Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.58 KB, 12 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ
TÀI SẢN THUẦN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Hà Nội, 3/2012


Đề bài: Anh(chị) hãy nêu thực trạng công tác định giá doanh
nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản thuần? Hiện nay phương
pháp này gặp những hạn chế gì trong thực tế? Giải pháp?
I. Giá trị doanh nghiệp và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp


Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng sản
phẩm trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.


Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất

về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường
trong thị trường.




Sự cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp:

-

Nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ sở hữu:

• Cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình
hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng
• Các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai
• Đặc biệt là các khoản nợ ngoài dự kiến, ví dụ: các vấn đề về thuế, các
nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp
-

Chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra công chúng lần đầu

(IPO):
• Thị trường Chứng khoán áp đặt một số yêu cầu và qui tắc nhất định về
chủng loại thông tin mà công ty buộc phải công khai trong các văn bản
IPO (được gọi là Bản cáo bạch)

2


• Qui trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” phải xác định và chỉ ra được
hoạt động cốt lõi của công ty và các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro.
• Thành công của IPO phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chuẩn bị. Thiếu
sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, các bên liên quan tới IPO có thể sẽ phải đương
đầu với những khó khăn và công ty có thể bị giảm giá trị một cách đáng

kể khi niêm yết, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi ích của các chủ sở hữu.
-

Cải thiện tình hình hoạt động chung của công ty trước thực trạng

hoạt động kém hiệu quả:
• Quá trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” sẽ đánh giá một cách khách
quan các điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
• Bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặc các khu vực thể hiện rõ
nhất các điểm yếu của công ty, quá trình “xác định giá trị doanh nghiệp”
là một công cụ nhằm giúp công ty đánh giá một cách khách quan hoặc
“mở khoá” các cơ hội hay tiềm năng và gia tăng giá trị cho các cổ đông
hiện tại và tương lai.
II. Xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản
thuần


Phương pháp này được xây dựng dựa trên quan điểm:

-

Việc mua bán doanh nghiệp vể cơ bản giống như mua bán các hàng

hóa thông thường.
-

Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên

cơ sở một lượng tài sản có thực, chúng cấu thành thực thể của doanh
nghiệp.

-

Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của

các nhà đầu tư ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và có thể được bổ
sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3




Phương pháp xác định:
V0 = VT - VN
Trong đó:
V0: giá trị tài sản thuần về chủ sở hữu doanh nghiệp
VT: tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất

kinh doanh.
VN: giá trị các khoản nợ.
Theo công thức trên có thể tính V0 theo 2 cách sau:
-

Cách thứ nhất: dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn

phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá bằng cách:
lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản trừ đi các khoản nợ
phải trả bên nguồn vốn.



Việc ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của chế độ kế
toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy về
số vốn theo sổ sách của chủ sở hữu đang được huy động vào sản xuất
kinh doanh. Nó chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự
chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, là căn
cứ thích hợp để các nhà tài trợ đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn
đầu tư, đánh giá vị thế tín dụng của doanh nghiệp.


Mặc dù người ta có thể đánh giá giá trị doanh

nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Song, theo cách này nó cũng chứng
minh cho các bên liên quan thấy được rằng: đầu tư vào doanh nghiệp
luôn luôn được đảm bảo bằng giá trị của các tài sản hiện có trong
doanh nghiệp, chứ không phải bằng cái “có thể” như nhiều phương
pháp khác.

4


Tuy nhiên, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này
cũng chỉ là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có tính chất tham
khảo trong quá trình vận dụng những phương pháp khác nhằm định ra
giá trị doanh nghiệp một cách đúng hơn.
-

Cách thứ hai: xác định giá trị tài sản thuần theo giá trị thị


trường.
Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do nhà
nước quy định thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập vào một
thời điểm nào đó cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn
bộ số tài sản trong doanh nghiệp, vì các lý do sau:


Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng

cân đối kế toán là những số liệu được tập hợp từ các sổ kế toán, các
bảng kê… Các số liệu này phản ánh trung thực, các chi phí phát sinh
tại thời điểm xảy ra các nghiệp vụ kinh tế trong quá khứ của niên độ kế
toán. Đó là những chi phí mang tính lịch sử, không còn phù hợp ở thời
điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả khi không có lạm phát.


Giá tị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán

cao hay thấp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp
khấu hao nào, phụ thuộc vào thời điểm mà doanh nghiệp xác định
nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Vì vậy, giá trị
của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá thị
trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.


Trị giá hàng hóa, vật tư, công cụ lao động… tồn

kho hoặc đang dùng trong sản xuất, một mặt phụ thuộc vào cách sử
dụng giá hạch toán là giá mua đầu kỳ, cuối kỳ hay giá thực tế bình
quân. Mặt khác, còn phụ thuộc vào sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ

chi phí khác nhau cho số hàng hóa dự trữ. Do vậy, số liệu kế toán phản

5


ánh giá trị của loại tài sản đó cũng được coi là không có đủ độ tin cậy ở
thời điểm đánh giá doanh nghiệp.
III. Thực trạng công tác định giá doanh nghiệp theo phương pháp
giá trị tài sản thuần
Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều ở nước ta nhưng
kết quả không được chính xác. Phương pháp xem xét doanh nghiệp ở
trạng thái tĩnh. Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản tính bằng tổng giá thị
trường của số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Doanh nghiệp không được coi như một thực thể,một tổ chức đang tồn tại
và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai. Việc thu thập dữ
liệu cho phương pháp này cũng còn nhiều khó khăn.
Việc xác định giá trị tài sản thuần được dựa vào số liệu về tài sản
và cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm
đánh giá, được tập hợp từ các sổ kế toán, các bảng kê… Do vậy, giá trị
doanh nghiệp xác định theo phương pháp này chỉ là những thông tin số
liệu mang tính chất lịch sử, quá khứ không còn phù hợp tại thời điềm
định giá doanh nghiệp.
1. Xác định giá trị tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp


Về nguyên giá: Đối với tài sản là máy móc, thiết bị, bắt buộc phải

đánh giá lại nguyên giá tại thời điểm xác định giá. Trong trường hợp tài
sản là dây chuyền sản xuất rất lạc hậu về công nghệ, hiện tại không còn
được sản xuất, lưu thông trên thị trường và cũng không có tài sản so sánh

tương đương thì được xác định theo nguyên giá tài sản ghi trên sổ kế
toán. Vấn đề là trong một số trường hợp, giá trị tài sản trên sổ kế toán lại
rất cao, bất hợp lý do tài sản đã được đánh giá lại nguyên giá nhiều lần
bởi chênh lệch về tỷ giá theo quy định của Nhà nước trong chế độ kế toán
trước đây.

6




Về chất lượng còn lại: Chất lượng còn lại của tài sản được đánh giá

theo hướng dẫn của Bộ quản lý của các ngành kinh tế kỹ thuật. Trên thực
tế, các Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật thường có khung đánh giá cho tài sản
còn đủ điều kiện vận hành tham gia vào sản xuất cao hơn tỷ lệ 30%, như
vậy thì chất lượng của tài sản dù thế nào tại thời điểm thẩm định giá để
tiến hành các giao dịch cũng không thấp hơn 30%. Đối với những doanh
nghiệp có tài sản được hình thành trong thời kỳ bao cấp, cách đây 15-20
năm, dây chuyền thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu nhưng khi tiến hành định giá
nếu loại ra hết tài sản sẽ không còn có thiết bị để đưa vào cổ phần hóa .
Để duy trì công ăn việc làm cho công nhân, doanh nghiệp buộc phải giữ
lại những tài sản đó (như các nhà máy đay, công ty vận tải thuỷ thuộc các
nhà máy xi măng,…). Như vậy: Về chất lượng, các doanh nghiệp này
phải chấp nhận chất lượng của các tài sản cũ kỹ, lạc hậu; nhưng về
nguyên giá lại phải sử dụng giá trên sổ sách kế toán ở mức quá cao như ở
trên đã phân tích. Kết quả là giá trị của tài sản đánh giá theo phương pháp
tài sản là cao bất hợp lý, không phù hợp với giá trị thực tế hiện tại của tài
sản. Có thể chứng minh trường hợp trên qua ví dụ sau:
Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là một nhà máy kéo sợi

đay hoàn thành năm 1989 với vốn đầu tư dây chuyền thiết bị kéo sợi đay
nhập khẩu từ Italia là 5.362.000 USD. Máy được sản xuất năm 1988 và
lắp ráp năm 1989, với tỷ giá áp dụng cố định ban đầu là 225đ/USD. Theo
sự chỉ đạo của Nhà nước về đánh giá lại nguyên giá, tài sản có giá trị tăng
lên hơn 40 lần, do đó nguyên giá tài sản trên sổ sách kế toán của công ty
rất cao: 53.723.317.989 đồng.
Năm 1991, Liên Xô tan rã, thị trường tiêu thụ không còn, sản phầm
của Công ty tiêu thụ khó khăn, thua lỗ triền miên, không khấu hao được
tài sản cố định, sau 15 năm hoạt động chỉ khấu hao được 18% nguyên giá
theo sổ sách kế toán (hơn 9 tỷ đồng). Đến thời điểm cổ phần hóa, giá trị
tài sản trên còn lại là 44.193.399.291 đồng.
7


Trên thực tế, do sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, dây
chuyền sản xuất này đã quá cũ kỹ, lạc hậu, vỡ vậy không thể tìm được
dây chuyền mới tương đương trên thị trường. Như vậy, nếu thực hiện
theo Thông tư 126, giá trị của lô dây chuyền đay này được xác định theo
nguyên giá trên sổ sách kế toán là 53.723.317.989 đồng, chất lượng còn
lại tạm tính là 30%, áp dụng công thức trên tính được giá trị lô dây
chuyền này là khoảng 16.1 tỷ đồng. Trong khi đó, giá của những tài sản
tương đương có cùng công suất tính năng và thời gian đưa vào sử dụng ở
trên thị trường máy cũ trong thời gian gần đây chỉ vào khoảng 2 tỷ đồng.
2. Đối với tài sản cố định vô hình
Theo hướng dẫn của Thông tư 126, giá trị tài sản vô hình (nếu có)
được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ sách kế toán (đối
với giá trị quyền sử dụng đất có hướng dẫn riêng). Trong Quyết định 206
của Bộ Tài chính về xác định thời gian sử dụng tài sản vô hình (không
phải quyền sử dụng đất) thì "doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng
tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm". Xác định giá trị

tài sản vô hình của doanh nghiệp không tính đến lợi thế thương mại của
doanh nghiệp.
Ở đây vấn đề đặt ra là tài sản cố định vô hình đã khấu hao hết và
thu hồi đủ vốn mà công ty cổ phần vẫn tiếp tục sử dụng nhưng lại không
được đánh giá lại để đưa vào giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường
hợp doanh nghiệp tự quy định thời gian khấu hao cho tài sản vô hình,
thường có xu hướng khấu hao nhanh, thời gian khấu hao rút ngắn nên đến
cuối kỳ khấu hao giá trị còn lại trên sổ sách kế toán có thể rất thấp, nhưng
giá trị thực tế còn cao.
Đối với cả tài sản cố định hữu hình và vô hình, công tác đánh giá
% hao mòn là sự ước tính mang tính chủ quan, nguồn tài liệu hướng dẫn
còn nhiều khó khăn.
8




Đối với khoản đầu tư dài hạn thì giá trị của nó phải được tính lũy

kế qua nhiều năm chứ không thể chỉ dựa vào giá trị sổ sách của năm định
giá được.
Đối với các khoản đầu tư cho vay chưa chắc đã thu hồi được hoàn
toàn.
Xác định hàng tồn kho, sản phẩm dở dang cũng được xác định dựa
trên sổ sách, thông tin mang tính chất quá khứ.
Đối với việc thanh lý hay khấu hao thì mức giá trị còn lại thực dựa trên
giá trị sử dụng và mức khấu hao hàng năm của doanh nghiệp điều này
thường cho kết quả không đúng với thực tế. Đối với thanh lý các máy
móc thiết bị, đặc biệt là dây chuyền máy móc chuyên dụng thì phải có
sự đánh giá thẩm định của các chuyên gia.


IV. Những hạn chế của phương pháp giá trị tài sản thuần trong
thực tế


Phương pháp này đánh giá doanh nghiệp trong một trạng thái

tĩnh. Doanh nghiệp không được coi như là một thực thể, một tổ chức
đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai. Vì
vậy, nó không phù hợp với một tầm nhìn chiến lược về doanh nghiệp.
Bởi, động cơ của người mua doanh nghiệp là nhằm sở hữu các khoản
thu nhập trong tương lai, chứ không phải để bán lại những tài sản hiện
thời.


Phương pháp giá trị tài sản thuần đã không cung cấp và xây

dựng được những cơ sở thông tin vần thiết để các bên có liên quan
đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà
khi sử dụng phương pháp này, người ta khó có thể giải thích vì sao
cùng một giá trị tài sản thuần như nhau, nhưng doanh nghiệp này lại có

9


giá bán cao hơn doanh nghiệp kia, ngay cả khi không có sự tác động
của yếu tố cạnh tranh.


Phương pháp giá trị tài sản thuần đã bỏ qua phần lớn các yếu tố


phi vật chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng
rất lớn trong giá trị doanh nghiệp, như: trình độ quản lý, trình độ quản
lý công nhân, uy tín, thị phần… của doanh nghiệp. Đó có thể là những
doanh nghiệp có tài sản không đáng kể nhưng triển vọng sinh lời lại rất
cao.


Trong nhiều trường hợp, xác định giá trị tài sản thuần lại trở lên

quá phức tạp. Chẳng hạn, xác định giá trị của một tập đoàn có nhiều
chi nhánh, có các chứng khoán đầu tư ở nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Mỗi chi nhánh lại có một số lượng rất lớn các tài sản đặc biệt, đã qua
sử dụng, thậm chí không còn bán trên thị trường. Khi đó, đòi hỏi phải
tổng kiểm kê đánh giá lại một cách chi tiết mọi tài sản ở các chi nhánh.
Từ đó, kéo theo những khoản chi phí đánh giá rất tốn kém, thời gian
cần thiết cho một cuộc đánh giá có thể kéo dài, kết quả đánh giá phụ
thuộc rất lớn vào các thông số kỹ thuật của tài sản mà các nhà kỹ thuật
chuyên ngành đưa ra. Như vậy, sai số đánh giá có thể sẽ rất cao.

V. Các giải pháp chính để hoàn thiện việc định giá doanh nghiệp
theo phương pháp giá trị tài sản thuần


Trong trường hợp doanh nghiệp có những tài sản cố định vô

hình đã hết khấu hao và thu hồi đủ vốn, nhưng trong thực tế vẫn tiếp tục
sử dụng có hiệu quả, vẫn mang lại thu nhập trong tương lai cho doanh
nghiệp, cần thiết phải xác định lại giá trị thực tế của tài sản vô hình tại
thời điểm xác định lại giá trị doanh nghiệp để CPH.


10




Cần bổ sung thêm nội dung xác định giá trị còn lại của tài sản

trong trường hợp nguyên giá không xác định được theo giá thị trường, thì
xác định theo mặt bằng giá tài sản cũ tương đương trên thị trường, giảm
thiểu việc tính theo nguyên giá trên sổ kế toán.


Nâng cao năng lực và chất lượng của người làm công tác định

giá doanh nghiệp và những nhà quản lý, tạo tiền đề cho việc định hình
các tổ chức định giá độc lập, thích ứng với nên kinh tế thị trường. Hiện
nay, các cán bộ làm công tác định giá doanh nghiệp của ta phần lớn chưa
được qua các lớp đào tạo chuyên sâu, các cơ quan quản lý Nhà nước và ở
các tổ chức tư vấn về định giá. Về giảng viên nên mời các chuyên gia
nước ngoài giúp tham gia giảng dạy.


Xây dựng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam làm chuẩn mực

chung để căn cứ vào đó các tổ chức làm nhiệm vụ thẩm định giá doanh
nghiệp có cơ sở thực hiện, và các cơ quan quản lý Nhà nước có một
thước đo chung trong công tác định giá một doanh nghiệp, đặc biệt là
trong vấn đề định giá thương hiệu và các tài sản sở hữu trí tuệ khác để
không còn tình trạng “bỏ quên”giá trị thương hiệu như trong thời gian

qua.


Công khai các báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp trên các

phương tiện thông tin đại chúng trước khi tổ chức đấu giá để tất cả các
nhà đầu tư tiềm năng trong xã hội có thể tham gia, tránh tình trạng thông
thầu, ép giá, hoặc cổ phiếu chỉ tập trung và một số ít nhà đầu tư lớn, còn
dân chúng khó tham gia.Đồng thời cần minh bạch thông tin.


Thời gian quy định cho việc xác định giá trị doanh nghiệp nên

thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta.

11




Cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra,bù trừ

các sai sót trong quá trình định giá, để thể hiện được một khoảng dao
động về giá trần - giá sàn của doanh nghiệp, giúp cho các nhà đầu tư có
cái nhìn khách quan hơn trước khi quyết định đầu tư.Trong khoảng dao
động này,doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể chỉ ra một mức giá hợp lí
nhất, phản ánh chính xác về giá trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của
nhà đầu tư.



Cần phân biệt rõ ràng giữa giá xác định giá trị với quyết định

về giá bán doanh nghiệp.


Cần sử dụng phương pháp đấu thầu để xác định giá trị thị

trường của các doanh nghiệp, công khai, minh bạch thông tin và khuyến
khích các nhà đầu tư, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa.


Đổi mới chế độ kế toán,kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin,

thực hiện công khai hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.


Phục hồi và phát triển thị trường chứng khoán VN nhằm tạo

điều kiện cho việc huy động vốn, thu hút vốn trong và ngoài nước vào
việc phát triển kinh tế, cung cấp thông số: tỉ lệ rủi ro, tỉ suất lợi nhuận
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị DN.


Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá.



Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường.

12




×