Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Phát triển làng nghề truyền thống tại huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.47 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THANH DŨNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TẠI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THANH DŨNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TẠI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. MAI NGỌC CƯỜNG

NGHỆ AN - 2015



i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường
Đại học Vinh, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Kinh tế trường Đại học Vinh
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Mai Ngọc Cường,
trong suốt thời gian nghiên cứu, đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và động viên
tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của
thầy là tiền đề giúp tôi đạt được những kết quả và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân, Phòng
Thống kê, Phòng Công thương, UBND xã Thọ Diên, UBND xã Xuân Lập và
các cơ quan liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Phan Thanh Dũng


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học,
độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc

rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phan Thanh Dũng


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu .....................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................7
5. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích của luận văn......................7
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................9
7. Kết cấu luận văn.............................................................................10
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG........................................................11
1.1. Làng nghề thủ công truyền thống trong phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương....................................................................................11
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................11
1.1.2. Đặc điểm làng nghề.................................................................15
1.1.3. Các tiêu chí công nhận làng nghề............................................16
1.1.4. Vai trò của làng nghề truyền thống.........................................17
1.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền

thống ..................................................................................................21
1.2.1. Nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển làng nghề truyền
thống......................................................................................21
1.2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề truyền thống
...............................................................................................25


iv
1.3. Thực tiễn phát triển làng nghề một số địa phương và bài học cho
huyện Thọ Xuân..................................................................................30
1.3.1. Thực tiễn phát triển làng nghề ở một số địa phương trong nước
...............................................................................................30
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm từ sự phát triển làng nghề của một
số tỉnh đối với huyện Thọ Xuân nói riêng.............................34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Ở HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA..............................................37
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển
của làng nghề truyền thống ở huyện Thọ Xuân..................................37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Thọ Xuân.......................................37
2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội.............................................39
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Thọ Xuân
............................................................................................................45
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển làng nghề ở huyện Thọ Xuân. .45
2.2.2. Phân tích tình hình phát triển của các làng nghề truyền thống
huyện Thọ Xuân....................................................................51
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống của
huyện Thọ Xuân..................................................................................58
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu .......................................................58
2.3.2. Những hạn chế chủ yếu trong phát triển làng nghề truyền

thống hiện nay.......................................................................62
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế của sự phát triển làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện nay.................................65
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA..................84


v
3.1. Các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển làng nghề .. .84
3.1.1. Các quan điểm phát triển làng nghề........................................84
3.1.2. Mục tiêu...................................................................................85
3.1.3. Định hướng phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống
những năm tới.......................................................................86
3.2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của các làng
nghề trên địa bàn huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa...........................88
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực nội sinh của làng nghề truyền
thống......................................................................................88
3.2.2. Giải pháp về tăng cường kết cấu hạ tầng cho làng nghề.......101
3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác tổ chức và quản lý nhà nước102
3.2.4. Giải pháp kết hợp các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
để phát triển làng nghề........................................................108
3.3. Một số kiến nghị để phát triển làng nghề truyền thống ở huyện
Thọ Xuân những năm tới..................................................................114
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước về hoàn thiện cơ chế chính sách.....114
3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Thanh Hóa và Huyện Thọ Xuân về những
hỗ trợ cụ thể để phát triển làng nghề truyền thống .............115
KẾT LUẬN...................................................................................................116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................117



vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thọ Xuân giai đoạn 2012-2014..40
Bảng 2.2. Dân số, lao động và thu nhập của Huyện Thọ Xuân 2012-2014....45
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất và thu nhập làng nghề bánh gai Tứ trụ...............54
Bảng 2.4. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận sản xuất cho 1000 cái bánh gai. . .55
Bảng 2.5. Kết quả sản xuất và thu nhập làng nghề bánh lá răng bừa..............57
Bảng 2.6. Chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận bánh lá răng bừa (tính cho
1.000 cái).........................................................................................................57
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất của làng nghề ........................................................59
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động và cơ cấu gtsx của làng nghề truyền thống .........59
Bảng 2.8. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả làng nghề.............................................60
Bảng 2.9. Lãi suất và thời hạn vay theo nguồn vay........................................67


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bảo tồn và tiếp tục phát triển các nghề thủ công truyền thống, các làng
nghê truyền thống là một trong những chủ trương của nhà nước ta nhằm phát
triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Bởi các nghề thủ công truyền thống có khả
năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực giả phóng tình trạng thất
nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Làng nghề truyền thống và các sản
phẩm của nó tạo nên bản sắc riêng. Do vậy việc giữ gìn và kế thừa, hiện đại
hóa ngành nghề truyền thống có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội, văn hóa. Trong
lịch sử lâu dài, trong hiện tại và tương lai các làng nghề truyền thống có vai
trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế.

Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống cũng như các
làng nghề mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà về
mặt ổn định chính trị xã hội.
Đã từ hàng ngàn năm bám trụ với đồng ruộng, người dân Thọ Xuân
không chỉ làm nông nghiệp mà còn làm nhiều nghề khác. Thọ Xuân có nhiều
nghề truyền thống được hình thành và phát triển đã từ rất lâu, có đóng góp to
lớn vào phát triển kinh tế huyện như nghề làm bánh gai, bánh răng bừa, nem
nướng, kẹo lạc…và những làng nghề đã hình thành với những bí quyết và
những sinh hoạt văn hoá dân gian, phong tục tập quán riêng có, đăc sắc.
Thông thường vào những lúc nông nhàn người dân Thọ Xuân làm thêm nghề
phụ để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên do nguyên nhân khách quan và chủ
quan các nghề truyền thống ở huyện Thọ Xuân chưa phát triển đúng với tiềm
năng, còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chưa đó có nhiều
chính sách khuyến khích phát triển làng nghề. Để nghề truyền thống ở huyện


2
Thọ Xuân thực sự đóng vai trò quan trọng trong tiến trình Công nghiệp hóa,
Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề đặt ra là xây dựng các giải
pháp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục các hạn chế trên cơ sở đánh giá
đúng thực trạng của nó. Vì thế em đã chọn đề tài: "Phát triển làng nghề
truyền thống tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa" làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nguyễn Hữu Đặng, (2005), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát
triển 19 làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông thôn Đồng bằng sông Cửu long”. Đề tài đã đánh giá hiện trạng
về tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền
thống ở Đồng bằng sông Cửu long, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu long, đánh giá hiệu quả

sản xuất kinh doanh của các làng nghề, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quy mô sản xuất và hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của các làng
nghề, đề xuất các giải pháp phát triển.
Ong Quốc Cường, (2010) trong luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giải
pháp phát triển làng nghề ở Bạc Liêu” đã phân tích thực trạng hoạt động
của các làng nghề ở Bạc Liêu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động nhằm đưa ra giải pháp phát triển làng nghề. Đề tài gồm ba mục
tiêu cụ thể là phân tích thực trạng tình hình hoạt động của các làng nghề,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như sự phát
triển của các làng nghề và đề ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động
và phát triển làng nghề ở Bạc Liêu. Tác giả sử dụng phương pháp Crosstabulation, phân tích lợi ích chi phí - CBA (Cost Benefit Analysis), phân tích
ECBA (Economics Cost Benefit Analysis) để miêu tả tình hình hoạt động
của các làng nghề ở Bạc Liêu; hàm phân biệt (Discrimination Analysis),


3
phân tích hồi quy tương quan (Regression Analysis) để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cũng như sự phát triển của làng nghề ở
địa phương; ma trận SWOT để đề xuất các giải pháp. Đề tài đã đi sâu phân
tích hiệu quả tài chính của các làng nghề và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của làng nghề. Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu phân
tích hiệu quả về mặt xã hội cũng như giải quyết việc làm tại chỗ, ảnh hưởng
đến môi trường, du lịch địa phương, mà chỉ phân tích thu nhập của người lao
động địa phương.
Nguyễn Thanh Nhân, (2011) trong luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giải
pháp phát triển nghề mộc Chợ Thủ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” cũng đã
phân tích tình trạng hoạt động của các làng nghề, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động, và đề ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động và
phát triển làng nghề mộc Chợ Thủ. Đề tài gồm ba mục tiêu cụ thể là phân tích
thực trạng hoạt động của làng nghề; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt

động của các cơ sở ở làng nghề; đề ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt
động và phát triển làng nghề mộc Chợ Thủ. Tác giả sử dụng phương pháp so
sánh, thống kê mô tả (Descriptive statistics), phân tích lợi ích chi phí - CBA
(Cost Benefit Analysis), phân tích ECBA (Economic Cost Benefit Analysis)
để miêu tả thực trạng tình hình hoạt động của làng nghề, phân tích hồi quy
(Regression Analysis) để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của
các cơ sở hoạt động của các làng nghề tại địa phương, sử dụng ma trận
SWOT phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội, để đề ra các
giải pháp. Đề tài tập trung sâu phân tích thực trạng sử dụng nguồn vốn và
hiệu quả hoạt động của làng nghề. Tuy nhiên làng nghề chưa đề cập đến vấn
đề tác động của làng nghề đến môi trường.
Năm 2013, Trần Thu Hằng trong luận văn cao học, bảo vệ tại trường
đại học nông nghiệp, Hà Nội về chủ đề Vai trò phụ nữ trong phát triển làng


4
nghề đồ gỗ mỹ nghệ huyên Đông Anh đã đề cập và góp phần làm sáng tỏ thêm
những các khái niệm có liên quan đến làng nghề và phát triển làng nghề, làng
nghề truyền thống, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ; về đặc điểm của sản phẩm đồ
gỗ mỹ nghệ; vai trò đóng góp của của làng nghề trong phát triển kinh tế xã
hội của Huyện
Nguyễn Phúc Thọ, Lê Xuân Tâm (2012) Một số vấn đề về môi trường
ở các làng nghề Bắc Ninh. Tạp chí Kinh tế và Phát triển Số 180, tháng 6 năm
2012, trang 33-37. Bài viết chỉ ra là khôi phục và phát triển Làng nghề đóng
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Bắc Ninh có
một hệ thống với 64 làng nghề, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã
góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và bảo đảm
an sinh xã hội. Trong những năm gần đây, với chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần, các làng nghề và ngành nghề truyền thống được khôi phục

và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà làng nghề
mang li, những mặt tiêu cực của hoạt động này cũng đã và đang bộc lộ những
vấn đề quan ngại cho cộng đồng và xã hội. Những tác động xấu của nó có thể
là khốc liệt thậm chí nguy hiểm đối với môi trường (chi phí cho xử lý môi
trường trong hoạt động sản xuất làng nghề thậm chí lớn hơn cả lợi ích kinh tế
mà nó tạo ra). Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề cũng ngày
càng gia tăng, sức khỏe của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có
nơi, những tác động xấu đã tới mức nguy hiểm, nếu không có những giải pháp
kịp thời sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của các làng nghề trong
tương lai.
Gần đây nhất, Trịnh Kim Liên (2013) trong công trình luận án tiến sỹ
bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân về Phát triển làng nghề sản
xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 đã làm sáng tỏ các


5
yếu tố nội hàm của làng nghề truyền thống sản xuất hàng xuất khẩu và phát
triển bền vững làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội,
trong đó có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn và phát triển các
giá trị văn hóa truyền thống. Cụ thể hóa sự tác động của 5 nhân tố cơ bản
tác động trực tiếp đến sự phát làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa
bàn Hà Nội: Vốn phát triển sản xuất kinh doanh; nguồn nguyên vật liệu; thị
trường; kết cấu hạ tầng và cơ chế chính sách về phát triển ngành nghề, làng
nghề sản xuất hàng xuất khẩu. Phát triển hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát
triển của các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu theo quan điểm bền vững
trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên ba khía cạnh (1) Nhóm tiêu chí xét
trên khía cạnh kinh tế: Đánh giá sự thay đổi về quy mô sản xuất, tổ chức
sản xuất, hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm cả về mặt số lượng và chất lượng; (2) Nhóm tiêu chí xét trên
khía cạnh xã hội: Đánh giá về việc giải quyết việc làm và thu nhập của

người lao động, công tác đào tạo lao động tại các làng nghề sản xuất hàng
xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội; (3) Nhóm tiêu chí xét trên khía cạnh môi
trường: Đánh giá chính sách quản lý môi trường và nhận thức của người
dân về sự ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu
trên địa bàn Hà Nội. Những điểm mới mà công trình đã đóng góp cho
nghiên cứu về phát triển làng nghề là: Thứ nhất, khẳng định vai trò của các
làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã hội thủ
đô Hà Nội trong giai đoạn hội nhập quốc tế đặc biệt là các đóng góp đối
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ hai,
đã phân tích và làm rõ những hạn chế chủ yếu trong phát triển làng nghề
sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội thời gian qua: (1) về mặt kinh tế: quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kết cấu hạ tầng xuống cấp, nguyên liệu đầu


6
vào chưa đảm bảo, chất lượng sản phẩm, trình độ thẩm mỹ chưa cao, thị
trường tiêu thụ chưa phát triển và mở rộng…; (2) về mặt xã hội: khoảng
cách chênh lệch thu nhập gia tăng, công tác bảo tồn giá trị văn hóa làng
nghề chưa được chú trọng,…; (3) về mặt môi trường: tình trạng ô nhiễm
môi trường tại các làng nghề gia tăng,…Thứ ba, đã đề xuất hệ thống 12
nhóm giải pháp cả dài hạn và ngắn hạn được phân theo 4 nhóm giải pháp
cơ bản: (1) Nhóm giải pháp về kinh tế với 8 nhóm giải pháp cụ thể; (2)
Nhóm giải pháp về xã hội với 2 nhóm giải pháp cụ thể; (3) Nhóm giải pháp
về môi trường và (4) nhóm giải pháp khác; nhằm phát triển các làng nghề
sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội trong đó trọng tâm là giải pháp phát
triển các làng nghề gắn với du lịch, bảo đảm môi trường sinh thái và xây
dựng các khu/cụm làng nghề ở các vùng ven Hà Nội. Thứ tư, đã kiến nghị
8 vấn đề cụ thể đối với các cơ quan chức năng và Chính phủ nhằm tạo điều
kiện tốt nhất để phát triển các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Hà

Nội trong đó kiến nghị quan trọng nhất là qui hoạch mạng lưới làng nghề
và triển khai thực hiện các chương trình khuyến công quốc gia, bảo tồn và
phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến làng nghề,
làng nghề truyền thống, nội dung phát triển làng nghề và làng nghề truyền
thống, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề và làng nghề
truyền thống; những gaiỉ pháp chủ yếu để phát triển làng nghề và làng nghề
truyền thống. Tuy nhiên, việc tiếp cận chủ đề này dưới góc độ chung nhằm
thức đẩy sản xuất kinh doanh của các làng nghề và làng nghề truyền thống.
Cho đến nay chưa có công trình nào tiếp cận nghiên cứu làng nghề và làng
nghề truyền thống dưới góc độ phát triển theo nghĩa kinh tế học, tức là
nghiên cứu sự phát triển về quy mô, tốc độ, cơ cấu và chất lượng của sự
phát triển.


7
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề
nói chung và phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thọ Xuân
nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Thọ Xuân.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản để phát triển các làng
nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát 2
làng nghề trên địa bàn huyện: Làng nghề truyền thống bánh gai Tứ trụ xã Thọ
Diên và làng nghề truyền thống bánh răng bừa xã Xuân Lập
4.2.2. Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2014 đến
tháng 4/2015. Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ 2011 2013; thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra khảo sát năm 2014;
Đề xuất phát triển đến năm 2020.
5. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích của luận văn
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, dưới góc độ phát triển kinh tế, phát triển làng nghề truyền
thống là gì? Những nội dung nào phản ánh sự phát triển làng nghề truyền
thống dưới góc độ kinh tế học?
Thứ hai, thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn


8
huyện Thọ Xuân hiện nay như thế nào? những điểm mạnh, điểm yếu là gì?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống?
Thứ ba, giải pháp nào để phát triển mạnh làng nghề truyền thống những
năm tới?
5.2. Khung phân tích của luận văn
Nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển

Nội dung phát
triển làng nghề

Tiêu chí
nghiên cứu

làng nghề


- Quy mô, tốc độ

lực nội sinh

phát triển, cơ cấu
ngành nghề trong
làng nghề,

- Các chỉ tiêu
phản ánh kết
quả đầu ra

- Nguồn

- Tỏ chức sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Cơ chế chính sách và tổ
chức quản lý

- Chất lượng và hiệu
quả sản xuất kinh
doanh của làng nghề

- Các tiêu chí
phản ánh nguồn
lực đầu vào

Giải pháp tăng cường phát triển làng nghề
Khung phân tích luận văn


5.2.1. Trong khung phân tích trên, các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển làng nghề truyền thống là các biến độc lập, phản ánh yếu tố đầu vào cho
sự phát triển làng nghề truyền thống. Đó là những nhân tố có liên quan đến
môi trường chính sách, công tác tổ chức quản lý, nguồn lực nội sinh của làng
nghề như vốn, lao động, các công cụ sản xuất, kết cấu hạ tầng và thị trường
tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
5.2.2. Nội dung phát triển làng nghề là biến phụ thuộc phản ánh kết
quả đầu ra của sự phát triển làng nghề, được thể hiện ở quy mô, tốc độ phát
triển, cơ cấu ngành nghề trong làng nghề, chất lượng và hiệu quả sản xuất
kinh doanh và sự bền vững về môi trường sinh thái của làng nghề.


9
6. Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận theo quan điểm phát triển, tức là nghiên cứu dưới góc độ quy
mô, tốc độ phát triển, cơ cấu phát triển và chất lượng phát triển
Phương pháp nghiên cứu là tổng thể các phương pháp dùng để nhận
thức hiện tượng nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì cần phải có
phương pháp nghiên cứu phù hợp. Cần phải xây dựng được mục tiêu nghiên
cứu, xác định được nội dung điều tra và phương pháp điều tra, lựa chọn tài
liệu và chuẩn bị khảo sát, xây dựng lịch thời gian thực hiện nhằm đạt được
mục đích yêu cầu.
Trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với lịch
sử để nhận thức các vấn đề về phát triển làng nghề, luận văn phân tích đánh
giá các vấn đề trong điều kiện thực tế phát triển làng nghề truyền thống trên
địa bàn huyện Thọ Xuân.
6.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
* Đề tài khảo sát thực tế các làng nghề trên địa bàn huyện là bánh gai
làng Mía xã Thọ Diên và bánh lá răng bừa xã Xuân Lập

* Tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp từ các nguồn sau: sách,
báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các báo cáo khoa học có
liên quan tới phát triển làng nghề ở Việt Nam; tài liệu điều tra và phát triển
ngành nghề nông thôn. Nguồn tài liệu thứ cấp cũng được thu thập từ các báo
cáo về phát triển làng nghề của Sở công thương Thanh Hóa, báo cáo kết quả
thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015
của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, báo cáo của phòng Công Thương huyện,
Chi cục Thống kê Thọ Xuân, các số liệu thống kê và theo dõi tình hình phát
triển ngành nghề ở các xã điều tra khảo sát.
6.2. Phương pháp xử lý tài liệu:
Trên cơ sở tài liệu thứ cấp thu được, tác giả sử dụng các phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích làm sáng tỏ mục tiêu của đề tài.


10
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề
thủ công truyền thống
Chương 2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền
thống huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa


11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG

1.1. Làng nghề thủ công truyền thống trong phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Làng nghề
Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều
lao động tham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành
từng cụm dân cư đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã đã
có cư dân sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng,xã tạo
nên những làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đề tài
làng nghề truyền thống là đề tài rất thú vị, đã có rất nhiều nhà văn hóa nghiên
cứu về đề tài này.
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt
Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành
chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ
chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là
làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp
quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự
vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các
cá biệt của địa phương”.[21]
Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng
nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiến sĩ
Dương Bá Phượng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc
một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập.


12
Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn
làng.”[20] .
Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: làng nghề truyền
thống và làng nghề mới. khóa luận chỉ đi sâu tìm hiểu định nghĩa làng nghề

truyền thống vì có nhiều ý nghĩa trong phát triển du lịch.
1.1.1.2. Làng nghề truyền thống
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền
thống, nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề
thủ công truyền thống. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì làng nghề là:
“Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi
(gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trội
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp
hay bán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ
đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”,
“nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra
những hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành
sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung
quanh với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể
xuất khẩu ra nước ngoài.” [39]
Như vậy, làng nghề truyền thổng là những làng nghề có truyền thống lâu
năm, thường là qua nhiều thế hệ. Ở đây người dân không nhất thiết đều sản
xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công có thể làm nghề nông để đảm bảo cuộc
sống. Tuy nhiên không phải bất cứ làng nghề nào cũng xem là làng nghề truyền
thống. Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề nhưng có ít nhất một
nghề truyền thống được công nhận vẫn được coi làng nghề truyền thống.
Làng nghề ở đây không nhất thiết là tất cả mọi người dân trong làng
đều sản xuất thủ công, người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm


13
thêm nghề phụ trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên do yêu cầu về tính chuyên
môn hóa cao đã tạo ra những người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản
xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại quê hương của mình. Nghiên cứu
một làng nghề thủ công truyền thống là phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ

thống, toàn diện của làng nghề thủ công truyền thống đó, trong đó yếu tố
quyết định là nghệ nhân của làng, sản phẩm thủ công, thủ pháp kĩ thuật sản
xuất và nghệ thuật.
Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công,
nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu
đời, được truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong sản
xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thậm chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân
theo những hương ước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch
sử phát triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm của họ.
Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc một số
lượng lớn dân cư làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cư làm nghề thủ
công hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối.
Sản phẩm của họ không những có tính ứng dụng cao mà còn là những sản
phẩm độc đáo, ấn tượng, tinh xảo.
Ngày nay trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Làng nghề đã
thực sự thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực
rất lớn đối với đời sống kinh tế xã hội.
1.1.1.3. Làng nghề mới
Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu
do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làng
nghề mới ra đời. Các làng nghề mới thường có vị trí địa lý, nằm ở nơi có đất
chật, người đông, chất đất hoặc khí hậu không phù hợp nên nghề nông khó có


14
điều kiện phát triển, không đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Với tốc độ
đô thị hoá như hiện nay, các làng nghề ven đô, làng ven thị trường bị mất đất
sản xuất để xây dựng các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông và
các công trình khác. Cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người nông

dân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc sống và không trở thành gánh nặng
cho xã hội. Nghề thủ công truyền thống là một trong những lựa chọn phù hợp
nhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào
tạo để biết làm nghề về cơ bản là ngắn và thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa
tuổi lao động. Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm
bón cần một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những
lúc người nông dân rỗi rãi, nông nhàn. Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ
công tăng thu nhập thì thật là thích hợp. Các con đường hình thành nghề mới:
- Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số Làng
nghề truyền thống, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận Làng nghề
truyền thống
- Một số làng nghề gần dây mới hình thành một cách có chủ ý do chủ
trương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới. Các nghệ nhân, thợ
thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề và phổ biến kinh nghiệm
sản xuất cho dân địa phương.
- Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mới
nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có và kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ
thợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ.
- Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những
kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và
sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện
- Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm
năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy


15
nhiên, như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh
hưởng rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân. Làng nghề mới thì đội
ngũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các
bí quyết công nghệ kỹ thuật ở các Làng nghề truyền thống thường được

truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Do đó, sản phẩm của
các làng nghề mới sản xuất ra thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng
nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn.
1.1.2. Đặc điểm làng nghề
Đặc điểm nổi bật của làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ
với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng, xã ở nông thôn, sau
đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông
thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các
làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công cũng là người nông dân.
- Sản xuất thủ công tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá
thành rẻ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự
sẵn có của nguồn nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn địa phương. Cũng có một số
nguyên liệu phải nhập từ các vùng khác, song không nhiều.
- Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật trong các làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ
yếu. Nhiều loại sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ sản
xuất hiện đại mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết, tài hoa của người
thợ. Song cũng có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa được
một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
- Mặt khác, lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào
sự tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ,
của các nghệ nhân. Trước đây, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát
triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản


16
đơn. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Việc ứng
dụng khoa học - kỹ thuật mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng
nghề đã giảm phần nào lực lượng lao động thủ công. Tuy nhiên, một số loại
sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất phải duy trì kỹ

thuật lao động thủ công tinh xảo.
- Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có
tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang
tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, làng
nghề truyền thống đều xuất phát từ nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các
địa phương.
- Hơn nữa, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là
quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh
nghiệp tư nhân.
Theo thời gian, hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong các làng
nghề là hộ gia đình. Với hình thức này, hầu như tất cả các thành viên trong
gia đình đều được tham gia vào những công việc khác nhau trong quá trình
sản xuất. Người chủ gia đình đồng thời là người thợ, mà trong số họ có không
ít những nghệ nhân. Tùy theo nhu cầu công việc, hộ gia đình có thể thuê
mướn thêm lao động. Tổ chức kinh doanh theo hộ gia đình thích hợp với quy
mô nhỏ, tận dụng được thời gian và nhu cầu đầu tư thấp (sử dụng nhà ở làm
nơi sản xuất). Tuy nhiên, sản xuất theo mô hình nhỏ khó có thể nhận được các
hợp đồng đặt hàng lớn, hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển kinh doanh
của hộ gia đình.
1.1.3. Các tiêu chí công nhận làng nghề
Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, tiêu chí công nhận nghề truyền thống và làng nghề
truyền thống như sau:


17
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: i)
Nghề xuất hiện tại địa phương phải từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị
công nhận; ii) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; iii)

Nghề gắn với tên tuổi hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo quy định tại thông tư này. Đối với những làng nghề
chưa đạt tiêu chuẩn i,ii của tiêu chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một
nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng
được công nhận là làng nghề truyền thống.
1.1.4. Vai trò của làng nghề truyền thống
Nghề truyền thống và làng nghề truyền thống có ý nghĩa nhiều mặt và
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của các nước nói chung và
kinh tế xã hội của mỗi địa phương có làng nghề nói riêng.
1.1.4.1. Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm
tăng thu nhập, cho người lao động nông thôn
Sản xuất của làng nghề chủ yếu bằng phương pháp thủ công, không đòi
hỏi chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hay trình độ ngoại ngữ. Vì vậy thu hút
được nhiều lao động từ các địa phương. Mặt khác, làng nghề phát triển sẽ
hình thành nên các nghề khác, các hoạt động dịch vụ liên quan, tạo nhiều việc
làm mới, thu hút thêm nhiều lao động. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt
kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, an ninh trật tự. Bởi vì hạn chế được
vấn đề di dân từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị.
Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều
nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm
mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các
làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính
thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động
nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát


×