Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.37 KB, 46 trang )

Lời cảm ơn
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, “Nhà trường gắn liền
với xã hội”, mỗi học viên cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để
có trình độ chun mơn vững vàng, đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống.
Với thời gian một tháng nghiên cứu viết tiểu luận tốt nghiệp tại xã Cô
Ba – huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng, nhờ sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ
của Ban giám đốc Học viện, Phịng Đào tạo và cơng tác chính trị, sinh viên,
Khoa Chính trị học và sự giúp đỡ của các Đảng uỷ, chính quyền, các ban,
ngành, đồn thể xã Cơ Ba đến nay em đã hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp.
Để có được thành quả hơm nay, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm,
tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám đốc Học viện, Phòng Đào tạo và cơng tác
chính trị, sinh viên, Khoa Chính trị học. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn
sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình về chun mơn của các thầy cơ giáo giảng
viên Khoa Chính trị học mà trực tiếp là cơ Phạm Thị Thanh Bình – tổ trưởng
bộ mơn Pháp luật. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, các bác
lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Cô Ba, đã tạo điều kiện
giúp em được tiếp cận, làm việc với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các
thiết chế, các tổ chức chính trị - xã hội, bà con nhân dân địa phương để thực
hiện thành công bài tiểu luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lục Văn Nguyên

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................…. 1
MỤC LỤC.........................................................................................................2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................5


1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................6
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
6. Kết cấu tiểu luận............................................................................................7
NỘI DUNG.......................................................................................................8
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.....8
I. Cơ sở lý luận..................................................................................................8
II. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai..........................................................12
1. Công tác điều tra, khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng, lập bản đồ địa
chính................................................................................................................12
2. Cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................12
3. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất...........................................................13
4. Kết quả triển khai công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trong cả nước....................................................................................13
III. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại tỉnh Cao Bằng...........................16
1. Địa lý...........................................................................................................17
2. Kinh tế.........................................................................................................17
3. Văn hoá – xã hội..........................................................................................18

2


4. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh..........................................19
CHƯƠNG 2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã Cơ Ba.................23
I. Đặc điểm tình hình xã Cô Ba.......................................................................23
1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................23
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................25
II. Tình hình sử dụng đất xã Cơ Ba.................................................................30

III. Tình hình quản lý và biến động đất đai của xã..........................................32
1. Tình hình quản lý........................................................................................32
2. Tình hình biến động....................................................................................33
IV. Đề xuất hướng sử dụng.............................................................................35
1. Đối với Nhà nước........................................................................................35
2. Đối với địa phương......................................................................................36
3. Định hướng sử dụng đất trong thời gian tới................................................37
CHƯƠNG 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng đất đai tại xã Cô Ba................................................................................38
I. Phương hướng.............................................................................................38
1. Quan điểm...................................................................................................38
2. Phương hướng.............................................................................................40
II. Giải pháp.....................................................................................................41
1. Cấp xã..........................................................................................................41
2. Cấp huyện....................................................................................................42
KẾT LUẬN.....................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................47

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND
KTXH

Hội đồng nhân dân
Kinh tế xã hội

3


MTTQ
THCS

UBND
UBMTTQ
VSMT

Mặt trận tổ quốc
Trung học cơ sở
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban Mặt trận tổ quốc
Vệ sinh môi trường

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Luật Đất đai 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã nêu “Đất đai là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ
sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân
dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất
như ngày nay”
Bất kỳ một Nhà nước, một chế độ chính trị nào, ở thời kỳ nào cũng cần
có đất. Đất đai là vấn đề sống cịn của mỗi quốc gia. Vì vậy, Nhà nước muốn
tồn tại và phát triển thì phải nắm chắc nguồn tài nguyên quốc gia, hướng đất
đai phục vụ theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc
quản lý và sử dụng đất đai là một vấn đề nóng bỏng, vấn đề chiến lược của
mỗi quốc gia.
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 336.836 km 2, đứng thứ
65/194 quốc gia có chủ quyền theo số liệu thống kê năm 2007 của Liên Hợp
quốc nhưng dân số lại chiếm 89.033.000 người, xếp thứ 13 thế giới theo số

liệu thống kê tháng 11.2010. Bình qn tính theo đầu người là rất thấp, trong
khi đó, sản xuất nông nghiệp chiếm 73% trong tổng số các ngành kinh tế. Do
đó, sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý có hiệu quả đang là một câu hỏi lớn
đang đặt ra đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Để thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về đất đai thì đánh giá tình hình
quản lý và sử dụng đất có vai trị đặc biệt quan trọng, nó đáp ứng ngày càng
tốt và chủ động hơn cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,
góp phần tích cực cho cơng cuộc xay dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa cả trước mắt và lâu dài.

5


Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, với mong muốn làm sáng tỏ tình hình
quản lý và sử dụng đất cũng như thơng qua đó đưa ra những đề xuất sử dụng
đất tại xã Cô Ba, em đã quyết định chọn đề tài “Tình hình quản lý và sử
dụng đất tại xã Cô Ba – huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng” làm tiểu luận tốt
nghiệp chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn; khảo sát đánh giá thực trạng;
phân tích làm rõ các ưu, nhược điểm, các điểm tồn tại; tìm ra ngun nhân từ
đó đề xuất các giải pháp, phương hướng cụ thể đối với việc quản lý và sử
dụng đất tại xã Cô Ba.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý và sử dụng đất ở
cơ sở.
- Nêu, phân tích, đánh giá thực trạng, quy luật vận động của vấn đề quản lý
và sử dụng đất tại xã Cô Ba – huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất, luận giải một số giải pháp, phương hướng cho việc quản lý và sử

dụng đất tại xã Cô Ba – huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản lý và sử dụng đất đai tại xã Cô Ba – huyện Bảo Lạc – tỉnh
Cao Bằng.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Đảng uỷ xã Cô Ba,
- HĐND xã Cô Ba,
- UBND xã Cơ Ba,
- Ban địa chính – nhà đất xã Cơ Ba,
- Các thơn, bản thuộc xã Cơ Ba,
- Phịng địa chính huyện Bảo Lạc.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Các hoạt động quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Cô Ba.
- Thời gian: Từ năm 2009 đến nay.
- Không gian: Giới hạn trên phạm vi địa bàn xã Cô Ba – huyện Bảo Lạc –
tỉnh Cao Bằng.
6


5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Học viên sử dụng phương pháp
tiếp cận duy vật biện chứng và phương pháp tiếp cận định tính, định lượng để
nghiên cứu tổng quan về các Nghị quyết, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật
của Đảng, Nhà nước và địa phương về đất đai.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp nghiên
cứu tài liệu thông qua các văn bản của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện, xã về
quản lý và sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, học viên đưa ra các giả thuyết, dự
đốn về sự thay đổi, diễn biến của q trình quản lý và sử dụng đất tại xã Cô
Ba từ đó đề xuất các hình thức, cách làm phù hợp.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát khoa học
đối với các hoạt động quản lý và sử dụng đất tại xã Cô Ba, kết quả các hoạt
động đó kết hợp điều tra xã hội học bằng phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Đảng,
chính quyền địa phương cũng như kết hợp với hệ thống câu hỏi bằng văn bản
(Anket).
6. Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, tiểu luận gồm 3 chương. Cụ
thể:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.
- Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã Cô Ba.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng đất đai tại xã Cô Ba.

NỘI DUNG
Chương 1:
Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai.
I. Cơ sở lý luận:
Đất đai có tầm quan trọng đặc biệt, đó khơng chỉ là tư liệu sản xuất đặc
biệt đối với sản xuất nơng nghiệp mà cịn là chỗ đứng, là địa bàn cho các hoạt
động công nghiệp, dịch vụ - du lịch, an ninh – quốc phòng,… Nó là yếu tố
cần thiết cấu thành nên lãnh thổ quốc gia.

7


Từ xa xưa nhân dân ta đã có câu “Tấc đất, tấc vàng” vì thế bảo vệ và
quản lý đất đai trở nên cần thiết trong việc dựng nước và giữ nước. Không chỉ
riêng nước ta mà tất cả các nước trên thết giới đều tiến hành khai khẩn, mở
mang lãnh thổ vì mục đích muốn sở hữu nhiều hơn nữa đất đai trên trái đất đã
dẫn tới những cuộc chiến tranh thế giới, xung đột khu vực khốc liệt. Đối với

Việt Nam, để có vùng lãnh thổ quốc gia, biên giới lãnh hải như ngày nay cha
ông ta và các thế hệ đi trước đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu. Sử sách đã
ghi lại công lao của chúa Nguyễn Hoàng đối với việc mở mang bờ cõi vào
Đàng Trong, của Mạc Cửu với vùng đất Phú Quốc, Hà Tiên; của Nguyễn
Công Trứ đối với vùng Kim Sơn và Tiền Hải ở đồng bằng sông Hồng và vùng
Điện Biên, Lai Châu ngày nay.
Sau Cách mạng tháng tám thành cơng, nước Việt Nam dân chủ cộng hồ
ra đời đã làm thay đổi quyền sở hữu về đất đai của xã hội Việt Nam. Với mục
tiêu thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” tháng 1.1953, Trung ương
Đảng họp hội nghị lần thứ 4 đã thông qua việc cải cách ruộng đất, thủ tiêu chế
độ sở hữu ruộng đất của nhà nước phong kiến và thực dân Pháp xâm lược,
thực hiện chế độ ruộng đất về tay nhân dân. Hiến pháp 1959 ra đời quy định
ba hình thức sở hữu ruộng đất gồm: Sơ hữu tư nhân, sở hữu tập thể và sở hữu
nhà nước.
Sau khi đất nước thống nhất ngày 30.4.1975, Nhà nước đã kịp thời ban
hành một số văn bản để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai cho phù hợp với
tình hình mới, đồng thời cũng nhanh chóng tiến hành kiểm tra, thống kê đất
đai trong cả nước theo quy định 169/CP của Chính phủ ban hành ngày
20.6.1977.
Hiến pháp mới năm 1980 ra đời quy định một số chế độ mới về đất đai.
Đó là sở hữu nhà nước về đất đai và Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất. Điều
19, điều 20 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý”

8


Với chế độ sở hữu này đã tập hợp thống nhất các loại đất trên lãnh thổ quốc
gia thành nguồn tài nguyên quốc gia mà các cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ
chức chỉ được quyền sử dụng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện Hiến
pháp năm 1980, ngày 01.7.1980, Chính phủ ra quyết định số 201/CP về thống

nhất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Lúc này công
tác quản lý đất đai mới được Nhà nước quan tâm và tổ chức thực hiện. Như
vậy, để đáp ứng được yêu cầu quản lý và sử dụng đất, Nhà nước đã đưa ra chủ
trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai ở các địa
phương. Từ năm 1980 đến nay, thực tế đã cho chúng ta thấy rõ quản lý đất đai
theo pháp luật của Nhà nước. Luật Đất đai 1988 và 1993 đã khẳng định 7 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai, đó là:
1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính,
2. Quy hoạch và kế hoạch hố việc sử dụng đất đai,
3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất, tổ chức và
thực hiện các văn bản đó,
4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
5. Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng
đất, thống kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
6. Thanh tra về chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất,
7. Giải quyết các tranh chấp đất đai, giả quyết các khiếu nại, tổ chức các
vi phạm trong quản lý vả sử dụng đất đai.
Thực hiện đúng 7 nội dung quản lý trên cơ sở nắm chắc quản lý quỹ đất
đai một cách đầy đủ, chính xác để đạt mục tiêu đề ra.
Với cơ chế quản lý đầy đủ và đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngành địa chính đã đưa ra mục

9


tiêu, biện pháp quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai và đặc biệt quan tâm đến đăng
ký đất đai, cấp giấy chững nhận quyền sử dụng đất.
Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý
hồ sơ địa chính nhằm quản lý đất đai theo pháp luật. Mục IV, quyết định

201/CP ngày 01.7.1980 nêu rõ: “Để tăng cường và thống nhất quản lý ruộng
đất, tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kê khai chính xác và đăng ký các
loại đất mình đang sử dụng vào sổ địa chính của Nhà nước. UBND xã,
phường, thị trấn phải kiểm tra việc báo cáo này. Sau khi kê khai và đăng ký,
các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được xác định là người sử dụng đất hợp
pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
Căn cứ vào quyết định trên của Chính phủ, đồng thời để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình, ngày 05.01.1981, Tổng cục quản lý ruộng đất ra
quyết định sơ 56/ĐKTK quy định trình tự, thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất
và biểu mẫu lập hồ sơ địa chính. Luật Đất đai 1988 được ban hành, lần đầu
tiên việc quản lý đất đai đã từng bước đi vào nề nếp và thực hiện theo quy
định của pháp luật.
Sau 5 năm thực hiện Luật Đất đai 1988 đã bộc lộ một số nhược điểm
khơng cịn phù hợp với thực tiễn, khơng phát huy được vai trị của đất đai
trong phát triển kinh tế xã hội do đó cần có sự đổi mới. Năm 1992, Hiến pháp
mới ra đời thay thế Hiến pháp 1980 và để phù hợp với tình hình mới, Luật
Đất đai 1993 ra đời và có hiệu lực từ 15.10.1993 trong đó có nêu lên 7 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai.
Căn cứ Luật Đất đai 1993, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật để quản lý toàn diện từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất.
Trong đó đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
là một trong những nội dung được Nhà nước quan tâm nhiều nhất.

10


Nghị định 64/CP ngày 27.9.1993 của Chính phủ về giao đất nơng nghiệp
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài.
Nghị định 60/CP ngày 05.7.1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở đơ thị.

Nghị định 02/CP ngày 15.01.1994 của Chính phủ quy định việc giao đất
lâm nghiệp sử dụng ổn định lâu dài.
Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27.01.1995 của Tổng cục địa chính quy
định các mẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sổ theo dõi biến động đất đai.
Thông tư số 346/1998 ngày 16.3.1998 của Tổng cục địa chính hướng
dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
Sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai 1993, Luật đã bộc lộ một số nhược
điểm trong quản lý và sử dụng đất đai. Trước sự thay đổi nhanh chóng của
tình hình kinh tế - xã hội trong những năm đầu của Thế kỷ 21, trên cơ sở Nghị
quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục
đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thơng qua Luật Đất đai mới, lấy tên là Luật
Đất đai 2003. Kế thừa các chính sách đất đai trong các Luật trước đây, Luật
hóa các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Luật Đất đai 2003 quy định
khá toàn diện về quản lý và sử dụng đất đai với nhiều quy định mới đáp ứng
kịp thời các vấn đề cuộc sống đang đặt ra lúc bấy giờ. Luật Đất đai 2003 được
Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10.12.2003.
Năm 2009, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khố XII thơng qua Luật sửa đổi và
bổ sung điều 121 Luật Đất đai 2003 ngày 18.6.2009. Đây là văn bản Luật Đất
đai mới nhất đến nay còn có hiệu lực thi hành.

11


II. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai:
1. Công tác điều tra, khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng, lập bản đồ địa
chính:

Đến nay các tỉnh, thành phố đã triển khai lập lưới toạ độ địa chính và
xây dựng bản đồ địa chính có toạ độ phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Đã có trên 35% số xã, phường, thị trấn đang đổi mới hệ
thống sổ sách tài liệu quản lý đất đai theo Luật Đất đai.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính ở các đơ thị được thực hiện có
hiệu quả. Đã triển khai ở một số xã, phường, thị trấn và hồn thành đo vẽ bản
đồ địa chính.
Nhìn chung cơng tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được thực hiện ở
hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Các tỉnh cịn lại do gặp nhiều khó khăn
về tài chính, trang bị, nhân lực,… nhưng đã từng bước khắc phục khó khăn để
nhanh chóng hồn thành cơng tác lập bản đồ địa chính.
2. Cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Các địa phương đang tích cực triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất hợp lý. Công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương đều phải căn cứ vào định
hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, định hướng phát triển chung
của huyện và của tỉnh. Những việc thực hiện quy hoạch thiếu đồng bộ, còn
chồng chéo, tính khả thi chưa cao, việc giám sát quy hoạch chưa được thực
hiện. Tính đến nay, ở cấp quốc gia, hoàn thành kế hoạch, quy hoạch sử dụng
đất cả nước đến năm 2020. Còn ở các địa phương nhiều tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất:
3.1. Giao đất nông nghiệp:
Căn cứ vào quy định của Luật Đất đai 2003 về chế độ quản lý và sử
dụng đất nơng nghiệp. Chính phủ đã cụ thể hoá từng bước trong nghị định số
64/CP ngày 27.9.1993 về giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ gia
đình và cá nhân sử dụng vào mục đính nơng nghiệp. Đến nay theo thống kê,

12



cả nước đã giao được khoảng 5,5 triệu ha đất nơng nghiệp cho 7 – 8 triệu hộ
gia đình ở 8.000 xã, phường, thị trấn. Có 4.500 xã đã cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đạt khoảng 50% tổng số hộ dân với 49% tổng diện tích đất
nơng nghiệp cả nước.
3.2. Giao đất lâm nghiệp:
Đến nay diện tích đất lâm nghiệp đã giao là hơn 2 triệu ha trong tổng số
19,2 triệu ha đất lâm nghiệp của cả nước. Đối tượng đã giao đất lâm nghiệp là
50 đơn vị quốc doanh, 105 đơn vị tập thể và hơn 10 vạn hộ gia đình.
4. Kết quả triển khai cơng tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trong cả nước:
4.1. Thời kỳ 2003 – 2010:
Luật đất đai 2003 đã có nhiều thay đổi lớn so với Luật đất đai 1993:
Ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể sử
dụng. Đất đai có giá trị, người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Với những thay
đổi đó, yêu cầu, nhiệm vụ hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ngày càng trở nên cấp bách. Nhận thức được điều đó, chính quyền các cấp,
các địa phương từ xã đến cấp tỉnh đã bắt đầu coi trọng chỉ đạo triển khai công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được triển khai từ năm 1987. Tính đến tháng 5 năm 2010,
cả nước đã cấp được 30.378.713 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
gia đình, cá nhân và tổ chức với diện tích 17.685.613 ha, trong đó đã cấp
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất sản xuất nơng nghiệp đạt
86,0%; diện tích đất lâm nghiệp đạt 72,0%; diện tích đất ở nơng thơn đạt
81,0%; diện tích đất ở đơ thị đạt 71,8%; diện tích đất chuyên dùng đạt 40,1%.
4.1.1. Đối với đất nông nghiệp:
Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành cùng với các Nghị định của
Chính phủ, Bộ Tài nguyên môi trường, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc
Trung ương, công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


13


nông nghiệp đã được tổ chức đồng loạt ở các địa phương song nhìn chung
tiến độ cịn chậm. Trong các năm 2003 đến 2009, cả nước đã cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho 10 triệu hộ với diện tích 5 triệu ha. Từ thực trạng
đó, Thủ tướng chính phủ đã ban hành các chỉ thị về việc đẩy mạnh giao đất và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp. Trong các chỉ thị đó,
Thủ tướng chính phủ yêu cầu các địa phương cần đảm bảo đúng pháp luật,
đơn giản hoá về thủ tục khi tiến hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, cho phép địa phương áp dụng một số biện pháp cụ thể: Căn cứ vào
hồ sơ hiện có của chủ sử dụng đất tự kê khai, chịu trách nhiệm về diện tích
đang sử dụng thì được cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất nơng nghiệp;
miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận cho nông dân của 62 huyện nghèo, vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn; được sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ở địa
phương để giải quyết kịp thời cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; được ghi nợ tiền sử dụng đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất trên giấy
chứng nhận đối với đất ở đô thị, đất ở nơng thơn có liên quan đến các biến
động về chuyển quyền sử dụng đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Những biện pháp hữu hiệu trên đã có tác động mạnh mẽ đến việc đẩy mạnh
tiến độ cấp giấy chứng nhận.
Được sự quan tâm tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ, sự tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo của UBND các địa phương, sự phối hợp của các
ngành hữu quan, tính đến 31.12.2011 cả nước đã cấp được 91,3% tổng số hộ
sử dụng đất nơng nghiệp với diện tích đã cấp đạt được 86,51% tổng diện tích
đất nơng nghiệp.
Riêng năm 2011 đã cấp được 187.000 hộ với diện tích đất nơng nghiệp
cấp tăng thêm 2,37% tương đương 182.000 ha.
Tuy nhiên đến nay vẫn còn một số tỉnh, thành phố trực thộc Trung ương

mới đạt mức 85% số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp.

14


4.1.2. Đối với đất ở:
Quá trình triển khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất trên phạm vi cả nước nhìn chung cịn chậm, đặc biệt là đối với đất ở đô
thị. Năm 1997, cả nước mới chỉ có 25 tỉnh thành thực hiện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo Nghị định 60/CP của
Chính phủ cho 29.380 hộ gia đình ở 177 phường, thị trấn, đạt 0,96% số hộ
cần cấp, cịn đối với đất ở khu vực nơng thôn mới cấp được 37,4% số hộ.
Công tác triển khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tiến độ thực hiện chậm do các năm 1997, 1998, 1999 nước ta tập trung
việc hoàn thành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp, hơn nữa do tình trạng bng lỏng quản lý đất đai trước đây đã làm
nảy sinh những vấn đề phức tạp, khó giải quyết đối với đất ở của các hộ dân
cư.
Đến nay, nước ta đã cơ bản hồn thành cơng tác giao đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đang chuyển trọng tâm sang đăng ký
đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn và khu
vực đô thị tuy nhiên tiến độ cịn chậm đặc biệt là đất ở đơ thị. Tính đến nay,
cả nước đã tiến hành tại 1.054 phường, thị trấn chiếm khoảng 67% tổng số
phường, thị trấn trong cả nước. Số hộ sử dụng đất đã đăng ký là 2.712.490 hộ
(28% số hộ đã đăng ký) và bằng khoảng 16,8% số hộ sử dụng đất đô thị.
4.1.3. Đối với đất lâm nghiệp:
Thực hiện Luật Đất đai và Nghị định số 02/CP của Chính phủ về giao
đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài, hầu hết các tỉnh
đã triển khai thực hiện giao đất theo đúng luật định. Song tiến độ cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp phần lớn còn chưa đạt yêu cầu đề
ra theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Sau khi chuyển nhiệm vụ giao đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ ngành Kiểm lâm sang
ngành Địa chính, cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
đã có chuyển biến tốt. Đến hết năm 2011 đã có 319.783 hộ trên tổng số
15


573.794 hộ đã được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, đạt 55,73% số chủ sử dụng đất với diện tích 979.987 ha, đạt gần
18% diện tích giao. Trong những năm tới các địa phương tiếp tục thực hiện
việc kiểm kê đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất lâm nghiệp và cấp nốt giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
III. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại tỉnh Cao Bằng:
Cao Bằng là một tỉnh miền núi có điều kiện địa hình phức tạp, chia cắt
mạnh, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật còn yếu kém, dân cư thưa thớt với nhiều
dân tộc thiểu số cùng chung sống. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của tỉnh
có một số điểm sau:
1. Địa lý:
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông
Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 322 km.
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và
Lạng Sơn. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc
(tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm).
Theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đơng (tính
từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao ngun đá
vơi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao
từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm
hơn 90% diện tích tồn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đơng

có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất
có nhiều rừng rậm.
Trên địa bàn tỉnh có hai dịng sơng lớn là sơng Gâm ở phía tây và sơng
Bằng ở vùng trung tâm và phía đơng, ngồi ra cịn có một số sơng ngịi khác
như sơng Qy Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo
hay sông Hiến.

16


2. Kinh tế:
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam
năm 2011, tỉnh Cao Bằng xếp ở vị trí thứ 63/63 tỉnh thành. Điều này cho thấy
trình độ phát triển kinh tế của Cao bằng còn thấp kém so với các địa phương
trong cả nước. Đời sống của đông đảo bà con nhân dân các dân tộc thiểu số
Cao Bằng cịn khó khăn vất vả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, cơ cấu kinh
tế còn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Là một địa phương có nhiều
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhưng tỉnh chưa phát huy được tiềm năng
của địa phương trong phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài và cả của
các doanh nghiệp trong nước cịn chưa đạt kết quả vì điều kiện giao thông đi
lại, thông thương với nước bạn và với các tỉnh khác cịn gặp nhiều khó khăn.
Do đó, cơng nghiệp của tỉnh phát triển còn chậm. Người dân trong tỉnh chủ
yếu sinh sống bằng nông nghiệp mà nổi trội là trồng rừng và chăn nuôi đại gia
súc. Một bộ phận người dân đi làm thuê ở Trung Quốc.
3. Văn hoá xã hội:
3.1. Dân số:
- Theo điều tra dân số ngày 01/10/2009, dân số toàn tỉnh là 507.183 người.
Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người.
- Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0 % dân số), Nùng (31,1 %),
H'Mông (10,1 %), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân

tộc có dân số trên 50 người.
3.2. Văn hoá – giáo dục:
Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội
nguồn của cách mạng Việt Nam. Là một địa phương có đơng dân tộc sinh
sống nên tỉnh có một nền văn hoá đa dạng, phong phú bản sắc văn hố. Đó là
sự đan xen văn hố của người Tày với văn hố của người Nùng, người Dao,
người H’Mơng,… Địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
lợi thế cho phát triển du lịch.

17


Tuy nhiên, trình độ dân trí địa phương nhìn chung còn thấp so với các
tỉnh khác. Do người dân chưa ý thực được việc cho con đi học, hơn nữa vì
điều kiện khó khăn về kinh tế nên người dân khơng thể cho con em của mình
đến trường đi học mặc dù Nhà nước đã tạo nhiều ưu đãi cho con em đồng bào
các dân tộc thiểu số như miễn giảm học phí, ưu tiên trong xét tuyển, thi tuyển
vào các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước. Hiện tỉ lệ người dân chưa biết
chữ của tỉnh còn cao, chủ yếu rơi vào các huyện, xã vùng sâu, vùng khó khăn.
Đây là một bất lợi trong q trình tun truyền đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân. Cũng với lý do đó,
việc tuyên truyền Luật Đất đai đến người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn, đó
là một nguyên nhân khiến cho việc quản lý và sử dụng đất ở nhiều huyện, xã
gặp khó khăn.
4. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh:
4.1. Về quản lý đất đai:
Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được triển
khai sâu rộng đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân; đồng thời,
trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và văn bản chỉ đạo với nhiều biện pháp

nhằm tăng cường quản lý trong lĩnh vực đất đai tại địa phương. Công tác quản
lý đất đai của tỉnh đã dần đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả, góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh
trên địa bàn.
Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn
chế, yếu kém: một bộ phận khơng nhỏ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa tuân
thủ các quy định của pháp luật đất đai, một số tổ chức được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất nhưng chưa sử dụng hết diện tích đất, sử dụng đất khơng
hiệu quả, thậm chí có sai phạm như cho thuê lại đất, cho mượn đất, để đất bị
lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chậm nộp tiền thuê đất...; tình trạng hộ
18


gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa có giấy tờ hợp pháp, lấn chiếm đất công,
sử dụng đất sai mục đích, đặc biệt là việc tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp, chuyển nhượng đất trái phép, khơng thực hiện
nghĩa vụ tài chính với nhà nước vẫn xảy ra ở nhiều nơi; nhiều trường hợp cán
bộ lạm dụng chức năng nhiệm vụ để được hưởng lợi trong giải quyết đất đai,
nhất là việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; việc khai
thác các nguồn thu từ đất trong thời gian qua cũng chưa thực sự được chú
trọng. Những vấn đề trên làm cho tình hình quản lý đất đai tại địa phương
thêm phức tạp, ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng...
giảm hiệu quả đầu tư của các dự án do chậm tiến độ, thất thoát nguồn thu
ngân sách. Mặc dù được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm trực tiếp chỉ
đạo, tổ chức triển khai nhiều công việc, đưa công tác quản lý đất đai vào nề
nếp, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên
bên cạnh đó, cơng tác quản lý đất đai của Cao Bằng cịn một số tồn tại, yếu
kém sau:
- Về công tác pháp chế: Sở địa chính đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành nhiều văn bản pháp luật để thực hiện việc quản lý nhà nước về đất

đai trên địa bàn, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên các
văn bản ban hành mới chỉ là văn bản ngắn hạn, chưa có tầm nhìn dài hạn về
quản lý đất đai do nó cịn phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.
- Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông – lâm nghiệp
của tỉnh chưa hồn thành đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác quản lý và sử
dụng đất đai của Nhà nước đồng thời gây khó khăn cho việc thực hiện các
quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Trong quản lý đất đai, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố
giá đền bù trong giải phóng mặt bằng, quy hoạch đất, chuyển mục đích sử

19


dụng đất còn nhiều yếu kém. Một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn lợi dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt một phần tài sản có được từ đền bù đất đai của
người dân. Điều này gây bức xúc trong nhân dân.
4.2. Về sử dụng đất đai:
Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên rộng 6.707,86 km 2, với 5.987 km2 đất
nơng-lâm nghiệp. Diện tích đất trồng lúa chiếm 36% diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp. Đất nơng nghiệp của tỉnh có khả năng phát triển đỗ tương, thuốc
lá, mía cho chất lượng tốt. Diện tích đất có rừng chiếm gấn 62% diện tích đất
lâm nghiệp. Độ che phủ rừng đạt 50%, trong đó rừng tự nhiên khoảng
248.148 ha, rừng trồng14.448 ha, còn lại là đất trống, đồi núi trọc. Các loại
đất chuyên dùng, đất xây dựng khu công nghiệp, đất xây dựng đơ thị và đất
xây dựng khác cịn nhiều.
4.3. Về quy hoạch sử dụng đất của tỉnh:
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Thơng tư số 19/2009/TTBTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức việc lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) tỉnh Cao Bằng.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) tỉnh Cao Bằng được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân
dân tỉnh khoá XV tại Nghị quyết số 75/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011.
1. Nội dung cơ bản của quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Đất nông nghiệp: Đến năm 2020 diện tích đất nơng nghiệp có
627.737,46 ha; tăng 1.624,05 ha so với hiện trạng.
Trong đó:
+ Đất sản xuất nơng nghiệp có 93.169,25 ha, giảm 1.406,02 ha do
chuyển 2.668,20 ha sang các mục đích phi nơng nghiệp, chu chuyển trong nội
20


bộ đất nông nghiệp 3.775,61 ha đồng thời tăng 128,83 ha từ đất chưa sử dụng
và 4.906,08 ha trong nội bộ đất nông nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp, đến năm 2020 có 534.099,43 ha giảm 220,03 ha so
với hiện trạng do chuyển 2.290,76 ha sang các mục đích phi nơng nghiệp, chu
chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 269.717,38 ha đồng thời tăng 3.190,00
ha từ đất chưa sử dụng; 16,08 ha từ đất phi nông nghiệp và 268.582,03 ha
trong nội bộ đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp, đến năm 2020 có 31.767,99 ha tăng 5.373,71 ha
so với năm hiện trạng. Trong đó:
+ Đất ở: Tăng 596,42 ha do chuyển 269,40 ha sang các mục đích phi
nơng nghiệp đồng thời tăng 513,16 ha từ đất nông nghiệp; 160,07 ha từ các
loại đất phi nông nghiệp và khai hoang 6,65 ha đất chưa sử dụng.
+ Đất đơ thị có 34.419,68 ha tăng 7.627,22 ha để đảm bảo chỉ tiêu đến
năm 2020 có khoảng 30% dân số của tỉnh sống trong đô thị và định hướng
phát triển mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh nhằm tạo động lực phát triển cân
đối giữa các khu vực đồng bằng, trung du và miền núi.

+ Đất khu bảo tồn thiên nhiên có 16.964,00 ha tăng 1.143,00 ha để mở
rộng các kho dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài và khu bảo vệ cảnh quan
văn hố - lịch sử - mơi trường.
+ Đất khu du lịch có 3.089,02 ha tăng 766,50 ha để tiến hành khoanh
định và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch.
2. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015)
+ Đất nông nghiệp, đến năm 2015 có 627.815,23 ha do chuyển sang đất
phi nơng nghiệp 3.248,86 ha đồng thời tăng 1.686,50 ha từ đất chưa sử dụng.
+ Đất phi nơng nghiệp, đến năm 2015 có 29.933,15 ha tăng 3.538,87 ha
do lấy từ đất nông nghiệp 3.248,86 ha và 306,09 ha đất chưa sử dụng sang.

21


+ Đất đô thị: Trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015),
diện tích đất đơ thị tăng 2.555,9 ha, trong đó dự kiến vào năm 2014 sẽ chuyển
xã Hưng Đạo thành phường, mở rộng khu vực nội thị của thị xã Cao Bằng.
+ Đất khu bảo tồn thiên nhiên: tăng 1.143,00 ha để mở rộng các khu bảo
vệ cảnh quan.
+ Đất khu du lịch: tăng 766,50 ha để khoanh định và đầu tư hạ tầng cho
các khu du lịch.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 – 2015) tỉnh Cao Bằng được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh
giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tiềm năng, nguồn lực và hiện trạng
sử dụng đất của tỉnh trong thời gian qua.

Chương 2:
Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã Cơ Ba.
I. Đặc điểm tình hình xã Cơ Ba:
1. Điều kiện tự nhiên:

1.1. Vị trí địa lý:
Cơ Ba là một xã vùng sâu, vùng xa biên giới phía đơng bắc của huyện
Bảo Lạc, địa bàn xã có vị trí như sau:
- Phía đơng giáp xã Khánh Xn,
- Phía tây giáp xã Thượng Hà,
- Phía nam giáp thị trấn Bảo Lạc,
- Phía bắc giáp Trung Quốc.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 7.452 ha, xã nằm cách trung tâm
huyện 12 km về phía nam, chiều dài đường biên giới với Trung Quốc dài 10
km.
1.2. Khí hậu, thuỷ văn:
1.2.1. Khí hậu:
Cơ Ba nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô lạnh bắt
đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Hàng năm thướng xảy ra lũ lụt từ

22


trung tuần tháng 8 đến nửa đầu tháng 9 gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất
nông, lâm nghiệp.
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm: 23,5oc
Nhiệt độ tháng thấp nhất: 17,1oc
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 27,8oc
Độ ẩm trung bình năm: 86%
Độ ẩm tháng cao nhất: 89% (Tháng 8)
Độ ẩm tháng thấp nhất: 83% (Tháng 4)
Lượng mưa cả năm: 2.227,9 mm
Tháng có lượng mưa cao nhất: 425,9 mm (Tháng 8)
Tháng có lượng mưa thấp nhất: 21 mm (Tháng 1)

1.2.2. Thuỷ văn:
Cô Ba nằm trong lưu vực của 2 nhánh sông Gâm: Nhánh thứ nhất bắt nguồn
từ Trung Quốc chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nhánh thứ hai bắt
nguồn từ phía Bắc chảy về phía nam của xã và gặp nhau ở đó. Ngồi ra trong
địa bàn xã cịn nhiều khe suối lớn nhỏ. Nhìn chung hệ thống sông suối cơ bản
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
1.3. Thổ nhưỡng:
Đất đai xã Cô Ba gồm 4 loại đất chính trong đó nhiều nhất là đất feralit đỏ
vàng hay vàng đỏ, đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ
đá lẫn thấp, đất ở đây tương đối tốt, phù hợp cho trồng cây công nghiệp, cây
ăn quả và nhiều loại cây lương thực.
- Đất phù sa sơng suối: Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung
bình, tầng đất mặt có hàm lượng hữu cơ khá nên đất tương đối màu mỡ.
- Đất dốc tụ: Đất hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi của đất phù
sa sông suối, phân tán thành nhiều khoảnh nhỏ ở rất nhiều nơi trong địa bàn
xã. Đất có tầng dày trên 1m, tầng đất mặt có thành phần cơ giới thịt trung
bình.
- Đất xám bạc màu: Phân bố xen kẽ và phân tán cận kề các vạt đất dốc tụ
hoặc gần chân sườn thấp thoải dốc từ 3 – 8 o của các vùng đồi núi thấp. Đất
phát triển trên đá cát hoặc đá granit trên các sườn đồi dốc, rửa trơi và xói lũ
xuốn chân dốc. Đất có thành phần cơ giới rất nhẹ nên tầng đất mặt rời rạc, dễ

23


bị rửa trơi, xói mịn khi mưa và dễ bị khơ chặt khi thiếu nước, chất hữu cơ bị
khống hố và rửa trơi mạnh nên tầng đất mặt thường có màu xám đến xám
trắng. Độ phì của đất xám bạc màu suy giảm rất nhanh sau khi rừng bị chặt
phá và tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng cùng mức độ áp dụng các biện pháp
kỹ thuật canh tác của nhân dân địa phương.

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
2.1. Đặc điểm kinh tế:
2.1.1. Ngành trồng trọt:
Trồng trọt là ngành đóng vai trị chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã.
Trong mấy năm gần đây nhờ áp dụng kỹ thuật và giống mới nên năng suất,
sản lượng một số loại cây trồng chính ở địa phương đã tăng lên, cụ thể ở bảng
sau:
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính xã Cơ Ba
Năm
2009
2010
2011
tính
Diện tích
Ha
199,45
199,45
201,22
Lúa mùa
Năng suất
Tạ/ha
24,00
25,50
30,20
Sản lượng
Tấn
286,68
304,60
607,02
Diện tích

Ha
402,00
405,30
410,00
Ngơ
Năng suất
Tạ/ha
22,00
24,50
26,00
Sản lượng
Tấn
884,00
993,00
1106,60
Diện tích
Ha
45,00
47,00
50,00
Đỗ tương Năng suất
Tạ/ha
14,0
16,00
18,00
Sản lượng
Tấn
63,00
75,20
90,0

Qua bảng 1 cho thấy cây sản xuất của xã vẫn còn độc canh, tự cung tự
Loại cây

Chỉ tiêu

Đơn vị

cấp, cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao chưa có. Mặc dù trong 3 năm qua
đã có sự tăng trưởng cả về diện tích, năng suất, sản lượng nhưng không nhiều.
Đặc biệt năng suất cây lương thực của xã cịn chưa cao, điều đó chứng tỏ
ngành trồng trọt của xã vẫn chưa được quan tâm, chưa được đầu tư nhiều, sản
xuất của bà con vẫn chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Bình quân lương thực đầu
người của xã mới chỉ đạt 216kg/người/năm. Trong thời gian tới xã cần mở
rộng diện tích đất gieo trồng cây lương thực, nhất là những cây mang lại giá

24


trị kinh tế cao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Giống
mới, bón phân hợp lý, đủ liều lượng để vừa bồi bổ đất vừa nâng cao năng suất
cây trồng.
2.1.2. Ngành chăn nuôi:
Ngành chăn ni của xã phát triển theo hình thức chăn ni hộ gia đình,
tận dụng sản phẩm dư thừa của ngành trồng trọt và cung cấp sức kéo, phân
bón cho cây trồng, số liệu cụ thể được minh hoạ ở bảng 2.
Bảng 2: Tổng đàn gia súc, gia cầm xã Cô Ba qua 3 năm
Năm
2009
2010
2011

Trâu
Con
193
265
356
Bị
Con
1.569
1.653
1.340
Ngựa
Con
211
229
275

Con
18
21
35
Lợn
Con
1.532
1.622
1.708

Con
7.400
7.593
7.785

Vịt
Con
6.505
6.600
6.747
Ngành chăn ni của xã đã có sự tăng trươnge trong 3 năm qua tuy nhiên

Tên vật ni

Đơn vị tính

mới chỉ dừng lại ở mức phục vụ đời sống nhân dân, chưa mang đặc điểm sản
xuất hàng hố. Để nâng cao năng suất chăn ni, nâng cao tổng đàn gia súc,
gia cầm địa phương cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, phát triển
mạnh đàn gia cầm, đưa lên thành quy mô sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu
thịt cho thị trấn và các xã lân cận. Tận dụng triệt để lợi thế về vị trí địa lý gần
huyện lỵ, bên cạnh đó cần chý ý đến cơng tác phịng dịch, chăm sóc sức khoẻ
cho đàn gia súc nhất là trong giai đoạn hiện nay khi dịch bệnh gia súc, gia
cầm như: Cúm gia cầm, cúm lợn, lợn tai xanh, lở mồm long móng,… đang
hoành hành, thời tiết diễn biến thất thường, rét đậm rét hại,… ảnh hưởng đến
sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm.
2.1.3. Ngành nghề khác:
Nhân dân trong xã chủ yếu làm nghề nông, các ngành nghề khác chưa phát
triển. Một số hộ gia đình có thêm nghề làm đậu, xay xát, may mặc, sản xuất
nguyên vật liệu.
25


×