Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tâm lý nhà kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.21 KB, 25 trang )

PHẦN 1 :
“Doanh nhân dưới con mắt tâm lý học”
Doanh nhân - nhà kinh doanh anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy
học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động,
biên đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức.
Trong những thành phần kinh tế – sở hữu khác nhau thì các quan hệ kinh tế, quan
hệ tâm lý, quan hệ liên nhân cách theo đó là sự hình thành nhân cách của các chủ
thể tham gia sẽ không thể giống nhau. Phải chăng đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên
tắc phương pháp luận khi xác định nội hàm khái niệm doanh nhân, Nhà doanh
nghiệp.
Trở lại khái niệm doanh nhân ,( còn có 1 cách nói khác là người kinh doanh hay
nhà kinh doanh) đây là một từ khái niệm Hán Việt có nội dung xác định.
Bắt đầu là “Doanh”, doanh là lãi, muốn có lãi thì phải sản xuất, buôn bán và coi đó
là hoạt động chủ đạo để đạt được cái ý muốn ấy. Lãi càng nhiều càng chứng tỏ sản
xuất, buôn bán có hiệu quả, thành đạt, trái với lãi là lỗ, là phá sản. “Doanh nhân”
là người làm ăn kiếm lời, là người coi lời lãi là nhu cầu, mục đích, động cơ hoạt
động của bản thân mình, coi lời lãi là định hướng giá trị cơ bản của hoạt động và
quan hệ của cá nhân mình.
Lãi, lợi nhuận là cái thu về được và vốn tư bản là cái bỏ ra. Lãi và vốn, lợi nhuận
và tư bản có quan hệ cặp đôi như hình với bóng. Chỉ khi nào vốn là của tôi thì lãi
mới là của tôi. Lợi nhuận của tôi gắn liền với sở hữu cá nhân. Khi ấy “cái của tôi”
làm cho “cái tôi” trở nên có cơ sở thực tế, cụ thể, xác định thay vì là viển vông,

1


trừu tượng, mơ hồ. “Cái tôi! như là hạt nhân của nhân cách được xác lập trên cơ sở
“cái của tôi!” về mặt sở hữu và lợi nhuận về nhiều mặt tài sản, tiền bạc, trí tuệ,
theo đó là quyền lực thực tế.
Hiểu khái niệm doanh nhân như vậy cho phép giới hạn đối tượng: Doanh nhân là
những ai thực sự làm chủ các quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh


nghiệp tư nhân, từ quan hệ sở hữu đến quan hệ điều hành và quan hệ phân phối.
Doanh nhân là những “ông chủ” các doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nhân là người chủ sở hữu cá nhân đối với vốn – tiền bạc, tài sản trí tuệ (và
cả quyền lực) trong hoạt động chủ đạo – sản xuất, buôn bán, đề đạt được sự gia
tăng không ngừng về lợi nhuận – sở hữu tư nhân. Doanh nhân là những ai coi lợi
nhuận – sở hữu tư nhân gia tăng không ngừng, là định hướng giá trị cơ bản của
hoạt động và quan hệ của bản thân, cũng là lợi ích sống còn của chính mình. Khi
đó tất cả những gì còn lại chỉ có ý nghĩa như là công cụ, phương tiện, điều kiện để
giải bài toán tối ưu: gia tăng không ngừng lợi nhuận, “nhất bản vạn lợi”, “một vốn
bốn lời”.
Đây là tiếp cận tâm lý học nhân cách với đối tượng, khái niệm doanh nhân, tức là
xem doanh nhân như một nhân cách, Khi ấy ta gọi sự vật đúng với tên của nó.
Đương nhiên trong nhân cách doanh nhân còn có những thành phần quan trọng
khác, chẳng hạn như một trình độ tư duy kinh tế thị trường nhạy bén, sắc sảo, một
ý thức pháp lý rõ ràng, đúng đắn, một phong cách ứng xử khéo léo, tế nhị trong
giao tiếp kinh doanh và cũng cần cả sự táo bạo, mạo hiểm, quyết đoán của một bản
lĩnh nghề nghiệp kinh doanh vốn luôn đầy biến động, rủi ro. Các thành phần đó gia
nhập cấu trúc nhân cách doanh nhân vận động, biến đổi theo lời nhuận như là định
hướng giá trị cơ bản, hạt nhân của nhân cách.

2


Và cũng đương nhiên, doanh nhân cũng là một con người, con người Việt Nam
trong mắt lưới của các quan hệ xã hội từ gia đình, dòng họ đến cộng đồng dân cư,
chịu sự điều tiết của hệ giá trị truyền thống đang biến đổi theo yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong tư cách là một con người, một công
dân, doanh nhân còn cần có những phẩm chất khác như lòng nhân ái, lòng yêu
nước, tự hào tự trọng dân tộc.
Môi trường hoạt động rộng mở quan hệ giao tiếp đa chiều trong một con người với

các vai trò và vị thế xã hội khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn, xung đột nhau ngay từ
định hướng giá trị khiến cho sự hình thành nhân cách doanh nhân diễn ra không ít
trắc trở từ bên trong, đòi hỏi doanh nhân phải tự vượt lên chính mình để khẳng
định vai trò vị trí của mình trong cộng đồng và trên doanh trường – ở những doanh
nhân thành đạt, toả sáng phẩm giá nhân cách của những người được tôn vinh là
“ngôi sao đỏ”, chúng ta nhận ra điều ấy. Và một môi trường xã hội pháp lý và tâm
lý lành mạnh sẽ tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho sự ra đời ngày
càng đông đảo đội ngũ doanh nhân, những người sản xuất buôn bán giỏi làm giàu
cho mình và góp phần làm giàu cho xã hội trong sự thống nhất giữa ích nước với
lợi nhà.
Nhớ lại gần 10 năm trước đây, trong Hội thảo quốc gia Tâm lý học với sản xuất và
kinh doanh” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, chủ đề Tâm lý
học xã hội – nhân cách doanh nhân đã được nêu ra như là những nét phác thảo,
những mong đợi lí thuyết. Thời gian đi qua, cuộc sống vận động theo những định
hướng lớn ngày càng sáng tỏ và có hệ thống, tạo tiền đề cho tâm lý học đẩy mạnh
các hoạt động nghiên cứu của mình, góp phần phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản
xuất – kinh doanh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong bối
cảnh ấy, chắc chắn chủ đề “Doanh nhân anh là ai?” sẽ được quan tâm đúng mức.

3


PHẦN 2 : TÂM LÝ HỌC ĐỐI VỚI NHÀ KINH DOANH
I.
1.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA “ NHÂN CÁCH ”TRONG HOẠT

ĐỘNG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Khái niệm về nhân cách

Nhân cách là mặt xã hội của con người và những phẩm chất tâm lý đã trở
nên ổn định, bền vững và kéo dài, tạo nên tính người trong con người. Nhân
cách cũng là con người, nhưng mà là con người có ý thức, có khả năng ý
thức được chính mình. Với ý nghĩa đó có thể hiểu nhân cách là một thực
thể xã hội có ý thức. Như vậy sự hình thành nhân cách được bắt đầu khi con
người có ý thức.

2.

Các phẩm chất quan trọng của nhân cách
Khi được đánh giá phẩm chất của nhân cách, thường chúng ta đánh giá bốn
mặt sau đây: xu hướng, năng lực, tính cách và tính khí.
2.1.

Xu hướng
Là tập hợp tất cả những yếu tố quyết định hành vi của con người, bao gồm
động cơ và thế giới quan. Trong đó, động cơ đóng vai trò thúc đẩy và thế
giới quan đóng vai trò định hướng.

a)

Động cơ nhu cầu
Động cơ có thể được mô tả như là một lực lượng bên trong thúc đẩy hành vi
của chúng ta. Động cơ được tạo bởi những nhu cầu chưa được thỏa mãn khi
chúng trở nên căng thẳng. Có nghĩa là, trong mỗi một thời điểm nào đó ở
chúng ta có thể tồn tại nhiều nhu cầu, nhưng nhu cầu nào mạnh nhất ( có thể
ý thức hay không được ý thức) sẽ đóng vai trò động cơ thúc đẩy.
Thường thì có hai phương pháp tạo động cơ thúc đẩy người khác làm theo ý
mình :



Phương pháp 1:
 Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của họ.
 Tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó cho họ đồng thời hướng sự

thỏa mãn tới việc thực hiện mục đích của mình
• Phương pháp 2:
 Khơi dậy nhu cầu đang tiềm ẩn ở họ bằng cách gây sự chú ý.
 Làm cho họ hấp dẫn với đối tượng để nảy sinh ý muốn.

4


 Đưa ra những yếu tố kích thích để tạo nên sự ham muốn mà

biến thành động cơ.
Phương pháp một được sử dụng khi đối tượng đã có nhu cầu và chúng ta
nắm bắt được nhu cầu cao nhất của họ. Phương pháp hai được áp dụng khi
đối tượng chưa có nhu cầu vì họ chưa biết về mục tiêu của chúng ta.
b)

Các lý thuyết về động cơ
Có rất nhiều lý thuyết về động cơ, tuy nhiên ta chỉ tìm hiểu sơ về 1 số các lý
thuyết sau đây.
• Thuyết nhu cầu 5 bậc của Maslow: Hành động của con người được
thúc đẩy bởi nhu cầu và các nhu cầu được sắp xếp từ thấp đến cao
theo 5 bậc sau đây:
 Nhu cầu sinh lý
 Nhu cầu an toàn
 Nhu cầu xã hội

 Nhu cầu được tôn trọng
 Nhu cầu tự thể hiện
Đầu tiên là các nhu cầu bậc thấp trở nên căng thẳng đòi hỏi con người phải
thỏa mản, khi chúng đã thỏa mãn một phần thì các nhu cầu bậc cao hơn lại
xuất hiện. Trong quá trình giao tiếp chúng ta cần có một khả năng nhận diện
và khơi dậy ở người khác những nhu cầu được thỏa mãn.
• Học thuyết 2 nhân tố của Frederick Herzberg: Con người có 2 nhóm
nhu cầu, về cơ bản, độc lập với nhau và ảnh hưởng tới hành vi theo
những cách khác nhau: các nhân tố duy trì và các nhân tố động viên.
 Đối với các nhân tố động viên, nếu giải quyết tốt thì sẽ tạo ra
sự thỏa mãn và thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn.
Nhưng nếu giải quyết không tốt thì tạo ra tình trạng không
thỏa mãn chứ chưa chắc bất mãn.
 Đối với các yếu tố duy trì, nếu giải quyết không tốt thì tạo ra

trạng thái bất mãn ở người lao động. Nhưng nếu giải quyết tốt
thì tạo ra sự không bất mãn chứ chưa chắc đã thỏa mãn
Từ thuyết này, ta có thể tóm lượt được những gì ?
Những nhân tố làm thỏa mãn người lao động là khác với các nhân tố làm
bất mãn. Vì vậy chúng ta không thể mong đợi sự thỏa mãn của họ bằng
cách đơn giản là xóa đi những yếu tố gây sự bất mãn.

5


Việc động viên nhân viên đòi hỏi phải chú ý tới cả 2 nhóm duy trì và động
viên, chứ không thể chỉ chú trọng 1 nhóm nào.
c)

Thế giới quan

Là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác
định phương châm hành động của người đó. Thế giới quan quyết định thái
độ của con người đối với thể giới xung quanh, quyết định những phẩm chất
và phương hướng phát triển của nhân cách.
Trong hoạt động quản trị, nhà kinh doanh không chỉ là tạo động cơ thúc đẩy
nhân viên làm việc mà còn quan tâm tới việc giáo dục thế giới quan một
cách đúng đắn. Khi nhân viên có một xu hướng tích cực thì họ sẽ làm việc
một cách hiệu quả nhất.

2.2.

Năng lực
Năng lực là khả năng của con người có thể thực hiện một loại hoạt động
nào đó, làm cho hoạt động ấy đạt đến một kết quả nhất định. Khi nói tới
năng lực là phải nói năng lực về lĩnh vực nào cụ thể. Năng lực không đồng
nghĩa với thông minh, bằng cấp. Tuy nhiên, tài năng của một người được
hình thành trên cơ sở những yếu tố sau:
• Năng khiếu
• Điều kiện sống (điều kiện kinh tế, điều kiện văn hóa, điều kiện chính
trị…)
• Điều kiện học tập
• Ý chí và sự rèn luyện
Khi đánh giá năng lực của nhân viên, quả kinh doanh dựa trên những
yếu tố sau đây:




Dựa vào phương thức hoàn thành công việc.
Dựa vào hiệu suất hoàn thành công việc.

Dựa vào mức độ kết quả của công việc.

Đối với người làm kinh doanh, việc phát hiện được năng lực của nhân
viên, sắp xếp đúng người, đúng việc và đúng theo năng lực, tạo điều

6


kiện cho họ phát huy tài năng trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội
là 1 công việc vô cùng có ý nghĩa.

2.3.

Tính cách
Là hệ thống thái độ đã trở nên ổn định đối với tự nhiên, xã hội, bản thân và
lao động, được thể hiện qua hành vi cư xử, lời ăn tiếng nói con người.
• Nội dung của tính cách: là hệ thống thái độ của con người đối với


thiên nhiên, đối với xã hội, đối với lao động và đối với bản thân.
Hình thức của tính cách: là sự biểu hiện ra bên ngoài của tính cách,
là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng…của con người.

Giữa nội dung và hình thức của tính cách có mối quan hệ với nhau rất phức
tạp. Hai mặt này có thể không thống nhất với nhau. Vì vậy có thể chia
thành 4 loại người sau:






Kiểu 1 : Nội dung tốt, hình thức tốt.
Kiểu 2 : Nội dung tốt, hình thức chưa tốt.
Kiểu 3 : Nội dung xấu, hình thức tốt.
Kiểu 4 : Nội dung xấu, hình thức cũng xấu.

Ta thấy rằng, nếu trong giao tiếp chúng ta chỉ sử dụng phương pháp quan
sát để tìm hiểu đối tác thì dễ có thể dẫn đến nhầm lẫn” vàng, thau”. Để
nhận diện đúng bản chất, nội dung của đối tác thì nhà doanh nghiệp đã sử
dụng các phương pháp tìm hiểu khác nhau, đặc biệt là phương pháp” thực
nghiệm tự nhiên”.
2.4.

Khí chất ( hay tính khí)
Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt
động tâm lý trong những hành vi, cử chỉ, lời nói của con người.
Sau đây là bốn kiểu khí chất cơ bản của cá nhân:
• Khí chất linh hoạt: Những người có khí chất này thường nhận thức
nhanh, nhưng hời hợt, chủ quan, hoạt bát, vui vẻ, dễ tiếp xúc, giao
tiếp rộng, dễ thích nghi với mọi điều kiện, giàu sáng kiến, nhiều

7


mưu mẹo. Họ nhiệt tình, tích cực trong mọi công tác, nhưng thiếu


kiên trì, chóng chán.
Khí chất điềm tĩnh: Những người này thường tỏ ra ung dung, bình
thản. Họ có thể kiềm chế được cảm xúc và những cơn xúc động.

Trong quan hệ thường đúng mực, hơi kín đáo và tỏ ra thờ ơ, thiếu
nhiệt tình với những người xung quanh. Họ thường nhận thức hơi
chậm, nhưng sâu sắc, chin chắn. Trong hoạt động có sự đều đặn, cân

bằng, và có tính kế hoạch, tính nguyên tắc, không thích mạo hiểm.
• Khí chất nóng: Nhận thức tương đối nhanh, nhưng quá hời hợt, cảm
xúc mảnh liệt khó kiềm chế, dễ nóng nhưng dễ nguội, dễ bị kích
động, liều lĩnh hay tự ái.
• Khí chất ưu tư: Nhận thức tinh tế,tỉ mỉ chi tiết. Họ thường dẫn đến
đắn đo, suy nghĩ chi tiết. Họ có tính kiên trì, chịu khó trong những
công việc đơn điệu, tầm thường. Trong quan hệ với mọi người, tuy
họ ít cởi mở nhưng tình cảm sâu sắc, bền vững và tế nhị.
Trên đây là 4 kiểu tính khí của con người, nhưng trong thực tế không có ai
chỉ có 1 loại tính khí đơn thuần, mà thường có sự pha trộn giữa các loại
tính khí. Tuy nhiên, trong mỗi người sẽ nội trội lên 1 kiểu tính khí nào đó.
Mỗi loại có những ưu, nhược điểm của mình. Đối với nhà làm kinh doanh,
phải tìm hiểu tính khí của nhân viên để phân công công việc và tiếp xúc đối
xử cho hợp lý.

II.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TÂM LÝ CỦA NHÀ KINH

1.

DOANH
Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp dung các giác quan để tìm hiểu tâm lý một cách
có hệ thống và khoa học. Quan sát là phương pháp thu thập thông tin tâm lý
ban đầu về đối tượng không thể thiếu được. Tuy nhiên, đây chỉ là phương

pháp giúp nhà kinh doanh định hướng ban đầu về đối tượng mà thôi.
Nhà kinh doanh có thể dung phương pháp này trong những trường hợp:

8





Để tìm hiểu tâm lý của một cá nhân khi tiếp xúc với mình
Để nhận diện những diễn biến tâm lý trong tập thể, như lắng nghe dư
luận tập thể, mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể, bầu

không khí tâm lý tập thể..v..v..
• Nhận diện tâm trạng của nhân viên khi họ làm việc để ngăn chặn sự
lây lan tâm trạng xấu vào tập thể.
• Tìm hiểu những yếu tố tâm lý thị trường như tập quán tiêu dùng, thị
hiếu của người tiêu dùng cũng như thái độ của họ đối với những sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Để quan sát hiệu quả bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:


Các đối tượng cần phải được quan sát trong những điều kiện tự nhiên

của chúng.
• Phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu.
• Phải quan sát đối tượng trong nhiều tình huống và hoàn cảnh khác
nhau.
2.


Phương pháp thực nghiệm tự nhiên
Thực nghiệm tự nhiên là phương pháp mà trong đó chúng ta hoàn toàn chủ
động tạo ra những tình huống hết sức tự nhiên để đối tượng phải bộc bộ ra
những phẩm chất tâm lý mà mình quan tâm.
Nhà quản trị có thể dùng thực nghiệm tự nhiên để kiểm tra những phẩm
chất của những đối tác giao tiếp với mình.
Tuy nhiên, khi thực nghiệm cần lưu ý những điều sau đây:
• Tình huống đưa vào thực nghiệm phải hết sức tự nhiên, tức là không



làm cho đối tượng biết mình bị kiểm tra.
Cần phải có tiêu chuẩn thực nghiệm hợp lý để đánh giá.
Loại bỏ những yếu tố khách quan trước khi đánh giá kết quả thực
nghiệm.

3.

Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp tìm hiểu tâm lý trong đó bạn đặt cho đối tượng những câu
hỏi trong những lần tiếp xúc trực tiếp với nhau để thông qua những câu trả
lời của đối tượng mà đánh giá tâm lý của họ
Nhà kinh doanh có thể dùng đàm thoại trong các trường hợp sau:
• Để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên trong các cuộc gặp
gỡ với họ

9





Để thăm dò ý kiến của quần chúng về những chủ trương chính sách




mà mình đã và sắp đưa ra
Để đánh giá ứng viên trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng
Tìm hiểu tâm lý khách hàng ..v..v..

Thông thường trong các cuộc đàm thoại người ta có thể sử dụng các loại
câu hỏi sau:




Câu hỏi trực tiếp
Câu hỏi tiếp xúc
Câu hỏi gián tiếp : Tức là vấn đề này để suy ra vấn đề mà mình cần

quan tâm
• Câu hỏi chặn đầu(hay câu hỏi giăng bẫy)
4.

Phương pháp dùng bản câu hỏi ( hay bản ANKET)
Là dùng những bản chứa 1 loạt câu hỏi được xây dựng theo những nguyên
tắc nhất định, đặt ra cho 1 số lớn đối tượng, và thông qua những câu trả lời
chúng ta đánh giá tâm lý của họ. Thường thì nhà quản trị dùng phương
pháp này trong trường hợp để tìm hiểu tâm lý của nhiều người khi họ được
tập trung trong 1 không gian nhất định ( điều tra dư luận tập thể trong cuộc

đại hội, thăm dò tâm lý người tiêu dùng trong siêu thị hay hội nghị khách
hàng).
Một bảng câu hỏi thường cấu trúc theo 3 phần:
• Phần tiếp xúc làm quen: bao gồm lời mở đầu kêu gọi, đưa ra những
câu hỏi tiếp xúc đơn giản và hướng dẫn cách thực hiện.
• Phần nội dung chính: Dùng các loại câu hỏi mở hay câu hỏi đóng để


thu thập những thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phần kết thúc: Bao gồm những câu hỏi chức năng và câu hỏi giải tỏa
tâm lý, đồng thời nói lời cảm ơn sự tham gia của đối tượng.

5.

Phương pháp trắc nghiệm hay Test
Trắc nghiệm là 1 tập hợp gồm nhiều bài tập nhỏ khác nhau được hạn chế về
mặt thời gian và thông qua kết quả giải được người ta đánh giá về tâm lý
đối tượng.
Ngày nay các chuyên gia đã lập ra hàng ngàn loại trắc nghiệm khác nhau để
xác định đủ các loại sản phẩm chất tâm, sinh lý con người: trí tuệ, tài năng,
đức độ, độ nhạy cảm, trí thông minh, tình cảm, trí nhớ…

10


Có 3 loại trắc nghiệm cơ bản :
• Trắc nghiệm trí tuệ: dùng để đánh giá trí thông minh của 1 người
• Trắc nghiệm năng lực: dùng để kiểm tra những năng lực cụ thể của 1
người. Mỗi năng lực thì được đánh giá bởi một trắc nghiệm cụ thể,



không có 1 trắc nghiệm dùng để đánh giá cho tất cả mọi năng lực
Trắc nghiệm nhân cách : dùng để đánh giá những phẩm chất nhân
cách của đối tượng ( đánh giá động cơ, tính cách, tính khí v.v…)

6.

Phương pháp “tiểu sử”
Bản chất của phương pháp này là thu thập và phân tích các tài liệu có tính
chất tiểu sử của 1 người cụ thể hay 1 tập thể (thư từ, nhật ký, các tác phẩm
văn học nghệ thuật, khoa học của 1 người; các biên bản, tài liệu lưu trữ
khác của tập thể…) nhằm làm rõ hơn các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó
và sự phát triển của chúng.

7.

Phương pháp trắc lượng xã hội
Thực chất của nó tương tự như phương pháp bản câu hỏi. Tuy nhiên những
câu hỏi ở đây chỉ xoay quanh 2 vấn đề: đối tượng chọn ai và không chọn ai.
Kết quả thu được sẽ cho phép nhà quản trị vẽ được học đồ xã hội của tập
thể, trong đó sẽ phản ánh ai là nhân vật trung tâm ( ngôi sao), ai là người bị
xa lánh, ai là thủ lĩnh công việc, ai là thủ lĩnh tình càm…Những thông tin
này rất có lợi cho công tác lãnh đạo.
Trên này là những phương pháp chủ yếu mà trong hoạt động quản trị kinh
doanh người ta hay dùng để tìm hiểu tâm lý. Tuy nhiên, các phương pháp
nghiên cứu phải được phối hợp với nhau hoặc dùng để kiểm tra kết quả của
nhau nhằm cung cấp cho nhà quản trị những thông tin đầy đủ và chính xác
nhất.

III.


CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ TẬP THỂ CẦN CHÚ Ý TRONG CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ CỦA NHÀ KINH DOANH
Tâm lý tập thể là trạng thái ý thức chung của đại đa số các thành viên trong
tập thể và chi phối tới hành vi của các thành viên trong tập thể đó.Trong
hoạt động quản lý nhà kinh doanh cần chú ý tới những hiện tượng tâm lý
sau đây :
1)

Sự lây lan tâm lý trong tập thể

11


Một trong những quá trình tâm lý rất phổ biến xảy ra trong tập thể đó
là hiện tượng lây lan tâm lý từ thành viên này sang thành viên
khác.Ví dụ, khi tập thể định làm một công việc gì đó, chỉ cần 1 người
chán nản, bi quan, thiếu quyết tâm cũng có thể gây cho người khác
chán nản theo; trong 1 nhóm công tác, nếu 1 người có tâm trạng xấu
có thể làm cho những người khác cũng có tâm trạng xấu
theo,v.v..Lực lượng lan tâm lý được truyền đi theo nguyên tắc cộng
hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của tập thể và cường độ cảm xúc
được truyền.
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra theo 2 cơ chế:
• Cơ chế dao động từ từ: tâm lý của người này lan sang người
khác 1 cách từ từ.Chẳng hạn, sự lây lan tâm trạng, sự lan


truyền “mốt mới” là hiện tượng lan truyền tâm lý từ từ.
Cơ chế bùng nổ: là sự lan truyền rất nhanh, đột ngột, thường

xảy ra khi con người lâm vào trạng thái căng thằng cao độ. Ví
dụ, sự hoảng loạng tập thể;cơn bốc trên sàn nhảy, trên sân
banh…

Nhà quản trị cần nhận thức được hiện tượng lây lan tâm lý và biết
cách điều khiển nó để có lợi cho tập thể.Cần tránh sự lây lan tâm
trạng xấu từ người này sang người khác, điều đó sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc của tập thể. Trong tập thể nên có những con người
luôn luôn vui vẻ, lạc quan có thể tạo ra không khí vui vẻ, phấn khởi,
thu hút được mọi người nhằm nâng cao tâm trạng chung.
2)

Hiện tượng áp lực nhóm
Trong tập thể ý kiến của 1 thành viên thường bị chi phối bởi ý kiến
của số đông. Khi đại đa số các thành viên trong tập thể đã thống nhất
với nhau về 1 phản ứng tâm lý nào đó thì thành viên còn lại cũng có
xu hướng nghiêng theo ý kiến của tập thể. Biểu hiện đặc biệt của áp
lực nhóm tới cá nhân là tính a dua ( hay “theo đuôi”)

12


Có thể chia ra làm 2 loại a dua: a dua bên ngoài và a dua bên trong.
A dua bên ngoài là khi cá nhân tiếp thu ý kiến của nhóm mang tính
hình thức, còn trên thực tế anh ta chống lại ý kiến của nhóm. A dua
bên trong là khi mà cá nhân hoàn toàn bị ý kiến của đa số thu phục.
Loại a dua này kết quả khắc phục xung đột của cá nhân với nhóm và
kết thúc bằng sự có lợi cho nhóm.
Tính a dua phụ thuộc những yếu tố sau:
• Số lượng của nhóm

• Sự thống nhất của các thành viên của nhóm
• Ý chí, lập trường, bản lĩnh của cá nhân.
3)

Sự hòa hợp tâm lý giữa các thành viên
Trong quá trình hoạt động chung các thành viên của tập thể phải tiếp
xúc, phối hợp với nhau. Hiệu quả của 1 tập thể phụ thuộc rất nhiều
vào sự hòa hợp của các thành viên trong tập thể đó.
Sự hòa hợp là sự kết hợp 1 cách tối ưu những phẩm chất tâm lý giữa
những người trong quan hệ giao tiếp làm cho họ hoạt động chung có
hiệu quả nhất.
Sự hòa hợp có thể là giống nhau: giống nhau về sở thích, giống nhau
về quan điểm, giống nhau về tính cách,v.v.Nhưng sự hòa hợp cũng
có thể là khác nhau, tuy nhiên những đặc điểm khác nhau đó phải bổ
sung cho nhau, chẳng hạn: anh nóng tính có thể hợp với anh điềm
tĩnh , chị ít nói hợp với chị nói nhiều…
“Phân công đúng người, đúng việc” là dựa vào năng lực, tính khí và
sự hòa hợp.Những nhóm công tác có sự hòa hợp nhau về mọi khía
cạnh nói trên thì “ nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua”. Những kíp lãnh đạo, những hạt nhân lãnh đạo cần
phải là nhóm đồng nhất.
Cần chú ý rằng sự hòa hợp không phải là mãi mãi. Nó có thể thay
đổi theo thời gian, theo điều kiện sống, theo tuổi tác…Vì vậy, sau
từng thời gian nhất định, phải xem xét lại sự hòa hợp trong tập thể để
có sự điều chỉnh cần thiết. Sự tương đồng nhau về lý tưởng và thế
giới quan, thái độ tin yêu, tôn trọng lẫn nhau, biết lắng nghe nhau,

13



nhân nhượng nhau, biết thích nghi với nhau 1 cách có nguyên tắc là
cơ sở để mọi người trong tập thể giữ gìn sự hòa hợp được lâu dài.
4)

Dư luận xã hội trong tập thể
Dư luận tập thể là những ý kiến đánh giá của đại đa số các thành vinr
trong tập thể về những vấn đề có liên quan tới cuộc sống của tập thể
hay của những cá nhân trong tập thể đó.
Một ý kiến đánh giá chỉ được coi là dư luận xã hội khi nó đạt đến 1
chất lượng nào đó, tức là phải có 1 số đông nhất định cùng đánh giá
về cùng 1 vấn đề.
Dư luận xã hội có vai trò quan trong trong công tác quản trị. Dư luận
tập thể thường phản ánh 1 thực trang của tập thể. Bằng các cách
phản ánh nó cho những nhà quản trị và mọi thành viên biết được tình
tình hoạt động của tập thể có những gì thuận lợi, những gì khó khăn
và cả xu thế phát triển. Dư luân tập thể phản ánh thái độ, tâm tư
nguyện vọng, cũng như nhận xét đánh giá của các thành viên về tình
tình tập thể, về đường lối lãnh đạo của bộ máy quản lý. Đối với nhà
quản trị, dư luận là cái kiểm tra sự hợp lý, chính xác của những
quyết định mà mình đưa ra, nó giúp cho nhà quản trị thay đổi, điều
chỉnh, bổ sung các chủ trương, đường lối, chính sách 1 cách hợp lý
và kịp thời. Dư luận xã hội bằng sự đánh giá, nhận xét, phê phán,
khen ngợi mà làm cho mỗi thành viên tự nhận biết mình, tự điều
chỉnh mình, vì vậy nhà quản trị có thể sử dụng dư luận để tác động,
điều chỉnh, giáo dục tập thể.

IV.

BA NGUYÊN TẮC TÂM LÝ THƯỜNG THẤY Ở NHÀ KINH
DOANH


Là một nhà kinh doanh không những phải học kinh tế học, lý luận về bán hàng mà
còn phải nắm vững về tâm lý học để họ có thể hiểu được tâm lý của đối phương.
Nhà kinh doanh cần phải có bản lĩnh nắm bắt tâm lý đối phương. Trong đàm phán
giao dịch, mức độ nào đối phương có thể thoả hiệp? Những dịch vụ mà khách

14


hàng yêu cầu là gì? Nếu những điều đó phán đoán không đúng thì dù kinh tế học,
kinh doanh bán hàng bạn có tinh thông tới mức nào cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Ngoài ra, nhà kinh doanh cũng cần phải có sức mạnh để có thể tạo sự ảnh hưởng
tới đối phương.
Để làm được những điều đó, họ đặc biệt nắm vững ba điều quan trọng sau đây:


Nắm được trái tim của nhân viên, có cống hiến cho xã hội để có thành
tích thực sự.
Muốn nâng cao lợi nhuận, nhà kinh doanh có khi cần phải có những yêu
cầu nghiêm khắc đối với nhân viên trong công ty, thế nhưng có lẽ chẳng
một nhân viên nào lại vui vẻ tiếp nhận những yêu cầu nghiêm khắc đó.
Nhưng muốn cải cách có kết quả, nhiều khi phê bình cũng biến thành khen
thưởng. Khi lợi nhuận của công ty tăng mà lại được thể hịên ở thu nhập của
mỗi người, thì dù trong lòng nhân viên có ấm ức, thì cuối cùng họ cũng sẽ



phục tùng.
Phương thức bổ trợ lẫn nhau “Lùi để tiến”


Bổ trợ lẫn nhau, động tác cơ bản là dùng sức để đẩy, nhưng nếu chỉ đơn thuần
dùng sức đẩy về phía trước mà lúc đó đối phương cũng đẩy trở lại, như vậy mình
cũng không thể đẩy lên được. Cái khéo ở những nhà kinh doanh giỏi là khi đối
phương đẩy trở lại, mình có thể nhún một chút, nhân khi đối phương mất thăng
bằng thì mình nhấn mạnh đẩy lên. Muốn cho sức mạnh của mình phát huy hiệu
quả lớn nhất thì cần phải biết cách nhún nhường.
Những nhà kinh doanh đều là những người có khí thế rất mạnh, khong chịu dễ
dàng nhượng bộ. Tuy đó là một điều tốt, nhưng nếu không biết khéo léo áp dụng
kỹ năng “lùi để tiến” mà bị thua thiệt cũng không phải là ít. Ví dụ trong đàm phán
giao dịch cứ một mực kiên trì đòi hỏi của mình, hoặc mặt hàng mới người tiêu
dùng chưa quen mà đã sản xuất với số lượng lớn …

15


Khi họ muốn ép đối phương, họ đã chuẩn bị sẵn cho mình một chỗ rút lui,và điều
đó rất cần thiết. Trước hết, họ làm cho đối phương bộc lộ nhược điểm rồi phản
kích hoặc phán đoán chuẩn là thời cơ tốt nhất để ra tay thì nên “lấy dật đãi lao”
(lấy nghỉ ngơi để đối phó với mệt mỏi) đó cũng là một cách mà nhà kinh doanh
hay áp dụng. Ngược lại nếu họ chỉ nghiêng về một phía nào đó, tâm lý chống đối
của đối phương sẽ quyết liệt hơn thì họ sẽ gặp khó khăn hơn.



Vẻ bề ngoài với năng lực kinh doanh không có quan hệ trực tiếp với
nhau, thế nhưng qua những thực nghiệm ở Mỹ cho thấy, những người có
dáng vẻ đường hoàng thường được đánh giá cao hơn. Ngược lại những
người có dáng vẻ xuềnh xoàng thì dù họ có năng lực kinh doanh thì cũng
dễ bị người ta coi thường.Vì thế nếu vì dáng vẻ bề ngoài đã tạo cho người
khác một ấn tượng không tốt đẹp thì sau này có muốn làm cho người ta

thay đổi ấn tượng đó cũng rất khó.
Hơn nữa cũng không phải chỉ có hình thức bên ngoài là có thể tạo được ấn
tượng tốt, mà thực lực nội tại mới là quan trọng. Thành tích ngày càng
lớn, niềm tin ngày càng cao, người khác không thể coi thường mình, uy
nghiêm quyền thế của mình sẽ tự nhiên hình thành.
Nhà kinh doanh cần phải có bản lĩnh nắm vững tâm lý đối phương. Khi
đàm phán giao dịch cần phải biết mức độ nào đối phương có thể thoã
hiệp? Khách hàng đòi hỏi phải có những dịch vụ như thế nào? Nhân viên
trong công ty nghĩ gì? Nếu những điều do phán đoán không đúng thì trình
độ kinh tế học và doanh nghiệp học của họ có tinh thông tới mức nào
cũng không có ý nghĩa gì.

16


PHẦN 3 : TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP
“ Vai trò của bầu không khí xã hội trong tập thể sản xuất ”
Trong lịch sử phát sinh, phát triển loài người có một thực tế đã được chứng minh ,
con người không tồn tại và hoạt động một cách đơn lẻ mà luôn gắn vào các nhóm
xã hội. Hoạt động và giao tiếp trong nhóm là nhu cầu không thể thiếu của con
người ngay từ khi sinh ra đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời.
Theo A. Comte (1798 - 1857), ông cho rằng cá nhân là một thực thể xã hội, không
có con người biệt lập, không có con người phi xã hội. Như vậy nhóm nẩy sinh
cũng là một đòi hỏi tất yếu từ phía con người.

Trong hoạt động lao động sản xuất cũng vậy, việc con người liên kết lại với nhau
thành những nhóm, tập thể để cùng nhau tiến hành những hoạt động lao động
chung cũng là một tất yếu khách quan. Đặc biệt ngày nay khi khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển, quá trình phân công lao động và chuyên sâu hoá lao động
ngày càng sâu sắc, hình thái sản xuất dây chuyền được áp dụng vào trong quá trình

làm ra sản phẩm lao động, do vậy người lao động trong quá trình sản xuất đó

17


không thể hoạt động riêng lẻ mà buộc phải liên kết với nhau thành những nhóm,
tập thể sản xuất.Việc các cá nhân kết lại với nhau thành nhóm, tập thể trong quá
trình lao động sản xuất không ngoài mục đích là làm ra ngày càng nhiều sản phẩm
lao động hơn và làm giàu hơn nhân cách của chính bản thân mình. Trong bài viết
của mình, PGS. Trần Trọng Thuỷ khẳng định: “Trong lĩnh vực sản xuất, tập thể
cho phép làm được nhiều điều hơn so với từng cá nhân riêng lẻ thực hiện. Những
hành động của tập thể chiếm ưu thế to lớn đối với những nỗ lực cá nhân tách rời
nhau ra. Ngoài ra khi được gia nhập vào một tập thể lao động là nguồn gốc của
những rung cảm sung sướng là một bộ phận không thể tách rời của đời sống tinh
thần con người.
Trong một tập thể lao động thì bầu không khí tâm lý trong tập thể đó có một ý
nghĩa quan trọng, nó quyết định sự phát triển, cố kết hay xung đột của các thành
viên trong tập thể. Trong hoạt động lao động sản xuất thì bầu không khí tâm lý là
nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Như vậy,
một câu hỏi đặt ra đó là "Bầu không khí tâm lý" là gì, vai trò của nó như thế nào
đối với năng suất lao động của tập thể?

Bầu không khí tâm lý là một khái niệm của tâm lý học xã hội, hiện có rất nhiều
cách định nghĩa khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, tuy
nhiên, phần lớn mọi người đều thống nhất chung quan điểm cho rằng bầu không
khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tập thể, nó thể hiện sự phức hợp tâm lý xã hội,
sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong
các quan hệ liên nhân cách của họ, là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi
người trong tập thể, là tâm trạng chính trong tập thể, cũng như là sự thoả mãn của
người công nhân đối với công việc được thực hiện.

Như vậy, qua định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng bầu không khí tâm lý trong một
tập thể sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ người - người được
diễn ra trong tập thể, trong quá trình lao động sản xuất và sự tổ chức lao động của

18


tập thể.
Chính bởi tính chất và mối quan hệ chặt chẽ của bầu không khí tâm lý đối với tâm
trạng của cả tập thể nói chung và của từng cá nhân trong đó nói riêng, do đó, bầu
không khí tâm lý có ảnh hưởng mạnh mẽ các hoạt động chung của tập thể, hay nói
cách khác, nó ảnh hưởng một cách gián tiếp tới năng xuất lao động của tập thể.
Làm được điều này bởi trong một tập thể có bầu không khí tâm lý thuận hoà, được
tổ chức một cách chặt chẽ với những tình cảm tích cực, đoàn kết là điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển nhân cách, năng lực của cá nhân một cách đầy đủ nhất, giúp
cá nhân đó tự điều chỉnh cách xử sự của mình sao cho phù hợp với yêu cầu, mục
đích chung của tập thể, trái lại, ở một tập thể mà bầu không khí tẻ nhạt, căng thẳng
sẽ tạo ra cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên, dễ dàng hình thành nên
cácnhóm không chính thức, đối nghịch với tập thể. Trong tập thể này, cá nhân ít
gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, nảy sinh nhiều mâu thuẫn
nội bộ, hay xẩy ra cãi lộn, đấu đá.

Trong thực tế sản xuất cho thấy rằng, ở mọi tập thể với bầu không khí tâm lý càng
tích cực bao nhiêu, cá nhân trong tập thể quan hệ với nhau thân thiện bao nhiêu thì
khối lượng và chất lượng sản phẩm càng cao bấy nhiêu mối quan hệ của con người
với lao động càng tốt hơn, việc thực hiện các quy chế lao động như kỷ luật lao
động, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với sản phẩm của mình, việc đảm
bảo an toàn lao động ở tập thể đó càng tốt bấy nhiêu. Svenciskij A. L (nhà tâm lý
học người Mỹ) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra: Ở một xí nghiệp được chọn
để nghiên cứu, người ta thấy rằng trong những đội sản xuất có những mối quan hệ

nội bộ ở trình độ cao, chỉ có 3% công nhân vi phạm kỷ luật, trong khi đó ở một đội
sản xuất khác, có mối quan hệ nội bộ kém thì thường xuyên có hiện tượng vi phạm
kỷ luật như đi làm muộn, lãng phí thời gian, coi thường trách nhiệm cá nhân với
lao động, số người vi phạm kỷ luật lao động lên tới 38%.

19


Như vậy có thể nói bầu không khí tâm lý trong tập thể như là nguồn gốc sức mạnh
của cả tập thể, là hạt nhân cố kết mọi thành viên của tập thể thành một sức mạnh
thống nhất (sức mạnh tập thể không phải là phép cộng các sức mạnh của những cá
nhân riêng lẻ mà là sự thống nhất hữu cơ, biện chứng cho phép tập thể đó giải
quyết được những nhiệm vụ lớn lao mà nhiều các nhân không làm được).
Bầu không khí tâm lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cá nhân, tạo điều
kiện để cá nhân có thể hoàn thành những việc nếu để riêng lẻ một mình, không có
sự động viên, khuyến khích, thi đua, không có trách nhiệm đối với công việc với
tập thể. M.A. Dougall (nhà tâm lý học Mỹ) trong cuốn "Trí tuệ tập thể" đã nhận
xét: "khi người ta cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau rung cảm hoặc hành động thì quá
trình tư duy và cách ứng xử của từng cá nhân trong tập thể sẽ rất khác so với quá
trình tư duy và xử sự của người đó khi cùng gặp một hoàn cảnh y như thế nhưng
chỉ là đơn độc"

Bầu không khí tâm lý còn ảnh hưởng đến cả các quá trình tâm lý nói chung của
người lao động, đặc biệt là tâm trạng của họ A. G. Kovaliop nhà tâm lý học xã hội
người Nga đã nhận xét "dù muốn hay không, tinh thần chung của tập thể cũng
thấm vào từng các nhân. Do sự tiếp xúc với mọi người trong tập thể sản xuất, nhân
cách cá nhân sẽ biến chuyển cả tâm thế, thái độ, tình cảm trước đây của cá nhân”
Bằng những luận điểm trên chúng ta có thể khẳng định rằng, bầu không khí tâm lý
trong tập thể lao động sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những
nhân tố quyết định tới năng suất chất lượng lao động của từng thành viên nói riêng

và toàn tập thể nói chung. Tuy nhiên nếu dừng lại ở đây thì phép chứng minh trên
vẫn chưa làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các yếu tố quy
định bầu không khí tâm lý trong tập thể.
Như phần trên đã nêu: bầu không khí tâm lý có quan hệ chặt chẽ với các mối quan
hệ người - người trong sản xuất (trong đó bao gồm mối quan hệ giữa người lao
động với người lao động) và mối quan hệ giữa ngươì lao động với lao động.

20


Chúng ta xét mối quan hệ thứ nhất đó là quan hệ giữa người lãnh đạo với người
lao động cấp dưới.

Trong mối quan hệ này chúng ta thấy rằng phong cách làm việc của người lãnh
đạo có ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lý xã hội của tập thể. Khi người
lãnh đạo biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt một cách công bằng, khách quan
và đúng mức đối với các thành viên thì người lãnh đạo đó sẽ khích lệ được mọi
người hăng hái làm việc với năng xuất và chất lượng cao hơn. Trong khi người
lãnh đạo thành công là người đem hết năng lực của mình ra làm việc, tạo cho
người lao động có cảm giác họ làm việc cho công ty như làm cho chính bản thân
mình. Như vậy, mối quan hệ giữa người lãnh đạo với người lao động diễn ra theo
hướng tích cực sẽ góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý trong tập thể sản xuất đó
tích cực theo một yếu tố khác góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý trong tập thể
là tính chất mối quan hệ qua lại giữa người lao động - người lao động trong tập
thể.

Trong một nghiên cứu được tiến hành người ta thấy rằng: trong một xí nghiệp có
những mâu thuẫn giữa các nữ công nhân với nhau nên năng suất lao động ở xí
nghiệp đó năng xuất lao động bị giảm sút, qua trắc nghiệm người ta phát hiện có
những người có ác cảm với nhau. Sau khi người ta bố trí lại vị trí lao động theo

những đặc trưng mối quan hệ cá nhân - cá nhân (xếp những người có thiện cảm
với nhau làm việc gần nhau, những người có ác cảm với nhau làm xa nhau) thì
thấy rằng mâu thuẫn chấm dứt, năng suất lao động được nâng lên. Qua ví dụ trên
ta thấy rằng trong các tập thể, nếu mối quan hệ giữa người lao động với người lao
động là thiện cảm, khoan dung nhân ái, đoàn kết ... thì sẽ tạo ra bầu không khí tâm
lý lành mạnh, thúc đẩy người lao động trong tập thể hoạt động tích cực, phát huy
hết khả năng của mình cống hiến cho tập thể và sức mạnh đó của từng người lao
động lại được cố kết với nhau tạo nên một khí thế chung, thúc đẩy hoạt động

21


chung của toàn tập thể. Trái lại, nếu mối quan hệ của những người đó là thù địch,
ác cảm... sẽ tạo ra một bầu không khí tâm lý năng nề, u ám, căng thẳng và từng
thành viên hoạt động trong bầu không khí đó sẽ mất dần ý chí làm việc, chán nản
giảm sút năng suất, làm ra sản phẩm kém chất lượng thậm chí sẽ dẫn tới những
trường hợp bất hạnh.

Một yếu tố nữa cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành nên bầu
không khí tâm lý đó là quan hệ giữa người lao động đối với công việc. Khi người
lao động được người lãnh đạo phân công những công việc mà người lao động yêu
thích, phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân người lao động đó sẽ tạo ra ở
họ những trạng thái tâm lý phấn khích, hứng thú khiến họ vui vẻ, nhiệt tình, hăng
say làm việc. Ngược lại, công việc được giao không phù hợp với năng lực chuyên
môn, sử thích thì người lao động sẽ làm việc miễn cưỡng, bực bội, thiếu nhiệt tình
và không kích thích sự sáng tạo, thậm chí còn nảy sinh trạng thái tiêu cực, chán
ghét công việc dẫn tới năng suất lao động giảm sút.
Bên cạnh việc bố trí công việc phù hợp thì việc người lao động được đánh giá như
thế nào đối với công việc mà họ đang làm cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra thái
độ tích cực hay tiêu cực đối với lao động.


Trong hoạt động lao động trong tập thể bên cạnh nhu cầu đảm bảo sự tồn tại của
con người cần thoả mãn, người lao động còn có nhu cầu được tự thể hiện mình,
được tập thể nhìn nhận đánh giá cả về mặt vật chất và tinh thần đối với việc mình
đã và đang làm. Nhu cầu này của họ nếu được thoả mãn sẽ là những yếu tố kích
thích bên trong đối với hoạt động của cá nhân, là nguồn gốc của hứng thú, của tính
tích cực của người đó trong lao động.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa người lao động đối với công việc thì việc người
lao động được phân công, sắp xếp làm những công việc phù hợp với khả năng,
năng lực và hứng thú của mình đồng thời người lao động được đánh giá đúng công

22


sức, năng lực mà họ đã bỏ ra sẽ là nhân tố quan trọng tạo ra bầu không khí tâm lý
tích cực, thúc đảy người lao động hăng say làm việc, phát huy hết khả năng của
mình.

Qua phân tích trên chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của bầu không khí tâm lý đối
với kết quả lao động của từng người lao động nói riêng và toàn tập thể lao động
nói chung. Nhận thức được đày đủ và sâu sắc ý nghĩa của bầu không khí tâm lý sẽ
là một lợi thế đối với bất kỳ nhà quản lý nào mong muốn nâng cao được thành tích
lao động của doanh nghiệp.

PHẦN 4 : TỔNG KẾT

Mọi ngành nghề trong cuộc sống, hễ liên quan đến con người là đều có 1 sợi dây
vô hình liên quan đến tâm lý học. Nghề kinh doanh cũng không nằm ngoài ngoại
lệ đó. Mọi nhà kinh doanh thành đạt trên thế giới đều có 1 điểm chung trong công
thức thành công của họ là biết vận dụng nắm bắt tâm lý trong hoạt động sản xuất

kinh doanh.
Là một nhà kinh doanh không những phải học kinh tế học, lý luận về bán hàng…
mà còn phải nắm vững về tâm lý học để họ có thể hiểu được tâm lý của đối
phương. Để làm được điều đó, người kinh doanh cũng phải tuân thủ theo những
nguyên tắc mang lại hiệu quả về mặt tâm lý mà họ tự đề ra, mà thường thấy nhất là
3 nguyên tắc tâm lý: nắm được trái tim của nhân viên, có cống hiến cho xã hội để
có thành tích thực sự ; “Lùi để tiến” và tạo dựng được vẻ bề ngoài.
Ngoài ra, tâm lý học còn là yếu tố quan trọng trong việc quản lý “bộ máy” doanh
nghiệp của nhà kinh doanh.Trên thực tế, nói là “bộ máy” nhưng thực ra đó là một
tập hợp bao gồm nhiều người với mỗi 1 tính cách, tính khí,năng lực, … khác nhau.

23


Vậy bằng cách nào mà nhà kinh doanh lại có thể quản lý hay tổ chức được “bộ
máy” phức tạp đến như vậy.Đơn giản bởi vì, thông qua tâm lý học, nhà kinh doanh
có thể nắm rõ được nhân cách và những phẩm chất của nhân cách,qua đó anh ta
có thể quản lý hay phân công công việc cho từng nhân viên một cách hợp lý và
hiệu quả nhất. Để làm đượcnhững điều đó, nhà kinh doanh cần có những phương
pháp tìm hiểu tâm lý trong hoạt động quản trị doanh nghiệp của mình. Không
những thế việc nắm bắt được những yếu tố tâm lý trong tập thể còn giúp cho nhà
kinh doanh tạo ra được sự vững chắc, đoàn kết trong “bộ máy con người” của
doanh nghiệp mình,qua đó nhà kinh doanh có thể hiểu được tầm quan trọng và vai
trò của bầu không khí tâm lý xã hội trong doanh nghiệp, từ những yếu tố đó doanh
nghiệp mới có thể vững mạnh và đạt được hiệu suất làm việc cao nhất.

MỤC LỤC

Phần 1 : “Doanh nhân dưới con mắt tâm lý học”
Phần 2: TÂM LÝ HỌC ĐỐI VỚI NHÀ KINH DOANH

I.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA “ NHÂN CÁCH ”TRONG HOẠT ĐỘNG

II.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TÂM LÝ CỦA NHÀ KINH

III.

DOANH
CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ TẬP THỂ CẦN CHÚ Ý TRONG CÔNG

IV.

TÁC QUẢN TRỊ CỦA NHÀ KINH DOANH
BA NGUYÊN TẮC TÂM LÝ THƯỜNG THẤY Ở NHÀ KINH
DOANH

Phần 3: TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP
“ Vai trò của bầu không khí xã hội trong tập thể sản xuất ”

24


Phần 4: TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO






Tamlyhoc.net
Vnmic.com
uhm.vn
Tâm lý học quản trị kinh doanh( TS Thái Trí Dũng)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×