Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí các trường THCS thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.05 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

------***-------

HOÀNG GIANG NAM

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ VINH, TỈNH
NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 10/2015
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

------***-------

HOÀNG GIANG NAM

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ VINH, TỈNH
NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


Mã số: 60140114
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Quốc Lâm

Nghệ An, 10/2015
2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý ở các trường trung học cơ sở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” được hoàn
thành, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến TS Phan Quốc Lâm, người thầy
đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và Hội đồng
khoa học khoa Sau đại học trường Đại học Vinh đã tham gia giảng dạy, tư vấn,
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm của các đồng chí
lãnh đạo và chuyên viên phòng Văn hóa - Thông tin, phòng Giáo dục - Đào tạo
và các phòng: Kinh tế, Thống Kê…của UBND thành phố Vinh, Ban giám hiệu
trường THCS Lê Mao, Lê Lợi, Bến Thủy và các trường Trung học cơ sở trong
toàn Thành phố đã cung cấp tài liệu, số liệu, những thông tin cần thiết để tôi
nghiên cứu.
Tôi cũng không thể nào quên công ơn của gia đình, người thân và bạn bè
đã động viên, khích lệ, giúp đỡ và ủng hộ về mọi mặt đồng thời chia sẻ, cảm
thông với những khó khăn vất vả khi học tập tại trường Đại học Vinh.
Vinh, ngày 19 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Hoàng Giang Nam

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. CBQL: Cán bộ quản lý
3


2. CNH - HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
3. CNTT: Công nghệ thông tin
4. CNTT&TT: Công nghệ thông tin và truyền thông
5. CSDL: Cơ sở dữ liệu
6. CSVC: Cơ sở vật chất
7. ĐHSPHN: Đại học sư phạm Hà Nội
8. GD: Giáo dục; CSGD: Cơ sở giáo dục
9. GV: Giáo viên; HS: Học sinh;
10. GD-ĐT: Giáo dục và Đào tạo
11. HĐND: Hội đồng nhân dân
12. HSG: Học sinh giỏi
13. KT – XH: Kinh tế - Xã hội
14. NXB: Nhà xuất bản
15. PPDH: Phương pháp dạy học
16. PTKTDH: Phương tiện kỹ thuật dạy học
17. PGS, TS: Phó giáo sư, tiến sỹ
18. QL: Quản lý
19. QLGD: Quản lý giáo dục
20.TBDH: Thiết bị dạy học
21.TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
22. CĐ, ĐH: Cao Đẳng, đại học
23. MN, TH: Mầm non, Tiểu học
24. THCS: Trung học cơ sở
25. THPT: Trung học phổ thông
26. TP: Thành phố
27. SGK: Sách giáo khoa

28. UBND: Ủy ban nhân dân
29. VN: Việt Nam; XHH: Xã hội hóa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
1.
Lý do chọn đề tài.

1
1

4


1.1.
Về lý luận.
1.2.
Về thực tiễn.
2.
Mục đích nghiên cứu.
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.
Giả thuyết khoa học
5.
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
6.
Phương pháp nghiên cứu.
7.
Đóng góp mới của luận văn.
8.

Cấu trúc luận văn.
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ỨNG DỤNG CNTT ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC QUẢN LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC.
1.1.
Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2.
Một số khái niệm
1 1.2.1.

1
2
3
3
3
3
4
5
5
6
6
11

Quản lý, Quản lý Giáo dục, Quản lý nhà trường

11

1.2.1.1.
1.2.1.2.
1.2.1.3.
1.2.2.

1.2.2.1.
1.2.2.2.
1.2.2.2.1
1.2.2.2.2
1.2.3.
1.2.3.1.
1.2.3.2.
1.3.
1.3.1
1.3.2.
1.3.2.1
1.3.2.2
1.3.2.3.
1.3.3.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.2.1.

Khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý Giáo dục
Khái niệm quản lý Nhà trường
Khái niệm CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà trường.
Khái niệm CNTT
Khái niệm Ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà trường.
Ứng dụng CNTT
Ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà trường
Giải pháp và Giải pháp ứng dụng CNTT trong QL Nhà trường.
Khái niệm Giải pháp
Khái niệm Giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường

Một số vấn đề về quản lý trường THCS.
Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Cấu trúc quản lý trường nhà trường THCS
Mục tiêu quản lý trường THCS.
Nội dung quản lý trường THCS
Cách thức quản lý trường THCS
Cụ thể hóa các hoạt động quản lý có thể sử dụng CNTT
Vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý trường THCS.
Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong công tác QL ở các trường THCS
Một số nội dung ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà trường
Tin học hóa quản lý Giáo dục thông qua việc xây dựng, quản lý

11
11
14
15
15
18
18
19
20
20
20
22
22
24
24
25
25
27

29
29
30
30

1.4.2.2.
1.4.2.3.
1.4.2.4.
1.5.
1.5.1.

mạng LAN và sử dụng mạng Internet
Sử dụng CNTT trong Quản lý Nhân lực, quản lý CSVC.
Sử dụng CNTT trong QL dạy học của GV và kết quả học tập của HS
Sử dụng CNTT trong lập KH, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong QLNT
Nhận thức và quán triệt quan điểm ứng dụng CNTT trong công tác

31
31
33
35
35

1.5.2.
1.5.3.

QLNT cho cán bộ QL, GV và Nhân viên.
Nhận thức và trình độ tin học của đội ngũ CB, GV trường THCS
Cơ sở vật chất hạ tầng về CNTT


36
39

5


1.5.4.

Chủ trương, cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT trong GD nói

40

chung và QL các trường THCS nói riêng.
Kết luận chương 1…........................................................................
Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC TRƯỜNG

41
42

THCS TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN........................................
2.1.
Khái quát về Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục TP Vinh, tỉnh Nghệ An

42

2.1.1.
2.1.2.
2.1.3
2.1.4

2.2.
2.3.

Khái quát đặc điểm, tình hình thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An…
Tình hình Kinh tế của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An..
Tình hình Văn hóa của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An...................
Tình hình Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An..
Thực trạng THCS thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An..................
Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THCS

42
43
45
45
47
50

2.3.1.
2.3.2.

thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An………….…………………..…..
Khái quát chung về thực trạng công tác quản lý
Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường

50
53

2.3.3.

THCS thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An……………….…………….

ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của GV và quản lý ở

55

2.3.4.
2.3.5

hoạt động học tập của HS………………….....................................
Năng lực sử dụng CNTT của cán bộ quản lý, GV và nhân viên.
Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT ở các trường

58
61

THCS thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An……………………...............
2.3.6.

2.4.
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3

Thực trạng nhận thức, mức độ ứng dụng, biện pháp thực hiện việc
ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THCS thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An………………….………………………..
Đánh giá chung và nguyên nhân………………………………….
Những kết quả đạt được
Khó khăn, vướng mắc
Tồn tại, yếu kém và nguyên nhân
Kết luận chương 2.................................................................................


Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ TRONG CÁC TRƯỜNG THCS TẠI THÀNH PHỐ
VINH, TỈNH NGHỆ AN……...........................................................................

64

71
71
72
72
73
75

3.1.
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4

Nguyên tắc đề xuất giải pháp
Tính mục tiêu……………………….................................................
Tính toàn diện...…………………....................................................
Tính hiệu quả……………………....................................................
Tính khả thi………………………...................................................

3.2.

Một số giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường
THCS thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An…….......................................


3.2.1.

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ

77

3.2.1.1.

CBQL, GV về nhiệm vụ ƯD CNTT trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Mục tiêu của giải pháp

77

6

75
75
75
75
76
76


3.2.1.2.
3.2.1.3.
3.2.1.4.
3.2.2.

Nội dung giải pháp

Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Giải pháp 2: Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ

78
78
78
78

3.2.2.1.
3.2.2.2.
3.2.2.3.
3.2.2.4.
3.2.3.

ƯD CNTT trong QLGD tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Giải pháp 3: Xây dựng, phát triển và sử dụng hiệu quả hệ thống

78
78
79
79
79

3.2.3.1.
3.2.3.2.

3.2.3.3.
3.2.3.4.
3.2.4.
3.2.4.1.
3.2.4.2.
3.2.4.3.
3.2.4.4.
3.2.5.
3.2.5.1.
3.2.5.2.
3.2.5.3.
3.2.5.4.
3.2.6.
3.2.6.1.
3.2.6.2.
3.2.6.3.
3.2.6.4.
3.2.7.
3.2.7.1.
3.2.7.2.
3.2.7.3.
3.2.7.4.
3.2.8.
3.2.8.1.
3.2.8.2.
3.2.8.3.
3.2.8.4.
3.3.
3.4.
3.4.1.

3.4.2.
3.4.3.

CSVC……
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Giải pháp 4: Tăng cường việc triển khai ƯD CNTT
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Giải pháp 5: Nâng cao hiệu quả UWD CNTT
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Duy trì và phát triển bền vững ƯDCNTT ở các trường THCS….
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Giải pháp 7: Hệ thống các nội dung ƯD CNTT …………………
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Đẩy mạnh ƯD CNTT một cách hợp lý…………………………….
Mục tiêu của giải pháp

Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện giải pháp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Sự phối hợp các giải pháp được đề xuất
Kết quả thống kê tính cần thiết và tính khả thi
Khái quát về thăm dò tính cần thiết và tính khả thi
Kết quả và phân tích kết quả thăm dò
Đánh giá kết quả khảo nghiệm

79
80
81
81
82
82
82
83
84
84
84
85
85
85
86
87
87
87
87
88
88

88
88
90
90
90
90
91
92
92
93
93
93
97

7


Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Kết luận
Kiến nghị

Đối với Bộ GD-ĐT
Đối với UBND tỉnh và Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An
Đối với UBND thành phố và phòng GD-ĐT thành phố Vinh
Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS
Đối với giáo viên các trường THCS
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


98
99
99
101
101
101
102
102
103
103
105

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Để thực hiện tốt Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007
của Chính phủ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà

nước và Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
8


CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 thì Nghệ An
đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/7/2007 của Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và
Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 04/02/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh
Nghệ An về ứng dụng và phát triển công nghệ cao giai đoạn
2011-2015 và Quyết định 1233/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 về

việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
Nghị quyết 07-NQ/TU (tập trung mảng CNTT). Bởi vậy, cùng với
toàn tỉnh, thành phố Vinh đã tổ chức triển khai thực hiện ở tất
cả các cơ quan nhà nước và các trường học trên địa bàn. Tuy
nhiên, việc ứng dụng CNTT ở các trường học chưa được thực sự
quan tâm đúng mức và hiệu quả trong công tác quản lý cũng
như trong công tác dạy - học.
Hơn nữa, ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành TW khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị Quyết ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. Nghị quyết nêu rõ đã đánh giá tình hình và nguyên nhân về những bất
cập và yếu kém trong giáo dục, đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra định hướng
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Nhất là nghị quyết có đề ra một số yêu cầu
đó là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học; Phát huy vai trò của CNTT và các thành tựu Khoa học - Công nghệ hiện đại
trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật
chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin’’.
1.2. Về thực tiễn
9


Trên thế giới hiện nay cuộc cách mạng trong lĩnh vực CNTT đang diễn ra
với tốc độ hết sức nhanh chóng và phát triển rất mạnh mẽ. Đặc trưng và tác nhân
quan trọng của cuộc cách mạng CNTT là khả năng xử lý thông tin hiện đang
phát triển theo hàm số mũ. CNTT đang tạo ra môi trường thuận lợi cho xã hội
mạng, trong đó mọi người có thể truy cập trao đổi và khai thác thông tin, tri thức
mọi lúc, mọi nơi. Ứng dụng và phát triển CNTT đang trở thành động lực có ý
nghĩa hết sức to lớn và có vai trò quyết định để phát triển kinh tế xã hội ở nước

ta nhằm nâng cao hiệu suất lao động, sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực và chất
lượng sống cho người dân.
Việc ứng dụng CNTT ngày càng trở thành yếu tố quyết định cho sự phát
triển của một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du
lịch, viễn thông, hàng không... Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 95% doanh
nghiệp áp dụng CNTT vào quản lý sản xuất và dịch vụ. Trên 90% doanh nghiệp
có kết nối với mạng Internet, 80% có trang web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị
trong nước và quốc tế. CNTT ngày càng phổ biến ở các cơ quan quản lý nhà
nước, các trường học trong hệ thống giáo dục và đặc biệt là phổ biến trong các
gia đình phụ huynh học sinh tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, thành phố Vinh...
Ở nước ta, việc đào tạo CNTT đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc
biệt. Cho đến nay đã có 62 cơ sở bậc đại học, 101 cơ sở bậc cao đẳng, 108 cơ sở
bậc trung học chuyên nghiệp thực hiện đào tạo chính quy CNTT. Tuy nhiên, ở
bậc THCS thì mới chỉ dừng lại ở mức độ đào tạo làm quen với CNTT. Trên thực
tế, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại các trường học hiện vẫn chưa
được coi trọng.
Xã hội ngày một phát triển đã làm cho mức sống của người dân ngày càng
cao và đặc biệt là ở các thành phố lớn, với tỷ lệ sinh con thấp, mỗi gia đình chỉ
có từ 1 đến 2 con, cho nên khả năng đầu tư về giáo dục cho con cái ngày càng
được coi trọng. Hiện nay, đang có xu hướng các gia đình mong muốn cho con
em mình học tập ở các trường tiên tiến có cơ sở hạ tầng tốt và sẵn sàng chấp
nhận các mức đóng góp và học phí cao. Bởi vậy, trong xã hội thông tin như hiện
10


nay nhu cầu thông tin về tình hình hoạt động của con em mình tại nhà trường
đang là mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh học sinh, đặc biệt là học sinh
cấp THCS. Vì vậy, công tác quản lý học sinh hiện nay đòi hỏi phải có những
thay đổi để đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Giải quyết vấn đề này, nhiều trường học đã có biện pháp khắc phục nhưng
chủ yếu mang tính tự phát, điển hình là các trường THCS trọng điểm của thành
phố Vinh đã đi đầu trong việc nâng cao chất lượng quản lý, tuy nhiên cũng mới
chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho công tác quản lý hoạt động đào tạo tại trường. Mặt
khác, thành phố Vinh là trung tâm Kinh tế - Văn hoá - Chính trị, là nơi tập trung
dân trí có trình độ cao và hệ thống cơ sở hạ tầng tốt để ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý. Tuy nhiên, các trường THCS tại thành phố Vinh cũng chưa thực
sự quan tâm thích đáng về vấn đề này.
Qua nghiên cứu các chính sách hiện hành của Nhà Nước về GD-ĐT và môi
trường giáo dục ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, có thể nhận thấy rằng trong chính
sách và cơ chế của Nhà Nước, vẫn chưa có được sự quan tâm đầy đủ về việc ứng
dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng quản lý ở các trường THCS. Hơn nữa,
cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề xuất việc xây dựng chính sách để ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng trong các trường THCS.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải
pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học sơ sở
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An “.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở các
trường trung học sơ sở tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác ứng dụng CNTT vào quản lý giáo
dục trong các trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý ở các
trường THCS thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
4. Giả thuyết khoa học
11


Nếu đề xuất được những giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì

có thể nâng cao chất lượng quản lý ở các trường THCS thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ứng dụng CNTT ở các trường THCS
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT ở các
trường THCS tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
5.3. Đề xuất và khảo sát tính cần thiết và khả thi một số giải pháp ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng quản lý ở các trường THCS thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.1.1. Sưu tầm sách, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6.1.2. Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài,
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luận điểm
cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán
những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu; tổng hợp các tài liệu để giúp cho
việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học
6.2.2. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
6.2.3. Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý,
giáo viên, nhân viên và học sinh về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
ứng dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng quản lý ở các trường THCS
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
6.3. Phương pháp toán thống kê
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Sử dụng các công thức
toán thống kê để xử lý kết quả, khảo sát tỉ lệ trung bình, tỉ lệ %...
7. Đóng góp mới của luận văn
12



7.1. Về Lý luận
Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và giải pháp ứng dụng CNTT
nâng cao chất lượng quản lý ở các trường THCS từ đó áp dụng cho các trường
THCS thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hệ thống lại cơ sở lý luận tại sao lại phải
ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các trường THCS thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
7.2. Về thực tiễn
Luận văn đã đánh giá sát thực trạng ứng dụng CNTT ở các trường THCS
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An còn nhiều bất cập, cần phải thay đổi. Chính vì vậy
luận văn đã thực hiện một số giải pháp ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng
quản lý ở các trường THCS tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của ứng dụng CNTT đối với công tác quản lý
trong trường học
Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT ở các trường THCS thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng quản
lý ở các trường THCS tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG 1:
13


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là phương thức để tồn tại và

phát triển của xã hội loài người. Lịch sử xã hội đã chứng minh giáo dục vừa là
mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia,
dân tộc.
Ngày nay giáo dục được nhìn nhận như là con đường quan trọng nhất để
phát triển KT-XH, các nước phát triển và đang phát triển đều quan tâm đến giáo
dục.Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng ta đã xác định GD-ĐT là quốc
sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH.
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương
vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy
đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng và
Chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin
trong giáo dục như: Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP, ngày 4/8/1993 về “Phát
triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90”, Quyết định 212/TTg của Thủ tướng
phê duyệt Kế hoạch tổng thể Chương trình quốc gia về CNTT đến năm 2000.
Ngày 5 tháng 6 năm 2000, Chính phủ ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về
vấn đề xây dựng và phát triển Công Nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì trong việc đào tạo nguồn nhân lực về
CNTT; tăng cường, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ phần
mềm trong hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạnh việc sử dụng rộng rãi Internet
trong các trường đại học và từng bước trong các trường phổ thông nhằm phục vụ
tốt cho việc đào tạo.
Ngày 17 tháng 10 năm 2000, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản
Việt Nam ra chỉ thị số 58-CT/TW về Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, nhấn mạnh đến vai
trò của CNTT trong giáo dục: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo
14


dục ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa
phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng

máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối internet tới tất cả các cơ sở
giáo dục và đào tạo”.
Ngày 30/07/2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị số 20/2001/CT về
việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai
đoạn 2001- 2005: “Các bộ môn không chuyên về CNTT cần đổi mới nội dung,
chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo
hướng tăng cường áp dụng CNTT...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục
và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT
như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập
ở tất cả các môn học.”
Ngày 18/12/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định 58/2003/QĐBGDĐT phê duyệt đề án dạy tin học, ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
giai đoạn 2004 – 2006. Trong đề án này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng hợp
được xu thế dạy tin học và ứng dụng CNTT ở một số nước; tình hình dạy học tin
học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông Việt Nam và phác thảo những
vấn đề đặt ra trong tương lai. Trên cơ sở đó, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp cũng như kế hoạch dạy tin học và ứng dụng CNTT trong nhà trường Việt
Nam giai đoạn 2004 – 2006.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 246/2005/QĐ-TTg ngày
6/10/2005 phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 khẳng định quan điểm phát triển CNTT
nước ta: “CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên
kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước. Ứng
dụng rộng rãi CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh
tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT phải
gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển KT-XH, phải được lồng
ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã
hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.”
15



Ngày 10/4/2007, Chính phủ ra Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm tăng cường việc ứng dụng
CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Ngày 31/7/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT
về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2007 – 2008. Theo đó, Giáo dục phổ thông
“Ứng dụng tin học để thực hiện giáo án điện tử, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra tất
cả các môn, xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học,
phát triển và ứng dụng các phần mềm mô phỏng phục vụ dạy học, học bạ điện tử, xây
dựng diễn đàn đổi mới phương pháp và công cụ dạy học trên trang thông tin điện tử
(website) của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Ngày 10/12/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản số 12966/BGD-ĐTCNTT về việc đẩy mạnh, triển khai một số hoạt động về CNTT: Triển khai việc
cung cấp email với tên miền @moet.edu.vn; triển khai hệ thống thông tin quản lý
giáo dục; khai thác và sử dụng mã nguồn mở trong quản lý và giảng dạy; triển
khai hệ thống họp qua mạng internet và video; triển khai hội thảo bài giảng điện
tử E-Learning; định hướng thi đua về CNTT.
Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 về trọng tâm năm học
2008-2009: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và
triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” Chỉ thị
cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh một các hợp lý triển khai ứng dụng CNTT trong đổi
mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học,” “…đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong quản lý giáo dục.” “…phát triển cơ sở hạ tầng CNTT.”
Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT-CNTT ngày 30/9/2008 về “tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 -2012”….
Ngày 27/07/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản số 4960/BGDĐTCNTT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012. Theo đó,
các cơ sở giáo dục cần quán triệt và nâng cao nhận thức trách nhiệm về tinh thần
và nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT; Xây dựng kế hoạch dạy,
học và ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
điều hành và quản lý giáo dục…
16



Ngày 30/7/2013 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An
đến năm 2020. Ngay sau khi có Nghị quyết số 26, ngày 08/10/2013 UBND tỉnh
ban hành Chương trình hành động số 24-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
30/7/2013 của Bộ Chính trị; Trong chương trình hành động đó có nội dung đó là
“Phát triển thành phố Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ về tài chính,
thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công
nghệ cao, y tế, văn hoá, thể thao, giáo dục - đào tạo, giai đoạn 2014-2020”.
Ngày 01/7/2014 Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết số 36-NQ/TW về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế. Sau khi có Nghị Quyết số 36, ngày 31/10/2014 Tỉnh Ủy đã ban
hành Kế hoạch số 167-KH/TU của tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số
36/NQ/TW của Bộ chính trị; Căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ của thành phố,
ngày 10/8/2015 UBND thành phố Vinh ban hành Kế hoạch số 568/KH-UBND
về việc thực hiện Nghị Quyết số 36. Trong nội dung Kế hoạch này thành phố
đã phân công cho các phòng, ban, ngành chức năng từ thành phố đến phường
xã và các trường học tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc đẩy mạnh và phát triển
CNTT của cơ quan đơn vị mình.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng giáo dục hiện đại là
sự thay đổi trong mô hình giáo dục. Trong triết lý giáo dục mới này, học sinh là
trung tâm của mô hình giáo dục thay cho giáo viên như trong mô hình truyền
thống của giáo dục Việt Nam.
Với xu thế thay đổi mô hình giáo dục như trên, trường học phải đổi mới
môi trường giáo dục. Mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học cần tập
trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, thân thiện và sáng tạo cho
học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa các công cụ phục
vụ học tập và khả năng tự học, tìm kiếm thông tin. Kỹ năng giải quyết công việc
và xử lý thông tin chính là cốt lõi của phương thức giáo dục này. Để hiện thực

hoá những giá trị cốt lõi trên, CNTT là một công cụ hữu hiệu. Với sự thay đổi
17


căn bản về mô hình giáo dục trong trường học, vai trò CNTT trở nên đặc biệt
quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các quy trình quản lý
trong trường học. Đặc điểm nổi trội nhất là thông qua dữ liệu, thông tin được lưu
trữ, xử lý, các tiêu chí quản lý trong nhà trường đang dịch chuyển từ định tính
sang định lượng. Bên cạnh đó, với bản chất của CNTT, sự minh bạch hoá và chia
sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thành viên cũng như tốc độ xử lý thông tin của máy
tính sẽ làm tăng hiệu quả vận hành, quản lý nhà trường.
CNTT sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học nói chung và
nghiệp vụ quản lý của các cấp quản lý giáo dục nói riêng. Bên cạnh đó với khả
năng chia sẻ, cơ sở dữ liệu (CSDL) và trang thiết bị CNTT trong nhà trường có
thể được tận dụng một các hiệu quả cho cả 3 đối tượng: người quản lý, giáo viên,
học sinh. Với chủ trương ứng dụng CNTT sâu rộng trong nhà trường, CNTT sẽ
trở thành tài sản chung của nhà trường, tham gia tích cực vào quá trình nâng cao
hiệu quả hoạt động của nhà trường. Tài sản CNTT trong nhà trường gồm có các
trang thiệt bị (tài sản hữu hình) và hệ thống phần mềm/CSDL (tài sản vô hình).
Trong hai thành phần này, phần mềm và CSDL thường dễ bị bỏ qua hoặc đánh
giá thấp. Tuy nhiên, đây mới là yếu tố chính, ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả
làm việc của cả tổ chức. Nhà quản lý phải luôn nhận thức được giá trị quan trọng
của tài sản CNTT, đặc biệt là phần mềm để từ đó có chiến lược dài hạn nâng cao
giá trị nguồn tài sản này, thực hiện chiến lược và thông qua đó tăng cường năng
lực tổng hợp của nhà trường.
Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết
định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
công tác GD-ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học; phát triển các hình thức đào
tạo từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội; đặc biệt tập trung phát triển
mạng máy tính phục vụ cho GD - ĐT, kết nối internet tới tất cả các cơ sở giáo dục

và đào tạo…là những nổ lực của toàn ngành giáo dục nhằm tạo bước đột phá về
chất trong công cuộc đổi mới giáo dục.
1.2. Một số khái niệm

18


1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp
độ và liên quan đến mọi người. C.Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất
biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội, Ông viết “ một nhạc sỹ độc tấu thì tự
điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng ”. Có
nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác
nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì
chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. [3].
Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể
những người lao động nói chung nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến.
Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội [3].
Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Xem xét nội hàm của các khái niệm quản lý trên, có thể kết luận rằng:
Quản lý là sự tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý bằng các chức năng quản lý, thông qua các phương pháp
quản lý và các phương tiện quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành theo đúng
mục tiêu đã định [37].
1.2.1.2. Khái niệm Quản lý Giáo dục (QLGD).
Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm

chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó
được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm
lịch sử - xã hội của loài người. Dạy học là một bộ phận của giáo dục, đó là quá
trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội
những tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức thực
tiễn, để trên cơ sở đó, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và
xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mục đích giáo dục.
19


GD và dạy học là hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. GD
nảy sinh cùng xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể
thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. GD là
một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong
những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. GD mang
tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ
chức GD biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính
trị - kinh tế của xã hội. Do đó trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT,
phát triển buộc giáo dục cần được cải tổ để có thể tạo ra và tái tạo lại sức lao
động xã hội mới nhằm tạo động lực cho mọi tiến bộ xã hội trên nhiều lĩnh vực.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã
viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết
quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.
Theo nhà giáo dục Liên Xô M.I Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là tác động
có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp
khác nhau đến tất cả các mắc xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc
hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy
tắc chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự
phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em”.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý Giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của các chủ thể quản lý, nhằm
làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, thực hiện được các mục tiêu GD
đề ra”. [15]
Công tác QLGD bao gồm một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:
- Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục là kiểu
người, mô hình nhân cách mà nhà trường cần đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã
hội. Tuy diễn đạt khác nhau, nhưng mục tiêu giáo dục của các nước trên thế giới
đều hướng vào việc hình thành ở người học 3 yếu tố: tri thức, kỹ năng và thái độ.
20


Để mục tiêu giáo dục của các nhà trường được thực hiện một cách có hiệu quả,
cần phải có sự quản lý chặt chẽ, khoa học.
- Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học – giáo dục: nhằm đảm bảo cho
chương trình, kế hoạch dạy học – giáo dục của nhà trường được thực hiện một
cách đầy đủ, đúng đắn. Đây là lĩnh vực trung tâm trong công tác quản lý của các
nhà trường.
- Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học – giáo dục: Cùng với nội
dung, chương trình dạy học – giáo dục các nhà trường đang đẩy mạnh đổi mới
phương pháp dạy học – giáo dục. Tuy nhiên để việc đổi mới phương pháp dạy
học trong các nhà trường đem lại kết quả như mong muốn cần phải tăng cường
công tác quản lý lĩnh vực này như: cần làm rõ quan niệm về đổi mới PPDH-GD
trong nhà trường; định hướng việc đổi mới PPDH-GD trong nhà trường; các tiêu
chí đánh giá đổi mới PPDH-GD trong các nhà trường.
- Quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường: Chất lượng GD đang trở
thành vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ một nhà trường nào. Quản lý chất
lượng GD đang trở thành yêu cầu cấp thiết trong quản lý nhà trường. Do đó cần
nghiên cứu các vấn đề sau: Nghiên cứu hệ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO

9001 và phương pháp quản lý chất lượng tổng thể; Nghiên cứu quy trình kiểm
định và đánh giá chất lượng GD trong các nhà trường; Nghiên cứu việc phân cấp
công tác QL chất lượng GD trong các nhà trường; Nghiên cứu việc ứng dụng
CNTT trong QL chất lượng GD.
- Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường: Có QL tốt cơ sở vật chất (CSVC)
mới đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường triển khai có hiệu quả. Cần tập
trung các vấn đề sau: Nghiên cứu việc quản lý thư viện của trường khi nối mạng,
với sách, giáo trình…; Nghiên cứu việc QL các trang thiết bị giảng dạy và học tập;
Nghiên cứu việc QL các thiết bị tin học; Nghiên cứu quy hoạch tổng thể về sử dụng
và phát triển CSVC trong kế hoạch chiến lược của nhà trường.
- Quản lý giáo viên, nhân viên: đây là nội dung rất quan trọng trong công
tác QL nhà trường, cần tập trung các vấn đề sau: Nghiên cứu việc thực hiện
quyền lợi và nghĩa vụ đối với GV, nhân viên theo điều lệ các trường; Nghiên cứu
21


nội dung và phương pháp QL phù hợp với từng đối tượng; Nghiên cứu tiêu chí
đánh giá, xếp loại GV, nhân viên…
- Quản lý việc xây dựng và phát triển đội ngũ: Nghiên cứu quy hoạch bổ
nhiệm CBQL đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với đoiều kiện cụ
thể của từng trường; Nghiên cứu quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân
viên của nhà trường…
1.2.1.3. Khái niệm Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở góc độ hẹp, đó là quá trình người
hiệu trưởng dựa vào các quy luật khách quan vốn có của đơn vị để tác động có
tính hướng đích đến cán bộ, giáo viên, học sinh…nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà trường trước hết là sự tổ chức các hoạt động dạy học, có tổ
chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ
thông theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục
của Đảng, biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân,

của đất nước.
Quản lý nhà trường cụ thể hơn là một hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm
cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà tiêu điểm là
quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ tới mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất.
Nhà trường là cấp cơ sở của hệ thống giáo dục. Nơi trực tiếp giáo dục và
đào tạo học sinh, sinh viên. Nơi thực thi mọi chủ trương đường lối chế độ, chính
sách, nội dung, phương pháp, chế độ tổ chức giáo dục. Nơi trực tiếp diễn ra hoạt
động dạy của thầy, hoạt động học của trò, hoạt động của bộ máy quản lý nhà
trường[37].
Luật giáo dục đã ghi rõ : “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước
nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập
giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.”[12]
22


Trường học là một hệ thống xã hội, nó nằm trong môi trường xã hội và có
sự tác động qua lại với môi trường đó nên:
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo
dục để tiến tới mục tiêu Giáo dục – Đào tạo và việc quản lý nhà trường là quản
lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang
trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục.[12]
1.2.2. CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà trường
1.2.2.1. Khái niệm Công nghệ thông tin
- Khái niệm công nghệ: Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự tạo ra, sự


biến đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng
nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải
tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ
thể. Công nghệ cũng có thể chỉ đến một tập hợp những công cụ như vậy, bao
gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng
đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những
động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể được dùng
theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây
dựng", "công nghệ thông tin".
- Khái niệm thông tin: Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng
của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết
cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc
trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ... Ngày nay, thuật
ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến. Thông tin chính là tất
cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu
thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình,
giao tiếp với người khác...Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn
gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
23


Mụi trng vn ng thụng tin l mụi trng truyn tin, nú bao gm cỏc
kờnh liờn lc t nhiờn hoc nhõn to nh súng õm, tia sỏng, dõy dn, súng õm thanh,
súng hỡnh... Kờnh liờn lc thng ni cỏc thit b ca mỏy múc vi nhau hay ni vi
con ngi. Con ngi cú hỡnh thc liờn lc t nhiờn v cao cp l ting núi, t ú
ngh ra ch vit. Ngy nay nhiu cụng c ph bin thụng tin ó xut hin: bỳt vit,
mỏy in, in tớn, in thoi, phỏt thanh, truyn hỡnh, phim nh...
V nguyờn tc, thỡ bt k cu trỳc vt cht no hoc bt k dũng nng

lng no cng cú th mang thụng tin. Cỏc vt cú th mang thụng tin c gi l
giỏ mang tin (support). Thụng tin luụn mang mt ý ngha xỏc nh nhng hỡnh
thc th hin ca thụng tin thỡ rừ rng mang tớnh quy c. Cú nhiu cỏch phõn
loi thụng tin. Chỳng ta quan tõm n cỏch phõn loi da vo c tớnh liờn tc
hay ri rc ca tớn hiu vt lý. Tng ng, thụng tin s c chia thnh thụng tin
liờn tc v thụng tin ri rc.
Cụng ngh thụng tin (Information Technology, vit tt l IT) l thut ng
bao quỏt hn v rt hay c s dng. Ti Ngh quyt 49/CP ca Chớnh Ph, ký
ngy 4/8/1993 v phỏt trin CNTT nc ta trong nhng nm 90, ó a ra nh
ngha v CNTT nh sau:
CNTT l tp hp cỏc phng phỏp khoa hc, cỏc phng tin v cụng c
k thut hin i, ch yu l k thut mỏy tớnh v vin thụng, nhm t chc khai
thỏc v s dng cú hiu qu cỏc ngun ti nguyờn thụng tin rt phong phỳ v
tim nng trong mi lnh vc hot ng ca con ngi v xó hi.
Có thể nói hạt nhân của CNTT là tin học và viễn thông.
Tin học là khoa học và công nghệ xử lý thông tin một cách tự động và hợp
lý bằng MTDT. Công cụ chủ yếu của tin học là MTDT (phần cứng) và các chơng
trình máy tính, gồm các phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích và phần mềm
ứng dụng.
Viễn thông là sự truyền chữ viết, âm thanh, hình ảnh hay dữ liệu dới dạng
các tín hiệu điện, điện từ hay các xung điện thông qua phơng tiện truyền tin. Các
phơng tiện truyền tin bao gồm điện thoại, radio, truyền hình, sóng cực ngắn và vệ
tinh. Truyền dữ liệu lĩnh vực phát triển nhanh nhất của viễn thông là quá trình
truyền dữ liệu dới dạng số bằng dây dẫn hoặc radio.
24


Để tham gia mạng lới viễn thông, ngời sử dụng cần phải trang bị một thiết
bị đầu cuối (Terminal) dùng để truyền và nhận dữ liệu, hay một máy tính có
trang bị máy tính giải điều biến (model), một máy in. Mỗi hệ thống viễn thông

đều sử dụng các phần mềm để quản lý mạng và thực hiện việc truyền tin.
Quá trình thông tin: Trên quan điểm triết học thông tin là sự phản ánh của
thế giới vật chất. Vì vậy có thể coi mọi đối tợng vật chất đều là những nguồn
thông tin (Vì theo V.I. Lê nin vật chất có thuộc tính tự phản ánh). Song, đó chỉ là
thông tin ở dạng tiềm năng (6).
Để có đợc thông tin cần phải có đối tợng thu nhận thông tin. Quá trình tác
động qua lại giữa nguồn tin và đối tợng thu nhận tin gọi là quá trình thông tin.
Quá trình thông tin đợc thực hiện qua các phơng tiện truyền tin
Nhiễu

Nơi phát
(Mã hóa)

Nhiễu

Nhiễu

Kênh truyền tin
Thông tin phản hồi

Nơi thu
(Giải mã)

Hình 1.1. Quá trình thông tin
Nơi phát hay nguồn tin có thể là một ngời, một nhóm ngời hay một tổ
chức. Trong trờng hợp thông tin truyền đi là có chủ đích, tín hiệu phải đợc phát đi
dới dạng mà nơi thu có thể hiểu đợc. Dạng đó gọi là mã (Code).
Nơi thu hay đích là nơi nhận tín hiệu. Trái với nơi phát, nơi thu thờng nhận
đợc các tín hiệu truyền đi từ khắp nơi mà nơi phát tín hiệu không có chủ đích
dành cho họ. Để nhận ra các tín hiệu, nơi thu phải chọn ra các thông tin phù hợp,

giải mã các tín hiệu truyền đi để nhận ra các thông tin gốc.
Các kênh là các vật mang tin hay phơng tiện truyền thông. Chúng khác
nhau tùy theo cách thức truyền tin. Có rất nhiều phơng tiện truyền tin: sóng âm,
sóng điện từ, các cử chỉ hành động, văn bản, vệ tinh viễn thông.
Những tín hiệu giữa nơi phát và nơi thu chỉ có thể hiểu đợc, nếu chúng đợc
sử dụng cùng một hệ thống tín hiệu (mã). Tuy nhiên, trong quá trình thông tin thờng xảy ra sự sai lạc vào lúc phát đi hoặc lúc thu nhận tín hiệu. Nơi phát và nơi
thu không hiểu đợc nhau do có những thông tin không nhận đợc, hay do bị nhiễu.
25


×