệ cho bọn thực dân, nhân dân Hà Tĩnh cùng
nhân dân Nghệ An đã đứng lên đấu tranh làm nên Cao trào Xô Viết Nghệ
Tĩnh (1930 - 1931). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, Hà Tĩnh là một trong những huyết mạch giao thông quan
trọng nối miền Nam với miền Bắc, là một trong những hậu phương vững chắc
cung cấp sức người sức của cho các mặt trận, phục vụ các chiến dịch lớn, góp
phần to lớn làm nên thắng lợi cho dân tộc.
Quê hương Hà Tĩnh là quê hương của những anh hùng, nhân vật nổi bật
trong lịch sử dân tộc. Đất tuy cằn cỗi, nước hãy còn ngọt, vùng Hà Tĩnh đời


24
nào cũng có nhân tài như Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) (thời Bắc thuộc); Sử
Hy Nhan, Đặng Tất, Đặng Dung (thời Trần); Bùi Cầm Hổ, Hà Tôn Mục (thời
Hậu Lê); Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Ích (thời Tây Sơn); Nguyễn Du, Nguyễn
Công Trứ (thời Nguyễn); Trần Phú, Hà Huy Tập, Phan Đình Phùng (thời Pháp
thuộc); Hoàng Xuân Hãn, Trần Trọng Kim (thời cận đại); Phan Huy Lê, Võ
Hồng Phúc, Đinh Xuân Lâm (thời hiện đại)… Người dân Hà Tĩnh khí chất chất
phác, đôn hậu, tính tình từ tốn, cần cù, sáng tạo, kiên cường đi lên trong lao
động, “trọng đạo đức, trọng thiên lương và đó là điều mà các dòng họ ở đây
mặc nhiên thấm nhuần để truyền lại cho các thế hệ” [35; 124].
Hà Tĩnh nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, văn chương,
khoa bảng. Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu,
sông La là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh
là một trong những địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đặt
tại cố đô Huế. Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền - quê hương của dòng
họ Nguyễn nhiều đời đỗ đạt như Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Du, Nguyễn Khản...
Phía tây nam của núi Hồng Lĩnh là làng “Bát cảnh Trường Lưu” - quê hương
của dòng họ Nguyễn Huy nổi danh về văn chương khoa cử với các tên tuổi
như: Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ... Hai làng văn

hiến ở hai sườn đông và tây của núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một “Hồng Sơn
văn phái” với những tác phẩm tiêu biểu như “Hoa tiên” của Nguyễn Huy Tự,
“Mai Đình mộng kí” của Nguyễn Huy Hổ, truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ngoài ra còn có dòng họ Đinh Nho, Nguyễn Khắc ở huyện Hương Sơn; dòng
họ Phan Huy ở làng Thu Hoạch và các làng Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội,
Trung Lễ, Bùi Xá, Trung Lương.… đều nổi danh về truyền thống khoa bảng
văn chương. Những trước tác của họ là vốn di sản quý giá làm phong phú
thêm kho tàng văn hóa quê hương và dân tộc.


25
Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, Hà Tĩnh là đất “giang sơn tụ khí”
thời nào Hà Tĩnh cũng có người đỗ đạt cao. Những người thi đỗ thời phong
kiến ở xứ Nghệ được gọi là “ông đồ Nghệ” hay “thầy đồ Nghệ”.Thế nhưng,
“trong số các thầy đồ: thầy đồ Bắc, thầy đồ Nam, thầy đồ Thanh, thầy đồ
Quảng…, thì hình như thầy đồ Nghệ được bà con các nơi hâm mộ hơn cả.
Thời Pháp thuộc đã thế, trước kia khi mà chế độ khoa cử đang thịnh hành,
càng thế” [19; 18]. Cái chất đồ Nghệ ấy đã trở thành một đức tính quý báu có
tính truyền thống in sâu trong tâm thức mỗi người con xứ Nghệ. Theo sách
Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919 thì Hà Tĩnh có 142 vị đỗ đại khoa.
Vị Trạng nguyên khai khoa của tỉnh là Đào Tiêu, người Yên Hồ, huyện Đức
Thọ, đỗ Thái học sinh năm Ất Hợi, niên hiệu Bào Phù thứ 3 (1275) đời Trần
Thánh Tông; người đỗ cuối cùng là Hà Văn Đại, người xã Tiên Điền, huyện
Nghi Xuân, đỗ phó bảng khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Khải Định thứ 4 (1919)
triều Nguyễn.
Hà Tĩnh cũng là quê hương của làn điệu dân ca ví dặm. Nơi đây có
nhiều làng văn nghệ nổi tiếng như làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân
Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú… Các
làng truyền thống với giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông
Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác.

Những làn điệu dân ca mộc mạc phản ánh một cách chân thật đời sống của
nhân dân là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu bồi đắp, nuôi dưỡng
chất thơ cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ.
Hà Tĩnh còn là quê hương của nhiều làng nghề nổi tiếng như làng nghề
nồi đất Cổ Đạm; làng rèn Vân Chàng, Minh Lương nằm cạnh nhau; làng mộc
Thái Yên,… Làng gốm Cẩm Trang; làng đóng thuyền Trường Xuân, thợ đóng
thuyền đã đóng hàng nghìn thuyền lớn nhỏ phục vụ đánh cá, vận tải trong hai
cuộc kháng chiến, đến nay nghề truyền thống này vẫn duy trì tốt. Nghề đúc


×